Trang chủ

Dienstag, Oktober 30, 2012

“Hạnh Phúc: Suy tư dành cho những người trẻ tuổi”: Đức Hồng Y Schonborn.
Pt Huỳnh Mai Trác     10/30/2012
 
 
Rome,25 tháng 7 năm 2012 (Zenit.org) - “Chúng ta được tạo dựng nên để sống hạnh phúc”: hởi những người trẻ tuổi, đó là lời mà vị linh mục rao giảng trên bục một nhà thờ trong một làng nhỏ đã kích động sâu xa tâm hồn của Đức Hồng Y Schonborn khi ngài còn là một thiếu niên. Khám phá này đã làm thay đổi cuộc sống của ngài mà hôm nay ngài muốn chia sẻ cùng các bạn trẻ.
Tập sách được phát hành bằng tiếng Ý với nhan đề “Về hạnh phúc: Suy tư dành cho các bạn trẻ”
Tuần báo Observatore Romano ngày 25 tháng 7 đã trích nhiều đoạn nói về hạnh phúc và những mối phúc thật.
Tôi không còn nhớ nhiều về những bài giảng mà tôi đã được nghe khi tôi còn nhỏ. Tôi chỉ nhớ đó là những bài giảng dài lê thê, hoặc là tôi có cảm tưởng như vậy vì tôi không phải là một thính giả chăm chú. Nhưng thật là kỳ lạ là tôi chỉ nhớ một câu duy nhất thật là rỏ ràng. Câu này hiện ra thật rỏ ràng trong chuổi dài của dòng sông quên lãng. Câu nói này được nói lên từ một bài giảng của một linh mục ở vùng quê trong thời còn trẻ khi ngài đang trông nom một họ đạo vùng quê . Vị linh mục này toả sáng đức tánh hiền lành, nhân ái và lắm lúc có tinh thần hài hước mà ai cũng thấy là ngài rất thân thiết với Chúa Kitô: hình ảnh của ngài luôn ở trong trí nhớ của tôi và nhiều người khác. Ngài đã qua đời khi còn ít tuổi khoảng năm 1966. Thờì bây giờ các linh mục còn thuyết giảng trên bệ cao và tôi còn nhớ mãi cảm giác êm dịu phát xuất từ bục giảng trên cao đó. Tôi không còn nhớ những gì ngài đã nói, cũng như những bài giảng của các linh mục trước ngài, mà chỉ nhớ độc một câu:” Chúng ta được tạo dựng nên để sống hạnh phúc”.
Có lẽ câu nói duy nhất đó đã ở mâi trong trí nhớ của tôi khi tôi được 15 hoặc 16 tuổi, khi tôi đang tìm kiếm một ý nghĩa cho đời sống của tôi. Có lẽ cũng bởi vì vị linh mục cha sở của tôi là một chứng nhân rất đáng tin cậy đối với câu nói này.
“Chúng ta được tạo dựng nên để sống hạnh phúc”.Tôi hy vọng rắng bạn cũng sẽ nhớ câu này. Nhưng nếu bạn quên đi những điều tôi nói với bạn, bạn cứ yên tâm, bởi vì bạn không thể xóa bỏ rất cả những gì đã đi vào trong ký ức của bạn. Điều được ghi khắc vào tâm hồn của mỗi người như một bằng chứng hiển nhiên: tất cả mọi triết gia đều đồng ý là con người ai cũng đều muốn và ước ao có một đời sống hạnh phúc. Đó cũng là điều đúng theo lương tri. Không ai muốn bị đau khổ, không ai ước muốn sự đau khổ; quá lắm người ta chịu nhận một sự đau khổ nào đó để có được một tương lai hạnh phúc hơn. Nhưng sự đau khổ tự nó không ai muốn chấp nhận cả.Tuy vậy, câu nói của vị cha sở của tôi còn có một ý nghĩa sâu xa hơn là mọi người ước mong được có một đời sống hạnh phúc. Ngài muốn xác tín là ước muốn sống hạnh phúc đó là do Đấng Tạo Hóa ban cho mỗi người, ước muốn đó không hề lừa dối chúng ta và cũng không phải là một ảo tưởng. Trái lại ước muốn được hạnh phúc là mục đích mà Đấng Tạo Hóa đã vạch ra cho định mệnh của mỗi người.”
Tôi còn nhớ rất rỏ ràng với một tình cảm rất sâu xa và mạnh mẽ, như một sự bất ngờ và niềm vui tràn đầy dấy lên trong lòng tôi: ước muốn hạnh phúc không phải là một điều cấm kỵ, mà là ý muốn của Thiên Chúa ban cho chúng ta, những tạo vật. Tôi được tạo dựng nên để được hạnh phúc, hạnh phúc chờ đợi tôi và tôi có thể đạt được trong niềm hân hoan. Khi hạnh phúc đến, tôi có thể đón nhận nó.
Nếu ngày hôm nay, sau nhiều năm, tôi cố gắng tìm hiểu tại sao câu nói này đã cho tôi một cảm xúc sâu xa mà tôi muốn ghi mãi trong lòng, trong trí của tôi, tôi tin rằng tôi có thể phân biệt hai lý do. Năm tôi lên 11 tuổi, tôi đã tự hỏi, tôi có thể trở thành một linh mục không?. Lúc 11 tuổi tôi không dám chắc chắn cho đến năm 15 hoặc 16 tuổi. Lúc đó tôi có những kỷ niệm đau buồn trong gia đình. Như vậy tôi có nên trở thành một linh mục không? Tôi tự đặt câu hỏi như vậy. Tôi có cần một đời sống bình thường, một gia đình, và kết hôn không? Lại nữa, đời sống tu hành đôi lúc lại đến với tôi. Và như vậy trong cuộc tìm kiếm, lời của vị linh mục nói về hạnh phúc lại thâm nhập vào tâm tư của tôi như một giải thoát: “Dù sao đi nữa, ơn gọi của tôi, đường đời tôi phải đi qua, Chúa muốn tôi được hạnh phúc, Chúa đã tạo dựng nên tôi để được hạnh phúc.”
Điều thứ hai cũng không kém quan trọng, làm cho câu nói này là một kỷ niệm khó quên là vì người nói câu nói này luôn cho tôi cảm giác là ngài luôn luôn sống hạnh phúc. Tôi ít khi gặp được một người luôn tỏa sáng từ tâm hồn của họ cũng như lời nói của họ gây một ấn tượng sâu xa mãi được khắc ghi trong tâm khảm của tôi: “Trở thành một người rất sung sướng hạnh phúc.” Lới nói phát xuất từ vị linh mục có một mãnh lực thu hút vì ngài đã chứng minh với tất cả nếp sống cũng như con người của ngài.
Nhưng điều gì đã thuyết phục tôi khi tôi 16 tuổi đầu, vị linh mục này có thật sự hạnh phúc không? Tại sao ngài đã làm cho mọi người trong họ đạo này khóc nức nở, từ người trẻ cho đến những ông bà già khi ngài qua đời và khi cha phó đọc lời trối trăn từ biệt? rất hóm hỉnh? Phát xuất từ đáy lòng của ngài, và chúng ta có thể nói ngài rất vui vẻ hạnh phúc. Ông cha sở của chúng tôi là người có bệnh, luôn đau ốm, tuy vây ngài vẫn nói trên đài radio mỗi tuần: đó là buổi phát thanh rất bình dân. Bệnh tật và đau yếu cũng không làm mất đi niềm vui của ngài. Lòng tốt của ngài tỏa lan ra lắm lúc làm cho vài người có vẻ ganh tức khó chịu. Mỗi buổi chiều tối, nguời ta thường nhìn thấy bên ngọn đèn leo lét gần nhà tạm một hình bóng đang quì gối đọc kinh. Nguồn gốc của mọi sự bình an hạnh phúc của ngài chính là ở nơi bàn quỳ bên cạnh nhà tạm của Chúa.
Khi tôi được 16 tuổi, tôi được đi theo hành hương đến Assisi ở Roma và Loretta. Đó là lúc đến thăm Cha Padre Pio. Vào thời đó tuổi trẻ ít thích đi hành hương, tôi bất đắc dĩ đi theo đến thăm Cha Pio, người mang những dấu thánh rất đau đớn, nhưng tôi có được những kỷ niệm không bao giờ phai nhòa là tham dự thánh lễ do ngài tế lễ và được gặp ngài trong giây lát sau thánh lễ.Tất cả mang lại cho tôi ý nghĩa gì? Người này là ai mà có một sức mạnh phi thường như vậy? Cha Pio có thật sự hạnh phúc không? Mà đúng như thế có một niềm hân hoan tỏa ra từ nơi ngài, làm cho nhiều người muốn đến chiêm ngưỡng ngài. Những vết thương đẫm máu đau đớn kéo dài trong 50 năm có phải là một nổi đau đớn triền miên hay không? Dù vậy chính Cha Piô đã làm cho nhiều người được vui sướng khi đến gặp ngài, mọi tội lỗi, mọi u sầu đều tan biến và họ thành tâm hoán cải và trở về với Chúa. Trong bệnh viện của thành phố, ngài là gương can đảm chịu đựng đau khổ cho nhiều bệnh nhân noi theo. Các người đến với ngài phần đông đều mang một tâm sự đau buồn, lạc lỏng nhưng khi trở về ai củng cảm thấy nhẹ nhàng và bằng lòng. Chúng ta có thể nói Cha Piô là người rất đau đớn khốn khổ nhưng là một con người có hạnh phúc.
“Chúng ta được tạo dựng nên để sống hạnh phúc.” Sống hạnh phúc không phải là được định nghĩa theo lý thuyết: trước tiên là phải sống theo kinh nghiệm bằng hai phương lối: phải cảm thấy trong lòng mình và nhận xét của những người khác, và tự chính mình cảm thấy hạnh phúc và ở điều đó được nhận xét với trạng thái tâm hồn của những người khác.
Nếu Kitô giáo là một đặc ân, là con đường chắc chắn dẫn đến hạnh phúc, có hai cách lối để chứng minh sự thật này: tự mình thí nghiệm là giúp đõ những kẻ khác thì minh có cảm thấy vui sướng và hạnh phúc không. Bây giờ chúng ta thấy mọi hạnh phúc chỉ là ảo ảnh chóng qua. Có nhiều hình thức hạnh phúc, những hạnh phúc bên ngoài, những hạnh phúc như lời hứa không giữ. Không cần phải diẽn tả chi tiét ở đây, những hạnh phúc đó là những bài giảng hay những bài xã luận của các triết gia, của các văn sĩ hay những nhà thần học. Tiền bạc, danh vọng, thành đạt, hay tình ái dục vọng v.v.: tất cả những điều đó chỉ thỏa mãn những ước muốn, tất cả điều đó đem lại niềm vui thích chứ không phải là hạnh phúc thật sự.
Nhưng nếu mà chỉ để diễn tả về vị cha sở nơi làng của tôi như là một người sung sướng hạnh phúc, điều này chứng minh như một sự thật cho tất cả mọi người. Đây là một bằng chứng không thể lầm lẩn được. Người ta không thể cho kinh nghiệm lối sống hạnh phúc này là một sự giả dối, cũng như không phải chỉ là bề ngoài hay là một ảo tưởng. Cái hạnh phúc này thật sự đã thu hút tôi. Đó là điều rất chắc chắn mang lại cho tôi quyết định trở thành linh mục.
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/100835.htm