Chúa Nhật Lễ Lá - Năm C
Khi hoạ lại cho chúng ta con đường khổ giá Thánh Luca không trực tiếp đả động gì đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, như việc Ngài ngã xuống đất, những lăng nhục Ngài phải chịu… Cái nhìn của ông hướng về những người chung quanh Chúa.
1. Simon quê Xyrênê
Ông Simon quê Xyrênê là một người chúng ta không rõ tông tích, ông bất ngờ qua đường lúc Đức Giêsu đang vác thập giá. Không phải ông tự ý vác đỡ thập giá Chúa, nhưng bị người ta ép buộc. Ấy thế nhưng truyền thống lại dạy rằng: chính cái cử chỉ bị áp đặt ấy đã đem lại cho ông ơn cứu độ. Sự kiện ấy vẫn hằng tái diễn trong cuộc sống của nhân loại. Một sự đau khổ nào đâu đột nhiên ập tới hoàn toàn bất ngờ, và phải vác thập giá mà chưa có chuẩn bị chi hết: một căn bệnh đột nhiên ập đến hoặc là thất bại về tiền bạc, những vất vả trong gia đình, những khó khăn trong nghề nghiệp, những khủng hoảng trong cuộc sống hôn nhân, những thảm hoạ chính trị, những đối xử bất công… Ban đầu người ta ở thế phòng thủ, thế nhưng rồi chống cự cũng chẳng ích chi, và dù muốn dù không người ta vẫn phải đưa vai ra đỡ lấy thập giá. Nếu người ta tiếp xúc với Đức Kitô như thể đồng thời những liên hệ thuần tuý bên ngoài sẽ dần đổâi thành sự thâm hiểu bên trong. Như thế, một giáo hữu bình thường sẽ trở thành một Kitô hữu nhiệt thành, những xác tín về mặt lý thuyết sẽ biến thành sự thông dự cụ thể, nguyên tắc sẽ thành thực hành và khuôn mặt cuộc đời sẽ thay đổi khiến người ta đi đến chỗ coi giờ phút đáng nguyền rủa là giây phút đáng mừng rỡ và là lúc phải dâng lời cảm tạ Thiên Chúa thay vì dấy lên ngỗ nghịch với Người. Những người theo gót Simon sẽ còn tiếp tục qua bao thế hệ
2. Những người phụ nữ
Thái độ của các phụ nữ than khóc Chúa Giêsu coi như đáng quí hơn, vì các bà công khai đến bên Chúa và bày tỏ tâm tình chia sẻ sự đau khổ của Người. Thế nhưng Chúa Kitô đã không khen ngợi lại còn khiển trách các bà. Ước chi họ đừng than khóc Người, mà hãy than khóc chính bản thân mình. Không phải Người đáng cho họ khóc thương, nhưng chính họ mới là kẻ đáng thương khóc. Thứ thương hại chỉ dựa trên tình cảm mà thôi chẳng nghĩa lý gì cả.
Nước mắt cá sấu chẳng giá trị gì. Không nên khóc thương người phải chịu đau khổ khi mà đau khổ đó đưa đến hạnh phúc. Kẻ hoang phí đời mình, không lưu tâm chi đến cùng đích tối hậu, chỉ lo những việc trần thế, đó mới là kẻ đáng cho chúng ta thương hại. Có khi việc kết hợp với Đức Kitô có thể coi như thuần tuý là của cảm giác. Việc đó không có giá trị đối với Đức Giêsu: thứ thương hại do tình cảm là cái gì mau qua chóng hết. Người không thèm thứ đó. Đó là những bộ tịch chẳng báo bổ gì. Kẻ nào chỉ lấy cảm giác mà suy gẫm sự thương khó Chúa thời sẽ chẳng hiểu được ý nghĩa bao nhiêu. Qua các thế hệ sẽ mãi mãi còn vô số phụ nữ theo Chúa trên đường lên núi Canvê. Đối với những người đó có lẽ người ta không còn nghe thấy lời ngăm đe của Chúa Kitô: ‘Nếu cây tươi còn bị xử như vậy thì gỗ khô sẽ ra sao?’.
3. Chúa Kitô
Đi sâu vào trong cuộc Khổ nạn, Đức Kitô chẳng còn nghĩ đến mình nữa. Lúc này đây Người thực sự bị trao nộp cho những mưu kế thủ đoạn của họ như bất cứ con người bị khổ đau cùng cực nào, hầu như Người hoàn toàn bị chìm ngập trong chính bản thân mình. Từ nay tư tưởng Người vươn cao hơn nữa, vượt khỏi những người thân cận và phút giây hiện tại. Cái nhìn của Người hướng về những mục đích sau cùng. Ở đây cũng như bữa tiệc ly và trước pháp đình của người Do thái Người chiêm ngưỡng thấy –bên kia cái kết cuộc của riêng mình- cái kết cuộc của Giêrusalem và của thế giới. Người nhìn thấy cái hoạ tai cuối cùng: thời mà người ta nói với núi non: hãy đổ xuống đè chúng tôi và nói với gò nổng rằng: hãy che lấp chúng tôi đi. Giả như Israel tiếp nhận Người là Đấng Cứu Thế thì có lẽ lịch sử thế giới đã diễn biến theo chiều hướng khác hẳn. Nhưng Israel đã nhất định khai trừ Người, đó là lý do khiến cho Israel bị diệt vong và Giêrusalem bị phá huỷ, điềm tiên báo những biến cố vĩ đại khi xảy ra cùng tận thế giới. Chỉ có ở đó, ý nghĩa của con đường Canvê mới tỏ lộ, chỉ có ở đó, sức mạnh canh tân tiềm tàng trong việc huỷ mình và chỉ có ở đó sự sống Chúa Kitô ban xuống qua cái chết của Người mới được tỏ hiện. Ở đây thái độ độc nhất của Người là thái độ của người công chính, chính Người là Đấng cho chúng ta thấy sự vĩ đại đích thực, Đấng mà người Xyrênê đã buộc lòng bước theo và những kẻ khác không hiểu. Chỉ kẻ nào biết lắng nghe các tư tưởng và tâm tình thâm sâu nhất của Chúa Giêsu mời là người đồng hành với Người thực sự trong suốt chặng đường thánh giá của Người.
TRÊN KHỔ GIÁ (23, 33-43)
Qua trình thuật trên, Thánh Luca không trình bày gì về những đau khổ thể xác hay tinh thần Đức Kitô phải chịu. Thánh Sử chú trọng đến việc trình bày Đức Giêsu như một Đấng đem lại ơn cứu thoát, là Đấng Cứu Thế thực sự và vì thế số đông đã ghét bỏ Ngài.
Sự đối kháng: Sự đối kháng này xảy ra ngay trong khi đóng đinh Chúa. Đức Kitô đã bị đóng đinh vào thập giá, bị đối xử ngang hàng với hai tên gian phi, một tên bên hữu, một tên bên tả Ngài, (Thánh Luca ghi rõ sự kiện này) hành hạ phạm nhân rồi, họ mới đem đi xử tử. Chính Israel dân Ngài, đã lên án loại trừ Ngài, và đối với họ, phải làm như thế mới rảnh mắt. Ngay cả các lý hình cũng chia chác áo xống Ngài. Phần còn lại, chúng sẽ bắt thăm. Nhưng ta còn thấy sự đối kháng cũng xuất hiện trong ngôn ngữ nữa. Các thành viên của Hội đồng nhạo cười Ngài, họ cố ý nhạo báng cười chê Đấng Xức dầu, Người được Thiên Chúa tuyển chọn. Tất nhiên Ngài là Đấng Thiên Sai làm sao được khi mà cái chết của Ngài trên thập giá quá đủ. Họ rêu rao như thế và đang khi trông chờ một đấng khác, họ loại trừ, tẩy chay người mà họ đóng đinh. Binh lính cũng hành động như vậy. Họ cũng chế diễu Vua dân Do thái và vương quyền Ngài. Philatô cũng tỏ dấu khinh khi Ngài qua việc ông cho viết tấm bảng treo trên thập giá với hàng chữ mỉa mai: ‘Vua dân Do thái’ và sau hết sự đối kháng còn phát khởi từ câu hỏi: ‘Nếu ông là Đức Kitô của Thiên Chúa, hãy cứu lấy mình và chúng tôi nữa’. Đó là một lời xúc phạm ghê gớm của một kẻ cùng chịu một án với Ngài. Ơn cứu thoát do cây thập tự luôn luôn gặp phải nhẫn tâm, đối kháng và chối từ. Con người quan niệm cứu thoát bao hàm thoải mái, mạnh khoẻ, hứng thú, đầy sức sống, tất cả những gì đối nghịch với Thập giá. Vì thế ơn cứu thoát bắt nguồn từ cây Thập giá đối với con người là một thách đố đối nghịch mà con người không thể lý hoà được. Tuy nhiên Đức Kitô đã dùng Thập tự như là khí cụ cứu thoát được đặt trên bình diện khác và sẽ được hoàn tất trong những thời gian khác. Ở đây điều gì được thực hiện vô hình trong lãnh vực tâm hồn và siêu nhiên thì đối với con người là một nghịch lý nguy hiểm, và sẽ chỉ hoàn tất ở trên trời cách nhãn tiền, cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi thế Thập giá hẳn là một giá trị đảm bảo của Đức Giêsu Cứu Thế.
Giải đáp: Thánh Luca đã trình bày lối giải đáp của Đức Kitô qua hai câu nói sau. Câu thứ nhất Chúa nói với mọi người. Đó là lời trối khi hấp hối: ‘Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm’. Không một lời than trách không một tiếng rủa nguyền, nhưng đầy lòng tha thứ và còn khẩn nài Cha trên trời thứ tha… Đức Giêsu chết với tư cách là Đấng Cứu Thế. Ngài phó nộp sự sống Ngài để chuộc lại nhân loại, và lời cầu xin cuối cùng là xin cho mọi người được ơn cứu thoát.
Họ không biết việc họ làm. Vì nếu họ hiểu thấu ý nghĩa sâu xa của giờ cứu thoát này, nhận biết một nhân loại mới đang phát sinh, một Giáo Hội đang khai mở, nhận ra giai đoạn từ gian nan đến cứu thoát, từ cái chết đến sự sống thì hẳn họ sẽ không hành động như thế. Thái độ vô tri sâu xa ấy có tộïi chăng. Không nên đề cập đến vấn nạn này. Một điều chắc là họ không biết và vì đó Đấng bị lên án, đang khi bị hành xử vẫn luôn bênh vực những kẻ lên án và hành xử Ngài. ‘Nemo contra Deum nihi Deus solus”. (không ai chống nổi Thiên Chúa trừ một mình Ngài). Ở đây phải hiểu Thiên Chúa đối nghịch lại mình để biện hộ bênh đỡ con người. Ân sủng con Thiên Chúa đối nghịch với sự công thẳng của Chúa Cha như thế để ân sủng vượt trên hẳn lề luật và sức mạnh, tình yêu phải thắng vượt công lý nghiêm nhặt.
Câu nói thứ hai Chúa nói với một người thôi. Người này cũng bị treo trên Thập giá đã ghé nhìn Đức Giêsu khẩn nài Ngài. Hắn là một trong hai tội phạm: ‘Lạy Đức Giêsu, khi Ngài đến trong nước của Ngài’. Chính tên trộm này là kẻ duy nhất nói đến vinh quang Chúa, vào lúc Ngài hạ mình chịu nạn và chỉ có hắn mới nhận ra nơi Người bị hành quyết đây thực là một vị Vua. Chính hắn tuyên cáo tội mình: ‘Phần chúng ta, như thế này là đích đáng vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm’. Và hắn tuyên dương sự vô tội của Đức Kitô, ‘nhưng ông này, ông không hề làm điều gì sai trái’. Ngoài ra, hắn còn công bố rằng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang. Nơi người này đã có một đức tin vững mạnh, kèm theo một cái nhìn về vĩnh cửu nữa. Vì thế hắn sẽ được cứu thoát. Đức Giêsu lên tiếng đáp lại: ‘Quả thật, tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi’. Vì tội mà cửa đóng kín lại, nhờ ơn cứu độ mà nay được mở ra, tội lỗi bị ơn cứu độ vượt thắng. Nhân loại sa ngã và lầm lạc giờ đây bắt đầu trở lại. Sự lầm lạc đã đi đến chỗ cùng đường. Phải quay đầu trở lại, phải bước qua một khúc quanh dứt khoát. Chính con người bị lên án vì tội lỗi mình lại là người đầu tiên được bước đi trên con đường mới đó. Trong cuộc sống, tội đã phạm không phải là yếu tố quyết định, nhưng chính là Đức tin có dẫn đến Đức Kitô và đem lại ân sủng mới là yếu tố quyết định. Nhìn lại mình để nhận ra lỗi lầm mình phạm là một điều kiện tiên quyết để quay về, cải tạo đích thực và sống cuộc sống mới trong Đức Kitô và nhờ Ngài được hưởng ơn cứu thoát.
Như thế qua trình thuật Chúa chịu đóng đinh trên cây Thập giá, Thánh Luca cho ta thấy hai câu nói của Chúa đã làm đảo ngược sự tối tăm và thê thảm của những tiếng ‘phản kháng’: Một lời Ngài ‘nài’ xin lòng nhân từ thương xót của Chúa Cha và một lời ‘chấp nhận’ Ngài nói với người tội lỗi ăn năn xin tha thứ. Ơn cứu độ vinh thăng sự dữ. Đấng hấp hối chính là Đấng Cứu chuộc thế gian.
CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU (23, 44-49)
Việc hạ mình thế là hoàn tất. Dẫu vậy Người phải được đưa lên cao trước khi tắt thở. Với một lối trình bày thật đơn giản của trình thuật, cái chết ấy được kể lại như một biến cố chủ chốt, mang một tầm cỡ vĩ đại chưa từng thấy.
1. Biến cố xảy ra
Tối tăm bao trùm toàn cõi đất. Khi Đức Kitô sinh ra, ánh sáng ngập đánh tan đêm tối; mà khi chết, ánh sáng lại tối sầm lại, bởi vì ánh sáng đến thế gian giải ánh sáng trong đêm đen Belem giờ đây tắt ngúm trên đồi Gongôta u tối. Qua các phép lạ Ngài đã làm chứng tỏ Ngài có chủ quyền trên thiên nhiên, thì chính thiên nhiên cũng chứng tỏ chủ quyền ấy của Ngài trong giờ Ngài hấp hối. Từ khởi nguyên đã có Ngôi Lời và lời sáng tạo đầu tiên là: ‘Hãy có ánh sáng’. Qua cái chết, Ngôi Lời đã trở về với im lặng. Đó là lý do tại sao tối tăm bao trùm trên cõi đất. Israel chiếm hữu được ánh sáng mạc khải. Họ đã khai trừ ánh sáng mạc khải ấy khi cho giết chết Đấng Thiên Sai; cái bóng đen bề ngoài của thiên nhiên chỉ là biểu tượng cho cái u tối của tinh thần bên trong.
‘Màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa’. Hy tế của Giacaria trong đền thờ báo trước về Đức Giêsu. Cái chết của Đức Giêsu, biểu hiệu hy tế duy nhất và tối cao của nhân loại, nói lên đích đáng cái cùng tận của những hy tế tôn thờ của Israel. Màn rách làm đôi có nghĩa là những lễ nghi phụng vụ đó chẳng còn giá trị nữa, hoàn toàn bị phá bỏ. Bức rèm nặng nề che đậy Nơi Cực Thánh và tách biệt Nơi Cực Thánh ấy khỏi đền Thánh. Qua cái chết, Đức Giêsu đích thân về trời, dâng chén hy tế bằng chính máu Ngài, như thư Do thái chỉ thấy Đền Thánh; Nơi Cực Thánh ở dưới thế này không còn lý do tồn tại nữa, bởi vì đền thờ thực sự của toà nhà thiêng liêng là Giáo Hội cũng như nơi Cực Thánh chân thực trên trời được Đức Kitô mở ra, từ đây thay thế cho những biểu trưng rồi. Sự ngăn cách giữa trời và đất giữa Giáo Hội trần thế với Giáo Hội trên trời hoàn toàn không còn nữa. Bức màn đã trở thành vô dụng. Chỉ có một Thánh điện duy nhất của Chúa không ngăn cách cũng chẳng tách biệt.
Đức Giêsu kêu lớn tiếng: ‘Lạy Cha, Con phó linh hồn con trong tay Cha’. Đó không phải là cơn hấp hối dai dẳng và ghê sợ, cũng không phải là sự suy nhược dần dần do bất lực hoàn toàn nhưng đó là một tiếng kêu lớn. Cuộc đời kết thúc bằng một lời cuối, đầy vẻ oai nghi. Suốt đoạn đường vác cây Thập Giá và khi ở trên đồi Canvê Chúa đã ngỏ lời với những người chung quanh, thì những lời sau cùng của Ngài lại thưa với Chúa Cha. Ngài chết đang khi cầu nguyện. Đó không phải là lời thốt ra trong cơn tuyệt vọng, cũng không phải là kêu la thê thảm của kẻ hấp hối nhưng là tiếng nói trang trọng của Đấng trở về chỗ ngụ cư của mình. Đó cũng là lời của Thánh-Vịnh-Gia thốt lên đang khi nép mình nơi Chúa xin thoát khỏi mọi hiểm nguy thế trần và nhân loại. Đức Giêsu đến từ Cha và lại trở về cùng Cha. Vòng tròn của đời sống khép kín lại, chu trình đã hoàn tất. Hơi thở thật êm dịu và trang trọng chiếu rọi trên sự phân cách và cái chết kia.
2. Hiệu quả
Ta thấy có sự phản tỉnh trong số những người đứng chung quanh chứng kiến. Không còn nhạo báng cười chê nữa. Trước nhất là Viên bách quản ngoại đạo, ông là chứng tá hàng đầu. Đó là điều ít nhất người ta trông chờ được ở ông. Những người cuối hết đã bắt đầu trở thành người đầu hết và những người đầu hết đã trở thành những người cuối hết. Giáo Hội của những người ngoại đạo và những người Do thái khai mào ngay dưới chân Thập Giá. Người ngoại giáo ca ngợi Thiên Chúa, xét dưới khía cạnh rất sâu xa, vì ông tuyên xưng cái chết kia không phải là một việc đầy tội ác của loài người, nhưng là kỳ công nói lên Thiên Chúa luôn thi ân giáng phúc. Cái chết đó mang một chiều kích siêu nhân loại. Nên phải ca khen Thiên Chúa đã sai một người như thế đến cho nhân loại. Viên bách quản nhận ra Đức Giêsu là một người công chính. Dầu vậy Ngài vẫn bị hành xử như một tên gian phi và đầy tội ác. Phán quyết đã đổi thay. Đứng sau viên bách quản Rôma là thế giới dân ngoại, họ nhờ vào Đức Kitô mà tìm được con đường dẫn đến Thiên Chúa.
Dân chúng tự đấm ngực. Những người đã vây quanh cây Thập Giá giờ đây quay về nhà mình, lòng ngậm ngùi xúc động, nửa ngờ nửa tin. Nhưng họ tuyên nhận rằng họ không phải là những nhân chứng suông mà thôi, mà còn chịu trách nhiệm về cái chết kia nữa. Họ nhận mình có lỗi. Họ trở lại Giêrusalem mà tâm hồn cũng quay trở về và thực tình sám hối, kết quả đầu tiên của thập giá Chúa Kitô là khơi dậy lòng sám hối. Còn các bà, thánh ký cho ta biết rất đơn giản: họ là những người đã đi theo Ngài từ Galilê, họ chứng kiến cuộc hành hình từ đầu chí cuối. Họ là những chứng nhân câm, im hơi lặng tiếng. Các bà theo Chúa Kitô không phải chỉ hiểu theo nghĩa bên ngoài, tức là theo Ngài trong sứ vụ công khai và phong phú của Ngài trên núi Galilê khi Ngài lâm nạn thảm sầu tại đồi Gôngôtha nhưng họ theo Ngài với một lòng trung thành thẳm sâu tức là họ theo Ngài đến phút chót đời Ngài. Ở đây, Tin mừng khen ngợi lòng kiên vững của họ. Họ là những chứng nhân trung thành tiên khởi vì họ đã kể lại những gì họ đã chứng kiến cho tất cả những ai không được xem thấy.
Trình thuật về cái chết của Đức Kitô không phải là một trình thuật đau xót hay than trách đắng cay nhưng là bài tường thuật một biến cố lớn, đánh dấu một kỷ nguyên mới thực sự bắt đầu và bài tường thuật này mang một tầm mức rộng lớn vô cùng. Thiên nhiên và lịch sử làm chứng và con người phản tỉnh quay đầu trở lại. Thập giá đứng vững giữa lòng vũ trụ, giữa dòng lịch sử và số phận nhân loại.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
ĐƯỜNG LÊN CAN VÊ
Suy niệm của R. GutzwillerKhi hoạ lại cho chúng ta con đường khổ giá Thánh Luca không trực tiếp đả động gì đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, như việc Ngài ngã xuống đất, những lăng nhục Ngài phải chịu… Cái nhìn của ông hướng về những người chung quanh Chúa.
1. Simon quê Xyrênê
Ông Simon quê Xyrênê là một người chúng ta không rõ tông tích, ông bất ngờ qua đường lúc Đức Giêsu đang vác thập giá. Không phải ông tự ý vác đỡ thập giá Chúa, nhưng bị người ta ép buộc. Ấy thế nhưng truyền thống lại dạy rằng: chính cái cử chỉ bị áp đặt ấy đã đem lại cho ông ơn cứu độ. Sự kiện ấy vẫn hằng tái diễn trong cuộc sống của nhân loại. Một sự đau khổ nào đâu đột nhiên ập tới hoàn toàn bất ngờ, và phải vác thập giá mà chưa có chuẩn bị chi hết: một căn bệnh đột nhiên ập đến hoặc là thất bại về tiền bạc, những vất vả trong gia đình, những khó khăn trong nghề nghiệp, những khủng hoảng trong cuộc sống hôn nhân, những thảm hoạ chính trị, những đối xử bất công… Ban đầu người ta ở thế phòng thủ, thế nhưng rồi chống cự cũng chẳng ích chi, và dù muốn dù không người ta vẫn phải đưa vai ra đỡ lấy thập giá. Nếu người ta tiếp xúc với Đức Kitô như thể đồng thời những liên hệ thuần tuý bên ngoài sẽ dần đổâi thành sự thâm hiểu bên trong. Như thế, một giáo hữu bình thường sẽ trở thành một Kitô hữu nhiệt thành, những xác tín về mặt lý thuyết sẽ biến thành sự thông dự cụ thể, nguyên tắc sẽ thành thực hành và khuôn mặt cuộc đời sẽ thay đổi khiến người ta đi đến chỗ coi giờ phút đáng nguyền rủa là giây phút đáng mừng rỡ và là lúc phải dâng lời cảm tạ Thiên Chúa thay vì dấy lên ngỗ nghịch với Người. Những người theo gót Simon sẽ còn tiếp tục qua bao thế hệ
2. Những người phụ nữ
Thái độ của các phụ nữ than khóc Chúa Giêsu coi như đáng quí hơn, vì các bà công khai đến bên Chúa và bày tỏ tâm tình chia sẻ sự đau khổ của Người. Thế nhưng Chúa Kitô đã không khen ngợi lại còn khiển trách các bà. Ước chi họ đừng than khóc Người, mà hãy than khóc chính bản thân mình. Không phải Người đáng cho họ khóc thương, nhưng chính họ mới là kẻ đáng thương khóc. Thứ thương hại chỉ dựa trên tình cảm mà thôi chẳng nghĩa lý gì cả.
Nước mắt cá sấu chẳng giá trị gì. Không nên khóc thương người phải chịu đau khổ khi mà đau khổ đó đưa đến hạnh phúc. Kẻ hoang phí đời mình, không lưu tâm chi đến cùng đích tối hậu, chỉ lo những việc trần thế, đó mới là kẻ đáng cho chúng ta thương hại. Có khi việc kết hợp với Đức Kitô có thể coi như thuần tuý là của cảm giác. Việc đó không có giá trị đối với Đức Giêsu: thứ thương hại do tình cảm là cái gì mau qua chóng hết. Người không thèm thứ đó. Đó là những bộ tịch chẳng báo bổ gì. Kẻ nào chỉ lấy cảm giác mà suy gẫm sự thương khó Chúa thời sẽ chẳng hiểu được ý nghĩa bao nhiêu. Qua các thế hệ sẽ mãi mãi còn vô số phụ nữ theo Chúa trên đường lên núi Canvê. Đối với những người đó có lẽ người ta không còn nghe thấy lời ngăm đe của Chúa Kitô: ‘Nếu cây tươi còn bị xử như vậy thì gỗ khô sẽ ra sao?’.
3. Chúa Kitô
Đi sâu vào trong cuộc Khổ nạn, Đức Kitô chẳng còn nghĩ đến mình nữa. Lúc này đây Người thực sự bị trao nộp cho những mưu kế thủ đoạn của họ như bất cứ con người bị khổ đau cùng cực nào, hầu như Người hoàn toàn bị chìm ngập trong chính bản thân mình. Từ nay tư tưởng Người vươn cao hơn nữa, vượt khỏi những người thân cận và phút giây hiện tại. Cái nhìn của Người hướng về những mục đích sau cùng. Ở đây cũng như bữa tiệc ly và trước pháp đình của người Do thái Người chiêm ngưỡng thấy –bên kia cái kết cuộc của riêng mình- cái kết cuộc của Giêrusalem và của thế giới. Người nhìn thấy cái hoạ tai cuối cùng: thời mà người ta nói với núi non: hãy đổ xuống đè chúng tôi và nói với gò nổng rằng: hãy che lấp chúng tôi đi. Giả như Israel tiếp nhận Người là Đấng Cứu Thế thì có lẽ lịch sử thế giới đã diễn biến theo chiều hướng khác hẳn. Nhưng Israel đã nhất định khai trừ Người, đó là lý do khiến cho Israel bị diệt vong và Giêrusalem bị phá huỷ, điềm tiên báo những biến cố vĩ đại khi xảy ra cùng tận thế giới. Chỉ có ở đó, ý nghĩa của con đường Canvê mới tỏ lộ, chỉ có ở đó, sức mạnh canh tân tiềm tàng trong việc huỷ mình và chỉ có ở đó sự sống Chúa Kitô ban xuống qua cái chết của Người mới được tỏ hiện. Ở đây thái độ độc nhất của Người là thái độ của người công chính, chính Người là Đấng cho chúng ta thấy sự vĩ đại đích thực, Đấng mà người Xyrênê đã buộc lòng bước theo và những kẻ khác không hiểu. Chỉ kẻ nào biết lắng nghe các tư tưởng và tâm tình thâm sâu nhất của Chúa Giêsu mời là người đồng hành với Người thực sự trong suốt chặng đường thánh giá của Người.
TRÊN KHỔ GIÁ (23, 33-43)
Qua trình thuật trên, Thánh Luca không trình bày gì về những đau khổ thể xác hay tinh thần Đức Kitô phải chịu. Thánh Sử chú trọng đến việc trình bày Đức Giêsu như một Đấng đem lại ơn cứu thoát, là Đấng Cứu Thế thực sự và vì thế số đông đã ghét bỏ Ngài.
Sự đối kháng: Sự đối kháng này xảy ra ngay trong khi đóng đinh Chúa. Đức Kitô đã bị đóng đinh vào thập giá, bị đối xử ngang hàng với hai tên gian phi, một tên bên hữu, một tên bên tả Ngài, (Thánh Luca ghi rõ sự kiện này) hành hạ phạm nhân rồi, họ mới đem đi xử tử. Chính Israel dân Ngài, đã lên án loại trừ Ngài, và đối với họ, phải làm như thế mới rảnh mắt. Ngay cả các lý hình cũng chia chác áo xống Ngài. Phần còn lại, chúng sẽ bắt thăm. Nhưng ta còn thấy sự đối kháng cũng xuất hiện trong ngôn ngữ nữa. Các thành viên của Hội đồng nhạo cười Ngài, họ cố ý nhạo báng cười chê Đấng Xức dầu, Người được Thiên Chúa tuyển chọn. Tất nhiên Ngài là Đấng Thiên Sai làm sao được khi mà cái chết của Ngài trên thập giá quá đủ. Họ rêu rao như thế và đang khi trông chờ một đấng khác, họ loại trừ, tẩy chay người mà họ đóng đinh. Binh lính cũng hành động như vậy. Họ cũng chế diễu Vua dân Do thái và vương quyền Ngài. Philatô cũng tỏ dấu khinh khi Ngài qua việc ông cho viết tấm bảng treo trên thập giá với hàng chữ mỉa mai: ‘Vua dân Do thái’ và sau hết sự đối kháng còn phát khởi từ câu hỏi: ‘Nếu ông là Đức Kitô của Thiên Chúa, hãy cứu lấy mình và chúng tôi nữa’. Đó là một lời xúc phạm ghê gớm của một kẻ cùng chịu một án với Ngài. Ơn cứu thoát do cây thập tự luôn luôn gặp phải nhẫn tâm, đối kháng và chối từ. Con người quan niệm cứu thoát bao hàm thoải mái, mạnh khoẻ, hứng thú, đầy sức sống, tất cả những gì đối nghịch với Thập giá. Vì thế ơn cứu thoát bắt nguồn từ cây Thập giá đối với con người là một thách đố đối nghịch mà con người không thể lý hoà được. Tuy nhiên Đức Kitô đã dùng Thập tự như là khí cụ cứu thoát được đặt trên bình diện khác và sẽ được hoàn tất trong những thời gian khác. Ở đây điều gì được thực hiện vô hình trong lãnh vực tâm hồn và siêu nhiên thì đối với con người là một nghịch lý nguy hiểm, và sẽ chỉ hoàn tất ở trên trời cách nhãn tiền, cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi thế Thập giá hẳn là một giá trị đảm bảo của Đức Giêsu Cứu Thế.
Giải đáp: Thánh Luca đã trình bày lối giải đáp của Đức Kitô qua hai câu nói sau. Câu thứ nhất Chúa nói với mọi người. Đó là lời trối khi hấp hối: ‘Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm’. Không một lời than trách không một tiếng rủa nguyền, nhưng đầy lòng tha thứ và còn khẩn nài Cha trên trời thứ tha… Đức Giêsu chết với tư cách là Đấng Cứu Thế. Ngài phó nộp sự sống Ngài để chuộc lại nhân loại, và lời cầu xin cuối cùng là xin cho mọi người được ơn cứu thoát.
Họ không biết việc họ làm. Vì nếu họ hiểu thấu ý nghĩa sâu xa của giờ cứu thoát này, nhận biết một nhân loại mới đang phát sinh, một Giáo Hội đang khai mở, nhận ra giai đoạn từ gian nan đến cứu thoát, từ cái chết đến sự sống thì hẳn họ sẽ không hành động như thế. Thái độ vô tri sâu xa ấy có tộïi chăng. Không nên đề cập đến vấn nạn này. Một điều chắc là họ không biết và vì đó Đấng bị lên án, đang khi bị hành xử vẫn luôn bênh vực những kẻ lên án và hành xử Ngài. ‘Nemo contra Deum nihi Deus solus”. (không ai chống nổi Thiên Chúa trừ một mình Ngài). Ở đây phải hiểu Thiên Chúa đối nghịch lại mình để biện hộ bênh đỡ con người. Ân sủng con Thiên Chúa đối nghịch với sự công thẳng của Chúa Cha như thế để ân sủng vượt trên hẳn lề luật và sức mạnh, tình yêu phải thắng vượt công lý nghiêm nhặt.
Câu nói thứ hai Chúa nói với một người thôi. Người này cũng bị treo trên Thập giá đã ghé nhìn Đức Giêsu khẩn nài Ngài. Hắn là một trong hai tội phạm: ‘Lạy Đức Giêsu, khi Ngài đến trong nước của Ngài’. Chính tên trộm này là kẻ duy nhất nói đến vinh quang Chúa, vào lúc Ngài hạ mình chịu nạn và chỉ có hắn mới nhận ra nơi Người bị hành quyết đây thực là một vị Vua. Chính hắn tuyên cáo tội mình: ‘Phần chúng ta, như thế này là đích đáng vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm’. Và hắn tuyên dương sự vô tội của Đức Kitô, ‘nhưng ông này, ông không hề làm điều gì sai trái’. Ngoài ra, hắn còn công bố rằng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang. Nơi người này đã có một đức tin vững mạnh, kèm theo một cái nhìn về vĩnh cửu nữa. Vì thế hắn sẽ được cứu thoát. Đức Giêsu lên tiếng đáp lại: ‘Quả thật, tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi’. Vì tội mà cửa đóng kín lại, nhờ ơn cứu độ mà nay được mở ra, tội lỗi bị ơn cứu độ vượt thắng. Nhân loại sa ngã và lầm lạc giờ đây bắt đầu trở lại. Sự lầm lạc đã đi đến chỗ cùng đường. Phải quay đầu trở lại, phải bước qua một khúc quanh dứt khoát. Chính con người bị lên án vì tội lỗi mình lại là người đầu tiên được bước đi trên con đường mới đó. Trong cuộc sống, tội đã phạm không phải là yếu tố quyết định, nhưng chính là Đức tin có dẫn đến Đức Kitô và đem lại ân sủng mới là yếu tố quyết định. Nhìn lại mình để nhận ra lỗi lầm mình phạm là một điều kiện tiên quyết để quay về, cải tạo đích thực và sống cuộc sống mới trong Đức Kitô và nhờ Ngài được hưởng ơn cứu thoát.
Như thế qua trình thuật Chúa chịu đóng đinh trên cây Thập giá, Thánh Luca cho ta thấy hai câu nói của Chúa đã làm đảo ngược sự tối tăm và thê thảm của những tiếng ‘phản kháng’: Một lời Ngài ‘nài’ xin lòng nhân từ thương xót của Chúa Cha và một lời ‘chấp nhận’ Ngài nói với người tội lỗi ăn năn xin tha thứ. Ơn cứu độ vinh thăng sự dữ. Đấng hấp hối chính là Đấng Cứu chuộc thế gian.
CÁI CHẾT CỦA ĐỨC GIÊSU (23, 44-49)
Việc hạ mình thế là hoàn tất. Dẫu vậy Người phải được đưa lên cao trước khi tắt thở. Với một lối trình bày thật đơn giản của trình thuật, cái chết ấy được kể lại như một biến cố chủ chốt, mang một tầm cỡ vĩ đại chưa từng thấy.
1. Biến cố xảy ra
Tối tăm bao trùm toàn cõi đất. Khi Đức Kitô sinh ra, ánh sáng ngập đánh tan đêm tối; mà khi chết, ánh sáng lại tối sầm lại, bởi vì ánh sáng đến thế gian giải ánh sáng trong đêm đen Belem giờ đây tắt ngúm trên đồi Gongôta u tối. Qua các phép lạ Ngài đã làm chứng tỏ Ngài có chủ quyền trên thiên nhiên, thì chính thiên nhiên cũng chứng tỏ chủ quyền ấy của Ngài trong giờ Ngài hấp hối. Từ khởi nguyên đã có Ngôi Lời và lời sáng tạo đầu tiên là: ‘Hãy có ánh sáng’. Qua cái chết, Ngôi Lời đã trở về với im lặng. Đó là lý do tại sao tối tăm bao trùm trên cõi đất. Israel chiếm hữu được ánh sáng mạc khải. Họ đã khai trừ ánh sáng mạc khải ấy khi cho giết chết Đấng Thiên Sai; cái bóng đen bề ngoài của thiên nhiên chỉ là biểu tượng cho cái u tối của tinh thần bên trong.
‘Màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa’. Hy tế của Giacaria trong đền thờ báo trước về Đức Giêsu. Cái chết của Đức Giêsu, biểu hiệu hy tế duy nhất và tối cao của nhân loại, nói lên đích đáng cái cùng tận của những hy tế tôn thờ của Israel. Màn rách làm đôi có nghĩa là những lễ nghi phụng vụ đó chẳng còn giá trị nữa, hoàn toàn bị phá bỏ. Bức rèm nặng nề che đậy Nơi Cực Thánh và tách biệt Nơi Cực Thánh ấy khỏi đền Thánh. Qua cái chết, Đức Giêsu đích thân về trời, dâng chén hy tế bằng chính máu Ngài, như thư Do thái chỉ thấy Đền Thánh; Nơi Cực Thánh ở dưới thế này không còn lý do tồn tại nữa, bởi vì đền thờ thực sự của toà nhà thiêng liêng là Giáo Hội cũng như nơi Cực Thánh chân thực trên trời được Đức Kitô mở ra, từ đây thay thế cho những biểu trưng rồi. Sự ngăn cách giữa trời và đất giữa Giáo Hội trần thế với Giáo Hội trên trời hoàn toàn không còn nữa. Bức màn đã trở thành vô dụng. Chỉ có một Thánh điện duy nhất của Chúa không ngăn cách cũng chẳng tách biệt.
Đức Giêsu kêu lớn tiếng: ‘Lạy Cha, Con phó linh hồn con trong tay Cha’. Đó không phải là cơn hấp hối dai dẳng và ghê sợ, cũng không phải là sự suy nhược dần dần do bất lực hoàn toàn nhưng đó là một tiếng kêu lớn. Cuộc đời kết thúc bằng một lời cuối, đầy vẻ oai nghi. Suốt đoạn đường vác cây Thập Giá và khi ở trên đồi Canvê Chúa đã ngỏ lời với những người chung quanh, thì những lời sau cùng của Ngài lại thưa với Chúa Cha. Ngài chết đang khi cầu nguyện. Đó không phải là lời thốt ra trong cơn tuyệt vọng, cũng không phải là kêu la thê thảm của kẻ hấp hối nhưng là tiếng nói trang trọng của Đấng trở về chỗ ngụ cư của mình. Đó cũng là lời của Thánh-Vịnh-Gia thốt lên đang khi nép mình nơi Chúa xin thoát khỏi mọi hiểm nguy thế trần và nhân loại. Đức Giêsu đến từ Cha và lại trở về cùng Cha. Vòng tròn của đời sống khép kín lại, chu trình đã hoàn tất. Hơi thở thật êm dịu và trang trọng chiếu rọi trên sự phân cách và cái chết kia.
2. Hiệu quả
Ta thấy có sự phản tỉnh trong số những người đứng chung quanh chứng kiến. Không còn nhạo báng cười chê nữa. Trước nhất là Viên bách quản ngoại đạo, ông là chứng tá hàng đầu. Đó là điều ít nhất người ta trông chờ được ở ông. Những người cuối hết đã bắt đầu trở thành người đầu hết và những người đầu hết đã trở thành những người cuối hết. Giáo Hội của những người ngoại đạo và những người Do thái khai mào ngay dưới chân Thập Giá. Người ngoại giáo ca ngợi Thiên Chúa, xét dưới khía cạnh rất sâu xa, vì ông tuyên xưng cái chết kia không phải là một việc đầy tội ác của loài người, nhưng là kỳ công nói lên Thiên Chúa luôn thi ân giáng phúc. Cái chết đó mang một chiều kích siêu nhân loại. Nên phải ca khen Thiên Chúa đã sai một người như thế đến cho nhân loại. Viên bách quản nhận ra Đức Giêsu là một người công chính. Dầu vậy Ngài vẫn bị hành xử như một tên gian phi và đầy tội ác. Phán quyết đã đổi thay. Đứng sau viên bách quản Rôma là thế giới dân ngoại, họ nhờ vào Đức Kitô mà tìm được con đường dẫn đến Thiên Chúa.
Dân chúng tự đấm ngực. Những người đã vây quanh cây Thập Giá giờ đây quay về nhà mình, lòng ngậm ngùi xúc động, nửa ngờ nửa tin. Nhưng họ tuyên nhận rằng họ không phải là những nhân chứng suông mà thôi, mà còn chịu trách nhiệm về cái chết kia nữa. Họ nhận mình có lỗi. Họ trở lại Giêrusalem mà tâm hồn cũng quay trở về và thực tình sám hối, kết quả đầu tiên của thập giá Chúa Kitô là khơi dậy lòng sám hối. Còn các bà, thánh ký cho ta biết rất đơn giản: họ là những người đã đi theo Ngài từ Galilê, họ chứng kiến cuộc hành hình từ đầu chí cuối. Họ là những chứng nhân câm, im hơi lặng tiếng. Các bà theo Chúa Kitô không phải chỉ hiểu theo nghĩa bên ngoài, tức là theo Ngài trong sứ vụ công khai và phong phú của Ngài trên núi Galilê khi Ngài lâm nạn thảm sầu tại đồi Gôngôtha nhưng họ theo Ngài với một lòng trung thành thẳm sâu tức là họ theo Ngài đến phút chót đời Ngài. Ở đây, Tin mừng khen ngợi lòng kiên vững của họ. Họ là những chứng nhân trung thành tiên khởi vì họ đã kể lại những gì họ đã chứng kiến cho tất cả những ai không được xem thấy.
Trình thuật về cái chết của Đức Kitô không phải là một trình thuật đau xót hay than trách đắng cay nhưng là bài tường thuật một biến cố lớn, đánh dấu một kỷ nguyên mới thực sự bắt đầu và bài tường thuật này mang một tầm mức rộng lớn vô cùng. Thiên nhiên và lịch sử làm chứng và con người phản tỉnh quay đầu trở lại. Thập giá đứng vững giữa lòng vũ trụ, giữa dòng lịch sử và số phận nhân loại.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm