Tình yêu Giáo Hội của Đức Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An 2/12/2013
Vũ Văn An 2/12/2013
Tiếp theo lời công bố từ nhiệm của Đức GH Bênêđíctô XVI, nhiều
lời ca tụng ngài đã được công khai phát biểu từ mọi phía. Đức Cha John J. Myers,
TGM Newark, New Jersey, cho hay: ngài là “một mục tử mẫn cảm, một học giả và bậc
thầy sáng chói…”. Đức Hồng Y Sean O’Malley, TGM Boston, cũng cho hay: ngài là
một học giả và một bậc thầy có tư cách cao độ… trung thành duy trì chân lý và sự
trong sáng của đức tin Công Giáo, vun sới đối thoại đại kết và liên tôn và vươn
tay ra gợi hứng cho thế hệ Công Giáo tương lai. Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh tới
quan tâm mục vụ sâu sắc của ngài đối với các nạn nhân của sách nhiễu tình dục,
cam kết và quyết tâm của ngài trong việc chữa lành các vết thương của họ.
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức HY Timothy Dolan, TGM New York, trong một bản tuyên bố, đã viết rằng: Đức Benêđíctô XVI đem tới cho chúng ta “một trái tim dịu hiền của mục tử, một trí óc sắc sảo của học giả và lòng tin tưởng của một tâm hồn luôn kết hợp với Thiên Chúa trong mọi điều ngài làm”... ngài là nhà lãnh đạo quên mình. Đức HY cũng không quên nhắc ta nhớ ngài là một quốc khách được sủng ái, một nhà lãnh đạo tinh thần và là một mục tử biết đau cái đau của con chiên, một trái tim biết lắng nghe tâm tư nạn nhân, một sứ giả của những chân lý trường cửu, một người tạo hợp nhất cho người Công Giáo, vươn tay ra với các nhóm ly giáo để lôi kéo họ trở về, lên tiếng cho người nghèo, ủng hộ việc chia sẻ công bằng các tài nguyên thế giới và cổ vũ lòng tôn trọng đối với môi sinh, một người có lối viết và lối nói sáng sủa và sâu sắc.
Đức HY Dzwisz, cựu bí thư của Chân Phúc Gioan Phaolô II, cho rằng Đức Bênêđíctô XVI dẫn dắt Giáo Hội với suy tư và khôn ngoan sâu sắc, những năng khiếu phát xuất từ một khả năng trí thức ngoại hạng cũng như một đức tin sâu xa. Các cố gắng của ngài nhằm canh tân Giáo Hội trong tinh thần hoàn toàn tín trung với lời dạy của Vị Thầy thành Nadarét.
Linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì cho rằng ngài là chứng tá vĩ đại của tự do thiêng liêng và của khôn ngoan tuyệt vời trong việc quản trị Giáo Hội trong thế giới hiện nay. Còn Đức HY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, thì gọi tám năm cai trị của Đức Bênêđíctô XVI là “sáng ngời”, sáng ngời trong liên tục tính với 265 vị tiền nhiệm trên Tòa Phêrô, trong liên tục tính với suốt 2000 năm lịch sử, từ Tông Đồ Phêrô, người đánh cá khiêm hạ của Galilê, tới những vị giáo hoàng vĩ đại của thế kỷ trước, từ Thánh Piô X tới chân phúc Gioan Phaolô II.
Giáo Trưởng Israel, Yona Metzger, ca ngợi các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc cải thiện các liên hệ giữa Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các liên hệ này đã trở nên tốt nhất xưa nay.
Đức Cha Jeffrey Steenton, Bản Quyền Tòng Nhân của Tòa Phêrô, cho rằng công trình đáng kể nhất trong triều đại Bênêđíctô XVI là cố gắng hòa giải người Anh Giáo. Trong một bản tuyên bố vào ngày thứ hai vừa qua, Đức Cha Steenton cho rằng các thành viên của Tòa Bản Quyền là con cái thiêng liêng của Đức Bênêđíctô XVI. Còn Đức Cha Keith Newton, Đấng Bản Quyền của Toà Bản Quyền Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, thì cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã thi hành triều đại của ngài với “một đức khôn ngoan dịu hiền và đức khiêm nhường sâu sắc và ngài mãi mãi sẽ được tưởng nhớ vì giáo huấn rõ ràng và sâu sắc của mình.
Đối với Bà Angela Merkel, nữ Thủ Tướng Đức, Đức Bênêđíctô XVI hiện là và mãi mãi vẫn sẽ là một trong các nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại ta”.
Từ Sydney, cha mẹ bé gái Claire Hill, em bé được Đức Bênêđíctô XVI ôm hôn và chúc lành tại Trường Đua Ranwick nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha vì nhờ phép lành của ngài, bé Claire đã thoát chết một cách kỳ lạ trong tai nạn xe hơi 2 năm rưỡi sau đó: em bị mắc kẹt giữa bánh sau của chiếc xe buýt 3 tấn mà ai cũng tưởng là em đã mất mạng. Em được chở vội vào bệnh viện cứu cấp giữa lời khích lệ của một ai đó: “Claire sẽ không sao, vì em đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc!”. Vài ngày sau đó, em được nhà thương cho về vì chỉ bị trầy xát nhẹ. Bà Hill cho rằng gia đình bà yêu Đức Bênêđíctô XVI như yêu một người ông. Bà nhấn mạnh “ngài là người khiêm nhường, là người thánh thiện chỉ biết hiến thân vì người khác”.
Một phụ nữ khác từ Sydney là Claire Brown, người được gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Tây Ban Nha, cũng mô tả ngài là “người hòa nhã và khiêm nhường”. Bà cho rằng phúc lành của ngài giúp bà vượt qua được nhiều lo lắng: “Thực là một đặc ân, ngài là người khiêm hạ của Thiên Chúa”.
Yêu Giáo Hội
Tuy nhiên, nét nổi bật nhất của Đức Bênêđíctô XVI được nhiều người nhấn mạnh chính là tình yêu của ngài đối với Giáo Hội. Đức HY George Pell, TGM Sydney, cho hay: Đức Bênêđíctô XVI “luôn luôn yêu mến Giáo Hội và làm những gì tốt nhất cho Giáo Hội”. Chúng ta cám ơn ngài về các năm tháng ngài đã hiến mình cho việc lãnh đạo và phục vụ cũng như giáo huấn tuyệt vời.
Đức HY Seán Brady, TGM Armagh và Giáo Chủ Ái Nhĩ Lan, cám ơn Đức Thánh Cha về lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội hoàn vũ cũng như tấm tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Trong bản tuyên bố của mình, Đức HY Dolan của New York cũng cho rằng Đức Giáo Hoàng “hết sức chăm lo cho Giáo Hội”. Ray Flynn, cựu Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là thị trưởng Boston, trong một tuyên bố báo chí, cho rằng Giáo Hội và thế giới sẽ mãi mãi tiếc nhớ vị linh mục đạo hạnh và đầy quan tâm này…, một người từng cho rằng mình sẽ phục vụ Giáo Hội bao lâu Thiên Chúa còn ban cho đủ sức mạnh. Ông viết: “Tôi biết Đức Giáo Hoàng nhiều năm và hành động hy sinh này rất nhất quán đối với con người của ngài. Với một thế giới đang hỗn loạn, ngài ra đi để dọn đường cho một nhà lãnh đạo nhiều năng lực và hữu hiệu hơn. Tôi không ngạc nhiên, vì ngài không bao giờ quan tâm tới chính ngài, mà là quan tâm tới những gì tốt đẹp nhất cho Thiên Chúa và Giáo Hội".
Còn Mario Ponti, Thủ Tướng Ý, thì trong một tuyên bố báo chí, đã cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng là do ước nguyện muốn phục vụ Giáo Hội cho tới cùng và đảm bảo rằng trong tương lai, Giáo Hội được lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
Nhận định của Monti có vẻ khó hiểu nhất: Đức Bênêđíctô XVI “muốn phục vụ Giáo Hội đến cùng”. Đến cùng thì phải tiếp tục làm giáo hoàng như các vị tiền nhiệm suốt 600 năm qua, chứ sao lại từ nhiệm? Đọc bài Zenit phỏng vấn giáo sư Donald Prudho, Ph.D., Giáo Sư Lịch Sử Cổ Thời Và Trung Cổ tại Đại Học Jacksonville, ta hiểu được phần nào nét nghịch thường này.
Theo GS Prudho, Đức Giáo Hoàng làm thế “để tránh bị những người muốn lợi dụng sự yếu đuối thể lý của ngài thao túng mà làm hại đến Giáo Hội. Tôi cũng nghĩ rằng đây là một chứng tá hiển nhiên cho thấy chân lý sâu sắc về chủ quyền tối cao của ngôi vị giáo hoàng; ngài tự ý công bố việc từ nhiệm của ngài, một tuyên bố không cần được ai chấp nhận. Điều này có những hệ luận hiến chế lớn lao . Ngài quả là giáo hoàng, người bắc cầu tối cao”.
Giáo Sư Prudho cho rằng phần lớn các vị Giáo Hoàng không từ nhiệm vì các ngài cho rằng sứ mệnh của các ngài là trực tiếp do Thiên Chúa trao phó nên phải thi hành cho tới chết. Tuy nhiên, ngày nay, người ta sống thọ hơn, và nhiều bệnh tật song hành với tuổi già. Bởi thế, khi cảm thấy mình có thể gây trở ngại cho sứ mệnh của Giáo Hội, nhiều vị như Đức Celestine V, Gregory XII và Đức Bênêđíctô XVI hiện nay đã từ nhiệm. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong tất cả những vụ việc này.
Ông tin rằng việc từ nhiệm này tạo khung cảnh cho một tiền lệ. Theo ông, sự hiện diện của vị cựu giáo hoàng chắc chắn có ảnh hưởng đối với vị tân giáo hoàng, như cố vấn chẳng hạn. Các vị giáo hoàng về sau cũng cảm thấy từ nhiệm là việc dễ thực hiện hơn.
Nói cho ngay, “phục vụ đến cùng” có nghĩa tiêu cực như Giáo Sư Prudho nhấn mạnh đã đành, mà nó còn có nghĩa tích cực nữa. Vì trong lời công bố từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Về phần tôi, tôi muốn được tận tâm phục vụ Hội Thánh của Chúa trong tương lai qua một đời tận hiến cho cầu nguyện”. Phục vụ trong cầu nguyện cho các miền truyền giáo đã đem lại cho Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu tước hiệu quan thầy các nơi truyền giáo, không thua gì người bôn ba bao nhiêu năm trường và vùi thân cách nơi mình sinh trưởng nghìn trùng xa cách là Thánh Phanxicô Xaviê.
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/102766.htmChủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức HY Timothy Dolan, TGM New York, trong một bản tuyên bố, đã viết rằng: Đức Benêđíctô XVI đem tới cho chúng ta “một trái tim dịu hiền của mục tử, một trí óc sắc sảo của học giả và lòng tin tưởng của một tâm hồn luôn kết hợp với Thiên Chúa trong mọi điều ngài làm”... ngài là nhà lãnh đạo quên mình. Đức HY cũng không quên nhắc ta nhớ ngài là một quốc khách được sủng ái, một nhà lãnh đạo tinh thần và là một mục tử biết đau cái đau của con chiên, một trái tim biết lắng nghe tâm tư nạn nhân, một sứ giả của những chân lý trường cửu, một người tạo hợp nhất cho người Công Giáo, vươn tay ra với các nhóm ly giáo để lôi kéo họ trở về, lên tiếng cho người nghèo, ủng hộ việc chia sẻ công bằng các tài nguyên thế giới và cổ vũ lòng tôn trọng đối với môi sinh, một người có lối viết và lối nói sáng sủa và sâu sắc.
Đức HY Dzwisz, cựu bí thư của Chân Phúc Gioan Phaolô II, cho rằng Đức Bênêđíctô XVI dẫn dắt Giáo Hội với suy tư và khôn ngoan sâu sắc, những năng khiếu phát xuất từ một khả năng trí thức ngoại hạng cũng như một đức tin sâu xa. Các cố gắng của ngài nhằm canh tân Giáo Hội trong tinh thần hoàn toàn tín trung với lời dạy của Vị Thầy thành Nadarét.
Linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, thì cho rằng ngài là chứng tá vĩ đại của tự do thiêng liêng và của khôn ngoan tuyệt vời trong việc quản trị Giáo Hội trong thế giới hiện nay. Còn Đức HY Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, thì gọi tám năm cai trị của Đức Bênêđíctô XVI là “sáng ngời”, sáng ngời trong liên tục tính với 265 vị tiền nhiệm trên Tòa Phêrô, trong liên tục tính với suốt 2000 năm lịch sử, từ Tông Đồ Phêrô, người đánh cá khiêm hạ của Galilê, tới những vị giáo hoàng vĩ đại của thế kỷ trước, từ Thánh Piô X tới chân phúc Gioan Phaolô II.
Giáo Trưởng Israel, Yona Metzger, ca ngợi các cố gắng của Đức Bênêđíctô trong việc cải thiện các liên hệ giữa Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo. Các liên hệ này đã trở nên tốt nhất xưa nay.
Đức Cha Jeffrey Steenton, Bản Quyền Tòng Nhân của Tòa Phêrô, cho rằng công trình đáng kể nhất trong triều đại Bênêđíctô XVI là cố gắng hòa giải người Anh Giáo. Trong một bản tuyên bố vào ngày thứ hai vừa qua, Đức Cha Steenton cho rằng các thành viên của Tòa Bản Quyền là con cái thiêng liêng của Đức Bênêđíctô XVI. Còn Đức Cha Keith Newton, Đấng Bản Quyền của Toà Bản Quyền Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham, thì cho rằng Đức Bênêđíctô XVI đã thi hành triều đại của ngài với “một đức khôn ngoan dịu hiền và đức khiêm nhường sâu sắc và ngài mãi mãi sẽ được tưởng nhớ vì giáo huấn rõ ràng và sâu sắc của mình.
Đối với Bà Angela Merkel, nữ Thủ Tướng Đức, Đức Bênêđíctô XVI hiện là và mãi mãi vẫn sẽ là một trong các nhà tư tưởng tôn giáo quan trọng nhất của thời đại ta”.
Từ Sydney, cha mẹ bé gái Claire Hill, em bé được Đức Bênêđíctô XVI ôm hôn và chúc lành tại Trường Đua Ranwick nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008, đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha vì nhờ phép lành của ngài, bé Claire đã thoát chết một cách kỳ lạ trong tai nạn xe hơi 2 năm rưỡi sau đó: em bị mắc kẹt giữa bánh sau của chiếc xe buýt 3 tấn mà ai cũng tưởng là em đã mất mạng. Em được chở vội vào bệnh viện cứu cấp giữa lời khích lệ của một ai đó: “Claire sẽ không sao, vì em đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc!”. Vài ngày sau đó, em được nhà thương cho về vì chỉ bị trầy xát nhẹ. Bà Hill cho rằng gia đình bà yêu Đức Bênêđíctô XVI như yêu một người ông. Bà nhấn mạnh “ngài là người khiêm nhường, là người thánh thiện chỉ biết hiến thân vì người khác”.
Một phụ nữ khác từ Sydney là Claire Brown, người được gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2011 tại Tây Ban Nha, cũng mô tả ngài là “người hòa nhã và khiêm nhường”. Bà cho rằng phúc lành của ngài giúp bà vượt qua được nhiều lo lắng: “Thực là một đặc ân, ngài là người khiêm hạ của Thiên Chúa”.
Yêu Giáo Hội
Tuy nhiên, nét nổi bật nhất của Đức Bênêđíctô XVI được nhiều người nhấn mạnh chính là tình yêu của ngài đối với Giáo Hội. Đức HY George Pell, TGM Sydney, cho hay: Đức Bênêđíctô XVI “luôn luôn yêu mến Giáo Hội và làm những gì tốt nhất cho Giáo Hội”. Chúng ta cám ơn ngài về các năm tháng ngài đã hiến mình cho việc lãnh đạo và phục vụ cũng như giáo huấn tuyệt vời.
Đức HY Seán Brady, TGM Armagh và Giáo Chủ Ái Nhĩ Lan, cám ơn Đức Thánh Cha về lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội hoàn vũ cũng như tấm tình yêu và sự quan tâm của ngài đối với Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Trong bản tuyên bố của mình, Đức HY Dolan của New York cũng cho rằng Đức Giáo Hoàng “hết sức chăm lo cho Giáo Hội”. Ray Flynn, cựu Đại Sứ Mỹ bên cạnh Tòa Thánh và hiện là thị trưởng Boston, trong một tuyên bố báo chí, cho rằng Giáo Hội và thế giới sẽ mãi mãi tiếc nhớ vị linh mục đạo hạnh và đầy quan tâm này…, một người từng cho rằng mình sẽ phục vụ Giáo Hội bao lâu Thiên Chúa còn ban cho đủ sức mạnh. Ông viết: “Tôi biết Đức Giáo Hoàng nhiều năm và hành động hy sinh này rất nhất quán đối với con người của ngài. Với một thế giới đang hỗn loạn, ngài ra đi để dọn đường cho một nhà lãnh đạo nhiều năng lực và hữu hiệu hơn. Tôi không ngạc nhiên, vì ngài không bao giờ quan tâm tới chính ngài, mà là quan tâm tới những gì tốt đẹp nhất cho Thiên Chúa và Giáo Hội".
Còn Mario Ponti, Thủ Tướng Ý, thì trong một tuyên bố báo chí, đã cho rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng là do ước nguyện muốn phục vụ Giáo Hội cho tới cùng và đảm bảo rằng trong tương lai, Giáo Hội được lãnh đạo mạnh mẽ hơn.
Nhận định của Monti có vẻ khó hiểu nhất: Đức Bênêđíctô XVI “muốn phục vụ Giáo Hội đến cùng”. Đến cùng thì phải tiếp tục làm giáo hoàng như các vị tiền nhiệm suốt 600 năm qua, chứ sao lại từ nhiệm? Đọc bài Zenit phỏng vấn giáo sư Donald Prudho, Ph.D., Giáo Sư Lịch Sử Cổ Thời Và Trung Cổ tại Đại Học Jacksonville, ta hiểu được phần nào nét nghịch thường này.
Theo GS Prudho, Đức Giáo Hoàng làm thế “để tránh bị những người muốn lợi dụng sự yếu đuối thể lý của ngài thao túng mà làm hại đến Giáo Hội. Tôi cũng nghĩ rằng đây là một chứng tá hiển nhiên cho thấy chân lý sâu sắc về chủ quyền tối cao của ngôi vị giáo hoàng; ngài tự ý công bố việc từ nhiệm của ngài, một tuyên bố không cần được ai chấp nhận. Điều này có những hệ luận hiến chế lớn lao . Ngài quả là giáo hoàng, người bắc cầu tối cao”.
Giáo Sư Prudho cho rằng phần lớn các vị Giáo Hoàng không từ nhiệm vì các ngài cho rằng sứ mệnh của các ngài là trực tiếp do Thiên Chúa trao phó nên phải thi hành cho tới chết. Tuy nhiên, ngày nay, người ta sống thọ hơn, và nhiều bệnh tật song hành với tuổi già. Bởi thế, khi cảm thấy mình có thể gây trở ngại cho sứ mệnh của Giáo Hội, nhiều vị như Đức Celestine V, Gregory XII và Đức Bênêđíctô XVI hiện nay đã từ nhiệm. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong tất cả những vụ việc này.
Ông tin rằng việc từ nhiệm này tạo khung cảnh cho một tiền lệ. Theo ông, sự hiện diện của vị cựu giáo hoàng chắc chắn có ảnh hưởng đối với vị tân giáo hoàng, như cố vấn chẳng hạn. Các vị giáo hoàng về sau cũng cảm thấy từ nhiệm là việc dễ thực hiện hơn.
Nói cho ngay, “phục vụ đến cùng” có nghĩa tiêu cực như Giáo Sư Prudho nhấn mạnh đã đành, mà nó còn có nghĩa tích cực nữa. Vì trong lời công bố từ nhiệm, Đức Bênêđíctô XVI cho hay: “Về phần tôi, tôi muốn được tận tâm phục vụ Hội Thánh của Chúa trong tương lai qua một đời tận hiến cho cầu nguyện”. Phục vụ trong cầu nguyện cho các miền truyền giáo đã đem lại cho Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu tước hiệu quan thầy các nơi truyền giáo, không thua gì người bôn ba bao nhiêu năm trường và vùi thân cách nơi mình sinh trưởng nghìn trùng xa cách là Thánh Phanxicô Xaviê.