Thứ sáu tuần thánh - Năm C
Thi sĩ Xuân Diệu từng nói:“Yêu là chết trong lòng một ít”. Trong cuộc sống có những người dám làm tất cả cho người mình yêu, thậm chí hy sinh tính mạng mình. Tình yêu là gì, mà người ta có thể hành động như thế?
Cách đây hơn 2000 năm, vì yêu, có một người chấp nhận chết cho hết cả mọi người. Đó là Đức Giêsu, đã chịu chết cho cả nhân loại, để cứu mọi người khỏi vòng tội lỗi. Do Tổ tông phạm tội, loài người đã đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất đi đời sống siêu nhiên, mất đi quyền thừa hưởng hạnh phúc thiên đàng. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ loài người, Ngài vẫn yêu thương, yêu thương cho đến nỗi ban cả con một của Ngài cho nhân loại, là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã xuống thế làm người để chuộc tội cho nhân loại. Người đã chịu khổ hình thập giá.
1. Chúa Giêsu Chết Vì Yêu Thương Chúng Ta
Được Thiên Chúa yêu thương, nhưng con người đã không vâng giữ lời Thiên Chúa, đã mắc mưu ma quỷ mà phạm tội với Ngài. Vì vậy, Thiên Chúa phán: “vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ngươi đừng ăn, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi đã phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra, đất đai đã sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ đổ mồ hôi trán mới có bánh mà ăn cho đến khi trở về với đất, từ đất ngươi được lấy ra. ngươi là bụi đất sẽ trở về bụi đất” [1].
Dù vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương loài người. Ngài đã chọn tổ phụ Ápraham để thiết lập một dân dành riêng cho Ngài. Ngài đã yêu thương, dắt dìu lấy tình thương mà đưa dẫn họ ra khỏi bể khổ bên Ai Cập. Dẫu thế, loài người vẫn không giữ giao ước với Thiên Chúa, đã đi ngược lại với tình thương Thiên Chúa. Ngài không chấp cứ tội của loài người mà luận phạt, trái lại Ngài vẫn thi ân giáng phúc cho họ.
Và như lời đã hứa, Ngài ban Người Con dấu yêu cho nhân loại. Người đã xuống thế gian mang thân phận con người và sống với con người. Hàng ngày, Người giảng dạy trong các hội đường, chữa họ khỏi những tật nguyền về thể xác và tâm hồn, thực hiện những phép lạ để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa. Thế mà, nhân loại không đón nhận Người là Đấng Cứu Thế lại còn coi Người như một người xúc phạm luật Môsê, coi thường đền thờ và tìm đủ mọi cách để giết Người. Người đã cam chịu “chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng”.[2]
Người đã mang vào thân thể tất cả mọi khổ đau, nhục mạ, đắng cay, và cả cái chết trên thập giá. Tất cả vì yêu thương chúng ta. Người chịu chết để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi ách thống trị của ma quỷ, khỏi lửa hỏa ngục đời đời.
Đức Kitô đã hy sinh tới tột cùng để mặc khải cho chúng ta lòng nhân từ của Chúa: Chúa luôn yêu thương chúng ta và muốn chúng ta đáp trả tình yêu đó bằng cách sống xứng đáng là con cái Ngài.
2. “Ơn Cứu Chuộc nơi Người chan chứa” [3]
Vì tội tổ tông, cửa thiên đàng đã đóng lại và loài người không được bước vào. Chính vì thế, mà Đức Kitô đã hy sinh đền thay cho chúng ta. Qua cái chết, Đức Kitô đã mở lối cho chúng ta bước vào chốn trường sinh.
Tội lỗi đã làm cho loài người không còn ơn nghĩa với Thiên Chúa và rơi vào ách thống trị của Satan. Nhưng máu Đức Kitô đổ ra trên Thập giá đem lại cho chúng ta ơn Thánh và giao hòa chúng ta với Chúa Tể muôn loài.
Xưa trong vườn địa đàng có cây trái cấm, ở đó con người đã phạm tội, làm cho toàn thể loại người phải rơi vào cảnh lầm than; nay giữa thế gian cây thập giá của Đức Kitô trở thành nguồn ơn cứu rỗi. Chính Đức Kitô đã chết vì tình yêu nhân loại. Ngài đã giang rộng vòng tay ôm lấy loài người lầm than; đôi vai Ngài gánh lấy tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Đức Kitô đã chịu chết để đưa tất cả mọi người về cho Thiên Chúa. Trong thư gửi giáo đoàn Côrintô thánh Phaolô viết: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để nhưng ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” [4]. Hay thánh Gioan nói: “Đức Kitô là của lễ hy sinh đền tội cho tất cả thế gian” [5].
Đức Kitô chịu chết cho hết mọi người nói chung và cho từng người nói riêng, cho những người sống trong Cựu ước cũng như những người sống trong thới Tân ước. Không chỉ cho những người Kitô hữu mà thôi, nhưng cho tất cả mọi người, như thánh Phaolô viết: “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu. Quả thế bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc nấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” [6].
Tuy nhiên, để hưởng ơn cứu độ, chúng ta phải đến với Thiên Chúa vì như lời Thánh Augustinô đã nói: Thiên Chúa dựng nên chúng ta không cần có chúng ta; nhưng để cứu chuộc chúng Ngài cần chúng ta cộng tác với Ngài. Mỗi người chúng ta muốn dự phần vào hạnh phúc vĩnh cửu thì phải đến lãnh lấy phần thưởng cho riêng mình.
3. Đức Kitô Chết Vì Yêu - Gương Nhân Đức Cho Chúng Ta
Nhìn lên Thập giá Đức Kitô, mỗi người chúng ta tìm được những bài học cho riêng mình. Đó là bài học “chết vì yêu” – chết đi cho cái tôi, cho tội lỗi của mình với niềm hy vọng được phục sinh với Đức Kitô.
a. Bài học khó nghèo:
Chắc hẳn mỗi người chúng ta sống ở trần gian này, ai cũng mong muốn cho mình giàu sang phú quý, có của ăn của để, nhà lầu, xe hơi, cuộc sống an nhàn. Và chẳng ai muốn nghèo khó, vì cái nghèo nó phải đi đôi với cái cực khổ, lầm than vất vả, thức khuya dậy sớm; phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mới kiếm được chén cơm manh áo. Nhưng trái lại:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế
Người lại còn hạ mình
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự”. [7]
Và khi một người kinh sư tiến đến thưa Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” [8] Đức Giêsu đã khẳng định rằng: “con chốn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” [9]Thật vậy, suốt cuộc đời Người sống trong cảnh túng nghèo. Khi chết, Người cũng khó nghèo đến nỗi không một mảnh vải che thân. Người là Chúa Tể trời đất, giàu có vô cùng mà vẫn bằng lòng chết trần trụi trên cây thập giá, để lại một mẫu gương khó nghèo cho chúng ta.
Như vậy, Chúa đã nêu gương cho mỗi người biết chia cơm sẻ áo cho mọi người và cùng nhau sống trong tâm tình của mối phúc: “phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.[10] Nhìn lên Đức Kitô khó nghèo trên thập giá, chúng ta cố gắng sống tinh thần nghèo khó như Ngài đã dạy, để chúng ta biết san sẻ cho người khác, như lời Chúa dạy qua miệng tiên tri Isaia: Đâu là thứ chay tịnh Ta hài lòng? Đó phải chăng là tháo gỡ xiềng xích bất công, đập tan thừng ách gông cùm, trả tự do cho kẻ tù đày, bẻ gãy mọi thứ trói buộc? Đó chẳng phải chia cơm sẻ bánh cho người đói khát, tiếp đón người vô gia cư, đem quần áo cho kẻ trần truồng, không bóc lột người đồng hương? [11]
b. Bài học Tha Thứ
Trong cuộc sống chắc hẳn mỗi chúng ta đã hơn một lần mắc phải những sai lỗi. Anh em, vợ chồng, bạn hữu đã gây xúc phạm đến nhau, đến độ người ta không thể tha thứ cho nhau được. Hằng ngày chúng ta vẫn cầu nguyện: ”Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha, cho những người có lỗi với chúng con” [12]
Vậy, mỗi người chúng ta phải tha thứ cho nhau. Chúng ta có một mẫu gương để noi theo là Đức Kitô, Người đã chết vì yêu chúng ta. Mặc dù là Con Thiên Chúa, là Đấng vô tội, nhưng Người đã bị quân dữ đánh đập hành hạ, xỉ vả và đóng đinh vào Thập giá như một tội nhân. Người vẫn không oán hận họ. Trước khi tắt thở trên thập giá, Người xin với Chúa Cha tha tội cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” [13].
Vâng, Đức Kitô để lại cho chúng ta một mẫu gương không những tha thứ cho anh em mình, mà con phải tha thứ cho kẻ thù. Chúng ta phải tha thứ cho nhau vì tình thương và bằng cả tâm hồn chứ không phải bằng đầu môi chót lưỡi. Lời Đức Kitô dạy hằng ngày vẫn vang vọng trong tâm hồn chúng ta: “Anh em nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những ai ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Ngài cho mặt trời mọc nên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” [14].
Vậy, chúng ta hãy thật lòng giang rộng vòng tay và mở rộng cõi lòng mình ra mà tha thứ những lầm lỗi, thiếu sót cho anh em, để tình yêu của Chúa phủ lấp trên hết mọi người chúng ta. Chúng ta đón nhận nhau trong tình mến thiết tha mặn nồng. Chúng ta phải tha thứ luôn luôn, không chỉ một lần mà mãi mãi, như lời Chúa dạy: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” [15], để chính chúng ta cũng được mọi người tha thứ cho chính mình.
Thiên Chúa tình yêu đã trao ban Đức Giêsu cho nhân loại. Người đã xuống trần gian mặc lấy xác phàm như con người. Để cứu chuộc nhân loại và đưa hết mọi người trở về với Thiên Chúa, Người đã hy sinh tính mạng vì tình yêu. Qua đó, Người đã để lại cho nhân loại một gương mẫu tình yêu: dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình. Chúng ta có sẵn sàng noi gương Thầy Chí Thánh?
Lạy Chúa, xin cho chúng con cũng biết dõi bước theo Chúa mà yêu thương hết mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa đã ban cho chúng con một tình yêu nhưng không thì chúng con cũng biết trao ban cho người khác như vậy, để hết thảy mọi người luôn được sống trong tình yêu Chúa.
Nguồn Đa Minh Việt Nam
[1] St 3,17-19
[2] Is 53,7
[3] Tv 129, 7
[4] 2Cr 5,15
[5] 1Ga 2,2
[6] Gl 3,26-29
[7] Pl 2,6-8
[8] Lc 9,57
[9] Lc 9,58
[10] x.Mt 5,3
[11] Is 58,6
[12] Mc 6,12
[13] Lc 23,34
[14] Mt 5,43-45
[15] Mt 18,22
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
CHẾT VÌ YÊU
KEMONHENThi sĩ Xuân Diệu từng nói:“Yêu là chết trong lòng một ít”. Trong cuộc sống có những người dám làm tất cả cho người mình yêu, thậm chí hy sinh tính mạng mình. Tình yêu là gì, mà người ta có thể hành động như thế?
Cách đây hơn 2000 năm, vì yêu, có một người chấp nhận chết cho hết cả mọi người. Đó là Đức Giêsu, đã chịu chết cho cả nhân loại, để cứu mọi người khỏi vòng tội lỗi. Do Tổ tông phạm tội, loài người đã đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất đi đời sống siêu nhiên, mất đi quyền thừa hưởng hạnh phúc thiên đàng. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ loài người, Ngài vẫn yêu thương, yêu thương cho đến nỗi ban cả con một của Ngài cho nhân loại, là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã xuống thế làm người để chuộc tội cho nhân loại. Người đã chịu khổ hình thập giá.
1. Chúa Giêsu Chết Vì Yêu Thương Chúng Ta
Được Thiên Chúa yêu thương, nhưng con người đã không vâng giữ lời Thiên Chúa, đã mắc mưu ma quỷ mà phạm tội với Ngài. Vì vậy, Thiên Chúa phán: “vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: ngươi đừng ăn, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi đã phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra, đất đai đã sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ đổ mồ hôi trán mới có bánh mà ăn cho đến khi trở về với đất, từ đất ngươi được lấy ra. ngươi là bụi đất sẽ trở về bụi đất” [1].
Dù vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương loài người. Ngài đã chọn tổ phụ Ápraham để thiết lập một dân dành riêng cho Ngài. Ngài đã yêu thương, dắt dìu lấy tình thương mà đưa dẫn họ ra khỏi bể khổ bên Ai Cập. Dẫu thế, loài người vẫn không giữ giao ước với Thiên Chúa, đã đi ngược lại với tình thương Thiên Chúa. Ngài không chấp cứ tội của loài người mà luận phạt, trái lại Ngài vẫn thi ân giáng phúc cho họ.
Và như lời đã hứa, Ngài ban Người Con dấu yêu cho nhân loại. Người đã xuống thế gian mang thân phận con người và sống với con người. Hàng ngày, Người giảng dạy trong các hội đường, chữa họ khỏi những tật nguyền về thể xác và tâm hồn, thực hiện những phép lạ để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa. Thế mà, nhân loại không đón nhận Người là Đấng Cứu Thế lại còn coi Người như một người xúc phạm luật Môsê, coi thường đền thờ và tìm đủ mọi cách để giết Người. Người đã cam chịu “chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng”.[2]
Người đã mang vào thân thể tất cả mọi khổ đau, nhục mạ, đắng cay, và cả cái chết trên thập giá. Tất cả vì yêu thương chúng ta. Người chịu chết để cứu chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi ách thống trị của ma quỷ, khỏi lửa hỏa ngục đời đời.
Đức Kitô đã hy sinh tới tột cùng để mặc khải cho chúng ta lòng nhân từ của Chúa: Chúa luôn yêu thương chúng ta và muốn chúng ta đáp trả tình yêu đó bằng cách sống xứng đáng là con cái Ngài.
2. “Ơn Cứu Chuộc nơi Người chan chứa” [3]
Vì tội tổ tông, cửa thiên đàng đã đóng lại và loài người không được bước vào. Chính vì thế, mà Đức Kitô đã hy sinh đền thay cho chúng ta. Qua cái chết, Đức Kitô đã mở lối cho chúng ta bước vào chốn trường sinh.
Tội lỗi đã làm cho loài người không còn ơn nghĩa với Thiên Chúa và rơi vào ách thống trị của Satan. Nhưng máu Đức Kitô đổ ra trên Thập giá đem lại cho chúng ta ơn Thánh và giao hòa chúng ta với Chúa Tể muôn loài.
Xưa trong vườn địa đàng có cây trái cấm, ở đó con người đã phạm tội, làm cho toàn thể loại người phải rơi vào cảnh lầm than; nay giữa thế gian cây thập giá của Đức Kitô trở thành nguồn ơn cứu rỗi. Chính Đức Kitô đã chết vì tình yêu nhân loại. Ngài đã giang rộng vòng tay ôm lấy loài người lầm than; đôi vai Ngài gánh lấy tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Đức Kitô đã chịu chết để đưa tất cả mọi người về cho Thiên Chúa. Trong thư gửi giáo đoàn Côrintô thánh Phaolô viết: “Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để nhưng ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” [4]. Hay thánh Gioan nói: “Đức Kitô là của lễ hy sinh đền tội cho tất cả thế gian” [5].
Đức Kitô chịu chết cho hết mọi người nói chung và cho từng người nói riêng, cho những người sống trong Cựu ước cũng như những người sống trong thới Tân ước. Không chỉ cho những người Kitô hữu mà thôi, nhưng cho tất cả mọi người, như thánh Phaolô viết: “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu. Quả thế bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc nấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” [6].
Tuy nhiên, để hưởng ơn cứu độ, chúng ta phải đến với Thiên Chúa vì như lời Thánh Augustinô đã nói: Thiên Chúa dựng nên chúng ta không cần có chúng ta; nhưng để cứu chuộc chúng Ngài cần chúng ta cộng tác với Ngài. Mỗi người chúng ta muốn dự phần vào hạnh phúc vĩnh cửu thì phải đến lãnh lấy phần thưởng cho riêng mình.
3. Đức Kitô Chết Vì Yêu - Gương Nhân Đức Cho Chúng Ta
Nhìn lên Thập giá Đức Kitô, mỗi người chúng ta tìm được những bài học cho riêng mình. Đó là bài học “chết vì yêu” – chết đi cho cái tôi, cho tội lỗi của mình với niềm hy vọng được phục sinh với Đức Kitô.
a. Bài học khó nghèo:
Chắc hẳn mỗi người chúng ta sống ở trần gian này, ai cũng mong muốn cho mình giàu sang phú quý, có của ăn của để, nhà lầu, xe hơi, cuộc sống an nhàn. Và chẳng ai muốn nghèo khó, vì cái nghèo nó phải đi đôi với cái cực khổ, lầm than vất vả, thức khuya dậy sớm; phải “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mới kiếm được chén cơm manh áo. Nhưng trái lại:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế
Người lại còn hạ mình
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự”. [7]
Và khi một người kinh sư tiến đến thưa Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” [8] Đức Giêsu đã khẳng định rằng: “con chốn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” [9]Thật vậy, suốt cuộc đời Người sống trong cảnh túng nghèo. Khi chết, Người cũng khó nghèo đến nỗi không một mảnh vải che thân. Người là Chúa Tể trời đất, giàu có vô cùng mà vẫn bằng lòng chết trần trụi trên cây thập giá, để lại một mẫu gương khó nghèo cho chúng ta.
Như vậy, Chúa đã nêu gương cho mỗi người biết chia cơm sẻ áo cho mọi người và cùng nhau sống trong tâm tình của mối phúc: “phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.[10] Nhìn lên Đức Kitô khó nghèo trên thập giá, chúng ta cố gắng sống tinh thần nghèo khó như Ngài đã dạy, để chúng ta biết san sẻ cho người khác, như lời Chúa dạy qua miệng tiên tri Isaia: Đâu là thứ chay tịnh Ta hài lòng? Đó phải chăng là tháo gỡ xiềng xích bất công, đập tan thừng ách gông cùm, trả tự do cho kẻ tù đày, bẻ gãy mọi thứ trói buộc? Đó chẳng phải chia cơm sẻ bánh cho người đói khát, tiếp đón người vô gia cư, đem quần áo cho kẻ trần truồng, không bóc lột người đồng hương? [11]
b. Bài học Tha Thứ
Trong cuộc sống chắc hẳn mỗi chúng ta đã hơn một lần mắc phải những sai lỗi. Anh em, vợ chồng, bạn hữu đã gây xúc phạm đến nhau, đến độ người ta không thể tha thứ cho nhau được. Hằng ngày chúng ta vẫn cầu nguyện: ”Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha, cho những người có lỗi với chúng con” [12]
Vậy, mỗi người chúng ta phải tha thứ cho nhau. Chúng ta có một mẫu gương để noi theo là Đức Kitô, Người đã chết vì yêu chúng ta. Mặc dù là Con Thiên Chúa, là Đấng vô tội, nhưng Người đã bị quân dữ đánh đập hành hạ, xỉ vả và đóng đinh vào Thập giá như một tội nhân. Người vẫn không oán hận họ. Trước khi tắt thở trên thập giá, Người xin với Chúa Cha tha tội cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” [13].
Vâng, Đức Kitô để lại cho chúng ta một mẫu gương không những tha thứ cho anh em mình, mà con phải tha thứ cho kẻ thù. Chúng ta phải tha thứ cho nhau vì tình thương và bằng cả tâm hồn chứ không phải bằng đầu môi chót lưỡi. Lời Đức Kitô dạy hằng ngày vẫn vang vọng trong tâm hồn chúng ta: “Anh em nghe luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những ai ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Ngài cho mặt trời mọc nên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” [14].
Vậy, chúng ta hãy thật lòng giang rộng vòng tay và mở rộng cõi lòng mình ra mà tha thứ những lầm lỗi, thiếu sót cho anh em, để tình yêu của Chúa phủ lấp trên hết mọi người chúng ta. Chúng ta đón nhận nhau trong tình mến thiết tha mặn nồng. Chúng ta phải tha thứ luôn luôn, không chỉ một lần mà mãi mãi, như lời Chúa dạy: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” [15], để chính chúng ta cũng được mọi người tha thứ cho chính mình.
Thiên Chúa tình yêu đã trao ban Đức Giêsu cho nhân loại. Người đã xuống trần gian mặc lấy xác phàm như con người. Để cứu chuộc nhân loại và đưa hết mọi người trở về với Thiên Chúa, Người đã hy sinh tính mạng vì tình yêu. Qua đó, Người đã để lại cho nhân loại một gương mẫu tình yêu: dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình. Chúng ta có sẵn sàng noi gương Thầy Chí Thánh?
Lạy Chúa, xin cho chúng con cũng biết dõi bước theo Chúa mà yêu thương hết mọi người như Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa đã ban cho chúng con một tình yêu nhưng không thì chúng con cũng biết trao ban cho người khác như vậy, để hết thảy mọi người luôn được sống trong tình yêu Chúa.
Nguồn Đa Minh Việt Nam
[1] St 3,17-19
[2] Is 53,7
[3] Tv 129, 7
[4] 2Cr 5,15
[5] 1Ga 2,2
[6] Gl 3,26-29
[7] Pl 2,6-8
[8] Lc 9,57
[9] Lc 9,58
[10] x.Mt 5,3
[11] Is 58,6
[12] Mc 6,12
[13] Lc 23,34
[14] Mt 5,43-45
[15] Mt 18,22
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm