Hiển Linh và Ngôi Sao Bêlem
Vũ Văn An1/7/2016
Nhân dịp lễ Hiển Linh năm nay, Thầy Guy Consolmagno, Dòng Tên, Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican, có bài viết trên tờ L’Osservatore Romano về Ngôi Sao Bêlem và Hành Trình Ba Vua.
Thầy Consolmagno vừa là Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican vừa là Chủ Tịch Qũy Đài Thiên Văn Vatican. Quê ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ, thầy đậu cử nhân và cao học tại MIT, và tiến sĩ về Khoa Học Hành Tinh tại Đại Học Arizona. Thầy là học giả nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Havard và MIT, từng phục vụ Peace Corps của Hoa Kỳ tại Kenya, và dạy môn vật lý tại Cao Đẳng Lafayette trước khi gia nhập Dòng Tên năm 1989.
Tại Đài Thiên Văn Vatican từ năm 1993, việc tìm tòi của thầy tập chú vào việc thăm do các mối liên kết giữa các thiên thạch, tiểu hành tinh, và sự biến hóa của các thiên thể nhỏ trong thái dương hệ, quan sát các sao chổi Kuiper Belt bằng viễn kính 1.8 mét của Vatican tại Arizona, và áp dụng việc đo đạc các đặc tính vật lý của sao chổi của mình vào việc tìm hiểu các nguồn gốc và cơ cấu của thiên thạch.
Ngoài hơn 200 bài viết về khoa học, thầy còn là tác giả một số sách bình dân trong đó có các cuốn Turn Left at Orion (Quay Trái Tại Orion, viết với Dan Davis), và gần đây nhất, cuốn Would You Baptize an Extraterrestial? (Liệu Bạn Có Rửa Tội Cho Một Người Ngoài Địa Cầu Không?, viết với Cha Paul Mueller, SJ). Thầy cũng làm chủ nhiều chương trình khoa học cho Đài Phát Thanh Số 4 của BBC, và trong hơn 10 năm qua, thầy từng viết mục khoa học cho tạp chí The Tablet, một tập san Công Giáo Anh.
Việc làm của Thầy đã đem thầy tới mọi lục địa trên thế giới; thí dụ, năm 1996, thầy đã dành 6 tuần lễ đi thu lượm các thiên thạcch với một nhóm NASA tại các vùng giá băng của phía Đông Nam Cực. Thầy đã phục vụ tại các hội đồng quản trị của Hội Thiên Thạch, Hội Thiên Văn Học Hoa Kỳ Phân Bộ Khoa Học Hành Tinh (thầy từng chủ tọa các phiên họp của phân bộ này trong các năm 2006 và 2007), và Ủy Ban IAU 16 (Các Hành Tinh và Các Vệ Tinh). Năm 2000, Ủy Ban Danh Pháp Tiểu Thiên Thể của IAU lấy tên thầy đặt tên cho một tiểu hành tinh, tức Consolmagno 4597, để thừa nhận các công trình của thầy. Năm 2014, thầy nhận được Huy Chương Carl Sagan của Hội Thiên Văn Học Hoa Kỳ, Ngành Các Khoa Học Hành Tinh vì sự nổi bật về truyền thông của thầy về các khoa học hành tinh.
Bài thầy cho đăng trên L’Osservatore Romano ngày 5 tháng 1 năm nay, có tựa là “The Quest and Questions of the Magi” (Cuộc Truy Tìm và Các Câu Hỏi của các Đạo Sĩ):
Đạo sĩ hay người chăn chiên? Dùng câu hỏi kỳ diệu của Cha Jim, bài báo của tôi xuất hiện trên trang bìa của Nhật Báo Chính Thức của Tòa Thánh ngày 6 tháng Giêng.
Lễ Hiển Linh rất đặc biệt đối với các nhà thiên văn học bọn tôi. Trong số tất cả các khách tới viếng thăm Đấng Cứu Thế mới sinh, Thánh Mátthêu chỉ đặc biệt nhắc tới các người chăn chiên và các nhà thiên văn học. Dĩ nhiên, sự nổi tiếng có cái giá riêng của nó. Lễ Hiển Linh cũng là mùa khi các nhà thiên văn học bọn tôi bị vây khốn bởi các lời yêu cầu “giải thích” Ngôi Sao Bêlem.
Johannes Kepler nổi tiếng là người đã cố gắng nhận diện Ngôi Sao này như một “nova” (ngôi sao mới) gây ra do sự giao hội (conjunction) của các hành tinh. Ngày 9 tháng Mười năm 1604, Kepler vốn đang theo dõi sự giao hội của các hành tinh Mars, Jupiter và Saturn; đêm hôm sau, một ngôi sao rất sáng bỗng nhiên xuất hiện trong cùng một vùng trời, giữa Jupiter và Saturn. Kepler vội vàng kết luận, và kết luận sai, rằng sự giao hội của các hành tinh phần nào đã tạo nên ngôi sao mới. (Hiện nay chúng tôi nhìn nhận ngôi sao sao mới ấy là một supernova (siêu tân tinh), ngôi sao cuối cùng được nhìn thấy trong thiên hà của chúng ta. Ngôi siêu tân tinh này đã gợi hứng cho loạt bài diễn văn về thiên văn học của Galileo… một loạt bài, cuối cùng đã dẫn ông tới việc sử dụng viễn vọng kính đầu tiên để nghiên cứu các vì sao năm 1609, năm mà Kepler bắt đầu cho công bố luật thứ nhất trong các luật nổi danh của ông về chuyển động của các hành tinh).
Kepler được khuyến khích sử dụng các siêu tân tinh để giải thích Ngôi Sao Bêlem sau khi tình cờ đọc được cuốn sách của Laurence Suslyga ở Ba Lan; cuốn sách này định năm sinh của Chúa Giêsu vào năm thứ 4 trước CN. Nhờ giả thuyết rằng các giao hội lớn lao như giao hội ông mới quan sát sẽ dẫn tới các “ngôi sao mới” sáng láng, ông quyết định đi tìm sự giao hội như thế ở thời điểm tiên báo Chúa Giêsu sinh ra. Không ngạc nhiên gì, ông đã tìm ra một giao hội như thế.
Mà ông cũng không phải là người cuối cùng. Kể từ đó, hàng ngàn học giả tài tử đã tìm tòi các bảng giao hội, và ngày nay, các chương trình hành tinh (planetarium programs) của máy vi tính, để có được những lời giải thích khả hữu. Sự thực là: có bao nhiêu cách tính ngày sinh thực sự của Chúa Giêsu thì có bấy nhiêu sự giao hội các hành tinh hay sao chổi hoặc tân tinh. Một cuộc tìm “Ngôi Sao Bêlem” mới đây trên amazon.com cho thấy 4,396 cuốn sách hay videos rao bán về chủ đề này. Và sách nào cũng xác tín rằng luận điểm của họ là luận điểm chính xác. Điều chắc chắn là: phần lớn các lối giải thích này, có lẽ tất cả các giải thích này, đều chỉ là trùng hợp, y hệt như sự sắp xếp tình cờ các hành tinh và các siêu tân tinh vào năm 1604 đã làm Kepler lầm lẫn.
Cuốn sách duy nhất nhất định không chịu đưa ra lời giải thích theo thiên văn học là của một người cùng Dòng Tên tại Đài Thiên Văn Vatican, tức Cha Paul Mueller, và cá nhân tôi (1). Thay vì tranh cãi xem giao hội nào có giá trị nhất, chúng tôi đặt một câu hỏi khác hẳn: Tại Sao Nó Quan Trọng?
Chúng tôi không hề muốn xấc xược. Chúng tôi chỉ muốn tò mò tìm xem thực ra câu truyện này có gì mà không biết bao thế hệ các nhà thiên văn học và tài tử lại coi là hấp dẫn đến thế. Một phần có lẽ vì người ta hy vọng khoa học có thể “chứng minh” được rằng Thánh Kinh đúng. Đây quả là một hy vọng sai lầm, vì là một nhà khoa học, tôi biết các chứng cớ này thật mỏng manh. (Tôi cũng không tin tưởng bất cứ tôn giáo nào chỉ vì khoa học đã “chứng minh” được nó). Nhưng một phần có lẽ là sợi dây liên kết giữa sự sáng lạn của các vì sao ban đêm và sự sáng lạn của Đấng Cứu Thế ở giữa chúng ta. Tôi tin đó chính là sự nối kết mà Thánh Mátthêu muốn thực hiện.
Đúng thế, kinh nghiệm của tôi trong tư cách một khoa học gia khiến tôi tiếp cận câu truyện các Đạo Sĩ với một loạt các câu hỏi hoàn toàn khác, các câu hỏi không thể trả lời được. Điều gì khiến các Đạo Sĩ du hành quá xa khỏi các tiện nghi ở quê hương? Thực sự họ tìm kiếm điều gì? Từng thấy các động lực phía sau nhiều bạn đồng nghiệp khoa học gia của tôi, tôi dễ dàng tin rằng các Đạo Sĩ có thể bị thúc đẩy bởi nhiều động lực lẫn lộn, cả những động lực sâu sắc lẫn những động lực tầm thường. Có thể họ chỉ muốn thử nghiệm sự chính xác của các điều họ dự đoán. Có thể họ chỉ tìm cách chạy trốn ông xếp khó tính, hay cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc. Cũng có thể họ đi tìm một vị vua đáng để họ tôn sùng.
Một điều nữa mầu nhiệm đối với tôi là làm thế nào mà cối cùng họ lại nhận ra Chúa Giêsu khi họ gặp Người? Lúc ấy cũng như bây giờ, những người miệt mài trong ngành bác học thường không thành thạo các thực tại của đời sống thường nhật… Ít nhất là đối với tôi, bé thơ nào trông cũng y như những bé thơ khác. Ấy thế nhưng họ lại biết phải để tặng phẩm của mình lại cho một bé thơ nghèo khổ nằm trong máng cỏ.
Và có lẽ phần quan trọng nhất của câu truyện về các Đạo Sĩ không có bất cứ liên hệ gì tới ngôi sao cả. Sau khi rời quê hương, vì bất cứ lý do gì, và sau khi gặp được Đấng họ nhận là vua, họ đã làm một điều bất ngờ nhất: họ trở về quê hương. Trở về với ông xếp khó tính, hay cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc. Trở về với những bài tính thiên văn học buồn tẻ. Trở về bằng một lộ trình khác. Cuộc gặp gỡ đã thay đổi họ. Nhưng không thay đổi đời sống hay việc làm của họ, hay cung cách họ khám phá ra sự thật.
Các Đạo Sĩ là các nhà bác học, giống các nhà bác học đang làm việc tại Đài Thiên Văn Vatican. Nhưng bác học không phải là lộ trình duy nhất dẫn tới sự thật. Các người chăn chiên cũng khám phá ra con trẻ trong máng cỏ. Họ được linh hứng bởi bài ca thiên thần. (Thật là lạ, không ai yêu cầu các người chăn chiên ngày nay “giải thích” bài ca ấy!)
Cha Jame Kurzynski, một linh mục thuộc Giáo Phận La Crosse, Wisconsin, mới đây có viết về sự tương phản trên trên Blog của Đài Thiên Văn Vatican, www.vofoundation.org/blog. Ngài vừa là một nhà thiên văn tài tử, một nhà thông thái giống các Đạo Sĩ xưa, vừa là một mục tử, một người chăn chiên các linh hồn. Cuối bài suy niệm của mình, ngài hỏi các động giả của ngài: “Qúy bạn đến với sự thật cách nào? Các bạn có là một trong các Đạo Sĩ không, được lý trí tự nhiên lôi cuốn? Qúy bạn là một “Người Chăn Chiên” được Mặc Khải Thiên Chúa thúc đẩy? Hay qúy bạn là chút chút của cả hai?”
Câu truyện về các Đạo Sĩ linh hứng để ta nhìn vào chính cuộc hành trình của mình. Chúng ta đang đi tìm điều gì?Tại sao ta lại đi tìm? Làm thế nào ta nhận ra nó khi thấy nó? Và ta có can đảm đủ để trở về quê hương với nó không, khi đã tìm thấy nó?
_____________________________________________________________________________________________________________
(1) Đó là Cuốn “Would You Baptize an Extraterrestrial? . . . and Other Questions from the Astronomers’ In-box at the Vatican Observatory” của Guy Consolmagno, SJ and Paul Mueller, SJ.
Vũ Văn An1/7/2016
Nhân dịp lễ Hiển Linh năm nay, Thầy Guy Consolmagno, Dòng Tên, Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican, có bài viết trên tờ L’Osservatore Romano về Ngôi Sao Bêlem và Hành Trình Ba Vua.
Thầy Consolmagno vừa là Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican vừa là Chủ Tịch Qũy Đài Thiên Văn Vatican. Quê ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ, thầy đậu cử nhân và cao học tại MIT, và tiến sĩ về Khoa Học Hành Tinh tại Đại Học Arizona. Thầy là học giả nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Havard và MIT, từng phục vụ Peace Corps của Hoa Kỳ tại Kenya, và dạy môn vật lý tại Cao Đẳng Lafayette trước khi gia nhập Dòng Tên năm 1989.
Tại Đài Thiên Văn Vatican từ năm 1993, việc tìm tòi của thầy tập chú vào việc thăm do các mối liên kết giữa các thiên thạch, tiểu hành tinh, và sự biến hóa của các thiên thể nhỏ trong thái dương hệ, quan sát các sao chổi Kuiper Belt bằng viễn kính 1.8 mét của Vatican tại Arizona, và áp dụng việc đo đạc các đặc tính vật lý của sao chổi của mình vào việc tìm hiểu các nguồn gốc và cơ cấu của thiên thạch.
Ngoài hơn 200 bài viết về khoa học, thầy còn là tác giả một số sách bình dân trong đó có các cuốn Turn Left at Orion (Quay Trái Tại Orion, viết với Dan Davis), và gần đây nhất, cuốn Would You Baptize an Extraterrestial? (Liệu Bạn Có Rửa Tội Cho Một Người Ngoài Địa Cầu Không?, viết với Cha Paul Mueller, SJ). Thầy cũng làm chủ nhiều chương trình khoa học cho Đài Phát Thanh Số 4 của BBC, và trong hơn 10 năm qua, thầy từng viết mục khoa học cho tạp chí The Tablet, một tập san Công Giáo Anh.
Việc làm của Thầy đã đem thầy tới mọi lục địa trên thế giới; thí dụ, năm 1996, thầy đã dành 6 tuần lễ đi thu lượm các thiên thạcch với một nhóm NASA tại các vùng giá băng của phía Đông Nam Cực. Thầy đã phục vụ tại các hội đồng quản trị của Hội Thiên Thạch, Hội Thiên Văn Học Hoa Kỳ Phân Bộ Khoa Học Hành Tinh (thầy từng chủ tọa các phiên họp của phân bộ này trong các năm 2006 và 2007), và Ủy Ban IAU 16 (Các Hành Tinh và Các Vệ Tinh). Năm 2000, Ủy Ban Danh Pháp Tiểu Thiên Thể của IAU lấy tên thầy đặt tên cho một tiểu hành tinh, tức Consolmagno 4597, để thừa nhận các công trình của thầy. Năm 2014, thầy nhận được Huy Chương Carl Sagan của Hội Thiên Văn Học Hoa Kỳ, Ngành Các Khoa Học Hành Tinh vì sự nổi bật về truyền thông của thầy về các khoa học hành tinh.
Bài thầy cho đăng trên L’Osservatore Romano ngày 5 tháng 1 năm nay, có tựa là “The Quest and Questions of the Magi” (Cuộc Truy Tìm và Các Câu Hỏi của các Đạo Sĩ):
Đạo sĩ hay người chăn chiên? Dùng câu hỏi kỳ diệu của Cha Jim, bài báo của tôi xuất hiện trên trang bìa của Nhật Báo Chính Thức của Tòa Thánh ngày 6 tháng Giêng.
Lễ Hiển Linh rất đặc biệt đối với các nhà thiên văn học bọn tôi. Trong số tất cả các khách tới viếng thăm Đấng Cứu Thế mới sinh, Thánh Mátthêu chỉ đặc biệt nhắc tới các người chăn chiên và các nhà thiên văn học. Dĩ nhiên, sự nổi tiếng có cái giá riêng của nó. Lễ Hiển Linh cũng là mùa khi các nhà thiên văn học bọn tôi bị vây khốn bởi các lời yêu cầu “giải thích” Ngôi Sao Bêlem.
Johannes Kepler nổi tiếng là người đã cố gắng nhận diện Ngôi Sao này như một “nova” (ngôi sao mới) gây ra do sự giao hội (conjunction) của các hành tinh. Ngày 9 tháng Mười năm 1604, Kepler vốn đang theo dõi sự giao hội của các hành tinh Mars, Jupiter và Saturn; đêm hôm sau, một ngôi sao rất sáng bỗng nhiên xuất hiện trong cùng một vùng trời, giữa Jupiter và Saturn. Kepler vội vàng kết luận, và kết luận sai, rằng sự giao hội của các hành tinh phần nào đã tạo nên ngôi sao mới. (Hiện nay chúng tôi nhìn nhận ngôi sao sao mới ấy là một supernova (siêu tân tinh), ngôi sao cuối cùng được nhìn thấy trong thiên hà của chúng ta. Ngôi siêu tân tinh này đã gợi hứng cho loạt bài diễn văn về thiên văn học của Galileo… một loạt bài, cuối cùng đã dẫn ông tới việc sử dụng viễn vọng kính đầu tiên để nghiên cứu các vì sao năm 1609, năm mà Kepler bắt đầu cho công bố luật thứ nhất trong các luật nổi danh của ông về chuyển động của các hành tinh).
Kepler được khuyến khích sử dụng các siêu tân tinh để giải thích Ngôi Sao Bêlem sau khi tình cờ đọc được cuốn sách của Laurence Suslyga ở Ba Lan; cuốn sách này định năm sinh của Chúa Giêsu vào năm thứ 4 trước CN. Nhờ giả thuyết rằng các giao hội lớn lao như giao hội ông mới quan sát sẽ dẫn tới các “ngôi sao mới” sáng láng, ông quyết định đi tìm sự giao hội như thế ở thời điểm tiên báo Chúa Giêsu sinh ra. Không ngạc nhiên gì, ông đã tìm ra một giao hội như thế.
Mà ông cũng không phải là người cuối cùng. Kể từ đó, hàng ngàn học giả tài tử đã tìm tòi các bảng giao hội, và ngày nay, các chương trình hành tinh (planetarium programs) của máy vi tính, để có được những lời giải thích khả hữu. Sự thực là: có bao nhiêu cách tính ngày sinh thực sự của Chúa Giêsu thì có bấy nhiêu sự giao hội các hành tinh hay sao chổi hoặc tân tinh. Một cuộc tìm “Ngôi Sao Bêlem” mới đây trên amazon.com cho thấy 4,396 cuốn sách hay videos rao bán về chủ đề này. Và sách nào cũng xác tín rằng luận điểm của họ là luận điểm chính xác. Điều chắc chắn là: phần lớn các lối giải thích này, có lẽ tất cả các giải thích này, đều chỉ là trùng hợp, y hệt như sự sắp xếp tình cờ các hành tinh và các siêu tân tinh vào năm 1604 đã làm Kepler lầm lẫn.
Cuốn sách duy nhất nhất định không chịu đưa ra lời giải thích theo thiên văn học là của một người cùng Dòng Tên tại Đài Thiên Văn Vatican, tức Cha Paul Mueller, và cá nhân tôi (1). Thay vì tranh cãi xem giao hội nào có giá trị nhất, chúng tôi đặt một câu hỏi khác hẳn: Tại Sao Nó Quan Trọng?
Chúng tôi không hề muốn xấc xược. Chúng tôi chỉ muốn tò mò tìm xem thực ra câu truyện này có gì mà không biết bao thế hệ các nhà thiên văn học và tài tử lại coi là hấp dẫn đến thế. Một phần có lẽ vì người ta hy vọng khoa học có thể “chứng minh” được rằng Thánh Kinh đúng. Đây quả là một hy vọng sai lầm, vì là một nhà khoa học, tôi biết các chứng cớ này thật mỏng manh. (Tôi cũng không tin tưởng bất cứ tôn giáo nào chỉ vì khoa học đã “chứng minh” được nó). Nhưng một phần có lẽ là sợi dây liên kết giữa sự sáng lạn của các vì sao ban đêm và sự sáng lạn của Đấng Cứu Thế ở giữa chúng ta. Tôi tin đó chính là sự nối kết mà Thánh Mátthêu muốn thực hiện.
Đúng thế, kinh nghiệm của tôi trong tư cách một khoa học gia khiến tôi tiếp cận câu truyện các Đạo Sĩ với một loạt các câu hỏi hoàn toàn khác, các câu hỏi không thể trả lời được. Điều gì khiến các Đạo Sĩ du hành quá xa khỏi các tiện nghi ở quê hương? Thực sự họ tìm kiếm điều gì? Từng thấy các động lực phía sau nhiều bạn đồng nghiệp khoa học gia của tôi, tôi dễ dàng tin rằng các Đạo Sĩ có thể bị thúc đẩy bởi nhiều động lực lẫn lộn, cả những động lực sâu sắc lẫn những động lực tầm thường. Có thể họ chỉ muốn thử nghiệm sự chính xác của các điều họ dự đoán. Có thể họ chỉ tìm cách chạy trốn ông xếp khó tính, hay cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc. Cũng có thể họ đi tìm một vị vua đáng để họ tôn sùng.
Một điều nữa mầu nhiệm đối với tôi là làm thế nào mà cối cùng họ lại nhận ra Chúa Giêsu khi họ gặp Người? Lúc ấy cũng như bây giờ, những người miệt mài trong ngành bác học thường không thành thạo các thực tại của đời sống thường nhật… Ít nhất là đối với tôi, bé thơ nào trông cũng y như những bé thơ khác. Ấy thế nhưng họ lại biết phải để tặng phẩm của mình lại cho một bé thơ nghèo khổ nằm trong máng cỏ.
Và có lẽ phần quan trọng nhất của câu truyện về các Đạo Sĩ không có bất cứ liên hệ gì tới ngôi sao cả. Sau khi rời quê hương, vì bất cứ lý do gì, và sau khi gặp được Đấng họ nhận là vua, họ đã làm một điều bất ngờ nhất: họ trở về quê hương. Trở về với ông xếp khó tính, hay cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc. Trở về với những bài tính thiên văn học buồn tẻ. Trở về bằng một lộ trình khác. Cuộc gặp gỡ đã thay đổi họ. Nhưng không thay đổi đời sống hay việc làm của họ, hay cung cách họ khám phá ra sự thật.
Các Đạo Sĩ là các nhà bác học, giống các nhà bác học đang làm việc tại Đài Thiên Văn Vatican. Nhưng bác học không phải là lộ trình duy nhất dẫn tới sự thật. Các người chăn chiên cũng khám phá ra con trẻ trong máng cỏ. Họ được linh hứng bởi bài ca thiên thần. (Thật là lạ, không ai yêu cầu các người chăn chiên ngày nay “giải thích” bài ca ấy!)
Cha Jame Kurzynski, một linh mục thuộc Giáo Phận La Crosse, Wisconsin, mới đây có viết về sự tương phản trên trên Blog của Đài Thiên Văn Vatican, www.vofoundation.org/blog. Ngài vừa là một nhà thiên văn tài tử, một nhà thông thái giống các Đạo Sĩ xưa, vừa là một mục tử, một người chăn chiên các linh hồn. Cuối bài suy niệm của mình, ngài hỏi các động giả của ngài: “Qúy bạn đến với sự thật cách nào? Các bạn có là một trong các Đạo Sĩ không, được lý trí tự nhiên lôi cuốn? Qúy bạn là một “Người Chăn Chiên” được Mặc Khải Thiên Chúa thúc đẩy? Hay qúy bạn là chút chút của cả hai?”
Câu truyện về các Đạo Sĩ linh hứng để ta nhìn vào chính cuộc hành trình của mình. Chúng ta đang đi tìm điều gì?Tại sao ta lại đi tìm? Làm thế nào ta nhận ra nó khi thấy nó? Và ta có can đảm đủ để trở về quê hương với nó không, khi đã tìm thấy nó?
_____________________________________________________________________________________________________________
(1) Đó là Cuốn “Would You Baptize an Extraterrestrial? . . . and Other Questions from the Astronomers’ In-box at the Vatican Observatory” của Guy Consolmagno, SJ and Paul Mueller, SJ.
Nguồn:http://www.vietcatholic.net/News/Html/172551.htm