Trang chủ

Donnerstag, März 31, 2016


Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân dịp Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi Lần Thứ 53
LM. Gioan Lê Quang Tuyến dịch3/31/2016

Giáo Hội, Mẹ của Ơn Gọi


Thưa anh chị em,

Niềm hy vọng lớn lao của tôi trong suốt thời gian năm thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót là tất cả mọi người được rửa tội có thể trải nghiệm được niềm vui thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ra điều này: ơn gọi Kitô hữu, giống như mọi ơn gọi đặc biệt, được sinh ra từ Dân Chúa và là quà tặng của Lòng Thương Xót Chúa. Giáo Hội là đền thờ của lòng thương xót, và là "mảnh đất" cho mọi ơn gọi được nuôi trồng, trưởng thành và sinh hoa kết trái.

LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA TỒN TẠI ĐẾN MUÔN ĐỜI (SUY NIỆM CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT) 


(Ga 20, 19-31)
Nhân dịp phong thánh cho nữ tu Maria Faustina Kowalska, ngày 30/4 năm 2000, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đặt tên cho Chúa nhật tiếp liền sau Đại Lễ  Phục Sinh là Chúa nhật Lòng Thương Xót Chúa, kính nhớ việc Chúa Kitô tỏ cho thánh Tôma thấy cạnh sườn, nơi trào ra nước và máu, suối nguồn ân sủng. Truyền thống Giáo hội đã coi đây như là nguồn gốc của bí tích hòa giải, nơi mà con người cảm nhận được sự tha thứ do lòng thương xót Chúa.
Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C

ĐỨC TIN

SƯU TẦM
Trong sinh hoạt bình thường, đôi khi chúng ta có dịp gửi đến cho nhau những quà tặng. Chẳng hạn như ngày cưới, ngày sinh nhật… Thế nhưng, có những quà tặng chẳng mang lại một ý nghĩa nào cả, hay ít nữa một sự tiện dụng nào đó. Người tặng cũng chỉ tặng cho xong bổn phận, cho xong món nợ. Còn người nhận thì cũng miễn cưỡng vui vẻ lúc bấy giờ, còn sau đó thì xếp quà tặng vào một xó góc tăm tối, bụi bậm và có lẽ chẳng bao giờ ngó ngàng tới.
Ngày 31

Đức Mẹ Thập Giá – Jerusalem

Không có người con nào đã yêu mến mẹ mình cho bằng Chúa Giêsu yêu mến Mẹ Maria. Không có người mẹ nào đã thương yêu con mình cho bằng Nữ Vương Đau Thương đã thương yêu Người Con Đau Thương. Khi để cho Mẹ Maria cùng chịu đau đớn với Người dưới chân thập giá, chắc chắn Chúa Giêsu đã đổ thêm vào Trái Tim dịu hiền của Người một nỗi đớn đau mà trí hiểu nghèo nàn của chúng ta không sao thấu được. Chúng ta hãy thinh lặng chiêm ngắm, như những người qua đường, chỉ biết rằng không có một nỗi niềm nào thống thiết như thế.
Nỗi đau buồn của Đức Maria cũng tương đương với lòng can đảm của Mẹ. Thật bất kính với Mẹ Maria khi có những bức hình gợi thương diễn tả một trinh nữ bị ngất, dung mạo của Mẹ bị biến đổi giống như một diễn viên Hollywood!
Khi giã từ thập giá, vào giờ thứ chín, lúc mọi sự đã hoàn tất, Đức Maria biết rằng ơn cứu chuộc của chúng ta đã được thực hiện. Cái giá phải trả thật khủng khiếp; nhưng Mẹ sẽ không ngần ngại giả như phải làm lại tất cả một lần nữa như thế.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ chúng con trong mầu nhiệm các thánh thông công - cầu cho chúng con.
Đức cha Robert J. Dwyer
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, März 30, 2016




Lòng thưong xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta


Lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta

Chúng ta tất cả đều cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa giải thoát khỏi sự dữ, tội lỗi và cái chết. Dù chúng ta có lỗi phạm gì đi nữa, thì lòng thương xót của Thiên Chúa lớn lao hơn tội lỗi của chúng ta
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với ĐTC sáng thứ tư hôm qua.  ĐTC đã kết thúc các suy tư về lòng thương xót trong Cựu Ước với thánh vịnh 51, là lời cầu sám hối xưng thú lỗi lầm và xin tha tội, trong đó người cầu nguyện để cho tình yêu của Chúa thanh tẩy và trở thành một thụ tạo mới, có khả năng vâng lời, có tinh thần vững mạnh và chúc tụng chân thành.
Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C

LÒNG THƯƠNG XÓT

SƯU TẦM
Trong cuốn “A Forgiving God In An Unforgiving World”, “Một Thiên Chúa Tha Thứ Trong Một Thế Giới Không Tha Thứ”, của Ron Lee Davis, kể lại câu chuyện về một linh mục người Phi Luật Tân như sau:

Vị linh mục là một người rất yêu mến Thiên Chúa, nhưng ông luôn luôn bị ám ảnh bởi một tội bí ẩn đã phạm nhiều năm trước đây. Ngài đã ăn năn sám hối, nhưng vẫn không cảm thấy bình an vì chưa cảm nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa. Trong giáo xứ của ngài có một người phụ nữ có lòng yêu mến Thiên Chúa rất sâu xa và tuyên bố là được ơn biết những điều Chúa Giêsu muốn nói với bà. Riêng vị linh mục lại không tin điều này. Để thử thách bà, ngài nói: “Lần sau bà nói chuyện với Chúa Giêsu, tôi muốn hỏi Ngài xem tội của tôi đã phạm trong thời gian còn học ở chủng viện là tội gì”. Người phụ nữ đã đồng ý.
Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C

NIỀM TIN CHÚA PHỤC SINH

Noel Quesson

“Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người… và không đặt tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”.

Một hôm ma quỷ muốn cám dỗ Thánh Martinô vào đường sai lạc, hắn hiện hình một vị vua oai phong đến bảo Thánh nhân:

- Hỡi Martinô, Cha cám ơn con đã tin Cha. Con biết rằng Cha luôn tin tưởng con. Cha mong từ nay con luôn ở bên Cha và tín nhiệm vào Cha.

Martinô chăm chú nhìn vào ông vua và hỏi:

- Nhưng thưa ông, ông là ai vậy?
Ngày 30

Đức Mẹ Boulogne-sur-Mer

Chúng ta thường bàn về vấn đề lắng nghe, để tai nghe những lời Thiên Chúa phán dạy rất khẽ, về việc chăm chú đến tiếng Chúa. Ta có thể tìm đâu một tấm gương tuyệt vời hơn thái độ toàn tâm lắng nghe của Mẹ Chúa Giêsu?
Sứ thần chào kính, “Kính mừng Maria,” và Đức Maria đã lắng nghe với đức tin kính sợ và đức trông cậy vững vàng khi nghe rằng Mẹ thực sự đầy ơn phúc. Nơi Đức Maria là sự hoàn thành của mọi lời hứa đã được ban cho nhân loại. Người Con của Mẹ sẽ là Người Con của toàn nhân loại, nơi Người, mọi điều tốt lành sẽ được nên trọn. Suốt đời, Đức Maria đã lắng nghe. Phiền muộn khi Con lạc mất tại đền thờ Jerusalem; đớn đau khi chứng kiến Con tử giá; cung kính chấp nhận mục đích cuộc đời – đó là những điển hình về khả năng lắng nghe của Mẹ Maria.
Chúng ta hãy nỗ lực lắng nghe như Đức Maria. Thiên Chúa vẫn nói với trần gian của Người. Tiếng Chúa vẫn vang vọng chung quanh; và chúng ta phải lắng tai. Trong mưa rơi và sương sa, trong lạnh lẽo và tê cóng, Chúa vẫn lên tiếng với con cái của Người.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Hiền Mẫu Hội Thánh và Hiền Thê Chúa Thánh Thần - cầu cho chúng con.
T. Timothy Delaney
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, März 29, 2016


Chúa Kitô Phục Sinh, lòng thương xót Chúa hoạt động trong lịch sử Giáo Hội

Bùi Hữu Thư3/29/2016
Vatican 28/3/2016
Lời Đức Thánh Cha trước Kinh Nữ Vương Thiên Đàng

Chào các bạn thân mến,

Vào ngày thứ hai tuần bát nhật Phục Sinh còn được gọi là “Thứ Hai của Thiên Thần”, trái tim chúng ta vẫn còn tràn đầy niềm vui Phục Sinh.

Sau thời gian Mùa Chay, là thời kỳ xám hối và hoán cải, Giáo Hội đã sống sốt sắng đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, sau khi cử hành Tam Nhật Thánh, hôm nay chúng ta đứng trước ngôi mộ Chúa Giêsu trống rỗng, và chúng ta suy niệm một cách kinh ngạc và biết ơn về mầu nhiệm cao cả của việc Chúa Phục Sinh.

Sự sống đã chiến thắng sự chết! Lòng thương xót và tình yêu đã chiến thắng tội lỗi. Chúng ta cần có đức tin và niềm hy vọng để mở lòng trước chân trời mới và huy hoàng này. 
Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C

NGÔI MỘ MỞ TUNG VÀ TRỐNG RỖNG

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Người đang sống

Thật nghịch lý, Tin Mừng ngày lễ Phục sinh chỉ dừng lại ở chỗ khám phá ra ngôi mộ mở tung và trống rỗng mà không dẫn ta đi đến cùng câu chuyện, cho đến khi gặp Maria Madalêna cùng với Đấng Phục sinh và lời loan báo cho các môn đệ: "Tôi đã thấy Đức Chúa, và đây là lời Người nói với tôi (câu 28). Dường như phụng vụ hôm nay muốn mời ta đi lại hành trình đức tin theo gót những chứng nhân đầu tiên.

Trong đoạn Tin Mừng ta đọc sáng nay, tác giả rõ ràng đã sắp xếp một quá trình "tiệm tiến gây ấn tượng".
Ngày 29

Đức Mẹ Hiện Ra với Thánh Bonet

Sau kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng là lời kinh hằng ngày được đọc nhiều nhất. Phần đầu của kinh Kính Mừng là lời đức tổng thần Gabriel chào kính Đức Maria trong ngày Truyền Tin, và tiếp đó là lời bà Elizabeth chúc mừng trong dịp Mẹ đến thăm viếng bà (Lc 1:28, 42). Phần thứ hai của kinh Kính Mừng là lời thỉnh cầu, nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta cầu nguyện trong cộng đồng đức tin, sống trong đó và nương nhờ lời cầu nguyện của anh chị em chúng ta.
Đề cập đến kinh Kính Mừng là nhắc nhớ đến chuỗi Mân Côi. Hình thức cầu nguyện phổ biến này liên kết việc suy ngắm các mầu nhiệm đức tin với việc khẩu nguyện, chủ yếu là đọc những kinh Kính Mừng. Những ai khinh thường kinh Mân Côi vì cho đó là việc nhai đi nhai lại, không phù hợp với con người hiện đại thời lưu hãy nhớ những lời của đức Pius XII: “Chúng tôi không ngần ngại công khai xác quyết chúng tôi hết lòng tin tưởng rằng kinh Mân Côi có sức chữa lành các sự dữ đang hoành hành trong thời đại của chúng ta.” Kinh Mân Côi là lời kinh cho mọi mùa, mọi người, mọi nhu cầu.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria cầu cho chúng con.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là mô phạm tuyệt hảo việc tôn thờ Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần - cầu cho chúng con.
Thomas M. Brew, S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, März 28, 2016

Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2016 của cha Raneiro Cantalamessa trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma
J.B. Đặng Minh An dịch3/28/2016

“Hãy làm hòa cùng Thiên Chúa”

Thiên Chúa.. qua Đức Kitô cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải… Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu. Vì Chúa phán rằng: Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ (2Cor 5: 18-6: 2)

Sonntag, März 27, 2016

THẾ NÀO LÀ TIN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI ?

Hỏi: xin cha giải thích lại  có phải chỉ cần tin Chúa Kitô thôi,  là  được cứu rỗi  hay sao?.

Trả lời: 

Tôi đã nhiều lần giải thích Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8) nên vì yêu thương mà Thiên Chúa đã  tao dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Giê su-Kitô, Đấng cũng vì yêu thương mà đã vui lòng  đên trần gian làm Con Người để hy sinh mạng sống mình “ làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20:28).

 26 lời nguyện “O Croce di Cristo!” của Đức Thánh Cha ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

VietCatholic Network3/27/2016
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 21:15 ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 25 tháng Ba, tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.

Bài suy niệm tại các chặng Đàng Thánh Giá năm nay có tựa đề là “Thiên Chúa là Lòng Thương Xót” được viết bởi Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Tổng Giám Mục Perugia, ở miền Trung nước Ý nơi có tỷ lệ người Công Giáo lên đến 98.7% với 229,500 tín hữu.
Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C

ĐỨC GIÊSU PHẢI TRỖI DẬY

Chú giải của Noel Quesson

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần

Cả bốn Tin Mừng đều đồng ý về điểm lịch sử này. Đó là biến cố Phục sinh xảy ra vào hôm sau ngày Sabát, hôm sau ngày Lễ Vượt qua của người Do Thái. Là người rất nhạy cảm với các biểu tượng, Gioan cho rằng, "ngày thứ nhất" trên đây gợi lên một thế giới mới đang khởi đầu; một cuộc tạo dựng mới, một tuần lễ sáng thế mới.
Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C

RAO TRUYỀN ƠN PHỤC SINH

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Sau, ngày Chúa chịu chết, các môn đệ rơi vào một tình trạng thê thảm: buồn rầu, sợ hãi, chán nản, thất vọng.

Còn đâu niềm vui khi được ở bên người Thầy yêu dấu. Còn đâu an ủi khi thấy những người đói khát được ăn no, người bệnh tật được chữa lành, kẻ tội lỗi được tha thứ, người chết được sống lại. Còn đâu niềm hy vọng tràn trề khi chứng kiến ma quỷ bị xua đuổi.


Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2016

J.B. Đặng Minh An dịch3/27/2016
“Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 135: 1)

Anh Chị Em thân mến, 

Chúc Mừng Phục Sinh!

Chúa Giêsu Kitô, là hiện thân của lòng thương xót của Thiên Chúa, vì yêu thương chúng ta, đã chết trên thập tự giá, và vì tình yêu Người đã sống lại từ cõi chết. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay chúng ta công bố: Chúa Giêsu là Chúa!

Sự Phục sinh của Ngài ứng nghiệm lời tiên tri của Thánh Vịnh: lòng thương xót của Thiên Chúa tồn tại đến muôn đời; lòng thương xót của Thiên Chúa không bao giờ chết. Chúng ta có thể cậy trông hoàn toàn nơi Ngài, và chúng ta cảm ơn Người đã vì chúng ta mà bước xuống những chiều sâu của hỏa ngục.

Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Lễ Vọng Phục Sinh 26/03/2016

J.B. Đặng Minh An dịch3/26/2016
“Ông Phêrô chạy đến ngôi mộ” (Lc 24:12). Những suy nghĩ nào loé lên trong tâm trí của Phêrô và khuấy động tâm hồn ông khi ông chạy đến mộ? Tin Mừng cho chúng ta biết rằng mười một tông đồ, bao gồm Phêrô, đã không tin lời của những người phụ nữ, là lời công bố Phục Sinh của các bà. Trái lại, “những lời này dường như chỉ là một câu chuyện ngồi lê đôi mách” (c. 11). Như vậy là có sự nghi ngờ trong lòng Phêrô, cùng với rất nhiều lo âu khác: nỗi buồn vì cái chết của Thầy kính yêu và vỡ mộng vì đã chối Người ba lần trong cuộc thương khó.

Samstag, März 26, 2016

Sự lạ Thứ Sáu Tuần Thánh: chiếc gai cuả Chuá ở Andria lại chảy máu.

Trần Mạnh Trác3/26/2016

Kể từ năm 1633 là lúc mà người ta bắt đầu ghi chép những biến cố xảy ra cho 'chiếc gai cuả Chuá' thì từ đó đến nay, không hề sai trật, hễ cứ ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mà lại trùng hợp với ngày Lễ Truyền Tin, tức là ngày 25 tháng 3, thì chiếc gai lại rỉ máu.

Lần chót sự lạ này xảy ra là vào năm 2005, và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cũng trùng với lễ Truyền Tin, cho nên chiếc gai lại chảy máu nữa.

Ngày lễ Truyền Tin thường là ngày 25 tháng 3, tuy nhiên để tránh trùng hợp với Tuần Thánh cho nên Hội Thánh Công Giáo và nhiều giáo phái Tin Lành thường di dời ngày lễ này qua một ngày khác một cách tạm thời cho năm đó, nhưng những nơi theo Nghi Lễ đông Phương thì vẫn giữ y như thế.

Sự trùng hợp giữa hai ngày lễ này thì không nhiều, chúng ta may mắn được chứng kiến tới 2 lần trong vòng 10 năm qua, nhưng lần sau thì phải đợi tới 141 năm nữa, tức là năm 2157.

'Chiếc gai cuả Chuá' là một chiếc gai nhọn, tương truyền là lấy được từ chiếc 'mão gai' mà quân lính Roma đã đội cho Chuá trong cuộc Thương Khó cuả Người. Lai lịch đích xác về chiếc gai này thì không được xác định theo phương pháp khoa học hay lịch sử, người ta chỉ biết là nó đã xuất hiện và được tôn kính tại nhà thờ chính toà cuả thành phố Andria cuả Ý từ năm 1308.

Vì có sự lạ như thế cho nên mỗi lần có sự trùng hợp giữa hai ngày lễ thì người ta lập một hội đồng gồm nhiều giáo sĩ và khoa học gia để quan sát chiếc gai.

Năm nay cũng vậy, một hội đồng đông đảo đã đến quan sát tại chỗ, và sau cùng thì Đức Giám Mục về hưu là Raffaele Calabro, ở Andria, đã tuyên bố chiếc gai đã bắt đầu chảy máu nữa.

Theo sự đồng thuận cuả ủy ban thì đây là một phép lạ, với 3 giọt trông như "đá hồng ngọc" xuất hiện và đọng trên chiếc gai, ở dưới chiếc điã cũng có những giọt 'hồng ngọc' khác nữa nhưng họ cho rằng đó là những vật thể đã xuất hiện từ phép lạ năm 2005 và bây giờ thì được 'tái sinh'.

Sau khi mở ra quan sát xong, người ta đã cẩn thận niêm phong 'thánh tích' lại.

Đức Giám Mục Calabro đã dâng lời cảm tạ Chúa "về những hồng ân, là một phép lạ và cũng là một món quà tình yêu của Thiên Chúa, mà Ngài đã ban cho cộng đồng này."
http://www.vietcatholic.net/News/Html/181219.htm

Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Phụng vụ hôm nay trình bày cho ta sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

Mở đầu phần nghi thức, nhà thờ chìm vào bóng tối. Bóng tối tượng trưng cho thế lực sự dữ, sự ác. Khi Đức Giêsu chưa Phục Sinh, sự dữ, sự ác còn thống trị. Nhân loại chìm ngập trong bóng tối sự chết.

Cây nến Phục Sinh tượng trưng cho Đức Kitô Phục Sinh. Đức Kitô Phục Sinh chiếu lên nguồn sáng mới, xua tan đi bóng đêm. Đức Kitô Phục Sinh là sự sống mới đã chiến thắng sự chết.

Đức Thánh Cha chủ sự lễ tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô

VATICAN. Lúc gần 5 giờ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 25-3-2016, ĐTC Phanxicô đã chủ sự nghi thức trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, trước sự hiện diện của hơn 8 ngàn tín hữu, 80 Hồng Y, GM, 280 chức sắc và LM.

Bài giảng của Cha Cantalamessa
 Sau bài Thương Khó, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng từ hơn 35 năm nay, đã diễn giảng về chủ đề ”Anh chị em hãy để cho mình được hòa giải với Thiên Chúa”, một câu trích từ thư thứ hai của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Corinto. Cha nhận xét rằng: ”Lời mời gọi này không nói về sự hòa giải lịch sử trên thập giá, hoặc hòa giải trong bí tích, nhưng là sự hòa giải hiện sinh và bản thân cần thực hiện trong hiện tại. Lời mời này được gửi đến các tín hữu Kitô thành Corinto và đến chúng ta ngày nay. Và thời điểm thuận tiện hiện nay đối với chúng ta là Năm Thánh Lòng Thương Xót chúng ta đang sống.”

Toàn bộ Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsê Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016



J.B. Đặng Minh An dịch3/25/2016

Văn Phòng Các Cử Hành Phụng Vụ Của Đức Giáo Hoàng
Thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó Chúa
Đàng Thánh Giá tại hí trường Côlôsê
Rôma, 25 Tháng 3, 2016
“Thiên Chúa là Lòng Thương Xót”

Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti Tổng Giám Mục Perugia

Lời Dẫn Nhập

Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an (2 Cor 1:3)

Trong Năm Thánh ngoại thường này, chúng ta được lôi cuốn đến với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh bởi một sức mạnh đặc biệt, là lòng thương xót của Cha chúng ta trên trời, là Đấng mong muốn lấp đầy chúng ta với Thần Khí là ân sủng và niềm an ủi của Ngài.

Lòng Thương Xót là máng chuyển ân sủng Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người ngày nay là những người nam nữ thường xuyên bị lạc lối và hoang mang, duy vật chất và tôn thờ ngẫu tượng, nghèo đói và cô đơn, những con người thuộc về một xã hội dường như đã đánh mất ý niệm về tội lỗi và sự thật.

Freitag, März 25, 2016

NGHỊCH LÝ CỦA THÁNH GIÁ



(THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM)
(Ga 18, l-19.42)

Jos. Vinc. Ngọc Biển

Buổi chiều hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm Đức Giêsu chịu chết để chuộc tội thiên hạ. Buổi chiều hôm nay là “giờ” của Thiên Chúa Cha đã định, và cũng là “giờ” của Đức Giêsu hoàn tất chương trình cứu chuộc nhân loại; “giờ” của người Tôi Trung mà tiên tri Isaia đã loan báo. “Giờ” đó được hoàn tất trên Thánh Giá. Vì thế, phụng vụ chiều hôm nay đều quy chiếu về Thánh Giá Đức Kitô như một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối.


Khổ nạn dưới ngòi bút của Thánh Luca

Vũ Văn An3/24/2016
Chúa Nhật Lễ Lá năm nay, Bài Thương Khó (Tin Mừng) trích từ Tin Mừng Thánh Luca, một Tin Mừng mà chính soạn giả đã quả quyết là được soạn thảo theo phương pháp sử học cổ điển thời ấy: “Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc” (Lc 1:1-4).

Video: Hình ảnh cảm động: Đức Giáo Hoàng rửa chân cho 12 người tị nạn

Đức Thánh Cha Phanxicô đã là vị Giáo Hoàng đầu tiên trong nhiều năm qua cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh ở bên ngoài thành phố Rôma. Ngài đã cử hành thánh lễ tại một trung tâm dành cho những người tị nạn tại Castelnuovo di Porto.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, cho biết như sau:

Thứ sáu tuần thánh - Năm C

CHẾT VÌ YÊU

KEMONHEN
Thi sĩ Xuân Diệu từng nói:“Yêu là chết trong lòng một ít”. Trong cuộc sống có những người dám làm tất cả cho người mình yêu, thậm chí hy sinh tính mạng mình. Tình yêu là gì, mà người ta có thể hành động như thế?

Cách đây hơn 2000 năm, vì yêu, có một người chấp nhận chết cho hết cả mọi người. Đó là Đức Giêsu, đã chịu chết cho cả nhân loại, để cứu mọi người khỏi vòng tội lỗi. Do Tổ tông phạm tội, loài người đã đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất đi đời sống siêu nhiên, mất đi quyền thừa hưởng hạnh phúc thiên đàng. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không bỏ loài người, Ngài vẫn yêu thương, yêu thương cho đến nỗi ban cả con một của Ngài cho nhân loại, là Đức Giêsu. Đức Giêsu đã xuống thế làm người để chuộc tội cho nhân loại. Người đã chịu khổ hình thập giá.

1. Chúa Giêsu Chết Vì Yêu Thương Chúng Ta
Ngày 25

Đức Mẹ Được Truyền Tin

Ngày lễ hôm nay thực ra mừng kính hai sự kiện: Thiên Chúa sủng ái đặc tuyển Đức Maria làm Mẹ Người, và ban mặc khải cho Đức Maria qua sứ điệp của sứ thần Gabriel về mầu nhiệm Nhập Thể.
Triều thần thiên quốc ắt phải nín thở vào giây phút đợi chờ câu trả lời của Đức Maria. Lời fiat của Đức Maria – “Xin hãy nên trọn nơi tôi như lời ngài truyền” – đã trở thành một mẫu gương qua mọi thời đại về thái độ suy phục thánh ý Thiên Chúa trong đức tin. Bởi đó, thánh Luca đã cho chúng ta biết, “Đức Maria ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng.” Mặc dù Đức Maria được biết Người Con thần linh của mình sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao, nhưng các biến cố về sau trong cuộc đời đòi Mẹ phải có sự suy tư cầu nguyện và một đức tin sâu xa mới có thể chu toàn nhiệm vụ của Mẹ trong công cuộc cứu độ nhân loại. Như chúng ta, Đức Maria cũng không được tỏ cho thấy một dấu chỉ nào cả.
Chúng ta hãy xin ơn để được noi gương Mẹ Maria trong đức tin, và nhớ lại những mầu nhiệm trong ngày lễ này bằng việc đọc kinh Truyền Tin hằng ngày.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria hiến dâng Chúa Giêsu trên núi Canvê - cầu cho chúng con.
Nữ tu Lorraine Dennehy, C.S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, März 24, 2016

Video: Tường thuật Lễ Dầu ngày 24/03/2016 tại Vatican

VietCatholic Network3/24/2016
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 24 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.

Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
Thứ năm tuần thánh - Năm C

HUY HIỆU CỦA KITÔ HỮU LÀ KHĂN LAU VÀ CÁI CHẬU

Fr. Jude Siciliano, OP
Thưa quý vị.

Cả 3 bài đọc hôm nay cùng nói về một chủ đề : Đó là bữa ăn. Trước nhất tôi nghĩ ngay đến những bữa ăn hàng ngày trong các gia đình. Rồi đến bữa ăn thánh thể. Mọi thành phần gia đình ngồi quây quần bên một cái bàn, cùng chia nhau bữa ăn bồi bổ, họ cũng chia nhau vui buồn sướng khổ qua các câu chuyện ngoài xã hội, nơi làm việc, chợ búa, trường học v.v… Ngày nay hình ảnh này đang phai nhạt dần, bởi sự lấn át của công ăn việc làm hoặc các hoạt động bận rộn ở nhà trường. Cho nên may mắn lắm, các gia đình tân thời mới có cơ hội ngồi lại với nhau ăn một bữa cơm. Thường thì vào dịp cuối tuần hay các ngày lễ lớn như lễ Tạ ơn chẳng hạn. Ngoài ra họ dùng các bữa ăn nhanh ở các tiệm. Đối với các cha mẹ bận rộn suốt tuần thì nhà hàng Mc Donald là nơi lý tưởng để ăn chung với nhau. Sau đó ai đi việc nấy cho kịp với thời khoá biểu của các công ty.
Ngày 24

Lễ Vọng Truyền Tin

Trong một bài giảng lễ, thánh Bernard đã cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về ngày Truyền Tin. Thánh nhân hình dung toàn thể triều đình thiên quốc đang chăm chú khi sứ thần Gabriel thốt lên lời chào Ave! Toàn thể đều ngóng chờ câu trả lời của Đức Maria.
Thiên Chúa muốn Ngôi Lời được nhập thể qua Đức Maria. Giả sử như Đức Maria trả lời “không,” thay vì “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời ngài truyền.” Câu giả sử ấy không thể nào xảy ra được. Một văn gia đạo đức đã viết, Đức Maria đã cưu mang Chúa Kitô trong tâm hồn bằng đức tin, đức cậy và đức ái trước khi cưu mang Người trong lòng dạ.
Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể làm được công việc thứ hai này. Đức Maria là mô phạm anh hùng của các nhân đức đối thần cao cả – Mẹ là người tín hữu tiên khởi.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria nài xin Đức Chúa Giêsu biến nước thành rượu - cầu cho chúng con.
Lm. Charles Dollen
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Hành trình hướng tới sự hiệp nhất Kitô Giáo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương3/23/2016

HÀNH TRÌNH HƯỚNG TỚI SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO


Suy tư về Unitatis redintegratio

Bài giảng thứ V Mùa Chay 2016 của Cha Cantalamessa

1- Con đường đại kết sau Vatican II

Khoa chú giải hiện đại đã làm cho chúng ta quen thuộc với những nguyên tắc của Hans - Georg Gadamer về “ảnh hưởng của lịch sử” (Wirkungsgeschichte). Theo phương pháp này, để hiểu một bản văn, chúng ta cần phải để ý đến những ảnh hưởng của lịch sử mà trong đó bản văn được ra đời, và đặt mình trong lịch sử này để đối thoại với nó.[1] Nguyên tắc này mang lại nhiều tiện ích khi áp dụng cho việc chú giải Kinh Thánh. Nó nói rằng chúng ta không thể hiểu được cách đầy đủ Cựu Ước nếu không đặt trong ánh sáng của sự viên mãn trong Tân Ước, và chúng ta không thể hiểu Tân Ước nếu không đặt trong ánh sáng của những hoa quả đã được trổ sinh trong đời sống Giáo Hội. Bởi thế, việc nghiên cứu lịch sử triết học về “các nguồn”, nghĩa là những ảnh hưởng trực tiếp trên bản văn, tự nó không có đủ. Chúng ta còn cần lưu ý đến cả những ảnh hưởng từ đó nó được áp dụng. Đây là nguyên tắc mà Chúa Giêsu đã nói từ lâu rồi, khi cho rằng “nhìn quả thì biết cây” (x. Lc 6,44).

Mittwoch, März 23, 2016

Lịch sử và ý nghĩa cuả nghi lễ Rửa Chân

Trần Mạnh Trác3/21/2016
Những năm vừa qua, nhiều người đã bỡ ngỡ khi nhìn thấy ĐGH rửa chân cho tù nhân, cho phụ nữ và cho cả những người ngoại đạo nữa (một cô gái Hồi Giáo). Thế rồi năm nay một sắc lệnh đã ban ra là từ nay các giáo xứ có thể rưả chân cho phụ nữ, trẻ em vv... 

Có ngươì đã than phiền rằng ĐGH đi quá đà, quá 'cấp tiến'!

Căn cứ vào bài phúc âm được đọc trước nghi thức Rửa Chân, kể lại việc Chuá Giêsu rửa chân cho 12 môn đệ, thì rõ ràng là cha xứ, đại diện cho Chuá Giêsu, rửa chân cho 12 chức sắc quan trọng cuả giáo xứ, là đại diện cho 12 môn đệ!

Các môn đệ đều là đàn ông, cho nên một phụ nữ lạc lõng vào danh sách 12 vị này, thì khó coi làm sao!
Thứ năm tuần thánh - Năm C

BÀI HỌC YÊU THƯƠNG NƠI BÀN THÁNH

Fr. Jude Siciliano, op
Thưa quý vị.

Chương 13 của Tin Mừng theo thánh Gioan, là khúc ngoặt của sách Phúc âm này. Bởi lẽ nó kết thúc phần một, quen gọi là “sách các dấu lạ”. Chúa Giêsu chấm dứt sứ vụ công khai của Ngài. Bây giờ chúng ta bước vào phần thứ hai, tựa đề là : “sách vinh quang” từ chương 13 đến chương 17. Từ then chốt của phần này là “yêu thương”. Ngài sẽ kêu gọi các môn đệ của Ngài vào vương quốc đó và bày tỏ cho họ biết tình yêu thương nào mà Ngài nghĩ tới khi Ngài hiến dâng thân mình cho họ, cho nhân loại. Ngài là hạt lúa rơi xuống đất, chết đi và mang nhiều hoa trái như chính Ngài đã tiên báo ở Chúa Nhật V mùa Chay (Năm B).
Ngày 23

Đức Mẹ Chiến Thắng

Với một nhiệm vụ cá biệt, Đức Maria không thuộc một thứ bậc nào cả. Đúng hơn, Mẹ cao vượt trên mọi thứ bậc, vì Mẹ là Nữ Vương – Nữ Vương các thánh tông đồ, Nữ Vương các thánh tử vì đạo, Nữ Vương các thánh hiển tu, Nữ Vương các thánh đồng trinh… như chúng ta vẫn xưng tụng Mẹ trong kinh Cầu Đức Bà.
Thánh Maria, Thánh Nữ Đồng Trinh, Mẹ Thiên Chúa, xin bầu chữa cho chúng con. Đó là những lời cao rao sự cao trọng của Đức Maria. Cùng với những lời ấy, chúng ta tuyên xưng sự thánh thiện của Mẹ; lòng sùng mộ đặc biệt như một trinh nữ và người mẹ, nguyên nhân cơ bản của tất cả những ân sủng khác của Mẹ; thần thế cầu bầu đưa đến niềm tin tưởng vô bờ các tín hữu đặt nơi Mẹ, “Đấng Phù Hộ Các Tín Hữu.”
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria an ủi cho những linh hồn trong giờ lâm tử - cầu cho chúng con.
Đức ông David P. Spelgatti
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, März 22, 2016

Ngày 22

Đức Bà de CỴteaux

Trong tất cả những bài học của dịp lễ này, chúng ta đừng bỏ qua niềm hạnh phúc của Mẹ Maria nhờ đặc ân vô nhiễm tội, đầy tràn ơn thánh và được kết hợp cùng Thiên Chúa. Trừ ra các vị thánh - tuy các ngài cũng có những chiến đấu riêng - mọi người đều khó tưởng tượng được một tình trạng hạnh phúc không phần nào tương tự như cuộc sống, tình yêu nhân loại và những thỏa mãn,  sự an bình, yên ổn và tài sản vật chất trên thế gian này của chúng ta.
Thánh nữ Têrêsa thường nói, “Một mình Chúa là đủ rồi.” Giả như vừa được Thiên Chúa vừa được thế gian, chúng ta cũng không có gì nhiều hơn là được một mình Thiên Chúa. Chúng ta đã hiểu tường tận chân lý này như thế nào?
Nhiệm vụ thiết yếu của đức tin là làm cho chúng ta xác tín rằng hạnh phúc duy nhất và tối hậu chỉ có thể tìm được trong đời sống thánh thiện, yêu mến kết hợp với Thiên Chúa, sống trong sạch vô tội và thoát ly tội lỗi, khước từ cả những ràng buộc tự nhiên liên kết chúng ta với cõi đất, mặc dù tự chúng chưa phải là tội. Trọn cuộc đời Mẹ Maria được thể hiện qua bài Magnificat ; trước hết, đó là một thánh thi về niềm hoan lạc tinh ròng của Mẹ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria ước ao hy sinh vì ơn hoán cải cho các tội nhân - cầu cho chúng con.
Đức cha Leo A. Pursle
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, März 21, 2016

Chúa Nhật Lễ Lá  - Năm C

Ý CHA ĐƯỢC NÊN TRỌN

SƯU TẦM
Ý CHA ĐƯỢC NÊN TRỌN (Lc 22,39-46)
Khu vực nội thành Giêrusalem rất nhỏ nên không có những khu vườn rộng rãi. Nhiều người giàu sang có những khu vườn riêng ở ngoại thành, trên sườn núi Ôliu. Có người bạn nào đó đã cho Chúa Giêsu sử dụng một khu vườn như vậy và nay Chúa Giêsu đi tới đó để một mình chiến đấu trận quyết liệt. Chúa Giêsu chỉ mới 33 tuổi và không ai muốn chết ở tuổi này. Ngài hiểu rõ tử hình đóng đinh trên thập tự là thế nào. Ngài đã từng chứng kiến việc đó. Ngài ở trong cơn hấp hối. Danh từ Hy Lạp dùng ở đây chỉ về một người nào phải chiến đấu với tâm hồn đầy kính sợ. Đây chính là điểm mấu chốt và là chỗ ngoặt trong đời sống Chúa Giêsu. Ngài vẫn còn có thể tháo lui. Ngài có thể từ chối thập giá. Sự cứu rỗi nhân loại đang treo trên cán cân khi Con Thiên Chúa kịch liệt chiến đấu trong vườn Giệtsimani và Ngài đã chiến thắng.
Ngày 21

Đức Mẹ Bruges – Flanders

Không như nhiều thụ tạo khác, Đức Maria không làm chúng ta xa cách Thiên Chúa. Ngược lại, Mẹ thu hút và đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Một tác giả đã viết, “Lòng thờ kính và yêu mến Chúa gia tăng nơi những ai có lòng sùng kính và yêu mến Đức Maria, bởi vì Mẹ là người trung thành nhất đối với Con mình, Mẹ lôi cuốn và dẫn đưa những ai gần Mẹ đến cùng Chúa. Mẹ nỗ lực giải hòa và kết hợp họ mật thiết hơn nữa với Thiên Chúa.”
Vì thế, càng yêu mến Mẹ Maria, chúng ta càng yêu mến Thiên Chúa. Không còn con đường nào vắn tắt hơn, dễ dàng hơn, an toàn hơn để đạt đến đức ái trọn hảo với Thiên Chúa cho bằng con đường chân thành yêu mến Mẹ Maria. Nhưng tình yêu đối với Mẹ Maria phải mãnh liệt, kiên bền, thắm thiết và sốt sắng.
Thánh ý Chúa qua giới luật, “Hãy tôn kính cha mẹ” cũng đòi buộc chúng ta phải yêu mến Người Mẹ trên bình diện siêu nhiên của chúng ta.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng đã cầu nguyện với các thánh Tông Đồ cho Hội Thánh - cầu cho chúng con.
Sebastian V. Ramge, O.C.D.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô gặp nhau ở lòng thương xót

Vũ Văn An3/21/2016
Ngay từ đầu, một phần của truyện kể về Đức Phanxicô đã là: ngài có vẻ chống lại Đức Bênêđíctô. Trong khi Đức Bênêđíctô lạnh lùng và xa vắng, thì Đức Phanxicô ấm áp và thân dân; trong khi Đức Bênêđíctô cứng cỏi và giáo điều, thì Đức Phanxicô cởi mở và mềm dẻo; trong khi Đức Bênêđíctô là người của hệ thống thì Đức Phanxicô là đối cực của hệ thống. 

Còn nhiều nữa, tuy nhiên điều rõ ràng là người ta cố gắng đặt hai vị ở thế trái ngược nhau. Điều đầu tiên phải nói là Đức Phanxicô chưa hề làm gì để cung cấp nhiên liệu cho việc truyền bá hình ảnh này. Ngay khi vừa lên ngôi, vị tân giáo hoàng đã dùng trực thăng tới Castel Gandolfo, nơi vị tiền nhiệm tạm trú, để ôm hôn ngài. Thông điệp đầu tiên, “Ánh Sáng Đức Tin” do Đức Phanxicô ban hành tháng Sáu năm 2013, phần lớn dựa vào bản thảo của Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô mời Đức Bênêđíctô tham dự nhiều biến cố lớn. 

Vấn đề công chính hóa

Sonntag, März 20, 2016

Ngày 20

Đức Mẹ Calevoirt – Uckelen, Bỉ

Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, đã ca ngợi Đức Maria, Mẹ Người, không chỉ vì Mẹ là hiền mẫu phần xác của Người, mà còn vì Mẹ có tất cả những nhân đức nội tâm, và trước nhất là đức tin – lắng nghe, vâng giữ và đem lời Chúa ra thực hành.
Đức Maria luôn là mô phạm cho chúng ta trong mọi phương diện. Nhưng nhiều khi, ý tưởng về Mẹ Maria nơi chúng ta quá nhạt nhòa nên chúng ta không thể noi gương bắt chước Mẹ. Hôm nay, chúng ta hãy xét xem chúng ta có quá lệ thuộc vào những hình thức bề ngoài của đức tin hay không – chẳng hạn đọc một số kinh, đi nhà thờ, mua sắm tượng ảnh cho gia đình…. Những việc này cũng tốt, nhưng nếu thiếu đức tin bề trong, thì lời cầu nguyện và đời sống trong sạch tự chúng không thể đem lại lợi ích. Trước tiên, chúng ta hãy phụng sự Chúa Kitô hằng ngày bằng việc phục vụ những người chung quanh chúng ta.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng ông Simêon đã nói linh hồn phải chịu gươm sắc thâu qua - cầu cho chúng con.
Nữ tu M. Charles Borromeo, C.S.C.
Nguồn: http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Chúa Nhật Lễ Lá  - Năm C

BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ

Chú giải của Fiches Dominicales
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ
THEO THÁNH LUCA (Lc 22,14 - 23,56)
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Một trình thuật đặc sắc
Không còn nghi ngờ gì nữa, trình thuật khổ nạn của Luca có liên hệ chị em với trình thuật của Máccô. Tuy nhiên Luca vẫn có nét khác biệt. Ngoài việc đảo lộn trật tự, những đoạn văn Luca còn bỏ qua nhiều đoạn có trong Máccô và nhất là có những đoạn riêng biệt của ông.
- A. Vanhoye nhận định rằng: "Việc bỏ qua những đoạn văn có mục đích giảm nhẹ những gì xúc phạm sỗ sàng tới phẩm cách nhân loại của Đức Giêsu" (‘Đọc Kinh Thánh’ số 55, trg 25). Chính vì thế Ngài không nhấn mạnh đến sự kiện bắt Đức Giêsu. Ngài cũng không nhắc đến những chứng từ gian dối trích dẫn lời Đức Giêsu nói về Đền thờ, những lời sỉ vả của quân lính Rôma, lời đề nghị cho người chịu đóng đinh đang hấp hối uống dấm pha mộc dược.
- Trái lại, Luca thêm vào nhiều đoạn riêng của mình. Trong tổng số 127 câu có 50 câu -trong số đó có hơn 20 câu từ miệng Đức Giêsu nói ra - Trong rất nhiều những câu ấy; ta ghi nhận có: triển khai giáo huấn trước và sau khi lập phép Thánh Thể; việc thiên thần xuất hiện và mồ hôi máu đổ ra trong cảnh hấp hối; việc chữa tai cho người đầy tớ thầy cả thượng phẩm và ra lệnh đừng có hành vi chống cự; ánh mắt Đức Giêsu nhìn Phêrô vừa chối Người; ba lần Philatô tuyên bố Người vô tội; lời cầu nguyện cho các đao phủ; đối thoại với người trộm lành; tiếng kêu lớn trên thánh giá trước khi tắt thở không phải là tiếng kêu vì đau khổ phần xác trước cái chết: “Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa nỡ bỏ rơi tôi"; nhưng là tiếng kêu nói lên sự mật thiết bất ngờ với Thiên Chúa, là lời kinh chiều của mọi người Do Thái: "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha".

Samstag, März 19, 2016

Chúa Nhật Lễ Lá  - Năm C

CHIẾN THẮNG CỦA TÌNH YÊU

McCarthy
Suy Niệm 1. NỖI ĐAU CỦA ĐỨC GIÊSU VÀ CỦA CHÚNG TA
Một buổi tối, một người đi làm bằng xe tháng ở Luân Đôn vội vã trở về nhà. Khi nhìn thấy Vương Cung Thánh Đường Wesminter, tự nhiên anh ta được lôi kéo đi vào trong đó. Anh không thể giải thích được nguyên nhân tại sao, bởi vì anh đã bỏ đạo từ lâu. Vừa bước vào toà nhà, anh hoảng hốt khi nhận thấy cây thánh giá treo từ trên mái vòm. Anh sửng sốt khi nhìn vào người đàn ông ở trên thánh giá, bị tra tấn, bỏ rơi, và đã chết. Anh đã từng nhìn thấy những bức hình khủng khiếp của những người đàn ông, phụ nữ, và trẻ em bị giết chết ở Bosnia, họ cũng đã bị bỏ rơi. Ở những nơi khác, anh đã được xem bức hình của những người dân bị đói lả, hốc hác, với từng đàn ruồi bò trên mặt họ, với những đôi mắt nhìn trừng trừng, không còn chờ đợi sự giúp đỡ nào nữa, mà chỉ còn chờ đợi cái chết.
Người đàn ông này ngồi xuống và nhìn chằm chằm vào cây thánh giá trong một lúc. Dần dần, ý nghĩa nội tại của cây thánh giá đã tự mặc khải cho anh ta. Qua nhân vật bị tra tấn và đã chết trên cây thánh giá, anh bắt đầu nhận ra được sự chịu đựng nỗi đau đớn về tâm lý và thể lý của một bà mẹ đang than khóc cái chết của những đứa con trai bà ở Bosnia, của một đứa trẻ đang đói lả ở Châu Phi, của những ông bố bà mẹ đau khổ vì đứa con thân yêu của họ bị chết vì tai nạn. Dường như tất cả nỗi đau của nhân loại đều tập họp ở đây, và đã được người đàn ông trên cây thánh giá biến thành của mình.

Chúa Giêsu thấy gì từ trên thập giá?

Vũ Văn An3/15/2016
Năm 1923, một vị linh mục Dòng Đa Minh người Pháp, Cha A.G. Sertillanges, tới Giêrusalem, và sống một năm “sabbaticô” ở đấy. Lúc rảnh, ngài thường dạo quanh các đường hẻm xưa của kinh thành, do đó, ngài tự hỏi không hiểu gần 2000 năm trước, kinh thành này ra sao. Đến nơi mà truyền thống vẫn cho là đồi Canvariô, trí tưởng tượng đưa ngài tới khung cảnh hành quyết vốn đã diễn ra tại đây. Trong những ngày kế tiếp, ngài thấy ngài cứ trở lại cùng một điểm này hoài. Từ từ, cái nhìn bên trong tâm trí ngài bắt đầu nhìn ra ngoài khi nó đồng hóa với con mắt của Chúa Cứu Thế, và khi ngài làm như thế, một linh hứng bỗng xuất hiện…

Bẩy năm sau, cuốn Ce que Jesus voyait du haut de la croix (Điều Chúa Giêsu thấy từ trên thập giá) được xuất bản tại Paris. Năm 1948, ấn bản tiếng Anh What Jesus Saw from the Cross đã ra đời tại Dublin và mới đây được Nhà Sophia Institute Press, tái bản.

Thánh Giá – Câu chuyện tình của Thiên Chúa

VATICAN. Nếu muốn biết ‘câu chuyện tình’ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, chúng ta phải ngắm nhìn Thánh Giá, nơi ấy có một vị Thiên Chúa đã hoàn toàn ‘trút bỏ vinh quang’, sẵn sàng bị ‘vấy bẩn’ bởi tội lỗi con người để cứu con người khỏi chết. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng nay, thứ ba ngày 15.03, tại nguyện đường Thánh Marta.
Lịch sử cứu độ được Kinh Thánh thuật lại có nói về một con vật. Con vật ấy được nhắc đến lần đâu tiên trong Sách Sáng Thế và lần cuối cùng là trong Sách Khải Huyền: con rắn. Rắn là loài vật mà theo Kinh Thánh mang một biểu tượng mạnh mẽ của sự nguyền rủa, của tội lỗi và một cách mầu nhiệm cũng là biểu tượng của sự cứu chuộc.

Freitag, März 18, 2016

Khao khát lòng thương xót là dấu chỉ ao ước tình yêu Thiên Chúa

Mặc dù đang sống tương đối ẩn dật trong một dinh thự trong vườn Vatican, nhưng Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI vẫn tiếp tục nghiên cứu các vấn đề thần học hiện đại, và thỉnh thoảng ngài còn trình bày ý kiến về các vấn đề này cách công khai trong các buổi phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn vào trung tuần tháng 3 năm ngoái dành cho cha Jacques Servais, dòng Tên người Bỉ, học trò và nhà nghiên cứu tư tưởng của thần học gia Hans Urs von Balthasar, ngài nói với cha rằng, sự quan tâm của Đức Giáo hoàng Phanxicô và nhiều tín hữu về đề tài lòng thương xót của Thiên chúa là một dấu hiệu của các thời đại; nó chứng tỏ rằng con người vẫn kinh nghiệm một cách sâu xa rằng họ cần đến Thiên Chúa. Ngài nhận định rằng: “Lòng thương xót đưa chúng ta đến với Thiên Chúa, còn sự công chính làm cho chúng ta run sợ trước nhan Thiên Chúa.”
Trước đó, vào tháng 10, trong một hội thảo về tín điều sự công chính hóa và kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đức Tổng Giám mục Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức giáo hoàng Biển Đức đã đọc bản văn bằng tiếng Đức của ngài. Tín điêu về sự công chính hóa - con người được trở nên công chính trước mặt Thiên chúa và được cứu bởi Chúa Giê su như thế nào - đã là tâm điểm của cuộc cải cách của Giáo hội Tin lành, sự kiện sẽ được kỷ niệm 500 năm vào năm 2017 tới đây
Cùng với chúa Giêsu, thánh Giuse là cha chúng ta.
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng3/16/2016

THÁNH GIUSE - CHA CHÚA GIÊSU - CHA CHÚNG TA


PHẦN II

CÙNG VỚI CHÚA GIÊSU, THÁNH GIUSE LÀ CHA CHÚNG TA.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông huấn Đấng trông nom Chúa Cứu Thế dạy: “Chúng ta hãy phó thác chính mình để được Thánh Giuse chăm sóc, người mà Thiên Chúa tin tưởng phó thác những kho tàng vĩ đại và quí báu nhất, đồng thời hãy học hỏi nơi Người cách làm đầy tớ phục vụ trong nhiệm cục cứu rỗi. Mong Thánh Giuse trở thành người thầy đặc biệt dạy chúng ta phục vụ sứ mạng cứu rỗi của Chúa Kitô, một sứ mạng mà mỗi người chúng ta và mỗi thành viên của Giáo Hội đều có trách nhiệm: vợ, chồng, cha mẹ, những người sinh sống bằng lao động chân tay hay bất cứ công việc gì, những người được gọi vào đời sống chiêm niệm và những ai làm việc tông đồ” (số 32).
Lịch sử lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng3/13/2016

LỊCH SỬ LÒNG TÔN SÙNG THÁNH GIUSE 


TRONG HỘI THÁNH

Dù lòng tôn sùng thánh Giuse trong Hội Thánh khá trễ. Tuy nhiên, như một dòng thác từ lâu bị ngăn chặn, một khi được khai thông, nó bất chấp mọi trở ngại, nhưng cuốn phăn tất cả theo nó dữ dội…

Cũng vậy, một khi tấm gương của thánh Giuse đã được đề cao, thì mọi tâm hồn, mọi suy tư đều đổ dồn về. Thánh Giuse trở nên vị thánh chiếm vị trí quan trọng trong lòng tính hữu Công Giáo.

1. Những thế kỷ đầu.

Lòng tôn kính thánh Giuse hầu như không được đề cập đến. Lúc đó, Hội Thánh thờ kính đặc biệt Ngôi Hai Thiên Chúa. Bên cạnh, Hội Thánh nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria, vì Người là Mẹ của Đấng Thiên Chúa làm người. Trong thời bắt đạo bởi các hoàng đế Lamã, Hội Thánh còn tôn kính đặc biệt các thánh Tử đạo. 
Thánh Giuse - Bạn trăm năm đức trinh nữ Maria
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An3/16/2016

THÁNH GIUSE – BẠN TRĂM NĂM ĐỨC TRINH NỮ MARIA


Ngày 19.06.2013, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích công bố một Sắc lệnh đã được Đức hồng y Bộ trưởng Antonius Cañizares Llovera và Đức Tổng giám mục Thư ký Arturus Roche ký vào ngày lễ Thánh Giuse Thợ 01.05.2013. Sắc lệnh quyết định đưa tên Thánh Giuse vào các Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV, sau tên của Đức Trinh Nữ Maria.

Trước đây, tên Thánh Giuse chỉ được đọc trong Kinh nguyện Thánh Thể I (Lễ quy Rôma).

Sắc lệnh viết: “Qua việc làm cha chăm sóc Chúa Giêsu, Thánh Giuse làng Nazareth, khi được đặt lên trông coi gia đình của Chúa, đã hoàn thành nhiệm vụ đã nhận được nhờ ân sủng. Do gắn bó chặt chẽ với các mầu nhiệm khởi đầu trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Ngài trở nên mẫu gương về lòng khiêm nhường và nhân ái, những điều làm cho đức tin Kitô giáo có được những phẩm giá cao cả; và thể hiện những nhân đức nhân bản và đơn sơ, cần cho con người trở nên môn đệ tốt lành và đích thực của Chúa Kitô. Nhờ các nhân đức đó, Người Công Chính này, sau khi đã hết sức trìu mến chăm sóc Mẹ Thiên Chúa và vui vẻ tận tình dạy dỗ Chúa Giêsu Kitô, đã trở nên người quản lý kho tàng quý giá của Thiên Chúa Cha và qua các thế hệ được Dân Thiên Chúa không ngừng tôn kính như đấng bảo trợ thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, nghĩa là Hội Thánh” (Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo dịch).
Chúa Nhật Lễ Lá  - Năm C

TÌNH YÊU ĐÁP LẠI HẬN THÙ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Ngày Lễ Lá cho ta chứng kiến những đổi thay bất ngờ của cuộc đời và của lòng người. Dân chúng vừa mới hân hoan cầm cành lá đón tiếp Chúa đã lập tức quay lại la ó kết án Chúa. Chúa Giêsu vừa mới long trọng vào thành như một ông vua nay đã phải đứng trước toà Philatô như một tử tội. Giuđa vừa ăn chung một bánh, uống chung một chén với Thầy đã vội vàng ra đi nộp Thầy. Các môn đệ vừa mới ngồi đồng bạn với Thầy nay đã bỏ trốn. Phêrô vừa mới hăng hái thề sống chết bên Thầy đã mau chóng hèn nhát chối Thầy.
Những biến cố dồn dập, những đợt sóng thù hận giận dữ dâng cao đến tột đỉnh như muốn nghiền nát Chúa Giêsu. Nhưng Người vẫn luôn giữ được tâm hồn bình an thanh thản, thái độ quan tâm ân cần và trái tim chan chứa yêu thương.
Ngày 18

Đức Mẹ Loreto;

Thánh Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria
Vì sự can thiệp của Thánh Cả Giuse rất cần thiết trong những thời buổi thử thách này, nên chúng ta hướng đến ngài là điều phù hợp và lợi ích. Đức Pius XI đã nói về Thánh Giuse: “Là bạn đường đặc tuyển của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, thánh nhân được chia sẻ phẩm giá của Mẹ với mối liên kết hôn ước giữa hai ngài; Chúa Kitô, Con Thiên Chúa đã muốn Thánh Cả Giuse làm người bảo trợ và được coi như thân phụ của Người; thánh nhân là thủ lãnh gia đình của Người trên trần gian, và có thể nói, với uy quyền người cha; Người muốn Giáo Hội được đặt dưới sự chăm sóc và bảo vệ của thánh nhân. Một vị như thế có một phẩm giá siêu vượt đến nỗi không một vinh dự nào xứng đáng để dâng lên ngài.”
Các tước hiệu của Thánh Cả Giuse đã được kể ra trước sự kính phục sâu xa và trân trọng của chúng ta. Thánh nhân được đặc tuyển trong một tương quan cá biệt với Chúa Cứu Thế và Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Hai Đấng đã được ở dưới sự chăm sóc của thánh nhân thế nào, thì Giáo Hội và từng phần tử của Giáo Hội cũng được như thế.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Nữ Vương mọi thần thánh - cầu cho chúng con.
Đức ông John S. Kenned
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, März 17, 2016

Hôn nhân và Gia đình : Bài giảng thứ tư Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương3/17/2016

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


Trong Gaudium et spes và hôm nay

Bài giảng thứ tư Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, Ofmcap

Tôi muốn dùng suy niệm này để tiếp tục suy tư về những khía cạnh tu đức trong Gaudium et spes, là Hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Tài liệu này đề cập nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến xã hội – văn hóa, kinh tế, công bình xã hội, hòa bình -, vấn đề thời sự nhất và gai góc nhất đó là vấn đề hôn nhân và gia đình. Gần đây Giáo Hội đã dành hai Thượng Hội đồng các Giám mục cho vấn đề này. Phần lớn trong chúng ta hiện diện ở đây không sống bậc sống này, nhưng chúng ta cần phải biết những vấn đề để hiểu và giúp đại đa số dân Chúa sống trong bậc sống hôn nhân, đặc biệt ngày hôm nay hôn nhân gia đình là trung tâm điểm của những tấn công và những đe dọa từ mọi phía.

Gaudium et spes đề cập về gia đình khá dài trong phần thứ hai (n. 46-53). Chúng ta không cần phải trích dẫn những trích đoạn từ tài liệu này bởi vì không gì ngoài giáo huấn truyền thống Công Giáo mà mỗi người đều biết cả rồi, trừ một điểm nổi bật mới mẻ về tình yêu hỗ tương giữa vợ chồng, được nhận biết cách rộng rãi hiện nay như là sự thiện ích nguyên thủy của hôn nhân bên cạnh việc sinh sản.
Ngày 17

Kinh Nhật Tụng Đức Mẹ – Năm 1095

Đức Maria là Nữ Vương và Hiền Mẫu của những tâm hồn chiêm niệm. Chúng ta biết, không những Đức Maria đã gần gũi với Chúa hơn bất kỳ ai; mà Mẹ còn suy niệm, chiêm nghiệm sâu xa những gì Người đã phán dạy và thực hiện. Chúng ta đọc trong chương II của Phúc Âm thánh Luca: “Maria ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy niệm trong lòng.” Nơi khác, “Cha và Mẹ của Con Trẻ hết sức ngạc nhiên về tất cả những điều được nói về Người.” Và nữa, “Mẹ Người ghi nhớ trong tâm hồn tất cả điều ấy.”
Đức Trinh Nữ suy niệm, Đức Trinh Nữ cầu nguyện, Đức Trinh Nữ chiêm nghiệm: đó là những danh hiệu đáng được đưa vào một kinh cầu tư dâng kính Đức Mẹ. Với sự chiêm niệm sâu xa và liên lỉ về Đấng là Ánh Sáng thế gian, chắc chắn Người Mẹ này sẽ phù giúp chúng ta trong những nỗ lực chân thành để thực hiện một lời kinh vượt trên việc lặp đi nhai lại những công thức đạo đức vô hồn.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Nữ Vương các thiên thần bản mệnh - cầu cho chúng con.
Vincent P. Mc Corry, S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, März 16, 2016

Đức Bênêđíctô XVI trả lời phỏng vấn của nhật báo Avvenire

Vũ Văn An3/16/2016
Theo tin LifeSiteNews.com, ngày 16 tháng Ba vừa qua, Đức Bênêđíctô XVI đã dành cho nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý một cuộc phỏng vấn, trong đó, ngài đề cập tới “cuộc khủng hoảng sâu xa hai mặt” mà Giáo Hội đang phải đương đầu sau Công Đồng Vatican II.

Ngài nhắc để ta nhớ tới xác tín trước đây của người Công Giáo: họ tin rằng ta có thể mất phần rỗi hay có thể xuống hỏa ngục: Các nhà truyền giáo thế kỷ 16 tin chắc rằng những người không rửa tội bị trầm luân đời đời. Sau Vatican II, niềm xác tín ấy hoàn toàn bị bác bỏ. Kết quả: ta có cuộc khủng hoảng hai mặt, rất sâu xa. Không có sự lưu ý tới phần rỗi, Đức Tin mất hết nền tảng. 

Ngài cũng nói tới “sự biến hóa sâu xa của tín điều” nhất là tín điều: không có cứu rỗi ở bên ngoài Giáo Hội. Theo Đức Bênêđíctô XVI, sự biến hóa của tín điều này dẫn tới việc mất hết nhiệt tình truyền giáo trong Giáo Hội: “mọi động lực đối với dấn thân truyền giáo trong tương lai đều bị tháo gỡ”.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI hỏi nhiều câu hỏi sâu sắc về sự thay đổi thái độ rõ ràng ấy trong Giáo Hội: “Tại sao bạn còn cần phải cố gắng thuyết phục người ta chấp nhận đức tin Kitô Giáo khi họ có thể được cứu rỗi mà không cần có nó?”
Chúa Nhật Lễ Lá  - Năm C

ĐƯỜNG LÊN CAN VÊ

Suy niệm của R. Gutzwiller
Khi hoạ lại cho chúng ta con đường khổ giá Thánh Luca không trực tiếp đả động gì đến cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, như việc Ngài ngã xuống đất, những lăng nhục Ngài phải chịu… Cái nhìn của ông hướng về những người chung quanh Chúa.
1. Simon quê Xyrênê
Ông Simon quê Xyrênê là một người chúng ta không rõ tông tích, ông bất ngờ qua đường lúc Đức Giêsu đang vác thập giá. Không phải ông tự ý vác đỡ thập giá Chúa, nhưng bị người ta ép buộc. Ấy thế nhưng truyền thống lại dạy rằng: chính cái cử chỉ bị áp đặt ấy đã đem lại cho ông ơn cứu độ. Sự kiện ấy vẫn hằng tái diễn trong cuộc sống của nhân loại. Một sự đau khổ nào đâu đột nhiên ập tới hoàn toàn bất ngờ, và phải vác thập giá mà chưa có chuẩn bị chi hết: một căn bệnh đột nhiên ập đến hoặc là thất bại về tiền bạc, những vất vả trong gia đình, những khó khăn trong nghề nghiệp, những khủng hoảng trong cuộc sống hôn nhân, những thảm hoạ chính trị, những đối xử bất công… Ban đầu người ta ở thế phòng thủ, thế nhưng rồi chống cự cũng chẳng ích chi, và dù muốn dù không người ta vẫn phải đưa vai ra đỡ lấy thập giá. Nếu người ta tiếp xúc với Đức Kitô như thể đồng thời những liên hệ thuần tuý bên ngoài sẽ dần đổâi thành sự thâm hiểu bên trong. Như thế, một giáo hữu bình thường sẽ trở thành một Kitô hữu nhiệt thành, những xác tín về mặt lý thuyết sẽ biến thành sự thông dự cụ thể, nguyên tắc sẽ thành thực hành và khuôn mặt cuộc đời sẽ thay đổi khiến người ta đi đến chỗ coi giờ phút đáng nguyền rủa là giây phút đáng mừng rỡ và là lúc phải dâng lời cảm tạ Thiên Chúa thay vì dấy lên ngỗ nghịch với Người. Những người theo gót Simon sẽ còn tiếp tục qua bao thế hệ
Ngày 16

Đức Mẹ Suối Nước – Constantinople

 “Chúng ta thấy Đức Maria như một ngọn đèn giãi chiếu ánh sáng sống động cho những ai trong chốn tăm tối; Mẹ thắp lên một ngọn đèn siêu phàm để hướng dẫn mọi người tìm đến một tri thức thần linh; chúng ta reo lên, ca khen Mẹ là Sự Rạng Ngời soi sáng tâm trí.”
Lời hùng hồn từ thánh thi Akathistos này đã có lâu đời như chính Kitô Giáo, bởi vì các tín hữu lúc nào cũng thấy Đức Maria giữ một vai trò đặc biệt trong nhiệm cuộc cứu độ. Đức Maria thực sự là Thánh Mẫu Thiên Chúa, nhưng Mẹ còn một sứ mạng khác nữa là Hiền Mẫu của chúng ta. Qua Đức Maria, Thiên Chúa đã thành người; nhưng Mẹ không phải là một khí cụ thụ động. Toàn thể hữu thể của Mẹ đều thuận hợp với những ý hướng của Thiên Chúa. Mọi tài năng con người và mọi ân sủng thiêng liêng của Đức Maria đều được hiến dâng cho nhiệm vụ tối quan trọng này. Và như thế, Đức Maria đã trở thành mô phạm cho tất cả những ai đi tìm Thiên Chúa, vì Mẹ là một khí cụ ý thức và sống động của thánh ý Thiên Chúa.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng con - cầu cho chúng con.
Lm. Clifford Steven
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, März 15, 2016

Những 'Sứ Giả Thương Xót', họ làm gì?

Trần Mạnh Trác3/13/2016
Có những điều họ không làm

Thứ Tư lễ Tro vừa qua, ĐGH Phanxicô đã ủy thác sứ vụ 'Sứ Giả Thương Xót' cho 1142 linh mục từ khắp nơi trên Thế Giới về Roma, và Ngài đã gửi họ đi, để thực hiện một nhiệm vụ mà Ngài gọi là "tiếp tục nhiệm vụ của Đức Kitô là hòa giải toàn bộ thế giới với Đức Chúa Cha".

Sứ vụ cuả các linh mục này bao gồm hai khiá cạnh chính yếu: rao giảng về lòng thương xót và thực hiện sự thương xót ấy qua Bí Tích Giải Tội.

Họ là "dấu chỉ đặc biệt cuả lòng thương xót của Chúa trong Năm Thánh Thương Xót này", và như thế, các 'Sứ Giả Thương Xót' đã được trao cho hai đặc quyền mà các cha giải tội thường không có, đó là 'năng quyền giải tội' cuả họ không có giới hạn về địa lý (có thể giải tội ở khắp mọi nơi) và họ có quyền tha một số 'vạ' dành riêng cho Toà Thánh.

Nói tới đây, nhiều người đã có sẵn một câu hỏi đó là, liệu những người đang mắc vạ tuyệt thông vì rối rắm về bí tích hôn phối, thì có thể được 'giải vạ' qua các vị 'Sứ Giả Thương Xót' này không?

Montag, März 14, 2016

NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH 


Chúa Nhật V Mùa Chay C

Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11


Câu truyện xảy ra ở một hải đảo của nước Ý. Tại đây người ta quy định: Nếu một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, người ta sẽ buộc vào cổ người đàn bà này một tảng đá lớn, và quẳng xuống biển cho chết chìm.

Vào một ngày kia, một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội này. Bà đã bị kết án tử hình theo như luật định. Nhưng đến ngày xử mà người chồng vẫn còn đánh bắt cá ngoài khơi, khiến tòa án phải gia hạn thêm mấy ngày nữa. Người ta đã phải gia hạn nhều lần mà vẫn không thấy anh chồng trở về. Cuối cùng họ quyết thi hành án tử hình cho chị vợ, cho dù chồng có mặt hay không. Họ định ngày xử và dùng thuyền đưa chị ra vùng nước sâu, cột một hòn đá vào cổ chị ta, trước khi quăng chị ta xuống biển cho chết chìm.

  Nhưng thật lạ lùng, ngày hôm sau mọi người đều kinh ngạc khi thấy chị ta xuất hiện ở trong làng. Thì ra, ngay từ đầu, nhờ được hai người bạn thân giúp đỡ, người chồng đã hay biết mọi sự. Cho dù bị vợ phản bội, nhưng người chồng vẫn luôn yêu thương và sẵn sàng tha thứ tội bất trung của vợ. Anh và mấy người bạn kia đã đặt ra một kế hoạch hoàn hảo để giải cứu người vợ. Do đó, thay vì sớm xuất đầu lộ diện để tham gia xét xử, anh ta đã lẩn trốn trong rừng một thời gian để làm kế hoãn binh. Đến ngày thi hành án, anh bí mật bơi lặn đến núp dưới một tảng đá ngầm, ngay tại nơi mà người chị vợ sẽ bị quăng xuống biển. Khi chị vợ bị quăng xuống, thì người chồng đã nhanh chóng tiến lại gần, dùng dao cắt đứt sợi dây cột đá và bí mật đưa vợ đi đường tắt về nhà…

Sonntag, März 13, 2016

Chúa Nhật V Mùa Chay  - Năm C

MỘT LỜI NÓI, MỘT ÁNH MẮT

Chú giải của Fiches Dominicales

Đức Giêsu mở ra một con đường hướng về tương lai cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình; trong khi những kẻ tố cáo lại muốn giam hãm chị trong quá khứ tội lỗi.

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Trước bẫy giăng của đối thủ

Câu chuyện quí giá này tự nó có thể là một Tin Mừng nhỏ mà cốt lõi là: Đức Giêsu từ nơi Thiên chúa đến, không phải để tố cáo tội nhân, nhưng để cứu rỗi họ, và nhờ đời sống, sự chết, sự sống lại của Người, Người dâng tặng họ chính sự sống của Thiên Chúa. Một văn bảo, nhưng sự có mặt của nó trong các bản văn Tin Mừng bị nghi ngờ. Các thủ bản đầu tiên của thánh Gioan không có. Với những lý do tương cận về văn thể và từ ngữ, các thủ bản của thánh Luca lại đặt câu chuyện sau Lc 21, 38.

Tại sao có sự do dự này? A. Marchadour giải thích: "Câu chuyện thì xác thực nhưng, các vị lãnh đạo Giáo Hội sơ khai ngại sự phóng túng. Ngoại tình bị coi như một trọng tội ít gặp. Để được tha, cần làm việc đền tội công khai, lại chỉ được tha một lần thôi. Cách cư xử của Đức Giêsu đối với người phụ nữ ngoại tình, một số vị chức trách cho là quá dễ dãi quá. (Họ quên mất câu “Hãy về và đừng phạm tội nữa"). Dễ dãi thế đe doạ sự trung tín trong hôn nhân" ("L'Eavngile de Jean", Centurion 1992. trg 121).

Sau một ngày giảng dạy ở đền thờ, chiều xuống, theo thói quen, Đức Giêsu lên núi Ôliu. Sáng sớm hôm sau, Người lại vào Đền thờ giảng dạy dân chúng.
Ngày 13

Đức Mẹ Các Đế Quốc – Roma

Đức Maria là Nữ Vương thiên đàng. Với niềm tự hào thơ thảo vững chắc, chúng ta tôn vinh vương quyền của Mẹ. Việc tôn nhận vương quyền của Đức Maria hoàn toàn phù hợp với địa vị cao vời của Mẹ, chủ yếu từ thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ đối với Chúa Kitô là Vua do quyền uy, do thừa kế và do cuộc vinh thắng Satan.
Đức Maria hiển trị trên Giáo Hội. Giáo Hội nhìn nhận và chúc tụng vương quyền dịu hiền của Mẹ và tìm đến với Mẹ như một nơi nương ẩn an toàn giữa những nguy biến của thời đại chúng ta. Đức Maria hiển trị trên tâm trí của những người đi tìm chỉ những gì là chân thật; trên ý chí của những người suy phục chỉ những gì là thiện hảo; trên tâm hồn của những người yêu mến chỉ những gì Mẹ mến yêu.
Qua những nỗ lực của chúng ta, Đức Maria sẽ hiển trị trên các đường phố và công trường, các thành thị và làng mạc, các thung lũng và núi đồi. Qua tấm gương yêu mến Mẹ Maria, chúng ta có thể hướng dẫn mọi người đến chỗ hiểu biết vương quyền của Mẹ là một vương quyền thương xót, trong đó, mọi thỉnh cầu đều được lắng nghe, mọi thương đau đều được ủi an, mọi yếu đuối đều được chữa lành.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng trước nhất đã thờ lạy Đấng Cứu Thế giáng sinh - cầu cho chúng con.
G. Joseph Gustafson, S.S.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, März 12, 2016

Chúa Nhật V Mùa Chay  - Năm C

TỪ NAY ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA

Chú giải của Noel Quesson
Còn Đức Giêsu thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ

Ngài có thói quen, nhất là trong tuần lễ cuối cùng, đến vườn Ghếtsêmani và trải qua đêm tại đó, để tìm sự yên tĩnh và cầu nguyện.

Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pharisêu dẫn đến trước mặt Đức Giêsu một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình.

Vừa tảng sáng, Đức Giêsu đã ngồi trong sân Đền thờ, có đám dân vây quanh Ngài. Tự nhiên, ở đằng kia ồn ào nổi lên. Một nhôm người Pharisêu cố kéo một phụ nữ đang vùng vẫy. Đám đông giãn ra và làm thành vòng tròn. "Người ta đã bắt gặp người phụ nữ này nơi nhà một người đàn ông… Chị ta phản bội chồng mình... Chị ta đáng chết... luật lệ đã rõ ràng" (Đnl 22,22-24; Lv 20, 10). Làm sao họ chỉ dẫn đến có một người đàn bà? Trong bất cứ một vụ ngoại tình nào, cũng có đàn ông nữa chứ và luật lệ cũng lên án đàn ông rõ ràng, như đàn bà vậy! Nhưng chúng ta biết rằng, các Thánh sử (nhất là Luca, vì theo thủ bản cổ nhất, có lẽ ông là tác giả trang Tin Mừng này hơn là Gioan). Không ngừng nhấn mạnh về thái độ mới lạ của Đức Giêsu trước quan niệm đương thời về phụ nữ. Trong khi phụ nữ bị xã hội khinh bỉ và gạt bỏ ra ngoài, thì Đức Giêsu lại làm tảng giá trị và luôn phục hồi danh dự cho họ.
Ngày 12

Đức Mẹ Phép Lạ

Hồng y Newman, một tín hữu Anh Giáo trở lại Công Giáo, một lần kia đã viết: “Không ai đến gần được Đấng Toàn Năng cho bằng Mẹ Người; chẳng ai có công nghiệp bằng Mẹ. Con Mẹ không thể từ chối Mẹ điều gì khi Mẹ thỉnh cầu, và thần thế của Mẹ là ở chỗ đó. Trong khi Mẹ bảo vệ Giáo Hội, không đỉnh cao nào hoặc vực thẳm nào, không nhân vật nào hoặc quỉ thần nào, không vua chúa nào hoặc âm mưu nào, thần lực nào có thể làm hại chúng ta được; bởi vì đời sống con người thật vắn vỏi, nhưng Đức Maria hiển trị trên cao, là Nữ Vương muôn đời.”
Chúng ta thường đến với Chúa Kitô qua Đức Maria. Chúng ta tin Mẹ đã can thiệp tại tiệc cưới Cana thế nào, thì giờ đây Mẹ cũng cầu bầu với Con Mẹ cho chúng ta như vậy. Châm ngôn “Qua Đức Maria mà đến với Chúa Giêsu” nói lên rằng, trong khi chúng ta kêu cầu Mẹ Maria, thì Chúa Kitô vẫn luôn là mục tiêu của chúng ta.
Quả thật, lý do để chúng ta tôn kính Mẹ Maria là vì Mẹ là Hiền Mẫu của Chúa; còn lý do tốt nhất mà kinh nghiệm cho thấy, chính là “điều ấy rất hiệu quả.”
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng đã cưu mang Chúa Giêsu trong tâm hồn trước khi cưu mang Người trong cung lòng - cầu cho chúng con.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, März 11, 2016

Chúa Nhật V Mùa Chay  - Năm C

LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Càng đi sâu vào mùa Chay, ta càng đi sâu vào tình yêu của Thiên Chúa. Tuần trước ta đã được tắm gội trong tình yêu tràn trề của người cha nhân hậu. Tuần này ta lại được hưởng nếm lòng khoan dung nhân hậu của Chúa Giêsu.

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày một phiên toà. Bị cáo là người phụ nữ. Nguyên cáo là các Kinh sư và những người Pharisêu. Tội phạm là tội ngoại tình. Bản án là tử hình bằng cách ném đá. Thực ra họ không cần đến Chúa Giêsu làm quan toà. Họ có thể căn cứ vào luật Môsê để thi hành án. Họ đến hỏi ý kiến Chúa Giêsu không phải với thiện ý nhưng nhằm gài bẫy Người. Tha cho người phụ nữ là Người chống lại luật Môsê. Kết án người phụ nữ là Người mâu thuẫn với chính mình vì Người vẫn giảng dậy về lòng nhân từ thương xót. Cái bẫy thật hiểm độc. Đằng sau bản án của người phụ nữ chính là bản án dành cho Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu im lặng, cúi xuống viết trên đất. Người im lặng vì không đồng tình với thái độ của họ. Người im lặng để mọi người có thời gian lắng đọng tâm hồn. Người không trả lời vì câu hỏi họ đặt chưa đúng chỗ. Người không trả lời câu hỏi của họ để đưa ra cho họ một câu hỏi khác cơ bản hơn.

Học thuyết Xã Hội Công Giáo, sinh thái toàn diện và việc phát triển bền vững

Vũ Văn An3/9/2016

Ngày 5 tháng Ba vừa qua, tại Hội Nghị “Trách Nhiệm Hoàn Cầu 2030” tổ chức ở Katholisch-Sozialen Institut, Bad Honnef, Đức, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, đã đọc một bài diễn văn với chủ đề như trên.

Sau đây là nguyên văn bài nói của ngài:

Nhân danh Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình, tôi rất sung sướng được tham dự hội nghị “Trách nhiệm hoàn cầu 2030” năm nay được đồng bảo trợ bởi hiệp hội học thuật Ordo Socialis (Trật Tự Xã Hội) [2] và Katholisch-Sociales Institut (Viện Xã Hội Công Giáo) của Tổng Giáo Phận Cologne.[3] Cũng nhân danh toàn thể Hội Đồng, xin cho tôi được hết lòng khen ngợi Đức Hồng Y Oscar Rodríguez Maradiaga vì ngài rất xứng đáng lãnh nhận giải Ordo Socialis vì sự dấn thân Kitô giáo đầy đức tin của ngài và nhiều cách giá trị trong đó, ngài giải quyết các vấn đề loại trừ, nghèo đói và quản trị.

Ngoài ra, xin qúy vị cùng tôi nhìn trước tới năm sắp đến trong giây lát. Năm này sẽ là năm kỷ niệm kép đầy triển vọng. Viện Xã Hội Công Giáo được thành lập năm 1947. Rồi tới năm 1967, Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Vì chúng ta mừng các ngày sinh nhật đặc biệt này trong cùng một năm, nên Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình rất sung sướng được tôn vinh Viện Xã Hội Công Giáo như là người đi trước mình đến 20 tuổi!
Ngày 11

Đức Bà Những Cánh Rừng – Porto, Bồ đào nha

“Lạy Mẹ Maria, xin hướng dẫn và ban ánh sáng cho chúng con giữa đêm tối; tỏ cho chúng con lối đường khi chúng con lạc bước giữa hoang mạc âm u. Xin dẫn đưa chúng con đến cùng Con Mẹ và đến được quê hương thiên đàng của chúng con.”
Đức Maria sẽ phù giúp chúng ta; Mẹ luôn luôn làm như thế. Thánh Bernard đã viết trong bản kinh Hãy Nhớ tuyệt vời: “Lạy Thánh Nữ Đồng Trinh Maria là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời.”
Mẹ Maria đã dưỡng nuôi Chúa Giêsu khi Người còn bé bỏng yếu ớt, và dạy dỗ khi Người còn thơ ấu dưới mái nhà ấm cúng Nazareth. Bao nhiêu lần Mẹ đã bồng ẵm Chúa trên tay và nựng ru Người thắm thiết. Bao nhiêu lần Mẹ đã gạt nước mắt khi trẻ Giêsu bị té ngã. Làm sao Chúa nỡ lòng từ chối Mẹ bất cứ điều gì?
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, Nữ Vương Hòa Bình, là Đấng đã ban cho chúng con Hoàng Tử Hòa Bình - cầu cho chúng con.
Lm. Rawley Myers
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, März 10, 2016

Ngày 10

Đức Bà Vườn Nho – gần Viterbo, Tuscany, Ý

Trong Phúc Âm có một số thành ngữ dễ ăn sâu vào ký ức chúng ta, chẳng hạn như cụm từ “cây sậy đong đưa trước gió.” Chắc chắn thánh Gioan Tẩy Giả không phải là một cây sậy yếu ớt, bốc đồng, ba cọc ba đồng. Thánh nhân rất mạnh mẽ, kiên quyết, can trường trong sứ mạng công bố Chúa Kitô sẽ đến.
Cũng có thể sánh Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, như một cây sậy, mặc dù không phải là một cây sậy đong đưa trước gió. Đúng hơn, Mẹ là một cây sậy cứng cát, duyên dáng mà Thiên Chúa đã tuyển chọn trong vườn nhân gian. Sau đó, Thiên Chúa khoét rỗng cây sậy này và đổ đầy vào đó tất cả những ân sủng Người có thể trao ban cho một thụ tạo. Trong tay Thiên Chúa, cây sậy mà chúng ta gọi là Maria này đã trở nên một khí cụ được Người sử dụng để làm tràn ngập trần gian bằng bài tình ca của Người.
Thiên Chúa cũng muốn tất cả chúng ta trở thành những cây sậy. Dĩ nhiên, Người biết và chúng ta cũng biết rằng chúng ta không bao giờ trở nên một cây sậy hoàn hảo như Hiền Mẫu của Con Chúa. Nhưng Thiên Chúa cũng mong chờ chúng ta trở nên mềm mỏng và khiêm nhượng để Người có thể sử dụng chúng ta như những khí cụ để làm trần gian này tràn ngập bài ca yêu thương của Người.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng trọn đời đồng trinh đã sinh hạ Chúa Giêsu cho chúng con - cầu cho chúng con.
Lm. Vincent A. Yzermans
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, März 09, 2016


Chúa Thánh Thần, tác nhân chính của việc Phúc âm hóa
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương3/8/2016
LOAN BÁO LỜI

Chúa Thánh Thần, tác nhân chính của việc Phúc âm hóa


Bài giảng thứ ba Mùa Chay của cha Raniero Cantalamessa, Ofmcap

Hôm nay chúng ta hãy tiếp tục và kết những suy tư của chúng ta về hiến chế Dei verbum, Lời Chúa. Trong lần cuối, tôi đã nói về lectio divina, một lối đọc Kinh Thánh giúp cho sự trưởng thành cá nhân. Theo lược đồ Kinh Thánh được thánh Giacôbê phác thảo, chúng ta đã phân biệt tuần tự ba bước: đón nhận Lời, suy niệm Lời và thực hành Lời.

Còn có một bước thứ tư nữa, đó là bước mà hôm nay tôi muốn suy tư: là loan báo Lời. Dei verbum nói vắn tắt về vị trí ưu tiên mà Lời Chúa phải có trong việc rao giảng của Giáo Hội (x. DV s. 24), nhưng tài liệu này không có trực tiếp tập trung về việc rao giảng Lời, nên Công Đồng đã dành một tài liệu riêng biệt cho chủ đề này, “Ad gentes divinitus” (Về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội).

Sau tài liệu Công Đồng này, đề tài truyền giáo được lấy lại và cập nhật bởi Chân phước Phaolô VI trong Evangelii nuntiandi, bởi thánh Gioan Phaolô II trong Redemptoris missio, và bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Evangelii gaudium. Từ quan điểm huấn quyền và thực hành, vì thế, mọi sự đã được nói hết cả rồi, và đã nói ở một mức độ cao nhất của huấn quyền. Có lẽ sẽ là ngớ ngẫn đối với tôi để nghĩ rằng tôi có thể thêm vào đó bất cứ điều gì nữa. Tuy nhiên, điều mà tôi có thể làm, cho phù hợp với đường hướng của những suy niệm này, đó là tập trung một số những khía cạnh tu đức quan trọng liên quan đến đề tài này. Để làm được điều đó, tôi sẽ bắt đầu với lời quả quyết thường được Chân phước Phaolô VI lặp đi lặp lại: “Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc phúc âm hóa”.[1]
Ngày 9

Hội Savigny được Thành Lập tại Normandy để Tôn Vinh Đức Mẹ – Năm 1112

Chính những điều nhỏ mọn mới thực sự đáng kể. Nhiều đấng thánh chẳng bao giờ làm những điều phi thường; các ngài chỉ đón nhận những thánh giá nhỏ mọn xảy đến. Các ngài sống một cuộc đời bình thường một cách phi thường!
Đức Maria chỉ được đề cập một đôi lần trong Thánh Kinh, tuy nhiên, vai trò của Mẹ trong lịch sử thật khôn sánh. Ba mươi năm đầu trong cuộc đời, Chúa Kitô cũng đã sống thật bình dị, trong sự vâng phục Đức Maria và Thánh Cả Giuse.
Chúng ta phải hiến dâng lên Chúa những hy sinh hằng ngày như những thánh giá nhỏ và chu toàn phận sự thường nhật của chúng ta trong tinh thần vui tươi, sẵn sàng. Chúng ta phải tìm kiếm “ngôi sao” của mình bằng cách chấp nhận những nhiệm vụ, cho dù chúng có vô nghĩa đến đâu, đồng thời phải dâng hiến các công việc của chúng ta cho sáng danh Thiên Chúa.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là nơi chúng con nhìn thấy khởi đầu của Hội Thánh - cầu cho chúng con.
Margaret Hula Malsam
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, März 08, 2016

Nhận xét tổng quát về Thánh Giuse trong Kinh Thánh

Nhập đề
 Có nhiều cách thức trình bày chân dung của thánh Giuse, cũng tương tự như có nhiều cách thức trình bày đức Maria. Những cuốn sách soạn để suy gẫm trong tháng ba dương lịch thường đề cao các nhân đức và phép lạ của thánh cả. Không thiếu tác phẩm được biên soạn dưới hình thức tiểu thuyết nhằm dựng lại cuộc đời gian truân của dưỡng phụ Chúa Giêsu. Về phía thần học, người ta chú trọng đến tương quan giữa thánh Giuse với Đức Mẹ (hôn nhân và khiết tịnh) hoặc so sánh đặc ân (vô nhiễm nguyên tội, hồn xác lên trời).
 Công đồng Vaticanô II đã mở ra một hướng đi mới trong thần học về đức Maria. Một đàng, thần học cần dựa trên các dữ kiện của mặc khải (Thánh Kinh và Thánh Truyền), chứ không thả hồn theo các giả thuyết; đàng khác, cần hướng đến vai trò của đức Maria trong mầu nhiệm của đức Kitô và của Hội thánh. Chương VIII của hiến chế tín lý về Hội thánh đã được soạn theo chiều hướng đó. Từ sau công đồng, khoa Thánh-mẫu-học đã tiến triển rất nhiều, cách riêng do sự thúc đẩy của đức Gioan Phaolô II. Tiếc rằng những sách viết về thánh Giuse theo phương pháp thần học vừa nói vẫn còn ít.
 Trong loạt bài này chúng tôi ước mong bổ túc phần nào sự thiếu sót đó, bằng cách trình bày vai trò của thánh Giuse trong mầu nhiệm của đức Kitô và của Hội thánh, dựa theo tông huấn Redemptoris Custos của đức thánh cha Gioan Phaolô II (ban hành ngày 15/8/1989). Hướng đi này giả thiết hai điều:
Ngày 8

Đức Mẹ Các Nhân Đức – Lisbon

Không ai đã tôn vinh Đức Maria cho bằng Thiên Chúa. Từ muôn đời, muôn thuở, Người đã tuyển chọn Đức Maria để sinh hạ Con Một của Người.
Ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên, Đức Maria đã được đầy tràn sự sống siêu nhiên. Qua Đức Maria, Đấng cứu độ trần gian đã đến và phục hồi sự sống siêu nhiên cho nhân loại. Vì Đức Maria là dòng kênh tinh tuyền của mầu nhiệm Nhập Thể, nên Thiên Chúa đã ban cho Mẹ những thành quả ơn cứu độ sẽ được thực hiện trong tương lai.
Caryll Houselander, một phụ nữ tốt lành thánh thiện đã viết: “Thực ra, chúng ta chỉ có thể noi gương Đức Mẹ, chứ không phải một đấng thánh nào khác… Mỗi vị thánh đều có công việc đặc biệt, công việc riêng của ngài. Còn trong ơn gọi, trong công việc cuộc đời của Đức Maria bao hàm điều thiết yếu tiềm ẩn trong mọi ơn gọi, mọi cuộc sống. Mẹ không những chỉ là một con người, mà là nhân loại. Điều duy nhất Mẹ đã và đang làm là điều tất cả chúng ta đều phải làm, đó là sinh Chúa Kitô cho thế giới. Chúa Kitô phải được sinh ra trong mọi tâm hồn, được tháp hợp vào mọi đời sống.”
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng mong đợi Chúa Cứu Thế với một tình yêu rất thiết tha - cầu cho chúng con.
Dale Francis
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, März 07, 2016

Ngày 7

Đức Bà Ánh Sao – Villa-Vicoiza, Bồ đào nha

Sao mai là tiên sứ của một ngày mới, và Đức Trinh Nữ Maria được phác họa như tiên sứ của ơn cứu độ. Cựu Ước đã tuyên bố Đức Maria là Trinh Nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một Người Con, Đấng cứu độ muôn dân.
Với nhiều lý do, việc chúng ta xưng tụng Đức Maria là Sao Mai là điều rất phù hợp. Khi sinh hạ Chúa Giêsu, Đức Maria đã đưa ánh sáng đến cho trần gian, chấm dứt bao nhiêu năm trường trong cảnh hỗn độn và u mê tăm tối.
Các tín hữu nguyện cầu và tôn vinh Đức Maria, Sao Mai, đã mở ra những tầm nhìn rạng ngời tân kỳ. Những tầm nhìn đã được tỏ ra cho một số người - chân trời muôn đời tỏa sáng mà chúng ta có thể đạt được nhờ noi gương Con Mẹ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria là Đấng đầu tiên được sứ thần Gabriel loan báo Tin Mừng - cầu cho chúng con.
John Julius Fisher
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, März 06, 2016

Ernest Hemingway, tác giả “Ngư Ông và Biển Cả”, không quên lời hứa với Đức Mẹ

Vũ Văn An3/6/2016
Nhân vật chính của Ernest Hemingway, Santiago, thuyền trưởng chiếc thuyền đánh cá trong tác phẩm thời danh của ông, Ngư Ông và Biển Cả, từng đọc kinh Kính Mừng và kinh Lạy Cha. Đó là hai kinh ông đọc “nếu con bắt được con cá này”. Trong tiểu thuyết của Hemingway, Santiago cũng hứa sẽ hành hương kính viếng Nữ Trinh De Cobre (Đức Mẹ Bác Ái Cuba) nếu ông bắt được con cá.

Mô tả suốt trong cuốn tiểu thuyết là các di tích Công Giáo của Nữ Trinh De Cobre và Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các di tích này là những đồ trưng bày duy nhất trong căn chòi của Santiago và vốn là sở hữu của người vợ quá cố của ông.

Nhiều người đã quen thuộc với các âm sắc tôn giáo và Công Giáo của Ngư Ông và Biển Cả, nhưng ít người biết sự nối kết đối với lời hứa hư cấu của Santiago với Nữ Trinh De Cobre và món quà thực sự của chính Hemingway tặng Nữ Trinh Maria. Điều chắc chắn là chính Ernest Hemingway cũng có cùng một lời hứa như Santiago, “nếu con bắt được con cá này”. Sau khi thắng giải Nobel về văn chương năm 1954, nhờ viết cuốn Ngư Ông và Biển Cả, rõ ràng là một con cá lớn, một giải thưởng ông từng theo đuổi, ông đã đi hành hương Đền Thánh Caridad del Cobre ở Cuba và dâng cho Nữ Trinh Diễm Phúc Maria giải thưởng Nobel của mình, một tấm huy chương.
Điều đáng lưu ý: đây không phải là lần đầu Ernest Hemingway nghĩ tới Nữ Trinh Maria. Trước việc dâng kính Giải Nobel Văn Chương cho Nữ Trinh De Cobre nhiều năm, Hemingway từng đi xem đấu bò tại Zaragoza, Tây Ban Nha. Chính ở đây, ông đã được chứng kiến Đền Cột.

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong nghi thức thống hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô

J.B. Đặng Minh An dịch3/6/2016
Trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót, chiều thứ Sáu 4 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự nghi thức thống hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của 5 Hồng Y, và đông đảo các linh mục, tu sĩ và 6 ngàn giáo dân. Sau bài đọc trích từ sách ngôn sứ Isaia, và bài Tin Mừng về phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù bẩm sinh Bácthôlômêô, Đức Thánh Cha đã giảng như sau:

“Tôi muốn lại được nhìn thấy một lần nữa” (Mc 10:51). Đây là những gì chúng ta khẩn cầu cùng Chúa hôm nay. Chúng ta xin được nhìn thấy một lần nữa, vì tội lỗi của chúng ta đã làm cho chúng ta hết còn thấy tất cả những gì là tốt lành, và đã cướp đi khỏi chúng ta vẻ đẹp trong ơn gọi của chúng ta, và dẫn dắt chúng ta xa dần đích điểm cuộc hành trình của mình.

Đoạn Tin Mừng này có giá trị biểu tượng tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta đều thấy mình trong tình trạng tương tự như người mù Bácthôlômêô. Sự mù lòa đã dẫn ông đến cảnh nghèo đói và phải sống ở ngoại ô thành phố, phụ thuộc vào người khác trong tất cả mọi thứ anh cần. Tội lỗi cũng có tác dụng này: nó bần cùng hóa chúng ta và cô lập chúng ta. Chính sự mù lòa về tinh thần ngăn cản chúng ta nhìn thấy những gì là quan trọng nhất, và khiến chúng ta không còn dán cái nhìn của chúng ta vào tình yêu mang lại cho chúng ta sự sống. Sự mù lòa này dẫn chúng ta từng bước một bám víu vào những gì là hời hợt, cho đến khi chúng ta lạnh nhạt với tha nhân và hờ hững với những điều lương hảo. Biết bao những cám dỗ có sức mạnh che mờ tầm nhìn của con tim và khiến nó ra thiển cận! Chúng ta thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng cuộc sống chúng ta phụ thuộc vào những gì chúng ta có, vào những thành công của chúng ta và những khen tặng chúng ta nhận được. Chúng ta cũng thật dễ dàng bị lừa đảo để tin rằng để tin rằng nền kinh tế chỉ là vì lợi nhuận và tiêu dùng; và ham muốn cá nhân quan trọng hơn so với trách nhiệm xã hội! Khi chúng ta chỉ nhìn vào chính chúng ta, chúng ta trở nên mù quáng, thiếu sức sống và tự coi mình là trung tâm, để rồi không còn những niềm vui và sự tự do đích thực.