Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm B
Đức Giêsu loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong việc buôn bán, muốn thu tiền vào, trước hết người ta phải bỏ tiền ra để đầu tư (mua hàng). Tại sao phải làm điều trái ngược như vậy? Đó là chuyện lạ hay là lẽ thường tình? Muốn hạnh phúc, có cần phải chịu đau khổ trước không? Có hạnh phúc nào không đòi hỏi phải đau khổ không?
2. Bạn có rút được qui luật gì về sự sống và sự chết, hạnh phúc và đau khổ không? Giữa hai thái cực ngược nhau ấy, có sự liên hệ mật thiết nào không?
3. Lời Đức Giêsu: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» có mâu thuẫn hay phi lý không? Bạn có kinh nghiệm nào về chân lý này không?
Suy tư gợi ý:
1. Định luật đời sống: muốn thu vào phải biết bỏ ra, muốn hạnh phúc phải chấp nhận đau khổ
Trên đời, ta thấy sự vật luôn luôn biến đổi và có chiều hướng tiến hóa. Nhưng tiến hóa không phải theo kiểu thẳng một đường, mà theo kiểu hình «sin» hay hình lưỡi cưa, nghĩa là vẫn có tiến có lùi, nhưng tiến nhiều lùi ít, để rồi nhìn chung là luôn luôn có tiến hóa. Do đó, muốn tiếp tục tiến, nhiều khi cần thiết phải biết lùi: lùi một để tiến hai, hoặc lùi hai để tiến ba, v. v... Cũng như muốn đóng đinh, không thể chỉ đập búa xuống, mà còn phải nhấc búa lên. Nếu không nhấc búa lên thì tuyệt đối không thể tiếp tục đập xuống. Nâng búa lên tuy chẳng làm đinh lún thêm chút nào, nhưng cũng cần thiết và quan trọng không kém gì đập búa xuống, mặc dù chỉ động tác đập xuống mới có tác dụng hữu ích. Nâng búa lên tuy vô ích nhưng lại rất cần thiết!
Tương tự, một người buôn bán cứ phải bỏ tiền ra để mua hàng hóa khiến tiền bạc bị hao hụt đi, nhưng nhờ vậy mà có hàng bán ra để thu tiền vào và có lời, khiến tiền bạc ngày càng gia tăng và trở nên giàu có. Nếu người ấy không chịu bỏ tiền ra để đầu tư, cứ giữ khư khư số tiền mình có, thì làm sao gia tăng số tiền ấy lên được? Vậy, điều cần thiết để có thêm là phải cho ra hay cho đi. Nhưng đời thường, hễ thu vào thì vui, còn cho ra thì buồn. Vì thế, kẻ thiểu trí chỉ muốn thu vào mà không muốn bỏ ra, nên thu vào chẳng được bao nhiêu. Người ngu chỉ muốn hưởng sướng mà không chấp nhận chịu khổ nên chẳng sướng được nhiều. Còn người khôn thì sẵn sàng bỏ ra để thu vào cho nhiều, sẵn sàng chấp nhận đau khổ để được hạnh phúc hơn. Bỏ ra càng nhiều thì thu vào cũng càng nhiều. Cũng vậy, càng chấp nhận đau khổ thì càng có khả năng hưởng thụ hạnh phúc. Những người thiểu trí thường không nhận ra qui luật này.
2. Đau khổ và hạnh phúc luôn gắn liền và đi đôi với nhau
Bài Tin Mừng hôm nay giúp ta áp dụng định luật ấy vào đời sống, vào cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của ta. Đức Giêsu cho biết: «Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!» Và Ngài cho ta biết lý do nào khiến Ngài được tôn vinh, hay nói cách khác, Ngài phải sống hay làm thế nào mới được tôn vinh: «Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác». Ngài còn diễn tả chân lý ấy theo kiểu khác: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời».
Qua những lời ấy, Đức Giêsu cho thấy sự song đôi tất yếu của từng cặp yếu tố trái ngược nhau: chết đi và sinh ra, hạnh phúc và đau khổ. Hạt lúa có chết đi mới sinh ra những hạt khác. Con người có đau khổ mới làm cho mình và người khác hạnh phúc. Thật vậy, nếu người ta cứ sống mãi không chết, làm sao thế giới có đủ chỗ và tài nguyên cho các thế hệ con cháu sinh ra sau? Đời sống kinh tế mới khó khăn lên một chút là người ta đã lo hạn chế sinh sản, lo ngừa thai phá thai rồi! Do đó, chết là điều kiện tối yếu của sống, và đau khổ là điều kiện tối yếu của hạnh phúc. Thật vậy, trên đời, có hạnh phúc nào mà không được xây dựng trên đau khổ, hoặc của chính mình, hoặc của người khác? Đúng thế, hạnh phúc và sự no ấm của con cái chính là thành quả của những vất vả, cực nhọc của cha mẹ. Sự yên vui của người dân là do sự hy sinh xương máu của những chiến sĩ xả thân bảo vệ quê hương. Vinh quang của một học sinh thi đậu xây dựng trên những ngày vất vả cắp sách đến trường, những đêm thức khuya cặm cụi với bài vở. Ngược lại, có biết bao đau khổ phát sinh vì những hạnh phúc mà chính mình hay người khác đã hưởng quá sớm, hoặc đã hưởng một cách trái đạo. Thật vậy, dân chúng nghèo đói là do các quan trên tham nhũng. Gia đình túng thiếu, vợ con cảm thấy cay đắng là vì người chồng đàng điếm, rượu chè. Biết bao thanh thiếu niên làm hỏng cả một cuộc đời chỉ vì sa đà vào nghiện hút, vì biếng học ham vui.
Vì thế, Đức Giêsu nói: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời». Trên thương trường, người buôn bán muốn thu thêm tiền vào thì lại phải chấp nhận bỏ tiền ra đầu tư. Cũng vậy, trong đời sống, người muốn được hạnh phúc thì phải chấp nhận đau khổ. Người buôn bán muốn thu tiền vào mà lại không chịu bỏ tiền ra đầu tư thì chẳng thu được đồng nào, mà còn bị mất tiền vì phải tiêu dùng cho những nhu cầu cần thiết của đời sống. Cũng vậy, tìm hạnh phúc mà không muốn trải qua đau khổ, thì cuối cùng chẳng những không đạt được hạnh phúc mà nhiều khi phải chuốc lấy những đau khổ nặng nề. Chẳng hạn những người muốn giàu có mà không chịu lao tâm khổ trí, không muốn làm lụng vất vả, bèn dùng những cách bất chính như trộm cướp, tham nhũng… thì thường đi đến những hậu quả hết sức bi đát (như tù tội, bị trả thù, sạt nghiệp...).
Còn rất nhiều câu Kinh Thánh khác nói lên sự đi đôi giữa sống và chết, giữa đau khổ và hạnh phúc, trong đó một vài câu ta thường nghe như: «Người đi trong nước mắt, đem hạt giống gieo trên ruộng đồng. Người về miệng vui ca, tay ôm bó lúa ngào ngạt hương» (Tv 126,6). «Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài; nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài» (2Tm 2,11-12; x. Rm 6,8; 8,17).
3. Giải thoát khỏi nỗi sợ chết, sợ đau khổ, sẵn sàng chấp nhận đau khổ hoặc chết (vì Chúa, vì lương tâm) là bí quyết để sống thanh thản, bình an và hạnh phúc
Về câu nói của Đức Giêsu: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời», tôi có kinh nghiệm sau đây, xin chia sẻ với mọi người. Tôi cũng như mọi người, rất ham sống sợ chết. Trong mọi trường hợp, tôi luôn luôn nghĩ đến sự an toàn của bản thân tôi trước tiên. Vì thế, mỗi khi thấy chuyện gì nguy hiểm xảy đến cho tôi là tôi run sợ, lo lắng, bất an. Tình trạng lo lắng ấy có thể kéo dài nhiều ngày tháng, khiến tôi không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Nhưng cách đây vài năm có xảy ra một trường hợp: tôi phải chọn lựa dứt khoát giữa sự an toàn bản thân và tiếng lương tâm. Phải dứt khoát, vì chọn làm theo sự thúc đẩy của lương tâm thì thật là nguy hiểm cho bản thân, và chắc chắn còn liên lụy đến gia đình: cha mẹ, anh em, vợ con; còn chọn an toàn cho bản thân thì bị lương tâm cắn rứt, chịu không nổi. Sau khi bị lương tâm dằn vặt nhiều ngày chịu không nổi vì chưa làm theo sự đòi hỏi của nó, tôi quyết định làm theo tiếng lương tâm, bất chấp mọi sự. Thà chấp nhận nguy hiểm còn hơn để lương tâm bất an! Thế rồi những khó khăn xảy đến... trong nhiều ngày tháng… Như một phản ứng tự vệ, tôi phó thác mạng sống và sự an nguy của tôi trong tay Chúa. Khi hồi hộp lo âu, tôi lẩm nhẩm hát trong trí: «Chúa khoan nhân là mục tử tôi, tôi không còn thiếu gì, tôi không còn e sợ nỗi gì (...) Dầu tôi đi qua trong thung lũng tối đen hiểm nguy, lòng tôi không lo ngại tai họa gì: vì Chúa ở cùng tôi, cây trượng và cây gậy Chúa khiến tôi an lòng» (Tv 23). Thế rồi mọi khó khăn đều qua!
Nhiều lần phải chọn lựa tương tự như vậy, lần nào tôi cũng làm theo sự đòi hỏi của lương tâm. Dần dần tôi cảm thấy nhu cầu đòi hỏi an toàn cho bản thân giảm đi, khiến hiện nay, khi gặp nguy hiểm cho bản thân, tôi cảm thấy an tâm hơn trước rất nhiều. Giữa những nguy hiểm, tôi tập sẵn sàng chấp nhận mất tất cả, kể cả mạng sống. Lạ lùng thay, dần dần tôi cảm nghiệm được một sự thanh thản, bình an sâu thẳm trong tâm hồn. Và tôi khám phá ra thật sự có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa luôn bảo vệ tôi, luôn lo lắng cho tôi tất cả những nhu cầu cần thiết.
Qua kinh nghiệm trên, tôi khám phá ra rằng: lúc nào cũng nghĩ trước hết đến sự an toàn bản thân chỉ tạo cho ta một thói quen sợ sệt, lo lắng, mất bình an. Còn tập buông bỏ tất cả những gì mình vẫn thường bám víu như: sự sống, sự an toàn, các tham vọng, tiền bạc, nhà cửa, danh dự... sẵn sàng chấp nhận mất tất cả, chỉ bám víu vào một mình Thiên Chúa, thì sự bình an và hạnh phúc sẽ đến. Hiện nay, tôi cảm thấy tâm hồn bình an và hạnh phúc hơn trước rất nhiều: một thứ bình an hạnh phúc thường hằng và bền vững, khác với thứ bình an trước đó. Bình an và hạnh phúc của tôi bây giờ phát xuất từ bên trong, từ Thiên Chúa, không bị chao đảo khi những điều kiện bên ngoài thay đổi nữa. Qua kinh nghiệm này, tôi thấy chính lúc mình chấp nhận đau khổ, thì đau khổ không còn ảnh hưởng tới mình nhiều như trước nữa. Chính lúc mình sẵn sàng chấp nhận chết bất kỳ lúc nào, thì mình lại sống thanh thản và trọn vẹn hơn bao giờ hết. Điều Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay quả là đúng!
Cầu nguyện
Lạy Cha, Đức Giêsu cho con thấy tương quan mật thiết giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ. Xin cho con đủ tình thương để chấp nhận đau khổ hầu làm cho những người chung quanh con hạnh phúc. Con biết rằng nếu con làm được điều ấy, con sẽ thấy cuộc đời này tràn đầy ý nghĩa và hạnh phúc. Xin cho con đủ dũng cảm để làm điều ấy.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm
SẼ ĐƯỢC TÔN VINH...
Suy niệm của JKNĐức Giêsu loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong việc buôn bán, muốn thu tiền vào, trước hết người ta phải bỏ tiền ra để đầu tư (mua hàng). Tại sao phải làm điều trái ngược như vậy? Đó là chuyện lạ hay là lẽ thường tình? Muốn hạnh phúc, có cần phải chịu đau khổ trước không? Có hạnh phúc nào không đòi hỏi phải đau khổ không?
2. Bạn có rút được qui luật gì về sự sống và sự chết, hạnh phúc và đau khổ không? Giữa hai thái cực ngược nhau ấy, có sự liên hệ mật thiết nào không?
3. Lời Đức Giêsu: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời» có mâu thuẫn hay phi lý không? Bạn có kinh nghiệm nào về chân lý này không?
Suy tư gợi ý:
1. Định luật đời sống: muốn thu vào phải biết bỏ ra, muốn hạnh phúc phải chấp nhận đau khổ
Trên đời, ta thấy sự vật luôn luôn biến đổi và có chiều hướng tiến hóa. Nhưng tiến hóa không phải theo kiểu thẳng một đường, mà theo kiểu hình «sin» hay hình lưỡi cưa, nghĩa là vẫn có tiến có lùi, nhưng tiến nhiều lùi ít, để rồi nhìn chung là luôn luôn có tiến hóa. Do đó, muốn tiếp tục tiến, nhiều khi cần thiết phải biết lùi: lùi một để tiến hai, hoặc lùi hai để tiến ba, v. v... Cũng như muốn đóng đinh, không thể chỉ đập búa xuống, mà còn phải nhấc búa lên. Nếu không nhấc búa lên thì tuyệt đối không thể tiếp tục đập xuống. Nâng búa lên tuy chẳng làm đinh lún thêm chút nào, nhưng cũng cần thiết và quan trọng không kém gì đập búa xuống, mặc dù chỉ động tác đập xuống mới có tác dụng hữu ích. Nâng búa lên tuy vô ích nhưng lại rất cần thiết!
Tương tự, một người buôn bán cứ phải bỏ tiền ra để mua hàng hóa khiến tiền bạc bị hao hụt đi, nhưng nhờ vậy mà có hàng bán ra để thu tiền vào và có lời, khiến tiền bạc ngày càng gia tăng và trở nên giàu có. Nếu người ấy không chịu bỏ tiền ra để đầu tư, cứ giữ khư khư số tiền mình có, thì làm sao gia tăng số tiền ấy lên được? Vậy, điều cần thiết để có thêm là phải cho ra hay cho đi. Nhưng đời thường, hễ thu vào thì vui, còn cho ra thì buồn. Vì thế, kẻ thiểu trí chỉ muốn thu vào mà không muốn bỏ ra, nên thu vào chẳng được bao nhiêu. Người ngu chỉ muốn hưởng sướng mà không chấp nhận chịu khổ nên chẳng sướng được nhiều. Còn người khôn thì sẵn sàng bỏ ra để thu vào cho nhiều, sẵn sàng chấp nhận đau khổ để được hạnh phúc hơn. Bỏ ra càng nhiều thì thu vào cũng càng nhiều. Cũng vậy, càng chấp nhận đau khổ thì càng có khả năng hưởng thụ hạnh phúc. Những người thiểu trí thường không nhận ra qui luật này.
2. Đau khổ và hạnh phúc luôn gắn liền và đi đôi với nhau
Bài Tin Mừng hôm nay giúp ta áp dụng định luật ấy vào đời sống, vào cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu của ta. Đức Giêsu cho biết: «Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!» Và Ngài cho ta biết lý do nào khiến Ngài được tôn vinh, hay nói cách khác, Ngài phải sống hay làm thế nào mới được tôn vinh: «Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác». Ngài còn diễn tả chân lý ấy theo kiểu khác: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời».
