Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Người đang sống
Thật nghịch lý, Tin Mừng ngày lễ Phục sinh chỉ dừng lại ở chỗ khám phá ra ngôi mộ mở tung và trống rỗng mà không dẫn ta đi đến cùng câu chuyện, cho đến khi gặp Maria Madalêna cùng với Đấng Phục sinh và lời loan báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Đức Chúa, và đây là lời Người nói với tôi (câu 28). Dường như phụng vụ hôm nay muốn mời ta đi lại hành trình đức tin theo gót những chứng nhân đầu tiên.
Trong đoạn Tin Mừng ta đọc sáng nay, tác giả rõ ràng đã sắp xếp một quá trình "tiệm tiến gây ấn tượng".
- Trước tiên đó là những "di chuyển" rất nhiều và rất nhanh: động từ "chạy” được lặp lại ba lần chỉ trong một câu. Sau khi khám phá ra ngôi mộ mở tung, Maria Madalêna chạy đi tìm Simon Phêrô và môn đệ kia. Simon Phêrô và môn đệ kia chạy đến mồ, môn đệ kia tới trước. Các cuộc chạy nối tiếp nhau để tìm ra một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi không thể hiểu nổi về ngôi mộ mở tung và trống rỗng.
- Kế đó là những “dấu chỉ" ngày càng rõ nét (với những động từ "nhìn", "thấy"), và "lời giải thích" về các dấu chỉ do chính các tác nhân đưa ra.
- Maria Madalêna "thấy" phiến đá lập cửa mồ "được cất đi”, và kết luận rằng thi thể của Thầy mình cũng đã "bị lật đi". Môn đệ kia tới trước. Tuy nhiên ông không vào mộ trước Phêrô, "cúi xuống, ông thấy tấm khăn liệm còn đó".
- Còn Simon Phêrô, sau khi đã vào trong mộ. "Ông nhìn tấm khăn liệm nằm đó, tấm vải phủ đầu không ở cùng chỗ với khăn liệm, nhưng cuộn lại và để riêng ra". Khác với Tin Mừng của Luca (24, 12) gợi lên ở đây sự "kinh ngạc" của Phêrô, thánh Gioan không đi xa hơn những gì nhận thấy. Mãi sau này, khi đã gặp gỡ Đấng Phục sinh và đã nhận tràn đầy Thánh Thần, Phêrô mới hiểu tại sao ngôi mộ lại trống và tâm hồn ông mới mở ra để hiểu lời Thánh Kinh. Tin Mừng thứ tư nói rõ: "Thật vậy cho đến lúc ấy các môn đệ vẫn chưa tin rằng theo Thánh Kinh Đức Giêsu phải phục sinh từ trong kẻ chết".
- Riêng người môn đệ kia, sau đó cũng vào mộ, ông nói rằng ngay lần cảm nghiệm phục sinh đầu tiên đó "ông đã thấy và ông đã tin".
2. Và ông đã tin
Dưới mắt Giáo Hội, Phêrô vào trước và đương nhiên trở thành chứng nhân thứ nhất. Trái lại, "Môn đệ kia" được trình bày ở đây như mẫu mực của người môn đệ, người môn đệ tuyệt hảo; "Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến"; Người trong bữa Tiệc ly đã "tựa đầu vào lòng Đức Giêsu", với trực giác của tâm hồn, đã nhìn thấy trong cõi rỗng không của ngôi mộ, vị trí của tấm vải liệm -xếp đặt gọn gàng chứ không bừa bãi- biết bao dấu chỉ về một thực tại khác, chỉ có đức tin mới cảm nhận được: "Ông đã thấy và ông đã tin". Theo ông, chẳng có ai "lấy đi" thi thể của Đức Giêsu như Maria Madalêna đã loan báo: Kẻ cắp nếu đã lấy trộm xác Thầy làm sao có thời giờ cởi bỏ vải liệm rồi cẩn thận xếp đặt gọn gàng đến thế? Theo ông, sự chết đã hoàn toàn bị sự sống tước đoạt hết sức mạnh. Trong ông đã hình thành một ‘chuyển biến từ thấy đến hoàn toàn tin’ vào Đức Giêsu phục sinh. Khăn liệm được xếp đặt ngay ngắn đã chứng tỏ rằng thi thể Đức Giêsu không hề bị lấy cắp, nhưng chính Đức Giêsu đã đi ra, để lại khăn liệm gọn gàng thứ tự tại nơi Người đã được liệm. Khác với Lazarô đi ra vẫn quấn khăn liệm, Đức Giêsu chẳng cần y phục vì Người giã từ thế giới loài người" (A. Marchadour, “Tin Mừng thánh Gioan". Ccnturion, trg 244).
Là một trong những chứng nhân đầu tiên đã "thấy Đức Giêsu Phục sinh, người môn đệ kia đồng thời là mẫu mực cho những ai tin theo lời chứng của ông: "tin dù không thấy" (Ga 20, 29, Tin Mừng Chúa nhật tới).
BÀI ĐỌC THÊM
1. Khi sinh ra trong đức tin. Phêrô và Gioan mời ta theo các ngài:
(‘Cử hành’ -tạp chí của Trung tâm Quốc gia về Mục vụ và phụng vụ, số 237, trg 41-42).
Các động từ chỉ sự di chuyển tràn ngập trình thuật: ra đi, chạy, vào những động từ ấy nói lên các giai đoạn trong hành trình của các môn đệ đồng thời kéo theo hành trình của độc giả. Hành trình này không kết thúc ở đoạn cuối của một giai thoại. Các cuộc hiện ra với Maria Mađalêna, với các môn đệ, với Tôma, vẫn còn biết bao chặng đường thiết yếu để đi đến cùng: "Tin dù không thấy" và “tin nhờ vào quyển sách của các chứng nhân” (Ga 20, 29-31).
Trong chặng đầu tiên, ta đuổi theo một câu trả lời đầu tiên. Bí hiểm ngay ở khởi điểm: "Chúng tôi không biết họ đã đặt Đức Chúa ở đâu". Cần một cuộc điều tra. Một hoạt động từ thứ hai điểm nhịp theo tiến trình: nhìn, thấy. Ta đi từ ghi nhận này đến ghi nhận khác. Ghi nhận đầu tiên là của Maria Mađalêna: tảng đá được cất đi, thi thể bị lấy đi. Ghi nhận thứ hai là của các môn đệ: vải liệm xếp gọn gàng. Ghi nhận thứ ba nhưng liệu có trùng với hai ghi nhận trên không? Người môn đệ Đức Giêsu yêu quý "đã thấy và đã tin".
Ánh sáng đức tin phát xuất từ Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu. nhưng ngôi mộ mở tung, đầy những dấu chỉ của một thi thể người chết nhưng biến mất, bước đầu cho phép ta có cảm tưởng rằng Đức Chúa đang sống ở nơi khác. Hai con người đang sinh ra trong đức tin, mỗi người cất bước theo con đường riêng, dắt dìu nhau. Họ mời ta hãy bước theo họ.
2. Tại ngôi mộ để ngỏ
(G. Boucher trong "Thiên đường tại thế")
Buổi sáng hôm ấy một phụ nữ, Maria Madalena đến viếng mộ Đức Giêsu. Nhưng, sững sờ: cửa mộ để ngỏ, mở tung ra. Ai đã lăn tảng đá lấp cửa mộ ra rồi. Thoạt nhìn ngôi mộ mở tung gợi lên một trò lừa đảo, gian lận, một trò bỡn cợn đê tiện hoặc một sự tục hoá không chấp nhận được.
Phải, phản ứng thế nào trước một xì căng đan như thế trước hết Maria Madalêna tham vấn các môn đệ. Bà chạy đến với Phêrô. Tức tốc Phêrô và Gioan thoát ra khỏi tính e dè, khỏi sự im lặng sợ sệt. Ông rời bỏ nơi ẩn náu. ông chạy đến xem và ghi nhận tại chỗ. Thật là một sự báng bổ, ghi nhận đầu tiên là thế.
Phêrô và Gioan cùng chạy. Họ chạy đến ngôi mộ mở ngỏ. Họ phải đối diện với một biến cố quan trọng. Và Gioan đã thấy. Ông đã thấy và đã tin.
Gioan thấy. Mà thấy gì? Chẳng thấy gì cả! Có gì đâu mà thấy. Vậy mà điều ông thấy đã khiến ông tin.
Ta hãy cùng Gioan cúi xuống. Ta thấy gì? Một lỗ hổng đen ngòm, đầy màu trắng. Một sự trống rỗng mênh mông chứa đầy sự sống. Những vật trang hoàng cho lễ tang đã biến thành y phục sáng láng. Một sự vắng mặt la lên sự có mặt. Một sự im lặng chết chóc hùng hồn hơn tất cả những bài diễn văn. Một bức tường chỉ thấy được phần bị khoét lỗ. Một kết thúc tất cả mang vóc dáng sự khởi đầu. Một cái chết nối kết với một sinh thành. Một mầu nhiệm mà ta khám phá ra bí quyết.
Ai đã sáng chế ra từ ngữ ngôi mộ trống rỗng? Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Bằng chứng là Gioan thấy được trong mộ chân dung đích thực của Đức Giêsu, bạn ông.
Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Đâu có hoang vu. Đâu có câm nín. Đâu có bay mùi chết chóc. Ngôi mộ nói. Nó sẽ nói. Hôm nay nó vẫn còn nói với ta. Ta sẽ bỡ ngỡ. Vì sự vắng mặt ấy tuy to lớn như một nấm mồ, lại là một sự hiện diện, vĩ đại như một phép lạ.
Dưới ánh mắt của não trạng hiện đại đã ăn sâu vào mỗi người, chết là chấm dứt tất cả. Là dấu chấm hết. Sau đó chẳng còn gì. Chẳng còn gì ngoài đêm đen. Chẳng còn gì ngoài sự trống rỗng và hư vô. Cái chết khép lại tất cả. Cái chết giam kín ta.
Nhưng này đây cái chết mở ra. Ngôi mộ của Người mở tung. Mở ra một mầu nhiệm lớn lao. Một mầu nhiệm loan báo sự sống. Có tên là chỗi dậy. Phục sinh.
Ngôi mộ mở tung lòng trí và tâm can ta. Ký ức ta lấy được sự sống và hồi sinh. Ta mở lòng ra cho đức tin. Sau cùng ta hiểu rằng khi vượt qua bức tường sự chết, khi nâng tảng đá cửa mộ lên, Đức Giêsu hoàn thành cuộc phục sinh đã báo trước.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
NGÔI MỘ MỞ TUNG VÀ TRỐNG RỖNG
Chú giải của Fiches DominicalesVÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Người đang sống
Thật nghịch lý, Tin Mừng ngày lễ Phục sinh chỉ dừng lại ở chỗ khám phá ra ngôi mộ mở tung và trống rỗng mà không dẫn ta đi đến cùng câu chuyện, cho đến khi gặp Maria Madalêna cùng với Đấng Phục sinh và lời loan báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Đức Chúa, và đây là lời Người nói với tôi (câu 28). Dường như phụng vụ hôm nay muốn mời ta đi lại hành trình đức tin theo gót những chứng nhân đầu tiên.
Trong đoạn Tin Mừng ta đọc sáng nay, tác giả rõ ràng đã sắp xếp một quá trình "tiệm tiến gây ấn tượng".
- Trước tiên đó là những "di chuyển" rất nhiều và rất nhanh: động từ "chạy” được lặp lại ba lần chỉ trong một câu. Sau khi khám phá ra ngôi mộ mở tung, Maria Madalêna chạy đi tìm Simon Phêrô và môn đệ kia. Simon Phêrô và môn đệ kia chạy đến mồ, môn đệ kia tới trước. Các cuộc chạy nối tiếp nhau để tìm ra một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi không thể hiểu nổi về ngôi mộ mở tung và trống rỗng.
- Kế đó là những “dấu chỉ" ngày càng rõ nét (với những động từ "nhìn", "thấy"), và "lời giải thích" về các dấu chỉ do chính các tác nhân đưa ra.
- Maria Madalêna "thấy" phiến đá lập cửa mồ "được cất đi”, và kết luận rằng thi thể của Thầy mình cũng đã "bị lật đi". Môn đệ kia tới trước. Tuy nhiên ông không vào mộ trước Phêrô, "cúi xuống, ông thấy tấm khăn liệm còn đó".
- Còn Simon Phêrô, sau khi đã vào trong mộ. "Ông nhìn tấm khăn liệm nằm đó, tấm vải phủ đầu không ở cùng chỗ với khăn liệm, nhưng cuộn lại và để riêng ra". Khác với Tin Mừng của Luca (24, 12) gợi lên ở đây sự "kinh ngạc" của Phêrô, thánh Gioan không đi xa hơn những gì nhận thấy. Mãi sau này, khi đã gặp gỡ Đấng Phục sinh và đã nhận tràn đầy Thánh Thần, Phêrô mới hiểu tại sao ngôi mộ lại trống và tâm hồn ông mới mở ra để hiểu lời Thánh Kinh. Tin Mừng thứ tư nói rõ: "Thật vậy cho đến lúc ấy các môn đệ vẫn chưa tin rằng theo Thánh Kinh Đức Giêsu phải phục sinh từ trong kẻ chết".
- Riêng người môn đệ kia, sau đó cũng vào mộ, ông nói rằng ngay lần cảm nghiệm phục sinh đầu tiên đó "ông đã thấy và ông đã tin".
2. Và ông đã tin
Dưới mắt Giáo Hội, Phêrô vào trước và đương nhiên trở thành chứng nhân thứ nhất. Trái lại, "Môn đệ kia" được trình bày ở đây như mẫu mực của người môn đệ, người môn đệ tuyệt hảo; "Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến"; Người trong bữa Tiệc ly đã "tựa đầu vào lòng Đức Giêsu", với trực giác của tâm hồn, đã nhìn thấy trong cõi rỗng không của ngôi mộ, vị trí của tấm vải liệm -xếp đặt gọn gàng chứ không bừa bãi- biết bao dấu chỉ về một thực tại khác, chỉ có đức tin mới cảm nhận được: "Ông đã thấy và ông đã tin". Theo ông, chẳng có ai "lấy đi" thi thể của Đức Giêsu như Maria Madalêna đã loan báo: Kẻ cắp nếu đã lấy trộm xác Thầy làm sao có thời giờ cởi bỏ vải liệm rồi cẩn thận xếp đặt gọn gàng đến thế? Theo ông, sự chết đã hoàn toàn bị sự sống tước đoạt hết sức mạnh. Trong ông đã hình thành một ‘chuyển biến từ thấy đến hoàn toàn tin’ vào Đức Giêsu phục sinh. Khăn liệm được xếp đặt ngay ngắn đã chứng tỏ rằng thi thể Đức Giêsu không hề bị lấy cắp, nhưng chính Đức Giêsu đã đi ra, để lại khăn liệm gọn gàng thứ tự tại nơi Người đã được liệm. Khác với Lazarô đi ra vẫn quấn khăn liệm, Đức Giêsu chẳng cần y phục vì Người giã từ thế giới loài người" (A. Marchadour, “Tin Mừng thánh Gioan". Ccnturion, trg 244).
Là một trong những chứng nhân đầu tiên đã "thấy Đức Giêsu Phục sinh, người môn đệ kia đồng thời là mẫu mực cho những ai tin theo lời chứng của ông: "tin dù không thấy" (Ga 20, 29, Tin Mừng Chúa nhật tới).
BÀI ĐỌC THÊM
1. Khi sinh ra trong đức tin. Phêrô và Gioan mời ta theo các ngài:
(‘Cử hành’ -tạp chí của Trung tâm Quốc gia về Mục vụ và phụng vụ, số 237, trg 41-42).
Các động từ chỉ sự di chuyển tràn ngập trình thuật: ra đi, chạy, vào những động từ ấy nói lên các giai đoạn trong hành trình của các môn đệ đồng thời kéo theo hành trình của độc giả. Hành trình này không kết thúc ở đoạn cuối của một giai thoại. Các cuộc hiện ra với Maria Mađalêna, với các môn đệ, với Tôma, vẫn còn biết bao chặng đường thiết yếu để đi đến cùng: "Tin dù không thấy" và “tin nhờ vào quyển sách của các chứng nhân” (Ga 20, 29-31).
Trong chặng đầu tiên, ta đuổi theo một câu trả lời đầu tiên. Bí hiểm ngay ở khởi điểm: "Chúng tôi không biết họ đã đặt Đức Chúa ở đâu". Cần một cuộc điều tra. Một hoạt động từ thứ hai điểm nhịp theo tiến trình: nhìn, thấy. Ta đi từ ghi nhận này đến ghi nhận khác. Ghi nhận đầu tiên là của Maria Mađalêna: tảng đá được cất đi, thi thể bị lấy đi. Ghi nhận thứ hai là của các môn đệ: vải liệm xếp gọn gàng. Ghi nhận thứ ba nhưng liệu có trùng với hai ghi nhận trên không? Người môn đệ Đức Giêsu yêu quý "đã thấy và đã tin".
Ánh sáng đức tin phát xuất từ Kinh Thánh và Lời Đức Giêsu. nhưng ngôi mộ mở tung, đầy những dấu chỉ của một thi thể người chết nhưng biến mất, bước đầu cho phép ta có cảm tưởng rằng Đức Chúa đang sống ở nơi khác. Hai con người đang sinh ra trong đức tin, mỗi người cất bước theo con đường riêng, dắt dìu nhau. Họ mời ta hãy bước theo họ.
2. Tại ngôi mộ để ngỏ
(G. Boucher trong "Thiên đường tại thế")
Buổi sáng hôm ấy một phụ nữ, Maria Madalena đến viếng mộ Đức Giêsu. Nhưng, sững sờ: cửa mộ để ngỏ, mở tung ra. Ai đã lăn tảng đá lấp cửa mộ ra rồi. Thoạt nhìn ngôi mộ mở tung gợi lên một trò lừa đảo, gian lận, một trò bỡn cợn đê tiện hoặc một sự tục hoá không chấp nhận được.
Phải, phản ứng thế nào trước một xì căng đan như thế trước hết Maria Madalêna tham vấn các môn đệ. Bà chạy đến với Phêrô. Tức tốc Phêrô và Gioan thoát ra khỏi tính e dè, khỏi sự im lặng sợ sệt. Ông rời bỏ nơi ẩn náu. ông chạy đến xem và ghi nhận tại chỗ. Thật là một sự báng bổ, ghi nhận đầu tiên là thế.
Phêrô và Gioan cùng chạy. Họ chạy đến ngôi mộ mở ngỏ. Họ phải đối diện với một biến cố quan trọng. Và Gioan đã thấy. Ông đã thấy và đã tin.
Gioan thấy. Mà thấy gì? Chẳng thấy gì cả! Có gì đâu mà thấy. Vậy mà điều ông thấy đã khiến ông tin.
Ta hãy cùng Gioan cúi xuống. Ta thấy gì? Một lỗ hổng đen ngòm, đầy màu trắng. Một sự trống rỗng mênh mông chứa đầy sự sống. Những vật trang hoàng cho lễ tang đã biến thành y phục sáng láng. Một sự vắng mặt la lên sự có mặt. Một sự im lặng chết chóc hùng hồn hơn tất cả những bài diễn văn. Một bức tường chỉ thấy được phần bị khoét lỗ. Một kết thúc tất cả mang vóc dáng sự khởi đầu. Một cái chết nối kết với một sinh thành. Một mầu nhiệm mà ta khám phá ra bí quyết.
Ai đã sáng chế ra từ ngữ ngôi mộ trống rỗng? Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Bằng chứng là Gioan thấy được trong mộ chân dung đích thực của Đức Giêsu, bạn ông.
Ngôi mộ đâu có trống rỗng. Đâu có hoang vu. Đâu có câm nín. Đâu có bay mùi chết chóc. Ngôi mộ nói. Nó sẽ nói. Hôm nay nó vẫn còn nói với ta. Ta sẽ bỡ ngỡ. Vì sự vắng mặt ấy tuy to lớn như một nấm mồ, lại là một sự hiện diện, vĩ đại như một phép lạ.
Dưới ánh mắt của não trạng hiện đại đã ăn sâu vào mỗi người, chết là chấm dứt tất cả. Là dấu chấm hết. Sau đó chẳng còn gì. Chẳng còn gì ngoài đêm đen. Chẳng còn gì ngoài sự trống rỗng và hư vô. Cái chết khép lại tất cả. Cái chết giam kín ta.
Nhưng này đây cái chết mở ra. Ngôi mộ của Người mở tung. Mở ra một mầu nhiệm lớn lao. Một mầu nhiệm loan báo sự sống. Có tên là chỗi dậy. Phục sinh.
Ngôi mộ mở tung lòng trí và tâm can ta. Ký ức ta lấy được sự sống và hồi sinh. Ta mở lòng ra cho đức tin. Sau cùng ta hiểu rằng khi vượt qua bức tường sự chết, khi nâng tảng đá cửa mộ lên, Đức Giêsu hoàn thành cuộc phục sinh đã báo trước.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm