Trang chủ

Sonntag, Januar 31, 2016

Ngày 31
Đời Sống Mai Ẩn của Đức Maria
Trong quyển Cuộc Đời Chúa Giêsu, tác giả Francois Mauriac đã nêu câu hỏi: Đức Maria và Chúa Giêsu đã nói gì khi các ngài dùng bữa với nhau trong gian nhà nhỏ bé tại Nazareth? Dĩ nhiên, không ai biết được. Nhưng bạn hãy nghĩ đến vấn đề đức tin Đức Maria đã phải đối diện.
Có lẽ Mẹ đã không quên những lời của sứ thần Gabriel, cuộc chiêm bái của các nhà đạo sĩ, hoặc những biến cố “tôn vinh” thần tính của Người Con của Mẹ. Người là Vua Israel, hiển trị trong nhà Đavít đến muôn đời.
Nhưng gần ba mươi năm trôi qua, Con Mẹ vẫn chẳng làm gì. Rõ ràng Người chỉ là một anh thợ mộc lành nghề; không hành quyền như một ông vua gì cả. Người chẳng tỏ ra một dấu hiệu nào về những khát vọng vương quyền gì cả.
Sau ba mươi năm, liệu Đức Maria có hoài nghi về lời tiên báo của sứ thần không? Ba mươi năm, không một dấu hiệu nào của sự ứng nghiệm! Đức Maria đã mưu tìm ơn cứu rỗi của Mẹ trong bóng tối đức tin, như tất cả chúng ta.
Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy - cầu cho chúng con.
Đức ông J. William Mc Kune
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Januar 30, 2016

Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên - Năm C
ĐỂ YÊU NHƯ ĐỨC KITÔ YÊU
Charles E. Miller
Một thiếu niên đã ném những cái túi ra xa lộ trước mặt nhà của hắn ta, hắn ta mất một trong những kiếng sát tròng của mình, hắn ta tìm kiếm nhưng không tìm thấy nó. Hắn vào nhà và nói: “Bố ơi con mất kiếng sát tròng rồi và con không tìm thấy nó”. Cha của cậu ta đứng dậy rời khỏi tờ báo và đi ra ngoài, một lúc sau thì ông trở lại với cái kiếng sát tròng. Đứa con trai kinh ngạc: “Cha ơi làm sao Cha tìm thấy nó?”. Nó hỏi, cha nó trả lời”“Mày tìm kiếm một miếng plastic. Còn tao, tao tìm kiếm vì một trăm năm mươi đô”.
Khi chúng ta không nắm vững ý nghĩa đúng của những giá trị, chúng ta có thể thất bại trong việc tìm thấy những thực tại quan trọng của đời sống. Đó là lý do vì sao mà nhiều người trong bài Phúc Âm hôm nay đã từ bỏ Chúa Giêsu. Họ không thể chấp nhận được một thanh niên sinh đẻ tại đây là Đấng Mêsia của họ, họ bỏ sót những gì thật sự là quan trọng. Đối với họ Chúa Giêsu không khác gì một miếng plastic.
Một điều gì đó cũng tương tự như thế xảy ra ở Corintho và Thánh Phaolô đã viết thư cho tín hữu ở đây. Họ đã trở nên say mê bởi những món quà đặc sủng, một số có thể nói những ngôn ngữ khác nhau, số khác cắt nghĩa được những ngôn ngữ đó, một số được đặc ân chữa lành, một số khác được nói tiên tri. Những đặc ân này thì tốt cho dân chúng, nhưng những người Corintho thì thất bại trong việc nắm bắt được giá trị của đặc ân lớn nhất đó là đặc ân tình yêu.
Ngày 30
Đức Mẹ Hoa Hồng - Lucca, Ý
“Đức Maria là bông hoa xinh đẹp nhất chưa từng thấy trên thế giới thiêng liêng. Chính nhờ quyền năng ân sủng Thiên Chúa mà từ trái đất cằn cỗi và hoang tàn này đã trổ sinh những bông hoa thánh thiện và vinh quang. Đức Maria là Nữ Hoàng của những bông hoa. Mẹ là Nữ Hoàng những bông hoa siêu nhiên; và do đó, Mẹ được xưng tụng là Hoa Hồng, vì loài hoa này đáng được gọi là loài hoa xinh đẹp nhất trong tất cả những loài hoa…
“Mẹ được gọi là Hoa Hồng mầu nhiệm hoặc ẩn khuất, vì mầu nhiệmcó nghĩa là ẩn khuất. Có lẽ nào có những người tôn trọng kính cẩn thân xác các vị thánh và các vị tử đạo mà lại thờ ơ với Đức Maria - Nữ Vương các thánh Tử Đạo và Nữ Vương Các Thánh, Đấng chính là Mẹ Thiên Chúa, hay sao? Không thể có như thế. Vì vậy, tại sao Đức Maria lại được gọi là Hoa Hồng ẩn khuất? Đơn giản chỉ vì thân xác thánh thiện của Mẹ hiện đang ở trên trời, chứ không phải dưới trần gian” – hồng y Henry Newman đã viết như thế trong quyểnChiêm Niệm (Meditations).
Đức Bà như đền vàng vậy - cầu cho chúng con.
Hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Januar 29, 2016

Ngày 29
Đức Bà de Chatillon-sur-Seine – Pháp
Chúng ta không thể mừng các ngày lễ của Mẹ Maria mà không biết ơn vì Mẹ là một hiền mẫu đáng yêu như thế đối với chúng ta. Hồi tâm về lòng biết ơn của chúng ta đối với người mẹ (và người cha) của chúng ta cũng là một điều tốt đẹp.
Cha mẹ chúng ta phải chịu trách nhiệm rất nhiều về tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là. Trong cuộc đời chúng ta, các ngài đã chu cấp cho chúng ta các nhu cầu, chăm sóc thâu đêm khi chúng ta đau ốm, và buồn phiền vì không ít những lần lỡ lầm dại dột của chúng ta.
Chúng ta nợ cha mẹ về tất cả lòng yêu mến chúng ta có được, việc ấy đâu có khó khăn đối với chúng ta. Chúng ta nợ lòng tôn kính đối với các ngài – cho dù các ngài có bao nhiêu tiền bạc, cho dù các ngài ăn vận thế nào, hoặc tiếng Anh của các ngài ra sao đi nữa. Các ngài là cha mẹ của chúng ta, bấy nhiêu đã đủ rồi.
Thiên Chúa đã cho chúng ta mượn các ngài. Khi công việc các ngài đã hoàn tất, Thiên Chúa sẽ gọi các ngài về. Vậy hãy quí trọng các ngài khi chúng ta vẫn còn được chung sống bên cạnh các ngài.
Đức Bà như tháp ngà báu vậy - cầu cho chúng con.
Richard Madden, O.C.D.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Januar 28, 2016

Ngày 28
Đức Mẹ Hộ Phù – Rouen
Trong những giờ phút tĩnh mịch đằng đẵng của một đêm dài, những người yếu bệnh thường quằn quại trong nỗi cô đơn và chán chường. Tại một bệnh viện Công Giáo lớn, một cô y tá đã thử đề nghị các bệnh nhân mất ngủ hãy liên lỉ than thở chậm rãi câu, “Mẹ ơi, niềm tin của con.” Việc này không làm kiệt sức bệnh nhân, mà cô còn thường nhận thấy họ được hưởng một giấc ngủ an lành.
Ngay khi còn bé bỏng, chúng ta đã biết mẹ chúng ta vẫn ở gần bên để được giúp đỡ từng người chúng ta trong những đêm trằn trọc. Sự hiện diện của Người Mẹ trên trời của chúng ta còn hiệu quả hơn nữa, nếu như chúng ta mời gọi Mẹ đến bên giường chúng ta. Được xưng tụng là “Đấng An Ủi Người Khốn Khó,” Mẹ Maria sẽ tỏ cho chúng ta thấy Mẹ xứng đáng với tước hiệu ấy.
Khi đi qua một bệnh viện, bạn đừng bao giờ quên dâng lên Mẹ một lời kinh, xin Mẹ trợ giúp tất cả những ai đang ở bên trong những bức tường của bệnh viện, nhất là những người đang hấp hối.
Đức Bà như lầu đài Đavít vậy - cầu cho chúng con.
Robert J. Leuver, C.M.F.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Januar 27, 2016

Ngày 27
Đức Mẹ Sự Sống – Provence, Pháp
Đức Maria có một nữ tính tuyệt hảo. Như chúng ta biết, Mẹ luôn luôn ở bên đúng lúc, đúng lời, đúng việc và hiểu đúng.
Mẹ luôn luôn sẵn sàng trợ giúp: “Xin hãy nên trọn nơi tôi như lời ngài truyền.” Mẹ đã bọc Chúa Hài Nhi trong khăn tã. Mẹ đã tìm được Người trong đền thờ. Mẹ đã nhận ra cô dâu chú rể không còn rượu. Mẹ đã ân cần theo bước Chúa trong sứ vụ công khai của Người. Mẹ đã đứng bên cạnh Người cho đến cùng, với tấm lòng cảm thông sâu sắc nhất. Mẹ đã chăm sóc Giáo Hội non trẻ như Mẹ đã chăm sóc cho Chúa Hài Nhi Giêsu (Cv 1:12-14).
Ngày nay chúng ta lại chẳng cần những phụ nữ đầy nữ tính như thế giữa chúng ta hay sao?
Đức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy – cầu cho chúng con.
Conrad Louis, O.S.B
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Ngày 26
Đức Mẹ Những Cánh Đồng Bát Ngát – Pháp
Lắng nghe là một kỹ năng cần được phát triển nơi những người trẻ – và cả những người không còn trẻ – trong thời đại của chúng ta. Khi kỹ năng này trở nên một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, người ta có thể áp dụng nó cả trong lãnh vực thiêng liêng.
Đức Maria là tấm gương cho chúng ta trong nhiều lãnh vực. Trong đó, có cung cách lắng nghe của Mẹ. Đức Maria đã lắng nghe Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và trong những truyền thống của dân tộc Mẹ. Mẹ đã lắng nghe và đã nghe được lời Chúa nói trong Thánh Kinh, như đã thể hiện rõ ràng trong đời sống của Mẹ. Lời kinh Magnificat của Mẹ lấy nền tảng từ Thánh Kinh, bởi vì Mẹ đã lắng nghe và đem lời Chúa áp dụng vào cuộc sống của mình. Đức Maria cũng lắng nghe tha nhân, và qua đó, đã học biết yêu mến Thiên Chúa một cách thắm thiết hơn.
Đức Maria tận dụng mọi cơ hội để sống thường xuyên trước thánh nhan Thiên Chúa. Mẹ là gương mẫu về sự chăm chú lắng nghe cho chúng ta, để chúng ta cũng ý thức hơn về Thiên Chúa và những điều Người phán dạy chúng ta trong lời Người và trong dân Người.
Đức Bà là Đấng sốt mến lạ lùng - cầu cho chúng con.
Nữ tu Mary Maureen, S.S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Januar 26, 2016

Ngày 25
Cuộc Chuyển Khăn Liệm
và Mộ Phần Đức Maria đến Constantinople vào Năm 455
Sau khi Đức Maria được lên trời, Chúa Kitô giới thiệu Mẹ Người trước ngai Thiên Chúa: “Lạy Cha Hằng Hữu, Mẹ của Con thật xứng đáng được ban phần thưởng của một Người Mẹ. Vì suốt cuộc sống và trong mọi công việc của Mẹ, Mẹ đã nên giống như Con, theo khả năng tận cùng của một thụ tạo, vậy xin Cha hãy ban cho Mẹ được nên giống như Con trong vinh quang và trên Ngai Tòa Uy Linh của Chúng Ta.”
Chúa Cha Hằng Hữu tuyên bố: “Theo lòng sủng ái của Chúng Ta, Nữ Tử Maria đã được thánh ý Chúng Ta ưu tuyển trước nhất giữa mọi thụ tạo, và chưa từng đánh mất địa vị của một người con đích thực. Vì vậy, Nữ Tử của Chúng Ta có toàn quyền trên vương quốc của Chúng Ta, nơi mà Nữ Tử của Chúng Ta sẽ được công nhận và tôn vinh quyền hiển trị hợp pháp và là Nữ Vương.”
Ngôi Lời Nhập Thể tuyên bố: “Mọi thụ tạo Con đã tạo dựng và cứu chuộc đều thuộc về Người Mẹ đích thực và tự nhiên của Con. Mẹ xứng đáng là Nữ Vương trên tất cả những gì thuộc vương quyền của Con.”
Sau đó, Chúa Thánh Thần phán: “Triều thiên Nữ Vương muôn đời cũng sẽ được ban cho Maria, theo tước vị Hiền Thê duy nhất được đặc tuyển của Ta, tước vị mà Maria đã trung thành đáp ứng.”
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng - cầu cho chúng con.
Marie Layne
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Januar 23, 2016

TIẾP NỐI SỨ MẠNG CỦA CHÚA GIÊ-SU

(Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc 4, 14-21) trích đọc vào Chúa Nhật 3 thường niên)

 

Sau khi nghe giảng về Thiên Chúa là Cha nhân lành, là Đấng đầy lòng thương xót, một tín hữu không đồng tình với vị giảng thuyết. Đầu óc ông quay cuồng bởi những câu hỏi như: 
Làm sao người ta có thể tin Thiên Chúa là Đấng nhân lành khi Chúa nhắm mắt làm ngơ trước biết bao nhiêu người đau khổ, tuyệt vọng mà không ban cho họ chút ủi an hay một niềm hy vọng?
Làm sao người ta tin được Thiên Chúa là Đấng đầy lòng thương xót khi có biết bao người phải chịu cảnh giam cầm trong ngục tù, trong sự trói buộc của các đam mê mà không được giải thoát?
Thật khó tin có Thiên Chúa là Đấng tốt lành khi Ngài để cho những người mù, nhất là  mù tối trong tâm hồn, không được nhìn thấy ánh sáng chân lý.
Và bao nhiêu người bị áp bức, bị gông cùm, tại sao không được Thiên Chúa ra tay giải thoát?
Ngày 24
Nữ Vương Bình An
Lời cầu đơn sơ “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Bình An” vẫn thường tỏ ra là một sức mạnh hộ phù cho các linh hồn gặp khốn khó. Chúng ta được trấn an không nên lo lắng hoặc ưu tư về quá khứ; nhưng dù vậy, khi ít ngờ nhất, thì một rầy rà nào đó lại đến quấy quất chúng ta. Ngày nào cũng có những tân toan này khác. Trong những lúc như thế, chúng ta hãy khiêm nhượng kêu lên, “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Bình An.” Đang khi thầm thĩ lời ấy, chúng ta hãy lặng lẽ hướng tâm trí về Hiền Mẫu đầy yêu thương, quên đi nguyên nhân nỗi âu lo, và xin Mẹ trào đổ ơn an bình cho tâm hồn chúng ta.
Cho dù căn cớ nỗi ưu phiền là tương lai, mất tự tin, hối hận, ngại ngùng – hay gì gì đi nữa, môi miệng chúng ta hãy cứ thốt lên, “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Bình An.” Mẹ Maria sẽ đến bên chúng ta với sự chăm sóc và dầu thơm của tình Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Bình An, xin đổ đầy linh hồn con ơn bình an của Chúa Kitô. Xin Mẹ ban cho các gia đình chúng con phúc lành bình an quí báu ấy và đưa thế giới đến một nền hòa bình trường cửu duy nhất đích thực, đó là nền hòa bình trong Chúa Kitô.
Đức Bà là Đấng trọng thiêng - cầu cho chúng con.
Hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Januar 22, 2016

Ngày 23.01
Đức Bà d’Ambronay – Pháp
Chúng ta biết quá ít về những chi tiết cuộc đời dương thế của Mẹ Maria, tuy nhiên, không cần phải nói, chúng ta quá biết tất cả những ai quen biết Mẹ đều quí mến Mẹ. Các bạn hữu và láng giềng của Mẹ mong được gặp gỡ Mẹ; họ vui sướng khi Mẹ hiện diện; họ trân trọng những lời từ môi miệng của Mẹ thốt ra – mặc dù rất hiếm; khi ra về, họ cảm thấy sung sướng và mạnh sức hơn khi đến; họ đầy thiện cảm đối với Mẹ, sẵn lòng làm bất cứ gì để phục vụ Mẹ; và ngay việc nghĩ tưởng đến Mẹ – nghĩ rằng đã có một con người như thế – cũng đem lại cho cuộc sống họ một niềm vui mới.
Và rồi, ngay trong những thời gian gần đây, cũng có những người được đặc ân chiêm ngưỡng Mẹ Maria bằng con mắt trần, chẳng hạn trẻ Bernadette; và có thể nói, họ luôn luôn yêu mến Mẹ khi vừa được nhìn thấy Mẹ, ngay cả trước khi biết Mẹ là ai.
Đức Bà làm cho chúng con vui mừng - cầu cho chúng con.
Đức cha Leo A. Pursley
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/_Ebook/INDEX_Ebook_ngayngay.htm

Mittwoch, Januar 20, 2016

Tìm hiểu về ''mối quan hệ'' giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu
Đaminh Phan văn Phước

Có người dựa vào ''cách đối thoại'' giữa Mẹ Maria và Chúa Giêsu lúc Ngài mười hai tuổi, vào Tiệc Cưới Cana để chứng minh bà Maria bị Chúa TRÁCH MÓC, được cho ''bài học'' về Thiên Chúa, về vị trí thọ tạo của mình, được ''huấn luyện'' cách suy gẫm về Mầu Nhiệm của Thiên Chúa! Cũng có người cho rằng bà Maria xử sự như các bà mẹ thương con nên ''TRÁCH KHÉO'' Chúa Giêsu, rằng hai ông bà sẽ mát ruột nếu như Trẻ Giêsu đã ngõ lời XIN LỖI hai người, rằng việc Chúa không xin lỗi chứng tỏ Ngài muốn cho ông bà NHẬN THỨC sứ mạng của Ngài là chỉ lo việc của Cha trên Trời, chứKHÔNG PHẢI CỦA ''cha mẹ trần thế '', rằng đó là bài học cho chúng ta vì (1) Ngài đã phán: ''Để kẻ chết chôn kẻ chết của chúng.'' (Luc 9, 60)

Sau khi đọc không ít bài lập luận như trên, xem cuốn ''Jésus en son temps'', tôi cũng thấy Thần Học gia Daniel-Rops viết thế này: ''Trả lời cho mẹ mình đang ngạc nhiên và nhẹ nhàng TRÁCH Ngài: 'Tại sao Ngài làm như thế đối với chúng tôi? Cha Ngài và tôi tìm kiếm Ngài mà lòng ruột quá héo hon.', Thiếu-Nhi-Thiên-Chúa đáp lại: 'Tại sao hai người tìm tôi? Các người không biết rằng tôi phải lo việc của Cha tôi sao?'' Daniel-Rops, người Công Giáo, vị Hàn Lâm Viện Pháp, còn đưa ra nhận định thế này về Chúa Giêsu: ''Lời nói NHGIÊM KHẮCTÀN NHẪN (inhumaine), qua đó, lần đầu bộc phát (éclate) sự xác định rằng Giêsu có sứ mạng của Ngài và, qua đó, được phát họa rõ ràng bài học cao quý về Tin Mừng là mọi RÀNG BUỘC của người đời (toute attache humaine), dù có thân thương cỡ nào, cũng phải BỊ PHÁ VỠ.'' Muốn cho lập luận của mình có sức thuyết phục, Daniel-Rops còn dẫn chứng Tin Mừng theo Matthêu 10,35, 37: ''Ta đến để chia rẽ người ta với cha mình, con gái với mẹ mình. (2) Ai yêu cha mẹ hơn Ta ắt không xứng với Ta.'' 
Chúa Nhật III( Mùa Thường Niên - Năm C
ĐÃ ỨNG NGHIỆM
Chú giải của Noel Quesson
Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta
Luca khi viết Tin Mừng đã có những người đi trước ngoài. Lúc đó Máccô đã viết Tin Mừng của mình và Luca đã có biết bởi vì ngài đã sử dụng và đôi khi theo khá sát Tin Mừng của Máccô.
Nhưng rõ ràng là có nhiều cách để soạn thảo về cùng một đề tài. Vả lại, không phê phán những người đã viết trước mình, Luca đề ra cho mình cách viết khác, theo phương thức và với những điểm nhấn mạnh của riêng ngài.
Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta
Do đó, như chúng ta, Luca thú nhận mình là một người đã không "thấy" Đức Giêsu: Ngài là một Kitô hữu thuộc "thế hệ thứ hai". Nhưng vì sống rất gần với các biến cố của Đức Giêsu nên ngài đã điều tra... và nhận trách nhiệm truyền đạt lại (đó là Truyền thống) những gì chính ngài đã nhận được. Phần tôi, có phải tôi cũng là một mắt xích truyền đạt Đức Giêsu từ thời này qua thời khác không?
Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc
Luca thừa nhận ý định dạy giáo lý của mình một cách rõ ràng: Người muốn làm cho đức tin của người đọc được vững chắc. Tin Mừng không phải là một điều hư cấu, một huyền thoại. Tin Mừng rất nghiêm túc. Theo gương của Thánh Phaolô, thầy mình, và nhắm đến dân ngoại cải giáo (không phải là người Do Thái), Luca sẽ đề cao một số khía cạnh và giảm nhẹ một số khía cạnh đặc thù của người Do Thái. Tác phẩm của ngài được linh hứng. Nhưng sự Linh hứng của Thiên Chúa không loại trừ vai trò bình thường của các khả năng con người, của các tài năng, của việc tìm tòi của tác giả. Tin Mừng của Thánh Luca là một Tin Mừng độc đáo. Chúng ta hãy tiếp nhận nó như thế.
Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giêsu trở về miền Galilê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận

Samstag, Januar 16, 2016

Chúa Nhật II Mùa Thường Niên - Năm C
MỜI CHÚA ĐẾN NHÀ
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Những ngày tháng cuối năm các đám cưới đua nhau tổ chức. Mùa cưới rộ lên làm cho mùa đông bớt vẻ ảm đạm tiêu điều. Đám cưới nào thường cũng vui. Trong đám cưới người ta chỉ nói chuyện vui. Nhưng niềm vui kéo dài được bao lâu? Những lời chúc trăm năm hạnh phúc có thật sự đem hạnh phúc đến cho đôi tân hôn và làm cho họ hạnh phúc suốt đời không? Nhìn vào thực trạng đời sống gia đình hôm nay, ta thấy có được hạnh phúc gia đình là một điều rất khó, hạnh phúc trăm năm thì lại càng khó lắm.
Đám cưới Cana hôm nay cũng suýt lâm vào cảnh bế tắc. Tiệc đang nửa chừng thì hết rượu. Hết rượu là một bất trắc không ngờ. Trong gia đình, những bất trắc có thể đưa đến bất đồng. Bất đồng dễ đưa tới bất hoà. Đã bất hoà thì đường đến bất hạnh không xa.

Mittwoch, Januar 13, 2016

Chúa Nhật II Mùa Thường Niên - Năm C
TIỆC CƯỚI CANA
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Từ một tiệc cưới làng quê… đến những tiệc cưới của Thiên Chúa với dân Người.
Chúa nhật trước chúng ta đã chú ý đến bài tường thuật của Mátthêu về ba nhà đạo sĩ, một bài rất giàu ý nghĩa biểu tượng. Bài tường thuật của Tin Mừng Gioan về tiệc cưới ở cana mở đầu cho "Cuốn sách về các Dấu chỉ" cũng giống như vậy. Và như A. Marchadour cảnh giác, chắc chắn rằng qua câu chuyện được kết cấu như thế, "tốt hơn ta nên, từ bỏ ý nghĩ muốn biết đích xác sự việc xảy ra như thế nào. Thánh Gioan là người vốn thích nhìn từ một sự việc cụ thể đích thực để nhận ra ý nghĩa thần học tiềm ẩn, cột làm cho lịch sử có được nét sáng giá hơn" (L’Evangile de Jean, Centurien, 1992, tr. 55).
Việc giới thiệu các nhân vật và quan hệ hỗ tương của họ là chìa khoá thứ nhất dẫn vào lối đọc ý nghĩa biểu tượng của trình thuật này.
+ Thực vậy, các nhân vật mà người kể chuyện nói đến là "Đức Giêsu", "thân mẫu Đức Giêsu", các "môn đệ" Người, rồi ở phần tiếp của đoạn văn có người "quản tiệc" và "tân lang".
+ Theo A. Marchadour nhận xét, tất cả những nhân vật này, đều được giới thiệu quy chiếu về Đức Giêsu: thân mẫu Người, các môn đệ Người. Các môn đệ sẽ không có vai trò chủ động nào, nhưng lại quan trọng, đồng thời là chứng nhân của cảnh tượng và là những con người được biến đổi: cuối chuyện các ông trở thành những con người có lòng tin (Sđd.)

Lòng tôn sùng Mẹ Maria qua các thời dại văn hóa khác nhau

Lòng tôn sùng Mẹ Maria qua các thời đại văn hóa khác nhau
Mẫu văn hóa của phụ nữ ngày nay cũng ảnh hưởng tới lòng sùng kính Đức Mẹ trong tương quan với Chúa Kitô. Gương mặt nữ tỳ khiêm hạ, tuân phục và ngoan ngoãn nhường chỗ cho gương mặt của người phụ nữ mạnh mẽ trong Thánh Kinh, có khả năng lãnh các trách nhiệm diễn tả thái độ độc lập, định đoạt và phục vụ tự lập. Một gương mặt khẳng định phẩm giá và các quyền bất khả nhượng của bản vị con người. Việc noi gương Mẹ Maria đưa nữ giới tới chỗ gợi lên một sứ mệnh chuyên biệt của mình trong xã hội và trong lòng Giáo Hội.
Còn có một yếu tố không thể bỏ qua: đó là khuynh hướng nội tâm hóa tâm tình tôn giáo. Khuynh hướng này đã góp phần vào việc đưa ra một khúc rẽ tích cực trong lòng sùng kính Mẹ Maria. Trong trường hợp của Đức Mẹ và các Thánh, khuynh hướng nội tâm hóa này đã gây thiệt thòi cho các cử hành bề ngoài, thường đã đạt tới các thái qúa văn hóa gần như mê tín dị đoan hay lạc giáo, mà tín hữu không ý thức được. Nhưng nó đã sinh ích cho kitô hữu trong việc suy tư và đào sâu bản chất nội tại và các khía cạnh giáo lý nền tảng của lòng sùng mộ Mẹ Maria. Và tín hữu đã ý thức hơn đối với các tương quan giữa đức tin và lòng thảo kính nối kết họ với Đức Thánh Trinh Nữ. Vì thế họ lo lắng diễn tả thái độ sùng kính nội tâm của mình qua các hình thức bề ngoài một cách thích hợp và đúng đắn hơn.
Vậy đâu là thái độ của Giáo Hội ngày nay trước các vấn đề này? Trước các men canh tân lòng đạo đức thời nay, huấn quyền Giáo Hội luôn luôn hướng tới một lập trường quân bình không loại trừ sự canh tân. Tông huấn về lòng sùng kính Mẹ Maria của Đức Phaolô VI cống hiến các chỉ dẫn qúy báu cho lòng sùng mộ Mẹ Maria, phù hợp với các yêu cầu có giá trị nhất của nền tu đức kitô hiện đại. Chống lại các  khuynh hướng quá khứ cô lập hóa và tuyệt đối hóa lòng sùng kính Mẹ Maria, Đức Phaolô VI cầu mong rằng nó luôn được tín hữu chấp nhận tốt hơn như một phần của lòng sùng mộ kitô duy nhất, được diễn tả tột đỉnh trong phụng vụ.

Sonntag, Januar 10, 2016

Để nên sứ giả của lòng thương xót Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương1/5/2016
Để nên sứ giả của lòng thương xót Chúa

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các mục tử hơn ai hết phải là những sứ giả của lòng thương xót Chúa: “Tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh rằng các cha giải tội là dấu chỉ xác thực cho lòng thương xót của Chúa Cha… Các linh mục chúng ta đã nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần, để tha tội, và chúng ta chịu trách nhiệm về việc này. Không ai trong chúng ta nắm giữ quyền lực trên Bí Tích này; thay vào đó, chúng ta là những tôi tớ trung tín của lòng thương xót Chúa qua Bí Tích ấy” (Misericordiae vultus số 17). 

Để thực sự trở thành khí cụ của lòng thương xót Chúa, các mục tử cần thực hiện một cuộc “hoán cải mục vụ” triệt để hơn, nghĩa là cần có một sự thay đổi về cách hành xử, thái độ phục vụ, tiêu chuẩn mục vụ và cả đời sống sao cho phù hợp hơn với Tin Mừng và với Giáo huấn Giáo Hội hiện nay. Sau đây là một số gợi ý giúp thực hiện cuộc hoán cải này.

1- Thương xót hơn là nghiêm khắc 

Đức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta biết gương mặt đích thực của Thiên Chúa không phải là một gương mặt khó tính và ưa trả thù, nhưng là một vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Trong tư cách là Mục Tử nhân lành, Chính Chúa Giêsu đã thi hành sứ vụ cứu độ nhân loại với lòng thương xót hơn là thái độ nghiêm khắc, loại trừ.

Khi khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Ngài nói: “Giáo Hội luôn chống lại những sai lầm qua các thời đại. Giáo Hội thường lên án chúng với thái độ rất nghiêm khắc. Tuy nhiên bây giờ, Hiền Thê của Chúa Kitô ưu thích sử dụng liều thuốc của lòng thương xót hơn là sự nghiêm khắc”.[1] 

Hạn từ misericordia trong tiếng Latin là sự kết hợp bởi hai từ misereri có nghĩa là đau khổ, thương xót; và từ cors nghĩa là trái tim. Nó diễn tả một trái tim biết thương xót và đau nỗi đau của người khác như trái tim của người mẹ đau nỗi đau của người con, như trái tim của Chúa Giêsu bị đâm thủng vì đau nỗi đau của nhân loại.
Chúa Nhật I Mùa Thường Niên - Năm C
ĐỨC MESSIA ĐẾN
Suy niệm của R. Gutzwiller
Dân chúng coi Gioan như Đấng Messia. Nhưng vị tiền hô cũng không phải là Vua; nên Ngài nói: ‘không phải ta đâu, mà là Đấng khác’. Vị tiền hô hướng họ tới Đức Kitô. Đó không phải là người ích kỷ, vì người ích kỷ thì vẫn muốn chiếm đoạt tha nhân, nhưng đây là người của Chúa, một người bất vụ lợi đưa đường tha nhân về với Thiên Chúa. Phải, giữa Đấng Messia và Ngài có một sự cách biệt quá lớn lao như người đầy tớ nghĩ mình không đáng cởi giây giày cho chủ mình.

Cả hai phép rửa cũng khác nhau như vậy. ‘Tôi, tôi rửa anh em trong nước, sẽ có Đấng quyền năng hơn tôi: Ngài sẽ rửa các ông trong Thánh Thần và trong lửa’. Phép rửa của Gioan chỉ là bên ngoài, như nước chảy trên thân xác, còn phép rửa của Chúa Giêsu, bên trong, như lửa thiêu huỷ tất cả, như Thánh Thần mà sức nóng của Ngài ăn sâu vào tận đáy lòng và biến đổi tất cả.

CON THIÊN CHÚA (3, 21-22)
Những gì xảy ra ở bờ sông Giođan khi Thánh Thần hiện ra và Lời Chúa Cha phán mang hai ý nghĩa: Trước hết đối với chính Chúa Giêsu đây thêm môt kinh nghiệm lớn cho Ngài cũng như nơi đền thờ lúc Ngài mười hai tuổi. Trời mở ra, đó đâu phải là chỉ là chi tiết bên ngoài, mà trước hết là một hiện tượng tôn giáo thâm sâu. Ánh sáng chan hoà từ bản tính Thiên Chúa tràn lan trong bản tính nhân loại của Chúa Giêsu. Tiếng nói của Chúa Cha đến với Ngài và Thánh Thần trở nên hữu hình qua một biểu tượng; có thể nói là Chúa Giêsu đứng ở giữa.

Samstag, Januar 09, 2016

Ân xá
Lm. Giuse Trần Việt Hùng1/7/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết thơ cho Tổng Giám Mục Rino Fisichella ngày 1 tháng 9, 2015: “Tôi mong muốn Năm Thánh Ân Xá có thể tiếp cận tới từng người, như một trải nghiệm Lòng Thương Xót của Chúa, để đánh động lòng mỗi người nơi dung mạo của Chúa Cha, Người đã đón nhận, tha thứ và quên đi hoàn toàn tội lỗi ta đã phạm.” Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn Năm Thánh Lòng Thương Xót được trải rộng ra toàn Giáo Hội. Cửa Thánh sẽ được mở nơi các Nhà Thờ Chính Tòa và các Đền Thánh đặc biệt.

Theo truyền thống, chỉ có bốn Cửa Thánh tại 4 đại Giáo đường ở Rôma: St. Peter’s, St. John Leteran, St. Mary Major và St. Paul Ngoại Thành. ĐGH Phanxicô công bố đổi mới rằng mọi Nhà Thờ Chính Tòa trên thế giới đều được chỉ định là Cửa Thánh sẽ mở trong một năm, qua đó, những tín hữu không thể đến Rôma, có thể tham dự Năm Thánh Lòng Thương Xót, nhờ bước qua Cửa Thánh. Cửa Thánh biểu tượng đại diện cho Chúa Kitô, Ngài đã phán: “Ta là cửa”(Ga 10, 7).

Freitag, Januar 08, 2016

Ngày Năm Thánh của các gia đình, và Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 27-12-2015
Linh Tiến Khải12/27/2015
Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 27-12-2015 lễ Thánh Gia Thất cũng là Ngày Năm Thánh của các gia đình, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô. Tham dự thánh lễ đã có một số Hồng Y, các Tổng Giám Mục, Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và khoảng 8.000 tín hữu và du khách hành hương. Ca đoàn Sistina của Toà Thánh đã hát thánh thi Năm Thánh Lòng Thương Xót: “Chúng ta hãy thương xót như Thiên Chúa Cha”, trong khi ĐTC và đoàn đồng tế gồm bốn Hồng Y và hàng chục linh mục thuộc Hội Đồng Toà Thánh về Gia Đình hay đặc trách việc mục vụ cho các gia đình tiến lên bàn thờ Tuyên Xưng Đức Tin.

Bài đọc một bằng tiếng Anh kể lại chuyện hai ông bà Elkana và Anna đem con là bé Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo dâng cho Chúa. Bài đọc hai trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan, khẳng định rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết bao vì cho chúng ta được gọi là con cái Ngài, và chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. Thánh vịnh và Phúc Âm đã được hát bằng tiếng Ý.

Giảng trong thánh lễ ĐTC nói: “Các bài đọc kinh thánh đã giới thiệu với chúng ta hai gia đình đi hành hương về Nhà Chúa. Ông Elkana và bà Anna đem con là Samuel lên trung tâm thờ tự Shilo và thánh hiến con cho Chúa (x. 1 Sm 1,20-22.24-28). Cũng thế thánh Giuse và Mẹ Maria cùng với Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua (x. Lc 2,41-52).

Donnerstag, Januar 07, 2016

Hiển Linh và Ngôi Sao Bêlem
Vũ Văn An1/7/2016

Nhân dịp lễ Hiển Linh năm nay, Thầy Guy Consolmagno, Dòng Tên, Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican, có bài viết trên tờ L’Osservatore Romano về Ngôi Sao Bêlem và Hành Trình Ba Vua. 

Thầy Consolmagno vừa là Giám Đốc Đài Thiên Văn Vatican vừa là Chủ Tịch Qũy Đài Thiên Văn Vatican. Quê ở Detroit, Michigan, Hoa Kỳ, thầy đậu cử nhân và cao học tại MIT, và tiến sĩ về Khoa Học Hành Tinh tại Đại Học Arizona. Thầy là học giả nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Havard và MIT, từng phục vụ Peace Corps của Hoa Kỳ tại Kenya, và dạy môn vật lý tại Cao Đẳng Lafayette trước khi gia nhập Dòng Tên năm 1989. 

Tại Đài Thiên Văn Vatican từ năm 1993, việc tìm tòi của thầy tập chú vào việc thăm do các mối liên kết giữa các thiên thạch, tiểu hành tinh, và sự biến hóa của các thiên thể nhỏ trong thái dương hệ, quan sát các sao chổi Kuiper Belt bằng viễn kính 1.8 mét của Vatican tại Arizona, và áp dụng việc đo đạc các đặc tính vật lý của sao chổi của mình vào việc tìm hiểu các nguồn gốc và cơ cấu của thiên thạch. 

Chúa Nhật I Mùa Thường Niên - Năm C
PHÉP RỬA KHIÊM NHƯỜNG
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Sông Gio-đăng, tiếng Do Thái là “yarad” có nghĩa là đi xuống. Sông Gio-đăng phát nguồn từ ngọn núi Héc-mon ở độ cao 520m. suốt 220km đường dài dòng sông không ngừng đi xuống. Thoạt tiên sông chảy vào hồ Hu-lê chỉ còn 68m trên mực nước biển. Kế đó sông chảy vào biển hồ Galilê, nơi Chúa Giêsu thường qua lại, và các tông đồ thường chài lưới. Ở đây lòng hồ sâu 212m dưới mực nước biển. Sông tiếp tục chảy xuống miền Nam, đổ vào Biển Chết. Ở đây độ sâu là 394m dưới mức nước biển. Có thể nói đây là điểm thấp nhất của địa cầu.

Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Gio-đăng để chịu phép rửa, Người đã xuống chỗ thấp nhất không chỉ về chiều sâu theo không gian địa lý mà còn về chiều sâu tâm lý xã hội. Bước xuống để Gioan Baotixita làm phép rửa tội, Chúa Giêsu đã hoà mình vào dòng thác người tội lỗi, cần thống hối ăn năn. Tuy đến để cứu độ người tội lỗi, nhưng Chúa Giêsu không cho mình quyền đứng trên kẻ tội lỗi. Người đã hạ mình xuống ngang hàng với họ, liên đới với họ và trở nên anh em của họ. Không ai nhận ra Người. Mọi người đều cho rằng Người là một trong những kẻ tội lỗi.

Dienstag, Januar 05, 2016

Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh - Năm C
THÀNH TÂM THIỆN CHÍ
SẼ GẶP CHÚA

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình ra. Việc Chúa sinh ra được loan báo cho mọi người biết dưới nhiều hình thức khác nhau như: lời các ngôn sứ loan báo từ nhiều thế kỷ trước, đạo binh thiên thần ca hát, ngôi sao lạ xuất hiện… Tuy nhiên không phải ai cũng gặp được Chúa.
Có những người không gặp Chúa, dù biết rõ những chỉ dẫn về Người.
Đó là những kinh sư, biệt phái. Họ hiểu biết Thánh Kinh. Khi ba nhà đạo sĩ đến hỏi thăm, họ đã đọc vanh vách lời ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem. Nhưng họ không gặp được Chúa, vì họ hiểu biết lý thuyết mà không thực hành. Ngồi một chỗ mà không chịu lên đường. Chỉ chú ý tới chữ nghĩa sách vở mà không chú ý tới cuộc sống con người. Chỉ tìm trong sách vở mà không tìm những dấu chỉ trong đời thường.
Giáo Hội mời gọi chúng ta đón chào Ngôi Lời Cứu Thế
Bùi Hữu Thư1/4/2016
Vatican Radio: Tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng dẫn các tín hữu đọc kinh Truyền Tin trong Chúa Nhật đầu tiên của năm mới.

Sau đây là diễn từ của ngài:

Anh chị em thân mến, Chúc anh chị em có một Chúa Nhật thật vui vẻ!

Phụng vụ hôm nay, Chúa Nhật thứ hai sau Lễ Giáng Sinh, trình bầy cho chúng ta phần lời tựa của Phúc Âm Thánh Gioan, trong đó “Ngôi Lời” được tuyên xưng – nghĩa là Ngôi lời đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14). Ngôi Lời, đang ở trên Trời, nghĩa là ở trong chiều kích của Thiên Chúa, đã xuống thế để cho chúng ta có thể lắng nghe và có thể hiểu biết và dùng bàn tay chạm vào tình yêu của Chúa Cha. Ngôi Lời chinh là Người Con duy nhất của Thiên Chúa, đã làm người, tràn đầy ân sủng và sự thật (Ga 1:14), Chính là Chúa Giêsu.

Freitag, Januar 01, 2016

Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều I lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP12/31/2015
VATICAN. Chiều 31-12-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự kinh chiều I lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa, nhân dịp cuối năm dương lịch. Ngài mời gọi dân thành Roma dấn thân phục hồi các giá trị căn bản.

Hiện diện tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi hát kinh bắt đầu lúc 5 giờ chiều còn có 36 HY, và 80 vị khác gồm các GM và giám chức, và khoảng 8 ngàn tín hữu.

Trong bài giảng sau bài đọc ngắn, ĐTC mời gọi các tín hữu cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì những hồng ân đã nhận lãnh trong năm kết thúc, đồng thời xét mình và kiểm điểm những gì xảy ra trong năm 2015. Ngài nói:

”Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ.

”Nhưng ngày hôm nay, chúng ta cần đặc biệt tập trung vào những dấu chỉ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, để cảm nghiệm cụ thể sức mạnh tình yêu thương xót của Chúa. Chúng ta không thể quên bao nhiêu ngày ghi đậm bạo lực, chết chóc, đau thương khôn tả của bao nhiêu người vô tội, những người tị nạn buộc lòng phải rời bỏ quê hương, những con người nam nữ và trẻ em không còn gia cư nhất định, thiếu lương thực và kế sinh nhai. Dầu vậy cũng có bao nhiêu cử chỉ tốt lành, yêu thương và liên đới diễn ra trong những ngày tháng của năm nay, cho dù chúng không được các bản tin tức nói tới! Không thể để cho quyền lực sự ác che khuất những dấu chỉ tình thương ấy. Sự thiện luôn chiến thắng, cho dù có lúc sự thiện xem ra yếu ớt và âm thầm”.