Qua những lời ấy, Đức Giêsu cho thấy sự song đôi tất yếu của từng cặp yếu tố trái ngược nhau: chết đi và sinh ra, hạnh phúc và đau khổ. Hạt lúa có chết đi mới sinh ra những hạt khác. Con người có đau khổ mới làm cho mình và người khác hạnh phúc. Thật vậy, nếu người ta cứ sống mãi không chết, làm sao thế giới có đủ chỗ và tài nguyên cho các thế hệ con cháu sinh ra sau? Đời sống kinh tế mới khó khăn lên một chút là người ta đã lo hạn chế sinh sản, lo ngừa thai phá thai rồi! Do đó, chết là điều kiện tối yếu của sống, và đau khổ là điều kiện tối yếu của hạnh phúc. Thật vậy, trên đời, có hạnh phúc nào mà không được xây dựng trên đau khổ, hoặc của chính mình, hoặc của người khác? Đúng thế, hạnh phúc và sự no ấm của con cái chính là thành quả của những vất vả, cực nhọc của cha mẹ. Sự yên vui của người dân là do sự hy sinh xương máu của những chiến sĩ xả thân bảo vệ quê hương. Vinh quang của một học sinh thi đậu xây dựng trên những ngày vất vả cắp sách đến trường, những đêm thức khuya cặm cụi với bài vở. Ngược lại, có biết bao đau khổ phát sinh vì những hạnh phúc mà chính mình hay người khác đã hưởng quá sớm, hoặc đã hưởng một cách trái đạo. Thật vậy, dân chúng nghèo đói là do các quan trên tham nhũng. Gia đình túng thiếu, vợ con cảm thấy cay đắng là vì người chồng đàng điếm, rượu chè. Biết bao thanh thiếu niên làm hỏng cả một cuộc đời chỉ vì sa đà vào nghiện hút, vì biếng học ham vui.
Vì thế, Đức Giêsu nói: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời». Trên thương trường, người buôn bán muốn thu thêm tiền vào thì lại phải chấp nhận bỏ tiền ra đầu tư. Cũng vậy, trong đời sống, người muốn được hạnh phúc thì phải chấp nhận đau khổ. Người buôn bán muốn thu tiền vào mà lại không chịu bỏ tiền ra đầu tư thì chẳng thu được đồng nào, mà còn bị mất tiền vì phải tiêu dùng cho những nhu cầu cần thiết của đời sống. Cũng vậy, tìm hạnh phúc mà không muốn trải qua đau khổ, thì cuối cùng chẳng những không đạt được hạnh phúc mà nhiều khi phải chuốc lấy những đau khổ nặng nề. Chẳng hạn những người muốn giàu có mà không chịu lao tâm khổ trí, không muốn làm lụng vất vả, bèn dùng những cách bất chính như trộm cướp, tham nhũng… thì thường đi đến những hậu quả hết sức bi đát (như tù tội, bị trả thù, sạt nghiệp...).
Còn rất nhiều câu Kinh Thánh khác nói lên sự đi đôi giữa sống và chết, giữa đau khổ và hạnh phúc, trong đó một vài câu ta thường nghe như: «Người đi trong nước mắt, đem hạt giống gieo trên ruộng đồng. Người về miệng vui ca, tay ôm bó lúa ngào ngạt hương» (Tv 126,6). «Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ sống với Ngài; nếu ta cùng đau khổ với Ngài, ta sẽ thống trị với Ngài» (2Tm 2,11-12; x. Rm 6,8; 8,17).
3. Giải thoát khỏi nỗi sợ chết, sợ đau khổ, sẵn sàng chấp nhận đau khổ hoặc chết (vì Chúa, vì lương tâm) là bí quyết để sống thanh thản, bình an và hạnh phúc
Về câu nói của Đức Giêsu: «Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời», tôi có kinh nghiệm sau đây, xin chia sẻ với mọi người. Tôi cũng như mọi người, rất ham sống sợ chết. Trong mọi trường hợp, tôi luôn luôn nghĩ đến sự an toàn của bản thân tôi trước tiên. Vì thế, mỗi khi thấy chuyện gì nguy hiểm xảy đến cho tôi là tôi run sợ, lo lắng, bất an. Tình trạng lo lắng ấy có thể kéo dài nhiều ngày tháng, khiến tôi không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Nhưng cách đây vài năm có xảy ra một trường hợp: tôi phải chọn lựa dứt khoát giữa sự an toàn bản thân và tiếng lương tâm. Phải dứt khoát, vì chọn làm theo sự thúc đẩy của lương tâm thì thật là nguy hiểm cho bản thân, và chắc chắn còn liên lụy đến gia đình: cha mẹ, anh em, vợ con; còn chọn an toàn cho bản thân thì bị lương tâm cắn rứt, chịu không nổi. Sau khi bị lương tâm dằn vặt nhiều ngày chịu không nổi vì chưa làm theo sự đòi hỏi của nó, tôi quyết định làm theo tiếng lương tâm, bất chấp mọi sự. Thà chấp nhận nguy hiểm còn hơn để lương tâm bất an! Thế rồi những khó khăn xảy đến... trong nhiều ngày tháng… Như một phản ứng tự vệ, tôi phó thác mạng sống và sự an nguy của tôi trong tay Chúa. Khi hồi hộp lo âu, tôi lẩm nhẩm hát trong trí: «Chúa khoan nhân là mục tử tôi, tôi không còn thiếu gì, tôi không còn e sợ nỗi gì (...) Dầu tôi đi qua trong thung lũng tối đen hiểm nguy, lòng tôi không lo ngại tai họa gì: vì Chúa ở cùng tôi, cây trượng và cây gậy Chúa khiến tôi an lòng» (Tv 23). Thế rồi mọi khó khăn đều qua!
Nhiều lần phải chọn lựa tương tự như vậy, lần nào tôi cũng làm theo sự đòi hỏi của lương tâm. Dần dần tôi cảm thấy nhu cầu đòi hỏi an toàn cho bản thân giảm đi, khiến hiện nay, khi gặp nguy hiểm cho bản thân, tôi cảm thấy an tâm hơn trước rất nhiều. Giữa những nguy hiểm, tôi tập sẵn sàng chấp nhận mất tất cả, kể cả mạng sống. Lạ lùng thay, dần dần tôi cảm nghiệm được một sự thanh thản, bình an sâu thẳm trong tâm hồn. Và tôi khám phá ra thật sự có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa luôn bảo vệ tôi, luôn lo lắng cho tôi tất cả những nhu cầu cần thiết.
Qua kinh nghiệm trên, tôi khám phá ra rằng: lúc nào cũng nghĩ trước hết đến sự an toàn bản thân chỉ tạo cho ta một thói quen sợ sệt, lo lắng, mất bình an. Còn tập buông bỏ tất cả những gì mình vẫn thường bám víu như: sự sống, sự an toàn, các tham vọng, tiền bạc, nhà cửa, danh dự... sẵn sàng chấp nhận mất tất cả, chỉ bám víu vào một mình Thiên Chúa, thì sự bình an và hạnh phúc sẽ đến. Hiện nay, tôi cảm thấy tâm hồn bình an và hạnh phúc hơn trước rất nhiều: một thứ bình an hạnh phúc thường hằng và bền vững, khác với thứ bình an trước đó. Bình an và hạnh phúc của tôi bây giờ phát xuất từ bên trong, từ Thiên Chúa, không bị chao đảo khi những điều kiện bên ngoài thay đổi nữa. Qua kinh nghiệm này, tôi thấy chính lúc mình chấp nhận đau khổ, thì đau khổ không còn ảnh hưởng tới mình nhiều như trước nữa. Chính lúc mình sẵn sàng chấp nhận chết bất kỳ lúc nào, thì mình lại sống thanh thản và trọn vẹn hơn bao giờ hết. Điều Đức Giêsu nói trong bài Tin Mừng hôm nay quả là đúng!
Cầu nguyện
Lạy Cha, Đức Giêsu cho con thấy tương quan mật thiết giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ. Xin cho con đủ tình thương để chấp nhận đau khổ hầu làm cho những người chung quanh con hạnh phúc. Con biết rằng nếu con làm được điều ấy, con sẽ thấy cuộc đời này tràn đầy ý nghĩa và hạnh phúc. Xin cho con đủ dũng cảm để làm điều ấy.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm