Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B
Hôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.
Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.
So sánh với ba Tin Mừng khác, Tin Mừng của thánh Maccô rất thực tế: đó là câu truyện của một người bình dân, có những nét gây thích thú. Nhưng ta đừng vội lầm, Maccô cũng là một nhà thần học, sẽ tỏ lộ cho ta cuộc khám phá dần dần của Phêrô. Suốt trong phần đầu, mọi người đều tự hỏi: “Đức Giêsu là ai!” Đức Giêsu thể hiện những hành động, nói những lời luôn đặt thành vấn đề. Nhưng thật lạ lùng. Người vẫn đặt “bí mật” trên con người mình. Mãi tới phần thứ hai của đời sống công khai, người mới từ từ thông tỏ về bản thân Người.
Khung cảnh địa lý Máccô sử dụng cũng mang tính thần học. Theo đó ông đề cao xứ Galilê, miền đất mở ngở và để đón nhận sứ điệp của Đức Giêsu, nghịch lại với Giêrusalem, thành phố luôn chối từ Đức Giêsu.. Hơn nữa đối với Maccô, biển hồ Galilê mang một ý nghĩa biểu tượng (Phêrô người thuyền chài, biết rõ từng vũng nhỏ trong hồ ông sinh sống!). Bờ hồ phía tây, là người Do Thái. Bờ hồ phía đông, là anh em dân ngoại Máccô có ý nhấn mạnh cho ta thấy, Đức Giêsu đang đi vào "miền đất ngoại giáo "... như thế khai mở "vùng truyền giáo" của Giáo Hội mà Tin Mừng ông muốn gửi tới.
Cuối cùng Tin Mừng của Maccô đượm vẻ "bi thảm”. Ba nhóm người được miêu tả trong đó. Trước hết đó là Đức Giêsu và các môn đệ của Người, luôn chung sống với nhau. Rồi tới đám dân chúng theo Đức Giêsu, nhưng không hiểu biết gì về Người. Sau hết, đó là các kẻ thù nghịch, ngay từ đầu chỉ xoi mói rình rập nhằm kết án Đức Giêsu.
Khởi đầu Tin Mừng.
Có lẽ không phải là ngẫu nhiên mà lời đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô cũng là lời đầu tiên trong Bộ Kinh thánh: 'Khởi đầu trời và đất" (St 1,1). Thánh Gioan cũng sử dụng cùng một từ đó, cũng bắt đầu Lời tựa trong Tin Mừng của ông: “Khởi đầu vẫn có Ngôi Lời" (Ga 1,1). Còn Mát-thêu và Luca, cũng gợi lên thực tại của một khởi đầu này: “Đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô " (Mt 1, 18; Lc 1 3). Như thế, cả bốn thánh sử đều gợi lên cho ta thấy, nhờ Đức Giêsu, chương trình của Thiên Chúa đã có một bước khởi đầu mới: Có thể nói, một cuộc tạo thành mới đang khởi sự. Và mỗi năm, Mùa Vọng bắt đầu, cũng là một dịp khởi đầu lại. Lạy Chúa, thế mà chúng con vẫn thích dừng chân tại chỗ để thốt lên: Đủ rồi, xin Chúa không ngừng ban lại cho chúng con tinh thần biết "khởi sự". Xin làm sống lại trong chúng con niềm hy vọng.
“Tin Mừng": Chúng ta quá quen thuộc với từ này. Nó dịch từ tiếng Hy Lạp “Evangélion”. Nhưng từ này không có ý diễn tả “một cuốn sách" hay một sự việc. Đó là Tin Mừng nước Thiên Chúa đã khơi sự trong con người của Đức Giêsu. "Tin Mừng”, đó là sự sống lại, là Phục sinh, là sự chiến thắng vĩnh viễn của sự sống? Tin Mừng phát xuất từ sấm ngôn của I-sai-a, khi ông loan báo cho những người bị lưu đày biết tình trạng khổ ái của họ sắp chấm dứt: “Hãy an ui, hãy an ủi dân Ta... Dịch vụ của nó mãn rồi. Hãy nhủ lòng cùng Giêrusalem, hãy công bố tội của nó được tha. Hãy lên núi cao, hỡi Sion, người loan Tin Mùng. Hãy gióng tiếng lên cho mạnh và loan báo: Kìa Thiên Chúa của ngươi đang đến... (Is 40,1-11). Tôi có tin tưởng như thế không? Đức tin của tôi có là một thứ gánh nặng, tôi phải vất vả đeo mang, hay là một Tin Mừng “Vui tươi”, “Tốt đẹp”, "Tuyệt diệu”.
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa.
Ngay từ dòng đầu của Tin Mừng, Máccô đã nói ngay nếu ông muốn bàn. Những “tước hiệu" trên đây của Đức Giêsu là chìa khóa khai mở toàn bộ trình thuật của ông. Những tước hiệu đó sẽ được lặp lại vào giây phút cuối đời; khi một người "dân ngoại" nhận biết Đức Giêsu chết trên thập giá: “Quả thật người này là con Thiên Chúa" (Mc 15,39). Đó là điều ta thường gọi là một thứ “hệ luận” theo kiểu nói “Xê-mít". Đó là kiểu cách văn chương nhằm biểu thị ý nghĩa sâu xa của một câu chuyện, mà toàn bộ "bao gồm" trong hai từ được lặp đi lặp lại từ đầu đến cuối.
Giêsu... trong ngôn ngữ Do Thái muốn nói lên "Thiên Chúa cứu độ " – “Yéshouah”. Đó là một từ quen thuộc, diễn tả tính cách nhân bản, lịch sử trần thế của con người Na-za-rét. Kitô.... trong ngôn ngữ Do Thái có ý nghĩa Đấng được “Đức Chúa xức dàu": “Meshiah" Tước hiệu này biểu lộ, Đức Giêsu chính là Đấng mà toàn dân ít-ra-en mong đợi, là con cháu nhà Đa-vít, là "Vua nước Thiên Chúa”.
Con Thiên Chúa... tước hiệu cuối cùng này, chỉ mang ý nghĩa trọn vẹn, lúc Chúa sống lại: Vào thời Maccô viết Tin Mừng, các Kitô hữu đã dùng kiểu nói mạnh này để tuyên xưng đức tin vào thần tính của Đức Giêsu.
DỌN LÒNG TRÍ ĐÓN CHÚA
Chú giải và suy niệm của QuessonHôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.
Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.
So sánh với ba Tin Mừng khác, Tin Mừng của thánh Maccô rất thực tế: đó là câu truyện của một người bình dân, có những nét gây thích thú. Nhưng ta đừng vội lầm, Maccô cũng là một nhà thần học, sẽ tỏ lộ cho ta cuộc khám phá dần dần của Phêrô. Suốt trong phần đầu, mọi người đều tự hỏi: “Đức Giêsu là ai!” Đức Giêsu thể hiện những hành động, nói những lời luôn đặt thành vấn đề. Nhưng thật lạ lùng. Người vẫn đặt “bí mật” trên con người mình. Mãi tới phần thứ hai của đời sống công khai, người mới từ từ thông tỏ về bản thân Người.
Khung cảnh địa lý Máccô sử dụng cũng mang tính thần học. Theo đó ông đề cao xứ Galilê, miền đất mở ngở và để đón nhận sứ điệp của Đức Giêsu, nghịch lại với Giêrusalem, thành phố luôn chối từ Đức Giêsu.. Hơn nữa đối với Maccô, biển hồ Galilê mang một ý nghĩa biểu tượng (Phêrô người thuyền chài, biết rõ từng vũng nhỏ trong hồ ông sinh sống!). Bờ hồ phía tây, là người Do Thái. Bờ hồ phía đông, là anh em dân ngoại Máccô có ý nhấn mạnh cho ta thấy, Đức Giêsu đang đi vào "miền đất ngoại giáo "... như thế khai mở "vùng truyền giáo" của Giáo Hội mà Tin Mừng ông muốn gửi tới.
Cuối cùng Tin Mừng của Maccô đượm vẻ "bi thảm”. Ba nhóm người được miêu tả trong đó. Trước hết đó là Đức Giêsu và các môn đệ của Người, luôn chung sống với nhau. Rồi tới đám dân chúng theo Đức Giêsu, nhưng không hiểu biết gì về Người. Sau hết, đó là các kẻ thù nghịch, ngay từ đầu chỉ xoi mói rình rập nhằm kết án Đức Giêsu.
Khởi đầu Tin Mừng.
Có lẽ không phải là ngẫu nhiên mà lời đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô cũng là lời đầu tiên trong Bộ Kinh thánh: 'Khởi đầu trời và đất" (St 1,1). Thánh Gioan cũng sử dụng cùng một từ đó, cũng bắt đầu Lời tựa trong Tin Mừng của ông: “Khởi đầu vẫn có Ngôi Lời" (Ga 1,1). Còn Mát-thêu và Luca, cũng gợi lên thực tại của một khởi đầu này: “Đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô " (Mt 1, 18; Lc 1 3). Như thế, cả bốn thánh sử đều gợi lên cho ta thấy, nhờ Đức Giêsu, chương trình của Thiên Chúa đã có một bước khởi đầu mới: Có thể nói, một cuộc tạo thành mới đang khởi sự. Và mỗi năm, Mùa Vọng bắt đầu, cũng là một dịp khởi đầu lại. Lạy Chúa, thế mà chúng con vẫn thích dừng chân tại chỗ để thốt lên: Đủ rồi, xin Chúa không ngừng ban lại cho chúng con tinh thần biết "khởi sự". Xin làm sống lại trong chúng con niềm hy vọng.
“Tin Mừng": Chúng ta quá quen thuộc với từ này. Nó dịch từ tiếng Hy Lạp “Evangélion”. Nhưng từ này không có ý diễn tả “một cuốn sách" hay một sự việc. Đó là Tin Mừng nước Thiên Chúa đã khơi sự trong con người của Đức Giêsu. "Tin Mừng”, đó là sự sống lại, là Phục sinh, là sự chiến thắng vĩnh viễn của sự sống? Tin Mừng phát xuất từ sấm ngôn của I-sai-a, khi ông loan báo cho những người bị lưu đày biết tình trạng khổ ái của họ sắp chấm dứt: “Hãy an ui, hãy an ủi dân Ta... Dịch vụ của nó mãn rồi. Hãy nhủ lòng cùng Giêrusalem, hãy công bố tội của nó được tha. Hãy lên núi cao, hỡi Sion, người loan Tin Mùng. Hãy gióng tiếng lên cho mạnh và loan báo: Kìa Thiên Chúa của ngươi đang đến... (Is 40,1-11). Tôi có tin tưởng như thế không? Đức tin của tôi có là một thứ gánh nặng, tôi phải vất vả đeo mang, hay là một Tin Mừng “Vui tươi”, “Tốt đẹp”, "Tuyệt diệu”.
Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa.
Ngay từ dòng đầu của Tin Mừng, Máccô đã nói ngay nếu ông muốn bàn. Những “tước hiệu" trên đây của Đức Giêsu là chìa khóa khai mở toàn bộ trình thuật của ông. Những tước hiệu đó sẽ được lặp lại vào giây phút cuối đời; khi một người "dân ngoại" nhận biết Đức Giêsu chết trên thập giá: “Quả thật người này là con Thiên Chúa" (Mc 15,39). Đó là điều ta thường gọi là một thứ “hệ luận” theo kiểu nói “Xê-mít". Đó là kiểu cách văn chương nhằm biểu thị ý nghĩa sâu xa của một câu chuyện, mà toàn bộ "bao gồm" trong hai từ được lặp đi lặp lại từ đầu đến cuối.
Giêsu... trong ngôn ngữ Do Thái muốn nói lên "Thiên Chúa cứu độ " – “Yéshouah”. Đó là một từ quen thuộc, diễn tả tính cách nhân bản, lịch sử trần thế của con người Na-za-rét. Kitô.... trong ngôn ngữ Do Thái có ý nghĩa Đấng được “Đức Chúa xức dàu": “Meshiah" Tước hiệu này biểu lộ, Đức Giêsu chính là Đấng mà toàn dân ít-ra-en mong đợi, là con cháu nhà Đa-vít, là "Vua nước Thiên Chúa”.
Con Thiên Chúa... tước hiệu cuối cùng này, chỉ mang ý nghĩa trọn vẹn, lúc Chúa sống lại: Vào thời Maccô viết Tin Mừng, các Kitô hữu đã dùng kiểu nói mạnh này để tuyên xưng đức tin vào thần tính của Đức Giêsu.
Trong sách Ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi tnrớc Con, để dọn đường cho con đến". Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi".
Một lần nữa không phải ngẫu nhiên, mà Tin Mừng Máccô bắt đầu bằng một câu trích dẫn trong Cựu ước. Đức Giêsu không phải là một “sao băng" từ một hành tinh khác mà đến. Ngài được ghi tên trong tịch sử của một dân tộc Ngài được người ta "mong chờ', "loan báo”, "chuẩn bị"... Từ sau Công đồng Vatican, bài đọc Cựu ước mà ta đọc mỗi Chúa nhật, không phải là một việc làm mới lạ của Giáo Hội hiện nay. Các Kitô hữu tiên khởi, các tín hữu của Máccô, cũng như của Mátthêu, Luca và Gioan, đã từng đọc Kinh thánh Cựu ước... và ứng dụng cho Đức Giêsu. Còn chúng ta thìn sao? Chúng ta thường phàn nàn vì không gặp gỡ Thiên Chúa. Nhưng ta có coi Kinh thánh như phương thế tiếp gặp Chúa chưa?”
Ta làm gì để gặp gỡ Chúa? Ta có chuẩn bị con đường cho Chúa đến không? Mùa Vọng này có thể là một thời gian để ta suy niệm lại Kinh thánh.
Ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi dân chúng chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Mọi người từ khắp miền Giu-đê và thành Giêrusalem kéo đến với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ tại sông Gio-đan.
Chúng ta đừng có mơ tưởng rằng, ta sẽ “gặp" được Thiên Chúa, chẳng- hạn như dịp Noen này, mà không cần phải “chuẩn bị" cho Người đến, không cần phải thanh tẩy, không cần phải làm việc để hoán cải thay đổi đời sống.
Chính Gioan Tẩy Giả không chút nể nang thính giả của ông. ông bảo họ: "Các ngươi phải thay đổi hoàn toàn nếp sống... Hãy trở lại!. Đó là ý nghĩa của từ “Metanoia" bản dịch là "hoán cải". Các người đã làm điều này sao? Giờ đây, hãy làm ngược lại. Điều xấu, điều ác mà các ngươi đã thực hiện, hãy chấm dứt ngay? Điều tốt lành như vậy mà sao các ngươi không làm, hãy bắt tay thi hành ngay đi! Phải thay đổi, cần thay đổi gấp!
Sắp tới lễ Noen rồi, mọi Kitô hữu lại được mời gọi lãnh nhận “bí tích giao hòa" để được ơn tha tội. Ngay từ bây giờ, tôi muốn chuẩn bị lãnh nhận, để nhờ bí tích đó tôi có một bước tiến đáng kể, trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Và cũng như dân chúng xưa kia tuôn đến sông Giođan, tôi cần phải bắt đầu “nhận biết” tội lỗi mình, cách sáng suốt. Lạy Chúa xin mở rộng đôi mắt con.
Ông Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng".
Đó là y phục tiêu biểu của những "người vùng hoang địa”, những con người du mục.
“Hoang địa"! Để tới đó theo sự lôi cuốn của Gioan Tẩy Giả, dân chúng phải rời bỏ một thế giới nào đó họ đang sống, để bước vào một thế giới khác. Lui vào "hoang địa" nghĩa là từ chối dễ dãi, tiện nghi. “Hoang địa" đó là vùng đất mở tới rất xa, là nơi không thể nhận rõ dấu vết lộ trình, là tiếng mời gọi ta dấn thân mạo hiểm? “Hoang địa" đó cũng là nơi cô tịch và yên lặng: Mời gọi ta hướng đến cuộc gặp gỡ nội tâm? ở đây ta không thể vui chơi giải trí hay lánh ẩn để kiếm tìm những việc bề ngoài, những điều xem ra giả tạo mà là nơi con người gặp lại bản thân, đối mặt với chính mình, trong tình trạng bị bóc lột trần trụi. Trong tư thế lột xác và thinh lặng này, Thiên Chúa mới có thể làm cho ta nhận ra tiếng Người: Đó là lời mời gọi ta nhận ra thực tại của bản thân, khi các mặt nạ đã được trút bỏ, trong tiếng Nga, từ “hoang địa" được dịch là “poustinia”. Và luôn luôn có những người nam cũng như nữ lui vào trong “poustinia" của họ: Cuộc gặp gỡ giữa họ với Thiên Chúa sẽ mang tính chất nào, đều phụ thuộc vào giá trị này cả. Tôi có lợi dụng Mùa Vọng này, để tạo cho mình một thời gian chính thức sống cô tịch không?
Ông loan báo: "Có một Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi. Tôi không đáng cúi xuống cởi dép cho người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần".
Gioan Tẩy Giả chỉ hiện diện tại đó để tiến dẫn một kẻ khác, một người nào đó chưa được gọi tên: “Đấng đang đến"... Đấng quyền năng nhất"... “Đấng xứng đáng nhất!... Đấng dìm trong Thánh Thần”... Nếu ta quyết định hoán cãi Thiên Chúa sẽ không là người phong kiến ngoại cuộc: Người sẽ dìm chúng ta trong Thần Khí của Người.
*******
THÁI ĐỘ CẦN CÓ ĐỂ ĐÓN NHẬN CHÚA
Charles Lamb là một văn sĩ nổi tiếng của nước Anh vào thế kỷ thứ 18. Buổi tối nọ, năm sáu văn sĩ khác tụ họp ở nhà ông để thảo luận về các đề tài văn chương. Bỗng nhiên, có người đặt vấn đề: Chúng ta sẽ làm gì nếu được gặp gỡ các danh nhân thế giới trong các thời đại đã qua. Có người gợi ý:
- Nếu giờ đây Dante bước vào phòng này?
- Giả như đêm nay có Shakespeare cùng tham gia thảo luận với chúng ta?
Charles Lamb hô to: - Tôi sẽ hân hoan giơ tay đón tiếp các vị như các hoàng đế của tư tưởng.
Cuối cùng một người nói:
- Còn nếu bây giờ Đức Kitô bước vào phòng này?
Charles Lamb nghiêm nét mặt nói:
- Dĩ nhiên tất cả chúng ta đều quỳ xuống.
Đó là thái độ đúng đắn để tiếp đón Chúa Kitô. Người khác với mọi danh nhân trong lịch sử, vì Người là Thiên Chúa.
Chúng ta vừa nghe thánh sử Maccô mở đầu sách Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Đây là một câu chuyện, nhưng là một câu chuyện đem lại ơn cứu độ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả mong muốn chúng ta phải chuẩn bị cho mình một thái độ đặc biệt để tiếp nhận câu chuyện về Đức Kitô cùng với những lời truyền dạy của Ngài.
Đầu tiên, Đức Kitô là Thiên Chúa. Người tới trần gian như một biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Câu chuyện bắt đầu bằng những từ ngữ trang trọng giống như những lời khởi đầu toàn bộ Kinh Thánh: “Khởi đầu của Tin Mừng…”
Câu chuyện về cuộc đời Đức Kitô bắt đầu bằng lời ngôn sứ Isaia: “Có tiếng kêu nơi hoang mạc: Hãy dọn đường cho Chúa”. Đức Kitô xuất hiện muộn màng trong lịch sử, nhưng Người chính là trung tâm của lịch sử, toàn bộ Cựu Ước cốt chuẩn bị cho nhân loại đón tiếp Người. Trước khi tới trần gian, Người đã hiện diện với tư cách Thiên Chúa, nhưng chỉ khi nhân loại được dọn dẹp, được dạy dỗ, được huấn luyện bằng các biến cố lâu dài, bằng những lời mặc khải cặn kẽ, lúc ấy con người mới có đủ khả năng và tư cách tương đối xứng đáng đón nhận Chúa.
Sau khi được chuẩn bị bằng cả chiều dài lịch sử, Gioan Tiền Hô dạy chúng ta dọn dẹp chính tâm hồn mình bằng thái độ thống hối ăn năn. Nếu không cải thiện, không đổi mới hoàn toàn, ta sẽ chẳng bao giờ gặp được Đức Kitô. Để đón mừng Chúa trong lễ Giáng Sinh, chúng ta phải đổi mới ngay từ bây giờ. Những việc xấu đã từng làm phải ngưng lại. Những việc thiện còn chần chừ ngần ngại phải sẵn sàng bắt tay làm ngay.
Dọn lòng trí đón tiếp Chúa với thái độ của một người hành trình qua sa mạc. Bỏ hết xa hoa hào nhoáng, từ chối cao lương mỹ vị, sẵn sàng chay tịnh và ăn mặc đơn sơ nghèo khó.
Khi đó chúng ta mới có thể gặp được Chúa và con đường theo Chúa mới thực sự là một Tin Mừng chứ không phải một gánh nặng. Vì một khi chúng ta đã cố gắng hết sức, Chúa sẽ ban phép rửa bằng Thánh Linh, chúng ta sẽ được tràn đầy sức mạnh và hân hoan.
Xin Chúa ban Thánh Thần cho chúng con. Nhờ Người, tâm tư tình cảm chúng con được đổi mới, cũng nhờ Người, chúng con tích cực chuẩn bị đón Chúa bằng cách nghe, suy niệm và thực thi lời Chúa dạy bảo.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/su