Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ làm phép Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô - Thứ Năm Tuần Thánh 18/4/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
18/Apr/2019
Lúc 9h30 sáng thứ Năm 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Một số đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma đã tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca, mà chúng ta vừa nghe, làm cho chúng ta sống lại sự phấn khích tại thời điểm khi Chúa biến chính mình thành tiên tri Isaia, khi Ngài đọc đoạn văn ấy một cách long trọng giữa những người đồng bào của mình. Hội đường ở Nazareth có rất nhiều người thân, hàng xóm, người quen, bạn bè của Ngài và không chỉ như thế thôi. Tất cả đều dán mắt vào Ngài. Giáo Hội cũng luôn hướng mắt về Chúa Giêsu Kitô, Đấng được xức dầu, và là Đấng Thánh Linh gửi đến để xức dầu cho dân Chúa.
Các sách Phúc Âm thường trình bày với chúng ta hình ảnh của Chúa giữa đám đông, bị bao vây và chen lấn bởi những người muốn đến gần Ngài cùng với những người bệnh của họ, họ xin Ngài xua đuổi tà ma, lắng nghe những lời dạy bảo của Ngài và đi cùng Ngài trên đường. “Chiên ta nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta”(Ga 10: 27-28).
Chúa không bao giờ mất liên lạc trực tiếp với mọi người. Giữa những đám đông đó, Ngài luôn giữ ân sủng gần gũi với mọi người nói chung và với từng cá nhân nói riêng. Chúng ta thấy điều này trong suốt cuộc đời công khai của Ngài, và ngay từ đầu cũng thế: hào quang rạng rỡ của Hài Nhi nhẹ nhàng thu hút những mục đồng, vua chúa và những người cao niên mơ mộng như ông Simêon và bà Anna. Điều này cũng đã xảy ra như thế trên thập tự giá: Trái tim của Ngài thu hút tất cả mọi người về với mình (Ga 12,32): Bà Veronica, những người xứ Kyrênê, những người trộm cướp [cùng bị đóng đinh với Ngài], và các viên đội trưởng.
Thuật ngữ “đám đông” không có ý miệt thị. Có lẽ với đôi tai của một số người, nó có thể gợi lên một đoàn lũ không tên không tuổi…Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta thấy rằng khi đám đông tương tác với Chúa – là Đấng đứng giữa họ như một mục tử giữa đàn chiên của mình - điều gì đó thế nào cũng xảy ra. Sâu thẳm trong lòng mình, con người cảm thấy khao khát được theo Chúa Giêsu, kinh ngạc dâng trào, lòng trí nhanh chóng được mở ra.
Tôi muốn phản ánh với anh em về ba ân sủng đặc trưng cho mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và đám đông.
Ân sủng đi theo
Thánh Luca nói rằng đám đông “đã tìm kiếm Chúa Giêsu” (4:42) và “đi với Ngài” (14:25). Họ “chen lấn Người” và “bao quanh Người” (8: 42-45); họ “tụ tập để lắng nghe Ngài” (5:15). Sự “theo đuổi” của họ là một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ, vô điều kiện và đầy cảm tình. Nó tương phản với suy nghĩ nhỏ nhoi của các môn đệ Ngài, là những người có thái độ gần đến mức tàn nhẫn với mọi người khi họ đề nghị với Chúa rằng Ngài nên xua đuổi dân chúng đi chỗ khác, để họ có thể ăn cái gì đó. Ở đây, tôi tin rằng, khởi đầu của chủ nghĩa giáo sĩ trị là mong muốn được bảo đảm có một bữa ăn và một sự thoải mái cá nhân mà không có bất kỳ quan tâm nào dành cho người dân. Chúa nhanh chóng dập tắt cám dỗ này. Ngài đáp “Chính anh em hãy cho họ ăn!” “Hãy chăm sóc cho họ!”
Ân sủng kinh ngạc
Ân sủng thứ hai mà đám đông nhận được khi đi theo Chúa Giêsu là sự kinh ngạc tràn đầy niềm vui. Mọi người ngạc nhiên về Chúa Giêsu (Lc 11:14), bởi phép lạ của Ngài, nhưng trên hết là bởi chính con người của Ngài. Mọi người rất thích gặp Ngài trên đường đi, để nhận được phước lành của Ngài và chúc phúc cho Ngài, giống như người phụ nữ ở giữa đám đông đã chúc phúc cho mẹ Ngài. Chính Chúa đã ngạc nhiên trước đức tin của mọi người; Ngài vui mừng và Ngài không bỏ lỡ cơ hội để nói về điều đó.
Ân sủng phân định
Ân sủng thứ ba mà mọi người nhận được là ơn biết sáng suốt phân định. “Đám đông dân chúng biết [nơi Chúa Giêsu đã đi], liền đi theo Người” (Lc 9:11). “Dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7: 28-29 và Lc 5:26). Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hoá thân trong xác phàm, thức tỉnh nơi mọi người đặc sủng biết phân định này, mà chắc chắn không phải là sự phân định của những người chuyên về các câu hỏi tranh biện. Khi những người Pharisêu và các luật sĩ tranh luận với Ngài, những gì mọi người nhận thấy là thẩm quyền của Chúa Giêsu, sức mạnh chạm đến trái tim của họ trong các giáo huấn của Ngài, và thực tế là những loài ma quỷ cũng đã vâng lời Ngài (khiến cho những kẻ vặn hỏi Ngài tức khắc không nói lên lời, và mọi người thích thú trước điều đó).
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách mà Tin Mừng nhận định về đám đông. Thánh Luca chỉ ra bốn nhóm lớn là những người được Chúa ưu ái xức dầu: đó là người nghèo, người mù, người bị áp bức và người bị giam cầm. Ngài nói về họ một cách chung chung, nhưng sau đó chúng ta vui mừng thấy rằng, trong cuộc đời của Chúa, những người được Chúa xức dầu này dần dần có tên, có tuổi với những khuôn mặt rất thật. Khi dầu được áp dụng cho một phần của cơ thể, tác dụng hữu ích của nó được cảm nhận trên toàn bộ cơ thể. Cũng thế, mượn lời của tiên tri Isaia, Chúa đã nêu tên những “đám đông” khác nhau mà Thánh Thần Chúa đã gửi Ngài đến với họ, dựa trên những gì mà chúng ta có thể tạm gọi là một “ưu tiên bao gồm” [trái với “ưu tiên loại trừ” - chú thích của người dịch]: nghĩa là ân sủng và đặc sủng được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm đặc biệt, rồi sau đó, nhờ tác động của Thánh Linh, lại góp phần vào thiện ích của tất cả.
Người nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochoi) là những người cúi xuống, giống như những người ăn xin cúi đầu và xin bố thí. Nhưng nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochè) cũng chính là người góa phụ xức dầu bằng những ngón tay của bà với hai đồng xu nhỏ nhoi là tất cả những gì bà có để sống trong ngày hôm đó. Cảnh người góa phụ xức dầu khi bố thí đã không được ai chú ý đến ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã nhìn với lòng ưu ái sự thấp hèn của bà. Qua người góa phụ này, Chúa có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Các môn đệ đã nghe một cách ngỡ ngàng về tin mừng trong đó những người như bà tồn tại. Người đàn bà góa ấy - người phụ nữ hào phóng đó - không thể tưởng tượng rằng bà sẽ “được đưa vào Tin Mừng”, rằng cử chỉ đơn giản của bà sẽ được ghi lại trong Phúc Âm. Như tất cả những người nam nữ là các “vị thánh ngay bên cửa nhà” chúng ta, bà sống một cách nội tâm sự thật đáng mừng là hành động của bà “có trọng lượng” trong Nước Trời, và có giá trị hơn tất cả sự giàu sang của thế giới.
Người mù được đại diện bởi một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tin Mừng: đó là anh Batimê (x. Mc 10: 46-52), người ăn xin mù này đã lấy lại được thị lực và từ lúc đó, đôi mắt của anh chỉ dùng để theo Chúa Giêsu trên hành trình của mình. Đó là sự xức dầu của ánh mắt! Ánh mắt của chúng ta, mà đôi mắt của Chúa Giêsu có thể khôi phục độ sáng qua phương thế duy nhất là tình yêu nhưng không của Ngài, là ánh sáng hàng ngày bị đánh cắp khỏi chúng ta bởi những hình ảnh thao túng và tầm thường mà qua đó thế giới áp đảo chúng ta.
Để đề cập đến những người bị áp bức (tiếng Hy Lạp gọi là tethrausmenoi), Thánh Luca sử dụng một từ có chứa các ý tưởng về “chấn thương”. Nó đủ để gợi lên câu chuyện ngụ ngôn - có lẽ là dụ ngôn được yêu thích nhất của Thánh Luca – dụ ngôn Người Samaritô nhân hậu, người xức dầu và băng bó các vết thương (traumata: Lc 10:34) cho người đàn ông bị bọn cướp đánh đập và bỏ lại nằm bên vệ đường. Đó là sự xức dầu cho thân xác bị thương của Chúa Kitô! Trong việc xức dầu đó, chúng ta tìm ra phương dược cho tất cả những chấn thương khiến các cá nhân, gia đình và cả toàn bộ các dân tộc bị ruồng bỏ, bị loại trừ không ai đoái hoài, bị gạt ra bên lề lịch sử.
Những người bị bắt là các tù nhân chiến tranh (tiếng Hy Lạp là aichmalotoi), những người đã bị dắt đi dưới mũi nhọn của một ngọn giáo (aichmé). Chúa Giêsu sẽ sử dụng cùng một từ khi Ngài nói về việc Giêrusalem, thành phố yêu dấu của Ngài, bị chiếm và người dân trong thành bị trục xuất (Lc 21:24). Trong các thành phố của chúng ta ngày nay, người ta thường không bị bắt làm tù binh bằng những mũi nhọn của các ngọn giáo, nhưng bằng các phương tiện tinh vi hơn của trào lưu thực dân ý thức hệ.
Chỉ có sự xức dầu của nền văn hóa, được xây dựng bởi lao động và nghệ thuật của tổ tiên chúng ta, mới có thể giải phóng các thành phố của chúng ta khỏi những hình thức nô lệ mới này.
Đối với chúng ta, anh em linh mục thân mến, chúng ta không được quên rằng các kiểu mẫu của chúng ta theo Tin Mừng chính là những “con người”, các “đám đông” với khuôn mặt thực sự của họ, mà Chúa xức dầu để nâng lên và làm sống lại. Họ là những người thành toàn và hiện thực hóa sự xức dầu của Thánh Linh trong chính chúng ta; họ là những người mà chúng ta đã được xức dầu để rồi xức dầu cho họ. Chúng ta đã được chọn ra từ giữa họ, và chúng ta có thể đồng hoá không chút sợ hãi với những người bình thường này. Họ là một hình ảnh của tâm hồn chúng ta và một hình ảnh của Giáo Hội. Mỗi người trong số là hóa thân của trái tim duy nhất của dân ta.
Chúng ta, các linh mục, là người nghèo và chúng ta muốn có trái tim của người góa phụ nghèo bất cứ khi nào chúng ta bố thí, khi chúng ta chạm vào bàn tay của người ăn xin và nhìn vào mắt người ấy. Chúng ta là linh mục Bathimê, và mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Chúng ta, các linh mục, ở những khoảng khắc đầy tội lỗi của mình, chúng ta bị những tên cướp đánh tơi bời. Và chúng ta muốn trước hết được ở trong những bàn tay từ bi của người Samaritô nhân lành, để sau đó có thể thể hiện lòng trắc ẩn với người khác bằng chính đôi tay của chúng ta.
Tôi thú nhận với anh em rằng bất cứ khi nào tôi ban phép thêm sức và phong chức linh mục, tôi thích bôi dầu lên vầng trán và bàn tay của những người mà tôi xức dầu. Trong sự xức dầu hào phóng đó, chúng ta có thể cảm nhận rằng sự xức dầu của chính chúng ta đang được canh tân. Tôi muốn nói điều này: Chúng ta không phải là những nhà phân phối dầu đóng chai. Chúng ta xức dầu bằng cách phân phát chính mình, phân phát ơn gọi và trái tim của chúng ta. Khi chúng ta xức dầu cho người khác, chính chúng ta được xức dầu một lần nữa bởi đức tin và tình cảm của người dân chúng ta. Chúng ta xức dầu bằng cách làm dơ tay chúng ta khi chạm vào những vết thương, tội lỗi và sự lo lắng của mọi người. Chúng ta xức dầu bằng cách xức hương thơm trên tay chúng ta khi chạm vào đức tin của họ, hy vọng của họ, lòng trung thành của họ và sự tự hiến hào phóng vô điều kiện của họ.
Người học cách xức dầu và ban phước vì thế được chữa lành sự tầm thường, lạm dụng và tàn nhẫn của mình.
Khi đi với Chúa Giêsu ở giữa dân chúng ta, cầu xin Chúa Cha canh tân trong sâu thẳm của chúng ta Thần khí Thánh thiện; cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên một trong lời khẩn cầu lòng thương xót của Chúa cho dân được ủy thác cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, đoàn lũ các dân tộc, hiệp nhất trong Chúa Kitô, có thể trở thành dân duy nhất trung tín của Thiên Chúa, là dân sẽ đạt đến viên mãn trong Nước Chúa (x Lời cầu khi phong chức linh mục).
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Tin Mừng theo Thánh Luca, mà chúng ta vừa nghe, làm cho chúng ta sống lại sự phấn khích tại thời điểm khi Chúa biến chính mình thành tiên tri Isaia, khi Ngài đọc đoạn văn ấy một cách long trọng giữa những người đồng bào của mình. Hội đường ở Nazareth có rất nhiều người thân, hàng xóm, người quen, bạn bè của Ngài và không chỉ như thế thôi. Tất cả đều dán mắt vào Ngài. Giáo Hội cũng luôn hướng mắt về Chúa Giêsu Kitô, Đấng được xức dầu, và là Đấng Thánh Linh gửi đến để xức dầu cho dân Chúa.
Các sách Phúc Âm thường trình bày với chúng ta hình ảnh của Chúa giữa đám đông, bị bao vây và chen lấn bởi những người muốn đến gần Ngài cùng với những người bệnh của họ, họ xin Ngài xua đuổi tà ma, lắng nghe những lời dạy bảo của Ngài và đi cùng Ngài trên đường. “Chiên ta nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta”(Ga 10: 27-28).
Chúa không bao giờ mất liên lạc trực tiếp với mọi người. Giữa những đám đông đó, Ngài luôn giữ ân sủng gần gũi với mọi người nói chung và với từng cá nhân nói riêng. Chúng ta thấy điều này trong suốt cuộc đời công khai của Ngài, và ngay từ đầu cũng thế: hào quang rạng rỡ của Hài Nhi nhẹ nhàng thu hút những mục đồng, vua chúa và những người cao niên mơ mộng như ông Simêon và bà Anna. Điều này cũng đã xảy ra như thế trên thập tự giá: Trái tim của Ngài thu hút tất cả mọi người về với mình (Ga 12,32): Bà Veronica, những người xứ Kyrênê, những người trộm cướp [cùng bị đóng đinh với Ngài], và các viên đội trưởng.
Thuật ngữ “đám đông” không có ý miệt thị. Có lẽ với đôi tai của một số người, nó có thể gợi lên một đoàn lũ không tên không tuổi…Nhưng trong Tin Mừng, chúng ta thấy rằng khi đám đông tương tác với Chúa – là Đấng đứng giữa họ như một mục tử giữa đàn chiên của mình - điều gì đó thế nào cũng xảy ra. Sâu thẳm trong lòng mình, con người cảm thấy khao khát được theo Chúa Giêsu, kinh ngạc dâng trào, lòng trí nhanh chóng được mở ra.
Tôi muốn phản ánh với anh em về ba ân sủng đặc trưng cho mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và đám đông.
Ân sủng đi theo
Thánh Luca nói rằng đám đông “đã tìm kiếm Chúa Giêsu” (4:42) và “đi với Ngài” (14:25). Họ “chen lấn Người” và “bao quanh Người” (8: 42-45); họ “tụ tập để lắng nghe Ngài” (5:15). Sự “theo đuổi” của họ là một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ, vô điều kiện và đầy cảm tình. Nó tương phản với suy nghĩ nhỏ nhoi của các môn đệ Ngài, là những người có thái độ gần đến mức tàn nhẫn với mọi người khi họ đề nghị với Chúa rằng Ngài nên xua đuổi dân chúng đi chỗ khác, để họ có thể ăn cái gì đó. Ở đây, tôi tin rằng, khởi đầu của chủ nghĩa giáo sĩ trị là mong muốn được bảo đảm có một bữa ăn và một sự thoải mái cá nhân mà không có bất kỳ quan tâm nào dành cho người dân. Chúa nhanh chóng dập tắt cám dỗ này. Ngài đáp “Chính anh em hãy cho họ ăn!” “Hãy chăm sóc cho họ!”
Ân sủng kinh ngạc
Ân sủng thứ hai mà đám đông nhận được khi đi theo Chúa Giêsu là sự kinh ngạc tràn đầy niềm vui. Mọi người ngạc nhiên về Chúa Giêsu (Lc 11:14), bởi phép lạ của Ngài, nhưng trên hết là bởi chính con người của Ngài. Mọi người rất thích gặp Ngài trên đường đi, để nhận được phước lành của Ngài và chúc phúc cho Ngài, giống như người phụ nữ ở giữa đám đông đã chúc phúc cho mẹ Ngài. Chính Chúa đã ngạc nhiên trước đức tin của mọi người; Ngài vui mừng và Ngài không bỏ lỡ cơ hội để nói về điều đó.
Ân sủng phân định
Ân sủng thứ ba mà mọi người nhận được là ơn biết sáng suốt phân định. “Đám đông dân chúng biết [nơi Chúa Giêsu đã đi], liền đi theo Người” (Lc 9:11). “Dân chúng sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền” (Mt 7: 28-29 và Lc 5:26). Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa hoá thân trong xác phàm, thức tỉnh nơi mọi người đặc sủng biết phân định này, mà chắc chắn không phải là sự phân định của những người chuyên về các câu hỏi tranh biện. Khi những người Pharisêu và các luật sĩ tranh luận với Ngài, những gì mọi người nhận thấy là thẩm quyền của Chúa Giêsu, sức mạnh chạm đến trái tim của họ trong các giáo huấn của Ngài, và thực tế là những loài ma quỷ cũng đã vâng lời Ngài (khiến cho những kẻ vặn hỏi Ngài tức khắc không nói lên lời, và mọi người thích thú trước điều đó).
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách mà Tin Mừng nhận định về đám đông. Thánh Luca chỉ ra bốn nhóm lớn là những người được Chúa ưu ái xức dầu: đó là người nghèo, người mù, người bị áp bức và người bị giam cầm. Ngài nói về họ một cách chung chung, nhưng sau đó chúng ta vui mừng thấy rằng, trong cuộc đời của Chúa, những người được Chúa xức dầu này dần dần có tên, có tuổi với những khuôn mặt rất thật. Khi dầu được áp dụng cho một phần của cơ thể, tác dụng hữu ích của nó được cảm nhận trên toàn bộ cơ thể. Cũng thế, mượn lời của tiên tri Isaia, Chúa đã nêu tên những “đám đông” khác nhau mà Thánh Thần Chúa đã gửi Ngài đến với họ, dựa trên những gì mà chúng ta có thể tạm gọi là một “ưu tiên bao gồm” [trái với “ưu tiên loại trừ” - chú thích của người dịch]: nghĩa là ân sủng và đặc sủng được trao cho một cá nhân hoặc một nhóm đặc biệt, rồi sau đó, nhờ tác động của Thánh Linh, lại góp phần vào thiện ích của tất cả.
Người nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochoi) là những người cúi xuống, giống như những người ăn xin cúi đầu và xin bố thí. Nhưng nghèo (tiếng Hy Lạp gọi là ptochè) cũng chính là người góa phụ xức dầu bằng những ngón tay của bà với hai đồng xu nhỏ nhoi là tất cả những gì bà có để sống trong ngày hôm đó. Cảnh người góa phụ xức dầu khi bố thí đã không được ai chú ý đến ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã nhìn với lòng ưu ái sự thấp hèn của bà. Qua người góa phụ này, Chúa có thể hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Các môn đệ đã nghe một cách ngỡ ngàng về tin mừng trong đó những người như bà tồn tại. Người đàn bà góa ấy - người phụ nữ hào phóng đó - không thể tưởng tượng rằng bà sẽ “được đưa vào Tin Mừng”, rằng cử chỉ đơn giản của bà sẽ được ghi lại trong Phúc Âm. Như tất cả những người nam nữ là các “vị thánh ngay bên cửa nhà” chúng ta, bà sống một cách nội tâm sự thật đáng mừng là hành động của bà “có trọng lượng” trong Nước Trời, và có giá trị hơn tất cả sự giàu sang của thế giới.
Người mù được đại diện bởi một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong Tin Mừng: đó là anh Batimê (x. Mc 10: 46-52), người ăn xin mù này đã lấy lại được thị lực và từ lúc đó, đôi mắt của anh chỉ dùng để theo Chúa Giêsu trên hành trình của mình. Đó là sự xức dầu của ánh mắt! Ánh mắt của chúng ta, mà đôi mắt của Chúa Giêsu có thể khôi phục độ sáng qua phương thế duy nhất là tình yêu nhưng không của Ngài, là ánh sáng hàng ngày bị đánh cắp khỏi chúng ta bởi những hình ảnh thao túng và tầm thường mà qua đó thế giới áp đảo chúng ta.
Để đề cập đến những người bị áp bức (tiếng Hy Lạp gọi là tethrausmenoi), Thánh Luca sử dụng một từ có chứa các ý tưởng về “chấn thương”. Nó đủ để gợi lên câu chuyện ngụ ngôn - có lẽ là dụ ngôn được yêu thích nhất của Thánh Luca – dụ ngôn Người Samaritô nhân hậu, người xức dầu và băng bó các vết thương (traumata: Lc 10:34) cho người đàn ông bị bọn cướp đánh đập và bỏ lại nằm bên vệ đường. Đó là sự xức dầu cho thân xác bị thương của Chúa Kitô! Trong việc xức dầu đó, chúng ta tìm ra phương dược cho tất cả những chấn thương khiến các cá nhân, gia đình và cả toàn bộ các dân tộc bị ruồng bỏ, bị loại trừ không ai đoái hoài, bị gạt ra bên lề lịch sử.
Những người bị bắt là các tù nhân chiến tranh (tiếng Hy Lạp là aichmalotoi), những người đã bị dắt đi dưới mũi nhọn của một ngọn giáo (aichmé). Chúa Giêsu sẽ sử dụng cùng một từ khi Ngài nói về việc Giêrusalem, thành phố yêu dấu của Ngài, bị chiếm và người dân trong thành bị trục xuất (Lc 21:24). Trong các thành phố của chúng ta ngày nay, người ta thường không bị bắt làm tù binh bằng những mũi nhọn của các ngọn giáo, nhưng bằng các phương tiện tinh vi hơn của trào lưu thực dân ý thức hệ.
Chỉ có sự xức dầu của nền văn hóa, được xây dựng bởi lao động và nghệ thuật của tổ tiên chúng ta, mới có thể giải phóng các thành phố của chúng ta khỏi những hình thức nô lệ mới này.
Đối với chúng ta, anh em linh mục thân mến, chúng ta không được quên rằng các kiểu mẫu của chúng ta theo Tin Mừng chính là những “con người”, các “đám đông” với khuôn mặt thực sự của họ, mà Chúa xức dầu để nâng lên và làm sống lại. Họ là những người thành toàn và hiện thực hóa sự xức dầu của Thánh Linh trong chính chúng ta; họ là những người mà chúng ta đã được xức dầu để rồi xức dầu cho họ. Chúng ta đã được chọn ra từ giữa họ, và chúng ta có thể đồng hoá không chút sợ hãi với những người bình thường này. Họ là một hình ảnh của tâm hồn chúng ta và một hình ảnh của Giáo Hội. Mỗi người trong số là hóa thân của trái tim duy nhất của dân ta.
Chúng ta, các linh mục, là người nghèo và chúng ta muốn có trái tim của người góa phụ nghèo bất cứ khi nào chúng ta bố thí, khi chúng ta chạm vào bàn tay của người ăn xin và nhìn vào mắt người ấy. Chúng ta là linh mục Bathimê, và mỗi buổi sáng chúng ta thức dậy và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy”. Chúng ta, các linh mục, ở những khoảng khắc đầy tội lỗi của mình, chúng ta bị những tên cướp đánh tơi bời. Và chúng ta muốn trước hết được ở trong những bàn tay từ bi của người Samaritô nhân lành, để sau đó có thể thể hiện lòng trắc ẩn với người khác bằng chính đôi tay của chúng ta.
Tôi thú nhận với anh em rằng bất cứ khi nào tôi ban phép thêm sức và phong chức linh mục, tôi thích bôi dầu lên vầng trán và bàn tay của những người mà tôi xức dầu. Trong sự xức dầu hào phóng đó, chúng ta có thể cảm nhận rằng sự xức dầu của chính chúng ta đang được canh tân. Tôi muốn nói điều này: Chúng ta không phải là những nhà phân phối dầu đóng chai. Chúng ta xức dầu bằng cách phân phát chính mình, phân phát ơn gọi và trái tim của chúng ta. Khi chúng ta xức dầu cho người khác, chính chúng ta được xức dầu một lần nữa bởi đức tin và tình cảm của người dân chúng ta. Chúng ta xức dầu bằng cách làm dơ tay chúng ta khi chạm vào những vết thương, tội lỗi và sự lo lắng của mọi người. Chúng ta xức dầu bằng cách xức hương thơm trên tay chúng ta khi chạm vào đức tin của họ, hy vọng của họ, lòng trung thành của họ và sự tự hiến hào phóng vô điều kiện của họ.
Người học cách xức dầu và ban phước vì thế được chữa lành sự tầm thường, lạm dụng và tàn nhẫn của mình.
Khi đi với Chúa Giêsu ở giữa dân chúng ta, cầu xin Chúa Cha canh tân trong sâu thẳm của chúng ta Thần khí Thánh thiện; cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên một trong lời khẩn cầu lòng thương xót của Chúa cho dân được ủy thác cho chúng ta và cho toàn thế giới. Như thế, đoàn lũ các dân tộc, hiệp nhất trong Chúa Kitô, có thể trở thành dân duy nhất trung tín của Thiên Chúa, là dân sẽ đạt đến viên mãn trong Nước Chúa (x Lời cầu khi phong chức linh mục).