Bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay thứ Tư trước giáo triều Rôma ngày 5/4/2019 của cha Cantalamessa
J.B. Đặng Minh An dịch
05/Apr/2019
Lúc 9 giờ sáng thứ Sáu 5 tháng Tư, 2019, tại nhà nguyện Redeemoris Mater, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, và đông đảo các vị trong giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng thứ Tư trong chương trình tĩnh tâm Mùa Chay của giáo triều Rôma.
Chủ đề của bài thuyết giảng tuần này là “Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Thiên Chúa ngươi”.
“Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Thiên Chúa ngươi”
Lm. Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng
Bản dịch sang Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Năm nay là tám trăm năm sau cuộc gặp gỡ giữa Thánh Phanxicô thành Assisi và Quốc vương Ai Cập al-Kamil vào năm 1219. Tôi đề cập đến biến cố đó trong bối cảnh này vì một chi tiết liên quan đến chủ đề suy niệm của chúng ta về Thiên Chúa hằng sống. Sau khi trở về từ chuyến đi sang Trung Đông năm 1219, Thánh Phanxicô đã viết một bức thư gửi cho “Các Nhà Cầm quyền của người dân”. Trong đó, giữa những điều khác, ngài nói:
“Hãy nhận ra rằng Thiên Chúa được thần dân của các ngài long trọng kính ngưỡng; mỗi buổi tối, theo hiệu lệnh của một tuần canh hoặc theo một cách nào đó, những lời ca khen và cảm tạ được toàn dân dâng lên Chúa. Nếu ngài từ chối nhận ra điều này, ngài có thể chắc chắn rằng ngài sẽ phải chịu trách nhiệm về điều đó vào ngày phán xét trước Chúa Giêsu Kitô, là Chúa và Thiên Chúa của ngài.” [1]
Người ta cho rằng thánh nhân đã rút ra ý tưởng cho lời hô hào này từ những gì ngài đã quan sát được trong cuộc hành trình của mình sang Trung Đông, nơi ngài đã nghe thấy tiếng gọi cầu nguyện buổi tối của các muezzins [người kêu gọi người Hồi Giáo cầu nguyện] từ những ngọn tháp. Đây là một ví dụ tốt không chỉ về phương diện đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau mà còn về khả thể làm giàu lẫn nhau. Tương tự như thế, một nhà truyền giáo đã làm việc nhiều năm ở một quốc gia Phi châu đã viết điều này: “Chúng ta được mời gọi để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, đáp ứng nhu cầu sâu sắc của họ đối với Thiên Chúa, lòng khao khát Đấng Tuyệt đối của họ, và dạy họ những đường lối của Thiên Chúa, và dạy họ cách cầu nguyện. Đây là lý do tại sao người Hồi giáo ở đây cải đạo được nhiều người: họ ngay lập tức dạy dân chúng một cách đơn giản để thờ phượng Chúa.”
Các Kitô hữu chúng ta có một bức tranh khác về Thiên Chúa, một Thiên Chúa với tình yêu vô hạn hơn là một Thiên Chúa với sức mạnh vô biên, nhưng điều này không thể làm cho chúng ta quên đi bổn phận chính là thờ phượng. Đối với thách thức của người phụ nữ Samaritanô là người nói rằng, “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi thờ phượng Thiên Chúa” (Ga 4:20), Chúa Giêsu trả lời với những lời tạo thành hiến chương cho sự thờ phượng Kitô giáo:
“Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng ta thờ Đấng chúng ta biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 4: 21-24)
Tân Ước là người đầu tiên nâng việc “thờ phượng” lên một thế giá trước đây chưa từng có. Trong Cựu Ước, sự thờ phượng, ngoài Thiên Chúa, đôi khi được hướng đến một thiên thần (xem Ds 22:31) hoặc đến một vị vua (xem 1 Sam 24: 8). Trong Tân Ước, ngược lại, mỗi khi ai đó bị cám dỗ thờ phượng ngoài Thiên Chúa và nhân vị của Chúa Kitô, dù cho là thiên thần đi nữa, thì phản ứng ngay lập tức là “Ngươi không được làm thế! Ngươi phải thờ phượng Chúa.” Đây là những gì, trong sa mạc, Chúa Giêsu đã nhắc nhở với một giọng khinh miệt satan sau khi nó yêu cầu ngài thờ phượng nó: “đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” (Mt 4:10).
Giáo hội đã đón nhận giáo huấn này và đặt hành động tôn thờ Thiên Chúa ở mức tối thượng - latria, phân biệt với mức dulia, dành riêng cho các vị thánh, và mức hyperdulia, được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Do đó, thờ phượng là hành động tôn giáo độc đáo không thể được dành cho bất kỳ ai khác trong vũ trụ này, ngay cả đối với Đức Mẹ, thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa mà thôi. Đây là thế giá và sức mạnh độc đáo của nó.
Ngay buổi đầu, từ thờ phượng (proskunesis) được dùng để chỉ cử chỉ thể lý của việc phủ phục mình sấp mặt xuống trước ai đó như một dấu chỉ của sự tôn kính và quy phục. Biểu hiện thể lý này vẫn được đề cập đến trong Tin Mừng và trong sách Khải huyền. Trong những trình thuật này, Đấng mà ta phủ phục dưới thế này là Chúa Giêsu Kitô và trong phụng vụ trên trời là Chiên Con hy sinh hay Đấng Toàn năng. Chỉ trong cuộc đối thoại với người phụ nữ xứ Samaritanô và trong thư Thứ Nhất gởi dân thành Côrinhtô (1 Cô 14:25), từ ngữ “thờ phượng” mới có vẻ tách rời khỏi ý nghĩa bên ngoài của nó, và nó cho thấy một sự dành chỗ bên trong linh hồn cho Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa mà chúng ta nói về Chúa Thánh Thần trong kinh Tin Kính rằng Ngài “được phụng thờ và tôn vinh”, cùng với Chúa Cha và Chúa Con. [2]
Để chỉ ra tư thế bên ngoài tương ứng với sự thờ phượng, chúng ta thích cử chỉ uốn cong đầu gối, tức là bái quỳ. Cử chỉ này cũng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa và Chúa Kitô. Chúng ta có thể quỳ gối trước một hình ảnh của Đức Trinh Nữ, nhưng chúng ta không bái quỳ trước Đức Mẹ như chúng ta làm trước Thánh Thể hay Thánh giá Chúa Kitô.
“Thờ phượng” nghĩa là gì?
Tuy nhiên, chúng ta ít quan tâm đến ý nghĩa và sự phát triển của từ này cho bằng muốn biết việc thờ phượng bao gồm những gì và làm thế nào chúng ta có thể thực hành điều đó. Tâm tình tôn thờ có thể phải được chuẩn bị thông qua chuỗi dài suy tư, nhưng nó đạt đến đỉnh cao nơi một ấn tượng sống động, và giống như mọi ấn tượng, nó không tồn tại lâu. Nó giống như một tia sáng trong đêm, nhưng nó là một thứ ánh sáng đặc biệt: không hẳn là ánh sáng của sự thật cho bằng ánh sáng của thực tại. Đó là sự cảm nhận về sự cao cả, uy nghi và vẻ đẹp của Thiên Chúa cùng với lòng tốt và sự hiện diện của Người, tất cả những điều này đã lấy đi hơi thở của chúng ta. Đó như thể là đang chìm vào một đại dương không đáy và không giới hạn trong sự hùng vĩ của Thiên Chúa. Thờ phượng, theo câu nói của Thánh Angela thành Foligno, là “thu lại chính mình trong sự hiệp nhất và [lao] toàn bộ linh hồn của chúng ta vào sự vô tận thần thánh.” [3]
Một biểu hiện của sự thờ phượng có hiệu quả hơn bất kỳ lời nào là sự im lặng. Chính im lặng chỉ ra một thực tế vượt xa bất kỳ từ ngữ nào. Thông điệp này vang lên mạnh mẽ trong Kinh thánh: “Toàn thể cõi đất, hãy thinh lặng trước nhan Người!”( Kb 2:20), và “Hãy lặng thinh trước nhan ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng” (Xp 1: 7). Theo một trong những vị ẩn tu trong sa mạc, khi “các giác quan được bao bọc trong sự im lặng vô tận và với sự giúp đỡ của sự im lặng, ký ức của chúng ta mờ dần,” khi đó tất cả những gì còn lại là thờ phượng.
Ông Gióp thực hiện một hành vi thờ phượng khi thấy mình phải đối mặt với Đấng toàn năng ở cuối thử thách của ông, ông kêu lên, “Vâng, con đây tầm thường bé nhỏ, biết nói chi để trả lời Ngài? Con sẽ đưa tay lên che miệng.” (Gióp 40: 4). Chính trong ý nghĩa này mà một câu từ một bài thánh vịnh sau đó đã được vào phụng vụ. Theo bản văn tiếng Do Thái, câu đó là “Trước nhan Ngài, im lặng là lời khen ngợi”, “Tibi silentium laus !” (xem Ps 65: 2, bản văn Masora). Theo cách diễn đạt tuyệt đẹp của Thánh Grêgôriô Nazianzus, thờ phượng có nghĩa là nâng hồn lên với Chúa trong “một bài thánh ca thinh lặng.” [4] Giống như khi một người leo lên một ngọn núi cao, không khí dần dần trở nên ít hơn, cũng vậy khi ta đến gần Chúa hơn, lời nói trở nên ít dần cho đến khi cuối cùng ta trở nên hoàn toàn câm nín và kết hợp chính mình trong thinh lặng với Đấng không thể diễn tả bằng lời.
Nếu bạn thực sự muốn nói điều gì đó để làm “yên tĩnh” tâm trí và ngăn không cho nó đi lang thang vào các chủ đề khác, bạn nên làm điều đó với biểu hiện ngắn nhất là “Amen, thưa vâng.” Thờ phượng, trên thực tế, là đồng thuận, là để cho Chúa là Chúa của ta. Đó là nói tiếng xin vâng với Thiên Chúa là Thiên Chúa và với chính ta như một thụ tạo của Thiên Chúa. Đây là cách Chúa Giêsu được định nghĩa trong sách Khải Huyền, là “Đấng Amen”, là tiếng xin vâng được nhân cách hóa (xem Kh 3:14), hay ta có thể lặp lại không ngừng với Thiên thần Sốt Mến – Seraphim – “Qadosh, qadosh, qadosh”, “Thánh, thánh, thánh.”
Do đó, thờ phượng đòi hỏi mọi người phải cúi đầu và im lặng. Nhưng một hành động như vậy có xứng đáng với con người không? Chẳng phải như thế là làm nhục họ, làm mất phẩm giá của họ sao? Trong thực tế, [chúng ta phải hỏi rằng] điều đó có thực sự xứng đáng với Thiên Chúa không? Thiên Chúa có thực sự cần các tạo vật của mình phủ phục xuống đất và giữ im lặng không? Có phải Thiên Chúa cũng giống như một trong những vua chúa phương Đông, là những người mưu tìm sự thờ phượng chính mình? Chúng ta không thể phủ nhận điều này: sự thờ phượng đòi hỏi nơi con người một khía cạnh của sự tự hạ mình triệt để, làm cho bản thân trở nên nhỏ bé, đầu hàng và thần phục. Thờ phượng luôn liên quan đến một khía cạnh của sự hy sinh, dâng hiến một cái gì đó. Chính điều này chứng thực rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa và không có gì và không ai có quyền tồn tại trước nhan Ngài nếu không được ân sủng của Ngài. Trong thờ phượng, chúng ta dâng lên và hy sinh cái “tôi” của chúng ta, vinh quang của chính chúng ta, và sự tự mãn của chúng ta. Nhưng vinh quang của chúng ta là thứ vinh quang giả trá và không nhất quán, vì vậy nó được giải phóng để ta có thể thoát khỏi nó.
Khi thờ phượng, ta “giải thoát sự thật khỏi việc trở thành tù nhân của sự bất công” (xem Rô-ma 1:18), ta trở nên “chân thực” theo đúng ý nghĩa sâu sắc nhất của từ này. Trong thờ phượng ta thấy trước sự trả lại tất cả mọi thứ cho Thiên Chúa. Ta buông bỏ chính mình cho ý nghĩa và dòng chảy của hiện sinh. Giống như nước tìm thấy dòng chảy yên bình của nó khi chảy ra biển và con chim tìm thấy niềm vui của mình khi được gió mang đi, người thờ phượng cũng tìm thấy sự bình yên và niềm vui khi tôn thờ [5]. Việc thờ phượng Chúa không phải là một nghĩa vụ, một bổn phận, nhưng đó là một đặc quyền và thậm chí là một nhu cầu. Con người cần một cái gì đó hùng vĩ để yêu thương và tôn thờ! Chúng ta đã được tạo thành như vậy.
Do đó, không phải Thiên Chúa có nhu cầu được tôn thờ mà là con người có nhu cầu thờ phượng. Một trong những Kinh Tiền Tụng trong Thánh lễ nói rằng: “Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.” [6] Friedrich Nietzsche đã hoàn toàn sai lầm khi ông ta định nghĩa Thiên Chúa trong Kinh thánh là “vua phương Đông khao khát danh dự trên thiên đàng.” [7]
Tất nhiên việc thờ phượng phải được tự do. Điều làm cho việc tôn thờ xứng đáng với Thiên Chúa và đồng thời xứng đáng với con người là tự do, được hiểu không chỉ một cách tiêu cực là không có sự bó buộc mà còn một cách tích cực như một động lực của niềm vui, như một ân sủng tự phát của các sinh vật qua đó thể hiện niềm vui của họ rằng mình không phải là Thiên Chúa và vui mừng vì có thể có một Thiên Chúa ở trên họ để thờ phượng, chiêm ngưỡng và cử mừng.
Tôn thờ Thánh Thể
Giáo Hội Công Giáo có một hình thức thờ phượng đặc biệt gọi là tôn thờ Thánh Thể. Mỗi nhánh tâm linh lớn của Kitô giáo đều có đặc sủng riêng hình thành nên sự đóng góp của nhánh ấy cho sự phong phú của toàn Giáo hội. Đối với những người theo đạo Tin lành, đó là sự tôn kính Lời Chúa; đối với Chính thống giáo, đó là việc tôn kính ảnh tượng; đối với người Công Giáo, đó là sự tôn thờ Thánh Thể. Mỗi một cách trong ba cách này đều đạt được cùng một mục đích chung là chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong mầu nhiệm của Ngài.
Sự tôn kính và chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là một thành quả tương đối gần đây của lòng đạo đức Kitô giáo. Nó bắt đầu phát triển ở phương Tây từ thế kỷ thứ Mười Một như là một phản ứng chống lại dị giáo Berengar thành Tours, là người đã từ chối sự hiện diện “thật sự” của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và chỉ coi đó như một sự hiện diện mang tính biểu tượng. Kể từ ngày này, chúng ta có thể nói rằng lòng tôn sùng Thánh Thể có những ảnh hưởng quyết định lên cuộc sống của mọi vị thánh. Đó là nguồn năng lượng tâm linh to lớn, một loại lò sưởi luôn được thắp sáng giữa nhà của Thiên Chúa, qua đó tất cả các con cái thánh thiện của Giáo hội đã sưởi ấm bản thân. Hết thế hệ này sang thế hệ khác các tín hữu Công Giáo đã cảm nhận được sự run rẩy trước sự hiện diện của Thiên Chúa khi họ hát bài “Adoro te devote” – “Con thờ lạy hết tình” - trước Mình Thánh Chúa.
Những gì tôi nói về việc chầu và chiêm niệm Thánh Thể có thể được áp dụng gần như hoàn toàn trong việc chiêm niệm các ảnh tượng. Sự khác biệt là trong trường hợp đầu tiên chúng ta có sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô và trong trường hợp thứ hai chỉ có sự hiện diện trong ý tưởng. Cả hai đều dựa trên sự chắc chắn rằng Chúa Kitô phục sinh vẫn sống và vẫn hiện diện qua các dấu chỉ bí tích và nhờ đức tin.
Khi lắng đọng và im lặng trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, bao lâu có thể, chúng ta có thể nhận thấy những ao ước của Người dành cho chúng ta. Chúng ta gạt các dự án của chúng ta sang một bên để nhường chỗ cho những dự án của Chúa Kitô; khi đó ánh sáng của Thiên Chúa thâm nhập vào trái tim chúng ta từng chút một và chữa lành nó. Một cái gì đó ập đến nhắc nhở chúng ta về những gì xảy ra với những cây cối vào mùa xuân. Lá xanh mọc lên từ cành cây; chúng hấp thụ một số thành phần nhất định từ bầu khí quyển, do tác động của ánh sáng mặt trời, trở thành “gắn bó” và biến thành chất dinh dưỡng cho cây. Không có những chiếc lá xanh như vậy, cây không thể phát triển và sinh hoa trái và sẽ không góp phần tạo ra dưỡng khí mà chính chúng ta thở.
Chúng ta cần phải giống như những chiếc lá xanh! Chúng là biểu tượng của các linh hồn Thánh Thể, những người khi chiêm ngưỡng “Mặt trời công lý”, là Chúa Kitô, “gắn” chính mình vào chất dinh dưỡng là chính Chúa Thánh Thần để mang lại lợi ích cho toàn bộ cây vĩ đại, là Giáo hội. Tông đồ Phaolô nói về điều này bằng những từ khác khi ngài viết: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.” (2 Cô 3:18).
Nhà thơ Giuseppe Ungaretti, khi đang chiêm ngưỡng mặt trời mọc vào một buổi sáng sau một đêm dài tăm tối, đã viết một bài thơ gồm hai câu thơ rất ngắn gọn: “M’illumino / d’immenso”: “Tôi tự soi sáng mình / với sự bao la” [8]. Những lời này có thể được lặp đi lặp lại bởi những ai đang chiêm ngắm trước Thánh Thể. Chỉ có Chúa mới biết có bao nhiêu ân sủng đã lặng lẽ đến với Giáo hội qua những người thờ phượng này.
Tôn sùng Thánh Thể cũng là một hình thức truyền giáo, và là một trong số những cách hiệu quả nhất. Nhiều giáo xứ và cộng đồng đã thêm việc tôn thờ Thánh Thể vào các chương trình hàng ngày hoặc hàng tuần của họ, và đã trải nghiệm điều đó. Khi nhìn thấy một nhà thờ ở trung tâm thành phố vào ban đêm mở cửa và thắp sáng cho mọi người thờ phượng trong sự im lặng trước Mình Thánh Chúa, nhiều người qua đường đã dừng lại, nhìn xung quanh và thốt lên “Chúa đang ở đây!” – hệt như những người ngoại đạo đã làm khi họ đặt chân vào một trong những buổi nhóm họp các tín hữu Kitô thời sơ khai (xem 1 Cô 14:25).
Chiêm niệm Kitô giáo không bao giờ là con đường một chiều. Điều đó không có nghĩa là nhìn chằm chằm vào rốn của mình, như người ta thường nói, để tìm kiếm bản thể sâu sắc nhất của mình. Nó luôn liên quan đến hai ánh mắt chạm trán nhau. Một người nông dân ở giáo xứ Ars đã tham dự vào một hình thái tôn sùng Thánh Thể tốt nhất khi anh dành hàng giờ trong nhà thờ với ánh mắt chăm chú nhìn vào nhà tạm. Khi thánh Curé thành Ars hỏi anh ta đang làm gì trong nhà thờ, anh ta trả lời: “Không có gì. Tôi nhìn Ngài và Ngài nhìn tôi!”
Nếu đôi khi chúng ta nhìn xuống hoặc rút lại cái nhìn của mình, Thiên Chúa không bao giờ nhìn xuống hoặc rút lại cái nhìn của Người. Đôi khi chiêm niệm Thánh Thể chỉ đơn giản là ở cùng Chúa Giêsu, ngồi dưới ánh mắt của Người, cho Người niềm vui nhìn ngắm chúng ta. Cho dù chúng ta chỉ là những tạo vật, không đáng chi và chỉ là những người tội lỗi, chúng ta dẫu sao cũng vẫn là hoa trái của cuộc thương khó Chúa, là những người mà Ngài hiến mạng sống mình: “Ngài nhìn tôi!” Điều đó có nghĩa là chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu đưa ra với các tông đồ trong vườn Giệtsimani “Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy.” (Mt 26:38).
Do đó, việc tôn thờ Thánh Thể không bị cản trở bởi sự khô khan mà đôi khi chúng ta có thể trải nghiệm, cho dù đó là do những lối sống bê tha của chúng ta hay vì Chúa cho phép điều đó xảy ra để thanh tẩy chúng ta. Sự khô khan đó thực sự có thể có ý nghĩa nếu chúng ta từ bỏ ước muốn riêng để làm hài lòng Ngài và nói, như Chân Phước Charles de Foucauld thường nói với Chúa Giêsu “Hạnh phúc của Chúa là quá đủ cho con”, nghĩa là con thấy Chúa vui là con mãn nguyện.[9] Chúa Giêsu có tất cả sự vĩnh cửu để làm cho chúng ta hạnh phúc; chúng ta chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi này để làm cho Người vui, vậy làm thế nào chúng ta lại có thể để trôi mất đi cơ hội này, một cơ hội sẽ không bao giờ trở lại trong cõi vĩnh hằng?
Khi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong Bí tích trên bàn thờ, chúng ta thực hiện lời tiên tri được loan báo vào lúc Chúa Giêsu chết trên thập tự giá: “Họ sẽ nhìn vào Đấng mà họ đã đâm xuyên qua” (Ga 19,37). Việc chiêm ngưỡng như vậy tự nó cũng là tiên tri bởi vì nó tiên báo những gì chúng ta sẽ làm mãi mãi ở Giêrusalem trên trời. Đó là hoạt động cánh chung và tiên tri nhất mà chúng ta có thể thực hiện trong Giáo hội. Khi thời giờ đã tận, Chiên Con sẽ không còn bị hy sinh và thịt Người sẽ không còn tiếp tục bị ăn nữa. Sự thánh hiến và hiệp thông sẽ chấm dứt, nhưng sự chiêm ngưỡng Chiên Con bị giết vì chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt. Thực tế đây là những gì các thánh hiện đang làm trên thiên đàng (xem Rev 5: 1ff). Khi chúng ta ở trước nhà tạm, chúng ta tạo thành một ca đoàn duy nhất với Giáo hội trên Thiên Quốc: họ đứng trước bàn thờ, còn chúng ta đứng phía sau bàn thờ, có thể nói như vậy; họ trải nghiệm thiên nhan Chiên Con trong khi chúng ta cảm nhận qua đức tin.
Năm 1967 khi phong trào Canh Tân Đặc Sủng bắt đầu mà trong năm mươi năm đã chạm đến và canh tân hàng triệu cuộc sống và làm phát sinh vô số những điều mới trong Giáo hội, cả cá nhân và cộng đồng. Chúng ta không nhấn mạnh đủ rằng đó không phải là một “phong trào giáo hội” theo nghĩa thông thường của từ này; đó là một dòng ân sủng được ban cho toàn thể Giáo hội, một “mũi tiêm của Chúa Thánh Thần” rất cần thiết. Nó giống như một cú điện giựt được nhắm vào đám đông là Giáo hội, và một khi mục tiêu này đã đạt được, thì sẵn sàng biến mất.
Tôi đề cập đến điều đó ở đây bởi vì nó bắt đầu chính xác với một kinh nghiệm phi thường trong việc tôn thờ Thiên Chúa hằng sống vốn là chủ đề của bài tĩnh tâm này. Nhóm sinh viên tại Đại học Duquesne ở vùng Pittsburg, những người đang tham gia vào một khóa tĩnh tâm, vào một buổi tối thấy mình trong nhà nguyện trước Thánh Thể thì bất ngờ có một điều bất thường xảy ra mà một phụ nữ trong số họ sau đó đã mô tả như sau:
“Nỗi sợ hãi Chúa tràn ngập trong chúng tôi; một nỗi sợ hãi khiến chúng tôi không dám nhìn lên. Ngài hiện diện một cách thực sự cá nhân và chúng tôi sợ Ngài quá yêu chúng tôi. Chúng tôi tôn thờ Ngài, và lần đầu tiên biết ý nghĩa của việc thờ phượng. Chúng tôi nhận ra một kinh nghiệm cháy bỏng về một thực tại quá choáng ngợp, và sự hiện diện của Chúa mà từ đó đã khiến chúng tôi hiểu được những hình ảnh về Giavê trên Núi Sinai khi nó rung chuyển và bùng nổ trước ngọn lửa là sự Hiện Hữu của Ngài, và kinh nghiệm của tiên tri Isaia (Is 6: 1-5), cũng như lời công bố rằng Thiên Chúa của chúng ta như một ngọn lửa đang tiêu đốt. Nỗi sợ thánh này cách nào đó giống như tình yêu hay một tình yêu gợi lên khi chúng ta thực sự nhìn thấy Ngài. Ngài thực sự đáng yêu và xinh đẹp, nhưng chúng tôi không thấy hình ảnh nào. Như thể trong ánh quang huy hoàng, rực rỡ chính Chúa đã đi vào phòng và lấp đầy cả căn phòng lẫn chúng tôi.” [10]
Sự hiện diện đồng thời cả sự uy nghi lẫn sự tốt lành nơi Thiên Chúa, cũng như nỗi sợ hãi và lòng yêu mến nơi tạo vật là một “mầu nhiệm đầy cảm hứng và hấp dẫn”, như các học giả tôn giáo mô tả [11]. Người phụ nữ đã mô tả thời điểm đó như thế không biết rằng đây là một bản tóm tắt hoàn hảo về những đặc điểm của Thiên Chúa hằng sống trong Kinh thánh.
Chúng ta hãy kết thúc bằng một câu của Thánh vịnh 95 mà Lời mời gọi trong Các Giờ Kinh Phụng vụ cho chúng ta bắt đầu mỗi ngày mới:
Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục,
quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta.
Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,
còn ta là dân Người lãnh đạo,
là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
1. Thánh Phanxicô thành Assisi, “Thư gửi cho những người cai trị dân,” trong cuốn Thánh Phanxicô Assisi: Các tác phẩm và các tiểu sử sơ khởi, tái bản lần thứ 4, ed. Marion H. Habig (Quincy, IL: Franciscan Press, 1991), tr. 115.
2. Khải huyền 19:10; 22: 9; xem Công vụ Tông đồ 10: 25-26; 14:13 ff).
3.Xem Thánh Angela thành Foligno, Sách về Chân Phước Angela (Các Hướng dẫn), Phần 3, trong cuốn Angela of Foligno: The Complete Works, trans. Paul Lachance (Mahwah, NJ: Paulist, 1993), tr. 243.
4. Thánh Grêgôriô Nazianzus, Carmi, 29 (PG 37, trang 507).
5. Xem Pseudo-Dionysius the Areopagite, “Mystical Theology,” 3, in On the Divine Names and Mystical Theology, ed. Clarence E. Rolt (London: SPCK, 1920), pp. 197-198; see PG 3, 1033.
6. Sách Lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng Chung thứ IV.
7. Friedrich Nietzsche, The Gay Science (The Joyful Wisdom), trans. Thomas Common (Mineola, NY: Dover, 2006), p. 94.
8.Giuseppe Ungaretti, Vita d’un uomo: 106 poesie (Milan: Mondadori, 1988), p. 72.
9.Charles de Foucauld, Easter, 1891, Charles de Foucauld: Writings (Maryknoll, NY: Orbis Books, 1999), p. 111.
10. In Patti Gallagher Mansfield, As by a New Pentecost. Beginning of the Catholic Charismatic Renewal, Amor Deus Publishing, Phoenix, AZ, 2016, p. 131.
11. Xem, chẳng hạn, Rudolf Otto, The Idea of the Holy, trans. John Harvey (London: Oxford University Press), 1967, esp. chapters 4 and 6.
Chủ đề của bài thuyết giảng tuần này là “Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Thiên Chúa ngươi”.
“Ngươi phải thờ phượng Chúa, là Thiên Chúa ngươi”
Lm. Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng
Bản dịch sang Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Năm nay là tám trăm năm sau cuộc gặp gỡ giữa Thánh Phanxicô thành Assisi và Quốc vương Ai Cập al-Kamil vào năm 1219. Tôi đề cập đến biến cố đó trong bối cảnh này vì một chi tiết liên quan đến chủ đề suy niệm của chúng ta về Thiên Chúa hằng sống. Sau khi trở về từ chuyến đi sang Trung Đông năm 1219, Thánh Phanxicô đã viết một bức thư gửi cho “Các Nhà Cầm quyền của người dân”. Trong đó, giữa những điều khác, ngài nói:
“Hãy nhận ra rằng Thiên Chúa được thần dân của các ngài long trọng kính ngưỡng; mỗi buổi tối, theo hiệu lệnh của một tuần canh hoặc theo một cách nào đó, những lời ca khen và cảm tạ được toàn dân dâng lên Chúa. Nếu ngài từ chối nhận ra điều này, ngài có thể chắc chắn rằng ngài sẽ phải chịu trách nhiệm về điều đó vào ngày phán xét trước Chúa Giêsu Kitô, là Chúa và Thiên Chúa của ngài.” [1]
Người ta cho rằng thánh nhân đã rút ra ý tưởng cho lời hô hào này từ những gì ngài đã quan sát được trong cuộc hành trình của mình sang Trung Đông, nơi ngài đã nghe thấy tiếng gọi cầu nguyện buổi tối của các muezzins [người kêu gọi người Hồi Giáo cầu nguyện] từ những ngọn tháp. Đây là một ví dụ tốt không chỉ về phương diện đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau mà còn về khả thể làm giàu lẫn nhau. Tương tự như thế, một nhà truyền giáo đã làm việc nhiều năm ở một quốc gia Phi châu đã viết điều này: “Chúng ta được mời gọi để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, đáp ứng nhu cầu sâu sắc của họ đối với Thiên Chúa, lòng khao khát Đấng Tuyệt đối của họ, và dạy họ những đường lối của Thiên Chúa, và dạy họ cách cầu nguyện. Đây là lý do tại sao người Hồi giáo ở đây cải đạo được nhiều người: họ ngay lập tức dạy dân chúng một cách đơn giản để thờ phượng Chúa.”
Các Kitô hữu chúng ta có một bức tranh khác về Thiên Chúa, một Thiên Chúa với tình yêu vô hạn hơn là một Thiên Chúa với sức mạnh vô biên, nhưng điều này không thể làm cho chúng ta quên đi bổn phận chính là thờ phượng. Đối với thách thức của người phụ nữ Samaritanô là người nói rằng, “Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; còn các ông lại bảo: Giêrusalem mới chính là nơi thờ phượng Thiên Chúa” (Ga 4:20), Chúa Giêsu trả lời với những lời tạo thành hiến chương cho sự thờ phượng Kitô giáo:
“Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng ta thờ Đấng chúng ta biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 4: 21-24)
Tân Ước là người đầu tiên nâng việc “thờ phượng” lên một thế giá trước đây chưa từng có. Trong Cựu Ước, sự thờ phượng, ngoài Thiên Chúa, đôi khi được hướng đến một thiên thần (xem Ds 22:31) hoặc đến một vị vua (xem 1 Sam 24: 8). Trong Tân Ước, ngược lại, mỗi khi ai đó bị cám dỗ thờ phượng ngoài Thiên Chúa và nhân vị của Chúa Kitô, dù cho là thiên thần đi nữa, thì phản ứng ngay lập tức là “Ngươi không được làm thế! Ngươi phải thờ phượng Chúa.” Đây là những gì, trong sa mạc, Chúa Giêsu đã nhắc nhở với một giọng khinh miệt satan sau khi nó yêu cầu ngài thờ phượng nó: “đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.” (Mt 4:10).
Giáo hội đã đón nhận giáo huấn này và đặt hành động tôn thờ Thiên Chúa ở mức tối thượng - latria, phân biệt với mức dulia, dành riêng cho các vị thánh, và mức hyperdulia, được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria. Do đó, thờ phượng là hành động tôn giáo độc đáo không thể được dành cho bất kỳ ai khác trong vũ trụ này, ngay cả đối với Đức Mẹ, thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa mà thôi. Đây là thế giá và sức mạnh độc đáo của nó.
Ngay buổi đầu, từ thờ phượng (proskunesis) được dùng để chỉ cử chỉ thể lý của việc phủ phục mình sấp mặt xuống trước ai đó như một dấu chỉ của sự tôn kính và quy phục. Biểu hiện thể lý này vẫn được đề cập đến trong Tin Mừng và trong sách Khải huyền. Trong những trình thuật này, Đấng mà ta phủ phục dưới thế này là Chúa Giêsu Kitô và trong phụng vụ trên trời là Chiên Con hy sinh hay Đấng Toàn năng. Chỉ trong cuộc đối thoại với người phụ nữ xứ Samaritanô và trong thư Thứ Nhất gởi dân thành Côrinhtô (1 Cô 14:25), từ ngữ “thờ phượng” mới có vẻ tách rời khỏi ý nghĩa bên ngoài của nó, và nó cho thấy một sự dành chỗ bên trong linh hồn cho Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa mà chúng ta nói về Chúa Thánh Thần trong kinh Tin Kính rằng Ngài “được phụng thờ và tôn vinh”, cùng với Chúa Cha và Chúa Con. [2]
Để chỉ ra tư thế bên ngoài tương ứng với sự thờ phượng, chúng ta thích cử chỉ uốn cong đầu gối, tức là bái quỳ. Cử chỉ này cũng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa và Chúa Kitô. Chúng ta có thể quỳ gối trước một hình ảnh của Đức Trinh Nữ, nhưng chúng ta không bái quỳ trước Đức Mẹ như chúng ta làm trước Thánh Thể hay Thánh giá Chúa Kitô.
“Thờ phượng” nghĩa là gì?
Tuy nhiên, chúng ta ít quan tâm đến ý nghĩa và sự phát triển của từ này cho bằng muốn biết việc thờ phượng bao gồm những gì và làm thế nào chúng ta có thể thực hành điều đó. Tâm tình tôn thờ có thể phải được chuẩn bị thông qua chuỗi dài suy tư, nhưng nó đạt đến đỉnh cao nơi một ấn tượng sống động, và giống như mọi ấn tượng, nó không tồn tại lâu. Nó giống như một tia sáng trong đêm, nhưng nó là một thứ ánh sáng đặc biệt: không hẳn là ánh sáng của sự thật cho bằng ánh sáng của thực tại. Đó là sự cảm nhận về sự cao cả, uy nghi và vẻ đẹp của Thiên Chúa cùng với lòng tốt và sự hiện diện của Người, tất cả những điều này đã lấy đi hơi thở của chúng ta. Đó như thể là đang chìm vào một đại dương không đáy và không giới hạn trong sự hùng vĩ của Thiên Chúa. Thờ phượng, theo câu nói của Thánh Angela thành Foligno, là “thu lại chính mình trong sự hiệp nhất và [lao] toàn bộ linh hồn của chúng ta vào sự vô tận thần thánh.” [3]
Một biểu hiện của sự thờ phượng có hiệu quả hơn bất kỳ lời nào là sự im lặng. Chính im lặng chỉ ra một thực tế vượt xa bất kỳ từ ngữ nào. Thông điệp này vang lên mạnh mẽ trong Kinh thánh: “Toàn thể cõi đất, hãy thinh lặng trước nhan Người!”( Kb 2:20), và “Hãy lặng thinh trước nhan ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng” (Xp 1: 7). Theo một trong những vị ẩn tu trong sa mạc, khi “các giác quan được bao bọc trong sự im lặng vô tận và với sự giúp đỡ của sự im lặng, ký ức của chúng ta mờ dần,” khi đó tất cả những gì còn lại là thờ phượng.
Ông Gióp thực hiện một hành vi thờ phượng khi thấy mình phải đối mặt với Đấng toàn năng ở cuối thử thách của ông, ông kêu lên, “Vâng, con đây tầm thường bé nhỏ, biết nói chi để trả lời Ngài? Con sẽ đưa tay lên che miệng.” (Gióp 40: 4). Chính trong ý nghĩa này mà một câu từ một bài thánh vịnh sau đó đã được vào phụng vụ. Theo bản văn tiếng Do Thái, câu đó là “Trước nhan Ngài, im lặng là lời khen ngợi”, “Tibi silentium laus !” (xem Ps 65: 2, bản văn Masora). Theo cách diễn đạt tuyệt đẹp của Thánh Grêgôriô Nazianzus, thờ phượng có nghĩa là nâng hồn lên với Chúa trong “một bài thánh ca thinh lặng.” [4] Giống như khi một người leo lên một ngọn núi cao, không khí dần dần trở nên ít hơn, cũng vậy khi ta đến gần Chúa hơn, lời nói trở nên ít dần cho đến khi cuối cùng ta trở nên hoàn toàn câm nín và kết hợp chính mình trong thinh lặng với Đấng không thể diễn tả bằng lời.
Nếu bạn thực sự muốn nói điều gì đó để làm “yên tĩnh” tâm trí và ngăn không cho nó đi lang thang vào các chủ đề khác, bạn nên làm điều đó với biểu hiện ngắn nhất là “Amen, thưa vâng.” Thờ phượng, trên thực tế, là đồng thuận, là để cho Chúa là Chúa của ta. Đó là nói tiếng xin vâng với Thiên Chúa là Thiên Chúa và với chính ta như một thụ tạo của Thiên Chúa. Đây là cách Chúa Giêsu được định nghĩa trong sách Khải Huyền, là “Đấng Amen”, là tiếng xin vâng được nhân cách hóa (xem Kh 3:14), hay ta có thể lặp lại không ngừng với Thiên thần Sốt Mến – Seraphim – “Qadosh, qadosh, qadosh”, “Thánh, thánh, thánh.”
Do đó, thờ phượng đòi hỏi mọi người phải cúi đầu và im lặng. Nhưng một hành động như vậy có xứng đáng với con người không? Chẳng phải như thế là làm nhục họ, làm mất phẩm giá của họ sao? Trong thực tế, [chúng ta phải hỏi rằng] điều đó có thực sự xứng đáng với Thiên Chúa không? Thiên Chúa có thực sự cần các tạo vật của mình phủ phục xuống đất và giữ im lặng không? Có phải Thiên Chúa cũng giống như một trong những vua chúa phương Đông, là những người mưu tìm sự thờ phượng chính mình? Chúng ta không thể phủ nhận điều này: sự thờ phượng đòi hỏi nơi con người một khía cạnh của sự tự hạ mình triệt để, làm cho bản thân trở nên nhỏ bé, đầu hàng và thần phục. Thờ phượng luôn liên quan đến một khía cạnh của sự hy sinh, dâng hiến một cái gì đó. Chính điều này chứng thực rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa và không có gì và không ai có quyền tồn tại trước nhan Ngài nếu không được ân sủng của Ngài. Trong thờ phượng, chúng ta dâng lên và hy sinh cái “tôi” của chúng ta, vinh quang của chính chúng ta, và sự tự mãn của chúng ta. Nhưng vinh quang của chúng ta là thứ vinh quang giả trá và không nhất quán, vì vậy nó được giải phóng để ta có thể thoát khỏi nó.
Khi thờ phượng, ta “giải thoát sự thật khỏi việc trở thành tù nhân của sự bất công” (xem Rô-ma 1:18), ta trở nên “chân thực” theo đúng ý nghĩa sâu sắc nhất của từ này. Trong thờ phượng ta thấy trước sự trả lại tất cả mọi thứ cho Thiên Chúa. Ta buông bỏ chính mình cho ý nghĩa và dòng chảy của hiện sinh. Giống như nước tìm thấy dòng chảy yên bình của nó khi chảy ra biển và con chim tìm thấy niềm vui của mình khi được gió mang đi, người thờ phượng cũng tìm thấy sự bình yên và niềm vui khi tôn thờ [5]. Việc thờ phượng Chúa không phải là một nghĩa vụ, một bổn phận, nhưng đó là một đặc quyền và thậm chí là một nhu cầu. Con người cần một cái gì đó hùng vĩ để yêu thương và tôn thờ! Chúng ta đã được tạo thành như vậy.
Do đó, không phải Thiên Chúa có nhu cầu được tôn thờ mà là con người có nhu cầu thờ phượng. Một trong những Kinh Tiền Tụng trong Thánh lễ nói rằng: “Tuy Chúa không cần chúng con ca tụng, nhưng việc chúng con cảm tạ Chúa lại là một hồng ân Chúa ban, vì những lời chúng con ca tụng chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.” [6] Friedrich Nietzsche đã hoàn toàn sai lầm khi ông ta định nghĩa Thiên Chúa trong Kinh thánh là “vua phương Đông khao khát danh dự trên thiên đàng.” [7]
Tất nhiên việc thờ phượng phải được tự do. Điều làm cho việc tôn thờ xứng đáng với Thiên Chúa và đồng thời xứng đáng với con người là tự do, được hiểu không chỉ một cách tiêu cực là không có sự bó buộc mà còn một cách tích cực như một động lực của niềm vui, như một ân sủng tự phát của các sinh vật qua đó thể hiện niềm vui của họ rằng mình không phải là Thiên Chúa và vui mừng vì có thể có một Thiên Chúa ở trên họ để thờ phượng, chiêm ngưỡng và cử mừng.
Tôn thờ Thánh Thể
Giáo Hội Công Giáo có một hình thức thờ phượng đặc biệt gọi là tôn thờ Thánh Thể. Mỗi nhánh tâm linh lớn của Kitô giáo đều có đặc sủng riêng hình thành nên sự đóng góp của nhánh ấy cho sự phong phú của toàn Giáo hội. Đối với những người theo đạo Tin lành, đó là sự tôn kính Lời Chúa; đối với Chính thống giáo, đó là việc tôn kính ảnh tượng; đối với người Công Giáo, đó là sự tôn thờ Thánh Thể. Mỗi một cách trong ba cách này đều đạt được cùng một mục đích chung là chiêm ngưỡng Chúa Kitô trong mầu nhiệm của Ngài.
Sự tôn kính và chầu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là một thành quả tương đối gần đây của lòng đạo đức Kitô giáo. Nó bắt đầu phát triển ở phương Tây từ thế kỷ thứ Mười Một như là một phản ứng chống lại dị giáo Berengar thành Tours, là người đã từ chối sự hiện diện “thật sự” của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và chỉ coi đó như một sự hiện diện mang tính biểu tượng. Kể từ ngày này, chúng ta có thể nói rằng lòng tôn sùng Thánh Thể có những ảnh hưởng quyết định lên cuộc sống của mọi vị thánh. Đó là nguồn năng lượng tâm linh to lớn, một loại lò sưởi luôn được thắp sáng giữa nhà của Thiên Chúa, qua đó tất cả các con cái thánh thiện của Giáo hội đã sưởi ấm bản thân. Hết thế hệ này sang thế hệ khác các tín hữu Công Giáo đã cảm nhận được sự run rẩy trước sự hiện diện của Thiên Chúa khi họ hát bài “Adoro te devote” – “Con thờ lạy hết tình” - trước Mình Thánh Chúa.
Những gì tôi nói về việc chầu và chiêm niệm Thánh Thể có thể được áp dụng gần như hoàn toàn trong việc chiêm niệm các ảnh tượng. Sự khác biệt là trong trường hợp đầu tiên chúng ta có sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô và trong trường hợp thứ hai chỉ có sự hiện diện trong ý tưởng. Cả hai đều dựa trên sự chắc chắn rằng Chúa Kitô phục sinh vẫn sống và vẫn hiện diện qua các dấu chỉ bí tích và nhờ đức tin.
Khi lắng đọng và im lặng trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, bao lâu có thể, chúng ta có thể nhận thấy những ao ước của Người dành cho chúng ta. Chúng ta gạt các dự án của chúng ta sang một bên để nhường chỗ cho những dự án của Chúa Kitô; khi đó ánh sáng của Thiên Chúa thâm nhập vào trái tim chúng ta từng chút một và chữa lành nó. Một cái gì đó ập đến nhắc nhở chúng ta về những gì xảy ra với những cây cối vào mùa xuân. Lá xanh mọc lên từ cành cây; chúng hấp thụ một số thành phần nhất định từ bầu khí quyển, do tác động của ánh sáng mặt trời, trở thành “gắn bó” và biến thành chất dinh dưỡng cho cây. Không có những chiếc lá xanh như vậy, cây không thể phát triển và sinh hoa trái và sẽ không góp phần tạo ra dưỡng khí mà chính chúng ta thở.
Chúng ta cần phải giống như những chiếc lá xanh! Chúng là biểu tượng của các linh hồn Thánh Thể, những người khi chiêm ngưỡng “Mặt trời công lý”, là Chúa Kitô, “gắn” chính mình vào chất dinh dưỡng là chính Chúa Thánh Thần để mang lại lợi ích cho toàn bộ cây vĩ đại, là Giáo hội. Tông đồ Phaolô nói về điều này bằng những từ khác khi ngài viết: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, do bởi tác động của Chúa là Thần Khí.” (2 Cô 3:18).
Nhà thơ Giuseppe Ungaretti, khi đang chiêm ngưỡng mặt trời mọc vào một buổi sáng sau một đêm dài tăm tối, đã viết một bài thơ gồm hai câu thơ rất ngắn gọn: “M’illumino / d’immenso”: “Tôi tự soi sáng mình / với sự bao la” [8]. Những lời này có thể được lặp đi lặp lại bởi những ai đang chiêm ngắm trước Thánh Thể. Chỉ có Chúa mới biết có bao nhiêu ân sủng đã lặng lẽ đến với Giáo hội qua những người thờ phượng này.
Tôn sùng Thánh Thể cũng là một hình thức truyền giáo, và là một trong số những cách hiệu quả nhất. Nhiều giáo xứ và cộng đồng đã thêm việc tôn thờ Thánh Thể vào các chương trình hàng ngày hoặc hàng tuần của họ, và đã trải nghiệm điều đó. Khi nhìn thấy một nhà thờ ở trung tâm thành phố vào ban đêm mở cửa và thắp sáng cho mọi người thờ phượng trong sự im lặng trước Mình Thánh Chúa, nhiều người qua đường đã dừng lại, nhìn xung quanh và thốt lên “Chúa đang ở đây!” – hệt như những người ngoại đạo đã làm khi họ đặt chân vào một trong những buổi nhóm họp các tín hữu Kitô thời sơ khai (xem 1 Cô 14:25).
Chiêm niệm Kitô giáo không bao giờ là con đường một chiều. Điều đó không có nghĩa là nhìn chằm chằm vào rốn của mình, như người ta thường nói, để tìm kiếm bản thể sâu sắc nhất của mình. Nó luôn liên quan đến hai ánh mắt chạm trán nhau. Một người nông dân ở giáo xứ Ars đã tham dự vào một hình thái tôn sùng Thánh Thể tốt nhất khi anh dành hàng giờ trong nhà thờ với ánh mắt chăm chú nhìn vào nhà tạm. Khi thánh Curé thành Ars hỏi anh ta đang làm gì trong nhà thờ, anh ta trả lời: “Không có gì. Tôi nhìn Ngài và Ngài nhìn tôi!”
Nếu đôi khi chúng ta nhìn xuống hoặc rút lại cái nhìn của mình, Thiên Chúa không bao giờ nhìn xuống hoặc rút lại cái nhìn của Người. Đôi khi chiêm niệm Thánh Thể chỉ đơn giản là ở cùng Chúa Giêsu, ngồi dưới ánh mắt của Người, cho Người niềm vui nhìn ngắm chúng ta. Cho dù chúng ta chỉ là những tạo vật, không đáng chi và chỉ là những người tội lỗi, chúng ta dẫu sao cũng vẫn là hoa trái của cuộc thương khó Chúa, là những người mà Ngài hiến mạng sống mình: “Ngài nhìn tôi!” Điều đó có nghĩa là chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu đưa ra với các tông đồ trong vườn Giệtsimani “Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy.” (Mt 26:38).
Do đó, việc tôn thờ Thánh Thể không bị cản trở bởi sự khô khan mà đôi khi chúng ta có thể trải nghiệm, cho dù đó là do những lối sống bê tha của chúng ta hay vì Chúa cho phép điều đó xảy ra để thanh tẩy chúng ta. Sự khô khan đó thực sự có thể có ý nghĩa nếu chúng ta từ bỏ ước muốn riêng để làm hài lòng Ngài và nói, như Chân Phước Charles de Foucauld thường nói với Chúa Giêsu “Hạnh phúc của Chúa là quá đủ cho con”, nghĩa là con thấy Chúa vui là con mãn nguyện.[9] Chúa Giêsu có tất cả sự vĩnh cửu để làm cho chúng ta hạnh phúc; chúng ta chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi này để làm cho Người vui, vậy làm thế nào chúng ta lại có thể để trôi mất đi cơ hội này, một cơ hội sẽ không bao giờ trở lại trong cõi vĩnh hằng?
Khi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong Bí tích trên bàn thờ, chúng ta thực hiện lời tiên tri được loan báo vào lúc Chúa Giêsu chết trên thập tự giá: “Họ sẽ nhìn vào Đấng mà họ đã đâm xuyên qua” (Ga 19,37). Việc chiêm ngưỡng như vậy tự nó cũng là tiên tri bởi vì nó tiên báo những gì chúng ta sẽ làm mãi mãi ở Giêrusalem trên trời. Đó là hoạt động cánh chung và tiên tri nhất mà chúng ta có thể thực hiện trong Giáo hội. Khi thời giờ đã tận, Chiên Con sẽ không còn bị hy sinh và thịt Người sẽ không còn tiếp tục bị ăn nữa. Sự thánh hiến và hiệp thông sẽ chấm dứt, nhưng sự chiêm ngưỡng Chiên Con bị giết vì chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt. Thực tế đây là những gì các thánh hiện đang làm trên thiên đàng (xem Rev 5: 1ff). Khi chúng ta ở trước nhà tạm, chúng ta tạo thành một ca đoàn duy nhất với Giáo hội trên Thiên Quốc: họ đứng trước bàn thờ, còn chúng ta đứng phía sau bàn thờ, có thể nói như vậy; họ trải nghiệm thiên nhan Chiên Con trong khi chúng ta cảm nhận qua đức tin.
Năm 1967 khi phong trào Canh Tân Đặc Sủng bắt đầu mà trong năm mươi năm đã chạm đến và canh tân hàng triệu cuộc sống và làm phát sinh vô số những điều mới trong Giáo hội, cả cá nhân và cộng đồng. Chúng ta không nhấn mạnh đủ rằng đó không phải là một “phong trào giáo hội” theo nghĩa thông thường của từ này; đó là một dòng ân sủng được ban cho toàn thể Giáo hội, một “mũi tiêm của Chúa Thánh Thần” rất cần thiết. Nó giống như một cú điện giựt được nhắm vào đám đông là Giáo hội, và một khi mục tiêu này đã đạt được, thì sẵn sàng biến mất.
Tôi đề cập đến điều đó ở đây bởi vì nó bắt đầu chính xác với một kinh nghiệm phi thường trong việc tôn thờ Thiên Chúa hằng sống vốn là chủ đề của bài tĩnh tâm này. Nhóm sinh viên tại Đại học Duquesne ở vùng Pittsburg, những người đang tham gia vào một khóa tĩnh tâm, vào một buổi tối thấy mình trong nhà nguyện trước Thánh Thể thì bất ngờ có một điều bất thường xảy ra mà một phụ nữ trong số họ sau đó đã mô tả như sau:
“Nỗi sợ hãi Chúa tràn ngập trong chúng tôi; một nỗi sợ hãi khiến chúng tôi không dám nhìn lên. Ngài hiện diện một cách thực sự cá nhân và chúng tôi sợ Ngài quá yêu chúng tôi. Chúng tôi tôn thờ Ngài, và lần đầu tiên biết ý nghĩa của việc thờ phượng. Chúng tôi nhận ra một kinh nghiệm cháy bỏng về một thực tại quá choáng ngợp, và sự hiện diện của Chúa mà từ đó đã khiến chúng tôi hiểu được những hình ảnh về Giavê trên Núi Sinai khi nó rung chuyển và bùng nổ trước ngọn lửa là sự Hiện Hữu của Ngài, và kinh nghiệm của tiên tri Isaia (Is 6: 1-5), cũng như lời công bố rằng Thiên Chúa của chúng ta như một ngọn lửa đang tiêu đốt. Nỗi sợ thánh này cách nào đó giống như tình yêu hay một tình yêu gợi lên khi chúng ta thực sự nhìn thấy Ngài. Ngài thực sự đáng yêu và xinh đẹp, nhưng chúng tôi không thấy hình ảnh nào. Như thể trong ánh quang huy hoàng, rực rỡ chính Chúa đã đi vào phòng và lấp đầy cả căn phòng lẫn chúng tôi.” [10]
Sự hiện diện đồng thời cả sự uy nghi lẫn sự tốt lành nơi Thiên Chúa, cũng như nỗi sợ hãi và lòng yêu mến nơi tạo vật là một “mầu nhiệm đầy cảm hứng và hấp dẫn”, như các học giả tôn giáo mô tả [11]. Người phụ nữ đã mô tả thời điểm đó như thế không biết rằng đây là một bản tóm tắt hoàn hảo về những đặc điểm của Thiên Chúa hằng sống trong Kinh thánh.
Chúng ta hãy kết thúc bằng một câu của Thánh vịnh 95 mà Lời mời gọi trong Các Giờ Kinh Phụng vụ cho chúng ta bắt đầu mỗi ngày mới:
Hãy vào đây ta cúi mình phủ phục,
quỳ trước tôn nhan CHÚA là Đấng dựng nên ta.
Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ,
còn ta là dân Người lãnh đạo,
là đoàn chiên tay Người dẫn dắt.
1. Thánh Phanxicô thành Assisi, “Thư gửi cho những người cai trị dân,” trong cuốn Thánh Phanxicô Assisi: Các tác phẩm và các tiểu sử sơ khởi, tái bản lần thứ 4, ed. Marion H. Habig (Quincy, IL: Franciscan Press, 1991), tr. 115.
2. Khải huyền 19:10; 22: 9; xem Công vụ Tông đồ 10: 25-26; 14:13 ff).
3.Xem Thánh Angela thành Foligno, Sách về Chân Phước Angela (Các Hướng dẫn), Phần 3, trong cuốn Angela of Foligno: The Complete Works, trans. Paul Lachance (Mahwah, NJ: Paulist, 1993), tr. 243.
4. Thánh Grêgôriô Nazianzus, Carmi, 29 (PG 37, trang 507).
5. Xem Pseudo-Dionysius the Areopagite, “Mystical Theology,” 3, in On the Divine Names and Mystical Theology, ed. Clarence E. Rolt (London: SPCK, 1920), pp. 197-198; see PG 3, 1033.
6. Sách Lễ Rôma, Kinh Tiền Tụng Chung thứ IV.
7. Friedrich Nietzsche, The Gay Science (The Joyful Wisdom), trans. Thomas Common (Mineola, NY: Dover, 2006), p. 94.
8.Giuseppe Ungaretti, Vita d’un uomo: 106 poesie (Milan: Mondadori, 1988), p. 72.
9.Charles de Foucauld, Easter, 1891, Charles de Foucauld: Writings (Maryknoll, NY: Orbis Books, 1999), p. 111.
10. In Patti Gallagher Mansfield, As by a New Pentecost. Beginning of the Catholic Charismatic Renewal, Amor Deus Publishing, Phoenix, AZ, 2016, p. 131.
11. Xem, chẳng hạn, Rudolf Otto, The Idea of the Holy, trans. John Harvey (London: Oxford University Press), 1967, esp. chapters 4 and 6.