Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm B
Cũng như Chúa nhật trước, thánh Gioan đề nghị chúng ta suy niệm về thập giá.
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phụng Chúa, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp ông Philipphê, người Bétsaiđa, miền Galilê, và thưa rằng: “Thưa ông chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu” .
Đây là Lễ Vượt Qua cuối cùng Đức Giêsu tham dự. Xét theo bản văn thánh Gioan, trang Tin Mừng mà ta đọc hôm nay, đi liền sau trình thuật tiến vào thành Giêrusalem vinh hiển của Đức Giêsu, ngày Lễ Lá. Sau sự thành công trước quần chúng trên đây, các người Pharisêu đã nói với nhau. "Các ông thấy không, các ông sẽ chẳng làm được gì hết . Hãy coi đó, thiên hạ bắt đầu theo hắn cả rồi!". Nhận xét của nhóm Pharisêu được minh chứng ngay, qua sự kiện những người "Hy Lạp”, xa lạ nhưng lại có thiện cảm với dân tộc Do Thái, đến xin "gặp" Đức Giêsu. Như thế, đang khi những người quyết định giết hại Người, cố gắng xiết gọng kìm và bầu khí chống đối của nhóm Pharisêu đang trở nên nặng nề, thì đột nhiên, vào đầu tuần lễ cuối cùng của Người tại dương thế, Đức Giêsu có thể nhìn thấy sứ vụ cứu độ của Người đang bành trướng rộng khắp.
Những người "Hy Lạp" này đang báo trước, các dân ngoại sẽ gia nhập Giáo Hội, và thực ra công cuộc cứu độ đang lan rộng, vượt qua ranh giới của Israel: Đức Giêsu sắp nói, Người nhìn thấy cái chết của Người sẽ mang lại sự phong phú phi thường như thế nào! "nó mang lại nhiều hoa trái"; "Nó lôi cuốn mọi người". Chúng ta lưu ý thêm, những người nước ngoài đang trao đổi với Philipphê. Ong này mang một tên gọi Hy Lạp ông xuất thân từ Bétsaiđa (miền vãng lai, có nhiều người nước ngoài cư trú!). Ong Philipphê này hẳn là biết được một ít tiếng Hy Lạp đủ để ông tiếp xúc trao đổi. Chúng ta có chú ý đến những người xa lạ, để hướng dẫn họ đến với Đức Giêsu không?
Đức Giêsu trả lời: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh".
Chúng ta có thể chấp nhận lời mạc khải đó không?
“Giờ của Đức Giêsu”, đó là giờ thập giá của Người: Và cũng chính là giờ vinh quang của Người? Thật là đáng tiếc, chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi một giờ khác, một biểu lộ khác của Thiên Chúa. Ta cần phải thú nhận rằng, chúng ta thường mơ tưởng một thứ vinh quang khác cho Thiên Chúa cũng như cho chúng ta. Thế mà, Đức Giêsu cứ lập lại cho ta: "Này đây, giờ đã đến" (Ga 12,23.27-31). Cho tới lúc này, giờ đó chưa đến, nhưng Đức Giêsu thường nói về giờ đó (Ga 2,4; 4,21-23; 5,25; 7,30; 8,20). Giờ "ưu việt" đó chính là giờ thập giá: Giờ "tôn vinh" Chúa Cha và Chúa Con (Ga 23-28); giờ "xét xử và cứu độ" thế gian (Ga 13, 1-2). Một vài ngày nữa, Đức Giêsu sẽ bước vào Cuộc Thụ Khổ của Người.
Bề ngoài, hình như Đức Giêsu không lạ việc các người “Hy Lạp" đến xin "gặp" Người. Nhưng thật sự, Người đã thỏa mãn ước muốn của họ: "Đã đến giờ Con Người sắp được tôn vinh"; ‘giờ cho tôi gặp Người’ tới gần; giờ giúp ta nhận ra Thiên Chúa. Ta không thể gặp được Thiên Chúa, Đức Giêsu, dưới ánh sáng nào khác, ngoài ánh sáng của thập giá: Đó là giờ của tình yêu tuyệt đối. Lạy Chúa, xin giúp con biết nhìn lên thập giá, luôn chiêm ngắm thập giá: Đó là giờ mạc khải quan trọng nhất về Thiên Chúa. Tất cả những gì triết gia bàn đến, tất cả những gì các tôn giáo dò dẫm kiếm tìm, thì không đáng kể gì và chưa đủ: "Và đây xuất hiện thập giá". Vượt qua những lời nói, những suy luận, tôi hãy chiêm ngắm những hình ảnh đó, "hình tướng" về Thiên Chúa.
Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
Vâng, giờ của Đức Giêsu, chính là giờ "chết” của Người, nhưng cũng đồng thời là giờ sự sống của Người, được nhân thừa lên. Đức Giêsu sắp ở một mình trên thập giá. Nhưng trên đó, một cách vô hình Người đang được bao quanh bởi hàng tỷ người nam nữ được cứu độ, nhờ sự hy sinh của Người. Con người thuộc mọi thời đại, thuộc mọi nền văn hoá minh tinh màn bạc về cái chết và cố khám phá ra mầu nhiệm của nó. Còn Đức Giêsu, qua một câu nói hoàn toàn đơn giản trên đây, Người đã nói cho ta niềm xác tín riêng của Người. Người không lý luận. Một cách đầy hiện thực. Người nói, Người đương đầu trước cái chết như thế nào: Đó là cách gieo hạt giống. Suốt mùa đông dài hạt giống bị vùi sâu trong lòng đất tưởng như chết mục, bỗng đâu mùa xuân đến nó đã mọc cao và trở thành bông lúa trĩu hạt trong một vài tuần sau, hứa hẹn một mùa gặt phong phú. Đức Giêsu đã nhìn thấy mùa gặt.
Ai quý trọng mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống đời đời.
Như thế theo Đức Giêsu, cần phải chết đi để có sự sống đích thực! Và Người không nói điều gì, chỉ vì thích diễn tả nghịch lý. Nhưng trong một kiểu nói bí ẩn, Người cố gắng gợi lên cho ta một chân lý không tất nhiên rõ ràng, nhưng hiển nhiên cho mọi tâm hồn yêu mến: Cái chết thật không phải là cái chết thể lý, nhưng là sự từ chối hiến thân, là tự đóng kín nơi mình không mở rộng đến kẻ khác!Để bước vào sự sống đích thực, cần phải chết đi. Đó là điều Thiên Chúa thể hiện vì chúng ta; bởi vì Người là “Tình yêu tuyệt đối”. Người mất mạng sống vì chúng ta! Luật của đời sống, là tình yêu; một hạt lúa nhỏ nhất cũng nhắc cho ta điều đó.
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi tính vị kỷ khô cằn mà có khi chúng con đã gọi là “sống” cuộc đời mình. Xin dạy chúng con biết hiến mạng sống như Chúa.
Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy và Thầy ở đâu, kẻ phục Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.
Cuộc phiêu lưu của hạt lúa mì, lúc đầu không đáng kể gì nhưng tới mùa gặt mang kết quả dồi dào phong phú: Đó là cuộc phiêu lưu của nước Thiên Chúa (Mc 4,1-20).
Nhưng đối với thánh Gioan, tất cả mầu nhiệm của nước Thiên Chúa đều tâp trung nơi con người Đức Giêsu: Cuộc phiêu lưu của hạt lúa chìm ẩn dưới lòng đất, để lại mọc lên thành cây, cũng là cuộc phiêu lưu của Đức Giêsu, chịu chết để sinh sản ra nhiều hoa trái.
Nhưng cuộc phiêu lưu đó không chỉ có Đức Giêsu thực hiện, nó còn được trao ủy cho chúng ta. Chính trong cuộc sống mạo hiểm này, Đức Giêsu đã được vinh quang của Người, vinh quang của tình yêu “phục vụ” đến cùng, thì chúng ta cũng có thể sống cuộc mạo hiểm đó. Số phận của “hạt lúa” cũng trở nên số phận của chúng ta: Chết đi để mang lại hoa trái: “Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ ban cho họ vinh quang”.
