Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm B
Điều mà trong ngôn ngữ thông thường chúng ta gọi là “cám dỗ” thực ra trên bình diện tôn giáo lại là một thực tại rất phức tạp. Vì tính cách phức tạp đó chúng ta không thể nhận ra cách dễ dàng Chúa Giêsu đã muốn bị cám dỗ về sự gì và cách nào. Có nhiều yếu tố trong cách thức thông thường để hiểu sự cám dỗ
- cái gợi lên lòng ước muốn;
- động lực thúc đẩy có căn nguyên nội tâm hay từ bên ngoài, lôi cuốn vào một hành động;
- phát hiện bằng một cuộc thử thách, những đức tính hay là những nết xấu của một người nào;
- xúi giục phạm tội, hoặc bằng sự kích thích các thú vui xác thịt, hoặc bằng cách lường gạt, thúc đẩy làm điều xấu nguỵ trang với những bề ngoài của sự tốt lành (một sự tốt lành giới hạn nào đó).
Con người đầy dục vọng, chúng ta luôn luôn sẵn sàng thức dậy. Tội nguyên tổ đã làm rối loạn sự diễn tiến của các dục vọng đó, thành thử các dục vọng ấy ngày nay lan tràn đến cả những việc xấu cũng như những việc tốt. Khi một việc xấu đề nghị với chúng ta một ước muốn, thì đó là một sự cám dỗ. Nhưng đến chừng nào việc xấu ấy còn ở ngoài chúng ta và đến khi nào nó vào hẳn bên trong chúng ta? Nhiều sự dơ bẩn có thể làm hoen ố một con người song vẫn không làm thiệt hại gì. Để so sánh, tục ngữ có câu: “Nước đổ đầu vịt” là thế. Trái lại, sự rấy lên của lòng ước muốn một điều xấu xa, có thể khuấy rối hay gây ra một tâm trạng mù mờ nửa phạm tội nửa không. Tình trạng đó người ta cho là chưa hẳn có tội, nhưng làm lo ngại. Chúng ta không nói đến sự ưng thuận tất nhiên dẫn đến tội rồi.
Trong giới hạn nào, chúng ta có thể suy tư về sự cám dỗ của Chúa Giêsu?
Mà đây là một sự kiện. Chúa Giêsu muốn biết sự cám dỗ. Người ở trong sa mạc 40 ngày, chịu satan cám dỗ. Người để cho ma quỷ đề nghị với nhân tính của Người, những gì mà nơi chúng ta, gợi lên lòng kiêu ngạo, tính xác thịt và máu tham lam. Chúa Giêsu có bị thử thách bởi sự quyến rũ nào vào sự tội không? Sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu bắt buộc ta trả lời ngay là không. Nhưng Người muốn thử chịu sự nung đốt của những cái thường làm cho các dục vọng của chúng ta cuống quýt. Người muốn dìm thứ vàng ròng của sự thánh thiện Người vào trong lò lửa, ở đó sự yếu đuối của chúng ta tan chảy như chì và nhất là Người muốn cho chúng ta thấy phải phản ứng thế nào?
Chúa Giêsu đã phản ứng như người ta phản ứng khi bị bỏng, nghĩa là bằng phản ứng tự vệ và đề phòng. Người không có bàn cãi với sự cám dỗ. Người đã nhận ra nó tức khắc, và tức khắc người đuổi nó đi, không tranh luận. Đó là bài học thực hành chính yếu mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Đâu là phương cách tốt nhất để nhận ra và đẩy lùi cơn cám dỗ? Phương cách tốt nhất, đó là hãy duy trì nơi mình một ý chí tích cực trung thành với Thiên Chúa. Chúa Giêsu phản ứng bằng bản năng và phản ứng, tại sao vậy? Vì Người là một con người hoàn toàn bị thu hút bởi Con Thiên Chúa. Cũng là người thật như chúng ta, nhưng Người còn là Con Thiên Chúa. Người chống cự lại sự dữ với sự mãnh liệt, và sức mạnh của Thiên Chúa. Người phản ứng lại như thế, vì Người là con ngừơi và là Thiên Chúa. Nếu chúng ta đem gương Chúa Giêsu vào trình độ chúng ta, Chúa dạy chúng ta rằng, chúng ta phải chống cự lại cơn cám dỗ tuỳ theo sức loài người chúng ta nếu chúng ta mang Chúa trong mình cách sâu đậm, chúng ta sẽ phản ứng chống lại cơn cám dỗ với sự sáng suốt và nghị lực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta được ơn không thể bị sa ngã, trái lại là khác, song qua sự việc trên Chúa dạy chúng ta bằng những danh từ nào, chúng ta phải dùng để đặt vấn đề sự cám dỗ. Cuối cùng, chỉ còn lại cho chúng ta việc chính yếu phải lo, đó là lòng trung thành với Chúa, chuyện không chiều theo chước cám dỗ tất nhiên sẽ đến
Chúng ta chỉ còn phải lo cầu xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta khỏi sa chước cám dỗ. Chúng ta hãy cầu xin để Người hằng gìn giữ chúng ta khỏi những cuộc tấn công của sa tan, khỏi những phản bội của sự yếu đuối của chính chúng ta và khi mặc dầu vậy, Chúa vẫn cho phép cơn cám dỗ kéo đến, chúng ta hãy kêu xin Người ban cho chúng ta đủ sáng suốt và sức mạnh để chống lại sự dữ.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỘT PHẢN ỨNG TỐT
Achille DegeestĐiều mà trong ngôn ngữ thông thường chúng ta gọi là “cám dỗ” thực ra trên bình diện tôn giáo lại là một thực tại rất phức tạp. Vì tính cách phức tạp đó chúng ta không thể nhận ra cách dễ dàng Chúa Giêsu đã muốn bị cám dỗ về sự gì và cách nào. Có nhiều yếu tố trong cách thức thông thường để hiểu sự cám dỗ
- cái gợi lên lòng ước muốn;
- động lực thúc đẩy có căn nguyên nội tâm hay từ bên ngoài, lôi cuốn vào một hành động;
- phát hiện bằng một cuộc thử thách, những đức tính hay là những nết xấu của một người nào;
- xúi giục phạm tội, hoặc bằng sự kích thích các thú vui xác thịt, hoặc bằng cách lường gạt, thúc đẩy làm điều xấu nguỵ trang với những bề ngoài của sự tốt lành (một sự tốt lành giới hạn nào đó).
Con người đầy dục vọng, chúng ta luôn luôn sẵn sàng thức dậy. Tội nguyên tổ đã làm rối loạn sự diễn tiến của các dục vọng đó, thành thử các dục vọng ấy ngày nay lan tràn đến cả những việc xấu cũng như những việc tốt. Khi một việc xấu đề nghị với chúng ta một ước muốn, thì đó là một sự cám dỗ. Nhưng đến chừng nào việc xấu ấy còn ở ngoài chúng ta và đến khi nào nó vào hẳn bên trong chúng ta? Nhiều sự dơ bẩn có thể làm hoen ố một con người song vẫn không làm thiệt hại gì. Để so sánh, tục ngữ có câu: “Nước đổ đầu vịt” là thế. Trái lại, sự rấy lên của lòng ước muốn một điều xấu xa, có thể khuấy rối hay gây ra một tâm trạng mù mờ nửa phạm tội nửa không. Tình trạng đó người ta cho là chưa hẳn có tội, nhưng làm lo ngại. Chúng ta không nói đến sự ưng thuận tất nhiên dẫn đến tội rồi.
Trong giới hạn nào, chúng ta có thể suy tư về sự cám dỗ của Chúa Giêsu?
Mà đây là một sự kiện. Chúa Giêsu muốn biết sự cám dỗ. Người ở trong sa mạc 40 ngày, chịu satan cám dỗ. Người để cho ma quỷ đề nghị với nhân tính của Người, những gì mà nơi chúng ta, gợi lên lòng kiêu ngạo, tính xác thịt và máu tham lam. Chúa Giêsu có bị thử thách bởi sự quyến rũ nào vào sự tội không? Sự thánh thiện tuyệt đối của Chúa Giêsu bắt buộc ta trả lời ngay là không. Nhưng Người muốn thử chịu sự nung đốt của những cái thường làm cho các dục vọng của chúng ta cuống quýt. Người muốn dìm thứ vàng ròng của sự thánh thiện Người vào trong lò lửa, ở đó sự yếu đuối của chúng ta tan chảy như chì và nhất là Người muốn cho chúng ta thấy phải phản ứng thế nào?
Chúa Giêsu đã phản ứng như người ta phản ứng khi bị bỏng, nghĩa là bằng phản ứng tự vệ và đề phòng. Người không có bàn cãi với sự cám dỗ. Người đã nhận ra nó tức khắc, và tức khắc người đuổi nó đi, không tranh luận. Đó là bài học thực hành chính yếu mà chúng ta có thể rút tỉa từ câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc. Đâu là phương cách tốt nhất để nhận ra và đẩy lùi cơn cám dỗ? Phương cách tốt nhất, đó là hãy duy trì nơi mình một ý chí tích cực trung thành với Thiên Chúa. Chúa Giêsu phản ứng bằng bản năng và phản ứng, tại sao vậy? Vì Người là một con người hoàn toàn bị thu hút bởi Con Thiên Chúa. Cũng là người thật như chúng ta, nhưng Người còn là Con Thiên Chúa. Người chống cự lại sự dữ với sự mãnh liệt, và sức mạnh của Thiên Chúa. Người phản ứng lại như thế, vì Người là con ngừơi và là Thiên Chúa. Nếu chúng ta đem gương Chúa Giêsu vào trình độ chúng ta, Chúa dạy chúng ta rằng, chúng ta phải chống cự lại cơn cám dỗ tuỳ theo sức loài người chúng ta nếu chúng ta mang Chúa trong mình cách sâu đậm, chúng ta sẽ phản ứng chống lại cơn cám dỗ với sự sáng suốt và nghị lực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Điều này không có nghĩa là chúng ta được ơn không thể bị sa ngã, trái lại là khác, song qua sự việc trên Chúa dạy chúng ta bằng những danh từ nào, chúng ta phải dùng để đặt vấn đề sự cám dỗ. Cuối cùng, chỉ còn lại cho chúng ta việc chính yếu phải lo, đó là lòng trung thành với Chúa, chuyện không chiều theo chước cám dỗ tất nhiên sẽ đến
Chúng ta chỉ còn phải lo cầu xin Thiên Chúa gìn giữ chúng ta khỏi sa chước cám dỗ. Chúng ta hãy cầu xin để Người hằng gìn giữ chúng ta khỏi những cuộc tấn công của sa tan, khỏi những phản bội của sự yếu đuối của chính chúng ta và khi mặc dầu vậy, Chúa vẫn cho phép cơn cám dỗ kéo đến, chúng ta hãy kêu xin Người ban cho chúng ta đủ sáng suốt và sức mạnh để chống lại sự dữ.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN2/suyniem_INDEX.htm