Chúa Nhật Lễ Lá - Năm C
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ
THEO THÁNH LUCA (Lc 22,14 - 23,56)
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Một trình thuật đặc sắc
Không còn nghi ngờ gì nữa, trình thuật khổ nạn của Luca có liên hệ chị em với trình thuật của Máccô. Tuy nhiên Luca vẫn có nét khác biệt. Ngoài việc đảo lộn trật tự, những đoạn văn Luca còn bỏ qua nhiều đoạn có trong Máccô và nhất là có những đoạn riêng biệt của ông.
- A. Vanhoye nhận định rằng: "Việc bỏ qua những đoạn văn có mục đích giảm nhẹ những gì xúc phạm sỗ sàng tới phẩm cách nhân loại của Đức Giêsu" (‘Đọc Kinh Thánh’ số 55, trg 25). Chính vì thế Ngài không nhấn mạnh đến sự kiện bắt Đức Giêsu. Ngài cũng không nhắc đến những chứng từ gian dối trích dẫn lời Đức Giêsu nói về Đền thờ, những lời sỉ vả của quân lính Rôma, lời đề nghị cho người chịu đóng đinh đang hấp hối uống dấm pha mộc dược.
- Trái lại, Luca thêm vào nhiều đoạn riêng của mình. Trong tổng số 127 câu có 50 câu -trong số đó có hơn 20 câu từ miệng Đức Giêsu nói ra - Trong rất nhiều những câu ấy; ta ghi nhận có: triển khai giáo huấn trước và sau khi lập phép Thánh Thể; việc thiên thần xuất hiện và mồ hôi máu đổ ra trong cảnh hấp hối; việc chữa tai cho người đầy tớ thầy cả thượng phẩm và ra lệnh đừng có hành vi chống cự; ánh mắt Đức Giêsu nhìn Phêrô vừa chối Người; ba lần Philatô tuyên bố Người vô tội; lời cầu nguyện cho các đao phủ; đối thoại với người trộm lành; tiếng kêu lớn trên thánh giá trước khi tắt thở không phải là tiếng kêu vì đau khổ phần xác trước cái chết: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa nỡ bỏ rơi tôi"; nhưng là tiếng kêu nói lên sự mật thiết bất ngờ với Thiên Chúa, là lời kinh chiều của mọi người Do Thái: "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha".
2. Con đường của Thầy, con đường của trò
Xuyên qua những nét độc đáo trong trình thuật khổ nạn của Đấng Cứu thế, Luca quảng diễn hai đề tài mà Hugues Cousin nhận định là "hội tụ". Ông viết: "Cái chết của Đức Giêsu là cuộc tử đạo của Người công chính và các môn đệ coi đó là kiểu mẫu phải noi theo".
- Qua những đoạn văn bị loại bỏ và nhất là qua những đoạn riêng của mình, Luca, khi giúp ta cảm nhận được vẻ tôn quý và sự cao cả của Đáng Vô tội bị kết án một cách bất công, đồng thời cũng cho thấy sức chiếu toả của lòng thương xót của Người qua suốt trình thuật, đã khẳng định rằng Đức Giêsu, khi tự hiến mạng sống vì tình yêu, là người chiến thắng sự dữ, rằng nhờ cuộc khổ nạn, Người chính là nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người, rằng triều đại Thiên Chúa và sự phục sinh đã bắt đầu. Thật vậy, Giuđa đã được đón tiếp rất lịch sự. Tai của anh lính hầu bị chém đã được chừa lành. Trái tim của Phêrô đã bồi hồi thống hối qua ánh mắt của người Thầy mà ông vừa chối bỏ; các đao phủ nhận được sự tha thứ; anh trộm lành hoán cải khi thấy thái độ của Người dữ nhận được lời hứa ban Nước thiên đàng; vì khi Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng trong lời cầu nguyện phó thác linh hồn cho Chúa Cha, viên sĩ quan đã tuyên xưa: "Quả thật, người này là người công chính", các chứng nhân hối hận "đấm ngực ăn năn", các bạn bè và các phụ nữ theo Người "hướng nhìn" về Người.
- Đồng thời, qua các nhân vật xuất hiện trong trình thuật, Luca muốn nhắn gởi các độc giả xưa cũng như nay một lời khuyên tha thiết - hãy bước theo Đức Giêsu.
E. Charpenlier đã viết trong "Đức Kitô" số 55 trang 118- 119: Luca mời ta bước vào cuộc khổ nạn với Đức Giêsu, cùng Phêrô nhận biết thân phận yếu hèn của mình, mà ăn năn sám hối khi gặp ánh mắt nhân hậu, cùng Simon vác thập giá mình theo Người, cùng Người phó linh hồn trong tay Chúa Cha. Ngay từ đầu một câu hỏi đã được đặt ra: “Ta, môn đệ của Chúa sẽ bước theo cuộc khổ nạn như thế nào?” Nếu, như Phêrô, ta đã có lần chối bỏ Đức Giêsu, thì cũng như Phêrô, ta vẫn còn cơ hội cảm thấy ánh mắt tha thứ của Đức Kitô nhìn ta chắc chắn ta không thể bước theo cuộc khổ nạn như một Đấng Thánh, nhưng ta vẫn luôn luôn có thể bước theo cuộc khổ nạn như một tội nhân được tha thứ".
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Đối diện với lửa thù hừng hực, Đức Giêsu toả ra ánh sáng của lòng thương xót.
(‘Sách lễ các ngày Chúa nhật Emmaus’, trg 196-197).
Trong trình thuật khổ nạn, qua khối lượng to lớn các chi tiết Luca đã nêu bật thái độ của Đức Giêsu, trước lửa hận thù hừng hực, đã chiếu toả ánh sáng của lòng thương xót cho đến cùng. Bữa Tiệc ly đã cho thấy sự tương phản giữa một người tự hạ mình làm tôi tớ, tự hiến toàn thân cho bạn hữu với các môn đệ mù quáng khép kín trong hưởng thụ, lại còn mâu thuẫn chống báng nhau. Tương phản nữa, giữa các tông đồ, là những người đang chống lại bọn lính đến tấn công, với người Thầy chưa lành vết thương cho đầy tớ vị thượng tế. Thánh sử nêu bật sự dịu hiền của người bị tố cáo khi đứng trước những kẻ tố cáo người. Trên đường lên núi Sọ, Người vẫn lo âu cho sự khốn khổ của đám dân đã chối bỏ Người. Trên thập giá, Người tha thứ cho anh trộm hối cải. Philatô quả đã không lầm: "Ông nhận biết Người vô tội. nhưng vì yếu đuối, ông đành cộng tác với các kẻ thù của Đức Giêsu mà kết án Người. Sau khi đóng đinh Người, cả một viên sĩ quan ngoại đạo cũng thốt lên chân lý hiển nhiên, chân lý mà toà án Do Thái phá huỷ: "Quả thật, Người này là Con Thiên Chúa".
2. Thánh giá, công trình hoà giải
("Kinh Thánh ngày chúa nhật", trg 493-494).
Luca là thánh sử của tình yêu Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chẳng lạ gì mà thánh nhân đã đọc và giải thích các biến cố của cuộc Khổ nạn khởi đi từ hai thái độ ấy. Tin Mừng thứ ba, khi dõi theo đường thánh giá Đức Giêsu, đã khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho Con của Người và cho tất cả mọi người, kể cả những kẻ thù nghịch. Chính vì thế Luca không giữ lại những món nợ đè nặng trên vai người Do Thái và trên các môn đệ Đức Giêsu: tìm trách nhiệm làm gì khi máu Đức Giêsu đã chuộc tội tất cả? Vì thế thánh nhân chẳng nhắc đến chuyện các môn đệ thiếp ngủ trong vườn Giếtsêmani, hay chuyện các ông đào tẩu lúc Người bị bắt; không giữ lại những lời nguyền rủa của vị thượng tế, những lời nhục mạ của quân lính. Thánh nhân không muốn thấy Đức Giêsu cô đơn trên thập giá nên đã lo cho bạn hữu và các môn đệ vây quanh để tham dự vào sự đau khổ của Người.
Cuộc Khổ nạn trở nên một phép lạ hàm chứa ơn tha thứ: người lính có vành tai bị cắt được chữa lành tức khắc; Đức Giêsu vẫn còn thời gian nhìn Phêrô sau khi ông phản bội để giúp ông sám hối. Ngay cả những lời Đức Giêsu thốt ra trên thập giá cũng được thay thế bằng những lời tha thứ và xót thương đối với anh ăn trộm, với những người Do Thái nhạo cười và với chính viên sĩ quan. Hoà giải hiện diện khắp nơi. Ngay cả kẻ cừu địch bất cộng đái thiên như Hêrôđê và Philatô cũng lợi dụng cuộc khổ nạn của Đức Giêsu để làm bắt tay nhau, cũng như trong Giáo Hội, hai phe Do Thái và dân ngoại cũng đã làm như thế.
Chúa Cha không ngừng bày tỏ tình yêu với Chúa Con: Luca thay đổi bản văn tả cảnh cầu nguyện của Đức Giêsu tại vườn Giếtsêmani, biến nó thành một mạc khải về sự kết hiệp mật thiết giữa đức Giêsu và Cha người. Thánh nhân lưu ý ta về mối quan tâm của Thiên Chúa: khích lệ Con của Người trong cơn hấp hối.
Thật bất ngờ, nhưng thử thách lớn lao vẫn là sự hiện diện của Thiên Chúa và bí tích tình yêu cùng sự tha thứ lạ lùng của người. Thánh giá là công trình hoà giải và lễ dâng của Đức Giêsu hiệu quả ở điểm qui tụ được tất cả những kẻ thù địch ác liệt nhất trong một mối hiệp nhất.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ
Chú giải của Fiches DominicalesBÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ
THEO THÁNH LUCA (Lc 22,14 - 23,56)
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Một trình thuật đặc sắc
Không còn nghi ngờ gì nữa, trình thuật khổ nạn của Luca có liên hệ chị em với trình thuật của Máccô. Tuy nhiên Luca vẫn có nét khác biệt. Ngoài việc đảo lộn trật tự, những đoạn văn Luca còn bỏ qua nhiều đoạn có trong Máccô và nhất là có những đoạn riêng biệt của ông.
- A. Vanhoye nhận định rằng: "Việc bỏ qua những đoạn văn có mục đích giảm nhẹ những gì xúc phạm sỗ sàng tới phẩm cách nhân loại của Đức Giêsu" (‘Đọc Kinh Thánh’ số 55, trg 25). Chính vì thế Ngài không nhấn mạnh đến sự kiện bắt Đức Giêsu. Ngài cũng không nhắc đến những chứng từ gian dối trích dẫn lời Đức Giêsu nói về Đền thờ, những lời sỉ vả của quân lính Rôma, lời đề nghị cho người chịu đóng đinh đang hấp hối uống dấm pha mộc dược.
- Trái lại, Luca thêm vào nhiều đoạn riêng của mình. Trong tổng số 127 câu có 50 câu -trong số đó có hơn 20 câu từ miệng Đức Giêsu nói ra - Trong rất nhiều những câu ấy; ta ghi nhận có: triển khai giáo huấn trước và sau khi lập phép Thánh Thể; việc thiên thần xuất hiện và mồ hôi máu đổ ra trong cảnh hấp hối; việc chữa tai cho người đầy tớ thầy cả thượng phẩm và ra lệnh đừng có hành vi chống cự; ánh mắt Đức Giêsu nhìn Phêrô vừa chối Người; ba lần Philatô tuyên bố Người vô tội; lời cầu nguyện cho các đao phủ; đối thoại với người trộm lành; tiếng kêu lớn trên thánh giá trước khi tắt thở không phải là tiếng kêu vì đau khổ phần xác trước cái chết: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa nỡ bỏ rơi tôi"; nhưng là tiếng kêu nói lên sự mật thiết bất ngờ với Thiên Chúa, là lời kinh chiều của mọi người Do Thái: "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha".
2. Con đường của Thầy, con đường của trò
Xuyên qua những nét độc đáo trong trình thuật khổ nạn của Đấng Cứu thế, Luca quảng diễn hai đề tài mà Hugues Cousin nhận định là "hội tụ". Ông viết: "Cái chết của Đức Giêsu là cuộc tử đạo của Người công chính và các môn đệ coi đó là kiểu mẫu phải noi theo".
- Qua những đoạn văn bị loại bỏ và nhất là qua những đoạn riêng của mình, Luca, khi giúp ta cảm nhận được vẻ tôn quý và sự cao cả của Đáng Vô tội bị kết án một cách bất công, đồng thời cũng cho thấy sức chiếu toả của lòng thương xót của Người qua suốt trình thuật, đã khẳng định rằng Đức Giêsu, khi tự hiến mạng sống vì tình yêu, là người chiến thắng sự dữ, rằng nhờ cuộc khổ nạn, Người chính là nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người, rằng triều đại Thiên Chúa và sự phục sinh đã bắt đầu. Thật vậy, Giuđa đã được đón tiếp rất lịch sự. Tai của anh lính hầu bị chém đã được chừa lành. Trái tim của Phêrô đã bồi hồi thống hối qua ánh mắt của người Thầy mà ông vừa chối bỏ; các đao phủ nhận được sự tha thứ; anh trộm lành hoán cải khi thấy thái độ của Người dữ nhận được lời hứa ban Nước thiên đàng; vì khi Đức Giêsu trút hơi thở cuối cùng trong lời cầu nguyện phó thác linh hồn cho Chúa Cha, viên sĩ quan đã tuyên xưa: "Quả thật, người này là người công chính", các chứng nhân hối hận "đấm ngực ăn năn", các bạn bè và các phụ nữ theo Người "hướng nhìn" về Người.
- Đồng thời, qua các nhân vật xuất hiện trong trình thuật, Luca muốn nhắn gởi các độc giả xưa cũng như nay một lời khuyên tha thiết - hãy bước theo Đức Giêsu.
E. Charpenlier đã viết trong "Đức Kitô" số 55 trang 118- 119: Luca mời ta bước vào cuộc khổ nạn với Đức Giêsu, cùng Phêrô nhận biết thân phận yếu hèn của mình, mà ăn năn sám hối khi gặp ánh mắt nhân hậu, cùng Simon vác thập giá mình theo Người, cùng Người phó linh hồn trong tay Chúa Cha. Ngay từ đầu một câu hỏi đã được đặt ra: “Ta, môn đệ của Chúa sẽ bước theo cuộc khổ nạn như thế nào?” Nếu, như Phêrô, ta đã có lần chối bỏ Đức Giêsu, thì cũng như Phêrô, ta vẫn còn cơ hội cảm thấy ánh mắt tha thứ của Đức Kitô nhìn ta chắc chắn ta không thể bước theo cuộc khổ nạn như một Đấng Thánh, nhưng ta vẫn luôn luôn có thể bước theo cuộc khổ nạn như một tội nhân được tha thứ".
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Đối diện với lửa thù hừng hực, Đức Giêsu toả ra ánh sáng của lòng thương xót.
(‘Sách lễ các ngày Chúa nhật Emmaus’, trg 196-197).
Trong trình thuật khổ nạn, qua khối lượng to lớn các chi tiết Luca đã nêu bật thái độ của Đức Giêsu, trước lửa hận thù hừng hực, đã chiếu toả ánh sáng của lòng thương xót cho đến cùng. Bữa Tiệc ly đã cho thấy sự tương phản giữa một người tự hạ mình làm tôi tớ, tự hiến toàn thân cho bạn hữu với các môn đệ mù quáng khép kín trong hưởng thụ, lại còn mâu thuẫn chống báng nhau. Tương phản nữa, giữa các tông đồ, là những người đang chống lại bọn lính đến tấn công, với người Thầy chưa lành vết thương cho đầy tớ vị thượng tế. Thánh sử nêu bật sự dịu hiền của người bị tố cáo khi đứng trước những kẻ tố cáo người. Trên đường lên núi Sọ, Người vẫn lo âu cho sự khốn khổ của đám dân đã chối bỏ Người. Trên thập giá, Người tha thứ cho anh trộm hối cải. Philatô quả đã không lầm: "Ông nhận biết Người vô tội. nhưng vì yếu đuối, ông đành cộng tác với các kẻ thù của Đức Giêsu mà kết án Người. Sau khi đóng đinh Người, cả một viên sĩ quan ngoại đạo cũng thốt lên chân lý hiển nhiên, chân lý mà toà án Do Thái phá huỷ: "Quả thật, Người này là Con Thiên Chúa".
2. Thánh giá, công trình hoà giải
("Kinh Thánh ngày chúa nhật", trg 493-494).
Luca là thánh sử của tình yêu Thiên Chúa và lòng thương xót của Người. Chẳng lạ gì mà thánh nhân đã đọc và giải thích các biến cố của cuộc Khổ nạn khởi đi từ hai thái độ ấy. Tin Mừng thứ ba, khi dõi theo đường thánh giá Đức Giêsu, đã khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho Con của Người và cho tất cả mọi người, kể cả những kẻ thù nghịch. Chính vì thế Luca không giữ lại những món nợ đè nặng trên vai người Do Thái và trên các môn đệ Đức Giêsu: tìm trách nhiệm làm gì khi máu Đức Giêsu đã chuộc tội tất cả? Vì thế thánh nhân chẳng nhắc đến chuyện các môn đệ thiếp ngủ trong vườn Giếtsêmani, hay chuyện các ông đào tẩu lúc Người bị bắt; không giữ lại những lời nguyền rủa của vị thượng tế, những lời nhục mạ của quân lính. Thánh nhân không muốn thấy Đức Giêsu cô đơn trên thập giá nên đã lo cho bạn hữu và các môn đệ vây quanh để tham dự vào sự đau khổ của Người.
Cuộc Khổ nạn trở nên một phép lạ hàm chứa ơn tha thứ: người lính có vành tai bị cắt được chữa lành tức khắc; Đức Giêsu vẫn còn thời gian nhìn Phêrô sau khi ông phản bội để giúp ông sám hối. Ngay cả những lời Đức Giêsu thốt ra trên thập giá cũng được thay thế bằng những lời tha thứ và xót thương đối với anh ăn trộm, với những người Do Thái nhạo cười và với chính viên sĩ quan. Hoà giải hiện diện khắp nơi. Ngay cả kẻ cừu địch bất cộng đái thiên như Hêrôđê và Philatô cũng lợi dụng cuộc khổ nạn của Đức Giêsu để làm bắt tay nhau, cũng như trong Giáo Hội, hai phe Do Thái và dân ngoại cũng đã làm như thế.
Chúa Cha không ngừng bày tỏ tình yêu với Chúa Con: Luca thay đổi bản văn tả cảnh cầu nguyện của Đức Giêsu tại vườn Giếtsêmani, biến nó thành một mạc khải về sự kết hiệp mật thiết giữa đức Giêsu và Cha người. Thánh nhân lưu ý ta về mối quan tâm của Thiên Chúa: khích lệ Con của Người trong cơn hấp hối.
Thật bất ngờ, nhưng thử thách lớn lao vẫn là sự hiện diện của Thiên Chúa và bí tích tình yêu cùng sự tha thứ lạ lùng của người. Thánh giá là công trình hoà giải và lễ dâng của Đức Giêsu hiệu quả ở điểm qui tụ được tất cả những kẻ thù địch ác liệt nhất trong một mối hiệp nhất.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm