Bài chia sẻ trong ngày cử hành Năm Thánh cho giới Tu sĩ trong giáo phận Quy Nhơn
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
02/Feb/2018
Bài chia sẻ trong ngày cử hành Năm Thánh cho giới Tu sĩ trong giáo phận Quy Nhơn
02/02/2018
Thế là Năm Thánh Hồng Ân của Giáo phận Qui Nhơn chúng ta đã trôi qua được hơn 6 tháng (Khai mạc ngày 26.7.2017) !
Đối với người không có đức tin, hay những người “vốn có đức tin nhưng sống khô khan nguội lạnh…”, thì Năm Thánh, năm Toàn Xá, Năm …cũng chẳng ăn thua gì, chả cần thiết gì, không ảnh hưởng gì !
Nhưng với chúng ta, những người mà đời sống mang “thương hiệu Thánh Hiến”, thì khác. Bởi vì, đời sống nầy, như cách đánh giá của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong Tông Huấn Đời Thánh Hiến, có một vai trò và vị trí đặc biệt làm nên chính đời sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Hội Thánh : “đời sống thánh hiến không chỉ đóng vai trò trợ giúp và nâng đỡ Giáo Hội trong quá khứ, nhưng còn là một ân huệ quý báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của Dân Thiên Chúa, bởi vì đời sống này là một phần sâu xa của nếp sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Dân Thiên Chúa.”
Theo như nội dung ý nghĩa đó của ĐTC, thì có thể nói một cách cường điệu thế nầy : Cứ nhìn các tu sĩ sống và thực hành Năm Thánh như thế nào thì biết được tình trạng sống Năm Thánh của dân Chúa giáo phận như thế !
Vì thế, cho dù có khô khan nguội lạnh hay trễ nải thờ ơ, thì chúng ta không thể để thời gian Năm Thánh nầy qua đi mà không nhận được gì, mà không chuyển biến gì. Cho nên, cuộc họp mặt để cử hành Năm thánh hôm nay thật là thích hợp, thật quý báu, để cùng nhau soi lại đời mình, cuộc sống mình và cam kết thánh hiến của mình trong “bối cảnh Năm Thánh”.
Để khơi gợi một đôi ý tưởng nhằm giúp quý anh chị em suy nghĩ và cầu nguyện trong dịp đặc biệt nầy, trước hết tôi xin giới thiệu một vài ý nghĩa cơ bản của Năm Thánh.
Chúng ta biết rằng: Năm Thánh hay Năm Tòan Xá bắt nguồn từ truyền thống Thánh Kinh khi dân Ít-ra-en đã được chính Thiên Chúa chỉ thị tổ chức thực hiện :
“Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng. Năm toàn xá đó, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình.” (Lv 25,10-13).
Ý nghĩa “Năm Toàn Xá” đầu tiên mà đoạn sách Lê-vi nhấn mạnh đó chính là “Trở về phần sở hữu của mình”. Ngoài ý nghĩa không gian mang chiều kích địa lý, tự nhiên, chúng ta có thể hiểu “trở về phần sở hữu của mình” đó chính là trờ về với căn tính, với con người đích thực, với ơn gọi và sứ mệnh đặc thù của mình.
1. Năm Thánh : Thời gian để trở về “căn tính đời tu” :
Khi nói tới “căn tính” đời tu người ta hay dùng 2 thuật ngữ : đó là “bước theo Chúa Kitô” (Sequela Christi) và “họa lại hình ảnh Đức Kitô” (Alter Christus). Nói cách khác đó là “tự do thanh thoát bước theo Chúa Kitô, trung thành theo mẫu gương đời sống của Ngài qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm (Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng phục) và tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa”.
Được gợi hứng từ trình thuật “viễn cảnh Biến Hình”, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cắt nghĩa rõ hơn “nội dung căn tính” nầy trong Tông huấn “Đời sống thánh hiến”. Xin trích :
“Trong đời sống thánh hiến, vấn đề không phải chỉ là theo Chúa Ki-tô với cả con tim, bằng cách yêu mến Người hơn cha mẹ mình, hơn con trai hay con gái mình" (x. Mt 10,37), như mỗi môn đệ đều phải làm, nhưng còn là sống và diễn tả điều đó bằng việc biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, bằng một cuộc gắn bó triệt để, báo trước sự hoàn thiện cánh chung, tuỳ theo các đoàn sủng khác nhau và trong mức độ có thể đạt được trong thời gian…”
Về đoàn sủng khác nhau thì ở đây, thì xin được dành riêng cho mỗi Hội Dòng, Tu đoàn.
Như vậy, chuyện xem ra chẳng có gì mới. Không có Năm Thánh thì tu sĩ buộc phải như thế mà. Nhưng, chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của sách Khải Huyền :
“Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì Danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều nầy : ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.” (Kh 2, 2-5).
Nhưng chắc có người lại mặc cảm tự ty : “Giáo dân, giáo phận có liên quan gì tới cuộc sống tu trì của chúng tôi đâu !”. Có đấy. Chính Tông thư “Xuất phát lại từ Đức Kitô”, Thánh bộ Đời sống Thánh Hiến và Hiệp Hội Tông Đồ đã khẳng định :
“Chính trong cuộc sống đơn sơ từng ngày mà đời sống thánh hiến dần dần chín muồi để trở thành lời loan báo về một lối sống khác với lối sống của thế giới và nền văn hoá thống trị. Căn cứ trên lối sống đó và nỗ lực tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối, đời sống thánh hiến đề nghị một phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại trong thời đại. Như thế, đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do để hy vọng trong lòng Giáo hội, cho đời sống con người và cho chính đời sống Giáo hội.”
Tôi chỉ xin nhắc lại hai điểm nhấn về sự tác động của đời sống thánh hiến trên dân Chúa, (cách riêng, trong Năm Thánh nầy, với giáo phận Qui Nhơn) : “phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại” và “một phúc lành và lý do để hy vọng”.
Phải chăng, cũng chính vì tầm quan trọng của ý nghĩa và mục tiêu nầy đối với các tu sĩ nam nữ trong Năm Thánh giáo phận, nên Ý cầu nguyện về truyền giáo trong Lịch Phụng giáo phận 2018 đã ghi rõ : “Với tấm lòng tưởng nhở nhớ công ơn các tiên nhân, xin cho mọi thành phần dân Chúa giáo phận Qui Nhơn, nhất là tu sĩ nam nữ, biết ý thức và sống đúng căn tính của mình”.
2. Thời khắc để “mảnh đất tâm hồn nghỉ ngơi” : Canh tân đời sống nội tâm – Cầu nguyện.
“Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng”
Nếu Năm Thánh của dân Ít-ra-en đó là thời kỳ “cần lao gác lại, đất đai được nghỉ ngơi”, thì hôm nay, Năm Thánh đối với giáo phận cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi thành phần dân Chúa trong đó có chúng ta phải để cho “mảnh đất tâm hồn mình được nghỉ ngơi”. Đó là cuộc nghỉ ngơi theo đúng chỉ thị của Đức Kitô dành cho cho các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31), cuộc nghỉ ngơi khỏi những lo toan, bận rộn đời thường, những “lo ra chia trí vì những nhu cầu “cơm áo gạo tiền”, những tranh chấp hơn thua, những lỗ lời mặc cả…
Nói cách khác, thời gian Năm Thánh chắc chắn là thích hợp nhất để mọi người “sắp đặt lại đời sống nội tâm của chính mình”, củng cố những rạn nứt, hong khô những ướt át, đốt nóng những nguội lạnh, nghiêm lại những nhếch nhác biếng lười…
Có rất nhiều “địa chỉ” để chúng ta “hoán cải nội tâm” và “canh tân việc cầu nguyện” :
- Tham dự Thánh lễ hằng ngày đã thật sốt sắng như một lần gặp gỡ Chúa Kitô trong bàn tiệc ?
- Giờ kinh Phụng Vụ là những lời ca kinh tuyệt vời được cất lên trong niềm vui và hạnh phúc ?
- Mỗi lần quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội luôn mang tâm tình của một “Người con hoang trong vòng tay Cha” ?
- Những lời kinh Mân Côi, những trang Lời Chúa, những câu nguyện tắt…không lẽ đã “xưa rồi diễm ơi?”….
Chính khi chúng ta “kiện toàn đời sống thiêng liêng, đời sống cầu nguyện…của chính mình” chúng ta sẽ mang lại một trợ giúp cần thiết, một điểm tựa quý báu cho cộng đoàn dân Chúa, như khẳng định của Tông thư “Xuất phát lại từ Đức Kitô” :
“Sự cống hiến của những người thánh hiến nhằm phục vụ phẩm chất đời sống theo Tin Mừng đóng góp vào việc giữ cho sống động, bằng nhiều cách thức, những việc thực hành thiêng liêng trong Dân Thiên Chúa. Các cộng đoàn tu trì luôn tìm cách trở nên những nơi chốn để lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, cử hành phụng vụ, huấn luyện cầu nguyện và đồng hành qua việc linh hướng. Vì thế, dù không nhận thức rõ, sự trợ giúp đó cũng mang lại lợi ích hỗ tương.”
Hy vọng trong Năm Thánh nầy, nơi nào có sự hiện diện của cộng đoàn tu trì hay được tiếp cận thường xuyên với những người tu sĩ, mọi sự sẽ khá hơn, đạo đức hơn, hiệp nhất hơn, …!
3. Thời khắc để “canh tân các mối tương quan”.
Tuyền thống Năm Thánh của dân Ít-ra-en còn nhấn mạnh khía cạnh “chuộc đất, chuộc nhà, giải phóng nô lệ” :
“đến thời kỳ toàn xá, của bán sẽ ra khỏi tay người mua, và người bán sẽ trở về phần sở hữu của mình…(…) Nếu người anh em của (các) ngươi lâm cảnh túng thiếu bên cạnh (các) ngươi và phải bán mình cho (các) ngươi, thì (các) ngươi không được bắt nó làm công việc của người nô lệ ; nó sẽ ở với (các) ngươi như một người làm thuê, một khách trọ, và sẽ phục vụ trong nhà (các) ngươi cho đến năm toàn xá ; khi đó, nó cùng với con cái nó sẽ ra khỏi nhà (các) ngươi, sẽ trở về thị tộc mình, sẽ trở về phần sở hữu của cha ông nó. Quả thế, chúng là tôi tớ của Ta, mà Ta đã đưa ra khỏi đất Ai-cập, không được bán chúng như bán nô lệ. (Các) ngươi không được thống trị chúng cách hà khắc, nhưng hãy kính sợ Thiên Chúa của (các) ngươi.” (Lv 25,23-43).
Như vậy, dịp Năm Thánh nầy là thời gian thích hợp và cần thiết nhất để chúng ta cùng “tính sổ” với chính lương tâm mình, cuộc “tính sổ” về các mối tương quan, tính sổ lòng bác ái, tính sổ luật yêu thương để can đảm gác lại mọi mối tị hiềm, mọi lòng đố kỵ, mọi cái nhìn khe khắt, thiên kiến với đôi kính đen ngòm của tự ái, sĩ diện…
Càng vứt đi cái “bị” hận thù, ganh ghét, thì hành trang Năm Thánh trên đôi vai chúng ta càng nhẹ nhõm, cõi lòng càng thanh thản, và dĩ nhiên, đó là điều kiện thích hợp để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, đón nhận hồng ân.
Hãy thành thật với chính lương tâm mình, con tim mình và soi xét cho thật kỷ : biết đâu ở trong một góc nhỏ nào đó vẫn thấp thoáng một hình bóng, vẫn lợn cợn một gương mặt, vẫn chênh vênh một con người, một ai đó…mà mình chưa bắt lại nhịp cầu, chưa khiêm nhượng đủ để nhận lỗi và không đủ bao dung để thứ tha…!
Năm Thánh mà ! Hẹp hòi làm chi, cố chấp làm gì ! Cay đắng có được gì đâu.
4. Thời khắc để “xức dầu thơm lên giáo phận”.
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi…công bố một năm hồng ân của Chúa”. (Lc 4,18-19).
Với Đức Kitô thì rõ ràng, việc “công bố Năm Hồng Ân” gắn liền với việc “Xức Dầu của Thần Khí”. Nói cách khác, Năm Thánh, Năm Hồng ân, sẽ là thời khắc đặc biệt để “Dầu Thần Khí tuôn tràn trên dân Chúa” (qua Đấng được xức dầu).
Chúng ta thử nghe Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngỏ lời với chính chúng ta về việc “xức dầu” nầy, từ gợi ý của việc “xức dầu” tại Bêtania :
“…Dầu thơm quí giá được đổ ra như một tác động hoàn toàn vì tình yêu, và như thế vượt ra ngoài mọi tính toán "vụ lợi", là dấu chỉ của một sự nhưng không tràn đầy biểu lộ qua một đời sống được tiêu hao đi để yêu mến và phục vụ Chúa, để hiến thân cho Người và cho Nhiệm thể Người. Đời sống "được đổ tràn ra" không tính toán đó lan toả hương thơm khắp cả nhà. Cũng như xưa, ngôi nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội được trang điểm và nên giàu có nhờ sự hiện diện của đời thánh hiến. Đối với con người bị vẽ đẹp và sự tốt lành của Chúa chinh phục từ thâm tâm, thì điều có thể xem là một lãng phí trước mắt loài người, lại là một lời đáp rõ ràng của tình yêu…”
Vâng, chỉ khi nào chúng ta cảm nhận thật sự và xác tín thường xuyên về căn tính ơn gọi, sự chọn lựa đi con đường Thập Giá là một hồng ân cao quý, một hạnh phúc tuyệt vời mà cái giá chúng ta phải trả là chính “bình dầu cuộc đời mình” lại chắng sá kể gì, chẳng thấm vào đâu, thì chúng ta mới thật sự hạnh phúc.
Mà không phải chỉ cho chúng ta thôi đâu. “Bình dầu thơm được đập bể để xức chân Chúa” như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, sẽ “lan toả hương thơm khắp cả nhà”, sẽ làm “bừng nở hoa hồng tình yêu” cho những cuộc đời băng giá (chuyện chim họa mi và cây hoa hồng của Oscar Wilde – 1854-1900), sẽ thắp sáng lên những ngọn đèn leo lắt tối tăm nơi những căn hộ hẩm hiu cô độc (cây đèn mẹ Thánh Têrêsa Calcutta thắp cho một cụ già), sẽ làm nên “những con đường đầy hoa” nối liền những “ốc đảo” xa xôi cách biệt để mở ra những gặp gỡ, yêu thương, bao dung, đón nhận (con đường nối liền hai cái hang của 2 tên cướp)…
Dầu quảng đại, dầu chia sẻ, dầu hy sinh quên mình, dầu thuộc về Chúa Kitô, dầu phục vụ yêu thương con người…quý hóa làm sao !
Riêng tôi, tôi đọc thấy “bình đầu thơm của cô Maria đó” hiển hiện thật rõ nét nơi 3 cuộc đời của 3 vị nữ tu mà đã khiến làn truyền thông của thế giới và của Giáo Hội tốn rất nhiều giấy mực. Đó là 3 cuộc đời thánh hiến với 3 nét đặc trưng :
- Sắc đẹp của nữ tu Dolores Hart (Sinh năm 1938, người Mỹ). Là diễn viên điện ảnh tiếng tăm của Hollywood với 10 bộ phim ăn khách, năm 1963 đã bỏ lại tất cả để dấn thân sống đời thánh hiến trong tu viên Regina Laudis thuộc thị trấn Bethlehem bang Connecticut.
- Giọng ca của nữ tu Cristiana Scuccia. (Sinh năm 1988, Người Sicile, Ý). Đã có một thời tuổi trẻ xa lìa đức tin Công Giáo. Với niềm đam mê ca vũ, sau vai diễn nữ tu Rosa trong vỡ nhạc kịch của các nữ tu Dòng Ursuline kỷ niệm 100 năm, đã trở lại và nhập dòng. Năm 2014, đã chiếm giải quán quân trong chương trình âm nhạc The Voice Italia 2014. Chính trên sân khấu truyền hình, nữ tu Cristiana đã làm chứng về việc “loan báo Tin Mừng cho những vùng ngoại vi theo tinh thần “đi ra” của ĐTC Phanxico.
- Nụ cười của nữ tu Cecilia. (Người Argentina). Cách đây gần một năm, vào ngày thứ ba 28/6/2016, trên trang mạng Vnexpress đã đăng một bản tin cùng với bức hình nữ tu Cecilia người Argentine vừa mới qua đời với nụ cười rạng rỡ. Bản tin có tựa đề : Nụ cười phút lâm chung của một nữ tu bị ung thư phổi ; và sau đó đã mở đầu bằng những dòng: “Cái chết là bi kịch với nhân loại song lại là hạnh phúc rực rỡ trong tâm trí sơ Cecilia, người có niềm tin vào cõi vĩnh hằng và vòng tay Đức Chúa Trời.”
Sở dĩ tôi muốn đưa ra 3 hình ảnh nữ tu nầy trong nội dung chia sẻ cuối cùng nầy, bởi vì tôi nhận ra nơi 3 cuộc đời của 3 nữ tu đó bao gồm cả chiều dài của một cuộc đời theo Chúa của tất cả chúng ta.
Vâng, chúng ta đều đã có một thời xuân sắc, tuổi trẻ, sắc đẹp, mộng ước và cả tình yêu…Nhưng rồi đã nghe tiếng Chúa gọi mời và đã bỏ lại tất cả như nữ tu “diễn viên điện ảnh Dolores” để tận hiến cuộc đời phục vụ lý tưởng “tình yêu dâng hiến”.
Và rồi, trong cuộc đời thánh hiến đã đi qua và cho đến hôm nay, anh chị em chúng ta đã cất lên “tiếng hát của đời mình” để phục vụ và loan truyền Lời Chúa qua bao nhiêu “sân khấu cuộc đời” như tiếng hát của nữ tu Cristiana.
Và một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở về nơi nhà hưu hay âm thầm trên giường bệnh để đợi chờ giây phút “gặp gỡ Đấng tình quân Giêsu” trong nụ cười mãn nguyện và hạnh phúc của nữ tu Cecilia…!
Vâng, ngôi nhà của Hội Thánh, của giáo phận, và của thế giới nầy luôn cần “những hương thơm” từ những “bình dầu thơm sẵn sàng bị đập bể của “những cô Maria Bêtania.”
Lời sau cùng xin được nhắn gởi : Mỗi ngày chúng ta có thể tự đặt câu hỏi cho riêng mình: “Không lẽ Năm Thánh giáo phận đã trở thành năm cũ rồi sao ?”.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/241211.htm
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
02/Feb/2018
ĐÃ TRỞ THÀNH NĂM CŨ RỒI SAO ?
Bài chia sẻ trong ngày cử hành Năm Thánh cho giới Tu sĩ trong giáo phận Quy Nhơn
02/02/2018
Thế là Năm Thánh Hồng Ân của Giáo phận Qui Nhơn chúng ta đã trôi qua được hơn 6 tháng (Khai mạc ngày 26.7.2017) !
Đối với người không có đức tin, hay những người “vốn có đức tin nhưng sống khô khan nguội lạnh…”, thì Năm Thánh, năm Toàn Xá, Năm …cũng chẳng ăn thua gì, chả cần thiết gì, không ảnh hưởng gì !
Nhưng với chúng ta, những người mà đời sống mang “thương hiệu Thánh Hiến”, thì khác. Bởi vì, đời sống nầy, như cách đánh giá của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trong Tông Huấn Đời Thánh Hiến, có một vai trò và vị trí đặc biệt làm nên chính đời sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Hội Thánh : “đời sống thánh hiến không chỉ đóng vai trò trợ giúp và nâng đỡ Giáo Hội trong quá khứ, nhưng còn là một ân huệ quý báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của Dân Thiên Chúa, bởi vì đời sống này là một phần sâu xa của nếp sống, sự thánh thiện và sứ mạng của Dân Thiên Chúa.”
Theo như nội dung ý nghĩa đó của ĐTC, thì có thể nói một cách cường điệu thế nầy : Cứ nhìn các tu sĩ sống và thực hành Năm Thánh như thế nào thì biết được tình trạng sống Năm Thánh của dân Chúa giáo phận như thế !
Vì thế, cho dù có khô khan nguội lạnh hay trễ nải thờ ơ, thì chúng ta không thể để thời gian Năm Thánh nầy qua đi mà không nhận được gì, mà không chuyển biến gì. Cho nên, cuộc họp mặt để cử hành Năm thánh hôm nay thật là thích hợp, thật quý báu, để cùng nhau soi lại đời mình, cuộc sống mình và cam kết thánh hiến của mình trong “bối cảnh Năm Thánh”.
Để khơi gợi một đôi ý tưởng nhằm giúp quý anh chị em suy nghĩ và cầu nguyện trong dịp đặc biệt nầy, trước hết tôi xin giới thiệu một vài ý nghĩa cơ bản của Năm Thánh.
Chúng ta biết rằng: Năm Thánh hay Năm Tòan Xá bắt nguồn từ truyền thống Thánh Kinh khi dân Ít-ra-en đã được chính Thiên Chúa chỉ thị tổ chức thực hiện :
“Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng. Năm toàn xá đó, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình.” (Lv 25,10-13).
Ý nghĩa “Năm Toàn Xá” đầu tiên mà đoạn sách Lê-vi nhấn mạnh đó chính là “Trở về phần sở hữu của mình”. Ngoài ý nghĩa không gian mang chiều kích địa lý, tự nhiên, chúng ta có thể hiểu “trở về phần sở hữu của mình” đó chính là trờ về với căn tính, với con người đích thực, với ơn gọi và sứ mệnh đặc thù của mình.
1. Năm Thánh : Thời gian để trở về “căn tính đời tu” :
Khi nói tới “căn tính” đời tu người ta hay dùng 2 thuật ngữ : đó là “bước theo Chúa Kitô” (Sequela Christi) và “họa lại hình ảnh Đức Kitô” (Alter Christus). Nói cách khác đó là “tự do thanh thoát bước theo Chúa Kitô, trung thành theo mẫu gương đời sống của Ngài qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm (Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng phục) và tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa”.
Được gợi hứng từ trình thuật “viễn cảnh Biến Hình”, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cắt nghĩa rõ hơn “nội dung căn tính” nầy trong Tông huấn “Đời sống thánh hiến”. Xin trích :
“Trong đời sống thánh hiến, vấn đề không phải chỉ là theo Chúa Ki-tô với cả con tim, bằng cách yêu mến Người hơn cha mẹ mình, hơn con trai hay con gái mình" (x. Mt 10,37), như mỗi môn đệ đều phải làm, nhưng còn là sống và diễn tả điều đó bằng việc biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, bằng một cuộc gắn bó triệt để, báo trước sự hoàn thiện cánh chung, tuỳ theo các đoàn sủng khác nhau và trong mức độ có thể đạt được trong thời gian…”
Về đoàn sủng khác nhau thì ở đây, thì xin được dành riêng cho mỗi Hội Dòng, Tu đoàn.
Như vậy, chuyện xem ra chẳng có gì mới. Không có Năm Thánh thì tu sĩ buộc phải như thế mà. Nhưng, chúng ta hãy nhớ lại lời cảnh báo của sách Khải Huyền :
“Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì Danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều nầy : ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.” (Kh 2, 2-5).
Nhưng chắc có người lại mặc cảm tự ty : “Giáo dân, giáo phận có liên quan gì tới cuộc sống tu trì của chúng tôi đâu !”. Có đấy. Chính Tông thư “Xuất phát lại từ Đức Kitô”, Thánh bộ Đời sống Thánh Hiến và Hiệp Hội Tông Đồ đã khẳng định :
“Chính trong cuộc sống đơn sơ từng ngày mà đời sống thánh hiến dần dần chín muồi để trở thành lời loan báo về một lối sống khác với lối sống của thế giới và nền văn hoá thống trị. Căn cứ trên lối sống đó và nỗ lực tìm kiếm Đấng Tuyệt Đối, đời sống thánh hiến đề nghị một phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại trong thời đại. Như thế, đời sống thánh hiến là một phúc lành và lý do để hy vọng trong lòng Giáo hội, cho đời sống con người và cho chính đời sống Giáo hội.”
Tôi chỉ xin nhắc lại hai điểm nhấn về sự tác động của đời sống thánh hiến trên dân Chúa, (cách riêng, trong Năm Thánh nầy, với giáo phận Qui Nhơn) : “phương dược thiêng liêng nhằm chữa trị các điều ác hại” và “một phúc lành và lý do để hy vọng”.
Phải chăng, cũng chính vì tầm quan trọng của ý nghĩa và mục tiêu nầy đối với các tu sĩ nam nữ trong Năm Thánh giáo phận, nên Ý cầu nguyện về truyền giáo trong Lịch Phụng giáo phận 2018 đã ghi rõ : “Với tấm lòng tưởng nhở nhớ công ơn các tiên nhân, xin cho mọi thành phần dân Chúa giáo phận Qui Nhơn, nhất là tu sĩ nam nữ, biết ý thức và sống đúng căn tính của mình”.
2. Thời khắc để “mảnh đất tâm hồn nghỉ ngơi” : Canh tân đời sống nội tâm – Cầu nguyện.
“Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng”
Nếu Năm Thánh của dân Ít-ra-en đó là thời kỳ “cần lao gác lại, đất đai được nghỉ ngơi”, thì hôm nay, Năm Thánh đối với giáo phận cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi thành phần dân Chúa trong đó có chúng ta phải để cho “mảnh đất tâm hồn mình được nghỉ ngơi”. Đó là cuộc nghỉ ngơi theo đúng chỉ thị của Đức Kitô dành cho cho các môn sinh : “Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng …” (Mc 6, 31), cuộc nghỉ ngơi khỏi những lo toan, bận rộn đời thường, những “lo ra chia trí vì những nhu cầu “cơm áo gạo tiền”, những tranh chấp hơn thua, những lỗ lời mặc cả…
Nói cách khác, thời gian Năm Thánh chắc chắn là thích hợp nhất để mọi người “sắp đặt lại đời sống nội tâm của chính mình”, củng cố những rạn nứt, hong khô những ướt át, đốt nóng những nguội lạnh, nghiêm lại những nhếch nhác biếng lười…
Có rất nhiều “địa chỉ” để chúng ta “hoán cải nội tâm” và “canh tân việc cầu nguyện” :
- Tham dự Thánh lễ hằng ngày đã thật sốt sắng như một lần gặp gỡ Chúa Kitô trong bàn tiệc ?
- Giờ kinh Phụng Vụ là những lời ca kinh tuyệt vời được cất lên trong niềm vui và hạnh phúc ?
- Mỗi lần quỳ xuống nơi Tòa Giải Tội luôn mang tâm tình của một “Người con hoang trong vòng tay Cha” ?
- Những lời kinh Mân Côi, những trang Lời Chúa, những câu nguyện tắt…không lẽ đã “xưa rồi diễm ơi?”….
Chính khi chúng ta “kiện toàn đời sống thiêng liêng, đời sống cầu nguyện…của chính mình” chúng ta sẽ mang lại một trợ giúp cần thiết, một điểm tựa quý báu cho cộng đoàn dân Chúa, như khẳng định của Tông thư “Xuất phát lại từ Đức Kitô” :
“Sự cống hiến của những người thánh hiến nhằm phục vụ phẩm chất đời sống theo Tin Mừng đóng góp vào việc giữ cho sống động, bằng nhiều cách thức, những việc thực hành thiêng liêng trong Dân Thiên Chúa. Các cộng đoàn tu trì luôn tìm cách trở nên những nơi chốn để lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa, cử hành phụng vụ, huấn luyện cầu nguyện và đồng hành qua việc linh hướng. Vì thế, dù không nhận thức rõ, sự trợ giúp đó cũng mang lại lợi ích hỗ tương.”
Hy vọng trong Năm Thánh nầy, nơi nào có sự hiện diện của cộng đoàn tu trì hay được tiếp cận thường xuyên với những người tu sĩ, mọi sự sẽ khá hơn, đạo đức hơn, hiệp nhất hơn, …!
3. Thời khắc để “canh tân các mối tương quan”.
Tuyền thống Năm Thánh của dân Ít-ra-en còn nhấn mạnh khía cạnh “chuộc đất, chuộc nhà, giải phóng nô lệ” :
“đến thời kỳ toàn xá, của bán sẽ ra khỏi tay người mua, và người bán sẽ trở về phần sở hữu của mình…(…) Nếu người anh em của (các) ngươi lâm cảnh túng thiếu bên cạnh (các) ngươi và phải bán mình cho (các) ngươi, thì (các) ngươi không được bắt nó làm công việc của người nô lệ ; nó sẽ ở với (các) ngươi như một người làm thuê, một khách trọ, và sẽ phục vụ trong nhà (các) ngươi cho đến năm toàn xá ; khi đó, nó cùng với con cái nó sẽ ra khỏi nhà (các) ngươi, sẽ trở về thị tộc mình, sẽ trở về phần sở hữu của cha ông nó. Quả thế, chúng là tôi tớ của Ta, mà Ta đã đưa ra khỏi đất Ai-cập, không được bán chúng như bán nô lệ. (Các) ngươi không được thống trị chúng cách hà khắc, nhưng hãy kính sợ Thiên Chúa của (các) ngươi.” (Lv 25,23-43).
Như vậy, dịp Năm Thánh nầy là thời gian thích hợp và cần thiết nhất để chúng ta cùng “tính sổ” với chính lương tâm mình, cuộc “tính sổ” về các mối tương quan, tính sổ lòng bác ái, tính sổ luật yêu thương để can đảm gác lại mọi mối tị hiềm, mọi lòng đố kỵ, mọi cái nhìn khe khắt, thiên kiến với đôi kính đen ngòm của tự ái, sĩ diện…
Càng vứt đi cái “bị” hận thù, ganh ghét, thì hành trang Năm Thánh trên đôi vai chúng ta càng nhẹ nhõm, cõi lòng càng thanh thản, và dĩ nhiên, đó là điều kiện thích hợp để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, đón nhận hồng ân.
Hãy thành thật với chính lương tâm mình, con tim mình và soi xét cho thật kỷ : biết đâu ở trong một góc nhỏ nào đó vẫn thấp thoáng một hình bóng, vẫn lợn cợn một gương mặt, vẫn chênh vênh một con người, một ai đó…mà mình chưa bắt lại nhịp cầu, chưa khiêm nhượng đủ để nhận lỗi và không đủ bao dung để thứ tha…!
Năm Thánh mà ! Hẹp hòi làm chi, cố chấp làm gì ! Cay đắng có được gì đâu.
4. Thời khắc để “xức dầu thơm lên giáo phận”.
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi…công bố một năm hồng ân của Chúa”. (Lc 4,18-19).
Với Đức Kitô thì rõ ràng, việc “công bố Năm Hồng Ân” gắn liền với việc “Xức Dầu của Thần Khí”. Nói cách khác, Năm Thánh, Năm Hồng ân, sẽ là thời khắc đặc biệt để “Dầu Thần Khí tuôn tràn trên dân Chúa” (qua Đấng được xức dầu).
Chúng ta thử nghe Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngỏ lời với chính chúng ta về việc “xức dầu” nầy, từ gợi ý của việc “xức dầu” tại Bêtania :
“…Dầu thơm quí giá được đổ ra như một tác động hoàn toàn vì tình yêu, và như thế vượt ra ngoài mọi tính toán "vụ lợi", là dấu chỉ của một sự nhưng không tràn đầy biểu lộ qua một đời sống được tiêu hao đi để yêu mến và phục vụ Chúa, để hiến thân cho Người và cho Nhiệm thể Người. Đời sống "được đổ tràn ra" không tính toán đó lan toả hương thơm khắp cả nhà. Cũng như xưa, ngôi nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội được trang điểm và nên giàu có nhờ sự hiện diện của đời thánh hiến. Đối với con người bị vẽ đẹp và sự tốt lành của Chúa chinh phục từ thâm tâm, thì điều có thể xem là một lãng phí trước mắt loài người, lại là một lời đáp rõ ràng của tình yêu…”
Vâng, chỉ khi nào chúng ta cảm nhận thật sự và xác tín thường xuyên về căn tính ơn gọi, sự chọn lựa đi con đường Thập Giá là một hồng ân cao quý, một hạnh phúc tuyệt vời mà cái giá chúng ta phải trả là chính “bình dầu cuộc đời mình” lại chắng sá kể gì, chẳng thấm vào đâu, thì chúng ta mới thật sự hạnh phúc.
Mà không phải chỉ cho chúng ta thôi đâu. “Bình dầu thơm được đập bể để xức chân Chúa” như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, sẽ “lan toả hương thơm khắp cả nhà”, sẽ làm “bừng nở hoa hồng tình yêu” cho những cuộc đời băng giá (chuyện chim họa mi và cây hoa hồng của Oscar Wilde – 1854-1900), sẽ thắp sáng lên những ngọn đèn leo lắt tối tăm nơi những căn hộ hẩm hiu cô độc (cây đèn mẹ Thánh Têrêsa Calcutta thắp cho một cụ già), sẽ làm nên “những con đường đầy hoa” nối liền những “ốc đảo” xa xôi cách biệt để mở ra những gặp gỡ, yêu thương, bao dung, đón nhận (con đường nối liền hai cái hang của 2 tên cướp)…
Dầu quảng đại, dầu chia sẻ, dầu hy sinh quên mình, dầu thuộc về Chúa Kitô, dầu phục vụ yêu thương con người…quý hóa làm sao !
Riêng tôi, tôi đọc thấy “bình đầu thơm của cô Maria đó” hiển hiện thật rõ nét nơi 3 cuộc đời của 3 vị nữ tu mà đã khiến làn truyền thông của thế giới và của Giáo Hội tốn rất nhiều giấy mực. Đó là 3 cuộc đời thánh hiến với 3 nét đặc trưng :
- Sắc đẹp của nữ tu Dolores Hart (Sinh năm 1938, người Mỹ). Là diễn viên điện ảnh tiếng tăm của Hollywood với 10 bộ phim ăn khách, năm 1963 đã bỏ lại tất cả để dấn thân sống đời thánh hiến trong tu viên Regina Laudis thuộc thị trấn Bethlehem bang Connecticut.
- Giọng ca của nữ tu Cristiana Scuccia. (Sinh năm 1988, Người Sicile, Ý). Đã có một thời tuổi trẻ xa lìa đức tin Công Giáo. Với niềm đam mê ca vũ, sau vai diễn nữ tu Rosa trong vỡ nhạc kịch của các nữ tu Dòng Ursuline kỷ niệm 100 năm, đã trở lại và nhập dòng. Năm 2014, đã chiếm giải quán quân trong chương trình âm nhạc The Voice Italia 2014. Chính trên sân khấu truyền hình, nữ tu Cristiana đã làm chứng về việc “loan báo Tin Mừng cho những vùng ngoại vi theo tinh thần “đi ra” của ĐTC Phanxico.
- Nụ cười của nữ tu Cecilia. (Người Argentina). Cách đây gần một năm, vào ngày thứ ba 28/6/2016, trên trang mạng Vnexpress đã đăng một bản tin cùng với bức hình nữ tu Cecilia người Argentine vừa mới qua đời với nụ cười rạng rỡ. Bản tin có tựa đề : Nụ cười phút lâm chung của một nữ tu bị ung thư phổi ; và sau đó đã mở đầu bằng những dòng: “Cái chết là bi kịch với nhân loại song lại là hạnh phúc rực rỡ trong tâm trí sơ Cecilia, người có niềm tin vào cõi vĩnh hằng và vòng tay Đức Chúa Trời.”
Sở dĩ tôi muốn đưa ra 3 hình ảnh nữ tu nầy trong nội dung chia sẻ cuối cùng nầy, bởi vì tôi nhận ra nơi 3 cuộc đời của 3 nữ tu đó bao gồm cả chiều dài của một cuộc đời theo Chúa của tất cả chúng ta.
Vâng, chúng ta đều đã có một thời xuân sắc, tuổi trẻ, sắc đẹp, mộng ước và cả tình yêu…Nhưng rồi đã nghe tiếng Chúa gọi mời và đã bỏ lại tất cả như nữ tu “diễn viên điện ảnh Dolores” để tận hiến cuộc đời phục vụ lý tưởng “tình yêu dâng hiến”.
Và rồi, trong cuộc đời thánh hiến đã đi qua và cho đến hôm nay, anh chị em chúng ta đã cất lên “tiếng hát của đời mình” để phục vụ và loan truyền Lời Chúa qua bao nhiêu “sân khấu cuộc đời” như tiếng hát của nữ tu Cristiana.
Và một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở về nơi nhà hưu hay âm thầm trên giường bệnh để đợi chờ giây phút “gặp gỡ Đấng tình quân Giêsu” trong nụ cười mãn nguyện và hạnh phúc của nữ tu Cecilia…!
Vâng, ngôi nhà của Hội Thánh, của giáo phận, và của thế giới nầy luôn cần “những hương thơm” từ những “bình dầu thơm sẵn sàng bị đập bể của “những cô Maria Bêtania.”
Lời sau cùng xin được nhắn gởi : Mỗi ngày chúng ta có thể tự đặt câu hỏi cho riêng mình: “Không lẽ Năm Thánh giáo phận đã trở thành năm cũ rồi sao ?”.
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/241211.htm