Trang chủ

Sonntag, Dezember 31, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi kinh chiều tạ ơn Te Deum Giao Thừa 2017

J.B. Đặng Minh An dịch
31/Dec/2017
Vào lúc 5h chiều Chúa Nhật 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Lễ Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa

Tín thác nơi Mẹ

Sưu tầm

Ðối với Giáo Hội Chính Thống, tước hiệu nổi bật nhất của Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, trong khi đó đối với Giáo Hội Công Giáo, Mẹ Maria trước tiên là Mẹ của loài người.

Hai khía cạnh này của Mẹ Maria được làm nổi bật qua Phụng Vụ và nghệ thuật của hai Giáo Hội. Một bên những bức ảnh Icone của Giáo Hội Chính Thống làm cho người ta nghĩ đến Ðức Mẹ như một vị thần ngự trị trên Thiên quốc hơn là người phàm. Ðàng khác, trong Giáo Hội Công Giáo các bức tranh và tượng ảnh về Mẹ Maria xem ra nhấn mạnh đến khía cạnh nhân loại của Mẹ. Khía cạnh nhân loại này thường được chọn làm chân dung của Ðức Mẹ. Như vậy, trong việc tôn kính chính thức của Giáo Hội cũng như trong tâm tình của người bình dân, tính siêu việt lẫn nhân trần của Mẹ Maria đều được nêu bật.

Samstag, Dezember 30, 2017

HÃY NOI GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA


LỄ THÁNH GIA

Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40

Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.   Một gia đình  Ba Ngôi tuy là ba nhưng là một.   Một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.

Và Chúng ta thấy khi mà Thiên Chúa đã sai con mình xuống trần gian thì Chúa Giêsu đã sinh ra trong cung lòng của Đức trinh nữ Maria và Chúa Giêsu cũng có một gia đình, như trong nhân loại con người. Chúa Giêsu  đến trong  trần gian với thân phận làm người, trong thân phận làm người, trong một gia đình.

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia - Năm B

GIA ĐÌNH - CON ĐƯỜNG

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Tục ngữ Việt nam có câu: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Đứa con nào cũng ít nhiều mang khí huyết của cha, mang thịt máu của mẹ.

Nếu trong sinh học, yếu tố di truyền là tất yếu thì trong đời sống luân lý, nề nếp gia phong cũng ảnh hưởng sâu xa đến con người. Trẻ thơ vốn dễ bắt chước. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình sẽ nói ngôn ngữ của cha mẹ, học lề thói cư xử của anh chị, tiếp thu những quy ước, hít thở thấm tẩm bầu khí gia đình. Gia đình là vườn ươm. Vườn ươm cung cấp những tố chất đầu tiên cho cây giống. Những tố chất tốt sẽ giúp cây lớn mạnh, sinh hoa kết quả tốt đẹp. Gia đình là con đường. Con đường thẳng sẽ dẫn trẻ đạt ước mơ, lý tưởng.

Freitag, Dezember 29, 2017

Trong 5 năm qua, Đức Phanxicô đã đề cập đến Satan nhiều hơn tất cả các vị Giáo Hoàng trong nửa thế kỷ qua

Đặng Tự Do
28/Dec/2017

Trong bài “The Pope’s fight against Satan” – “Cuộc chiến chống Satan của Đức Giáo Hoàng”, ký giả Andrea Tornielli của tờ Vatican Insider đưa ra một tổng kết theo đó trong 5 năm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những lời cảnh cáo về Satan nhiều lần hơn tổng số những lần tất cả các vị tiền nhiệm của ngài đã làm như vậy trong nửa thế kỷ qua.

Donnerstag, Dezember 28, 2017

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia - Năm B

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

JKN

Câu hỏi gợi ý:

1. Qua bài Tin Mừng, bạn thấy Giuse có những nỗi khó khăn nào? Và ông đã có thái độ nào khi giải quyết những khó khăn ấy?

2. Hạnh phúc gia đình tùy thuộc vào ai nhiều nhất? Tại sao?

3. Để gia đình được hạnh phúc, mọi người trong gia đình cần có tinh thần nào?

Suy tư gợi ý:

1. Giuse, người chủ gia đình gương mẫu
CHÚA GIÁNG SINH - Năm B

LỜI NGỎ CỦA TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
                 

Thánh Gioan Tông Đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài bằng nhiều cách dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng Thiên Chúa với hình ảnh ta khó thấy được và nhiều khi không nhận ra những công trình tình yêu của Ngài. Yêu nhiều rồi cũng có lúc phải nói ra. Thiên Chúa quá yêu thương con người nên sau cùng đã gửi Con Một của Ngài xuống trần để tỏ cho ta biết tình yêu Thiên Chúa. Con Một Thiên Chúa chính là Lời của Chúa ngỏ với nhân loại. Vì thế ta hãy vào hang đá Bêlem để lắng nghe được Lời Chúa nói với ta. Chúa Giêsu bé thơ không nói bằng âm thanh vật lý, nhưng Ngài nói bằng âm thanh của trái tim. Lời của Ngài là lời của tình yêu. Qua bản thân Ngài, qua ánh mắt Ngài, qua khung cảnh hang đá, ta sẽ nghe được tiếng thì thầm của Thiên Chúa. Tiếng thì thầm đó là tiếng nói của tình yêu dưới nhiều sắc mầu khác nhau.

Lịch sử ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
26/Dec/2017
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô mừng lễ sinh nhật Đấng cứu thế sinh xuống trần gian làm người.

Mừng lễ với tâm tình vui mừng hạnh phúc. Vì Chúa Giêsu, đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, từ trời cao mang ánh sáng ơn tha thứ bình an đến cho con người. 

Mittwoch, Dezember 27, 2017

TÌNH YÊU CHẲNG HỀ TỰ VỆ


Freud, Ông Tổ của ngành Phân tâm học đã có công đề ra khái niệm cơ chế tự vệ, và theo ông, có 9 hình thức tự vệ. Ngày này, dựa vào thuyết này, các nhà nghiên cứu đã tìm được thêm 11 hình thức tự vệ khác. Điều này cho thấy việc tự vệ hết sức quan trọng và biến thể dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú trong đời sống nhằm giúp con người giảm căng thẳng và bảo vệ sự an toàn cho cái tôi của mình. Dù có một số hình thức tự vệ được coi là tích cực cách nào đó nhưng trong tình yêu, người ta không “chấp nhận” tự vệ. Phải chăng đây là một đòi hỏi quá gắt gao ? Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh tự vệ để nhận ra đây là một điều kiện quan trọng giúp xây dựng con người trưởng thành trong tình yêu nói chung.

Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải
Thanh Quảng sdb
26/Dec/2017

Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải

Vatican ngày 26/12/2017 theo Thông tấn xã EWTN và CNA cho hay hôm thứ ba trong thánh lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ cái mối liên hệ mật thiết giữa cuộc tử đạo của Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội với biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, Chúa đến để mời gọi chúng ta hoán cải, một việc làm đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ!

Thật vậy "Thông điệp của Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta trả một giá nào đó vì thông điệp đó thách đố mọi tôn giáo trên khắp thế giới cũng như xoáy sâu vào lương tri con người, mời gọi con người thay đổi chính mình, tư duy mình để vươn lên khỏi những toan tính bình thường mà hoán cải."

Dienstag, Dezember 26, 2017

Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2017



J.B. Đặng Minh An dịch
25/Dec/2017

Lúc 12 giờ trưa Thứ Hai 25 tháng 12, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô để đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng sinh!

Montag, Dezember 25, 2017

Toàn bộ Bài giảng của ĐTC trong Lễ đêm Giáng sinh - 24 tháng 12 năm 2017
Thanh Quảng sdb
24/Dec/2017

Toàn bộ Bài giảng của ĐTC trong Lễ đêm Giáng sinh - 24 tháng 12 năm 2017


Bà Maria "đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán" (Lc 2,7). Qua những lời diễn tả mộc mạc và rõ ràng này, Thánh Luca đưa chúng ta về lại tâm điểm của đêm thánh năm xưa: Maria đã sinh con; Mẹ đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Ánh Sáng của trần gian. Câu chuyện đơn giản ấy đã làm đổi thay lịch sử mãi mãi. Bắt đầu từ đêm đó mọi sự đã trở thành nguồn hy vọng.

Samstag, Dezember 23, 2017

Chúa Nhật IV Mùa Vọng - Năm B

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN

Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng: Mọi thứ không liên quan đến Chúa Kitô chỉ là phù hoa

Đặng Tự Do
23/Dec/2017

Sự hiện diện của Chúa Kitô trong thời gian là chủ đề mà giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa, đã chọn cho bài thuyết giảng thứ hai của ngài trong tuần tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma.

Sáng thứ Sáu 22 tháng 12, tại nhà nguyện Đấng Cứu Thế trong dinh Tông Tòa, trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma, cha Cantalamessa đã phân tích một câu trong thư gởi các tín hữu Do Thái: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8). Bài thuyết giảng của ngài dài đến 8 trang được chia thành 3 chủ đề chính: Chúa Kitô và Thời gian; Chúa Kitô như là hình ảnh, sự kiện và bí tích; và cuối cùng là Cuộc gặp gỡ thay đổi Cuộc sống.

Montag, Dezember 18, 2017

Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh, tiếp theo

Vũ Văn An
17/Dec/2017

VI. Sợ sệt và yêu thương 

Một người bạn thân vô thần của tôi, luôn đáng yêu nhưng chỉ thỉnh thoảng mới thông sáng, có lần, lên án nhiều tôn giáo với một tam đoạn luận đại khái như sau: Thiên Chúa đáng sợ, mà Thiên Chúa là tình yêu, vậy tình yêu là đáng sợ; do đó, ta phải sợ tình yêu, nếu thế, thì hết thẩy chúng ta đều không còn gì nữa và tôn giáo thì vô nghĩa hơn phần lớn người ta tưởng. Như thế, anh ta cười, làm thế nào bạn lại có thể sợ một Thiên Chúa của Tình Yêu? Tôi trả lời bằng một giọng giảng giải như một giáo sư rằng một phần của vấn đề là “sợ hãi” đã bị chỉ trích nhiều trong các thế kỷ qua, còn “tình yêu” thì bị đơn giản hóa và tầm thường hóa đến chỉ còn là mật ngọt hoa lá gần như không còn là gì khác. Mọi khía cạnh tốt đẹp của “sợ hãi” và mọi khía cạnh sợ hãi của “tình yêu” đã bị mất đi trong thứ tình cảm tính ướt át và ủy mị thời hiện đại. Về một vài phương diện nào đó, tôi qui cho Lễ Giáng Sinh. Thật khó nghĩ tới sợ hãi khi nhìn vào những cây rực rỡ ánh đèn, và thật khó thấy được bất cứ điều khó nào về tình yêu khi mọi hình ảnh của Giáng Sinh đều nói đi nói lại với bạn rằng đời sống và tình yêu phải nên dễ dàng như thế nào. 

Sonntag, Dezember 17, 2017

Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh

Vũ Văn An
16/Dec/2017
Gần đến ngày lễ Giáng Sinh năm nay, Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho công bố cuộc thăm dò mới nhất của họ, cho thấy nhiều người Mỹ hơn không còn coi trọng các khía cạnh tôn giáo chung quanh câu truyện Giáng Sinh của Thánh Kinh nữa. Càng ngày, càng có nhiều người hơn coi Lễ Giáng Sinh là một ngày lễ văn hóa, nhưng riêng Joseph Mussomeli, người từng phục vụ ngành ngoại giao Hoa Kỳ trong 35 năm tại khắp các nhiệm sở như Ai Cập, Afghanistan, Marốc và Phi Luật Tân, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Slovenia và Vương Quốc Cambodia, thì Lễ Giáng Sinh chỉ có ý nghĩa khi nó là một ngày Lễ Tôn Giáo. Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh chính là bài viết của Ông đăng trên The Imaginative Conservative. Chúng tôi xin lược dịch để qúy vị thưởng lãm nhân Mùa Giáng Sinh 2017.

Samstag, Dezember 16, 2017

Bài giảng của Đức Phanxicô dịp Lễ Đức Mẹ Guadalupe

Vũ Văn An
15/Dec/2017

Ngày 12 tháng 12 vừa qua tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe.

Theo Associated Press, nhân dịp này, ngài thúc giục người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh và vùng Carribbean cử hành và bảo vệ tính đa dạng của họ: bản địa, hợp chủng (mestizo) và da đen, một bản sắc đã được chính Đức Mẹ, khi hiện ra ở Guadalupe thập niên 1500, mang lấy.

Donnerstag, Dezember 14, 2017

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B

CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, ánh sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để thấy ánh sáng vật lý, chỉ cần có đôi mắt bình thường. Nhưng để nhìn thấy ánh sáng khoa học, phải có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi. Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của ngài. Nhìn vào cuộc đời ngài, ta thấy toả ra các làn ánh sáng sau đây:

Sonntag, Dezember 10, 2017

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B

DỌN LÒNG TRÍ ĐÓN CHÚA

Chú giải và suy niệm của Quesson
Hôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.

Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.

Freitag, Dezember 08, 2017

Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08/Dec/2017

Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.


Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria xưa nay trong đời sống đức tin luôn được chăm sóc cùng đề cao. Tuy Đức Mẹ không phải là người ban ơn, nhưng tin tưởng Đức Mẹ là người trung gian bầu cử cho trước tòa Thiên Chúa. 

Và vì thế trong dòng lịch sử Giáo hội, Đức Mẹ Maria được ca ngợi với nhiều danh hiệu khác nhau có ngày lễ mừng kính riêng. Một trong những danh hiệu ngày lễ mừng kính được xếp nâng lên hàng tín điều là Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Donnerstag, Dezember 07, 2017

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B

DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt

Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.
Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm 08-12

Lịch sử Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lm Thêôphilê
Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa)” vào ngày 9 tháng 12 hàng năm. Ý nghĩa lễ này dựa vào Ngụy Thư  “Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê”. Bà Anna sau một thời gian dài son sẻ đã được thiên thần báo tin thụ thai như dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa.  Ý lễ được lan qua Tây phương nhất là tại Ý, Ái Nhĩ Lan và Anh thành lễ “Đức Maria thụ thai”. Tại thành Naples (Ý) vào thế kỷ thứ IX, ngày lễ được khắc vào lịch bằng đá hoa cương. Và năm 1050, Đức Giáo Hoàng Léon IX  huấn dụ các tín hữu mừng kính Đức Trinh nữ thụ thai như Giáo Hội Đông phương đã làm.
Cho đến thế kỷ thứ XII, những vị thánh như Albert Cả, Bonaventura, Tôma d’Aquin cũng cho rằng vì Đức Maria thừa kế di nghiệp Ađam nên vướng mắc nguyên tội, nhưng Mẹ được thánh hóa ngay từ trong thai mẫu.

Sonntag, Dezember 03, 2017

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 3-12-2017

LM. Trần Đức Anh OP
03/Dec/2017
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3-12-2017, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa Mùa Vọng và ngài cám ơn mọi người đã đồng hành với ngài qua kinh nguyện trong cuộc viếng thăm vừa qua tại Myanmar và Bangladesh.

ĐTC đã về Roma bằng an đêm thứ bẩy, 2-12-2017 sau 6 ngày viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Sáng hôm qua, theo thói quen, ngài đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để dâng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ trong cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện.
Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B

HÃY CANH CHỪNG

(Suy niệm của Peter. Feldmeier – Lm. Văn Hào SDB, chuyển ngữ)
“Điều Thầy nói với anh em, Thầy cũng nói cho mọi người: “Hãy canh chừng” (Mt 13, 37).
Mùa vọng, adventus trong tiếng Latinh, có nghĩa là đang đến. Có một điều gì đó đang đến, và Đức Giêsu hôm nay nhắn gửi chúng ta sứ điệp “Hãy canh chừng”. Vậy, trong mùa vọng, điều gì đang đến và chúng ta phải canh chừng cái gi?

Freitag, Dezember 01, 2017

Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. Vì Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức.
Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban đêm nghĩa là vào lúc ta không ngờ. Đời sống có những bóng đêm ru ta ngủ say mê khiến ta không gặp được Người. Có những bóng đêm của tội lỗi giam cầm hồn ta trong giấc ngủ bạc nhược khiến ta không còn đủ sức thoát ra. Tội lỗi lôi kéo tội lỗi. Tội lỗi chồng chất giống như những tảng đá gìm ta xuống vực sâu vô tận. Có những bóng đêm của danh vọng ru hồn ta ngủ quên trên vinh quang chói lọi. Vinh quang giống như ngọn đèn đốt cháy biết bao đời thiêu thân. Có những bóng đêm của xác thịt cuốn hồn ta vào giấc mộng lạc thú. Lạc thú giống như chiếc lưới rất mềm mại, rất nhẹ nhàng, nhưng rất hiểm độc. Linh hồn đã sa vào khó có thể thoát ra. Có những bóng đêm của thói ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Ích kỷ giống như một hang sâu, càng đi vào càng thấy tối tăm. Có những bóng đêm của tiền tài bao phủ ta trong giấc mộng giàu sang phú quí. Chìm đắm trong giấc mộng, ta sẽ chẳng nghe được bước chân Chúa đi qua.

Montag, November 27, 2017

Bài Giáo Lý Thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017
“Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sonntag, November 26, 2017

Các nhà thờ của chúng ta không phải là các siêu thị

Tứ Quyết SJ
26/Nov/2017

Nhìn thấy, phục vụ, và vô vị lợi. Đó là ba điều trọng tâm mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Bài đọc một trích sách Macabê kể về những người anh em ra sức bảo vệ sự thánh thiêng của Đền Thờ trước những kẻ ngoại giáo. Thứ đến, bài Tin Mừng theo thánh Luca kể về việc Chúa đánh đuổi các con buôn để thanh tẩy Đền Thờ.

Nhìn thấy đền thờ nội tâm

Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Thánh Lễ là Kinh Nguyện

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017

Thánh Lễ “là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 15 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Ngài nói rằng “Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất, do đó chúng ta không được nói chuyện hay chụp hình trong Thánh Lễ, mà phải chú t6am vào cuộc gặp gỡ với Chúa để Người phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa.”.

Freitag, November 24, 2017

Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Dẫn Nhập vào Thánh Lễ

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017
“Chúng ta… phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 8 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Loạt bài giáo lý này rất quan trọng vì Thánh Thể là “trái tim” của Hội Thánh. ĐTC nói rằng chúng ta “phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”; đồng thời “lớn lên trong sự hiểu biết … về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể”

Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
Chúa Nhật XXXIV TN - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.

Sự thật thứ nhất là: thế giới này sẽ chấm dứt. Không có gì vĩnh cửu ở đời này. Mọi sự sẽ qua đi. Những gì được coi là bền vững lâu dài rồi cũng tan thành cát bụi. Của cải, tài năng, công danh cũng sẽ trở thành hư vô. Cả đến con người cũ cũng không còn. Sau cùng mọi người bằng nhau và phải đến trước tòa Chúa để chịu phán xét.

Donnerstag, November 23, 2017

Tản Mạn Đời Tha Hương: Sống Tinh Thần Tử Đạo

Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
22/Nov/2017

Ngày Vinh Quang :

Ai mà quên được ngày hân hoan khôn xiết 19 tháng 6 năm 1988, tại giáo đô La Mã : Ngàn vạn người kéo về cùng nhau tay bắt mặt mừng và bảo nhau : Hôm nay chúng ta vui mừng vì các thánh tử đạo VN, cha ông chúng ta được tôn vinh qua việc phong thánh. 

Các ngài là những kẻ mà Thánh Phaolô nói là “đã chạy đến cùng đường mà vẫn giữ được đức tin”. Trước mặt giáo triều Vatican cũng như hàng trăm quan khách quốc tế, 117 tiền nhân anh hùng (trong số hơn 130 ngàn người đã hiến mạng sống cho Chúa) đã được nêu danh hiển thánh, và cùng được chung mừng trọng thể vào ngày 24 tháng 11 hàng năm. Không lâu sau, thày giảng An-Rê Phú Yên cũng được phong chân phước.

Mittwoch, November 22, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (hết)

Vũ Văn An
22/Nov/2017

IV. Chuẩn bị sự chết 

Theo quan điểm tự nhiên, sự chết là một biến cố đáng sợ và làm ta khiếp đảm, vì nó phân hủy nhân cách con người. Tuy nhiên, muốn nắm được trọn ý nghĩa của nó, ta phải dựa vào đức tin và coi sự chết như là hậu quả của tội lỗi (Rm 5:12; H. Denzinger, Enchiridion symbolorum [Freiburg 1963] 1511–12). Nó do con người chứ không do Thiên Chúa. Như trên đã nói, Sách Khôn Ngoan cho ta biết một sự thật rất sâu sắc và đầy an ủi như sau: “Thiên Chúa không tạo ra sự chết, Người cũng không hân hoan trước việc sinh vật bị hủy diệt” (Kn 1:13; xem 2:23-24). Đàng khác, quyền lực Satan (Ga 8:44; Dt 2:14) và quyền lực sự chết đã bị bẻ gẫy bởi việc nó bị sự chết quật ngã một cách nghịch lý. Ngôi Lời nhập thể đã nhận lấy sự chết, một điều hết sức khủng khiếp đối với con người và “sự chết bị nuốt trửng trong chiến thắng” (1Cr 15:54).

Montag, November 20, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (7)


Vũ Văn An
20/Nov/2017
b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do. Do đó, đối với các nhà thần học này, hành vi của linh hồn vào lúc chết, lúc tự do của họ từ đó trở đi mãi mãi được nối kết nhất định với một cùng đích đặc thù, chứ không còn tự do theo nghĩa có thể khác đi, xét vì lịch sử cụ thể của cá nhân thực hiện hành vi. Nó tự do theo nghĩa hoàn toàn tự phát, không bị bắt buộc hay ấn định bởi bất cứ điều gì ở bên ngoài linh hồn, nhưng phát sinh hoàn toàn từ những gì linh hồn đã trở nên lúc còn ở trên đời và nói lên hoàn toàn đặc tính đã hoàn thành bởi nhiều chọn lựa tự do trước đó. Hành vi này tự do theo nghĩa nó hoàn toàn tóm kết mọi hành vi tự do đã thực hiện lúc còn sống trong cuộc sống tử sinh. Nó đặc biệt hiện thân cho hướng đi triệt để của ý chí vốn đã được cá nhân này tự do chọn lựa lần cuối cùng trong một hành vi diễn ra trước giờ chết, một hành vi tự do diễn ra một cách đặc biệt dưới sự quan phòng đầy yêu thương và khôn ngoan của Thiên Chúa. Việc kêu gọi tới ơn thánh trong giây phút này có thể cực kỳ mạnh mẽ, nhưng hành vi tự do thực hiện trước cái chết, về phẩm lượng, là một với bất cứ hướng đi tự do nào đã chấp nhận trong suốt đời cá nhân lúc còn sống. Như thế, giờ chết thực đối với mỗi người là vấn đề có liên hệ đặc biệt khiến Thiên Chúa phải săn sóc con người. Điều này không có nghĩa sự chết luôn xẩy ra trong các hoàn cảnh được Thiên Chúa muốn một cách tích cực: vì một số người chết vào một lúc đặc thù nào đó là do ác ý hay do bất cẩn của người khác, chứ Thiên Chúa không tích cực muốn như thế. Nhưng nó có nghĩa: ơn thánh của Thiên Chúa chắc chắn có đó để biến sự chết thành biến cố cứu rỗi, ngoại trừ trường hợp người nào đó, do các chọn lựa trước đó, đã cứng lòng đến nỗi tự đặt mình ra khỏi tầm tay của lòng Chúa thương xót vì, trong sự khôn ngoan của Người, Thiên Chúa ngỏ lòng thương xót này cho mọi con người. Như thế, hành vi của ý chí, diễn ra ngay lúc chết như giây phút đầu tiên của trạng thái vĩnh viễn của linh hồn, là hoa trái cần thiết của mọi đáp trả tự do của con người đối với ơn thánh Thiên Chúa, nhất là đối với ơn thánh sau cùng Chúa dùng để đem con người, cuối cùng, về với Người.

Samstag, November 18, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (6)

Vũ Văn An
18/Nov/2017

2. Hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng của con người 

Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm. 

Đức Phanxicô ca ngợi công trình của Đức Bênêđíctô XVI

Vũ Văn An
18/Nov/2017
Theo tin Zenit, ngày 18 tháng 11 vừa qua, tại Hội Trường Clementine trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao Giải Thưởng Ratzinger năm 2017 cho ba học giả và nghệ sĩ. 

Sau lời chào mừng của Cha Federico Lombardi, S.J., chủ tịch Qũy Joseph Ratzinger-Benedict XVI, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và là thành viên của Ủy Ban Khoa Học của Qũy đã nói qua về tiểu sử ba vị trúng giải năm nay. Sau đó, Đức Phanxicô đã trao giải thưởng cho ba vị.

Freitag, November 17, 2017

Chúa Nhật CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

SỐNG CHỨNG NHÂN TIN MỪNG

 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Hôm nay Giáo hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì 3 lý do:

- Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người Việt Nam, không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.

- Hân hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo các Thánh Việt Nam. Với 117 vị Thánh. Giáo Hội Việt Nam được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (5)

Vũ Văn An
17/Nov/2017

III. Cái hiểu thần học về mầu nhiệm sự chết

Từ việc mô tả trên đây về sự chết như một hậu quả của tội lỗi và như một biến cố của cứu rỗi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, 2 điều sau đây trở nên cực kỳ rõ ràng. Thứ nhất, chết là giây phút quyết định trong đời sống mọi con người; nó kết thúc thời kỳ thử thách, trong đó, con người được tự do xa lìa khỏi Thiên Chúa như là cùng đích hoặc quay về với Người. Sau khi chết, thân phận con người được xác định vĩnh viễn một là được hân hoan hai là bị khốn cùng, tùy họ chết trong Chúa Kitô hay trong Ađam. Thứ hai, yếu tính tự nhiên của sự chết phải sao đó mới đưa ta vào một là ý nghĩa mất mát hai là ý nghĩa cứu rỗi. Trong chính nó, xét về tự nhiên và theo yếu tính, sự chết của thân xác không thể hoặc là mất mát hoặc là cứu rỗi, nếu không, nó sẽ không là điều này đối với một số người và điều khác đối một số người khác. Bởi thế vấn đề đặt ra cho cái hiểu thần học là: tại sao sự chết lại là biến cố quyết định của hiện hữu con người? Trong chính nó, sự chết là chi để nó có thể hoặc là ấn tín trầm luân của người này vì phải xa lìa Thiên Chúa, hoặc là khởi đầu dứt khoát cuộc sống vĩnh cửu vì được kết hợp với Người?

Dienstag, November 14, 2017

Ý Niệm Chết Trong Thánh Kinh và Thần Học (4)

Vũ Văn An
13/Nov/2017
Sự chết: Sự nên trọn của cuộc sống ơn thánh

Đức tin là sinh hoạt nền tảng của đời sống siêu nhiên, tức đời sống ơn thánh. Ở đây, con người mở lòng mình cho mạc khải cứu rỗi mà Thiên Chúa đã thực hiện trong và qua Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô. Nhờ đức tin, con người trả lời mạc khải này bằng hành vi hoàn toàn chấp nhận và hoàn toàn hiến dâng, chấp nhận từ Thiên Chúa ý nghĩa tối hậu của đời mình trong một định mệnh vượt quá sự hiểu biết của mình và các khả năng thực hiện từ bên trong của mình, và tự dấn thân bước tới việc thể hiện định mệnh này. Như thế, nhờ đức tin, con người tự hướng mình về một mục đích vốn vượt quá các giới hạn hữu hình của sự sống tử sinh này. Do đó, đức tin nhất thiết nói lên một thái độ đối với sự chết thể xác. Đối với tín hữu, sự chết đang tới gần là bức màn che dấu mục đích họ đã dấn bước tới. Sự chết không phải là thất bại, cũng không phải là tiêu diệt, hay tối hậu ra xa lạ với Thiên Chúa. Chính nhờ diễn ra nơi một con người mà tâm trí đã tin tưởng hướng về sự thật đời đời của Thiên Chúa, tự biểu lộ như Đấng Cứu Rỗi, nên kinh nghiệm sự chết nay có nghĩa việc vén mở thánh nhan Thiên Chúa. Đức tin được biến thành thị kiến. Đúng là những tội nhẹ hơn chưa được tha thứ hay một hình phạt chưa được đền trả cho các tội đã được tha thứ có thể triển hạn hậu quả trọn vẹn của việc biến đổi sau cùng này cho tới khi sự thanh tẩy hoàn tất; nhưng trong sự chết, nó đã được hoàn tất triệt để và chủ yếu rồi. Nếu linh hồn trong luyện ngục chưa được thấy tận mắt, thì nó cũng không thấy như trong gương mờ. Ánh sáng chói lọi của Thiên Chúa đã bắt đầu rõi chiếu trên nó một cách không thể lầm lẫn được nữa, và lời hứa sự rạng sáng sắp đến đã thể hiện trong cảm nghiệm, dù chưa có chứng cớ bề ngoài. Cũng có thể nói một điều như thế về đức cậy, đức mến và các bí tích. 

Montag, November 13, 2017

Ý Niệm Chết Trong Thánh Kinh và Thần Học (3)

Vũ Văn An
13/Nov/2017

2.Mầu Nhiệm Sự Chết

Mặc khải Thiên Chúa cho con người biết rằng nói chung, sự chết và sự chết đặc thù của mỗi cá nhân đều nằm trong kế hoạch sắp đặt đầy khôn ngoan và tình yêu hiến mình của Thiên Chúa. Dưới ánh sáng của mạc khải này, sự chết trở nên một mầu nhiệm chứ không còn là một vấn đề. Nghĩa là: nó không còn là một tổng hợp các mâu thuẫn nữa, mà là một thực tại mà ý nghĩa trọn vẹn của nó đụng tới cõi vô biên và do đó, vượt quá sự thấu hiểu trọn vẹn của con người. Ở đây, ta không còn nhấn mạnh tới bóng tối và dấu kín nữa, mà nhấn mạnh tới ánh sáng và sự phong phú của điều được Thiên Chúa mạc khải cho con người.

Sonntag, November 12, 2017

Chúa Nhật XXXII thường niên

CHUYỆN MƯỜI TRINH NỮ

Chú giải của Noel Quesson
Trong tháng Mười một này, chúng ta đi dần đến lúc kết thúc của năm phụng vụ. Những chiếc lá mùa thu rơi rụng nhắc chúng ta rằng mọi sự sẽ đi đến một kết cuộc. Giáo Hội đề nghị chúng ta trong ba Chúa nhật cuối cùng này, ba đoạn văn Tin Mừng rõ ràng được trích từ bài giảng lớn sau cùng của Đúc Giêsu, trong đó Matthêu đã tập hợp những bài giảng về thời kỳ sau hết: loan báo việc Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy (Mt 24,1-25)... kêu gọi tỉnh thức chờ ngày Quang Lâm của Con Người (Mt 24,26-44)... ba dụ ngôn về sụ canh thức: Người đầy tớ chờ Chủ về, Mười cô trinh nữ, Những nén bạc (24,46 - 25,30)... Cuộc phán xét chung (Mt 25,31-46)...
Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể...
Chúa Nhật XXXII thường niên

TRINH NỮ KHÔN NGOAN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Đám cưới là một sinh hoạt bình thường của con người. Chúa đã dùng một sinh hoạt bình thường của xã hội để nói về Nước Trời cho mọi người dễ hiểu. Qua dụ ngôn này, Chúa sánh ví Nước Trời giống như một đám cưới. Chúa chính là chàng rể. Linh hồn là trinh nữ. Giờ Chúa đến là giờ ta từ giã đời này. Tiệc cưới là hạnh phúc Nước Trời. Bóng đêm là những thử thách ta gặp trên đường về Nước Trời. Chàng rể đến muộn nói lên tính cách bất ngờ của giờ chết. Qua dụ ngôn này, Chúa hé mở cho ta mấy chân lý về Nước Trời.

Freitag, November 10, 2017

Ý Niệm Sự Chết trong Thánh Kinh và Thần học (2)
Vũ Văn An
10/Nov/2017

II. Sự chết trong thần học 

Thần học về sự chết sẽ được bàn dưới 3 chủ đề sau đây: 1. vấn đề sự chết nghĩa là các mâu thuẫn biểu kiến xuất hiện khi con người cố gắng hiểu hiện tượng chết của con người; 2. mầu nhiệm sự chết, nghĩa là câu trả lời cho vấn đề vừa rồi như đã có trong mạc khải Thiên Chúa (chủ đề này sẽ có hai khía cạnh chính: sự chết như hậu quả của tội lỗi và sự chết được biến đổi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô); 3. Cái hiểu của thần học về mầu nhiệm sự chết nghĩa là cố gắng đi sâu vào ý nghĩa của câu trả lời do mạc khải cung cấp cho vấn đề sự chết. 

1. Vấn đề sự chết 

Donnerstag, November 09, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học

Vũ Văn An
08/Nov/2017
Tháng 11 là tháng các linh hồn. Cũng là tháng để ta suy niệm về sự chết, một sự kiện hãi hùng nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cho mọi người, ít nhất, mọi người phàm phu tục tử như chúng ta. 

Dựa vào Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, chúng tôi sẽ trình bầy ít nét căn bản về ý niệm sự chết trong Thánh Kinh, và Thần Học và sau cùng, một vài nét về việc chuẩn bị đón chờ sự chết. 

I. Sự Chết trong Thánh Kinh

Samstag, November 04, 2017

Đoàn người đông đảo trên trời.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
31/Oct/2017
Hằng năm vào ngày 01.Tháng Mười một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính toàn thể các Thánh nam nữ trên trời.

Giáo Hội Công Giáo trong suốt năm hầu như mỗi ngày đều mừng kính một hay nhiều vị Thánh với tên tuổi ngày tháng cùng nơi sinh ra, và ngày tháng năm nơi chốn qua đời. Nhưng vẫn còn nhiều Vị Thánh chưa hay không được biết đến tên tuổi, như Thánh Gioan viết thuật lại: 

„ Kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế.“( Kh 7,9) 

Freitag, November 03, 2017

Chủ Nhật XXXI- A:   MI l,14b- 2.2b.8-10 : 1 Tx 2.7b-9.13 : Mt 23.1-12.

YÊU THƯƠNG TRONG PHỤC VỤ VÀ THA THỨ

Bài Ðọc I: Ml 1, 14b - 2, 2b. 8-10
Chúa các đạo binh phán rằng: Ta là Vua cao cả, và danh Ta đáng kính sợ trong các dân tộc. [Ta sẽ làm cho các ngươi phải túng thiếu.]
{Và bây giờ, trên các ngươi có án lệnh này, hỡi các tư tế: Nếu các ngươi không nghe, và nếu các ngươi không lưu tâm mà tôn vinh danh Ta, Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ phóng (sự) chúc dữ xuống trên các ngươi; và Ta sẽ chúc dữ cho sự chúc lành của các ngươi.}
Các ngươi đã đi sai đường lối, làm cho nhiều người vấp phạm lề luật và huỷ bỏ giao ước Lêvi, Chúa các đạo binh phán như vậy. Bởi thế, Ta để cho các ngươi bị khinh rẻ và đốn mạt trước mọi dân tộc, vì các ngươi đã không tuân giữ đường lối của Ta, và vị nể trong khi thi hành lề luật. Chớ thì mỗi người chúng ta không có một người cha sao? Chớ thì không phải có một Thiên Chúa tạo thành chúng ta sao? Vậy tại sao mỗi người chúng ta lại khinh rẻ anh em mình mà phản bội giao ước của tổ phụ chúng ta?

Tháng các linh hồn: Tiếng vọng vực sâu

Đinh Văn Tiến Hùng
01/Nov/2017
Tiếng Vọng Vực Sâu


*’ Thiên đàng, Hỏa ngục đôi quê,
Ai khôn thì về, ai dại thì sa.
Đêm về nhớ Chúa nhớ Cha,
Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa Linh hồn.
Linh hồn phải giữ Linh hồn,
Đến khi lìa xác được lên Thiên đàng’ (*)

Donnerstag, November 02, 2017

TÂM TÌNH TRONG THÁNG CÁC LINH HỒN

C.M.C
         Con người trong một góc khuất nào đó của tâm hồn luôn muốn xóa nhòa đi sự cách biệt âm dương, muốn xóa đi sự cách ngăn bởi cái chết, và trong nội tâm sâu thẳm của tâm hồn luôn là khát khao gắn bó mãi mãi không chia lìa. Halloween được tổ chức vào vọng Lễ Chư Thánh, với sự hóa trang rùng rợn như muốn chế diễu cái chết, muốn xóa nhòa đi khoảng cách âm dương cách biệt để rồi bước vào tháng các linh hồn với đại Lễ Chư Thánh và tâm tình cầu nguyện, sống chứng nhân niềm tin kito giáo để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Ngày 01 tháng 11

LỄ CÁC THÁNH

 Giáo hội như người mẹ hiền hàng ngày mừng lễ các con cái Người. Nhưng vì đoàn con được hưởng phúc trên trời nhiều quá, Giáo hội không thể không biết hết được; vì thế, Giáo hội hằng năm chọn một ngày mừng chung tất cả các con cái, để không ai bị lãng quên hoặc bỏ sót, đồng thời cũng để khơi lên trong tâm hồn con cái còn ở trần gian những niềm hân hoan vui sướng và lòng can trường khát mong về quê trời là nơi tất cả những anh chị em Chúa đã gọi về trước đang chiêm ngưỡng thánh nhan Ngài.

Mittwoch, November 01, 2017

Ý niệm tội lỗi trong một thế giới phức tạp về luân lý, tiếp theo

Vũ Văn An
31/Oct/2017

Thần học đương thời về tội lỗi và tha thứ

Với cuộc cải tổ bí tích của Vatican II, ít là trong lý thuyết, ta đã trở lại với việc tập chú nhiều hơn vào diễn trình chữa lành và hồi tâm liên tục, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách cộng đồng. Chiều kích cộng đồng được thấy rõ hơn trong các nghi thức thứ hai và thứ ba, trong đó, việc xưng tội và cử hành sự tha thứ của Thiên Chúa được cộng đồng thi hành như một toàn thể. Điểm nổi bật nhất của thời sau Vatican II này là không tội lỗi nào tư riêng hay cá nhân cả, mà luôn có hậu quả xã hội, dù tội này phạm tư riêng bởi một người trong thẳm sâu tâm hồn họ. Bởi thế, đáp ứng phụng vụ và bí tích đối với tội lỗi cũng nên có một chiều kích cộng đồng. 

Dienstag, Oktober 31, 2017

Ý niệm tội lỗi trong một thế giới phức tạp về luân lý

Vũ Văn An
31/Oct/2017
Đôi khi các sách thần học luân lý được viết như các thủ bản vi tính hay sách sửa xe: nếu bạn tuân theo mọi chỉ dẫn và không làm bất cứ “thao tác bất hợp lệ” nào thì chắc chắn bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tránh được mọi trục trặc nghiêm trọng hay tan vỡ dọc đường. Nói cách khác, các nhà thần học luân lý ít khi lưu tâm tới phía tối của cuộc sống luân lý, tức thế giới tội lỗi và thất bại. 

Nói cho ngay, rất nhiều tác phẩm thần học đã nói tới thế giới này, nhưng vẫn chưa thể nào chọc thủng được bức màn mầu nhiệm của nó. Thứ mầu nhiệm vốn được Thánh Phaolô thú nhận khi ngài kêu lên: “Tôi không hiểu chính các hành động của mình. Vì tôi không làm điều mình muốn, mà lại làm chính điều mình không muốn” (Rm 7:15). Một tông đồ vĩ đại thuộc hàng đầu của Chúa Giêsu mà còn như thế, huống hồ những kẻ phàm phu tục tử như chúng ta.

Freitag, Oktober 27, 2017

Chúa Nhật XXX  thường niên - Năm A

ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT 

JKN
Câu hỏi gợi ý:

1. Theo tinh thần của Đức Giêsu, thì trong hai điều răn quan trọng nhất ấy, điều răn nào quan trọng hơn? Phải ưu tiên sống điều răn nào?

2. Tại sao thánh Phao-lô tóm toàn bộ lề luật vào một điều răn duy nhất: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» (Rm 13,8)? Ngài bỏ điều răn yêu Chúa sao?

3. Nếu bạn là một người cha đông con, đồng thời là người cha tốt lành không chút vị kỷ, bạn muốn con cái yêu thương mình bằng cách nào?

Donnerstag, Oktober 26, 2017

Đức Thánh Cha: Thiên đàng là đích điểm niềm hy vọng Kitô giáo

Lm Trần Đức Anh OP
26/Oct/2017
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 25-10-2016, ĐTC đã trình bày về thiên đàng như mục tiêu niềm hy vọng Kitô giáo.


Trong số các tín hữu hiện diện có khoảng 90 người Việt từ Mỹ. Ngồi cạnh lễ đài trên thềm đền thờ, có khoảng 25 Giám mục đến từ các nước.

Mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc bài Tin mừng theo thánh Luca 23,33.38-43) kể lại cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu trên thập giá và người trộm lành: Chúa hứa cho anh ta được vào nước thiên đàng cùng với Ngài.

Mittwoch, Oktober 25, 2017

Một cách đọc tích cực đối với tông huấn Niềm Vui Yêu Thương

Vũ Văn An
23/Oct/2017
Linh mục James F. Keenan, Dòng Tên, cho rằng với Phục Sinh, “mọi sự trở nên mới… Và, nếu ta dám chấp nhận ơn thánh đức tin, ta có thể thấy một năng động tính mới… Năng động tính Phục Sinh, một năng động tính mời gọi ta nhìn sự việc ra mới, mời gọi ta thấy không phải điều được phép mà là điều được kêu gọi, theo tôi, rất hiển hiện trong tông huấn Niềm Vui Yêu Thương”. 

Samstag, Oktober 21, 2017

Sự đồng lõa của Kitô hữu

Vũ Văn An
19/Oct/2017
Năm 1938, trước những cuộc tấn công thiếu hiểu biết của người vô thần đối với Kitô Giáo, nhà thần học Dòng Tên Henri de Lubac nêu câu hỏi: “nếu một hiểu lầm như thế xuất hiện và tự củng cố, nếu một tố cáo như thế được chấp nhận rộng rãi, thì há đó không do lỗi chúng ta hay sao?” Câu hỏi của de Lubac nói lên sự kiện đáng lo ngại này: nếu các biếm họa về Kitô Giáo đang được phổ biến và xem ra đáng tin, thì các Kitô hữu là những người phải chịu trách nhiệm một phần. Vì dù sao, chủ nghĩa duy tục tại Phương Tây cũng là hiện tượng “xẩy ra ngay trong nhà”; và dù có xét về phương diện hoàn cầu đi chăng nữa, thì hiện tượng vô tín ngưỡng phổ quát hiện nay cũng chủ yếu là một đặc điểm của các xã hội hậu Kitô Giáo. Chính Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay của Vatican II cũng đã nhìn nhận như thế: “Các tín hữu có thể đóng một vai trò không nhỏ trong việc phát sinh ra chủ nghĩa vô thần, vì qua việc sao lãng nền giáo dục đức tin, qua việc giảng dạy những lý thuyết sai lạc, hoặc qua những thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý hay xã hội của mình, có thể nói đúng hơn họ đang che dấu hơn là biểu lộ khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa và của tôn giáo mình”. 

Năm mươi năm sau, có lẽ ta vẫn cần lưu tâm đến giáo huấn trên. Người ta thường nghe những nhận định đại loại như nhà văn vô thần này hay nhà văn vô thần kia chỉ đánh vào khoảng trống hay đánh vào những kẻ thù thần học tưởng tượng. Thiên Chúa mà những người như Richard Dawkins hay Sam Harris không tin thực ra không phải là vị Thiên Chúa của người Kitô hữu. Dù những nhận định như thế rất đúng, nhưng ta vẫn không nên tránh né vấn đề sâu xa hơn. Nếu nền thần học Kitô Giáo dễ bị trình bày sai kiểu hí họa, hay nếu Kitô hữu bị tai tiếng là những người không biết suy nghĩ hợp lý, thì chắc chắn điều này không tự không mà có được. Há những kẻ thù tưởng tượng kia không phải là những kẻ thù mà chính ta đã góp phần tạo ra đó ư?

Freitag, Oktober 20, 2017

Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm A

TRUYỀN GIÁO LÀ YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ

Đức Giám Mục G.B. Bùi Tuần

1. Truyền giáo là yêu thương phục vụ.

Có bộ phim tựa đề " Mỹ nhân và người thú" kể một hoàng tử đẹp trai nhưng kiêu căng. Ngay nọ có bà lão trao tặng cho anh ta đóa hoa hồng, chẳng những anh ta không nhận mà còn đuổi xua bà lão. Bà nổi giận biến anh thành người xấu xí giống như dã thú và nói:

- Nếu anh ta không được ai yêu thương thì suốt đời phải xấu xí như thế.
Chúa Nhật Truyền Giáo - Năm A

TRUYỀN GIÁO BẰNG ĐỜI SỐNG

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Hai thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai nhà truyền giáo vĩ đại. Ngay sau khi nghe bài giảng đầu tiên của thánh Phêrô, 3 nghìn người đã xin được rửa tội. Thật là một kết quả ngoài sức tưởng tượng. Còn thánh Phaolô là người ra đi không biết mệt mỏi. Đã thành lập nhiều giáo đoàn. Đã đào tạo được nhiều giám mục. Đã viết nhiều thư dạy dỗ khuyên nhủ. Tuy không được chính thức ở trong nhóm 12, nhưng Ngài vẫn được gọi là Tông đồ. TÔNG ĐỒ viết hoa. 

Donnerstag, Oktober 19, 2017

Giêrusalem: một phần rất lớn của Bức Tường Than Khóc và nhà hát Rôma vừa được tìm thấy sau 1,700 năm.

Vũ Văn An
18/Oct/2017
Các nhà khảo cổ sắp sửa giải thích được điều đã xẩy ra ở Giêrusalem sau việc người Rôma phá hủy Đền Thờ năm 70 CN. 

Thực vậy, các nhà khảo cổ của Cơ Quan Khảo Cổ Israel hôm thứ hai, 16 tháng Mười, tuyên bố rằng trong hai năm qua, họ đã đào xới và khám phá được một phần của Bức Tường Than Khóc của Giêrusalem ở sâu dưới đất 8 thước, bị lấp kín đã 1,700 năm nay. 

Và trong lúc họ đào xới, ngay bên dưới Vòm Wilson, tức khu vực cận kề khu đàn ông của Bức Tường Than Khóc, họ tình cờ khám phá được một nhà hát nhỏ của Rôma xưa. Việc đào xới này không đụng gì tới Temple Mount.

Samstag, Oktober 14, 2017

Chúa Nhật XXVIII thường niên - Năm A

MẶC ÁO CƯỚI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Với tình thương yêu, Thiên Chúa dọn tiệc mời.
Đọc dụ ngôn tiệc cưới, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước tình yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa mời con người đến dự tiệc cưới Con của Người. Điều đó chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương con người.
Đó là một tình yêu nhưng không.

Donnerstag, Oktober 12, 2017

 ĐỨC  MẸ  FATIMA 

Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Nguồn: www.simonhoadalat.com

Mỗi nơi Mẹ Maria hiện ra đều mang một dấu ấn và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi  mỗi người suốt thể kỷ này tới thế kỷ kia.Ngôn ngữ loài người không gì có thể diễn tả hết về người Mẹ. Danh xưng Mẹ vẫn là từ ngữ hợp với tâm tình của con người nhất. Nói đến Mẹ, tự nhiên con người ai cũng cảm thấy như có một cái gì đó dâng đầy con tim,tràn ngập tâm hồn con người. Hôm nay, mừng kính Đức Mẹ Fatima, mãi muôn đời nhân loại sẽ khôngbao giờ quên sứ điệp của Mẹ đã nói với Lucia, Jacinta và  Phanxicô trên đồi Cova da Iria ngày 13 tháng 10 năm 1917.
BA TRẺ LUCIA, JACINTA VÀ PHANXICÔ

Samstag, Oktober 07, 2017

Lễ Ðức Mẹ Mân Côi

Ðức Maria, Bông Hoa Hường Mầu Nhiệm
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Lễ Ðức Mẹ Mân Côi
Lc 1, 26-38
Nói đến lễ Mân côi là nói đến hoa. Những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước toà Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ.
Chúa Nhật XXVII thường niên - Năm A

NHỮNG SỢI DÂY VÀ NHỮNG CHIẾC CẦU

Mark Link
Chủ đề: “Dụ ngôn chủ vừơn nho là một bản tóm lược lịch sử Chúa cứu độ chúng ta”.

Chiếc cầu treo Melrose bắc trên sông Niagara ở Nữu Ước nối liền Gia Nã Đại và Hiệp Chủng Quốc. Người ta nói rằng chiếc cầu này đã được thiết kế như sau:

Trước tiên người ta thả một cái diều cho nó bay ngang qua sông. Cái diều đó được cột vào một sợi dây, tiếp theo, sợi dây này được cột lại vào một sợi thừng và đến lượt sợi thừng này lại được cột vào một sợi cáp bằng thép. Như thế, dây cáp bằng thép này được dùng để giúp cho phần còn lại của chiếc cầu đứng vững.

Montag, Oktober 02, 2017

Nhân Lễ Mẹ Mân Côi: Giải Thích Từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi Trong Kinh Sách Công Giáo

Nguyễn Long Thao
01/Oct/2017
Mỗi tôn giáo có những đặc ngữ riêng. Người thuộc tôn giáo này khó hiểu được những đặc ngữ của tôn giáo khác. Ví dụ đa số người người Công Giáo Việt Nam không hiểu rõ nghĩa các từ của Phật Giáo như Chánh Quả, Bát Nhã, Huệ, Tuệ. Người Phật Giáo cũng không hiểu rõ ý nghiã các từ của người Công Giáo như Mân Côi, Chầu Lượt, Mùa Át. Ngoài ra, các tín hữu trong một tôn giáo cũng không hiểu hết các từ ngữ trong tôn giáo của mình, nhất là các từ về thần học..

Samstag, September 23, 2017

Chúa Nhật XXV thường niên - Năm A

TÌNH YÊU VƯỢT XA CÔNG LÝ

Chú giải của Fiches Dominicales

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Bảo vệ quyền lợi và đặc quyền

Sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin tại Xêsarê Philipphê, Đức Giêsu trước khi lên Giêrusalem, đã loan báo lần đầu tiên về cuộc khổ nạn sắp tới, Ngài không quên cảnh báo các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, hãy bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy”. Tại Caphanaum, Ngài đã phác hoạ khuôn mặt của cộng đoàn mà Ngài sáng lập phải có, nếu cộng đoàn ấy muốn phản ánh hình ảnh của “Cha trên trời”. Một cộng đoàn biết quan tâm tới “những kẻ bé mọn”; một cộng đoàn huynh đệ biết giúp đỡ thương xót và tha thứ cho nhau.

Chúa Nhật XXV thường niên - Năm A

LÝ LẼ CỦA TRÁI TIM

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Khi nghe dụ ngôn này có nhiều người thắc mắc: Chúa có công bằng không khi ban thưởng cho người làm ít cũng bằng người làm nhiều? Hỏi như thế là chưa hiểu rằng đây chỉ là một dụ ngôn. Dụ ngôn không phải là một chuyện có thật. Nhưng chỉ là một câu chuyện dùng làm hình ảnh để giải nghĩa giáo lý của Chúa. Trong dụ ngôn, Chúa không có ý dạy về những kiến thức trần gian, nhưng muốn nói về những chân lý Nước Trời. Những bài học mà Chúa muốn dạy ta qua dụ ngôn ‘Người thợ làm vườn nho giờ thứ mười một’ này là:

Montag, September 18, 2017



ĐỨC TRINH VƯƠNG FATIMA: KỶ NIỆM 100 NĂM ĐỨC MẸ MÂN CÔI

Trầm Hương Thơ
13/May/2017

Đức Mẹ Fatima là một trong số nhiều tước hiệu mà Giáo Hội dành cho Đức Trinh Nữ Maria. Tước hiệu này phát xuất từ việc Đức Mẹ hiện ra 6 lần với 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào nha) là Lucia dos Santos , Francisco Marto và Jacinta Marto từ ngày 13.05 tới ngày 13.10.1917.

Sonntag, September 17, 2017

Dấu vết và ý nghĩa lễ Đức Mẹ lên trời

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
13/Aug/2017


Hằng năm Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ mừng kính lễ Đức mẹ Maria hồn xác lên trời trọng thể ngày 15.Tháng Tám với lòng cung kính cùng niềm hy vọng cho chính mình mai sau một khi quãng đường đời sống trên trần gian chấm dứt cũng sẽ được như Đức Mẹ Maria.

Nhưng đâu là dấu vết hay đúng hơn lịch sử ngày lễ mừng kính này, và ngày lễ này ẩn chứa ý nghĩa đạo đức thần gì cho người tín hữu Chúa Kito?

Samstag, September 16, 2017

Chúa Nhật XXIV thường niên - Năm A

THA THỨ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Thánh Gandhi nói: “Nếu áp dụng luật mắt đền mắt, thế giới sẽ chỉ toàn người mù”. Sẽ không thể sống được nếu thiếu sự tha thứ. Tha thứ cần thiết cho con người như khí trời. Kể dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu cho ta thấy tính cách cần thiết và cấp thiết của tha thứ.

Phải tha thứ vì con người là bất toàn. Có những xúc phạm cố ý. Nhưng rất nhiều khi xúc phạm chỉ là vô tình, thiếu ý thức. Chỉ cần một chút cảm thông, hiểu biết, tôi sẽ dễ bỏ qua, không chấp nhất. Nếu cứ mỗi lần bị xúc phạm tôi không thể nào nguôi ngoai thì chính tôi là người khổ nhất, vì tâm hồn mang nặng oán hờn sẽ không bao giờ bình an. Nếu tôi loại trừ tất cả những ai xúc phạm, thì sau cùng tôi sẽ chẳng còn sống với ai được. Tôi sẽ mất hết bạn bè. Thế giới sẽ chỉ toàn kẻ thù. Và tôi sẽ trở thành cô đơn.

Freitag, September 15, 2017

ĐGH Phanxicô suy tư về Đức Mẹ Sầu Bi

Giuse Thẩm Nguyễn
15/Sep/2017
Hôm nay ngày 15 tháng Chín, ĐGH Phanxicô đã nói về hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi, Mẹ của Chúa Giêsu và là Mẹ của chúng ta . Chúng ta cần suy ngẫm “ dấu chỉ trái ngược này vì Chúa Giesu chiến thắng nhưng lại chiến thắng trên Thập Giá”. Quả đó là một sự mâu thuẫn, chúng ta không thể hiểu nỗi. Chỉ có đức tin mới có thể cảm nghiệm được mầu nhiệm này.

Môn đệ đầu tiên

Freitag, Juni 30, 2017

Sự Khác Biệt giữa Truyền Giáo, Cải Đạo và Phúc Âm Hóa

Phaolô Phạm Xuân Khôi6/30/2017

Sau khi giới thiệu chủ đề Sống như Môn Đệ Truyền Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bài trước, có một số người thắc mắc là “Tại sao Đức Phanxicô lại đưa ra những điều mâu thuẫn: Nếu ngài khuyến khích chúng ta làm môn đệ truyền giáo, thì tại sao gần đây ngài lại tuyên bố rằng ‘người Công Giáo không cần phải truyền giáo vì tryền giáo là một tội nặng’”? Thực ra, đây là một hiểu lầm vì cách chuyển dịch không chính xác những từ ngữ chuyên môn liên quan đến việc truyền giáo. Để tránh hiểu lầm, chúng tôi thấy cần phải phân tích ý nghĩa của một số từ chuyên môn như các từ “cải đạo”, “trở lại đạo”, truyền giáo, Phúc Âm (hay Tin Mừng) hóa và Tân Phúc Âm Hóa trước khi tiếp tục trình bày về việc Làm Môn Đệ Truyền Giáo.

Không cần bói toán, vì chúng ta bước đi trong sự ngạc nhiên

Tứ Quyết SJ6/30/2017

VATICAN - Chúng ta không cần bói toán để biết trước tương lai. Kitô hữu đích thực không phải là người bị cài đặt vào con số cố định. Kitô hữu là người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và để cho Ngài dẫn dắt trên con đường rộng mở với đầy sự ngạc nhiên. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Lên đường
Chúa Nhật XIII - Mùa  Thường Niên - Năm A

NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 37-42

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Chuẩn bị nhân sự tiếp nối công việc truyền giáo ở trần gian, Chúa Giêsu đã tuyển chọn các môn đệ. Tuyển chọn rồi Chúa còn đào tạo để các ngài nên những chứng nhân trung thành của Chúa. Hôm nay, Chúa nêu lên những đức tính cần thiết của người môn đệ.

Người môn đệ của Chúa phải có tâm hồn quảng đại.

Donnerstag, Juni 29, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và làm phép các dây Pallium

J.B. Đặng Minh An dịch6/29/2017
Từ thời xa xưa Giáo Hội Roma đã có truyền thống cử hành lễ trọng kính hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô trong cùng một ngày. Tiếp tục truyền thống đó, lúc 9:30 sáng thứ Năm 29 tháng Sáu, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp này, ngài cũng làm phép dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa được bổ nhiệm trong 12 tháng qua.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Samstag, Juni 24, 2017

Chúa Nhật XII - Mùa  Thường Niên - Năm A

BIẾT SỢ

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mt. 10, 26-33

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Có những người quá nhát sợ. Gặp con dán hay con chuột cũng co rúm người, mặt cắt không còn giọt máu. Có những người, trái lại, chẳng biết sợ là gì. Coi mạng sống nhẹ như tơ. Lên xe là phóng như bay. Liều lĩnh thường thiệt mạng. Nhút nhát quá đâm hỏng việc. Một đàng bất cập, một đàng thái quá. Vì thế vấn đề không phải là sợ hay không sợ. Vấn đề là phải biết phân định. Biết những gì nên sợ và những gì không nên sợ. Hôm nay Chúa Giêsu giúp ta phân định để biết sợ và không biết sợ.

Mittwoch, Juni 21, 2017

Diễn Văn Của Đức Phanxicô khi viếng mộ Don Mazzolari ngày 20 tháng 6 năm 2017

Vũ Văn An6/20/2017

Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em một buổi sáng tốt!

Người ta khuyên tôi nên rút ngắn bài diễn văn này một chút, vì nó hơi dài. Tôi đã cố gắng làm thế, nhưng không thành công. Nhiều điều xuất hiện trong đầu tôi quá, đây đó… Nhưng (tôi biết) anh chị em có dư kiên nhẫn! Vì tôi không muốn bỏ lỡ mọi điều tôi muốn nói về Don Primo Mazzolari.

Sonntag, Juni 18, 2017

Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2017 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô

Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An6/18/2017
Lúc 7 giờ chiều Chúa Nhật 19-6-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong ngày Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa này, ý tưởng về ký ức được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Moses nói với mọi người: 

Freitag, Juni 16, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/7/2017

Các bí tích là gì? 
Hành vi quan trọng nhất trong phụng tự Công Giáo là Thánh Lễ, một chủ đề sẽ được bàn đến ở Chương 5. Thánh Lễ là một trong 7 Bí Tích của Giáo Hội: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Lễ (Thánh Thể), Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chúc Thánh, và Hôn Phối. Trong giáo huấn Công Giáo, bí tích là nghi thức do Giáo Hội qui định và do một trong các thừa tác viên của Giáo Hội hướng dẫn; nghi thức này, nếu được cử hành đúng đắn, chắc chắn đem lại một “ơn thánh’, hay một ơn ích thiêng liêng, nhất định, như tha thứ tội lỗi chẳng hạn. Ý niệm đứng đàng sau bí tích là: một dấu hiệu hữu hình nào đó, như nước của Phép Rửa Tội chẳng hạn, hay bánh và rượu của Thánh Lễ, hoặc dầu dùng trong Phép Xức Dầu Bệnh Nhân, chứng tỏ có sự vận hành của ơn thánh Chúa ở đây và hiện lúc này. 

Mittwoch, Juni 14, 2017

Chúa Nhật XI thường niên - Năm A - MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ

TẤM BÁNH TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước tình yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh.

Tấm bánh, tình yêu gần gũi.

Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng.

Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được.

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/3/2017
Đâu là những điều căn bản trong niềm tin Công Giáo? 

Kitô Giáo thường được mô tả như một tôn giáo “tuyên tín” (creedal) nghĩa là chủ yếu không dựa vào một số luật lệ, như Do Thái Giáo, hay các thực hành thiêng liêng, như Hồi Giáo, mà dựa vào một số niềm tin được tổng hợp thành các kinh tin kính. Mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ, người Công Giáo khắp thế giới khẳng định các niềm tin cốt lõi trong đức tin của họ bằng cách đọc lời kinh có tên là Kinh Tin Kính Nixêa, tức bản tuyên xưng đức tin đã được chấp thuận năm 325 CN bởi toàn thể các giám mục tại Công Đồng Nixêa tọa lạc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Bản kinh này như sau:

“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, 
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.

“Ngón trỏ bàn tay phải”. Hồi ký của cha Luigi Ginami, truyền giáo ở Kenya

Cửa lên máy bay cho chuyến bay từ Roma đến Amsterdam sắp sửa đóng. Tôi cầm hộ chiếu trong tay, và tìm vé máy bay trong chiếc balô… Tôi tìm thấy nó. Thật ra tôi có 3 thẻ lên máy bay. Bay từ Roma đến Mombasa với giá chỉ 525 euro, nên tôi phải bay 18 giờ, với 3 chuyến bay. Từ Roma đến Amsterdan, rồi tối nay, từ Amsterdam đến Nairobi và ngày mai, từ Nairobi đến Mombasa.
Tôi cố nhớ xem mình đã cầm tất cả đồ đạc của mình chưa. Tôi an tâm vì tôi đã có tất cả. Tôi có thể lên máy bay. Trước mặt tôi chỉ có ít người, vì tất cả hầu như đã lên máy bay. Tôi từ từ đi tới và một cô chiêu đãi viên đón tôi với nụ cười mỉm chi. Cô ta còn trẻ, chắc chưa đến 30 tuổi. Rất xinh đẹp, trang điểm cẩn thận. Nhưng tôi không bị ấn tượng bởi sắc đẹp hay lối trang điểm của cô, mà điều đánh động tôi chính là ngón tay trỏ bàn tay phải của cô. Trước mặt tôi có hai người. Tôi quan sát cô chiêu đãi viên cầm lấy thẻ lên máy bay, rồi trả lại đuôi thẻ cho hành khách đi trước tôi. Chính lúc cô cầm lấy thẻ lên máy bay của hành khách, tôi nhìn ngón tay trỏ của cô. Có một chiếc nhẫn vàng. Tôi tò mò. Tôi là một linh mục… trí óc tôi nghĩ đến điều gì đó. Tôi dừng lại suy nghĩ vừa đến trong đầu và chú tâm vào cuộc sống hiện tại. Tôi không nhìn rõ lắm, nhưng mắt tôi sáng lên cách chính xác: đúng rồi, một chiếc nhẫn Mân côi 10 hạt. Tôi nhìn lần thứ hai và chắc chắn đúng vậy.

Dienstag, Juni 13, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An6/1/2017

Thế nào là một dòng tu?

Dòng tu là một nhóm người nam hoặc người nữ tận hiến đời mình cho một quan tâm tôn giáo nào đó, chuyên lo cầu nguyện và thờ phượng (như các dòng kín của các đan sĩ nam nữ) hoặc làm việc “tông đồ” như giáo dục, chăm sóc y tế, hay chăm sóc người nghèo. Thông thường, một dòng tu được thành lập quanh một vị sáng lập có nhiều đặc sủng, như Thánh Bênêđíctô ở thế kỷ thứ 6, Thánh Đaminh ở thế kỷ 12 và 13, Thánh Phanxicô gần cùng thời, Thánh Inhaxiô thành Loyola ở thế kỷ 16, hay Thánh Elizabeth Ann Seton ở Hoa Kỳ ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20. Lần lượt, các ngôi sao sáng này đã lập ra Dòng Bênêđíctô, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô, Dòng Tên, và Dòng Nữ Tu Bác Ái. Khi các dòng này phát triển, đôi khi chúng được phân ngành. Như Dòng Phanxicô chẳng hạn, hiện có tới ba ngành lớn: Anh Em Hèn Mọn, Capuchins (Cải Cách) và Viện Tu (Conventuals) cùng với một số dòng nhỏ, phong trào và nhóm liên hệ. 

Sonntag, Juni 11, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/31/2017

Chương Một: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo

Các bạn hãy nhắm mắt lại và cố tưởng tượng ra một người Công Giáo “đặc trưng”. Nếu cũng giống như phần lớn người ta, chắc bạn sẽ nghĩ tới một vị linh mục hay giám mục da trắng, đâu đó, trong thế giới Tây Phương, có thể là Rôma. Khi Hollywood muốn mô tả Giáo Hội, thì đó là nơi họ thường điện thoại tới. Ấy thế nhưng, nếu hiểu “đặc trưng” như đại diện cho đa số, thì tưởng tượng một vị linh mục da trắng ở Âu Châu hay Bắc Mỹ như người Công Giáo đặc trưng ngày nay, điều này hoàn toàn sai.

Ngôn ngữ của dấu chỉ

LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long6/10/2017


Có câu chuyện vui giả tưởng trong dân gian: Một giáo sư dậy môn thần học sau khi qua đời được đưa đến trình diện Thiên Chúa. Trước ngai tòa Thiên Chúa, vị giáo sư được Thiên Chúa ca ngợi về công lao nghiên cứu giảng dậy cho sinh viên về mầu nhiệm Thiên Chúa. Sau đó Thiên Chúa tiếp: „ Thưa giáo sư, nhưng đôi khi ngài giảng dậy nói về Ta, mà chính Ta cũng không biết như thế…!“ 

Samstag, Juni 10, 2017

Sứ điệp ngày Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2017
Phaolô Phạm Xuân Khôi6/9/2017

Sứ vụ Truyền Giáo trong Lòng Đức Tin Kitô giáo




Dưới đây là bản dịch sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền Giáo 2017, được cử hành vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng 10. Sứ điệp của Đức Thánh Cha được Tòa Thánh phát hành vào Chúa Nhật, mùng 4 tháng 6 2017.


Anh chị em thân mến,

Một lần nữa trong năm nay, Ngày Thế giới Truyền Giáo tụ tập chúng ta lại chung quanh con người của Chúa Giêsu, "Đấng loan báo Tin Mừng tiên khởi và vĩ đại nhất" (Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 7), Đấng tiếp tục sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng về tình yêu của Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ngày hôm nay mời gọi chúng ta suy nghĩ lại về việc truyền giáo trong lòng đức tin Kitô giáo. Hội Thánh tự bản chất là truyền giáo; nếu không, thì Hội Thánh không còn là Hội Thánh của Đức Kitô nữa, mà là một trong nhiều nhóm người cuối cùng chỉ phục vụ mục đích riêng của họ và qua đi. Vì thế, điều quan trọng là chúng ta tự đặt ra cho mình những câu hỏi về căn tính Kitô giáo của mình và trách nhiệm của mình như các tín hữu trong một thế giới bị đánh dấu bởi sự nhầm lẫn, thất vọng và thất bại, cùng bị xâu xé bởi các cuộc chiến tương tàn, là các cuộc chiến bất công nhắm đến những người vô tội. Căn bản của sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? Trọng tâm của sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? Những tiếp cận thiết yếu mà chúng ta cần phải thực hiện trong việc thi hành sứ vụ truyền giáo của chúng ta là gì? 

Chúa Nhật X thường niên - Năm A - CHÚA BA NGÔI

THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Một bạn trẻ hỏi tôi: “Thưa Cha, tại sao đạo Phật khi xây chùa thì chọn những nơi rừng núi thâm u, xa hẳn thị thành, còn đạo Công Giáo khi xây nhà thờ lại chọn những nơi dân cư đông đúc, phồn hoa đô hội?” Tôi trả lời: “Bạn quả là có con mắt nhận xét. Việc xây cất chùa chiền, nhà thờ như vậy, thực ra, phát xuất từ quan niệm nền tảng của đạo. Đạo Phật là đạo xuất thế. Đức Phật vì thấy những cảnh khổ ở đời trong sinh, lão, bệnh, tử nên đã tìm môt con đường mong giải thoát chính mình và nhân loại khỏi cảnh khổ não ở đời. Vì thế Ngài đã từ giã cung đình, rũ sạch bụi trần, xa lánh phồn hoa. Trái lại đạo Công Giáo là đạo nhập thế. Thiên Chúa thấy con người trầm luân khổ ải nên chạnh lòng thương, đã sai Con Một là Chúa Giêsu xuống trần để cứu độ chúng sinh. Chúa Giêsu xuống trần không chỉ là nhập thế, mà còn hoá thân một người nghèo sống giữa người nghèo, người tội lỗi để đưa mọi người về với Chúa, đó là nhập thể. Có thể nói đạo Công Giáo diễn tả việc Thiên Chúa đi tìm con người.


Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/29/2017

Các huyền thoại và quan niệm sai lầm

Dù đồng ý cho rằng Giáo Hội quan trọng đi nữa, người ta vẫn có thể nghĩ rằng mình đã biết hết mọi chuyện cần biết để có thể nghĩ về Đạo Công Giáo một cách thông minh. Tuy nhiên, sự thực là các tranh luận công cộng về đạo Công Giáo thường bị dính cứng vào nhiều huyền thoại và quan niệm sai lầm dai dẳng; điều này có nghĩa: cuộc tranh luận về vai trò và ảnh hưởng của Giáo Hội đôi khi bị xây trên cát. Sau đây là bốn điển hình về các huyền thoại này, tất cả sẽ được vạch trần bằng nhiều cách trong cuốn sách này.

Donnerstag, Juni 08, 2017

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (tiếp theo)

Vũ Văn An5/27/2017

Tại sao Giáo Hội lại quan trọng?

Đối với người Công Giáo, ngẫm nghĩ về số phận Giáo Hội của họ không phải là một thao tác đòi phải biện minh. Bất chấp họ có hòan toàn chấp nhận tuân theo nền thần học chính thức hay không, phần đông người Công Giáo, ngay trong xương thịt, đều cảm nhận điều này: Giáo Hội là nơi họ gặp gỡ Thiên Chúa, nơi niềm khát khao thần linh và siêu việt của họ được thỏa mãn. Nó là nhà thiêng liêng của họ, là gia đình của họ. Dù Đạo Công Giáo vốn dĩ là một tôn giáo truyền giáo, luôn tìm kiếm các tân tòng, nhưng, xét về nhiều cách, nó cũng là một tôn giáo truyền thống và của tổ tiên, theo nghĩa phần lớn các thành viên đều sinh trưởng trong đó. Ngay những người Công Giáo bỏ đạo đôi lúc cũng cảm nhận được sức lôi kéo của nó, một tâm tư từng được nắm bắt trong “Portrait of the Artist as a Young Man” của James Joyce, trong đó, nhân vật chính, Stephen Dedalus, tuyên bố với một người bạn rằng mình đã mất đức tin. Khi người bạn hỏi xem anh có ý định trở thành một người Thệ Phản hay không, thì Stephen trả lời: “tôi nói tôi mất đức tin, chứ đâu có nói tôi mất lòng tự trọng”.
Tuy nhiên, đối với người không phải là Công Giáo, rất có thể không hiển nhiên đến thế khi dùng thì giờ khai triển một hiểu biết nào đó về Đạo Công Giáo. Bởi thế, sau đây là ba lý do tại sao mọi người nên biết ít nhất một điều gì đó về Đạo Công Giáo.

Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ

Vũ Văn An5/25/2017
John Allen là một ký giả Công Giáo kỳ cựu, hiện là chủ bút của trang mạng Crux: Taking the Catholic Pulse, chuyên về tin tức liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, trong hợp tác với Hội Hiệp Sĩ Columbus. Trước khi cộng tác với tờ Boston Globe năm 2014, Allen làm việc 16 năm tại Rôma, chuyên đưa tin về Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng. Trong thời gian này, ông là phóng viên cao cấp cho tờ National Catholic Reporter và là phân tích gia về Vatican sự vụ cho CNN và NPR và được mọi người coi là “Chuyên Viên Hàng Đầu về Vatican của Hoa Kỳ”.

Donnerstag, Juni 01, 2017

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

LỬA THÁNH THẦN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần hứa sẽ gửi Thánh Thần đến an ủi các môn đệ. Quả thật, các ngài không phải chờ đợi lâu. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống đầy tràn trên các ngài. Ơn Chúa Thánh Thần thật mãnh liệt. Chúa Thánh Thần đã đụng chạm đến các ngài. Chúa Thánh Thần như nguồn nhựa sống thấm tẩm vào từng chân tơ kẽ tóc làm cho các ngài thay đổi da thịt, trở thành con người mới. Các ngài đã cảm nghiệm được sự tác động ấy. Đó là cảm nghiệm về một ngọn lửa.

Chúa Thánh Thần là ngọn lửa thanh luyện.

Montag, Mai 29, 2017

Ý nghĩa và lịch sử cành hoa hồng vàng Đức Thánh Cha dâng kính Đức Mẹ Fatima

Nguồn: VietCatholic Network
Biến cố nổi bật trong tuần qua và có thể nói là biến cố lớn nhất trong đời sống Giáo Hội Công Giáo năm 2017 này là lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima với hàng triệu tín hữu hành hương.
Như chúng tôi đã tường thuật, hôm thứ Sáu 12 tháng 5, sau khi đáp xuống sân bay Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima. Đến nơi, lúc quá 6h chiều, việc đầu tiên là ngài viếng thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng. Dịp này, ngài đã dâng tặng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima một cành hoa hồng bằng vàng.

Montag, Mai 22, 2017

Chúa Nhật VII Phục Sinh - Chúa Thăng Thiên

“VÀ ĐÂY, THẦY Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY CHO ĐẾN TẬN THẾ”

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Kết thúc mà lại khởi đầu

Phụng vụ bài đọc năm A về lễ Thăng Thiên mời gọi ta suy niệm những câu cuối cùng của Phúc Âm thứ nhất. Đoạn văn kết thúc Phúc Âm Matthêu này đặc biệt gợi nhớ đến hai chương đầu của Phúc Âm.

- Thực vậy, khi viết “Phúc Âm về thời niên thiếu”, thánh Matthêu muốn mời gọi ta coi việc Đức Giêsu giáng sinh tại Belem, thành vua Đavít là ứng nghiệm lời tiên tri về một Đấng “Emmanuel": Đấng “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Is 7), còn các Đạo sĩ đến từ phương Đông tiêu biểu cho những người tiên phong của Dân Ngoại đang đi đến niềm tin vào Đức Kitô: “Họ THẤY Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền SẤP MÌNH THỜ LẠY NGƯỜI”.
Chúa Nhật VII Phục Sinh - Chúa Thăng Thiên

NHÌN TRỜI

ĐTGM. Giuse Ngô quang Kiệt
Con người thường có hai thái độ sống đối nghịch nhau. Một bên là những người chỉ biết có việc đạo. Sống dưới đất nhưng lòng trí để cả ở trên trời. Không tha thiết gì với những người chung quanh. Không tham gia những sinh hoạt xã hội. Khinh chê tất cả những giá trị ở đời này. Ngược lại, bên kia là những người sống như chỉ biết có việc đời. Chỉ coi trọng những giá trị vật chất. Chỉ biết có đời này. Sống là còn. Chết là hết. Cả hai thái độ đều bất cập.

Việc Đức Giêsu lên trời và những lời Ngài truyền dạy trước khi từ giã trần gian giúp ta có một cái nhìn đúng đắn hơn đối với trời và đối với đất.

Samstag, Mai 20, 2017

Chúa Nhật VI Phục Sinh

SỰ SỐNG MỚI

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Nếu các Tin mừng Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng Gioan mời gọi ta vào tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Freitag, Mai 19, 2017

Cha thánh Piô được Đức Mẹ Fatima chữa lành ung thư màng phổi

Cha Thánh Piô làng Pietrelcina, một tu sĩ dòng Capuchinô nổi tiếng làm nhiều phép lạ, lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên hàng hiển thánh vào năm 2002, là người có lòng sùng kính Mẹ Maria cách đặc biệt. Lòng sùng kính của ngài không phải chỉ là một tình cảm thoáng qua, nhưng dựa trên nền tảng vững chắc, có nguồn gốc từ mạc khải Kinh Thánh và trong lịch sử cứu độ. Đối với cha thánh, Mẹ Maria chính là sợi dây liên kết chặt chẽ và chắc chắn giữa ngài và Chúa Giêsu. Ngài thường cầu khẩn Mẹ với các tước hiệu trạng sư, đấng trợ giúp, người cứu chữa, vị trung gian, vv. Đối với cha thánh Piô, tháng năm là tháng của ân sủng, ngài vui mừng khi tháng năm đến, vì đó là tháng dành cho Mẹ, tháng để nói về tình yêu thương dịu dàng và vẻ đẹp của Mẹ. Là người con hết lòng yêu kính Đức Mẹ, cha thánh Piô đã nhân được sự chăm sóc hiền mẫu của Mẹ trong cuộc sống của ngài. Chính cha Piô đã được phép lạ lành bệnh ung thư màng phổi khi cầu khẩn cùng Mẹ Fatima.

Mittwoch, Mai 17, 2017

Tờ bạc giả - Bài giảng của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong lễ vọng mừng 100 năm Đức Mẹ Fatima

J.B. Đặng Minh An dịch5/17/2017
Tối 12 tháng 5, tại linh địa Fatima, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ sự thánh lễ vọng mừng 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

Dưới đây là toàn văn bài giảng của ngài: 

Kính thưa anh chị em tín hữu hành hương,

Với niềm vui và lòng biết ơn, chúng ta tập trung tại Đền thờ này để kỷ niệm những lần Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn cừu. Chúng ta tham gia vào đoàn lũ đông đảo những người hành hương, những người hàng trăm năm qua đã đến đây để tỏ lòng tín thác nơi Mẹ Thiên Đàng. Chúng ta đang cử hành Bí Tích Thánh Thể này để tôn vinh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Trong bài đọc đầu tiên, chúng ta nghe người ta kêu lên: “bà đã cứu chúng ta thoát hoạ diệt vong, vì bà đã sống ngay thẳng trước nhan Thiên Chúa.” (Gdt 13:20). Những lời ngợi khen và lòng biết ơn này đã được dân thành Bethulia thốt lên để ca tụng Judith, nhà vô địch của họ, “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời đất; Người đã hướng dẫn bà chặt đầu tướng giặc!” (Gdt 13: 18). Nhưng những lời này thực sự chỉ đạt đến ý nghĩa viên mãn nơi Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nhờ con mình là Đức Chúa Giêsu Kitô, Mẹ đã có thể “nghiền nát đầu” (xem Sáng thế ký 3:15) “con rắn cổ đại, là ma quỷ, là Satan, là kẻ lừa dối cả thế giới”. Satan tức giận với người phụ nữ, và gây chiến với những đứa con còn lại của bà, là những người giữ các điều răn của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Kh 12: 9.17).