Trang chủ

Donnerstag, April 30, 2020

ĐTC mời gọi đọc kinh Mân Côi trong gia đình, lời kinh giúp vượt qua đại dịch

Hồng Thủy - Vatican

Trong thư gửi các tín hữu nhân dịp tháng 5, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đọc kinh Mân Côi chung tại gia đình, hoặc đọc riêng, để được hiệp nhất và vượt qua đại dịch. Đức Thánh Cha cũng gửi đến các tín hữu hai lời kinh cầu nguyện với Đức Mẹ để đọc vào cuối buổi đọc kinh Mân Côi.





Đức Thánh Cha mời gọi đọc kinh Mân Côi trong tháng 5

Đức Thánh Cha viết:

Anh chị em thân mến,

Tháng Năm đã gần đến, tháng mà dân Chúa bày tỏ tình yêu và lòng sùng kính đặc biệt của mình đối với Đức Trinh Nữ Maria. Đọc kinh Mân Côi tại nhà, tại gia đình, là truyền thống trong tháng này. Đây là một chiều kích gia đình mà những hạn chế vì đại dịch đã “buộc” chúng ta đề cao giá trị của nó, kể cả về phương diện thiêng liêng. Vì vậy, tôi đã nghĩ đến việc đề nghị tất cả mọi người khám phá lại vẻ đẹp của việc đọc kinh Mân côi tại nhà vào tháng 5. Chúng ta có thể đọc kinh chung với nhau, hoặc đọc riêng; anh chị em hãy chọn tùy theo hoàn cảnh, đề cao cả hai hình thức ấy. Nhưng trong mọi trường hợp, có một bí quyết để thực hiện: sự đơn giản; và rất dễ tìm, ngay cả trên internet, các mẫu cầu nguyện tốt để làm theo.

Dienstag, April 28, 2020

Rước lễ Thiêng Liêng

Thanh Quảng sdb
28/Apr/2020

Trong cơn đại dịch này, người Kitô hữu chúng ta, vì tình trạng bị cách ly, nên không được tham dự thánh lễ và rước Chúa thực sự. Trong bài viết của cha Federico Lombardi, giúp chúng ta khám phá lại việc rước lễ thiêng liêng.

(Tin Vatican - Federico Lombardi)

Khi còn nhỏ, chắc nhiều người trong chúng ta được nghe nói về sự rước lễ thiêng liêng. Chúng ta được dậy rằng chúng ta có thể kết hiệp một cách thiêng liêng với Chúa Giêsu, Đấng tự hiến trên bàn thờ, ngay cả khi chúng ta không thể hiệp thông bí tích bằng cách nhận Mình Thánh Chúa thực sự…

Montag, April 27, 2020

Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

J.B. Đặng Minh An dịch
26/Apr/2020

Từ Chúa Nhật 9 tháng Ba đến nay đã không có các cuộc tụ họp tại quảng trường Thánh Phêrô để cùng đọc kinh với Đức Thánh Cha vào trưa Chúa Nhật và lắng nghe các huấn từ của ngài. Thay vào đó, các tín hữu có thể theo dõi qua truyền hình và Internet các diễn biến được truyền hình trực tiếp từ thư viện của Dinh Tông Tòa.

Buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 26 tháng Tư cũng đã diễn ra như vậy.

Trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Tin Mừng hôm nay, lấy bối cảnh của ngày lễ Phục sinh, thuật lại câu chuyện của hai môn đệ trên đường Emmau (Lc 24: 13-35). Đó một câu chuyện bắt đầu và kết thúc trên đường đi. Trên thực tế, đó là hành trình ra khỏi thành Giêrusalem của các môn đệ. Các ông buồn trước kết thúc trong câu chuyện về Chúa Giêsu, nên đã rời Giêrusalem và đi bộ trở về quê nhà ở Emmau, cách đó mười một km. Đó là một hành trình diễn ra vào ban ngày, phần lớn của con đường là xuống dốc. Và rồi có một hành trình quay ngược trở lại Giêrusalem: mười một cây số nữa, nhưng được thực hiện vào lúc màn đêm buông xuống, phần lớn con đường là lên dốc sau khi các ông đã vất vả đi bộ cả ngày.

Các quan điểm tôn giáo về đại dịch Covid-19

Vũ Văn An
26/Apr/2020
Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo trước đại dịch Covid-19, ít nhất, cho đến nay, đã được mọi người nắm rõ. Còn các giáo phái và tôn giáo khác thì sao?

Thần học chạy trốn

Tiến sĩ Mirjam Schilling, một nhà virút học của Đại Học Oxford và là một sinh viên tiến sĩ thần học, chuyên về các khía cạnh thần học của virút, trong một bài được Đài ABC của Úc trích đăng, cho rằng theo lịch sử, các Kitô hữu vốn rất quen thuộc với các đại dịch: từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 18, “mỗi thị trấn gần như mỗi thập niên đều trải nghiệm một trận đại dịch, và cứ mỗi thế hệ, một trận tàn phá nghiêm trọng! Các trận bùng phát bệnh tật trở thành một phần của nhịp độ sống. Các trận bùng phát của bệnh dịch hạch là khủng khiếp hơn cả với tỷ lệ tử vong lên tới 60-90 phần trăm, trong khi tỷ lệ tử vong của Covid-19 chỉ là 1-3 phần trăm.

Sonntag, April 26, 2020

Các Đức Giáo Hoàng và Tràng chuỗi Mân côi

Thanh Quảng sdb
26/Apr/2020

Tháng Năm về, tháng dành riêng dâng kính Đức Nữ Trinh Mân Côi Maria, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy làm sống lại lòng sùng kính, dùng tràng chuỗi Mân côi để cầu nguyện và suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu được ghi lại trong Tin Mừng. Trong bài viết này, Đài Vatican muốn tổng hợp những tâm tình sùng mộ tràng chuỗi Mân côi của một số vị Giáo hoàng khác nhau qua các thế kỷ, trước việc tôn kính cổ truyền này.

(Tin Vatican - John Charles Putzolu)

Cần phải quay trở về thế kỷ 15, để nói về Đức Giáo Hoàng Sixtô IV, người đã châu phê một cách chính thức việc tôn sùng chuỗi Mân Côi trong Giáo Hội Công Giáo. Việc thực hành này có lẽ bắt nguồn từ các tu sĩ dòng kín. Vào thế kỳ 13, các tu sĩ dùng chuỗi Mân Côi để giúp những người thất học hiểu về các mầu nhiệm cuộc đời Chúa, và liên kết với việc đọc 150 Thánh vịnh! Đức Giáo Hoàng Sixtô IV đã chính thức châu phê. Việc đọc 150 kinh Kính mừng để tôn vinh Mẹ Maria tự như một vòng hoa hồng dâng kính Mẹ; giông giống như cầu nguyện bằng 150 thánh vịnh...

Samstag, April 25, 2020

Chúa Nhật III Phục Sinh

ĐƯỜNG HY VỌNG

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Bài Tin Mừng hôm nay thật đẹp. Đẹp vì lời văn óng ả. Đẹp vì tình tiết ly kỳ. Đẹp vì tình nghĩa đậm đà. Đẹp vì những tư tưởng thần học thâm sâu. Nhưng đẹp nhất là vì bài tin Mừng chất chứa một niềm hy vọng trong sáng, xua tan mọi bóng tối thất vọng não nề.
Hai môn đệ rời Giêrusalem trở về làng cũ. Giêrusalem là trung tâm tôn giáo. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của sa sút niềm tin. Giêrusalem là trung tâm hoạt động. Rời Giêrusalem là dấu hiệu của chán nản buông xuôi. Trước kia hia ông đã bỏ nhà cửa, gia đình để đi theo Chúa Giêsu. Nay hai ông trở về như hai kẻ thua cuộc. Ngày ra đi ôm ấp giấc mộng thành đạt. Ngày trở về ôm nặng một mối sầu. Sầu vì đã mất Người Thầy yêu quí. Sầu vì giấc mộng không thành. Hai linh hồn sầu não, thất vọng lê bước trong ánh mặt trời chiều.

Thánh lễ tại Santa Marta 25/4/2020: Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những người làm công việc mai táng trong thời đại dịch kinh hoàng này

Đặng Tự Do
25/Apr/2020
Lúc 7 sáng thứ Bẩy 25 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ kính thánh Máccô Thánh Sử, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người làm việc trong dịch vụ mai táng, là những người tháp tùng các nạn nhân của coronavirus đến tận huyệt mộ của họ, và hết ngày này sang ngày khác phải chứng kiến những cảnh buồn thảm và những nỗi buồn.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho những người thực hiện các dịch vụ tang lễ. Những gì họ làm là rất đau đớn, rất buồn và họ cảm thấy nỗi đau của đại dịch này rất gần. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.

Freitag, April 24, 2020

Đức Mẹ và đại dịch Covid-19

Vũ Văn An
24/Apr/2020
Đức Mẹ vốn được ca ngợi là Đấng “phù hộ các giáo hữu” (Kinh Cầu Loreto). Cho nên, trong bất cứ cơn khốn khó nào, tín hữu cũng chạy đến với ngài, tha thiết xin ngài cầu bầu cùng Chúa “cho chung con”. Cơn đại dịch Covid-19 trùm phủ khắp hoàn cầu với lưỡi hái tử thần quét nhanh quét mạnh càng làm họ chạy đến với ngài nhiều hơn, tin cậy hơn, trìu mến hơn.

Gương Đức Phanxicô

Nhưng không hình ảnh cảm động nào bằng hình ảnh vị đại diện Chúa Kitô thân hành tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Vatican để cầu xin cùng Mẹ cho thành phố và cho thế giới trước bức ảnh Salus Populi Romani hay làm phép lạ và đã cho cung nghinh bức ảnh này về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để từ đó bức ảnh luôn hiện diện trong bất cứ buổi phụng vụ nào do ngài cử hành tại Vương cung Thánh đường này và quảng trường của nó.

Sonntag, April 19, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kính Lòng Thương Xót 19/4/2020 tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia





J.B. Đặng Minh An dịch
19/Apr/2020

Lúc 11g sáng Chúa Nhật 19 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh, cũng là Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ trong nhà thờ Santo Spirito in Sassia, nơi chứa thánh tích của cả Thánh Faustina Kowalska và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Chúa Nhật này đánh dấu kỷ niệm 20 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 20 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Samstag, April 18, 2020

Video: Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem đã diễn ra, tín hữu Chính Thống thở phào

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18/Apr/2020

Trưa ngày thứ Bẩy 18 tháng Tư, tức là ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh của Chính Thống Giáo và của cả các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, thế giới Chính Thống Giáo đã dán mắt vào các màn hình TV và computer để hồi hộp theo dõi hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem.

Chúa Nhật II Lòng thương xót - A

VÊT THƯƠNG THƯƠNG XÓT

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Chúa nhật II Phục Sinh, Giáo hội mừng kính Lòng Thương Xót của Chúa. Chúa bày tỏ Lòng Thương Xót trước sự khốn cùng của con người. Trong đại dịch Covid-19 con người đang bộc lộ sự khốn cùng của mình. 

Con người khốn cùng vì không thể tự bảo vệ. Con corona virus không buông tha ai. Kẻ yếu cũng như người khoẻ. Già chẳng khác gì trẻ. Giầu không hơn gì nghèo.  Thường dân quan quyền cũng như nhau. Lạc hậu. Tiên tiến. Nông thôn. Thành thị. Ai cũng có thể chết.
Chúa Nhật II Phục Sinh

CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT! ALLELUIA!

Thư mục tử Mùa Phục sinh 2014 - Toà Tổng giám mục TP.HCM
TGM Phaolô Bùi Văn Đọc
Kính gởi: Quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ
Và Anh Chị Em giáo dân
trong Gia đình Giáo phận
Quý Cha và Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã sống lại thật! Đó là đức tin của chúng ta, đó là đức tin của Hội Thánh! Chúng ta hãy hãnh diện tuyên xưng đức tin ấy trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
1. Trong Mùa Phục Sinh, các Kitô hữu thuộc Giáo hội Chính thống có thói quen chào nhau bằng câu nói “Chúa đã sống lại”. Đức Giêsu Kitô đã chết, Người đã được mai táng trong mộ, nhưng Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy từ trong cõi chết, Người đã chiến thắng sự chết và đã sống lại thật. Thiên Chúa đã đặt Người làm Chúa và làm Đấng Cứu Thế. Đó là chân lý, là sự thật, một sự kiện độc nhất vô nhị đã xảy ra! Nhưng đó cũng là một “thông điệp từ trời”: sự kiện và chân lý này vừa mang tính lịch sử, vừa vượt lên trên lịch sử. Đó cũng là “nội dung cốt yếu” của đức tin Kitô giáo. Chúng ta tin vào một con người, một nhân vật lịch sử quê thành Nazareth xứ Galilê, bị đóng đinh vào thập giá thời quan Phongxiô Philatô, có tên là “Giêsu”. Nhưng chúng ta tin con người ấy là “Con Một của Thiên Chúa”.

Dienstag, April 14, 2020

Video: Phép lành từ đền thánh Đức Mẹ nơi 3 vị Giáo Hoàng đã được chữa lành mà y khoa không thể giải thích

Tính cho đến ngày thứ Ba 14 tháng Tư, đã có gần 2 triệu người nhiễm coronavirus và 120,000 người chết vì dịch bệnh quái ác này.

Người dân tại Ý, là nơi phải gánh chịu con số tử vong kinh hoàng, đã hướng về một địa điểm hành hương nổi tiếng là đền thánh Đức Mẹ Loreto, cách Rôma 280 km về phía Đông Bắc. Tại đây có nhà thánh Loreto, theo truyền thống chính là ngôi nhà ở Nagiarét, nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ngôi nhà ấy đã được các Thiên Thần di chuyển từ Palestine về địa điểm mới này.

Montag, April 13, 2020

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng ta đừng quay về với ngôi mộ trống sau đại dịch này

Đặng Tự Do
13/Apr/2020
Lúc 7 sáng thứ Hai 13 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ thứ Hai trong tuần bát nhật Lễ Phục sinh tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia, và những ai đang giúp giải quyết những vấn nạn gây ra bởi dịch bệnh coronavirus bao gồm thất nghiệp, bần cùng và đói khát, và một con đường hướng đến tương lai.

Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay chúng ta cầu nguyện cho những nhà cai trị, các nhà khoa học, các chính trị gia là những người đã bắt đầu nghiên cứu lối thoát, hậu đại dịch. Những suy tư “hậu” dịch bệnh này đã bắt đầu. Xin cho họ tìm ra những con đường đúng đắn, hòa bình, luôn có lợi cho mọi người, luôn luôn ủng hộ mọi dân tộc.

Samstag, April 11, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Vọng Phục sinh 11/4/2020

J.B. Đặng Minh An dịch
11/Apr/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Vọng Phục sinh vào lúc 9g tối thứ Bẩy 11 tháng Tư tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vuợt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó. Như chúng ta hiện nay, trước mắt họ là thảm kịch đau khổ, về một bi kịch bất thình lình xảy đến. Họ đã nhìn thấy cái chết và nó đè nặng lên trái tim họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có chịu chung số phận với Thầy không? Sau đó, cũng có nỗi sợ về tương lai và tất cả những gì sẽ cần phải được xây dựng lại. Một ký ức đau đớn, một hy vọng bị cắt ngắn. Đối với họ, như đối với chúng ta hiện nay, đó là giờ khắc đen tối nhất.

Người Cha Nhân Hậu - Đoản Khúc 3: Lá Thư Không Gởi

Lm. Nguyễn Tầm Thường
09/Apr/2020

Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. (Lc. 15: 14-20)
Luca vẽ chân dung người con thứ bỏ nhà đi bằng nhiều bóng màu kỳ diệu. Lúc ẩn, lúc hiện. Trong ánh nắng chiều tà có dáng bình minh. Trong niềm vui có ngại ngùng. Trong tiếng đàn ca của bữa tiệc có lo âu bấp bênh của người cha không biết người con cả có vào chung vui hay không. Lối về của người con thứ đem nỗi vui cho cha, nhưng Luca lại pha gam mầu nỗi vui bằng dang dở của người anh, bằng thái độ không tha thiết trên đường về của đứa con đi hoang. Luca dùng màu sắc hỗn độn, êm đềm chen lẫn đe dọa. Âm u mà không đến nỗi ê chề. Để tâm hồn mình vào dấu hỏi: Nếu người con tha thiết sám hối, rồi hồi tâm nhớ cha trở về, chứ không phải vì đói, thì câu chuyện có đẹp hơn không.

Freitag, April 10, 2020

Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

J.B. Đặng Minh An dịch
10/Apr/2020

Lúc 6g chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng sau đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.


“Ta có kế hoạch cho phúc lợi của con chứ không phải cho những tai ương”

Bài thuyết giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Raniero Cantalamessa


Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An

Thánh Grêgôriô Cả nói rằng Kinh Thánh “phát triển cùng với các độc giả của mình” cum legentibus crescit. [1] Kinh Thánh đưa ra những ý nghĩa luôn luôn mới tùy theo những câu hỏi mà mọi người có trong lòng khi đọc Kinh Thánh. Và năm nay, chúng ta đã đọc trình thuật Cuộc Thương Khó với một câu hỏi - đúng hơn là với một tiếng khóc - trong trái tim chúng ta đang nổi lên trên toàn trái đất. Chúng ta cần tìm kiếm câu trả lời mà Lời Chúa đưa ra.

Donnerstag, April 09, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ Tiệc ly Thứ Năm Tuần Thánh 9/4/2020

J.B. Đặng Minh An dịch
09/Apr/2020
Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…

Sonntag, April 05, 2020

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lễ Lá 05/04/2020

J.B. Đặng Minh An dịch
05/Apr/2020

Lúc 11 giờ sáng Chúa Nhật 5 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá, khởi sự Tuần Thánh, là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng Vụ Công Giáo.

Ngày Chúa Nhật Lễ Lá này không giống như bất cứ ngày lễ nào trong những ngày Chúa Nhật Lễ Lá mà chúng ta đã trải qua trong đời. Tại Vatican cũng vậy, thay cho những đám đông dân chúng đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, quý vị và anh chị em đang thấy Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ một cách lặng lẽ với các cộng sự viên gần gũi với ngài tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Đó là một bàn thờ nhỏ nơi đã từng xảy ra nghi thức tưởng niệm Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh chủ sự.

Samstag, April 04, 2020

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm A

CON ĐƯỜNG CHÚA ĐI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
BÀI THƯƠNG KHÓ: Mt 26,14 – 27,66
Lễ Lá có một khởi đầu vui nhưng lại có một kết cục buồn. Khởi đầu Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêsusalem. Kết cục, Chúa Giêsu chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá. Con đường vào thành của Người là con đường vinh quang vương giả. Nhưng con đường lên Núi Sọ lại là con đường của kẻ tội đồ.
Đám rước tưng bừng ngày Lễ Lá gọi ta cùng tiến bước theo Chúa.

Kinh Nguyện Sub Tuum Praesidium.


Lm. Văn Chi
03/Apr/2020

Kinh Sub Tuum Praesidium hay Kinh Trông Cậy, hoặc Tìm Nương Ẩn Nơi Ngài, là Kinh Nguyện cổ xưa cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria trong cơn gian nan đau khổ. Kinh Nguyện này được khám phá ra tại Ai Cập viết bằng tiếng Hy Lạp trên mảnh giấy làm bằng papyrus vào khoảng năm 200, Thế Kỷ Thứ 3. Kinh Nguyện Sub Tuum Praesidium- Kinh Trông Cậy-Tìm Nương Ẩn Nơi Ngài, là Kinh Nguyện Giáo Dân Việt Nam thường đọc hằng ngày. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng toàn thể thế giới đọc Kinh Nguyện này trong giờ chầu Thánh Thể và Ngài Ơn Toàn Xá Urbi et Orbi vào lúc 6 giờ chiều Thứ 6 ngày 27.3.2020 tại Quảng Trường Thánh Phêrô, để cầu nguyện cho thế giới mau thoát khỏi cơn Đại Dịch Corona Virus Vũ Hán. Lời Kinh Nguyện sốt sắng dâng lên Hiền Mẫu Maria trong niềm trông cậy và phó thác trọn vẹn.

Thần học gia phủ Giáo Hoàng nói: Đừng sợ! Chúng ta không phải là những trẻ mồ côi. Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Đặng Tự Do
04/Apr/2020

Trong buổi triều yết chung hôm 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có đến ba người mẹ: Mẹ Maria, mẹ Giáo Hội và mẹ của riêng chúng ta.”

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, khi mọi người đều âu lo trước các con số tử vong kinh hoàng, trong bài giảng thứ tư Mùa Chay dành cho giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap., thần học gia Phủ Giáo Hoàng đã trình bày các suy tư của ngài về tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, trong tư cách là Mẹ của các Kitô hữu.

Chủ đề của bài giảng này là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan:

“Thưa Bà, này là con Bà” (Ga 19:26).

Đức Maria, Mẹ của các tín hữu

Mở đầu bài giảng, Cha Raniero Cantalamessa nói: