Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
Giuse Thẩm Nguyễn2/10/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
(EWTN News/CNA) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp 650 trong số 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả của Lòng Thương Xót, và nói với các linh mục hãy thể hiện sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa cho những người đến xưng tội với các ngài trong Năm Thánh này.
"Chúng ta đừng quên: trước mặt chúng ta không phải là tội, nhưng là một hối nhân. Một người khao khát được chào đón và tha thứ ", và không còn muốn sống xa lìa Thiên Chúa nữa, Đức Giáo Hoàng đã nói như thế vào ngày 09 tháng 2.
Ngài nhắc đến đoạn Kinh Thánh nói về ông Noah, sau trận lụt, ông đã bị say rượu nho và ông đã nằm trần truồng trong lều của mình. Người con trai tên Ham thì cười ông, trong khi những người con trai khác là Shem và Japheth thì lấy chăn để che phủ cho ông.
Khi nói chuyện với những người đến tòa giải tội với tư cách là linh mục cũng như là nhà truyền giáo "chúng ta không được có thái độ của kẻ phán xét với một cảm giác cao ngạo, như thể chúng ta miễn nhiễm với tội lỗi", nhưng chúng ta phải đến với thái độ của Shem và Japheth , bảo vệ cho cha mình khỏi sự xấu hổ.
“Là một cha giải tội với tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là che phủ tội nhân với tấm chăn của lòng thương xót để họ không còn cảm thấy xấu hổ và có thể khôi phục lại niềm vui của một người con.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các Sứ Giả của Lòng Thương Xót trong Cung điện Tông Đồ của Vatican chia sẻ những suy tư của ngài về vai trò đặc biệt của họ trong Năm Thánh . Ngài sẽ ban cho họ nhiệm vụ chính thức trong ngày Thứ tư Lễ Tro ngày 10 tháng 2 trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong số hơn 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả Của Lòng Thương Xót thì chỉ có 650 vị đến được Roma để nhận nhiệm vụ chính thức.
Được lựa chọn từ khắp các châu lục, các linh mục này sẽ được cung cấp những khả năng để tha thứ tội lỗi trong các trường hợp chỉ dành cho Tòa Thánh.
Mặc dù có rất nhiều tội lỗi như vậy, Tòa Thánh đã làm rõ rằng các Sứ Giả Của Lòng Thương Xót sẽ " hạn chế độc quyền” trong bốn loại tội.
Đó là xúc phạm đến phép Thánh Thể như lấy mình thánh vứt bỏ hay giữ ở nơi nào đó mà xúc phạm; Việc xử dụng vũ lực chống lại Đức Giáo Hoàng; Dấu hiệu rõ ràng phạm giới răn Thứ Sáu ( Chớ làm sự dâm dục); và chống lại trực tiếp Bí Tích Giải Tội.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng để trở thành một Sứ Giả Của Lòng Thương Xót là một trách nhiệm được giao phó " bởi vì việc này yêu cầu các con phải là chứng nhân đầu tiên sự gần gũi và lối bước yêu thương của Thiên Chúa."
Tình yêu của chúng ta thì có giới hạn và có lúc mâu thuẫn, nhưng “ yêu thương theo cách của Thiên Chúa thì luôn yêu thương và tha thứ” đó chính là lòng thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số điểm mà theo ngài là chủ đề chính cho các Sứ Giả luôn ghi nhớ trong khi thi hành sứ vụ của mình trong suốt Năm Thánh.
Việc đầu tiên để nhớ là “ các con được mời gọi để thể hiện tình mẫu tử của Giáo Hội.”
“Giáo Hội là Mẹ” không chỉ bởi Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh sản ra những người con mới trong đức tin, nhưng Giáo Hội còn nuôi dưỡng đức tin ấy và ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và đời sống mới, hoa quả của sự hoán cải.” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.
Nếu ý thức về Giáo Hội như là một người Mẹ bị mất đi do sự chai cứng của chúng ta thì sự tai hại nghiêm trọng đầu tiên chính là đức tin, bởi vì nó ngăn cản người ta ăn năn trở về với Thân Thể Chúa Kitô, nó hạn chế khả năng của tội nhân để cảm thấy mình hòa nhập với cộng đoàn.
Vì thế Sứ Giả của Lòng Thương Xót hãy thể hiện như một người mẹ, “chào đón bất cứ ai đến với mình, nhận thức rằng thông qua Giáo Hội Mẹ họ được đưa đến với Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng nói dù bất cứ tội gì được xưng thú “mỗi sứ giả cần nhớ đến tội của chính mình và khiêm nhường đặt mình như là máng chảy của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng khao khát xin được tha thứ trong trái tim của hối nhân. Ước muốn này là hoa trái của cả hai : của ân sủng và của hành vi ăn năn. Ngài nhắc nhở các Sứ Giả rằng lòng ước muốn là khởi đầu của sự hối cải. Sự hối cải bắt đầu khi lòng mình nhận biết những điều xấu xa đã làm và quay về với Thiên Chúa với hy vọng được tha thứ.
Sự khao khát được tha thứ sẽ tăng thêm khi “ tận trong đáy tâm hồn muốn thay đổi đời sống và không muốn phạm tội nữa,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như thế và khuyên các Sứ Giả hãy “ dành nhiều chỗ cho lòng khao khát này nơi Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài”
Điểm cuối cùng Đức Giáo Hoàng muốn nói đến là sự xấu hổ, tuy ít được nhắn đến nhưng khá quan trọng. Không dễ dàng gì cho một người lại đi xưng thú tội mình với một người khác, một người đại diện của Thiên Chúa. Xấu hổ là “ một cảm giác thân mật có ảnh hưởng đến đời sống con người và đòi hỏi một thái độ tôn trọng và khuyến khích của cha giải tội.”
Chỉ vào hình ảnh của Noah trần truồng trong lều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò của một cha giải tội.
“Trước mắt chúng ta là một con người trần trịu, với tất cả những yếu đuối bất toàn và giới hạn của họ, cùng với sự xấu hổ của một người có tội,” Ngài kêu gọi các linh mục luôn nhớ rằng không phải là đống tội đang ngồi trước tòa giải tội nhưng là một kẻ có tội đang ăn năn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng đây không phải là “ câu lạc bộ để xét đoán” nhằm mang những con chiên lạc trở lại đoàn chiên, mà đúng hơn sự thánh thiêng nơi cá nhân chính thực là nguồn gốc đổi mới và canh tân Giáo Hội.
Sự thánh thiện được nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng cách biết để nâng lên sự nặng nề của những kẻ yếu đuối nhất. Vai trò của Sứ Giả của Lòng Thương Xót là mang vác những tội nhân “ trên lưng của mình” và an ủi họ “ bằng sức mạnh của lòng xót thương.”
Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng khi lưng con oằn xuống bởi sự nặng nề của tội lỗi được xưng thú cũng như những giới hạn của riêng cá nhân mình và thiếu lời an ủi thì hãy phó thác " vào sức mạnh của lòng thương xót,dành sẵn cho mọi người như tình yêu không hề có giới hạn."
Kết thúc phần chia sẻ, Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng Ngài luôn nhớ đến họ trong kinh nguyện và xin Mẹ Maria nâng đỡ và cầu bầu để họ hoàn tất phần vụ của mình trong Năm Thánh này.
Giuse Thẩm Nguyễn
Giuse Thẩm Nguyễn2/10/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
(EWTN News/CNA) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp 650 trong số 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả của Lòng Thương Xót, và nói với các linh mục hãy thể hiện sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa cho những người đến xưng tội với các ngài trong Năm Thánh này.
"Chúng ta đừng quên: trước mặt chúng ta không phải là tội, nhưng là một hối nhân. Một người khao khát được chào đón và tha thứ ", và không còn muốn sống xa lìa Thiên Chúa nữa, Đức Giáo Hoàng đã nói như thế vào ngày 09 tháng 2.
Ngài nhắc đến đoạn Kinh Thánh nói về ông Noah, sau trận lụt, ông đã bị say rượu nho và ông đã nằm trần truồng trong lều của mình. Người con trai tên Ham thì cười ông, trong khi những người con trai khác là Shem và Japheth thì lấy chăn để che phủ cho ông.
Khi nói chuyện với những người đến tòa giải tội với tư cách là linh mục cũng như là nhà truyền giáo "chúng ta không được có thái độ của kẻ phán xét với một cảm giác cao ngạo, như thể chúng ta miễn nhiễm với tội lỗi", nhưng chúng ta phải đến với thái độ của Shem và Japheth , bảo vệ cho cha mình khỏi sự xấu hổ.
“Là một cha giải tội với tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là che phủ tội nhân với tấm chăn của lòng thương xót để họ không còn cảm thấy xấu hổ và có thể khôi phục lại niềm vui của một người con.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các Sứ Giả của Lòng Thương Xót trong Cung điện Tông Đồ của Vatican chia sẻ những suy tư của ngài về vai trò đặc biệt của họ trong Năm Thánh . Ngài sẽ ban cho họ nhiệm vụ chính thức trong ngày Thứ tư Lễ Tro ngày 10 tháng 2 trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Trong số hơn 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả Của Lòng Thương Xót thì chỉ có 650 vị đến được Roma để nhận nhiệm vụ chính thức.
Được lựa chọn từ khắp các châu lục, các linh mục này sẽ được cung cấp những khả năng để tha thứ tội lỗi trong các trường hợp chỉ dành cho Tòa Thánh.
Mặc dù có rất nhiều tội lỗi như vậy, Tòa Thánh đã làm rõ rằng các Sứ Giả Của Lòng Thương Xót sẽ " hạn chế độc quyền” trong bốn loại tội.
Đó là xúc phạm đến phép Thánh Thể như lấy mình thánh vứt bỏ hay giữ ở nơi nào đó mà xúc phạm; Việc xử dụng vũ lực chống lại Đức Giáo Hoàng; Dấu hiệu rõ ràng phạm giới răn Thứ Sáu ( Chớ làm sự dâm dục); và chống lại trực tiếp Bí Tích Giải Tội.
Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng để trở thành một Sứ Giả Của Lòng Thương Xót là một trách nhiệm được giao phó " bởi vì việc này yêu cầu các con phải là chứng nhân đầu tiên sự gần gũi và lối bước yêu thương của Thiên Chúa."
Tình yêu của chúng ta thì có giới hạn và có lúc mâu thuẫn, nhưng “ yêu thương theo cách của Thiên Chúa thì luôn yêu thương và tha thứ” đó chính là lòng thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số điểm mà theo ngài là chủ đề chính cho các Sứ Giả luôn ghi nhớ trong khi thi hành sứ vụ của mình trong suốt Năm Thánh.
Việc đầu tiên để nhớ là “ các con được mời gọi để thể hiện tình mẫu tử của Giáo Hội.”
“Giáo Hội là Mẹ” không chỉ bởi Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh sản ra những người con mới trong đức tin, nhưng Giáo Hội còn nuôi dưỡng đức tin ấy và ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và đời sống mới, hoa quả của sự hoán cải.” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.
Nếu ý thức về Giáo Hội như là một người Mẹ bị mất đi do sự chai cứng của chúng ta thì sự tai hại nghiêm trọng đầu tiên chính là đức tin, bởi vì nó ngăn cản người ta ăn năn trở về với Thân Thể Chúa Kitô, nó hạn chế khả năng của tội nhân để cảm thấy mình hòa nhập với cộng đoàn.
Vì thế Sứ Giả của Lòng Thương Xót hãy thể hiện như một người mẹ, “chào đón bất cứ ai đến với mình, nhận thức rằng thông qua Giáo Hội Mẹ họ được đưa đến với Chúa Kitô.”
Đức Giáo Hoàng nói dù bất cứ tội gì được xưng thú “mỗi sứ giả cần nhớ đến tội của chính mình và khiêm nhường đặt mình như là máng chảy của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.”
Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng khao khát xin được tha thứ trong trái tim của hối nhân. Ước muốn này là hoa trái của cả hai : của ân sủng và của hành vi ăn năn. Ngài nhắc nhở các Sứ Giả rằng lòng ước muốn là khởi đầu của sự hối cải. Sự hối cải bắt đầu khi lòng mình nhận biết những điều xấu xa đã làm và quay về với Thiên Chúa với hy vọng được tha thứ.
Sự khao khát được tha thứ sẽ tăng thêm khi “ tận trong đáy tâm hồn muốn thay đổi đời sống và không muốn phạm tội nữa,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như thế và khuyên các Sứ Giả hãy “ dành nhiều chỗ cho lòng khao khát này nơi Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài”
Điểm cuối cùng Đức Giáo Hoàng muốn nói đến là sự xấu hổ, tuy ít được nhắn đến nhưng khá quan trọng. Không dễ dàng gì cho một người lại đi xưng thú tội mình với một người khác, một người đại diện của Thiên Chúa. Xấu hổ là “ một cảm giác thân mật có ảnh hưởng đến đời sống con người và đòi hỏi một thái độ tôn trọng và khuyến khích của cha giải tội.”
Chỉ vào hình ảnh của Noah trần truồng trong lều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò của một cha giải tội.
“Trước mắt chúng ta là một con người trần trịu, với tất cả những yếu đuối bất toàn và giới hạn của họ, cùng với sự xấu hổ của một người có tội,” Ngài kêu gọi các linh mục luôn nhớ rằng không phải là đống tội đang ngồi trước tòa giải tội nhưng là một kẻ có tội đang ăn năn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng đây không phải là “ câu lạc bộ để xét đoán” nhằm mang những con chiên lạc trở lại đoàn chiên, mà đúng hơn sự thánh thiêng nơi cá nhân chính thực là nguồn gốc đổi mới và canh tân Giáo Hội.
Sự thánh thiện được nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng cách biết để nâng lên sự nặng nề của những kẻ yếu đuối nhất. Vai trò của Sứ Giả của Lòng Thương Xót là mang vác những tội nhân “ trên lưng của mình” và an ủi họ “ bằng sức mạnh của lòng xót thương.”
Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng khi lưng con oằn xuống bởi sự nặng nề của tội lỗi được xưng thú cũng như những giới hạn của riêng cá nhân mình và thiếu lời an ủi thì hãy phó thác " vào sức mạnh của lòng thương xót,dành sẵn cho mọi người như tình yêu không hề có giới hạn."
Kết thúc phần chia sẻ, Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng Ngài luôn nhớ đến họ trong kinh nguyện và xin Mẹ Maria nâng đỡ và cầu bầu để họ hoàn tất phần vụ của mình trong Năm Thánh này.
Giuse Thẩm Nguyễn
Nguồn:http://www.vietcatholic.net/News/Html/179583.htm