Trang chủ

Dienstag, Dezember 31, 2019

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum, chiều giao thừa 31/12/2019

J.B. Đặng Minh An dịch
31/Dec/2019
Lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:


“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến” (Gal 4: 4).

Người Con được Chúa Cha sai đến đã dựng lều tại Bêlem xứ Efrata, “nhỏ nhất trong các thị tộc Giuđa” (Mi 5:1); Ngài sống ở Nagiarét, một thị trấn không được đề cập đến trong Kinh Thánh ngoại trừ câu này: “từ Nagiarét, làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1:46), và chết như một người bị đời ruồng bỏ bên lề một thành phố lớn, là Giêrusalem, bị đóng đinh bên ngoài những tường thành của nó. Quyết định của Chúa rất rõ ràng: Ngài mạc khải tình yêu của mình, Ngài chọn ngôi làng nhỏ và bị coi thường, và khi Ngài đến Giêrusalem, Ngài nhập vào đoàn những người tội lỗi và bị đời ruồng bỏ. Không ai trong thành phố nhận ra rằng Con Thiên Chúa hóa thành phàm nhân đang đi trên những đường phố của mình, thậm chí có thể cả những môn đệ của Người cũng không biết điều đó, và chỉ hoàn toàn hiểu được Mầu nhiệm hiện diện nơi Chúa Giêsu qua biến cố phục sinh.

Sonntag, Dezember 29, 2019

Chầu Thánh Thể : Lịch sử, ý nghĩa và một số quy định phụng vụ

Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
28/Dec/2019

* Ký hiệu các tài liệu :

- GL : Bộ Giáo Luật 1983

- PV : Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh (Vaticanô II, 1963)

- QCTQ : Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma 2002

- TT : Nghi thức tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ (De sacra communione et de cultu mysterii eucharistici extra missam) do Bộ Phụng tự công bố ngày 21/06/1973

Chầu Thánh Thể là truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội để bày tỏ lòng cung kính và tôn thờ của tín hữu dành cho Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình làm Hy Tế cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết rõ lịch sử và ý nghĩa của việc Chầu Thánh Thể. Xin gửi đến quý vị bài viết này về việc tôn thờ Thánh Thể để mỗi người hiểu, yêu mến Thánh Thể và tham dự sốt sắng hơn.

A. Lịch sử

Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2019

J.B. Đặng Minh An dịch

25/Dec/2019

Lúc 12 giờ trưa ngày lễ Giáng Sinh 25/12/2019, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô để đọc thông điệp Giáng Sinh gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.

Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến, chúc mừng Giáng Sinh!

Từ cung lòng của Giáo Hội Mẹ, Con Thiên Chúa nhập thể được tái sinh vào đêm nay. Danh Ngài là Giêsu, nghĩa là: “Thiên Chúa cứu độ”. Chúa Cha, là tình yêu vĩnh cửu và bất tận, đã sai Người đến thế gian không phải để kết án nhưng là để cứu thế gian (x. Ga 3:17). Chúa Cha đã ban Con Ngài cho chúng ta với lòng thương xót vô biên. Chúa Cha đã trao ban Con Ngài cho mỗi người chúng ta mãi mãi. Chúa Con được sinh ra, giống như một ánh sáng nhỏ chập chờn trong cái lạnh lùng và tăm tối của màn đêm.

Samstag, Dezember 28, 2019

LỄ THÁNH GIA THẤT

Mẫu gương của gia đình Na-da-rét

Trích huấn từ của đức giáo hoàng Phao-lô VI (5-1-1964).

Na-da-rét là trường học để ta khởi sự tìm hiểu cuộc đời của Đức Giê-su ; đó là trường học của Tin Mừng.

Tại đây, trước tiên chúng ta học quan sát, học lắng nghe, chiêm niệm và thấu hiểu ý nghĩa vừa rất sâu xa, vừa rất huyền diệu của việc Con Thiên Chúa xuất hiện cách đơn sơ, khiêm tốn và dễ thương. Có lẽ chúng ta còn phải học để âm thầm noi theo.
Lễ Thánh Gia : Chúa Giêsu - Đức Maria - Thánh Giuse

GƯƠNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Ngày lễ Thánh Gia là ngày lễ của các gia đình. Để làm khuôn mẫu cho các gia đình, ta tưởng Giáo Hội sẽ đưa ra hình ảnh một gia đình đầm ấm, vợ chồng con cái sum họp quanh bàn ăn, quanh chiếc ti vi. Hoặc chí ít cũng là cảnh thánh Giuse làm thợ mộc với sự giúp đỡ của Chúa Giêsu. Bên cạnh là Đức Maria đang ngồi khâu vá hoặc nấu nướng. Nhưng không, Giáo Hội mời gọi ta chiêm ngắm cảnh Thánh Gia chạy trốn bạo vương Hêrôđê giữa đêm hôm khuya khoắt.
Thánh Gia đã biết đến những hiểm nguy đe dọa hạnh phúc gia đình. Nhưng các Ngài đã biết cách gìn giữ gia đình bình an qua cơn dông tố. Các bài sách thánh đặc biệt bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho ta những bí quyết mà Thánh Gia sử dụng để giữ được hạnh phúc gia đình.

Mittwoch, Dezember 25, 2019

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2019

J.B. Đặng Minh An dịch
24/Dec/2019

Lúc 9h30 tối thứ Ba 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đây là năm thứ bẩy ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có 30 Hồng Y, 40 Tổng Giám Mục và Giám Mục, 250 linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu ngồi chật thánh đường.

Đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đặt tượng ảnh Chúa Hài Đồng Giêsu vào trong máng cỏ, ở trên ngai nhỏ trước bàn thờ chính.

Khi bài ca Vinh Danh được xướng lên, tất cả các chuông của Đại Vương cung Thánh đường được đánh lên cùng với đàn phong cầm.

Cạnh máng cỏ ở trước Bàn thờ Tuyên Xưng đức tin, có một ngai nhỏ trên đó có đặt một sách Tin Mừng, để nói lên rằng trong biến cố vĩ đại của đêm Giáng Sinh: Lời của Thiên Chúa đã làm người.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:


“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng” ( Is 9: 1 ). Lời tiên tri được nêu trong Bài đọc thứ nhất đã được hiện thực hóa trong bài Phúc Âm: thực thế, trong khi những người chăn cừu đang trông coi vùng đất của họ vào ban đêm, “vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh” ( Lc 2:9). Trong đêm tăm tối của trái đất, một ánh sáng đã xuất hiện từ trời cao. Ánh sáng này xuất hiện trong tăm tối có nghĩa là gì? Tông đồ Phaolô gợi ý với chúng ta rằng: “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”. Ân sủng của Thiên Chúa, “đem ơn cứu độ đến cho mọi người” ( Tt 2:11), đã bao trùm thế giới tối nay.

Samstag, Dezember 21, 2019

Chúa Nhật IV mùa vọng  - Năm A

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐÓN TIẾP CHÚA

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Ngày 17 tháng 12 vừa qua, ta đã đọc bài Phúc Âm nói về gia phả Đức Giêsu, trong đó Chúa Giêsu sinh bởi dòng dõi vua Đavít. Hôm nay, Phúc Âm lại trình bày cho ta một gốc tích khác của Người: Chúa Giêsu sinh ra bởi Đức Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Phải chăng thánh sử Matthêu mâu thuẫn khi đưa ra hai gốc tích khác nhau như thế?

Bài thánh ca Magnificat


Trích bài diễn giải của thánh Bê-đa Khả Kính, linh mục, về Tin Mừng theo thánh Lu-ca.

Bấy giờ Đức Ma-ri-a nói :

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.

Như thế là Người muốn nói : Đức Chúa đã làm cho tôi nên cao trọng khi ban ân huệ rất lớn lao và chưa từng nghe nói, đến nỗi không miệng lưỡi nào giải thích nổi, mà phải có lòng mến yêu sâu thẳm mới mong hiểu phần nào. Vì thế, tôi đem hết sức lực của linh hồn để dâng lời cảm tạ. Đời sống của tôi cùng với mọi cảm nghĩ và hiểu biết, tôi dùng tất cả để chiêm ngưỡng ân huệ cao quý vô song đó với tâm tình tri ân cảm tạ, bởi vì trong chính Đức Giê-su, Đấng cứu độ tôi, thần trí tôi được hớn hở vui mừng vì Người là Thiên Chúa vĩnh cửu, và thân xác tôi trở nên phong phú vì Người đã đầu thai để sống trong thời gian.

Mittwoch, Dezember 18, 2019


19.12     O radix Jesse,


O radix Jesse,
qui stas in signum populorum,
super quem continebunt reges os suum,
quem gentes deprecabuntur;
veni ad liberandum nos,
iam noli tardare.

Ôi Rễ Jessê, từng đứng làm dấu chỉ cho muôn dân (Is 11:10), vua chúa trái đất đều im lặng trước mặt Ngài (Is 52:15) và các dân nước khẩn cầu Ngài: xin Ngài hãy đến giải thoát chúng con, xin Ngài đừng chậm trễ (Hbc 2:3).

Mùa Vọng trong âm nhạc: Bẩy điệp xướng bắt đầu bằng chữ Ôi

Vũ Văn An
17/Dec/2019

Từ ngày 17 tháng 12 cho tới ngày vọng Lễ Giáng Sinh, lúc đọc bài Ngợi Khen trong Phụng vụ các Giờ Kinh theo nghi lễ Rôma, bẩy điệp xướng đã được hát, mỗi điệp xướng một ngày, tất cả đều bắt đầu bằng lời khẩn cầu Chúa Giêsu, dù Người không bao giờ được nêu đích danh.

Theo Sandro Magister, các điệp xướng này rất cổ xưa, có từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả, khoảng năm 600.


Ở đầu mỗi điệp xướng, theo thứ tự, Chúa Giêsu được khẩn cầu như Khôn Ngoan, Chúa, Rễ, Chìa Khóa, Vừng Đông, Đức Vua, Emmanuen. Tiếng Latinh lần lượt là Sapientia, Adonai, Radix, Clavis, Oriens, Rex, Emmanuel.

Dienstag, Dezember 17, 2019

O Adonai



O Adonai,
et Dux domus Israel,
qui Moysi in igne flammae rubi apparuisti,
et ei in Sina legem dedisti:
veni ad redimendum nos
in bracchio extento.


Chúa là Thiên Chúa  (x. Xh 6,2)
là đấng lãnh đạo Nhà Israel -  (x. Xh 6,6)
trong bụi gai rực lửa,Ngài xuất hiện với Moses  (x. Xh 3,2)
và ban cho ông Lề luật trên núi:     (x. Xh 19-20)
Xin hãy đến và giải thoát chúng tôi

với cánh tay uy quyền của Ngài!




Sonntag, Dezember 15, 2019

Chúa Nhật III mùa vọng  - Năm A

DUNG MẠO ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu. Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?”.

Tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma: Bài ca Magnificat của Đức Mẹ là trường truyền giáo và hoán cải

J.B. Đặng Minh An dịch
14/Dec/2019

Lúc 9g sáng thứ Sáu 13 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Tuần thứ Hai Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, và là giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.

Chủ đề của các bài thuyết giảng trong cuộc tĩnh tâm Tuần thứ Hai Mùa Vọng là một câu từ Phúc Âm theo Thánh Matthêu “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.”

Trong phần thứ nhất, cha Raniero Cantalamessa giảng thuyết về bài ca Magnificat, khi Đức Mẹ đi thăm bà Êlisabét. Phần thứ hai bàn về bài ca Magnificat trong ý hướng truyền giáo và hoán cải.

Bản tiếng Anh có thể xem tại đây: “My Soul Proclaims the Greatness of the Lord” – “Linh hồn tôi ngợi khen sự cao cả của Thiên Chúa”. Dưới đây là bản dịch toàn văn phần II sang Việt Ngữ.


Bài ca Magnificat, trường truyền giáo

Nhận xét về biến cố Truyền tin, Thánh Irênê (Irenaeus) nói rằng “Đức Maria, lòng đầy hân hoan, đã thốt lên một cách tiên tri nhân danh Hội Thánh: Linh hồn ngợi khen Chúa.” [3] Đức Maria giống như nghệ sĩ độc tấu bắt đầu một giai điệu mà dàn hợp xướng phải hát theo. Điều này giải thích diễn đạt “Đức Maria, mô hình của Giáo Hội” (typus Ecclesiae), được các Giáo Phụ sử dụng và được Công đồng Vatican II (LG 63) công nhận. Nói rằng “Đức Maria là mô hình của Giáo Hội”, có nghĩa là Mẹ là sự nhân cách hóa của Giáo Hội, là đại diện dễ nhận biết của một thực tại tâm linh; điều đó có nghĩa là Mẹ là mô hình gương mẫu của Giáo Hội theo nghĩa là ý tưởng về Giáo Hội được thực hiện hoàn hảo trước hết nơi Mẹ, đồng thời Mẹ là thành viên chính, là gốc rễ và trái tim của Giáo Hội.

Freitag, Dezember 13, 2019

Đức Phanxicô: ý tưởng tuyên bố Đức Maria như Đấng Đồng Công Cứu Chuộc là một điều ngớ ngẩnVũ Văn An

13/Dec/2019

Theo nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux (https://cruxnow.com/vatican/2019/12/pope-calls-idea-of-declaring-mary-co-redemptrix-foolishness/), Đức Phanxicô đã thẳng thừng bác bỏ các đề nghị của một số giới thần học muốn thêm tước hiệu “đồng công cứu chuộc” vào danh sách các tước hiệu của Trinh Nữ Maria. Ngài nói rằng Mẹ Chúa Kitô không bao giờ lấy bất cứ điều gì vốn thuộc Con của ngài, và gọi việc sáng chế ra các tước hiệu và tín điều mới là “chuyện ngớ ngẩn” (foolishness).

Dienstag, Dezember 10, 2019

Cây Noel

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09/Dec/2019

Từ 38 năm nay, các miền khác nhau của nước Italia và của Âu Châu đã thay phiên nhau dâng tặng cây Noel cho Đức Thánh Cha.

Lúc 12 giờ 30, thứ Năm 5/12/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp khoảng 600 khách hành hương đến từ các tỉnh Trento, Vicenza và Treviso, là những nhà tài trợ cho Hang đá và cây Giáng Sinh năm nay tại quảng trường thánh Phêrô.

Cây linh sam đỏ được dùng làm cây Noel, đến từ rừng Rotzo-Pedescala và San Pietro ở tỉnh Vicenza, phía Bắc nước Ý, nơi bị thiệt hại nặng nề do cơn bão vào tháng 10 năm 2018, cây có chiều cao khoảng 26 mét, đường kính 70 cm.

Montag, Dezember 09, 2019

Bài giảng của cha Raniero Cantalamessa - Tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma: Đức Maria trong biến cố truyền tin

J.B. Đặng Minh An dịch
06/Dec/2019
Sáng thứ Sáu 6 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.
Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây.
Dưới đây là bản dịch toàn văn phần 1 sang Việt Ngữ.


Bài tĩnh tâm thứ nhất Mùa Vọng của cha Raniero Cantalamessa, OFMCap
Em thật có phúc, vì đã tin!


Mỗi năm phụng vụ dẫn chúng ta đến lễ Giáng sinh với ba người hướng dẫn: tiên tri Isaia, Thánh Gioan Tiền Hô và Đức Maria, như thế, chúng ta có một tiên tri, một người loan báo, và một người mẹ. Vị đầu tiên tuyên bố Đấng Cứu Thế từ xa, vị thứ hai chỉ cho chúng ta thấy Người có mặt trên thế giới, và vị thứ ba mang Người trong cung lòng mình. Mùa Vọng này tôi nghĩ chúng ta sẽ giao phó hoàn toàn cho Mẹ của Chúa Giêsu. Không ai tốt hơn Mẹ có thể chuẩn bị cho chúng ta chào đón sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.

Samstag, Dezember 07, 2019

Bài giảng của cha Raniero Cantalamessa - Tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma: Noi gương Đức Maria

J.B. Đặng Minh An dịch
07/Dec/2019
Sáng thứ Sáu 6 tháng 12, tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Vọng. Vị giảng thuyết là cha Raniero Cantalamessa, thần học gia, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng.

Bản dịch sang tiếng Anh có thể xem tại đây.

Dưới đây là bản dịch toàn văn phần 2 sang Việt Ngữ.


Bài tĩnh tâm thứ nhất Mùa Vọng của cha Raniero Cantalamessa, OFMCap
Em thật có phúc, vì đã tin!


Noi gương Đức Maria

Dấu vết còn lại trên mặt nước của một con tàu đáng yêu dần dần lan rộng cho đến khi nó biến mất hoàn toàn và hòa nhập với đường chân trời, nhưng nó bắt đầu từ chính con tàu. Điều tương tự cũng đúng với dấu vết của các tín hữu tạo nên Giáo Hội. Nó bắt đầu tại một thời điểm nhất định, và điểm này là đức tin của Đức Maria, là lời fiat của Mẹ. Đức tin, cùng với người em của mình, là đức cậy, là điều duy nhất không bắt đầu với Chúa Kitô nhưng bắt đầu với Giáo Hội, và do đó với Đức Maria, là thành viên đầu tiên theo thứ tự thời gian và tầm quan trọng. Chúa Giêsu không thể là chủ thể của đức tin Kitô giáo vì Ngài là đối tượng của đức tin ấy. Thư gửi tín hữu Do Thái cho chúng ta một danh sách những người có đức tin: “Nhờ đức tin, ông Aben. ... Nhờ đức tin Ápraham. . . . Nhờ đức tin, ông Môise” (Dt 11:. 4 ff). Chúa Giêsu không được bao gồm trong danh sách này! Chúa Giêsu được gọi là “Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12: 2), là Đấng đức tin chúng ta dựa vào từ khởi thủy đến cùng tận, nhưng không phải một trong những tín hữu, cho dù là người đầu tiên đi chăng nữa.

Chúa Nhật II mùa vọng  - Năm A

CÁC SỨ ĐIỆP CỦA GIOAN TIỀN HÔ

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Các nước đang phát triển có hướng đô thị hóa rất mạnh. Dân quê bỏ đồng ruộng ra thành thị. Chính phủ lo đô thị hóa nông thôn. Càng phát triển, người ta càng có khuynh hướng tiêu thụ rất mạnh: ăn sang, mặc đẹp. Vậy mà Phúc Âm hôm nay đưa ra hình ảnh thánh Gioan Tiền Hô, một người sống trong sa mạc, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo da thú. Phải chăng là Phúc Âm đã lỗi thời, đi ngược với đà tiến hóa của nhân loại?
Để trả lời cho vấn nạn này, trước hết ta hãy cùng nhau đào sâu những sứ điệp Phúc Âm được nhắn gửi qua đời sống của thánh Gioan Tiền Hô. Thánh Gioan Tiền Hô tự nhận mình chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Đây không phải là một tiếng kêu vô hồn vô nghĩa. Nhưng là tiếng kêu có nội dung, là những sứ điệp gửi đến loài người.
1) Sứ điệp thứ nhất mà thánh Gioan Tiền Hô muốn nhắn gửi ta, đó là: hãy vào sa mạc.

Mittwoch, Dezember 04, 2019

Thánh Mẫu Học giúp thăng tiến việc đối thoại và tình huynh đệ giữa các nền văn hóa


Thanh Quảng sdb
04/Dec/2019

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Đại hội lần thứ XXIV của các Học viện Giáo hoàng nhân dịp trao Giải thưởng hàng để tưởng nhớ tới Tiến sĩ Carme López Calderón và Linh mục Ionuț-Cătălin Blidar về những dấn thân của họ trong lãnh vực nghiên cứu thần học.
(Tin Vatican)

Trong phần mở đầu của thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận những nỗ lực của các Học viện Giáo hoàng đã đưa những tri thức vào hành động qua những hợp tác và hành động giúp phát triển con người một cách chân chính và toàn vẹn.
ĐTC nói: Các Học viện như vậy thật là nơi lý tưởng và sức mạnh cho công cuộc truyền giáo.
Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô được gửi tới những tham dự viên của đại hội công công lần thứ XXIV, qui tụ bảy Học viện Giáo hoàng, được điều phối bởi một Ủy ban mà Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi làm chủ tịch.
Đại hội năm nay với chủ đề là Maria, điểm hội tụ hòa bình của mọi nền văn hóa, được Học viện Thánh Mẫu học Quốc tế tổ chức để đánh dấu 60 năm Thánh Giáo hoàng John XXIII thiết lập vào ngày 8 tháng 12 năm 1959.

Montag, Dezember 02, 2019

ĐTGM Salvatore J. Cordileone của San Francisco: Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá

J.B. Đặng Minh An dịch
01/Dec/2019
Ngày 12 tháng 12, tại Vatican, Đức Thánh Cha sẽ cử hành lễ Đức Mẹ Guadalupe. Tại các nước Mỹ Châu lễ này có thể được mừng sớm hơn.

Tờ The First Things số ra ngày 28 tháng 11 vừa qua đã đăng bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco trong “thánh lễ các dân tộc Mỹ Châu” tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Washington.

Nguyên bản tiếng Anh có nhan đề “No Unity without The Cross” – “Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá”. Bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, ngay tại vị trí nơi Thánh giá của Chúa chúng ta, có một bàn thờ nghi lễ Đông phương. Ngay bên cạnh là một bàn thờ nghi lễ Latinh, và ở giữa hai bàn thờ treo một bức ảnh Mẹ Thiên Chúa. Ngay tại địa điểm gặp gỡ này, nơi Mẹ đã đứng gần 2,000 năm trước dưới chân Thánh giá, giờ đây Mẹ đứng kết hiệp giữa Đông và Tây, giữa Đông phương và Latinh.
Tông thư dưới dạng tự sắc ADMIRABILE SIGNUM của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh
J.B. Đặng Minh An dịch
01/Dec/2019

Lúc 15g15 ngày Chúa Nhật 1 tháng 12, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay trực thăng của Vatican để bay đến Greccio cách Vatican 96km về phía Bắc. Đến nơi lúc 15g45, ngài được Đức Cha Domenico Pompili, Giám Mục giáo phận Rieti và Cha Francesco Rossi, bề trên dòng Phanxicô quản thủ đền thờ Giáng Sinh tại Greccio ra đón. Tại đền thờ này, Đức Thánh Cha đã ký Tông thư sau đây và truyền công bố trong toàn Giáo Hội đến tất cả các tín hữu Công Giáo.

Nguyên bản tiếng Ý, và các ngôn ngữ khác có thể đọc tại đây. Dưới đây là bản dịch sang tiếng Việt.

Tông thư dưới dạng tự sắc
ADMIRABILE SIGNUM – DẤU CHỈ TUYỆT VỜI
của Đức Thánh Cha Phanxicô
về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cảnh Giáng Sinh


Bản dịch sang Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An

1. Hình ảnh làm say mê của máng cỏ Giáng Sinh, rất thân thương đối với dân Kitô, không bao giờ ngừng khơi dậy sự kinh ngạc và suy tư trong lòng. Việc mô tả sự ra đời của Chúa Giêsu tự nó là một lời công bố đơn sơ và vui mừng về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa. Cảnh Chúa Giáng Sinh giống như một Tin mừng sống động mọc lên từ các trang của Kinh thánh. Khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện Giáng Sinh, chúng ta được mời tham gia vào một cuộc hành trình tâm linh, kín múc từ sự khiêm nhường của Thiên Chúa, Đấng đã trở thành phàm nhân để gặp gỡ mọi người nam nữ. Chúng ta nhận ra rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta quá lớn khi Người trở thành một trong số chúng ta, để đến lượt mình chúng ta nên một với Người.