Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B
“Điều Thầy nói với anh em, Thầy cũng nói cho mọi người: “Hãy canh chừng” (Mt 13, 37).
Mùa vọng, adventus trong tiếng Latinh, có nghĩa là đang đến. Có một điều gì đó đang đến, và Đức Giêsu hôm nay nhắn gửi chúng ta sứ điệp “Hãy canh chừng”. Vậy, trong mùa vọng, điều gì đang đến và chúng ta phải canh chừng cái gi?
Bài đọc thứ nhất hôm nay, trích trong sách ngôn sứ Isaia, là một lời than vãn của dân Israel sau khi trở về từ cuộc lưu đày bên Babylon. Thay vì phấn khích khi được trở lại cố hương, dân Chúa lại cảm thấy sầu buồn não nuột. Lời nguyện họ dâng lên Chúa như một lời kinh sám hối (tội ác chúng con đã phạm tựa cơn gió, cuốn chúng con đi - Is 64,5). Họ xin Chúa hãy nhớ lại nghĩa cũ tình xưa (vì tình thương đối với tôi tớ Ngài, các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài - Is 63,17). Họ cũng gợi nhắc sự phẫn nộ và trừng phạt của Thiên Chúa (do tội lỗi chúng con, sao Ngài để chúng con lạc xa đường lối Ngài, Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá - Is 63, 17a).
Có lẽ sự bi thiết nhất trong lời kinh này, chính là lời khẩn cầu ai oán dâng lên Chúa: “Xin Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan” (Is 63,19b). Isaia đã diễn bày lời cầu xin của dân trực tiếp kêu cầu Chúa, xin Chúa đến can thiệp vào lịch sử của họ. Lời cầu xin đó phản ánh một kỳ vọng sâu xa nơi dân chúng, được lặp đi lặp lại khá nhiều lần. Dân Chúa đang mong mỏi và đợi chờ “Ngày của Chúa”. Chương 13 trong Tin mừng Marcô, với lối văn khải huyền, cũng nêu bật sự chờ mong cánh chung này. Đức Giêsu nói về sự hủy diệt, về sự buồn thảm, về sự xuất hiện của các Kitô giả, và cuối cùng Ngài nói về chính Ngài, Đấng sẽ ngự xuống trên mây trời (Mc 13,26) đầy uy quyền và vinh quang.
Đức Giêsu kết thúc bài diễn từ cánh chung với những lời cảnh báo qua dụ ngôn mà chúng ta sẽ nghe trong Tin mừng hôm nay. Ngài nói về một ông chủ đi xa, dặn dò các đầy tớ về phần vụ họ phải làm, mỗi người một việc. Người gác cổng cũng như mọi đầy tớ khác được nhắc nhở phải canh thức, vì ông chủ bất ngờ sẽ trở về không biết lúc nào, khi họ lơ đễng, không sẵn sàng.
Khởi đầu mùa vọng, Giáo hội đọc lại cho chúng ta những bài Kinh Thánh nói về việc Chúa sẽ đến lần thứ hai, nhưng chúng ta không nên lẫn lộn ở đây khi gợi nhắc ý tưởng này. Mùa vọng, chắc chắn là việc cử hành nghênh đón mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Thiên Chúa đến trần gian trong cung cách thật khiêm tốn và dung dị. Mùa vọng gọi mời chúng ta quy chiếu về giây phút quan trọng nhất của lịch sử cứu độ và lịch sử con người, khi Thiên Chúa trở nên người phàm, đồng phận với chúng ta, và sự sống vĩnh hằng của Thiên Chúa gắn kết chặt chẽ với số phận mong manh của kiếp người. Lịch sử con người, và ngay cả thời gian, tự nó cũng được cứu chuộc qua phút giây linh thánh này. Đức Giêsu trở lại lần thứ hai, đầy vinh quang để hoàn tất lịch sử, khóa sổ vũ trụ và biến những gì Thiên Chúa đã thiết lập qua việc nhập thể của Chúa Con, được trở nên viên toàn. Hướng cái nhìn về mầu nhiệm nhập thể, và cũng hướng về sự trở lại lần thứ hai của Đức Giêsu trong ngày cánh chung, là hai khía cạnh của một cái nhìn duy nhất: Nhãn quan hướng đến vĩnh cửu.
Cái nhìn đó, hướng mở về chân lý vĩnh hằng, phải là cái nhìn của chúng ta trong suốt mùa vọng này. Khi chúng ta chiếm hữu được Đức Kitô, với Thần khí ngự trong Ngài, chúng ta sẽ chiếm được vinh quang vĩnh cửu nơi Ngài. Tương lai của chúng ta chính là Đức Giêsu. Hiểu như thế, vĩnh cửu đã đến với chúng ta, trở nên một phần của chính hiện hữu nơi chúng ta, tái tạo chúng ta và lôi kéo chúng ta hướng đến vinh quang mà chúng ta sẽ sở đắc, mặc dù bây giờ chưa tròn vẹn. Mùa vọng là mùa chờ đợi. Chúng ta đợi chờ Đức Giêsu sẽ đến lần thứ hai, nhưng cũng chính là chờ đón Đức Kitô sẽ đến và đang đến trong cuộc đời của chúng ta hôm nay, một sự đến vẫn mãi còn ẩn dấu.
Như vậy, ngay bây giờ chúng ta phải làm gì với sự vĩnh hằng đang đến? Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào các người đầy tớ trong Tin mùng hôm nay. Họ vẫn phải tiếp tục chu toàn công việc thường ngày trong khi ngóng chờ ông chủ trở về. Còn người gác cổng vẫn phải lo phận sự canh gác như bổn phận thường khi. Canh thức và làm việc là hai cách thái diễn tả sứ điệp Lời Chúa hôm nay, một sứ điệp rất quan trọng. Một hình thái thì mô tả tư thế đứng chiêm niệm và cầu nguyện (người canh cổng). Còn hình thái kia diễn tả thái độ làm việc với sự năng động(các đầy tớ). Trong mùa vọng, chúng ta cần đi sâu vào đời sống cầu nguyện hơn. Đồng thời trong mùa vọng, chúng ta cũng cần hăng say hơn để đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, chuyên chăm làm việc hầu biến cải thế giới, và lôi kéo cả vũ trụ này về với Thiên Chúa (1 Cor 15, 24-28). Làm việc và canh thức tương tác với nhau. Nếu mọi biến cố trong lịch sử đều ẩn chứa một ý nghĩa trong chương trình của Thiên Chúa, thì chúng ta không được phép bỏ qua bất cứ một biến cố nào, cho dù nhỏ bé đến đâu. Những lời răn đe, như chúng ta nghe trong bài Tin mừng hôm nay, cũng là một dạng thức Thiên Chúa muốn dùng để lay động tâm hồn chai cứng nơi chúng ta. Cần phải sẵn sàng tiếp cận và gặp gỡ Ngài. “Canh thức” vừa là một bổn phận của người tín hữu vừa là một trách vụ mang chiều kích linh thánh.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm
HÃY CANH CHỪNG
(Suy niệm của Peter. Feldmeier – Lm. Văn Hào SDB, chuyển ngữ)“Điều Thầy nói với anh em, Thầy cũng nói cho mọi người: “Hãy canh chừng” (Mt 13, 37).
Mùa vọng, adventus trong tiếng Latinh, có nghĩa là đang đến. Có một điều gì đó đang đến, và Đức Giêsu hôm nay nhắn gửi chúng ta sứ điệp “Hãy canh chừng”. Vậy, trong mùa vọng, điều gì đang đến và chúng ta phải canh chừng cái gi?
Bài đọc thứ nhất hôm nay, trích trong sách ngôn sứ Isaia, là một lời than vãn của dân Israel sau khi trở về từ cuộc lưu đày bên Babylon. Thay vì phấn khích khi được trở lại cố hương, dân Chúa lại cảm thấy sầu buồn não nuột. Lời nguyện họ dâng lên Chúa như một lời kinh sám hối (tội ác chúng con đã phạm tựa cơn gió, cuốn chúng con đi - Is 64,5). Họ xin Chúa hãy nhớ lại nghĩa cũ tình xưa (vì tình thương đối với tôi tớ Ngài, các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài - Is 63,17). Họ cũng gợi nhắc sự phẫn nộ và trừng phạt của Thiên Chúa (do tội lỗi chúng con, sao Ngài để chúng con lạc xa đường lối Ngài, Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá - Is 63, 17a).
Có lẽ sự bi thiết nhất trong lời kinh này, chính là lời khẩn cầu ai oán dâng lên Chúa: “Xin Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan” (Is 63,19b). Isaia đã diễn bày lời cầu xin của dân trực tiếp kêu cầu Chúa, xin Chúa đến can thiệp vào lịch sử của họ. Lời cầu xin đó phản ánh một kỳ vọng sâu xa nơi dân chúng, được lặp đi lặp lại khá nhiều lần. Dân Chúa đang mong mỏi và đợi chờ “Ngày của Chúa”. Chương 13 trong Tin mừng Marcô, với lối văn khải huyền, cũng nêu bật sự chờ mong cánh chung này. Đức Giêsu nói về sự hủy diệt, về sự buồn thảm, về sự xuất hiện của các Kitô giả, và cuối cùng Ngài nói về chính Ngài, Đấng sẽ ngự xuống trên mây trời (Mc 13,26) đầy uy quyền và vinh quang.
Đức Giêsu kết thúc bài diễn từ cánh chung với những lời cảnh báo qua dụ ngôn mà chúng ta sẽ nghe trong Tin mừng hôm nay. Ngài nói về một ông chủ đi xa, dặn dò các đầy tớ về phần vụ họ phải làm, mỗi người một việc. Người gác cổng cũng như mọi đầy tớ khác được nhắc nhở phải canh thức, vì ông chủ bất ngờ sẽ trở về không biết lúc nào, khi họ lơ đễng, không sẵn sàng.
Khởi đầu mùa vọng, Giáo hội đọc lại cho chúng ta những bài Kinh Thánh nói về việc Chúa sẽ đến lần thứ hai, nhưng chúng ta không nên lẫn lộn ở đây khi gợi nhắc ý tưởng này. Mùa vọng, chắc chắn là việc cử hành nghênh đón mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Thiên Chúa đến trần gian trong cung cách thật khiêm tốn và dung dị. Mùa vọng gọi mời chúng ta quy chiếu về giây phút quan trọng nhất của lịch sử cứu độ và lịch sử con người, khi Thiên Chúa trở nên người phàm, đồng phận với chúng ta, và sự sống vĩnh hằng của Thiên Chúa gắn kết chặt chẽ với số phận mong manh của kiếp người. Lịch sử con người, và ngay cả thời gian, tự nó cũng được cứu chuộc qua phút giây linh thánh này. Đức Giêsu trở lại lần thứ hai, đầy vinh quang để hoàn tất lịch sử, khóa sổ vũ trụ và biến những gì Thiên Chúa đã thiết lập qua việc nhập thể của Chúa Con, được trở nên viên toàn. Hướng cái nhìn về mầu nhiệm nhập thể, và cũng hướng về sự trở lại lần thứ hai của Đức Giêsu trong ngày cánh chung, là hai khía cạnh của một cái nhìn duy nhất: Nhãn quan hướng đến vĩnh cửu.
Cái nhìn đó, hướng mở về chân lý vĩnh hằng, phải là cái nhìn của chúng ta trong suốt mùa vọng này. Khi chúng ta chiếm hữu được Đức Kitô, với Thần khí ngự trong Ngài, chúng ta sẽ chiếm được vinh quang vĩnh cửu nơi Ngài. Tương lai của chúng ta chính là Đức Giêsu. Hiểu như thế, vĩnh cửu đã đến với chúng ta, trở nên một phần của chính hiện hữu nơi chúng ta, tái tạo chúng ta và lôi kéo chúng ta hướng đến vinh quang mà chúng ta sẽ sở đắc, mặc dù bây giờ chưa tròn vẹn. Mùa vọng là mùa chờ đợi. Chúng ta đợi chờ Đức Giêsu sẽ đến lần thứ hai, nhưng cũng chính là chờ đón Đức Kitô sẽ đến và đang đến trong cuộc đời của chúng ta hôm nay, một sự đến vẫn mãi còn ẩn dấu.
Như vậy, ngay bây giờ chúng ta phải làm gì với sự vĩnh hằng đang đến? Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào các người đầy tớ trong Tin mùng hôm nay. Họ vẫn phải tiếp tục chu toàn công việc thường ngày trong khi ngóng chờ ông chủ trở về. Còn người gác cổng vẫn phải lo phận sự canh gác như bổn phận thường khi. Canh thức và làm việc là hai cách thái diễn tả sứ điệp Lời Chúa hôm nay, một sứ điệp rất quan trọng. Một hình thái thì mô tả tư thế đứng chiêm niệm và cầu nguyện (người canh cổng). Còn hình thái kia diễn tả thái độ làm việc với sự năng động(các đầy tớ). Trong mùa vọng, chúng ta cần đi sâu vào đời sống cầu nguyện hơn. Đồng thời trong mùa vọng, chúng ta cũng cần hăng say hơn để đáp lời mời gọi của Thiên Chúa, chuyên chăm làm việc hầu biến cải thế giới, và lôi kéo cả vũ trụ này về với Thiên Chúa (1 Cor 15, 24-28). Làm việc và canh thức tương tác với nhau. Nếu mọi biến cố trong lịch sử đều ẩn chứa một ý nghĩa trong chương trình của Thiên Chúa, thì chúng ta không được phép bỏ qua bất cứ một biến cố nào, cho dù nhỏ bé đến đâu. Những lời răn đe, như chúng ta nghe trong bài Tin mừng hôm nay, cũng là một dạng thức Thiên Chúa muốn dùng để lay động tâm hồn chai cứng nơi chúng ta. Cần phải sẵn sàng tiếp cận và gặp gỡ Ngài. “Canh thức” vừa là một bổn phận của người tín hữu vừa là một trách vụ mang chiều kích linh thánh.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm