Samstag, März 31, 2018
Freitag, März 30, 2018
Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Thánh Cha chủ sự tại Colosseum Thứ Sáu Tuần Thánh 30/3/2018
Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ Sáu Tuần thánh, 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma.
Năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác việc chuẩn bị các bài Suy Niệm ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cho một nhóm các bạn trẻ, do ông Andrea Monda hướng dẫn. Tốt nghiệp luật khoa, và khoa học về tôn giáo, ông Andrea Monda là một nhà văn và là nhà viết tiểu luận.
Các bạn trẻ này là các sinh viên đang theo học tại một rạp hát cổ điển ở Rôma, nơi giáo sư Monda giảng dạy về môn tôn giáo.
Video: Thứ Sáu Tuần Thánh tại Giêrusalem - Đàng Thánh Giá cảm động trên đường Chúa lên đồi Golgotha
29/Mar/2018
Tại Giêrusalem nơi Chúa Giêsu đã trải qua những giờ phút cuối cùng của Ngài trong cuộc sống dương thế, vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 30 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa là Giám Quản Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli là khâm sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem và hơn 200 linh mục đã cử hành thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá tại nhà thờ Mộ Thánh.
Donnerstag, März 29, 2018
Diễn từ của ĐTC với các linh mục Rôma và toàn thế giới trong lễ truyền dầu 29/03/2018
J.B. Đặng Minh An dịch29/Mar/2018
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự tham dự.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Anh em linh mục Giáo phận Rôma và các giáo phận khác trên khắp thế giới thân mến!
Lm Inhaxiô Trần Ngà
(Suy niệm thứ năm tuần thánh theo Tin Mừng Gioan 13, 1-15)
“Để nghe tơ liễu run trong gió
và để xem Trời giải nghĩa yêu”(Hàn Mặc Tử)
Người ta đề cập rất nhiều về tình yêu, nhưng có lẽ không mấy ai hiểu cho đúng tình yêu là gì.
Ngay cả thi sĩ Xuân Diệu, người được xem là thi sĩ của tình yêu, có những cảm nhận rất tinh tế về tình yêu và tâm lý con người, nhưng cũng thú nhận là không thể giải nghĩa được tình yêu. Ông viết:
"Làm sao giải nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu."
Và khi con người không lý giải được tình yêu thì có lẽ phải viện tới Trời. Vì thế, Hàn Mặc Tử, một nhà thơ tài hoa công giáo, khuyên chúng ta - qua bài "Đà Lạt trăng mờ" - như sau:
"Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
để nghe dưới đáy, nước hồ reo
để nghe tơ liễu run trong gió
và để xem Trời giải nghĩa yêu."
"Và để xem Trời giải nghĩa yêu!" Đúng vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa mới biết thế nào là yêu và chỉ có Ngài mới có đủ thẩm quyền để "giải nghĩa yêu."
Kính thưa Bà Con,
Trước khi Bà Con đọc bài dịch bên dưới, tôi xin được trình bày:
1- Chữ ''trọng lượng'' được dịch từ nguyên văn tiếng Pháp, phù hợp với câu chuyện khinh khi Thánh Lễ.
2- Bấy lâu nay, hầu như tuyệt đại đa số tín hữu Công Giáo viết, nói thế nầy: ''Thánh Lễ An Táng...'' là ''vô hình trung'' làm mất phần nào vẻ trong sáng của tiếng Việt, lại còn ngược với Kinh Thánh và Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bởi vì việc TÔN THỜ (latria) Bí Tích Thánh Thể chỉ DÀNH RIÊNG cho Thiên Chúa!
3- Hy tế (trên) Thập Giá (Le Sacrifice de La Croix) và Hy Tế Thánh Thánh Thể (Le Sacrifice de L'Eucharistie) là Hy Tế duy nhất.
4- Vì các lý do vừa nêu, đành rằng (trong nhà thờ) có bài giảng về người quá cố, tôi thiết nghĩ nên nói, viết: ''Thánh Lễ trước nghi lễ an táng dành cho...'' (La Sainte Messe avant les funérailles faites à... / en l'honneur de...)
BẢN DỊCH:
Ngày nọ, cách đây nhiều năm, ở ngôi làng nhỏ bé tại Luxembourg, đại úy kiểm lâm đang nói chuyện với ông chủ tiệm bán thịt thì một bà cụ đến nơi ấy.
Chủ tiệm hỏi:
- Bà ơi, bà mua gì vậy?
- Miếng thịt nhỏ thôi, nhưng tôi không có tiền để trả.
Mittwoch, März 28, 2018
Vào sáng ngày Thứ Ba, 11 Tháng Chín năm 2001, chúng tôi đã rời khỏi Frankfurt khoảng 5 giờ đồng hồ rồi và đang bay qua Bắc Đại Tây Dương.
Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.
Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: "Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp. "
Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do.
Cái chết thể lý của Chúa Giêsu, kỳ 2
Vũ Văn An27/Mar/2018
Đóng Đinh
Các thực hành đóng đinh
Có lẽ việc đóng đinh khởi đầu trước nhất với người Ba Tư (34). Alexander Đại Đế du nhập thực hành này vào Ai Cập và Carthage, và dường như người Rôma học được nó từ người Carthage (11). Dù người Rôma không sáng chế ra việc đóng đinh, nhưng họ đã hoàn hảo nó thành một hình thức tra tấn và tử hình nhằm tạo ra một cái chết từ từ nhưng thật nhiều đau đớn và thống khổ (10,17). Đây là một trong các phương pháp xử tử gây xấu hổ nhất và tàn độc nhất, và thường chỉ dành cho nô lệ, ngoại kiều, người nổi loạn và những tội nhân xấu xa nhất (3, 25, 28). Luật Rôma thường thường che chở công dân Rôma khỏi bị đóng đinh (5), ngoại trừ trường hợp lính đào ngũ.
Cái chết thể lý của Chúa Giêsu
Vũ Văn An26/Mar/2018
Tạp Chí Của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ ( Journal of the American Medical Association) số 256 năm 1986 có một bài nghiên cứu về “Cái Chết Thể Lý Của Chúa Giêsu Kitô”. Các tác giả bài nghiên cứu này bao gồm Bác Sĩ William D. Edwards (bệnh lý học) và Floyd E. Hosner (chuyên viên về Đồ Họa Y Khoa) thuộc Bệnh Viện Mayo, Rochester, Minn. và Mục Sư Wesley J. Gabel thuộc West Bethel United Methodist Church, Bethel, Minn.
Montag, März 26, 2018
Hãy mặc áo giáp ánh sáng: Bài giảng thứ năm Mùa Chay 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An25/Mar/2018
2. Đức Trong Sạch, Vẻ Đẹp, và Tình Yêu Người Lân Cận
Trong ánh sáng mới, bắt nguồn từ mầu nhiệm vượt qua và được Thánh Phaolô minh họa cho chúng ta cho tới điểm này, lý tưởng trong sạch giữ một địa vị ưu tuyển trong mọi toát yếu luân lý của Tân Ước. Người ta có thể nói rằng không có lá thư nào của Thánh Phaolô, trong đó ngài lại không dành chỗ cho sự trong sạch khi ngài mô tả đời sống mới trong Chúa Thánh Thần (xem, ví dụ, Ep 4: 17-5: 33, Cl 3: 5- 12). Các yêu cầu căn bản về sự trong sạch thỉnh thoảng được chuyên biệt hóa, theo các bậc sống đa dạng của các Kitô hữu. Các Thư mục Mục vụ giải thích sự trong sạch cần được lên hình dạng ra sao nơi người trẻ, phụ nữ, vợ chồng, người cao tuổi, góa bụa, các linh mục, và các giám mục. Những thư này trình bầy sự trong sạch trong các khía cạnh khác nhau của đức khiết tịnh, của lòng trung thành phu phụ, của sự đúng mức, của sự tiết dục, của đức đồng trinh, và chừng mực.
Sonntag, März 25, 2018
Bài giảng của Đức Thánh Cha Chúa Nhật Lễ Lá 2018 - Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 33
J.B. Đặng Minh An dịch25/Mar/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng Chúa Nhật 25/3. Đây cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 33.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá diễn ra tiếp theo đó với sự tham dự của đông đảo các bạn trẻ của giáo phận Rôma và đặc biệt là 300 bạn trẻ trên thế giới về Rôma tham dự khoá họp Tiền Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên. Thánh Lễ đã được diễn ra tại trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nếp sống tưởng nhớ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long24/Mar/2018
Trong đời sống có những lễ mừng, những biến cố thời sự. Nhưng cũng có những lễ mừng, biến cố đã xảy ra trong qúa khứ được tưởng nhớ ôn lại tùy theo thời gian định kỳ, như những kỷ niệm của một người, của một Hội đoàn, của một quốc gia đất nước…
Sự tưởng nhớ ôn lại không là hoài cổ những gì đã qua. Nhưng là cung cách làm sống động lại việc đã xảy ra. Việc này giúp củng cố tình liên đới, lòng biết ơn, học hỏi cùng không để sự việc đã qua bị rơi vào quên lãng. Như ngạn ngữ dân gian có châm ngôn: Ôn cố nhi tri tân!
Samstag, März 24, 2018
Bài Giáo Lý Thứ 14 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể IV – Hiệp Lễ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ22/Mar/2018
“Được nuôi dưỡng bằng Bí Tích Thánh Thể nghĩa là để cho mình được thay đổi khi lãnh nhận [Mình Máu Chúa]”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười bốn của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 21 tháng 3, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về “việc Rước Lễ”. Ngài nhấn mạnh rằng “Chúng ta cử hành Thánh Lễ là để nuôi dưỡng chính mình bằng Đức Kitô… Mỗi khi rước lễ, chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn,… càng ngày càng biến đổi nhiều hơn trong Chúa Giêsu… để thành một Thánh Thể sống động”.
* * *
Chúa Nhật Lễ Lá - Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa - Năm B
LỄ LÁ
Chú giải của Fiches Dominicales
BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔTHEO THÁNH MACCÔ
I. VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Một trình thuật có sự liên kết rất chặt chẽ.
Trình thuật Cuộc Khổ Nạn chiếm một khoảng lớn trong Tin Mừng Maccô, bởi vì nó chiếm đến hai chương, gồm một đoạn nhập đề và hai phần, tất cả đều liên kết với nhau rất chặt chẽ.
Nhập đề (14,1-11) mở đầu trình thuật bằng ba phối cảnh, hướng dẫn độc giả vào cuộc, đó là:
Hãy mặc áo giáp ánh sáng: Bài giảng thứ năm Mùa Chay 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An24/Mar/2018
Đức trong sạch Kitô Giáo
Ngày 23 tháng Ba, 2018, trước Phủ Giáo Hoàng, Cha Cantalamessa, giảng thuyết viên của Phủ, đã đọc bài giảng sau đây về đức trong sạch theo quan điểm Kitô Giáo:
Trong cuộc bình luận của chúng ta về những lời khuyên bảo trong Thư gửi tín hữu Rôma, giờ đây, chúng ta bước tới đoạn văn nói rằng:
Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng cảnh báo: Xã hội chúng ta đã quay trở lại thời ngoại giáo, tôn thờ ngẫu tượng tính dục
Đặng Tự Do23/Mar/2018
Luân lý Công Giáo trong quá khứ chú trọng đến việc ngăn ngừa tội lỗi tình dục và coi nhẹ tội bất công, ngày hôm nay “chúng ta đã đi đến thái cực ngược lại,” người ta dường như chỉ quan tâm đến cách mọi người đối xử với những người khác, và coi nhẹ cách thức họ đối xử với hồng ân là thân thể của họ. Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, đã bày tỏ quan điểm trên trong bài giảng trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma hôm thứ Sáu 23 tháng Ba.
Freitag, März 23, 2018
Tùng phục thẩm quyền cai trị: Bài giảng thứ tư Mùa Chay Năm 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An23/Mar/2018
4. Vâng lời như một "bổn phận": Noi Gương Chúa Kitô
Trong phần thứ nhất của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta một Chúa Giêsu Kitô như ơn phúc để được nhận lãnh bằng đức tin, trong khi ở phần thứ hai - phần khuyên bảo - ngài trình bày chúng ta một Chúa Kitô như mẫu gương để bắt chước trong cuộc sống của chúng ta. Hai khía cạnh của ơn cứu rỗi này cũng hiện diện trong mỗi nhân đức cá thể hay hoa trái của Chúa Thánh Thần. Trong mọi nhân đức Kitô giáo, đều có một yếu tố mầu nhiệm và một yếu tố khổ hạnh, phần đầu dành cho ơn thánh và phần hai dành cho tự do của con người. Bây giờ là lúc để xem xét phần thứ hai này, tức việc chúng ta tích cực noi gương vâng lời của Chúa Kitô, vâng lời như một bổn phận.
Mittwoch, März 21, 2018
Tùng phục thẩm quyền cai trị: Bài giảng thứ tư Mùa Chay Năm 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An20/Mar/2018
‘Mỗi người hãy tùng phục các thẩm quyền cai trị”
1. Sợi tơ chính từ trên rơi xuống
Khi trình bày các đặc điểm, hay các nhân đức, tỏa sáng trong đời sống của những người được tái sinh trong Thần Khí, Thánh Phaolô, sau khi nói về đức bác ái và đức khiêm nhường, giờ đây, ngài nói về sự vâng lời trong chương 13 của thư gửi tín hữu Rôma:
Montag, März 19, 2018
Đừng nghĩ mình cao hơn: bài giảng thứ ba Mùa Chay năm 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An18/Mar/2018
3. Khiêm nhường và hạ nhục
Chúng ta không nên tự lừa dối mình khi nghĩ rằng mình đã đạt được đức khiêm nhường chỉ vì lời của Thiên Chúa và gương sáng của Đức Maria đã dẫn chúng ta đến chỗ khám phá ra sự hư vô của chúng ta. Mức độ khiêm nhường của chúng ta chỉ được nhìn thấy khi sáng kiến chuyển từ chúng ta sang người khác, nghĩa là, khi chúng ta không phải là những người duy nhất nhận ra những điểm yếu và sai sót của mình, nhưng khi những người khác nhận ra chúng - khi chúng ta có khả năng không những nói sự thật mà còn sẵn lòng để người khác nói điều ấy cho chúng ta. Nói cách khác, đức khiêm nhường của chúng ta chỉ chân thực khi chúng ta chấp nhận lời khiển trách, sửa trị, chỉ trích, và hạ nhục. Tác giả của Sách Gương Chúa Kitô đã nói rằng: "Nhiều lần vì lợi ích của chúng ta nếu người khác biết khuyết điểm của chúng ta và thậm chí khiển trách chúng ta vì các khuyết điểm này thì là họ giúp chúng ta ở khiêm nhường" (5).
Samstag, März 17, 2018
Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm B
Cũng như Chúa nhật trước, thánh Gioan đề nghị chúng ta suy niệm về thập giá.
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phụng Chúa, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp ông Philipphê, người Bétsaiđa, miền Galilê, và thưa rằng: “Thưa ông chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu” .
Đây là Lễ Vượt Qua cuối cùng Đức Giêsu tham dự. Xét theo bản văn thánh Gioan, trang Tin Mừng mà ta đọc hôm nay, đi liền sau trình thuật tiến vào thành Giêrusalem vinh hiển của Đức Giêsu, ngày Lễ Lá. Sau sự thành công trước quần chúng trên đây, các người Pharisêu đã nói với nhau. "Các ông thấy không, các ông sẽ chẳng làm được gì hết . Hãy coi đó, thiên hạ bắt đầu theo hắn cả rồi!". Nhận xét của nhóm Pharisêu được minh chứng ngay, qua sự kiện những người "Hy Lạp”, xa lạ nhưng lại có thiện cảm với dân tộc Do Thái, đến xin "gặp" Đức Giêsu. Như thế, đang khi những người quyết định giết hại Người, cố gắng xiết gọng kìm và bầu khí chống đối của nhóm Pharisêu đang trở nên nặng nề, thì đột nhiên, vào đầu tuần lễ cuối cùng của Người tại dương thế, Đức Giêsu có thể nhìn thấy sứ vụ cứu độ của Người đang bành trướng rộng khắp.
KÉO MỌI NGƯỜI LÊN VỚI TÔI
Chú giải của Noel QuessonCũng như Chúa nhật trước, thánh Gioan đề nghị chúng ta suy niệm về thập giá.
Trong số những người lên Giêrusalem thờ phụng Chúa, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp ông Philipphê, người Bétsaiđa, miền Galilê, và thưa rằng: “Thưa ông chúng tôi muốn được gặp ông Giêsu” .
Đây là Lễ Vượt Qua cuối cùng Đức Giêsu tham dự. Xét theo bản văn thánh Gioan, trang Tin Mừng mà ta đọc hôm nay, đi liền sau trình thuật tiến vào thành Giêrusalem vinh hiển của Đức Giêsu, ngày Lễ Lá. Sau sự thành công trước quần chúng trên đây, các người Pharisêu đã nói với nhau. "Các ông thấy không, các ông sẽ chẳng làm được gì hết . Hãy coi đó, thiên hạ bắt đầu theo hắn cả rồi!". Nhận xét của nhóm Pharisêu được minh chứng ngay, qua sự kiện những người "Hy Lạp”, xa lạ nhưng lại có thiện cảm với dân tộc Do Thái, đến xin "gặp" Đức Giêsu. Như thế, đang khi những người quyết định giết hại Người, cố gắng xiết gọng kìm và bầu khí chống đối của nhóm Pharisêu đang trở nên nặng nề, thì đột nhiên, vào đầu tuần lễ cuối cùng của Người tại dương thế, Đức Giêsu có thể nhìn thấy sứ vụ cứu độ của Người đang bành trướng rộng khắp.
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại San Giovanni Rotondo 17/3/2018
J.B. Đặng Minh An dịch17/Mar/2018
Như VietCatholic đã tường thuật, lúc 7h sáng thứ Bẩy 17 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã dùng trực thăng để bay đến San Giovanni Rotondo, một thị trấn với 26 ngàn dân cư, nằm ở mạn Nam nước Ý, cách Rôma 500 cây số, nổi tiếng nhờ thánh Piô de Pietralcinô, thường được gọi là cha Piô Năm Dấu Thánh, một linh mục dòng Capuchinô.
Trong cuộc hành hương này, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại tiền đình nhà thờ Thánh Piô thành Pietrelcina.
Bài Giáo Lý Thứ 13 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể III – “Kinh Lạy Cha” và Việc Bẻ Bánh
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ17/Mar/2018
“Khi mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa, “Kinh Lạy Cha” cũng chuẩn bị chúng ta cho tình yêu thương huynh đệ”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 14 tháng 3, 2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về “Kinh Lạy Cha” và việc bẻ Bánh. Kinh Lạy Cha là “lời cầu nguyện của con cái Thiên Chúa: nó là kinh nguyện tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.” Sau Kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa ban bình an, nhưng “Bình an của Đức Kitô không thể bén rễ trong một con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và nối lại nó sau khi đã làm tổn thương nó”. Ngài kết luận rằng các lời khẩn cầu “từ kinh Lạy Cha cho đến việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn để dự bữa tiệc Thánh Thể, nguồn mạch của sự hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em”.
Đừng nghĩ mình cao hơn: bài giảng thứ ba Mùa Chay năm 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An17/Mar/2018
Đức khiêm nhường Kitô Giáo
Lời khuyên về đức ái mà chúng ta đã nghe của Thánh Phaolô trong bài suy niệm mới đây được lồng trong hai lời khuyên ngắn ngủi về đức khiêm nhường, những lời khuyên liên quan đến nhau đến nỗi tạo thành một loại khung cho lời khuyên về đức ái. Nếu ta đọc chúng theo thứ tự, trong khi bỏ qua những gì ở giữa, thì hai lời khuyên này nói như sau:
Donnerstag, März 15, 2018
Phụng Vụ giúp chúng ta chuẩn bị đón nhận Chúa Kitô trong phần Rước Lễ
Giuse Thẩm Nguyễn14/Mar/2018
(Vatican News) Trong buổi tiếp kiến chung thường lệ vào hôm thứ Tư, ĐGH Phanxicô tiếp tục loạt bài về các phần trong Thánh Lễ, nhấn mạnh trong tuần này về Kinh Lạy Cha và “ nghi thức Bẻ Bánh”. Ngài nói sau phần Lời Nguyện Thánh Thể sẽ giúp chúng ta “dọn sạch linh hồn mình để tham dự bàn tiệc Thánh Thể”.
Kinh Lạy Cha
Dienstag, März 13, 2018
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm làm giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô XVI xác minh tính liên tục giữa hai triều giáo hoàng
Vũ Văn An12/Mar/2018
Theo VaricanNews, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI vừa lên tiếng xác minh sự thống nhất bên trong của hai triều giáo hoàng: triều giáo hoàng của ngài và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.
Thực vậy, nhân dịp phát hành bộ sách gồm 11 cuốn nói về “Nền Thần Học của Đức Phanxicô”, Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Vụ Trưởng Vụ Truyền Thông của Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI đã gửi cho ngài một lá thư với nội dung như trên.
Montag, März 12, 2018
CẦU THANG LẠ TẠI NGUYỆN ĐƯỜNG LORETTO
(Tài liệu tổng hợp trên Internet)
Trần Mỹ Duyệt
Phải chăng chiếc cầu thang tại nguyện đường Loretto tại Santa Fe, New Mexico đứng vững một cách lạ lùng mà không cần cột trụ chống đỡ?
Tôi đã đọc và đã nghe về câu truyện cầu thang lạ được cho là do Thánh Giuse làm tại nguyện đường Loretto, thuộc tiểu bang New Mexico từ lâu. Với lòng sùng kính, yêu mến Thánh Giuse, vị quan thầy đã giúp tôi vượt qua rất nhiều chặng đường chông gai trên hành trình đức tin cho đến ngày nay. Và trong tâm tình tạ ơn Ngài, tôi cũng ước ao có một lần được đến chiêm ngắm kỳ công được cho là do chính tay Ngài tác thành, cũng như để cảm ơn Ngài vì muôn ơn lành Ngài hằng bầu cử cho tôi.
Hãy yêu nhau chân thực: bài giảng Mùa Chay thứ hai năm 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An11/Mar/2018
3. Bác ái với những người ở bên ngoài Giáo Hội
Sau khi giải thích tình yêu Kitô hữu chân chính là gì, và sau các lời khuyên của ngài, Thánh Tông Đồ tiếp tục cho thấy "tình yêu đích thực" này cần phải được chuyển thành hành động trong các tình hình của cộng đồng. Ngài tập chú vào hai tình hình: tình hình thứ nhất liên quan đến các mối liên hệ ad extra cộng đồng, nghĩa là, với những người ở bên ngoài cộng đồng; tình hình thứ hai liên quan đến các mối liên hệ ad intra giữa các thành viên của cùng một cộng đồng. Ta hãy lắng nghe một số lời khuyên của ngài áp dụng vào loạt liên hệ đầu tiên, tức các mối liên hệ với thế giới bên ngoài:
. . .
Sonntag, März 11, 2018
Hãy yêu nhau chân thực: bài giảng Mùa Chay thứ hai năm 2018 của Cha Cantalamessa
Vũ Văn An11/Mar/2018
1. Nguồn Gốc Sự Thánh Thiện trong Kitô Giáo
Cùng với lời kêu gọi nên thánh nói chung, Vatican II cũng đã cho ta sự hướng dẫn chuyên biệt về ý nghĩa của sự thánh thiện và nó hệ ở điều gì. Trong hiến chế Lumen Gentium, ta đọc thấy:
Chúa Giêsu, thầy dạy và mẫu mực thần linh của mọi sự trọn lành, đã giảng dạy cho tất cả và cho mỗi một môn đệ, bất luận thuộc cảnh vực nào, một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Ðấng ban phát vừa là Ðấng hoàn tất: "Vậy các con hãy trở nên trọn lành như Cha các con ở trên trời" (Mt 5,48). Bởi vậy, Người đã sai Thánh Thần đến với mọi người, để từ bên trong Ngươi thôi thúc họ yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn cùng hết sức họ (xem Mc 12,30), và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương họ (xem Ga 13,34; 15,12). Ðược Thiên Chúa kêu gọi và được công chính hóa trong Chúa Giêsu, không phải vì công lao riêng, nhưng vì ý định và ân phúc của Người, các môn đệ Chúa Kitô, nhờ lãnh nhận phép Thánh Tẩy, bí tích đức tin, đã thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính của Ngươi, và do đó, thực sự đã trở nên thánh. Cho nên với ơn Chúa họ phải luôn gìn giữ và hoàn thành trong đời sống sự thánh thiện mà họ đã lãnh nhận” (Lumen Gentium, số 40).
Cha Cantalamessa - Bài Giảng Tĩnh Tâm Tuần I Mùa Chay 2018
28 February 2018 - 0
Trong một xã hội mà mọi người cảm thấy được mời gọi hãy làm biến đổi thế giới hay Giáo Hội, thì câu Lời Chúa này lại phá vỡ khi mời gọi mọi người hãy tự biến đổi chính mình: “Đừng rập theo đời này”. Sau những lời này có lẽ chúng ta mong đợi nghe, “nhưng hãy biến đổi thế giới!”. Thay vào đó, lời này nói với chúng ta, “Hãy biến đổi chính bản thân anh em!” Biến đổi thế giới, đúng, nhưng là biến đổi thế giới ở trong các bạn trước khi các bạn có thể biến đổi thế giới ở bên ngoài mình.
28 February 2018 - 0
“ĐỪNG RẬP THEO ĐỜI NÀY” (Rm 12:2)
“Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12:2).Trong một xã hội mà mọi người cảm thấy được mời gọi hãy làm biến đổi thế giới hay Giáo Hội, thì câu Lời Chúa này lại phá vỡ khi mời gọi mọi người hãy tự biến đổi chính mình: “Đừng rập theo đời này”. Sau những lời này có lẽ chúng ta mong đợi nghe, “nhưng hãy biến đổi thế giới!”. Thay vào đó, lời này nói với chúng ta, “Hãy biến đổi chính bản thân anh em!” Biến đổi thế giới, đúng, nhưng là biến đổi thế giới ở trong các bạn trước khi các bạn có thể biến đổi thế giới ở bên ngoài mình.
Samstag, März 10, 2018
Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm B
Đức Giêsu loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong việc buôn bán, muốn thu tiền vào, trước hết người ta phải bỏ tiền ra để đầu tư (mua hàng). Tại sao phải làm điều trái ngược như vậy? Đó là chuyện lạ hay là lẽ thường tình? Muốn hạnh phúc, có cần phải chịu đau khổ trước không? Có hạnh phúc nào không đòi hỏi phải đau khổ không?
SẼ ĐƯỢC TÔN VINH...
Suy niệm của JKNĐức Giêsu loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người
Câu hỏi gợi ý:
1. Trong việc buôn bán, muốn thu tiền vào, trước hết người ta phải bỏ tiền ra để đầu tư (mua hàng). Tại sao phải làm điều trái ngược như vậy? Đó là chuyện lạ hay là lẽ thường tình? Muốn hạnh phúc, có cần phải chịu đau khổ trước không? Có hạnh phúc nào không đòi hỏi phải đau khổ không?
Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm B
Mùa Xuân năm ấy, có hai hạt giống nằm cạnh nhau trong thửa đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất hăng hái nói: “Tôi muốn mọc lên! Tôi muốn cắm rễ sâu xuống lòng đất, và đâm chồi xuyên qua lớp đất cứng bên trên. Tôi muốn vươn lên những búp non mơn mởn như những lá cờ loan báo mùa xuân đã đến… Tôi muốn cảm nhận hơi ấm của mặt trời mơn man trên mặt và hơi nước mát lạnh của sương mai trên những cánh hoa”. Và nó đã mọc lên xanh tốt.
HẠT LÚA MỤC NÁT
ĐTGM. Ngô Quang KiệtMùa Xuân năm ấy, có hai hạt giống nằm cạnh nhau trong thửa đất màu mỡ. Hạt giống thứ nhất hăng hái nói: “Tôi muốn mọc lên! Tôi muốn cắm rễ sâu xuống lòng đất, và đâm chồi xuyên qua lớp đất cứng bên trên. Tôi muốn vươn lên những búp non mơn mởn như những lá cờ loan báo mùa xuân đã đến… Tôi muốn cảm nhận hơi ấm của mặt trời mơn man trên mặt và hơi nước mát lạnh của sương mai trên những cánh hoa”. Và nó đã mọc lên xanh tốt.
Freitag, März 09, 2018
Video: Đức Thánh Cha đi xưng tội trong buổi cử hành 24 giờ cho Chúa tại Vatican
09/Mar/2018
Lúc 5h chiều ngày thứ Sáu, 9 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô với nghi thức thống hối chung, xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân trong khuôn khổ sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’
Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ năm nay có chủ đề là “Nơi Chúa có ơn tha thứ”.
Buổi cử hành đã được diễn ra dưới hình thức một buổi Phụng Vụ Lời Chúa với một bài đọc và một bài Phúc Âm.
Donnerstag, März 08, 2018
Bài Giáo Lý Thứ 12 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể II – Kinh Nguyện Thánh Thể
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ08/Mar/2018
“Kinh nguyện trung tâm này của Thánh Lễ giáo dục chúng ta, từng chút một, để biến toàn thể cuộc sống mình thành một “Thánh Thể”, có nghĩa là, một hành động tạ ơn”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 3, 2018 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Kinh Nguyện Thánh Thể: Trong Thánh Thề, ” chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình Đức Kitô để, chúng ta, những kẻ ăn Mình Người, trở nên thân thể sống động của Người trong thế giới ngày nay”.
Mittwoch, März 07, 2018
ĐGH nói rằng Thiên Chúa chỉ tha thứ nếu chúng ta tha thứ cho người khác.
Giuse Thẩm Nguyễn06/Mar/2018
(Vatican News) Trong thánh lễ vào sáng Thứ Ba, ĐGH Phanxicô nhấn mạnh đến việc chúng ta thú nhận tội lỗi của mình và tha thứ cho những người khác để được Thiên Chúa thứ tha.
Thiên Chúa sẽ chỉ tha cho chúng ta khi chúng ta tha thứ cho kẻ khác mà không còn sự cay đắng nào.Trong bài giảng thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Casa Santa Marta ở Vatican, ĐGH Phanxicô lại một lần nữa trở lại đề tài ưa chuộng của ngài là sự tha thứ. Ngài cảnh báo cho chúng ta về nguy cơ tự cho phép mình thành nô lệ của thù hận. Ngài cũng nhắc lại cho các tín hữu nhớ rằng điều kiện tiên quyết để được Thiên Chúa tha thứ là thú nhận chúng ta là những tội nhận.
Dienstag, März 06, 2018
Đức Thánh Cha Phanxicô viết lời tựa cho cuốn sách “Tin mừng má kề má”
Một cuốn sách “mỏng nhưng có nhiều chuyện từ cuộc sống, một câu truyện “được viết từ những gương mặt, sự cống hiến, các cử chỉ bác ái”. Đó là những lời của Đức Thánh Cha trong lời tựa ngài viết cho cuốn sách “Tin mừng má kề má” của nhà báo Paola Bergamini, thuật lại cuộc đời của cha Stefano Pernet, đấng sáng lập hội dòng Các Nữ tu bé nhỏ của Đức Mẹ lên trời.Montag, März 05, 2018
Vị Giảng Thuyết của Phủ Giáo Hoàng: Mùa Chay và Lánh Đời, kỳ cuối
Vũ Văn An03/Mar/2018
2. Cuộc khủng hoảng của lý tưởng “fuga mundi” (lánh đời)
Sự việc đã thay đổi trong thời kỳ trước thời kỳ ta. Về lý tưởng tách biệt khỏi thế giới, chúng ta đã bước qua một thời kỳ trong đó, lý tưởng này bị “phê phán” và nghi ngờ. Cuộc khủng hoảng này có nguồn gốc xa xôi. Ít nhất về phương diện lý thuyết, nó bắt đầu với phong trào nhân bản Phục Hưng, một phong trào nhằm phục hồi sự quan tâm và hào hứng đối với các giá trị trần gian, đôi khi với một sức quyến rũ ngoại đạo. Nhưng nhân tố có tính quyết định của cuộc khủng hoảng này được tìm thấy nơi hiện tượng gọi là “tục hóa” (secularization) khởi đầu từ Phong Trào Ánh Sáng và đạt tới tuyệt đỉnh trong thế kỷ 20.
Sonntag, März 04, 2018
Vị Giảng Thuyết của Phủ Giáo Hoàng: Mùa Chay và Lánh Đời
Vũ Văn An
02/Mar/2018
Khởi đầu Mùa Chay năm nay, dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi dự Linh Thao theo phương pháp của Thánh Inhaxiô, đấng sáng lập Dòng Tên, Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng, vẫn đã giảng bài giảng đầu tiên trong Mùa Chay 2018 cho Phủ Giáo Hoàng. Ngài đề cập tới việc Lánh Đời (Fuga Mundi), một nền linh đạo đã bắt đầu với các Giáo Phụ Sa Mạc, nhưng vẫn còn giá trị đến nay, nhất là trong Mùa Chay này. Chúng tôi xin chuyển bài giảng của ngài qua tiếng Việt.Đức Thánh Cha thêm vào Lịch Phụng Vụ Lễ Đức Maria là Mẹ Giáo Hội
Đặng Tự Do03/Mar/2018
Từ nay trở đi, thứ Hai sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Giáo Hội sẽ cử hành lễ nhớ Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, Đức Thánh Cha đã công bố như trên.
Trong một sắc lệnh được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích công bố hôm thứ Bảy 3 tháng Ba, Đức Hồng Y Robert Sarah viết rằng cử hành mới này “sẽ giúp chúng ta nhớ rằng sự tăng trưởng trong đời sống Kitô cần phải ăn rễ sâu nơi mầu nhiệm Thánh Giá, nơi hy tế của Chúa Kitô trong Bàn Tiệc Thánh Thể, nơi Mẹ Đấng Cứu Chuộc và Mẹ của những người được cứu chuộc, nơi Đức Trinh Nữ đã dâng mình cho Chúa”.
Freitag, März 02, 2018
Bài Giáo Lý Thứ 11 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Thánh Thể I – Dâng Của Lễ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ02/Mar/2018
“Việc các tín hữu dâng bánh và rượu cho linh mục … biểu thị của lễ thiêng liêng của Hội Thánh được gom lại ở đó cho Bí Tích Thánh Thể”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười một của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 28 tháng 2, 2018 tại Sảnh Đường Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về ý nghĩa của việc Dâng Của Lễ: “Trong bánh và rượu, chúng ta hiến dâng Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi thành hy lễ của Đức Kitô và với Người trở nên một của lễ thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Chúa Cha".
Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B
1. Từ đền thờ bằng đá, nơi Đức Giêsu đuổi quân buôn bán.
Nếu Tin mừng của hai Chúa nhật trước trích từ Maccô, thì Tin Mừng của ba Chúa nhật cuối cùng Mùa Chay này trích từ Gioan.
Các thánh sử khác đã đặt câu chuyện này vào cuối thời gian rao giảng của Chúa (Mt 21,12-17; Mc 11,15-17; Lc 19,45-46). Còn Gioan chủ ý đặt biến cố này vào đầu đời công khai của Chúa. Để như vậy, nêu rõ sự đoạn tuyệt với đạo Do Thái chính thống, lúc đó đang là hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội, đồng thời khôn khéo nối kết Kinh Thánh, các sự kiện và cử chỉ của Đức Giêsu bằng cái nhìn sau Phục Sinh.
ĐỨC GIÊSU XUA ĐUỔI NGƯỜI BUÔN BÁN RA KHỎI ĐỀN THỜ
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI1. Từ đền thờ bằng đá, nơi Đức Giêsu đuổi quân buôn bán.
Nếu Tin mừng của hai Chúa nhật trước trích từ Maccô, thì Tin Mừng của ba Chúa nhật cuối cùng Mùa Chay này trích từ Gioan.
Các thánh sử khác đã đặt câu chuyện này vào cuối thời gian rao giảng của Chúa (Mt 21,12-17; Mc 11,15-17; Lc 19,45-46). Còn Gioan chủ ý đặt biến cố này vào đầu đời công khai của Chúa. Để như vậy, nêu rõ sự đoạn tuyệt với đạo Do Thái chính thống, lúc đó đang là hoàn cảnh lịch sử của Giáo Hội, đồng thời khôn khéo nối kết Kinh Thánh, các sự kiện và cử chỉ của Đức Giêsu bằng cái nhìn sau Phục Sinh.
Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm B
Một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe dọa vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.
THANH TẨY ĐỀN THỜ
ĐTGM. Ngô Quang KiệtMột trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe dọa vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.
Donnerstag, März 01, 2018
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và việc thay đổi mô hình trong Giáo Hội, kỳ cuối
Vũ Văn An28/Feb/2018
Các khó khăn đang đặt ra cho đức tin ở Âu Châu thời nay
Bài Diễn Văn của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, tại Cuộc Gặp Gỡ Các Ủy Ban Giáo Lý của Âu Châu (Laxenburg, 2 tháng Năm, 1989)[1]
Là các giám mục chịu trách nhiệm về đức tin của Giáo hội, chúng ta tự hỏi các khó khăn mà người thời nay có về đức tin đặc biệt nằm ở đâu và chúng ta có thể trả lời họ cách đúng đắn ra sao.
Đức Hồng Y Joseph Ratzinger và việc thay đổi mô hình trong Giáo Hội
Vũ Văn An27/Feb/2018
Gần đây, Đức Hồng Y Cupich của Chicago, người từ một giám mục của một giáo phận nhỏ xa xôi, được chính Đức Phanxicô đặt làm tổng giám mục Chicago, một giáo phận thuộc hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ, và sau đó, được nâng lên hàng Hồng Y, lên tiếng cho rằng Đức Phanxicô đã đưa ra một “sự chuyển dịch mô hình” cho Đạo Công Giáo. Điều này khiến ký giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register lục lại bài nói chuyện của Đức Hồng Y Joseph Ratziger năm 1989.
Abonnieren
Posts (Atom)