Rồi Đức Giêsu thưa cùng với Chúa Cha: “Bây giờ tâm hồn con xao xuyến. Con biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”.
Niềm xác tín vào hiệu quả phong phú nhờ sự hy sinh của mình, không tránh cho Đức Giêsu khỏi phải cảm nghiệm sự lo âu trước cái chết. Tư tưởng về số phận hạt lúa chết đi để sống lại, đã làm Đức Giêsu thổn thức không nguôi. Vào những thời điểm khác, ba thánh sử kia đều nói cho ta biết rằng Đức Giêsu bị “thử thách” muốn sử dụng thần tính của mình để khỏi phải chấp nhận thân phận con người: Đó là cơn cám dỗ lúc đầu đời công khai của Chúa. Tại hoang địa (Mt 4,11), đó là cơn cám dỗ lúc Chúa hấp hối ở vườn cây Dầu (Mc 14,32). Nhưng trước mỗi cơn thử thách, Đức Giêsu đều kiên quyết thoát khỏi để luôn trung thành với Chúa Cha trọn tình con thảo. Cũng như Đức Giêsu, chúng ta có thể phải giao động trước nỗi khổ đau.
Nhưng không, chính vì giờ này mà Con đã đến đây, lạy Cha, xin tôn vinh Cha.
Đối với chúng ta cũng vậy, việc tuân phục đức tin hệ tại thái hộ chấp nhận thân phận con người phải chết của chúng ta, và gán cho nó một ý nghĩa dưới ánh sáng Cuộc Thụ Khổ và vinh quang của Đức Giêsu: Chết đi để trao ban hoa trái. Thư gửi tín hữu Do Thái, mà ta đọc Chúa nhật hôm nay, cũng cho rằng thái độ vâng phục của Đức Giêsu đã tạo cho cái chết của Người có một ý nghĩa sâu sắc: ”Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà vâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Thiên Chúa đã nhận lời Người, vì Người đã tôn kính Thiên Chúa. Dầu là con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân tới lúc thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục Người (Dt 5, 7-9).
Cái chết vẫn là một sự dữ. Đau khổ vẫn còn là một sự dữ. Và Đức Giêsu không phải mất công trả lời những vấn nạn thuộc phạm vi triết học mà là vấn đề về sự ác đặt ra. Một cách đơn giản, Người đón nhận cái chết như một sự vâng phục thân phận làm người, vì tình yêu. Và như thế, Người đã thay đổi ý nghĩa của cái chết.
Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa”.
Thánh Gioan không thuận lại cuộc Biến Hình, cũng như bất cứ một cuộc Thần hiện vinh quang nào. Đối với ông, như ta đã thấy Chúa Nhật vừa qua, thì “Giờ của thập giá” là giờ Vinh Quang. Trên Thập Giá Người được “giương cao”, nghĩa là vừa “bị đóng đinh”, vừa “được tôn dương”: Loài người làm việc thứ nhất, còn Thiên Chúa thực hiện thứ hai.
Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài .
Đó là hai mặt của cùng một thực tại: “Phán xét” và “Cứu độ”.
Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Người phải chết cách nào.
Đó là lúc sự dữ bị đánh bại, “thủ lãnh của thế gian này” bị tống ra ngoài, và con người được cứu độ! Phải, chính thập giá đã tạo nên một sự hấp dẫn mới, lôi cuốn mọi người! Đó là lời nói mầu nhiệm, cần phải đón nhận trong đức tin và chúng ta phải tạ ơn vì lời nói đó. Cuối cùng đó cũng là cách trả lời đích thực cho những người “Hy Lạp” đã xin “gặp gỡ “ Đức Giêsu. Lời nói này là một trong những lời nói cuồi cùng mà Đức Giêsu đã thốt ra trong thời gian thử thách sứ vụ cách công khai của Người. Và không ai đã hiểu lời đó (Ga 12,34). Thánh Gioan tường thuật tiếp: Lúc đó “Đức Giêsu lánh đi, không cho họ thấy” (Ga 12,36). Người không còn gì để nói nữa.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm
KÉO MỌI NGƯỜI LÊN VỚI TÔI
Chú giải của Noel QuessonCũng như Chúa nhật trước, thánh Gioan đề nghị chúng ta suy niệm về thập giá.
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phụng Chúa, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp ông Philipphê, người Bétsaiđa, miền Galilê, và thưa rằng: “Thưa ông chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu” .
Đây là Lễ Vượt Qua cuối cùng Đức Giêsu tham dự. Xét theo bản văn thánh Gioan, trang Tin Mừng mà ta đọc hôm nay, đi liền sau trình thuật tiến vào thành Giêrusalem vinh hiển của Đức Giêsu, ngày Lễ Lá. Sau sự thành công trước quần chúng trên đây, các người Pharisêu đã nói với nhau. "Các ông thấy không, các ông sẽ chẳng làm được gì hết . Hãy coi đó, thiên hạ bắt đầu theo hắn cả rồi!". Nhận xét của nhóm Pharisêu được minh chứng ngay, qua sự kiện những người "Hy Lạp”, xa lạ nhưng lại có thiện cảm với dân tộc Do Thái, đến xin "gặp" Đức Giêsu. Như thế, đang khi những người quyết định giết hại Người, cố gắng xiết gọng kìm và bầu khí chống đối của nhóm Pharisêu đang trở nên nặng nề, thì đột nhiên, vào đầu tuần lễ cuối cùng của Người tại dương thế, Đức Giêsu có thể nhìn thấy sứ vụ cứu độ của Người đang bành trướng rộng khắp.
Những người "Hy Lạp" này đang báo trước, các dân ngoại sẽ gia nhập Giáo Hội, và thực ra công cuộc cứu độ đang lan rộng, vượt qua ranh giới của Israel: Đức Giêsu sắp nói, Người nhìn thấy cái chết của Người sẽ mang lại sự phong phú phi thường như thế nào! "nó mang lại nhiều hoa trái"; "Nó lôi cuốn mọi người". Chúng ta lưu ý thêm, những người nước ngoài đang trao đổi với Philipphê. Ong này mang một tên gọi Hy Lạp ông xuất thân từ Bétsaiđa (miền vãng lai, có nhiều người nước ngoài cư trú!). Ong Philipphê này hẳn là biết được một ít tiếng Hy Lạp đủ để ông tiếp xúc trao đổi. Chúng ta có chú ý đến những người xa lạ, để hướng dẫn họ đến với Đức Giêsu không?
Đức Giêsu trả lời: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh".
Chúng ta có thể chấp nhận lời mạc khải đó không?
“Giờ của Đức Giêsu”, đó là giờ thập giá của Người: Và cũng chính là giờ vinh quang của Người? Thật là đáng tiếc, chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi một giờ khác, một biểu lộ khác của Thiên Chúa. Ta cần phải thú nhận rằng, chúng ta thường mơ tưởng một thứ vinh quang khác cho Thiên Chúa cũng như cho chúng ta. Thế mà, Đức Giêsu cứ lập lại cho ta: "Này đây, giờ đã đến" (Ga 12,23.27-31). Cho tới lúc này, giờ đó chưa đến, nhưng Đức Giêsu thường nói về giờ đó (Ga 2,4; 4,21-23; 5,25; 7,30; 8,20). Giờ "ưu việt" đó chính là giờ thập giá: Giờ "tôn vinh" Chúa Cha và Chúa Con (Ga 23-28); giờ "xét xử và cứu độ" thế gian (Ga 13, 1-2). Một vài ngày nữa, Đức Giêsu sẽ bước vào Cuộc Thụ Khổ của Người.
Bề ngoài, hình như Đức Giêsu không lạ việc các người “Hy Lạp" đến xin "gặp" Người. Nhưng thật sự, Người đã thỏa mãn ước muốn của họ: "Đã đến giờ Con Người sắp được tôn vinh"; ‘giờ cho tôi gặp Người’ tới gần; giờ giúp ta nhận ra Thiên Chúa. Ta không thể gặp được Thiên Chúa, Đức Giêsu, dưới ánh sáng nào khác, ngoài ánh sáng của thập giá: Đó là giờ của tình yêu tuyệt đối. Lạy Chúa, xin giúp con biết nhìn lên thập giá, luôn chiêm ngắm thập giá: Đó là giờ mạc khải quan trọng nhất về Thiên Chúa. Tất cả những gì triết gia bàn đến, tất cả những gì các tôn giáo dò dẫm kiếm tìm, thì không đáng kể gì và chưa đủ: "Và đây xuất hiện thập giá". Vượt qua những lời nói, những suy luận, tôi hãy chiêm ngắm những hình ảnh đó, "hình tướng" về Thiên Chúa.
Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.
Vâng, giờ của Đức Giêsu, chính là giờ "chết” của Người, nhưng cũng đồng thời là giờ sự sống của Người, được nhân thừa lên. Đức Giêsu sắp ở một mình trên thập giá. Nhưng trên đó, một cách vô hình Người đang được bao quanh bởi hàng tỷ người nam nữ được cứu độ, nhờ sự hy sinh của Người. Con người thuộc mọi thời đại, thuộc mọi nền văn hoá minh tinh màn bạc về cái chết và cố khám phá ra mầu nhiệm của nó. Còn Đức Giêsu, qua một câu nói hoàn toàn đơn giản trên đây, Người đã nói cho ta niềm xác tín riêng của Người. Người không lý luận. Một cách đầy hiện thực. Người nói, Người đương đầu trước cái chết như thế nào: Đó là cách gieo hạt giống. Suốt mùa đông dài hạt giống bị vùi sâu trong lòng đất tưởng như chết mục, bỗng đâu mùa xuân đến nó đã mọc cao và trở thành bông lúa trĩu hạt trong một vài tuần sau, hứa hẹn một mùa gặt phong phú. Đức Giêsu đã nhìn thấy mùa gặt.
Ai quý trọng mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống đời đời.
Như thế theo Đức Giêsu, cần phải chết đi để có sự sống đích thực! Và Người không nói điều gì, chỉ vì thích diễn tả nghịch lý. Nhưng trong một kiểu nói bí ẩn, Người cố gắng gợi lên cho ta một chân lý không tất nhiên rõ ràng, nhưng hiển nhiên cho mọi tâm hồn yêu mến: Cái chết thật không phải là cái chết thể lý, nhưng là sự từ chối hiến thân, là tự đóng kín nơi mình không mở rộng đến kẻ khác!Để bước vào sự sống đích thực, cần phải chết đi. Đó là điều Thiên Chúa thể hiện vì chúng ta; bởi vì Người là “Tình yêu tuyệt đối”. Người mất mạng sống vì chúng ta! Luật của đời sống, là tình yêu; một hạt lúa nhỏ nhất cũng nhắc cho ta điều đó.
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi tính vị kỷ khô cằn mà có khi chúng con đã gọi là “sống” cuộc đời mình. Xin dạy chúng con biết hiến mạng sống như Chúa.
Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy và Thầy ở đâu, kẻ phục Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ quý trọng người ấy.
Cuộc phiêu lưu của hạt lúa mì, lúc đầu không đáng kể gì nhưng tới mùa gặt mang kết quả dồi dào phong phú: Đó là cuộc phiêu lưu của nước Thiên Chúa (Mc 4,1-20).
Nhưng đối với thánh Gioan, tất cả mầu nhiệm của nước Thiên Chúa đều tâp trung nơi con người Đức Giêsu: Cuộc phiêu lưu của hạt lúa chìm ẩn dưới lòng đất, để lại mọc lên thành cây, cũng là cuộc phiêu lưu của Đức Giêsu, chịu chết để sinh sản ra nhiều hoa trái.
Nhưng cuộc phiêu lưu đó không chỉ có Đức Giêsu thực hiện, nó còn được trao ủy cho chúng ta. Chính trong cuộc sống mạo hiểm này, Đức Giêsu đã được vinh quang của Người, vinh quang của tình yêu “phục vụ” đến cùng, thì chúng ta cũng có thể sống cuộc mạo hiểm đó. Số phận của “hạt lúa” cũng trở nên số phận của chúng ta: Chết đi để mang lại hoa trái: “Ai phục vụ Thầy, Cha Thầy sẽ ban cho họ vinh quang”.
Rồi Đức Giêsu thưa cùng với Chúa Cha: “Bây giờ tâm hồn con xao xuyến. Con biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này”.
Niềm xác tín vào hiệu quả phong phú nhờ sự hy sinh của mình, không tránh cho Đức Giêsu khỏi phải cảm nghiệm sự lo âu trước cái chết. Tư tưởng về số phận hạt lúa chết đi để sống lại, đã làm Đức Giêsu thổn thức không nguôi. Vào những thời điểm khác, ba thánh sử kia đều nói cho ta biết rằng Đức Giêsu bị “thử thách” muốn sử dụng thần tính của mình để khỏi phải chấp nhận thân phận con người: Đó là cơn cám dỗ lúc đầu đời công khai của Chúa. Tại hoang địa (Mt 4,11), đó là cơn cám dỗ lúc Chúa hấp hối ở vườn cây Dầu (Mc 14,32). Nhưng trước mỗi cơn thử thách, Đức Giêsu đều kiên quyết thoát khỏi để luôn trung thành với Chúa Cha trọn tình con thảo. Cũng như Đức Giêsu, chúng ta có thể phải giao động trước nỗi khổ đau.
Nhưng không, chính vì giờ này mà Con đã đến đây, lạy Cha, xin tôn vinh Cha.
Đối với chúng ta cũng vậy, việc tuân phục đức tin hệ tại thái hộ chấp nhận thân phận con người phải chết của chúng ta, và gán cho nó một ý nghĩa dưới ánh sáng Cuộc Thụ Khổ và vinh quang của Đức Giêsu: Chết đi để trao ban hoa trái. Thư gửi tín hữu Do Thái, mà ta đọc Chúa nhật hôm nay, cũng cho rằng thái độ vâng phục của Đức Giêsu đã tạo cho cái chết của Người có một ý nghĩa sâu sắc: ”Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà vâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Thiên Chúa đã nhận lời Người, vì Người đã tôn kính Thiên Chúa. Dầu là con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân tới lúc thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục Người (Dt 5, 7-9).
Cái chết vẫn là một sự dữ. Đau khổ vẫn còn là một sự dữ. Và Đức Giêsu không phải mất công trả lời những vấn nạn thuộc phạm vi triết học mà là vấn đề về sự ác đặt ra. Một cách đơn giản, Người đón nhận cái chết như một sự vâng phục thân phận làm người, vì tình yêu. Và như thế, Người đã thay đổi ý nghĩa của cái chết.
Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa”.
Thánh Gioan không thuận lại cuộc Biến Hình, cũng như bất cứ một cuộc Thần hiện vinh quang nào. Đối với ông, như ta đã thấy Chúa Nhật vừa qua, thì “Giờ của thập giá” là giờ Vinh Quang. Trên Thập Giá Người được “giương cao”, nghĩa là vừa “bị đóng đinh”, vừa “được tôn dương”: Loài người làm việc thứ nhất, còn Thiên Chúa thực hiện thứ hai.
Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài .
Đó là hai mặt của cùng một thực tại: “Phán xét” và “Cứu độ”.
Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Người phải chết cách nào.
Đó là lúc sự dữ bị đánh bại, “thủ lãnh của thế gian này” bị tống ra ngoài, và con người được cứu độ! Phải, chính thập giá đã tạo nên một sự hấp dẫn mới, lôi cuốn mọi người! Đó là lời nói mầu nhiệm, cần phải đón nhận trong đức tin và chúng ta phải tạ ơn vì lời nói đó. Cuối cùng đó cũng là cách trả lời đích thực cho những người “Hy Lạp” đã xin “gặp gỡ “ Đức Giêsu. Lời nói này là một trong những lời nói cuồi cùng mà Đức Giêsu đã thốt ra trong thời gian thử thách sứ vụ cách công khai của Người. Và không ai đã hiểu lời đó (Ga 12,34). Thánh Gioan tường thuật tiếp: Lúc đó “Đức Giêsu lánh đi, không cho họ thấy” (Ga 12,36). Người không còn gì để nói nữa.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm