Trang chủ

Samstag, Dezember 26, 2020

 Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày lễ Thánh Stêphanô

Thật không may, nước Ý lại đang điêu đứng vì coronavirus. Ngay sau thánh lễ Đêm Giáng Sinh, từ 10g tối ngày 24 tháng 12, nước Ý lại phải rơi vào tình trạng cô lập như hồi tháng 3.


Do đó, tạm thời, các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng được thực hiện từ thư viện của dinh Tông Toà thay vì từ cửa sổ phòng làm việc của Đức Thánh Cha nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô.

Mở đầu bài huấn đức, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin Mừng hôm qua nói về Chúa Giêsu, là “ánh sáng thật” đã đến trong thế gian, ánh sáng “chiếu soi trong bóng tối” và “bóng tối không diệt được” (Ga 1: 9, 5). Hôm nay chúng ta thấy người đã làm chứng cho Chúa Giêsu, là Thánh Stêphanô, người đã tỏa sáng trong bóng tối. Những người làm chứng cho Chúa Giêsu được tỏa sáng bằng ánh sáng của Ngài, không phải bằng ánh sáng của chính họ. Ngay cả Giáo hội cũng không có ánh sáng của riêng mình. Vì điều này, các giáo phụ cổ đại đã gọi Giáo hội là: “mầu nhiệm mặt trăng”. Giống như mặt trăng, không có ánh sáng riêng của nó, những chứng nhân này không có ánh sáng riêng của họ, nhưng họ hấp thụ ánh sáng của Chúa Giêsu và phản chiếu ánh sáng ấy. Thánh Stêphanô bị vu oan và bị ném đá dã man, nhưng trong bóng tối của hận thù đạt đến cao điểm là cực hình ném đá ngài, thánh nhân đã để cho ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu sáng: ngài cầu nguyện cho những kẻ giết mình và tha thứ cho họ, giống như Chúa Giêsu đã tha thứ từ trên thập tự giá. Ngài là vị tử đạo tiên khởi, tức là chứng nhân đầu tiên, người thứ nhất trong số rất nhiều anh chị em, những người, cho đến tận ngày nay, vẫn tiếp tục đưa ánh sáng vào bóng tối - những người đáp lại điều ác bằng điều thiện; họ không khuất phục trước bạo lực và dối trá, nhưng phá vỡ vòng hận thù bằng sự hiền lành và tình yêu. Trong những đêm đen của thế giới, những chứng nhân này mang đến bình minh của Chúa.

Freitag, Dezember 25, 2020

 Sứ Điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha nhắc đến quê hươngViệt Nam của chúng ta

Thông thường, trong các năm trước, các buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và Phục Sinh đều có đông đảo các tín hữu và khách hành hương đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, từ vài chục ngàn người đến hàng trăm ngàn người chờ đợi Đức Thánh Cha ban phép lành từ ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô.


Năm nay không được như thế. Đại dịch coronavirus đang tấn công mạnh mẽ đến mức khiến Thủ tướng Giuseppe Conte phải áp đặt lại lệnh cách ly nghiêm nhặt như hồi tháng Ba vừa qua. Lệnh cách ly mới có hiệu lực ngay sau lễ Giáng Sinh. Do đó, quảng trường Thánh Phêrô vắng hoe chỉ có lác đác đó đây các hiến binh Vatican và vài người cảnh sát Ý.

Toàn bộ buổi đọc sứ điệp và kinh truyền tin đã diễn ra tại phòng họp Benedizione, nghĩa là Chúc lành, trong dinh Tông Tòa của Vatican, trước sự hiện diện của khoảng 50 người trở lại. Tại phòng họp này, hôm thứ Hai 21 tháng 12 đã diễn ra buổi tiếp kiến chúc mừng Giáng Sinh Đức Thánh Cha dành cho Hồng Y Đoàn và Giáo triều Rôma.

Mở đầu Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng Sinh!

Tôi muốn chuyển đến mọi người thông điệp mà Giáo hội loan báo trong ngày lễ này, theo lời của Tiên tri Isaia: “Một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng cho chúng ta” (Is 9: 5).

Một hài nhi được sinh ra: sinh ra luôn là nguồn hy vọng, là mầm sống, là hứa hẹn của tương lai. Và Hài Nhi này, là Chúa Giêsu, đã được “sinh ra cho chúng ta”: một chúng ta không có biên giới, không có những đặc quyền hay những loại trừ. Hài Nhi mà Đức Trinh Nữ Maria sinh ra tại Bethlehem đã được sinh ra cho tất cả mọi người: hài nhi ấy là “Con Một” mà Thiên Chúa đã ban cho toàn thể gia đình nhân loại.

Nhờ Hài Nhi này, tất cả chúng ta có thể hướng về Thiên Chúa và gọi Người là “Cha”, là “Bố”. Chúa Giêsu là Con Một; không ai khác biết Chúa Cha, trừ ra Chúa Con. Nhưng Ngài đã đến thế gian chính xác là để mạc khải thiên nhan của Chúa Cha cho chúng ta. Và như vậy, nhờ Hài Nhi này, tất cả chúng ta có thể gọi nhau là anh em và thực sự là anh em với nhau: bất kể sống ở châu lục nào, bất kể những dị biệt về ngôn ngữ và văn hóa, bất kể những khác biệt về bản sắc giữa chúng ta, tất cả chúng ta đều là anh chị em.

Trong thời điểm lịch sử này, được đánh dấu bởi cuộc khủng hoảng sinh thái và sự mất cân bằng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội, và tình hình còn trầm trọng hơn bởi đại dịch coronavirus, chúng ta cần tình huynh đệ hơn bao giờ hết. Và Thiên Chúa ban tình huynh đệ ấy cho chúng ta bằng cách ban cho chúng ta Con Ngài là Chúa Giêsu: đó không phải là một tình huynh đệ được tạo nên bởi những lời hoa mỹ, những lý tưởng trừu tượng, những tình cảm mơ hồ… Không, không phải như thế. Nhưng đó là một tình huynh đệ dựa trên tình yêu thương thực sự, có khả năng gặp gỡ tha nhân, là những người khác biệt với chúng ta – có khả năng thương cảm trước những đau khổ của họ, để tiếp cận và chăm sóc họ ngay cả khi họ không phải là những người trong gia đình tôi, trong dân tộc tôi, tôn giáo của tôi; người ấy khác tôi nhưng người ấy là anh trai tôi, là em gái tôi. Và điều này cũng đúng trong quan hệ giữa các dân tộc và quốc gia: tất cả đều là anh em!

Trong ngày lễ Giáng Sinh, chúng ta cử hành biến cố ánh sáng của Chúa Kitô đến thế gian và Ngài đến cho mọi người: không phải chỉ cho một số người mà thôi. Ngày nay, trong thời kỳ tăm tối và bất định gây ra bởi đại dịch, một số tia sáng hy vọng xuất hiện, chẳng hạn như những khám phá về vắc-xin. Nhưng để những ngọn đèn này chiếu sáng và mang lại hy vọng cho toàn thế giới, chúng phải có sẵn cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể để những quốc gia khép kín ngăn cản chúng ta sống như một gia đình nhân loại thực sự, như chúng ta phải là. Chúng ta cũng không thể để vi-rút của chủ nghĩa cá nhân cực đoan đè bẹp chúng ta, và khiến chúng ta thờ ơ trước những đau khổ của các anh chị em khác. Tôi không thể đặt mình trước người khác, đặt luật thị trường và các bằng sáng chế phát minh lên trên luật tình yêu và sức khỏe của nhân loại. Tôi yêu cầu tất cả mọi người: các nhà lãnh đạo nhà nước, các công ty, các tổ chức quốc tế thúc đẩy hợp tác chứ không phải cạnh tranh, và tìm kiếm một giải pháp cho tất cả: vắc xin cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho những người dễ bị tổn thương và thiếu thốn nhất ở tất cả các khu vực trên hành tinh này. Ở vị trí ưu tiên, phải là những người dễ bị tổn thương và thiếu thốn nhất!

Xin Chúa Hài Đồng giúp chúng ta luôn sẵn sàng, rộng lượng và hỗ trợ, đặc biệt là đối với những người yếu đuối nhất, những người bệnh tật và những người thất nghiệp hoặc gặp khó khăn nghiêm trọng do những hậu quả kinh tế gây ra bởi đại dịch, cũng như những phụ nữ, là những người trong những tháng bị cô lập gần đây đã phải hứng chịu bạo lực gia đình.

Đối mặt với một thử thách đang vượt qua mọi biên giới, chúng ta không thể dựng lên những rào cản. Chúng ta phải sát cánh bên nhau. Mỗi người đều là anh em của tôi. Trong mỗi người tôi nhìn thấy thiên nhan của Chúa được phản chiếu, và trong những người đau khổ, tôi thấy Chúa đang cầu xin sự giúp đỡ của tôi. Tôi thấy điều đó ở những người bệnh tật, những người nghèo, những người thất nghiệp, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, người di cư và người tị nạn: tất cả là anh chị em!

Vào ngày mà Lời Chúa trở thành một hài nhi, chúng ta hãy hướng ánh mắt của mình đến quá nhiều trẻ em trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Syria, Iraq và Yemen, vẫn phải trả giá đắt trong các cuộc chiến. Khuôn mặt của họ phải làm rung chuyển lương tâm của những người có thiện chí, để nguyên nhân của các cuộc xung đột được giải quyết và chúng ta có can đảm làm việc nhằm kiến tạo một tương lai hòa bình.

Có thể đây là thời điểm thích hợp để xoa dịu căng thẳng khắp Trung Đông và vùng Đông Địa Trung Hải.

Cầu mong Chúa Giêsu Hài Đồng chữa lành vết thương cho những người dân Syria yêu dấu, những người đã kiệt quệ vì chiến tranh và những hậu quả của nó, đến nay là cả một thập kỷ rồi, và tình trạng của họ càng thêm trầm trọng bởi đại dịch. Xin Chúa mang lại niềm an ủi cho người dân Iraq và tất cả những người tham gia vào con đường hòa giải, đặc biệt là người Yazidis, đã bị thương tổn thê thảm trong những năm cuối cùng của cuộc chiến. Xin Chúa mang lại hòa bình cho Libya và mở ra một giai đoạn mới trong các cuộc đàm phán đang diễn ra nhằm chấm dứt mọi hình thức thù địch ở nước này.

Xin Chúa Hài Đồng ban tình huynh đệ cho mảnh đất đã chứng kiến Người sinh ra. Cầu xin cho người Israel và người Palestine khôi phục lòng tin lẫn nhau để tìm kiếm một nền hòa bình công bằng và lâu dài thông qua đối thoại trực tiếp, có khả năng vượt qua bạo lực và vượt qua những oán hận đang thống trị vùng đất này, để họ có thể làm chứng cho thế giới về vẻ đẹp của tình huynh đệ.

Cầu mong ngôi sao chiếu sáng đêm Giáng sinh sẽ là người dẫn đường, cổ võ tinh thần cho người dân Li Băng, để với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế họ không mất hy vọng trước những khó khăn đang gặp phải. Cầu xin Hoàng tử Hòa bình giúp các nhà lãnh đạo đất nước gạt bỏ những lợi ích cụ thể sang một bên và dấn thân một cách nghiêm túc, trung thực và minh bạch để Li Băng có thể đi theo con đường cải cách và tiếp tục thực hiện ơn gọi của quốc gia này là trở nên một vùng đất tự do và chung sống hòa bình.

Cầu mong Con của Đấng Tối cao ủng hộ cam kết của cộng đồng quốc tế và các quốc gia liên quan trong việc tiếp tục cuộc ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh, cũng như ở các khu vực phía đông của Ukraine, và thúc đẩy đối thoại như cách thế duy nhất dẫn đến hòa bình và hòa giải.

Xin Chúa Hài Đồng xoa dịu nỗi đau khổ của người dân Burkina Faso, Mali và Niger, nơi bị tấn công bởi một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, mà căn cội là chủ nghĩa cực đoan và xung đột vũ trang, cũng như đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác; xin Chúa ngăn chặn bạo lực ở Ethiopia, nơi nhiều người buộc phải chạy trốn do giao tranh; xin Chúa mang lại ơn an ủi cho cư dân của vùng Cabo Delgado ở phía bắc Mozambique, và những nạn nhân của bạo lực khủng bố quốc tế; xin Chúa khuyến khích các nhà lãnh đạo Nam Sudan, Nigeria và Cameroon tiếp tục hành trình đối thoại và huynh đệ đã thực hiện.

Cầu mong Lời Vĩnh Hằng của Cha là nguồn hy vọng cho lục địa Mỹ Châu, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi coronavirus, đang làm trầm trọng thêm nhiều đau khổ đã đè nặng lên lục địa này, và thường trở nên trầm trọng hơn do hậu quả của tham nhũng và nạn buôn bán ma túy. Xin Chúa giúp vượt qua những căng thẳng xã hội gần đây ở Chí Lợi và chấm dứt sự đau khổ của người dân Venezuela.

Xin Chúa bảo vệ những người dân bị thiên tai ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Phi Luật Tân và Việt Nam, nơi có nhiều cơn bão đã gây ra lũ lụt với hậu quả tàn khốc đối với các gia đình sống ở những vùng đất đó, gây ra các thiệt hại nhân mạng, thiệt hại môi trường và những hậu quả đối với nền kinh tế địa phương.

Và khi nghĩ đến Á Châu, tôi không thể nào quên những người Rohingya: Cầu xin Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra nghèo khó giữa những người nghèo, mang lại hy vọng trong những đau khổ của họ.

Anh chị em thân mến,

“Một hài nhi được sinh ra cho chúng ta” (Is 9:5). Ngài đến để cứu chúng ta! Ngài thông báo rằng đau khổ và cái ác không có tiếng nói sau cùng. Chiều theo bạo lực và bất công có nghĩa là phủ nhận niềm vui và hy vọng của Giáng sinh.

Trong ngày lễ này, tôi nhớ cách riêng đến những người không để cho mình bị choáng ngợp bởi những hoàn cảnh bất lợi, nhưng cố gắng mang lại hy vọng, sự an ủi và giúp đỡ, trong khi giúp đỡ những người đau khổ và đồng hành với những ai cô đơn.

Chúa Giêsu sinh ra trong chuồng gia súc, nhưng được bao bọc trong tình yêu của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Khi hoá thành nhục thể, Con Thiên Chúa đã thánh hiến tình yêu gia đình. Suy nghĩ của tôi lúc này là đến các gia đình: đến những người không thể đoàn tụ hôm nay, cũng như những người bị buộc phải ở nhà. Ước gì Giáng sinh là dịp để mọi người khám phá lại gia đình là cái nôi của sự sống và đức tin; là nơi đón nhận tình yêu thương, đối thoại, tha thứ, liên đới huynh đệ và chia sẻ niềm vui, là nguồn bình an cho toàn thể nhân loại.

Chúc mọi người Giáng Sinh vui vẻ!

Anh chị em thân mến, tôi lặp lại lời chúc Giáng Sinh hạnh phúc đến tất cả anh chị em, được kết nối từ khắp nơi trên thế giới, qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Tôi cảm ơn vì sự hiện diện trong tinh thần của anh chị em vào ngày được đánh dấu bằng niềm vui này. Trong những ngày này, bầu khí Giáng Sinh mời gọi mọi người trở nên tốt hơn và huynh đệ hơn, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho những gia đình và cộng đoàn đang sống trong nhiều đau khổ. Xin hãy tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa Giáng sinh vui vẻ, và xin tạm biệt!

 Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh 24.12.2020


Lúc 7h30 tối thứ Năm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Đêm Giáng Sinh. Đây là năm thứ 8 ngài cử hành thánh lễ này trong cương vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Do hoàn cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng, thánh lễ thay vì được tổ chức ở bàn thờ chính như thường lệ, đã được cử hành tại bàn thờ Ngai Tòa với một cộng đoàn rất hạn chế. Ngoài ra, thánh lễ cũng phải cử hành sớm hơn.

Trước đây, lễ Đêm Giáng Sinh tại Vatican được cử hành đúng nửa đêm. Năm 2009, vì tình trạng sức khoẻ của ngài, Đức Bênêđíctô XVI đã chuyển lễ Đêm Giáng Sinh ở Vatican từ nửa đêm sang 10 giờ tối. Sau khi Đức Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 2013, thánh lễ Đêm Giáng Sinh ở Vatican được cử hành lúc 9:30 tối. Như thế, năm nay thánh lễ được cử hành 2 giờ trước thường lệ, để anh chị em có thể về đến nhà trước giờ giới nghiêm là 10 giờ tối, được đưa ra như một phần trong các biện pháp làm chậm sự lây lan của coronavirus.


Trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói:


Đêm nay, lời tiên báo vĩ đại của Tiên tri Isaia đã được ứng nghiệm: “một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, và một người con đã được ban tặng chúng ta” (Is 9: 6).

Mittwoch, Dezember 23, 2020

 23.12.2020

                        O Emmanuel
                O ĐẤNG Emmanuel 
 (Is 7,14;  Mt 1,23)

"Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.” (Mt 1,23)




Dienstag, Dezember 22, 2020

 22.12.2020

                 O rex gentium 

               O Vua các dân tộc  (Tv 2,6-8; Is 33,22)

Thánh vịnh  (2,6-8)

6 rằng: “Chính Ta đã đặt vị quân vương Ta tuyển chọn,
lên trị vì Xi-on, núi thánh của Ta.”
7 Tân vương lên tiếng: Tôi xin đọc sắc phong của CHÚA,
Người phán bảo tôi rằng: “Con là con của Cha,
ngày hôm nay Cha đã sinh ra con.
8 Con cứ xin, rồi Cha ban tặng
muôn dân nước làm sản nghiệp riêng,
toàn cõi đất làm phần lãnh địa.


Sonntag, Dezember 20, 2020

 21.12.2020

                        O     Oriens  
            O Mặt Trời Công Chính... (Ml 3,20; x. Lc 1,78)



 Đức Mẹ đi thăm bà Ê-li-sa-bét


Trích bài diễn giải của thánh Am-rô-xi-ô, giám mục, về Tin Mừng theo thánh Lu-ca.


Khi loan báo những điều huyền nhiệm cho Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thì thần sứ cũng báo cho Người biết việc một phụ nữ cao niên và hiếm muộn đã thụ thai. Thần sứ dùng sự việc này như một ví dụ để minh xác rằng bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn thì Người sẽ thực hiện.

 20.12.2020    O Clavis David


               O Chìa khoá nhà Đa-vít 

Ta sẽ đặt trên vai nó. Nó mở ra thì không ai đóng được, nó đóng lại thì không ai mở được.  (Is 22,22)






Samstag, Dezember 19, 2020

 

Chúa Nhật IV Mùa Vọng - Năm B

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN

Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Trương Lương gặp được thầy giỏi một phần nhờ cơ may. Nhưng phần lớn là nhờ sự khiêm nhường phục vụ của ông. Đọc truyện Trương Lương, tôi lại nhớ đến Đức Mẹ. Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ơn lành nhưng không của Chúa, nhưng cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

 19. 12. 2020                 O Radix Jesse   

                       O cội rễ Gie-sê (Is 11,10)



 Bài giảng Mùa Vọng thứ ba của Đức Hồng Y Cantalamessa trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma


Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An

Bài Giảng Mùa Vọng đầu tiên của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.
Bài Giảng Mùa Vọng thứ hai của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.

Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 18 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Dòng Anh Em Hèn Mọn, Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, đã trình bày bài thuyết giảng thứ ba và cũng là bài cuối cùng trong loạt bài tĩnh tâm Mùa Vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Rôma với chủ đề: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90:12).

Bài thuyết giảng Mùa Vọng cuối cùng này của ngài có tựa đề: “Ngài cư ngụ giữa chúng ta.” Đó là một câu trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan.

Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

“Giữa các ngươi, có Ðấng mà các ngươi không biết”. Đó là lời ta thán của Gioan Tẩy Giả được nghe trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Vọng mà chúng ta muốn làm vang lên trong cuộc gặp gỡ cuối cùng trước lễ Giáng Sinh này.

Donnerstag, Dezember 17, 2020

 18.12.2020                  O Adonai   


Thiên Chúa phán với ông Mô-sê : "Ta là ĐỨC CHÚA"  (Xh 6,2)



Mittwoch, Dezember 16, 2020

 O Sapientia    

 Ô Đức Khôn Ngoan







Bài giảng của Đức Thánh Cha đã trong Thánh Lễ Ðức Mẹ Guadalupe tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Lúc 11 giờ sáng ngày 12 tháng 12 theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Ðức Mẹ Guadalupe tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha ứng khẩu nói bằng tiếng Tây Ban Nha như sau:


Trong Phụng vụ hôm nay, có ba từ, ba ý tưởng nổi bật: đó là sự quảng đại, phước lành và hồng ân. Và, khi nhìn vào hình ảnh của Đức Trinh Nữ Guadalupe, phần nào chúng ta cũng thấy một sự phản ánh của ba thực tại: quảng đại, phước lành và hồng ân.

 Virus Vũ Hán, Đại Tái Lập, và những mưu toan đáng âu lo. Cảnh báo gây xôn xao dư luận của ĐHY Burke.

Đức Hồng Y Raymond Burke đã cảnh báo rằng chủ nghĩa duy vật Mácxít hiện nay dường như đang “thống trị” Hoa Kỳ, và sáng kiến “Great Reset”, tức là “Đại Tái Lập”, của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang “thao túng các công dân và các quốc gia thông qua sự thiếu hiểu biết và sợ hãi”.

Để hiểu được những ý tưởng của Đức Hồng Y nguyên Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, xin được giải thích thêm như sau:

Sau khi lý thuyết cộng sản sụp đổ trên quy mô toàn thế giới, một lý thuyết mới lại xuất hiện có tên là “Great Reset”, do Giáo sư Richard Florida chủ xướng. Trên quan điểm của một nhà nghiên cứu về đô thị học, ông cho rằng nếu cứ tiếp tục như hiện nay, chỉ trong vài thập niên nữa, những người trẻ sẽ không thể kiếm đâu ra nhà để mướn.

Samstag, Dezember 12, 2020

 

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B

CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, ánh sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để thấy ánh sáng vật lý, chỉ cần có đôi mắt bình thường. Nhưng để nhìn thấy ánh sáng khoa học, phải có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi. Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của ngài. Nhìn vào cuộc đời ngài, ta thấy toả ra các làn ánh sáng sau đây:

Samstag, Dezember 05, 2020

 

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B

DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA


ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt

Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.