Trang chủ

Samstag, Mai 30, 2020

LỄ HIỆN XUỐNG: TRƯỞNG THÀNH TRONG ĐỨC TIN

Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
Rôma, 29/05/2020

Cuối Mùa Phục Sinh, các Kitô Hữu khắp nơi long trọng cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả như mừng ngày khai sinh của Hội Thánh vậy. Nếu như sinh nhật được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu cho từng bước phát triển và trưởng thành của một cá nhân hay tổ chức nào đó, thì Lễ Hiện Xuống năm nay là dịp thích hợp để chúng ta cùng suy gẫm về sự trưởng thành của dân Chúa. Cần phải nói ngay, chúng ta không thể đánh giá sự trưởng thành của Hội Thánh Chúa xét như Thân Thể Nhiệm Mầu Đức Kitô (x. Eph 4, 12 & 16) vì Hội Thánh là công trình của chính Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh và Đức Kitô thì “vẫn là một, hôm qua, hôm nay và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13, 8). Vì vậy, điều chúng ta nhắm đến là tìm hiểu mức độ trưởng thành và tính cấp thiết của đức tin trong công cuộc loan báo Tin Mừng của toàn thể cộng đồng dân thánh Chúa theo biến chuyển thăng trầm của dòng thời gian.
Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

ĐẤNG BAN SỰ SỐNG

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Hơi thở tượng trưng cho sự sống. Còn thở là còn sống. Hết thở là hết sống. Hôm nay, Đức Giêsu thổi hơi ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ. Thổi hơi để chỉ rằng Đức Chúa Thánh Thần là hơi thở. Thở hơi để truyền sự sống. Ta vẫn thường tuyên xưng trong kinh Tin Kính: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống.
Đức Chúa Thánh Thần là Đấng ban Sự Sống. Điều này được diễn tả trong sách Sáng Thế. Thuở tạo thiên lập địa, cả vũ trụ chưa nên hình nên dạng, chưa có sự sống. Trời đất là một khối hỗn mang. Thánh Thần Chúa bay là là trên mặt nước (cf. St 1,1). Thánh Thần Chúa bay lượn trên mặt nước để vũ trụ được định hình. Thánh Thần Chúa ban cho trời đất một diện mạo. Và trên hết Thánh Thần Chúa ban sự sống cho muôn loài.

Donnerstag, Mai 21, 2020

Bác sĩ khuyên Mẹ của Đức Gioan Phaolô II phá thai, bà chấp nhận liều mạng để sinh ra ngài

Đặng Tự Do

21/May/2020

Một trăm năm trước vào ngày 18 tháng 5, bà Emilia Wojtyla đã hạ sinh đứa con trai thứ hai, Karol, sau một thai kỳ khó khăn và đe dọa đến tính mạng. Đứa trẻ sau này trở thành Thánh Gioan Phaolô II.

Trong một cuốn sách mới được xuất bản ở Ba Lan, tác giả Milena Kindziuk đã mô tả lại cuộc chiến đấu quyết liệt mà thâ mẫu Thánh Gioan Phaolô II phải trải qua sau khi các bác sĩ khuyên bà nên phá thai.

Mittwoch, Mai 20, 2020

Chúa Nhật VII Phục Sinh - Chúa Thăng Thiên

SỰ SỐNG MỚI - HIỆN DIỆN MỚI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.

Montag, Mai 18, 2020

Tiến Sĩ Mario Enzler: Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh trong vai trò một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ

Đặng Tự Do
17/May/2020
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện sâu sắc, người yêu mến và tin cậy Chúa, và cũng có lòng sùng kính mãnh liệt đối với Đức Maria. Chuỗi mân côi là một trong những phương thế cầu nguyện yêu thích của ngài, và ngài thậm chí còn cho Giáo hội một cách mới để suy ngẫm về những chân lý liên quan đến Chúa Giêsu dưới hình thức Năm Sự Sáng trong kinh Mân Côi.

Sonntag, Mai 17, 2020

George Weigel: Chìa khóa để hiểu tác động của Đức Gioan Phaolô II là đức tin rạng rỡ, tập trung vào Chúa Kitô.

J.B. Đặng Minh An dịch
17/May/2020

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.

Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Đại Giáo Hoàng Ba Lan.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


On John Paul II’s Centenary
George Weigel

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Gioan Phaolô II


Khi thế giới và Giáo hội đánh dấu một trăm năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 18 tháng 5, một kính vạn hoa những ký ức định hình lời cầu nguyện và suy tư của tôi vào ngày này. Đức Gioan Phaolô II tại bàn ăn của mình, rất hiếu kỳ và đầy tính hài hước; Đức Gioan Phaolô II than thở cầu nguyện trước bàn thờ trong nhà nguyện của căn phòng giáo hoàng; Đức Gioan Phaolô II cười nhạo tôi từ chiếc Popemobile khi tôi đi dọc theo con đường bụi bặm bên ngoài Camagüey, Cuba, tìm kiếm những người bạn đã bỏ tôi lại sau Thánh lễ giáo hoàng vào tháng Giêng năm 1998; Đức Gioan Phaolô II, với khuôn mặt bị cứng đơ vì bệnh Parkinson, nói thầm qua đôi mắt vào tháng 10 năm 2003, “Hãy xem những gì tôi đã trở thành...”; Đức Gioan Phaolô II, trở lại phong độ tốt hai tháng sau đó, hỏi về đám cưới gần đây của con gái tôi và nói với tôi về việc liệu tôi đã sẵn sàng trở thành một nonno (ông nội) chưa; và Đức Gioan Phaolô II nằm trong trạng thái bất động tại Sala Clementina của Dinh Tông Tòa, thân xác tự nhiên trong trạng thái nghỉ ngơi, mang đôi giày sờn dây thường khiến các viên chức nghi lễ truyền thống của giáo hoàng phát điên.

Freitag, Mai 15, 2020

Đại lễ mừng kỷ niệm 103 năm Đức Mẹ hiện ra tại trong hoàn cảnh đại dịch

Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
14/May/2020

Fatima 13.05.2020 -- Có thể nhiều người nghĩ rằng cuộc hành hương này thật đáng buồn vì đã được tổ chức trong một không gian „cửa đóng then cài” và vì chúng ta đang thiếu MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG NỘI TÂM, MỘT VIỄN TƯỢNG CANH TÂN VÀ HY VỌNG!?
 Lạy Mẹ dấu yêu. Chúng con sẽ trở lại đây, cùng nhau dâng lời tán tụng tạ ơn, để hát cho Mẹ nghe

Vào 10 giờ sáng ngày 13.05.2020, Đức Hồng Y Antonio Marto, chủ chăn của giáo phận Leira-Fatima đã chủ sự thánh lễ dâng kính Đức Mẹ Fatima trên lễ đài chính của quảng trường Fatima, nhân kỷ niệm 103 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào năm 1917 và cũng mừng kính kỷ niệm 3 năm Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên thánh cho hai trẻ mục đồng Thánh Phanxicô và Giaxinta Marto.

Mittwoch, Mai 13, 2020

Đức Thánh Cha khuyến khích sùng kính Đức Mẹ Fatima
Thanh Quảng sdb
13/May/2020

Đức Thánh Cha khuyến khích sùng kính Đức Mẹ Fatima

Trong buổi Triều yết chung hôm thứ Tư 13/5/20, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tín hữu hãy hướng về Đức Mẹ Fatima, trong ngày 13 tháng 5 là ngày đặc biệt dâng kính Mẹ.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)

Nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Fatima, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại cuộc ám sát thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Người đã quả quyết là nhờ sự can thiệp của Mẹ mà Ngài thoát chết!

Sứ điệp từ Đền thánh Fatima: Dự phần trong ơn cứu độ

Đặng Tự Do
12/May/2020

Tháng năm này, Fatima thách thức bạn thực hiện một cuộc hành hương chủ yếu hơn: một nẻo đường nội tâm có thể đưa bạn đi xa ngay trong chính bản thân bạn, hướng về đền thánh sâu thẳm nhất ở trong bạn nơi Thiên Chúa hiện diện vì bạn. Làm bạn trở thành một người hành hương bằng trái tim là cố gắng sống nội tâm điều mà kinh nghiệm hành hương tạo ra và hoàn tất. Fatima đang mời gọi bạn, hàng ngày. Và xin bạn mỗi đêm hãy đặt một cây nến thắp sáng ở cửa sổ nhà bạn.

Samstag, Mai 09, 2020

Chúa Nhật V Phục Sinh

NHỮNG VIỆC LỚN HƠN NỮA

Chú giải của Noel Quession
Trước khi rời khỏi thế gian này để về cùng Chúa Cha. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến".
Trang Tin Mừng ngày hôm nay viết về ngày thứ Năm Tuần Thánh vào cuối bữa ăn sau cùng của Đức Giêsu. Quả thật bầu khí của nhóm các môn đệ thật bi thương: Đức Giêsu vừa loan báo sự phải bội của Giuđa và y đã đi ra khỏi căn phòng vào đêm tối bên ngoài (Ga 13,21-30); rồi Đức Giêsu bảo rằng Người sẽ ra đi và nơi Người đi, các bạn hữu Người không thể theo được (Ga 13,31-36). Sau cùng, đầy nỗi lo sợ, Đức Giêsu báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Người "ba lần" trong đêm hôm ấy trước khi gà gáy (Ga13,37-38). Như thế, người ta biết được sự xao xuyến kinh hoàng đang xiết chặt mọi tâm hồn và tư tưởng các môn đệ. Trong đời sống của chúng ta cũng thế có chăng giờ phút sự sợ hãi kinh hoàng ập xuống trên chúng ta. Một tương lai bấp bênh, một thiệt hại không vượt qua được, những suy sụp của tuổi già, một căn bệnh không thể chữa khỏi Và còn có những sợ hãi tập thể: sự thất nghiệp. Bao lực, nạn nhân mãn, nạn đói, sự ô nhiễm môi trường những nguy cơ của nguyên tử. Và trong bối cảnh khủng hoảng ấy, những câu hỏi nghiêm trọng mà mọi tín hữu chân chính phải đặt ra: Những giá trị cao cả của con người chẳng phải đang bị xoá nhòa đó sao? Nhân loại ngày mai sẽ tin vào điều gì? Và một ngọn gió hoảng sợ cũng xâm chiếm những tín hữu mạnh mẽ nhất và người ta lẩm bẩm rằng trong Giáo Hội cũng không có gì là ổn cả.
Chúa Nhật V Phục Sinh

ĐƯỜNG GIÊSU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh của đời người đã tiếp nối bằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thoả đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.
Chúa Giêsu là người mở đường.

Mittwoch, Mai 06, 2020

ĐTC Phanxicô: con người là “hành khất của Thiên Chúa”

Trong loạt bài giáo lý mới về chủ đề cầu nguyện, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của đức tin. Người có đức tin là người kkhông tập quen với sự ác nhưng phản kháng, kêu gào với hy vọng được cứu độ.

Hồng Thủy - Vatican News
Trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến từ Dinh Tông Tòa vào sáng thứ Tư 06/05, Đức Thánh Cha bắt đầu loạt bài giáo lý mới về chủ đề cầu nguyện. Từ câu chuyện của Ba-ti-mê, người mù thành Giê-ri-cô, Đức Thánh Cha nhận định rằng cầu nguyện là hơi thở của đức tin, là tiếng kêu phát ra từ trái tim của người tin tưởng vào Thiên Chúa. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu kiên trì cầu nguyện, đặc biệt là trong những thời khắc khó khăn, và tin tưởng cầu xin với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con!”
Cầu nguyện là hơi thở của đức tin
 Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Samstag, Mai 02, 2020

Chúa Nhật IV Phục Sinh

CỬA CHUỒNG CHIÊN

 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra. Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại. Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến. Đó là những cánh cửa mở ra sự sống.