Vũ Văn An 6/5/2012
Phần II: Các Vấn Đề Còn Tranh Luận và Việc Hồi Tâm của Các Giáo Hội
Trong lời nói đầu của phần này, Mục Sư Alain Blancy và Linh Mục Maurice Jourjon, đồng chủ tịch của Nhóm, đặt các câu hỏi sau đây: Ta có thể nói về sự “cộng tác” (cooperation) của Đức Maria trong công cuộc cứu rỗi hay không? Ta có thể dành cho ngài tước hiệu đồng trinh suốt đời hay không? Không hài lòng với việc xưng ngài là nữ trinh tận hiến ưu hạng và là nữ tu đầu hết, liệu ta có thể đi xa hơn thế không? Liệu ta có nên biến toàn bộ cuộc hiện sinh của ngài thành một hành trình vô nhiễm nguyên tội từ lúc được tượng thai cho tới lúc được Con của ngài vời về trời, hưởng vinh quang của Chúa Cha không? Liệu ta có thể rút tiả từ “giấc mơ” thần học này hai tín điều đã được Đức Giáo Hoàng công bố thành những điều phải tin không? Cuối cùng, ta có thể cầu nguyện với Đức Maria hay không? Cầu nguyện như thế nào và đến chừng mực nào?
1. Các nguyên tắc hướng dẫn
Cũng trong lời mở đầu này, Nhóm đề cập ngay tới các nguyên tắc điều hướng họ. Nguyên tắc đầu tiên là công chính hóa nhờ đức tin, vốn có tính nền tảng đối với mọi giáo hội Cải Cách, và là nguyên tắc được Thánh Phaolô cho là nhờ đó “giáo hội đứng vững hay sụp đổ”, cũng là nguyên tắc để phán đoán mọi học lý đặc thù. Chính dưới ánh sáng của nguyên tắc này, và qua những cuộc tranh luận thật dài, Nhóm đã phân tích, phê phán và sau cùng đã hiểu được học lý về sự “cộng tác” của Đức Maria theo một nghĩa chính xác sẽ được giải thích ở phần sau. Sự nhất trí mà Nhóm tin rằng mình đạt tới được nối kết với các chân lý nền tảng của đức tin, và hiển nhiên, đã cho thấy một tiến triển chính mà Nhóm xin đưa ra để tín hữu hai truyền thống trong cuộc đối thoại này nghiên cứu.
Nguyên tắc thứ hai, thuộc một loại khác, nhưng cũng điều hướng việc làm của Nhóm là nguyên tắc “phẩm trật các chân lý” do Công Đồng Vatican II đưa ra và được nhiều giáo hội công nhận và tiếp nhận. Nguyên tắc này giúp nền thần học thánh mẫu trở thành một điều không hẳn thuộc đệ nhị cấp, theo nghĩa đen của nó, mà chỉ là đứng hàng thứ hai so với Chúa Kitô, Đấng mà nền thần học này tùy thuộc và nhận được tính chính đáng của nó. Một hệ luận của nguyên tắc này là ta được phép và ngay cả cần thiết phải từ dữ kiện nền tảng của Thánh Kinh rút ra các hệ quả cho đức tin và lòng sùng kính, điều mà dữ kiện này hàm ý và không mâu thuẫn với nó. Dĩ nhiên ở đây, sự canh chừng và nhu cầu được cảm nhận phải luôn đi đôi với nhau.
2. “Sự cộng tác”
Theo Mục Sư Blancy và Linh Mục Jourjon, hạn từ “cộng tác” tự động khiến nhiều tâm trí Thệ Phản bối rối mập mờ: với tiền từ “co” trong cooperation của tiếng Anh, nhiều người hiểu một cách lầm lẫn rằng Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, và mẹ của Người hợp tác với nhau như những người ngang hàng. Tuy nhiên, Nhóm nhận định rằng ta không thể không dùng hạn từ này, vì không có chữ nào hay hơn nó. Mặt khác, nó được sử dụng vì đã được sử dụng lâu đời trong các văn kiện Công Giáo. Về phần mình, người Chính Thống dùng hạn từ synergy (hiệp lực?).
“Cộng tác” (trong tài liệu này, luôn để trong ngoặc kép) có nghĩa: ơn thánh, tuy luôn đứng hàng đầu và tuyệt đối, nhưng không những không loại trừ đáp ứng của con người, trái lại, còn sản sinh ra nó, làm cho nó có khả năng và ngay cả khiến nó phải có nữa. Đáp ứng tích cực của Đức Maria trong lời xin vâng của ngài là thành phần trong việc ngài thụ động tiếp nhận hồng phúc trao ban cho ngài, người phụ nữ “đầy ơn phúc” để ngài trở thành mẹ của Chúa, Đấng Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Hạn từ “cộng tác” không hề tổn hại tới xác tín rằng đáp ứng dứt khoát và có tính cứu rỗi chỉ được một mình Chúa Con ban tặng trong tính toàn diện của nó; Người là Đấng mang lấy xác phàm, tự hiến mình, và nhờ đó tự mình thực hiện ơn cứu rỗi, một lần vĩnh viễn, và cho mọi con người nhân bản. Nhưng ơn cứu rỗi ấy phải được tiếp nhận. Tính tiếp nhận này không là điều gì khác ngoài việc từ bỏ mình để Thiên Chúa hành động. Hồng phúc chắc chắn luôn là hành vi của người ban, nhưng hành vi này chỉ hoàn tất khi hồng phúc ấy được tiếp nhận bởi người mà hồng phúc ấy được cố ý ban cho. Hồng phúc hợp nhất người cho và người nhận trong một giao ước bất phản hồi. Ơn thánh kêu gọi trở thành ơn thánh giúp cho việc đáp ứng có thể có.
“Đức Maria can thiệp nhân danh các người được cứu rỗi”. Ta không được phép lẫn lộn mù mờ ở đây. Ngài là tín hữu đầu hết; ngài nêu gương sáng đức tin, vốn không phải là điều làm mà là điều nhận. Vì chính Thiên Chúa đoái thương hiến mình trong Chúa Kitô theo một cách thức khiến cho con người trở nên có khả năng đáp ứng tình yêu của Người. Hồng ân trong đó Chúa Con “tháo cởi và hạ mình xuống” trên khiến mọi con người nhân bản có khả năng bước vào việc tự hạ mình này và bắt chước sự tự hạ mình đó bằng cách để nó cho Thiên Chúa, Đấng tối cao duy nhất, thực hiện sự cứu rỗi và ban “ý chí cũng như hành vi” vốn thuộc việc này. Khi được giải thoát khỏi tội lỗi, các tạo vật đều có khả năng ca ngợi Thiên Chúa, giống Đức Maria, đấng không tìm cách làm mẹ Chúa Cứu Thế, đã làm trong Kinh Magnificat. Ngài đã đồng lòng ưng thuận việc tuyển chọn của Thiên Chúa. Lời cảm tạ của kẻ được cứu rỗi chính là đáp trả đối với ơn thánh tuyệt vời của Thiên Chúa. Người Thệ Phản, tuy vốn không khoan nhượng trong nguyên tắc công chính hóa nhờ ơn thánh mà thôi, cũng coi việc đáp trả của con người là thành phần của công trình thánh hóa vốn được cuộc sống tận hiến vinh danh.
Sự đáp trả cũng bao hàm trách nhiệm, một ý niệm vốn được sự “cộng tác” hiểu theo nghĩa của tài liệu này mô tả. Ta cần canh chừng để có thể đem nó trở về lối hiểu này, mỗi khi nó có nguy cơ lệch lạc.
Sự nhất trí căn bản của Nhóm càng quan trọng vì đây là điểm chủ yếu, tức mối tương quan giữa ơn thánh tối cao của Thiên Chúa và sự tự do của con người, giữa kế hoạch của Thiên Chúa và đáp ứng nhất thiết của người thụ hưởng. Giải pháp trình bày ở đây khiến ta không còn chỗ để hoài nghi về đặc tính tuyệt đối trong ơn thánh nhiệm ý của Thiên Chúa; nhưng giải pháp này cũng nhấn mạnh tới đáp ứng của con người, vốn là thành phần trong toàn bộ của nó, như mầu nhiệm nhập thể từng chứng tỏ.
3. Hai tín điều thánh mẫu
Tương tự như thế, hai tín điều thánh mẫu dường như cũng vượt ra ngoài điều được chứng tá thánh kinh minh nhiên biện minh; và dường như còn có nguy cơ tách Đức Maria ra khỏi các thành phần khác thuộc hàng ngũ những người phàm trần mà ngài vốn thuộc về. Làm thế nào để giả thiết rằng ngài hiện đang ở trên trời cả hồn lẫn xác? Hơn thế nữa, làm sao hiểu được rằng ngài “được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ”? Người Thệ Phản hoài nghi rằng việc này hàm nghĩa ngài được tách biệt khỏi thân phận tạo vật và được dành cho một địa vị ngang hàng với Con Trai ngài, Đấng vô tội lúc sinh ra và nay đã lên trời.
Hơn nữa, chính sự kiện biến luật trừ về hai mặt này thành tín điều, và làm như thế ở giai đoạn sau này, nhất thiết khiến những người Thệ Phản lên tiếng công kích. Liệu có cần phải tuyên bố một tín điều ta mới nghĩ rằng Đức Maria, vốn được Chúa Kitô cứu vớt hoàn toàn, nên chưa bao giờ cảm nghiệm một tội lỗi nào, ngoài việc giống như một người yêu âm nhạc, khi đang chăm chú nghe một bản nhạc hay, bỗng nhiên bị chia trí bởi một chùm đèn kêu leng keng trong phòng? Bản nhạc thì hoàn hảo còn chùm đèn thì ở bên ngoài nó, ấy thế nhưng việc nghe vẫn bị phiền hà ở bên trong dù chẳng phải do lỗi của người nghe.
Theo con đường vạch ra bởi dụ ngôn yếu ớt trên, há không phải là chuyện không thích đáng nếu ta đứng dậy, dậm chân, và hoan hô dưới danh nghĩa cộng tác với âm nhạc? Ngược lại, há “cộng tác” không có nghĩa là sống và hành động trong xác tín nội tâm rằng Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất? Vậy, tại sao người Công Giáo lại hành động như thế?
Về việc mông triệu, người Công Giáo nhìn nhận rằng điều này vốn là quan tâm chung của giáo hội từ thế ký thứ 6, với niềm tin cho rằng Đức Maria tiền dự (anticipating) số phận chung của mọi tín hữu như là một sủng ái dành cho đấng sẽ cưu mang Con Thiên Chúa trong thân xác mình. Ngài không tách biệt với Con bởi cái chết. Sự thánh thiện của ngài bao trùm cả cuộc sống và không dừng lại ở cái chết của ngài.
Nghĩ theo chiều ngược lại, người Công Giáo thấy rằng nếu sự thánh thiện của ngài bao trùm trọn cuộc sống của ngài, thì tại sao sự thánh thiện ấy lại không thuộc về ngài ngay lúc ngài được tượng thai? Từ đó mà có ý niệm sau này trở thành xác tín và cuối cùng trở thành định tín Công Giáo “Vô Nhiễm Thai”. Nhưng, trên thực tế, chủ trương thánh mẫu này từng bị nhiều thế kỷ chống lại, chỉ là để bảo đảm nhân tính của Đức Maria, người, cũng như mọi tạo vật khác, phải được cứu khỏi tội nguyên tổ, vì ơn cứu rỗi của Chúa Kitô là điều cần cho hết mọi người, không trừ ai. Giải đáp cuối cùng là phải hiểu Vô Nhiễm Thai không như một miễn trừ mà là như một “gìn giữ” (preservation) nhờ một thứ tiền dự điều mà mọi chủ thể được cứu chuộc sẽ trải nghiệm, mỗi chủ thể ở thời gian riêng của họ.
Cả hai tín điều trên, dù khá sâu rộng, nhưng không hề có ý định tách Đức Maria ra khỏi trải nghiệm của thân phận nhân bản. Mặt khác, nơi Đức Maria, cả hai tín điều này đều cho thấy sự thành công trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa đối với nhân loại như một toàn thể, một thành công đã được dự ứng nơi ngài.
Tuy không buộc phải chấp nhận các kết luận của người Công Giáo, nhưng người Thệ Phản hẳn phải thừa nhận sự ngay thật trong ý định của người Công Giáo, một sự ngay thật mà chính họ từng phát biểu khi vẫn nghiêm túc tôn trọng chứng tá của Thánh Kinh về mẹ Chúa Cứu Thế và nghiêm chỉnh chấp nhận các hệ luận tức khắc của chứng tá này, như ta đã thấy trong tương quan với ý niệm “cộng tác”.
Như thế, há không đủ sao khi quan sát rằng lối giải thích đồng qui của ta về hai tín điều này không hề hàm nghĩa: chúng cũng phải được chấp nhận bởi các giáo hội vốn không là thành phần từng công bố ra chúng?
Tuy nhiên, lối giải thích trên quả có giả thiết điều này: trong tinh thần và ý hướng của việc công bố, “không có điều gì phản lại điều Tin Mừng truyền dạy”. Người ta cũng không nên lập tức hoài nghi cả sự trong sáng trong mục đích của người Công Giáo lẫn lý do dè dặt của người Thệ Phản, vì ý hướng của cả đôi bên đều là muốn nhấn mạnh tới sự gần gũi của Đức Maria đối với Chúa Giêsu và sự tùy thuộc của ngài vào Người. Sự canh chừng có tính hỗ tương và huynh đệ là bảo đảm tốt nhất chống lại mọi bóp méo và bác bỏ.
4. Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria
“Trọn đời đồng trinh” xem ra là trạng huống định phẩm được các tín điều này công bố, nghĩa là: sự thánh thiện của Đức Maria, tức việc ngài từ bỏ bản thân để phụng sự Chúa, đã thấm nhiễm và lên khuôn trọn cuộc sống của ngài, biến sự thánh thiện này từ một đảm nhiệm nhân bản có tính tiềm năng thành một cam kết bất phản hồi đối với kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, cũng như một tham dự trọn vẹn và đầy đủ vào hiệp thông các thánh, là hiệp thông biến tất cả chúng ta thành anh chị em trong Đấng là “trưởng tử của đàn em đông đúc” (Rm 8:29).
Dù bênh vực được chủ trương coi Đức Maria như một phụ nữ có chồng và như một bà mẹ trong gia đình giống như mọi người phụ nữ có chồng khác, và hiểu nghĩa đen các lời nói về anh chị em của Chúa Giêsu, người Thệ Phản vẫn có thể chấp nhận và tán dương đức “đồng trinh” của ngài theo nghĩa thiêng liêng và có tính biểu tượng. Về phần người Công Giáo, họ có thể hiểu một cách chính đáng “anh chị em” đây chỉ anh chị em họ, phù hợp với nghĩa bao quát của các từ ngữ này thời xưa; do đó, cùng với thánh truyền, họ có thể chủ trương rằng sự đồng trinh nổi bật trong mầu nhiệm giáng sinh đã thấm nhiểm trọn cuộc sống của Đức Maria, một cuộc sống được dâng hiến một lần mãi mãi cho Thiên Chúa và đề phụng sự Người. Lời xin vâng của ngài không chấm dứt với việc sinh hạ Con Đầu Lòng. Hai chủ trương này đều có thể biện minh được, nếu ta biết dựa vào một bình diện dè dặt của chứng tá Thánh Kinh. Điều cần nói ở đây là: hai chủ trương ấy vốn không có tính loại trừ lẫn nhau, nếu hiểu phẩm tính diễn tả trong ý niệm đồng trinh là thiên hướng của tâm hồn, một thiên hướng sẽ kiên vững, bất chấp các hậu quả rủi ro có thể có, nếu không muốn nói là các chọn lựa của cuộc sống. Trong các hoàn cảnh đó, các chủ trương phân rẽ này há không tương hợp với nhau đó sao, vì đứng đàng sau ngôn từ minh nhiên, các lý lẽ do hai bên trình bày đều nẩy sinh từ một xác tín chung liên quan tới quyền tối thượng của Thiên Chúa?
5. Việc sùng kính thánh mẫu
Còn lại vấn đề lòng sùng kính Đức Maria, ở điểm lòng sùng kính kia biến thành việc khẩn cầu, rồi khẩn cầu thành cầu nguyện cùng Đức Maria và các thánh. Mẹ Thiên Chúa vốn được người Chính Thống và người Công Giáo kêu cầu (invoked), nhưng mọi giáo hội đều vẫn gợi nhớ (evoked) ngài do sự hiện diện của ngài trong Thánh Kinh và các kinh tin kính. Sự khác nhau giữa tôn kính và kêu cầu có phải là một dị biệt không thể khoan nhượng không?
Một lần nữa ở đây, khi người Thệ Phản không thể ngỏ bất cứ lời cầu nguyện nào với Đức Maria và các thánh, thì người Công Giáo chỉ có thể đồng ý điều này: nói cho nghiêm nhặt, không lời cầu nguyện hay ca ngợi nào được ngỏ với bất cứ ai ngoại trừ với một mình Thiên Chúa và nói chuyên biệt hơn, với Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Nhưng họ chạy đến với Đức Maria và các thánh chỉ để yêu cầu các ngài bầu cử với Chúa cho họ, không hẳn vì lời bầu cử này cần thiết hay hữu hiệu hơn, nhưng chỉ để cùng các ngài tiến vào sự cầu bầu vĩ đại, vốn là biểu thức thường hằng của tình liên đới giữa mọi tín hữu mà đến sự chết cũng không thể kết liễu. Cầu bầu như thế là cuộc chuyện trò của tín hữu với Thiên Chúa của họ trong niềm quan tâm tới nhau. Chính trong các giới hạn như thế, người Công Giáo đã hợp pháp chạy đến với Đức Maria và các thánh, như họ thường làm trong Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, trong đó, họ chỉ yêu cầu Đức Maria cầu nguyện cho họ. Tuy thế, khi bác bỏ lối cầu nguyện này vì sợ lẫn lộn hay thái quá, người Thệ Phản cần canh chừng để đừng quên ca ngợi Thiên Chúa vì Đức Maria và các thánh mà Người đã ban cho họ.
Há chúng ta lại không nên khiêm nhường yêu cầu, không phải những ai vốn kêu cầu Đức Maria ngưng không kêu cầu ngài nữa, hoặc những ai đang gợi nhớ ngài hãy kêu cầu ngài, mà đúng hơn cả hai bên, trong cái hiểu đức tin của mình, hãy lấy tình huynh đệ làm chứng cho các xác tín của anh chị em mình? Các xác tín này sẽ không còn là nguyên nhân gây chia rẽ nữa mà là một thừa nhận các dị biệt trong hợp nhất “đã từng được ban cho”.
6. Hồi tâm và tự thú
Nếu các vị thuộc tu viện Port Royal (phái Jansen của Blaise Pascal) vẫn còn sống tới ngày nay, ta có quyền mong chờ ở họ một khảo luận về hồi tâm, rất cần thiết để bước vào thế giới đại kết. Họ sẽ không lầm khi hiểu sự dấn thân này như một ơn thánh, nhất là khi nó hệ ở việc không bao giờ tin vào Chúa Kitô mà đồng thời lại không duy trì niềm hy vọng sẽ đạt được một quan điểm nhất trí về Đức Maria nhờ vào Người. Tuy nhiên, nhất trí chứ không độc dạng, vì há ta lại không nên tin rằng ngay cả ở điểm nhậy cảm này, bản đại hòa tấu đức tin cũng đòi phải có những thứ nốt nhạc chối tai hay sao? Việc hợp xướng sẽ loại trừ các nốt chối tai này. Chia rẽ phát sinh từ bất đồng; hợp nhất hoà hợp các bất đồng ấy.
Khi Nhóm Dombes phát biểu như hiện nay, các thành viên Công Giáo của nó không hề “bán đứng” bất cứ chân lý nào được Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi tín hữu của mình chấp nhận trong đức tin của họ. Khi nại tới “phẩm trật” các chân lý mà Công Đồng Vatican II từng đưa ra, Nhóm đã không làm thế để chuyển dịch từ Công Đồng qua một tinh thần lấy lòng, và từ tinh thần lấy lòng này qua thoả hiệp và những tương nhượng tăm tối. Nhóm nói như họ đang nói để nói lên các niềm tin của mình bằng các ngôn từ nhằm chào đón, chứ không lấy lòng. Nhóm muốn được độc giả hiểu rõ rằng: chào đón không phải những kiểu người thỏa hiệp, mà là chào đón những con người có tinh thần nghèo khó vì Thiên Chúa yêu thương họ. Những con người biết rằng kiêu căng có thể giải thích cả việc bác bỏ một tín điều lẫn việc chấp nhận nó, và là những con người luôn khiêm hạ cầu xin Chúa giúp họ quay trở về với lời Người.
Tuyên xưng đức tin trước thế giới không phải là tuyên xưng nó nghịch lại với ai đó. Tố cáo một sai lầm chỉ có nghĩa nếu ta muốn giúp người sai lầm hiểu ra chân lý mà họ đang cố gắng phát biểu nhưng đã phát biểu một cách tồi tệ. Như thế, làm thế nào ta có thể xua đuổi khỏi tình huynh đệ giáo hội những ai tuy bác bỏ việc thờ kính Đức Maria nhưng vẫn một lòng kính trọng mẹ của Chúa? Khi họ cảm thấy trong chính họ niềm sợ sệt rằng anh chị em của họ trong Chúa Kitô đang có khuynh hướng biến Đức Maria thành một thứ nữ thần, là họ muốn nhắc cho ta nhớ rằng việc thờ phượng của Kitô Giáo chỉ có nghĩa là cầu nguyện với một mình Thiên Chúa nhờ Con của Người trong Chúa Thánh Thần.
Sự khác nhau chắc chắn có tính sâu xa, nhưng lý do thực sự gây ra chúng chỉ có thể hiểu và cảm nhận được trong hành trình chung và trong cố gắng hồi tâm chung của Giáo Hội Chúa Kitô là chính chúng ta.
Trong lời nói đầu của phần này, Mục Sư Alain Blancy và Linh Mục Maurice Jourjon, đồng chủ tịch của Nhóm, đặt các câu hỏi sau đây: Ta có thể nói về sự “cộng tác” (cooperation) của Đức Maria trong công cuộc cứu rỗi hay không? Ta có thể dành cho ngài tước hiệu đồng trinh suốt đời hay không? Không hài lòng với việc xưng ngài là nữ trinh tận hiến ưu hạng và là nữ tu đầu hết, liệu ta có thể đi xa hơn thế không? Liệu ta có nên biến toàn bộ cuộc hiện sinh của ngài thành một hành trình vô nhiễm nguyên tội từ lúc được tượng thai cho tới lúc được Con của ngài vời về trời, hưởng vinh quang của Chúa Cha không? Liệu ta có thể rút tiả từ “giấc mơ” thần học này hai tín điều đã được Đức Giáo Hoàng công bố thành những điều phải tin không? Cuối cùng, ta có thể cầu nguyện với Đức Maria hay không? Cầu nguyện như thế nào và đến chừng mực nào?
1. Các nguyên tắc hướng dẫn
Cũng trong lời mở đầu này, Nhóm đề cập ngay tới các nguyên tắc điều hướng họ. Nguyên tắc đầu tiên là công chính hóa nhờ đức tin, vốn có tính nền tảng đối với mọi giáo hội Cải Cách, và là nguyên tắc được Thánh Phaolô cho là nhờ đó “giáo hội đứng vững hay sụp đổ”, cũng là nguyên tắc để phán đoán mọi học lý đặc thù. Chính dưới ánh sáng của nguyên tắc này, và qua những cuộc tranh luận thật dài, Nhóm đã phân tích, phê phán và sau cùng đã hiểu được học lý về sự “cộng tác” của Đức Maria theo một nghĩa chính xác sẽ được giải thích ở phần sau. Sự nhất trí mà Nhóm tin rằng mình đạt tới được nối kết với các chân lý nền tảng của đức tin, và hiển nhiên, đã cho thấy một tiến triển chính mà Nhóm xin đưa ra để tín hữu hai truyền thống trong cuộc đối thoại này nghiên cứu.
Nguyên tắc thứ hai, thuộc một loại khác, nhưng cũng điều hướng việc làm của Nhóm là nguyên tắc “phẩm trật các chân lý” do Công Đồng Vatican II đưa ra và được nhiều giáo hội công nhận và tiếp nhận. Nguyên tắc này giúp nền thần học thánh mẫu trở thành một điều không hẳn thuộc đệ nhị cấp, theo nghĩa đen của nó, mà chỉ là đứng hàng thứ hai so với Chúa Kitô, Đấng mà nền thần học này tùy thuộc và nhận được tính chính đáng của nó. Một hệ luận của nguyên tắc này là ta được phép và ngay cả cần thiết phải từ dữ kiện nền tảng của Thánh Kinh rút ra các hệ quả cho đức tin và lòng sùng kính, điều mà dữ kiện này hàm ý và không mâu thuẫn với nó. Dĩ nhiên ở đây, sự canh chừng và nhu cầu được cảm nhận phải luôn đi đôi với nhau.
2. “Sự cộng tác”
Theo Mục Sư Blancy và Linh Mục Jourjon, hạn từ “cộng tác” tự động khiến nhiều tâm trí Thệ Phản bối rối mập mờ: với tiền từ “co” trong cooperation của tiếng Anh, nhiều người hiểu một cách lầm lẫn rằng Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, và mẹ của Người hợp tác với nhau như những người ngang hàng. Tuy nhiên, Nhóm nhận định rằng ta không thể không dùng hạn từ này, vì không có chữ nào hay hơn nó. Mặt khác, nó được sử dụng vì đã được sử dụng lâu đời trong các văn kiện Công Giáo. Về phần mình, người Chính Thống dùng hạn từ synergy (hiệp lực?).
“Cộng tác” (trong tài liệu này, luôn để trong ngoặc kép) có nghĩa: ơn thánh, tuy luôn đứng hàng đầu và tuyệt đối, nhưng không những không loại trừ đáp ứng của con người, trái lại, còn sản sinh ra nó, làm cho nó có khả năng và ngay cả khiến nó phải có nữa. Đáp ứng tích cực của Đức Maria trong lời xin vâng của ngài là thành phần trong việc ngài thụ động tiếp nhận hồng phúc trao ban cho ngài, người phụ nữ “đầy ơn phúc” để ngài trở thành mẹ của Chúa, Đấng Theotokos, Mẹ Thiên Chúa. Hạn từ “cộng tác” không hề tổn hại tới xác tín rằng đáp ứng dứt khoát và có tính cứu rỗi chỉ được một mình Chúa Con ban tặng trong tính toàn diện của nó; Người là Đấng mang lấy xác phàm, tự hiến mình, và nhờ đó tự mình thực hiện ơn cứu rỗi, một lần vĩnh viễn, và cho mọi con người nhân bản. Nhưng ơn cứu rỗi ấy phải được tiếp nhận. Tính tiếp nhận này không là điều gì khác ngoài việc từ bỏ mình để Thiên Chúa hành động. Hồng phúc chắc chắn luôn là hành vi của người ban, nhưng hành vi này chỉ hoàn tất khi hồng phúc ấy được tiếp nhận bởi người mà hồng phúc ấy được cố ý ban cho. Hồng phúc hợp nhất người cho và người nhận trong một giao ước bất phản hồi. Ơn thánh kêu gọi trở thành ơn thánh giúp cho việc đáp ứng có thể có.
“Đức Maria can thiệp nhân danh các người được cứu rỗi”. Ta không được phép lẫn lộn mù mờ ở đây. Ngài là tín hữu đầu hết; ngài nêu gương sáng đức tin, vốn không phải là điều làm mà là điều nhận. Vì chính Thiên Chúa đoái thương hiến mình trong Chúa Kitô theo một cách thức khiến cho con người trở nên có khả năng đáp ứng tình yêu của Người. Hồng ân trong đó Chúa Con “tháo cởi và hạ mình xuống” trên khiến mọi con người nhân bản có khả năng bước vào việc tự hạ mình này và bắt chước sự tự hạ mình đó bằng cách để nó cho Thiên Chúa, Đấng tối cao duy nhất, thực hiện sự cứu rỗi và ban “ý chí cũng như hành vi” vốn thuộc việc này. Khi được giải thoát khỏi tội lỗi, các tạo vật đều có khả năng ca ngợi Thiên Chúa, giống Đức Maria, đấng không tìm cách làm mẹ Chúa Cứu Thế, đã làm trong Kinh Magnificat. Ngài đã đồng lòng ưng thuận việc tuyển chọn của Thiên Chúa. Lời cảm tạ của kẻ được cứu rỗi chính là đáp trả đối với ơn thánh tuyệt vời của Thiên Chúa. Người Thệ Phản, tuy vốn không khoan nhượng trong nguyên tắc công chính hóa nhờ ơn thánh mà thôi, cũng coi việc đáp trả của con người là thành phần của công trình thánh hóa vốn được cuộc sống tận hiến vinh danh.
Sự đáp trả cũng bao hàm trách nhiệm, một ý niệm vốn được sự “cộng tác” hiểu theo nghĩa của tài liệu này mô tả. Ta cần canh chừng để có thể đem nó trở về lối hiểu này, mỗi khi nó có nguy cơ lệch lạc.
Sự nhất trí căn bản của Nhóm càng quan trọng vì đây là điểm chủ yếu, tức mối tương quan giữa ơn thánh tối cao của Thiên Chúa và sự tự do của con người, giữa kế hoạch của Thiên Chúa và đáp ứng nhất thiết của người thụ hưởng. Giải pháp trình bày ở đây khiến ta không còn chỗ để hoài nghi về đặc tính tuyệt đối trong ơn thánh nhiệm ý của Thiên Chúa; nhưng giải pháp này cũng nhấn mạnh tới đáp ứng của con người, vốn là thành phần trong toàn bộ của nó, như mầu nhiệm nhập thể từng chứng tỏ.
3. Hai tín điều thánh mẫu
Tương tự như thế, hai tín điều thánh mẫu dường như cũng vượt ra ngoài điều được chứng tá thánh kinh minh nhiên biện minh; và dường như còn có nguy cơ tách Đức Maria ra khỏi các thành phần khác thuộc hàng ngũ những người phàm trần mà ngài vốn thuộc về. Làm thế nào để giả thiết rằng ngài hiện đang ở trên trời cả hồn lẫn xác? Hơn thế nữa, làm sao hiểu được rằng ngài “được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ”? Người Thệ Phản hoài nghi rằng việc này hàm nghĩa ngài được tách biệt khỏi thân phận tạo vật và được dành cho một địa vị ngang hàng với Con Trai ngài, Đấng vô tội lúc sinh ra và nay đã lên trời.
Hơn nữa, chính sự kiện biến luật trừ về hai mặt này thành tín điều, và làm như thế ở giai đoạn sau này, nhất thiết khiến những người Thệ Phản lên tiếng công kích. Liệu có cần phải tuyên bố một tín điều ta mới nghĩ rằng Đức Maria, vốn được Chúa Kitô cứu vớt hoàn toàn, nên chưa bao giờ cảm nghiệm một tội lỗi nào, ngoài việc giống như một người yêu âm nhạc, khi đang chăm chú nghe một bản nhạc hay, bỗng nhiên bị chia trí bởi một chùm đèn kêu leng keng trong phòng? Bản nhạc thì hoàn hảo còn chùm đèn thì ở bên ngoài nó, ấy thế nhưng việc nghe vẫn bị phiền hà ở bên trong dù chẳng phải do lỗi của người nghe.
Theo con đường vạch ra bởi dụ ngôn yếu ớt trên, há không phải là chuyện không thích đáng nếu ta đứng dậy, dậm chân, và hoan hô dưới danh nghĩa cộng tác với âm nhạc? Ngược lại, há “cộng tác” không có nghĩa là sống và hành động trong xác tín nội tâm rằng Chúa Kitô là Đấng Trung Gian duy nhất? Vậy, tại sao người Công Giáo lại hành động như thế?
Về việc mông triệu, người Công Giáo nhìn nhận rằng điều này vốn là quan tâm chung của giáo hội từ thế ký thứ 6, với niềm tin cho rằng Đức Maria tiền dự (anticipating) số phận chung của mọi tín hữu như là một sủng ái dành cho đấng sẽ cưu mang Con Thiên Chúa trong thân xác mình. Ngài không tách biệt với Con bởi cái chết. Sự thánh thiện của ngài bao trùm cả cuộc sống và không dừng lại ở cái chết của ngài.
Nghĩ theo chiều ngược lại, người Công Giáo thấy rằng nếu sự thánh thiện của ngài bao trùm trọn cuộc sống của ngài, thì tại sao sự thánh thiện ấy lại không thuộc về ngài ngay lúc ngài được tượng thai? Từ đó mà có ý niệm sau này trở thành xác tín và cuối cùng trở thành định tín Công Giáo “Vô Nhiễm Thai”. Nhưng, trên thực tế, chủ trương thánh mẫu này từng bị nhiều thế kỷ chống lại, chỉ là để bảo đảm nhân tính của Đức Maria, người, cũng như mọi tạo vật khác, phải được cứu khỏi tội nguyên tổ, vì ơn cứu rỗi của Chúa Kitô là điều cần cho hết mọi người, không trừ ai. Giải đáp cuối cùng là phải hiểu Vô Nhiễm Thai không như một miễn trừ mà là như một “gìn giữ” (preservation) nhờ một thứ tiền dự điều mà mọi chủ thể được cứu chuộc sẽ trải nghiệm, mỗi chủ thể ở thời gian riêng của họ.
Cả hai tín điều trên, dù khá sâu rộng, nhưng không hề có ý định tách Đức Maria ra khỏi trải nghiệm của thân phận nhân bản. Mặt khác, nơi Đức Maria, cả hai tín điều này đều cho thấy sự thành công trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa đối với nhân loại như một toàn thể, một thành công đã được dự ứng nơi ngài.
Tuy không buộc phải chấp nhận các kết luận của người Công Giáo, nhưng người Thệ Phản hẳn phải thừa nhận sự ngay thật trong ý định của người Công Giáo, một sự ngay thật mà chính họ từng phát biểu khi vẫn nghiêm túc tôn trọng chứng tá của Thánh Kinh về mẹ Chúa Cứu Thế và nghiêm chỉnh chấp nhận các hệ luận tức khắc của chứng tá này, như ta đã thấy trong tương quan với ý niệm “cộng tác”.
Như thế, há không đủ sao khi quan sát rằng lối giải thích đồng qui của ta về hai tín điều này không hề hàm nghĩa: chúng cũng phải được chấp nhận bởi các giáo hội vốn không là thành phần từng công bố ra chúng?
Tuy nhiên, lối giải thích trên quả có giả thiết điều này: trong tinh thần và ý hướng của việc công bố, “không có điều gì phản lại điều Tin Mừng truyền dạy”. Người ta cũng không nên lập tức hoài nghi cả sự trong sáng trong mục đích của người Công Giáo lẫn lý do dè dặt của người Thệ Phản, vì ý hướng của cả đôi bên đều là muốn nhấn mạnh tới sự gần gũi của Đức Maria đối với Chúa Giêsu và sự tùy thuộc của ngài vào Người. Sự canh chừng có tính hỗ tương và huynh đệ là bảo đảm tốt nhất chống lại mọi bóp méo và bác bỏ.
4. Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria
“Trọn đời đồng trinh” xem ra là trạng huống định phẩm được các tín điều này công bố, nghĩa là: sự thánh thiện của Đức Maria, tức việc ngài từ bỏ bản thân để phụng sự Chúa, đã thấm nhiễm và lên khuôn trọn cuộc sống của ngài, biến sự thánh thiện này từ một đảm nhiệm nhân bản có tính tiềm năng thành một cam kết bất phản hồi đối với kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa, cũng như một tham dự trọn vẹn và đầy đủ vào hiệp thông các thánh, là hiệp thông biến tất cả chúng ta thành anh chị em trong Đấng là “trưởng tử của đàn em đông đúc” (Rm 8:29).
Dù bênh vực được chủ trương coi Đức Maria như một phụ nữ có chồng và như một bà mẹ trong gia đình giống như mọi người phụ nữ có chồng khác, và hiểu nghĩa đen các lời nói về anh chị em của Chúa Giêsu, người Thệ Phản vẫn có thể chấp nhận và tán dương đức “đồng trinh” của ngài theo nghĩa thiêng liêng và có tính biểu tượng. Về phần người Công Giáo, họ có thể hiểu một cách chính đáng “anh chị em” đây chỉ anh chị em họ, phù hợp với nghĩa bao quát của các từ ngữ này thời xưa; do đó, cùng với thánh truyền, họ có thể chủ trương rằng sự đồng trinh nổi bật trong mầu nhiệm giáng sinh đã thấm nhiểm trọn cuộc sống của Đức Maria, một cuộc sống được dâng hiến một lần mãi mãi cho Thiên Chúa và đề phụng sự Người. Lời xin vâng của ngài không chấm dứt với việc sinh hạ Con Đầu Lòng. Hai chủ trương này đều có thể biện minh được, nếu ta biết dựa vào một bình diện dè dặt của chứng tá Thánh Kinh. Điều cần nói ở đây là: hai chủ trương ấy vốn không có tính loại trừ lẫn nhau, nếu hiểu phẩm tính diễn tả trong ý niệm đồng trinh là thiên hướng của tâm hồn, một thiên hướng sẽ kiên vững, bất chấp các hậu quả rủi ro có thể có, nếu không muốn nói là các chọn lựa của cuộc sống. Trong các hoàn cảnh đó, các chủ trương phân rẽ này há không tương hợp với nhau đó sao, vì đứng đàng sau ngôn từ minh nhiên, các lý lẽ do hai bên trình bày đều nẩy sinh từ một xác tín chung liên quan tới quyền tối thượng của Thiên Chúa?
5. Việc sùng kính thánh mẫu
Còn lại vấn đề lòng sùng kính Đức Maria, ở điểm lòng sùng kính kia biến thành việc khẩn cầu, rồi khẩn cầu thành cầu nguyện cùng Đức Maria và các thánh. Mẹ Thiên Chúa vốn được người Chính Thống và người Công Giáo kêu cầu (invoked), nhưng mọi giáo hội đều vẫn gợi nhớ (evoked) ngài do sự hiện diện của ngài trong Thánh Kinh và các kinh tin kính. Sự khác nhau giữa tôn kính và kêu cầu có phải là một dị biệt không thể khoan nhượng không?
Một lần nữa ở đây, khi người Thệ Phản không thể ngỏ bất cứ lời cầu nguyện nào với Đức Maria và các thánh, thì người Công Giáo chỉ có thể đồng ý điều này: nói cho nghiêm nhặt, không lời cầu nguyện hay ca ngợi nào được ngỏ với bất cứ ai ngoại trừ với một mình Thiên Chúa và nói chuyên biệt hơn, với Chúa Cha qua Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. Nhưng họ chạy đến với Đức Maria và các thánh chỉ để yêu cầu các ngài bầu cử với Chúa cho họ, không hẳn vì lời bầu cử này cần thiết hay hữu hiệu hơn, nhưng chỉ để cùng các ngài tiến vào sự cầu bầu vĩ đại, vốn là biểu thức thường hằng của tình liên đới giữa mọi tín hữu mà đến sự chết cũng không thể kết liễu. Cầu bầu như thế là cuộc chuyện trò của tín hữu với Thiên Chúa của họ trong niềm quan tâm tới nhau. Chính trong các giới hạn như thế, người Công Giáo đã hợp pháp chạy đến với Đức Maria và các thánh, như họ thường làm trong Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi, trong đó, họ chỉ yêu cầu Đức Maria cầu nguyện cho họ. Tuy thế, khi bác bỏ lối cầu nguyện này vì sợ lẫn lộn hay thái quá, người Thệ Phản cần canh chừng để đừng quên ca ngợi Thiên Chúa vì Đức Maria và các thánh mà Người đã ban cho họ.
Há chúng ta lại không nên khiêm nhường yêu cầu, không phải những ai vốn kêu cầu Đức Maria ngưng không kêu cầu ngài nữa, hoặc những ai đang gợi nhớ ngài hãy kêu cầu ngài, mà đúng hơn cả hai bên, trong cái hiểu đức tin của mình, hãy lấy tình huynh đệ làm chứng cho các xác tín của anh chị em mình? Các xác tín này sẽ không còn là nguyên nhân gây chia rẽ nữa mà là một thừa nhận các dị biệt trong hợp nhất “đã từng được ban cho”.
6. Hồi tâm và tự thú
Nếu các vị thuộc tu viện Port Royal (phái Jansen của Blaise Pascal) vẫn còn sống tới ngày nay, ta có quyền mong chờ ở họ một khảo luận về hồi tâm, rất cần thiết để bước vào thế giới đại kết. Họ sẽ không lầm khi hiểu sự dấn thân này như một ơn thánh, nhất là khi nó hệ ở việc không bao giờ tin vào Chúa Kitô mà đồng thời lại không duy trì niềm hy vọng sẽ đạt được một quan điểm nhất trí về Đức Maria nhờ vào Người. Tuy nhiên, nhất trí chứ không độc dạng, vì há ta lại không nên tin rằng ngay cả ở điểm nhậy cảm này, bản đại hòa tấu đức tin cũng đòi phải có những thứ nốt nhạc chối tai hay sao? Việc hợp xướng sẽ loại trừ các nốt chối tai này. Chia rẽ phát sinh từ bất đồng; hợp nhất hoà hợp các bất đồng ấy.
Khi Nhóm Dombes phát biểu như hiện nay, các thành viên Công Giáo của nó không hề “bán đứng” bất cứ chân lý nào được Giáo Hội Công Giáo đòi hỏi tín hữu của mình chấp nhận trong đức tin của họ. Khi nại tới “phẩm trật” các chân lý mà Công Đồng Vatican II từng đưa ra, Nhóm đã không làm thế để chuyển dịch từ Công Đồng qua một tinh thần lấy lòng, và từ tinh thần lấy lòng này qua thoả hiệp và những tương nhượng tăm tối. Nhóm nói như họ đang nói để nói lên các niềm tin của mình bằng các ngôn từ nhằm chào đón, chứ không lấy lòng. Nhóm muốn được độc giả hiểu rõ rằng: chào đón không phải những kiểu người thỏa hiệp, mà là chào đón những con người có tinh thần nghèo khó vì Thiên Chúa yêu thương họ. Những con người biết rằng kiêu căng có thể giải thích cả việc bác bỏ một tín điều lẫn việc chấp nhận nó, và là những con người luôn khiêm hạ cầu xin Chúa giúp họ quay trở về với lời Người.
Tuyên xưng đức tin trước thế giới không phải là tuyên xưng nó nghịch lại với ai đó. Tố cáo một sai lầm chỉ có nghĩa nếu ta muốn giúp người sai lầm hiểu ra chân lý mà họ đang cố gắng phát biểu nhưng đã phát biểu một cách tồi tệ. Như thế, làm thế nào ta có thể xua đuổi khỏi tình huynh đệ giáo hội những ai tuy bác bỏ việc thờ kính Đức Maria nhưng vẫn một lòng kính trọng mẹ của Chúa? Khi họ cảm thấy trong chính họ niềm sợ sệt rằng anh chị em của họ trong Chúa Kitô đang có khuynh hướng biến Đức Maria thành một thứ nữ thần, là họ muốn nhắc cho ta nhớ rằng việc thờ phượng của Kitô Giáo chỉ có nghĩa là cầu nguyện với một mình Thiên Chúa nhờ Con của Người trong Chúa Thánh Thần.
Sự khác nhau chắc chắn có tính sâu xa, nhưng lý do thực sự gây ra chúng chỉ có thể hiểu và cảm nhận được trong hành trình chung và trong cố gắng hồi tâm chung của Giáo Hội Chúa Kitô là chính chúng ta.