Chúa Nhật XI thường niên - Năm C
Sách Tin Mừng của Luca đặc biệt nhấn mạnh về ân điển và sự tha thứ của Chúa Giêsu. Chỉ một mình Luca ghi lại lòng từ ái đối với quả phụ thành Nain, và cũng chỉ sách này kể lại lòng ưu ái của Ngài dành cho người đàn bà tội lỗi đã xức dầu dưới chân Ngài nơi nhà người biệt phái Simon. Tuy nhiên, đây không chỉ là bức tranh về lòng từ bi thương xót của Chúa, mà cũng là bức tranh về lòng biết ơn vô bờ của kẻ đã nhận món quà vô giá của ơn tha tội.
Có một sự lầm lẫn nào đó trong khi giải thích, nên có người đã cho người phụ nữ này là cô Maria Mácđala hay Maria em của Mátta ở Bêtania. Ba người này khác nhau. Thật ra Chúa có đuổi quỷ cho người thứ nhất, người thứ hai và người phụ nữ trong câu chuyện này đã xức dầu cho Chúa, nhưng có lý do khiến ta tin rằng trong ba người chỉ có một người là tội nhân.
Mọi việc diễn ra tại sân nhà ông Simon, một đạo sĩ Do thái. Các nhà của giới giàu có thường được xây quanh một khu sân rộng như một công viên trống trải. Thường trong sân có vườn cây và giếng nước, vào mùa nóng nực người ta bày ăn tại đó. Ở Paletttin mỗi khi có một rabi nào đến dự tiệc, thì mọi người được tự do đến nghe những lời khôn ngoan của rabi dạy. Thói quen đó giải thích sự có mặt của người đàn bà này trong nhà Simon. Khi có khách đến nhà, người ta thường làm ba việc sau đây: chủ nhà đặt tay lên vai khách và tặng vị khách một cái hôn hòa bình. Đó là dấu hiệu của lòng tôn kính, nhất là trong trường hợp gặp một rabi danh tiếng. Đường xá đầy cát bụi và giầy chỉ là những đôi dép đơn giản, nên người ta đổ nước lạnh lên bàn chân để rửa sạch bụi và làm mát chân khách. Người ta cũng đốt lên một nhúm hương liệu cho thơm, hoặc đổ một giọt dầu hoa hồng lên đầu khách. Phép lịch sự đòi hỏi những điều đó, nhưng trong trường hợp này chủ nhà lại bỏ hết. Khi ăn, thực khách không ngồi, nhưng nằm nghiêng quanh bàn tiệc. Họ dựa trên những chiếc gối thấp, chống trên khuỷu tay trái, tay mặt để tự do, hai chân duỗi thẳng về phía sau, bỏ dép ra. Tư thế đó cho phép người đàn bà có thể đứng gần chân Chúa Giêsu.
Simon là một đạo sĩ Do thái, một trong những người thuộc nhóm biệt phái. Tại sao một người như vậy lại mời Chúa Giêsu tới nhà mình? Rất có thể Simon này là người thích nổi tiếng, với thái độ nửa trọng nửa khinh, ông đã mời chàng thanh niên kỳ lạ này đến ăn tiệc trong nhà mình. Vì thế ta hiểu tại sao có sự pha trộn vừa có vẻ tôn kính lại vừa bỏ qua phép lịch sự phải giữ. Hẳn Simon là một người có thái độ kẻ cả đối với Chúa Giêsu.
Người đàn bà trên đây nổi tiếng là xấu nết, một gái mãi dâm. Dường như nàng đã đứng lẫn vào đám đông để nghe Chúa giảng, đã gặp Chúa trước đó, đã ăn năn tội của nàng và được Chúa tha thứ. Theo tập tục của phụ nữ Do thái, một chai nhỏ dầu thơm nguyên chất, quen gọi là bình ngọc, rất đắt tiền thường được đeo trên cổ. Nàng chỉ ước ao được đổ bình dầu thơm đó lên chân Ngài, vì đó là tất cả những gì nàng có để dâng cho Ngài.
Nhờ lòng biết ơn, nàng được can đảm đi vào nhà Simon trước con mắt xoi mói của nhiều người khi Chúa Giêsu đang là khách trong nhà ông. Nàng đến để xức dầu chân Chúa, nhưng khi nhìn thấy Ngài, nàng quá cảm động nước mắt đổ ra chảy xuống chân Ngài. Nàng vội vàng tháo tóc ra lau khô rồi đổ chai dầu thơm lên. Một phụ nữ Do thái xõa tóc nơi công cộng là đã phạm một lỗi lớn về phẩm hạnh. Người đàn bà này tỏ ra quên hẳn mọi người có mặt chỉ còn thấy một mình Chúa Giêsu thôi. Đối với nàng không có cách nào hơn để biểu lộ lòng biết ơn và sự hy sinh nhiệt thành của mình.
Việc Chúa để cho một người phụ nữ kém phẩm hạnh biểu lộ lòng kính yêu đối với Ngài khiến Simon kết luận rằng Chúa Giêsu có lẽ không phải là tiên tri, vì nếu là tiên tri hẳn Ngài phải biết sự thật về người đàn bà hư hoại này.
Câu trả lời của Chúa tỏ ra rằng Chúa có thể đọc được những ý nghĩ tưởng thầm kín của ông chủ nhà. Câu trả lời chẳng những đáp lại lời chỉ trích thầm lặng của chủ nhà, mà còn cho thấy tình trạng tâm hồn của ông, Simon không biết sự thiếu thốn của mình, vì thế không cảm biết tình yêu, và cũng vì thế không nhận được ơn tha thứ. Chúa Giêsu đưa ra ví dụ về hai người mắc nợ rồi được tha, giải thích rằng lòng biết ơn nhiều hay ít tùy theo món nợ được tha nhiều hay ít, rồi áp dụng nguyên tắc ấy cho Simon và người đàn bà mà ông có ý khinh dể. Chúa Giêsu kể cặn kẽ Simon đã thiếu tình yêu đối với Ngài như thế nào rồi đem đối chiếu với sự ân cần của người phụ nữ. Khi vào nhà, Simon đã bỏ qua tục lệ đưa nước rửa chân cho Ngài, còn người đàn bà đã rửa chân Ngài bằng nước mắt; Simon đã bỏ qua cái hôn mà đáng lẽ người chủ phải dùng để đón chào vị khách, người đàn bà đã nồng nhiệt hôn chân Ngài; Simon không đem dầu thơm xức cho vị khách quý, còn người đàn bà này đến với mục đích duy nhất để xức dầu thơm lên chân Chúa.
Sứ điệp của Chúa thật rõ ràng qua thí dụ đó: “Yêu nhiều tha nhiều, yêu ít tha ít”. Chúa không có ý nói rằng trước đó nàng chưa được tha tội cũng không có ý nói tình yêu là điều kiện để được tha tội. Ngài có ý nói rằng tình yêu của nàng là kết quả của sự tha thứ, và câu nói của Ngài diễn giải ra thế này thì đúng hơn: “Ta nói cho ông hay, tội lỗi đầy dẫy nơi nàng đã được tha, ông có thể suy đoán điều đó căn cứ vào cách biểu lộ lòng yêu thương của nàng”. Phần còn lại trong câu thì dành cho Simon: “Kẻ được tha ít thì yêu thương ít”. Những lời ấy không minh chứng Simon được tha tội, câu ấy chỉ rằng sở dĩ ông thiếu tình yêu vì ông không cảm biết được sự thiếu thốn của mình, cũng vì thế ông đã ông nhận được ơn tha thứ. Simon tin tưởng mình là người tốt trước mặt loài người và Thiên Chúa.
Rồi Chúa quay lại người phụ nữ nói một lời chúc phúc: “Tội của chị đã được tha rồi”. Như vậy Ngài xác nhận sự tha tội đã được ban cho nàng rồi, hơn nữa Ngài cũng biện minh cho nàng trước công chúng để họ biết rằng nàng đã bước vào một cuộc sống mới. Họ ngạc nhiên khi nghe Ngài tuyên bố sự tha tội. Đây là chức vụ của Đấng Mêsia, nhưng Con Người lý tưởng mà Luca ghi chép về tấm lòng nhân hậu ở đây, cũng đồng thời là con Thiên Chúa. Cuối cùng Ngài quay lại người phụ nữ phán cho nàng những lời ân huệ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”.
Đây là bài học rõ ràng về việc đức tin đem lại ơn tha thứ, sự tha thứ đem lại lòng biết ơn và lòng biết ơn được diễn tả qua một hành động yêu thương tận tụy. Một thái độ như vậy có thể ra đi trong bình an nghĩa là hưởng được sự hiện diện liên tục của bình an này.
Con người tự sức mình đâu có đáng được tha thứ, vì tội xúc phạm tới Chúa thì sự nặng nề vô cùng. Do đó phải chạy đến với Bí tích Hòa giải, nới đó Chúa tha thứ cho chúng ta nhờ công đức của Chúa Giêsu Kitô. Điều kiện duy nhất không gì có thể thay thế về phía của chúng ta là tình yêu sám hối. Chúng ta nhận được tha thứ là tùy theo mức độ ta cảm nhận tình yêu mến; khi lòng chúng ta đã tràn đầy tình yêu, thì đâu còn chỗ cho tội lỗi trong đó vì khi đó chúng ta đã dọn một chỗ rõ rệt cho Chúa Giêsu Đấng nói với chúng ta như đã nói với người đàn bà tội lỗi: “Tội con đã được tha”. Lòng sám hối của chúng ta là bằng chứng lòng ta yêu Chúa. Nhưng thực ra chính Chúa đã yêu chúng ta trước (1Ga 4,10). Khi Chúa tha thứ cho ta, Thiên Chúa biểu lộ Người yêu ta. Do đó, ta có yêu Chúa là chỉ đáp lại tình Ngài yêu. Sự tha thứ của Chúa là tưởng thưởng lòng biết ơn và tình yêu của chúng ta đối với Ngài.
Thánh Augustinô giải thích: “Ai được tha thứ ít thì yêu ít”. Bạn nói là bạn không phạm nhiều trọng tội, tại sao bạn lại không phạm? – Vì Chúa đã cầm lấy tay bạn. Không có tội nào mà người ta không thể phạm nếu Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người, không cầm lấy tay (Sermon 99,6). Như thế, chúng ta phải yêu Chúa ngày càng nhiều hơn, vì chẳng những Ngài tha thứ tội được, mà còn nhờ ơn Ngài ban, gìn giữ ta khỏi vi phạm.
Chúa Giêsu tuyên bố rằng niềm tin đã dẫn đưa người phụ nữ tội lỗi tới quỳ dưới chân Ngài và tỏ lòng sám hối. Nhờ sám hối nàng đáng được ơn tha thứ. Cũng thế khi chúng ta tới tòa Hòa giải, chúng ta phải có một xác tín rằng đây không phải là cuộc đối thoại giữa con người mà là đối thoại với Thiên Chúa; đây là tòa công lý, dứt khoát. Nhưng trên hết là tòa thương xót mà quan án xét xử là Đấng đầy lòng yêu mến “Không muốn kẻ có tội phải chết, nhưng mong nó ăn năn và được sống”. (Ed 33,1)
Tinh thần tự mãn ngăn cách loài người vớ Thiên Chúa, và điều lạ là hễ ăn càng tốt thì càng cảm biết tội lỗi của mình cách sâu xa. Phaolô nói về tội nhân: “Trong số đó tôi đứng đầu”. (2Tm 1,25) Thánh Phanxicô Assisi nói: “Không ở đâu có một tội nhân khốn nạn hơn tôi!”.
Thật rất đúng khi nói rằng tội nặng nhất là không nhận biết tội mình, nhưng ai cảm biết mình thiếu thốn sẽ mở cửa vào ơn tha thứ của Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu và vinh hiển lớn nhất cho tình yêu là được thấy người đời tìm cầu đến tình yêu.
PHÚC ÂM CỦA PHỤ NỮ (Lc 8,1-3)
Luca viết Phúc Âm của phụ nữ. Chỉ có một mình ông ghi lại những việc xảy ra cho cuộc đời của bà Êlisabet, Đức Maria, cụ bà Anna liên quan đến thời thơ ấu của Đức Giêsu. Chỉ có ông kể lại câu chuyện bà góa Nain được Chúa cứu người con trai sống lại, chuyện người đàn bà khòm lưng dưới ách ma quỷ đã được Chúa giải cứu, chuyện nữ tội nhân xức dầu chân Chúa, chuyện người đàn bà chúc mừng Mẹ Chúa, quang cảnh gia đình chị em Matta và Maria, và chuyện những người đàn bà thương khóc Ngài trên đường núi Sọ. Và có lẽ, ý nghĩa hơn hết là câu Luca nói về Chúa Giêsu lúc Ngài và các môn đệ đi quanh vùng Galilê để rao giảng Tin Mừng thì một toán phụ nữ đi theo, những người này lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ.
Cửa nhà hội từ nay không còn mở ra cho Ngài như trước nữa. Có thể nói, Ngài đã bắt đầu trong Giáo Hội, là nơi lẽ ra có đông dân chúng sẵn lòng hưởng ứng và tiếp nhận những sứ giả của ngài. Nhưng thay vì được hoan nghênh, Ngài đã bị chống đối, thay vì thính giả lắng nghe, Ngài đã gặp các thày dạy luật và các đạo sĩ Do thái là những kẻ chỉ rình mò và bắt bớ Ngài trong lời nói cũng như việc làm. Vì thế, Ngài ra ngoài, giảng dạy trên đường, nơi sườn đồi hay trên bờ hồ.
1. Đoạn Kinh Thánh này nói đến một nhóm phụ nữ phục vụ Chúa bằng của cải của họ. Việc nâng đỡ một rabi bao giờ cũng được coi là một việc đạo đức, cho nên những tín hữu sốt sắng của Chúa Giêsu giúp đỡ Ngài theo cảnh đó là việc phù hợp với thói thường. Nhưng đối với số phụ nữ này, cũng như đối với các môn đệ, chúng ta nhận thấy đó là một nhóm người pha trộn rất kỳ lạ.
Có Maria Mácđala, là người đã được Chúa trừ khỏi bảy quỷ dữ. Rõ ràng nàng đã có một cuộc đời tối tăm, ghê rợn. Lại có bà Gioanna, vợ ông Khuda, quan nội vụ của Hêrôđê. Một vị vua thì có nhiều lợi lộc và tài sản, quan nội vụ là người quản lý các vấn đề tài chánh của nhà vù. Trong đế quốc La mã, dù trong các tỉnh dưới quyền cai trị của tống trấn Thượng viện cắt đặt, thì hoàng đế cũng đặc cách quan nội vụ riêng để coi sóc tài sản của mình. Vì vậy, không có vị quan nào quan trọng hơn và được tín nhiệm hơn là quan nội vụ. Thật là điều lạ lùng khi thấy Maria Mácđala với một dĩ vãng không mấy sáng sủa và bà Gioanna một mệnh phụ phu nhân của triều đình ở chung một nhóm với nhau. Chúng ta không biết nhiều về các bà này, ngoại trừ một điều quan trọng, ấy là động cơ thúc đẩy họ phụng sự Chúa là lòng biết ơn, họ là những người được Chúa trừ tà và chữa bệnh cho. Đó là quyền năng tuyệt đối của Chúa Giêsu khiến những người khác tính nhau có thể gánh chung ách với nhau. Nếu chúng ta thất bại, thì đó là lỗi của chúng ta, vì trong Chúa Giêsu, điều đó có thể làm được và điều đó đã làm rồi.
2. Câu này của Luca ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa; nó hé mở cho ta một tia sáng để trả lời một câu hỏi tò mò mà ta không tìm thấy câu giải đáp nào trong các sách Tin Mừng. Trong những ngày đi truyền đạo, Đức Giêsu và các môn đệ đi theo Ngài sống nhờ nguồn tài chánh nào? Hẳn nhiên những kẻ đã nhận nơi Ngài những sự cứu giúp thuộc linh, rất sung sướng được cung ứng cho Ngài những nhu cầu tạm thời và phục vụ cho Ngài khi cần thiết. Đây là những phụ nữ có những sự giúp đỡ rất thực tiễn. Là đàn bà, họ không được phép giảng dạy, nhưng họ cung cấp những thứ họ có.
Có một anh thợ giày kia đã có một thời chàng mơ ước được làm linh mục, nhưng con đường dẫn tới đó không bao giờ mở ra cho anh. Anh là bạn thân của một chủng sinh thần học. Khi thấy bạn mình được tiến chức linh mục, anh xin cho mình một đặc ân là thường xuyên đóng giày cho linh mục bạn, để anh có cảm giác vị linh mục đang mang giày của ông nơi thi hành chức vụ là nơi chính anh đã không bao giờ đạt tới.
Ai có thể ước lượng được những góp phần và hy sinh mà nữ giới trải qua các thời đại đã đóng góp vào việc truyền bá Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.
Không phải những người xuất đầu lộ diện bao giờ cũng là kẻ làm việc lớn nhất. Không có ân tứ nào mà lại không ích lợi cho việc phục vụ Chúa. Nhiều đầy tớ lớn của Chúa vẫn ở hậu trường không ai thấy, nhưng họ rất cần thiết cho công việc của Ngài.
Người chồng trang trí căn phòng mới của ông và quyết định biến nó thành một nơi trưng bày các phần thưởng, những thành tích mà ông và hai người con trai của ông chiếm được trong các cuộc tranh tài thể thao. Khi ông trang trí đầy ắp hai bức tường trong phòng, ông lưu ý vợ ông rằng: “Bà không có gì để trưng bày sao! Thật là xấu hổ!”
Ngày hôm sau, người vợ cho sao lại giấy khai sinh của hai đứa con của họ, đóng khung đàng hoàng và treo lên bức tường trang trí của người chồng.
“Hưởng ánh sáng của ngọn đèn, bạn đừng quên cám ơn người cầm chiếc đèn đang đứng trong bóng tối”. (Tagore)
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
YÊU NHIỀU THA NHIỀUYÊU ÍT THA ÍT
William BarclaySách Tin Mừng của Luca đặc biệt nhấn mạnh về ân điển và sự tha thứ của Chúa Giêsu. Chỉ một mình Luca ghi lại lòng từ ái đối với quả phụ thành Nain, và cũng chỉ sách này kể lại lòng ưu ái của Ngài dành cho người đàn bà tội lỗi đã xức dầu dưới chân Ngài nơi nhà người biệt phái Simon. Tuy nhiên, đây không chỉ là bức tranh về lòng từ bi thương xót của Chúa, mà cũng là bức tranh về lòng biết ơn vô bờ của kẻ đã nhận món quà vô giá của ơn tha tội.
Có một sự lầm lẫn nào đó trong khi giải thích, nên có người đã cho người phụ nữ này là cô Maria Mácđala hay Maria em của Mátta ở Bêtania. Ba người này khác nhau. Thật ra Chúa có đuổi quỷ cho người thứ nhất, người thứ hai và người phụ nữ trong câu chuyện này đã xức dầu cho Chúa, nhưng có lý do khiến ta tin rằng trong ba người chỉ có một người là tội nhân.
Mọi việc diễn ra tại sân nhà ông Simon, một đạo sĩ Do thái. Các nhà của giới giàu có thường được xây quanh một khu sân rộng như một công viên trống trải. Thường trong sân có vườn cây và giếng nước, vào mùa nóng nực người ta bày ăn tại đó. Ở Paletttin mỗi khi có một rabi nào đến dự tiệc, thì mọi người được tự do đến nghe những lời khôn ngoan của rabi dạy. Thói quen đó giải thích sự có mặt của người đàn bà này trong nhà Simon. Khi có khách đến nhà, người ta thường làm ba việc sau đây: chủ nhà đặt tay lên vai khách và tặng vị khách một cái hôn hòa bình. Đó là dấu hiệu của lòng tôn kính, nhất là trong trường hợp gặp một rabi danh tiếng. Đường xá đầy cát bụi và giầy chỉ là những đôi dép đơn giản, nên người ta đổ nước lạnh lên bàn chân để rửa sạch bụi và làm mát chân khách. Người ta cũng đốt lên một nhúm hương liệu cho thơm, hoặc đổ một giọt dầu hoa hồng lên đầu khách. Phép lịch sự đòi hỏi những điều đó, nhưng trong trường hợp này chủ nhà lại bỏ hết. Khi ăn, thực khách không ngồi, nhưng nằm nghiêng quanh bàn tiệc. Họ dựa trên những chiếc gối thấp, chống trên khuỷu tay trái, tay mặt để tự do, hai chân duỗi thẳng về phía sau, bỏ dép ra. Tư thế đó cho phép người đàn bà có thể đứng gần chân Chúa Giêsu.
Simon là một đạo sĩ Do thái, một trong những người thuộc nhóm biệt phái. Tại sao một người như vậy lại mời Chúa Giêsu tới nhà mình? Rất có thể Simon này là người thích nổi tiếng, với thái độ nửa trọng nửa khinh, ông đã mời chàng thanh niên kỳ lạ này đến ăn tiệc trong nhà mình. Vì thế ta hiểu tại sao có sự pha trộn vừa có vẻ tôn kính lại vừa bỏ qua phép lịch sự phải giữ. Hẳn Simon là một người có thái độ kẻ cả đối với Chúa Giêsu.
Người đàn bà trên đây nổi tiếng là xấu nết, một gái mãi dâm. Dường như nàng đã đứng lẫn vào đám đông để nghe Chúa giảng, đã gặp Chúa trước đó, đã ăn năn tội của nàng và được Chúa tha thứ. Theo tập tục của phụ nữ Do thái, một chai nhỏ dầu thơm nguyên chất, quen gọi là bình ngọc, rất đắt tiền thường được đeo trên cổ. Nàng chỉ ước ao được đổ bình dầu thơm đó lên chân Ngài, vì đó là tất cả những gì nàng có để dâng cho Ngài.
Nhờ lòng biết ơn, nàng được can đảm đi vào nhà Simon trước con mắt xoi mói của nhiều người khi Chúa Giêsu đang là khách trong nhà ông. Nàng đến để xức dầu chân Chúa, nhưng khi nhìn thấy Ngài, nàng quá cảm động nước mắt đổ ra chảy xuống chân Ngài. Nàng vội vàng tháo tóc ra lau khô rồi đổ chai dầu thơm lên. Một phụ nữ Do thái xõa tóc nơi công cộng là đã phạm một lỗi lớn về phẩm hạnh. Người đàn bà này tỏ ra quên hẳn mọi người có mặt chỉ còn thấy một mình Chúa Giêsu thôi. Đối với nàng không có cách nào hơn để biểu lộ lòng biết ơn và sự hy sinh nhiệt thành của mình.
Việc Chúa để cho một người phụ nữ kém phẩm hạnh biểu lộ lòng kính yêu đối với Ngài khiến Simon kết luận rằng Chúa Giêsu có lẽ không phải là tiên tri, vì nếu là tiên tri hẳn Ngài phải biết sự thật về người đàn bà hư hoại này.
Câu trả lời của Chúa tỏ ra rằng Chúa có thể đọc được những ý nghĩ tưởng thầm kín của ông chủ nhà. Câu trả lời chẳng những đáp lại lời chỉ trích thầm lặng của chủ nhà, mà còn cho thấy tình trạng tâm hồn của ông, Simon không biết sự thiếu thốn của mình, vì thế không cảm biết tình yêu, và cũng vì thế không nhận được ơn tha thứ. Chúa Giêsu đưa ra ví dụ về hai người mắc nợ rồi được tha, giải thích rằng lòng biết ơn nhiều hay ít tùy theo món nợ được tha nhiều hay ít, rồi áp dụng nguyên tắc ấy cho Simon và người đàn bà mà ông có ý khinh dể. Chúa Giêsu kể cặn kẽ Simon đã thiếu tình yêu đối với Ngài như thế nào rồi đem đối chiếu với sự ân cần của người phụ nữ. Khi vào nhà, Simon đã bỏ qua tục lệ đưa nước rửa chân cho Ngài, còn người đàn bà đã rửa chân Ngài bằng nước mắt; Simon đã bỏ qua cái hôn mà đáng lẽ người chủ phải dùng để đón chào vị khách, người đàn bà đã nồng nhiệt hôn chân Ngài; Simon không đem dầu thơm xức cho vị khách quý, còn người đàn bà này đến với mục đích duy nhất để xức dầu thơm lên chân Chúa.
Sứ điệp của Chúa thật rõ ràng qua thí dụ đó: “Yêu nhiều tha nhiều, yêu ít tha ít”. Chúa không có ý nói rằng trước đó nàng chưa được tha tội cũng không có ý nói tình yêu là điều kiện để được tha tội. Ngài có ý nói rằng tình yêu của nàng là kết quả của sự tha thứ, và câu nói của Ngài diễn giải ra thế này thì đúng hơn: “Ta nói cho ông hay, tội lỗi đầy dẫy nơi nàng đã được tha, ông có thể suy đoán điều đó căn cứ vào cách biểu lộ lòng yêu thương của nàng”. Phần còn lại trong câu thì dành cho Simon: “Kẻ được tha ít thì yêu thương ít”. Những lời ấy không minh chứng Simon được tha tội, câu ấy chỉ rằng sở dĩ ông thiếu tình yêu vì ông không cảm biết được sự thiếu thốn của mình, cũng vì thế ông đã ông nhận được ơn tha thứ. Simon tin tưởng mình là người tốt trước mặt loài người và Thiên Chúa.
Rồi Chúa quay lại người phụ nữ nói một lời chúc phúc: “Tội của chị đã được tha rồi”. Như vậy Ngài xác nhận sự tha tội đã được ban cho nàng rồi, hơn nữa Ngài cũng biện minh cho nàng trước công chúng để họ biết rằng nàng đã bước vào một cuộc sống mới. Họ ngạc nhiên khi nghe Ngài tuyên bố sự tha tội. Đây là chức vụ của Đấng Mêsia, nhưng Con Người lý tưởng mà Luca ghi chép về tấm lòng nhân hậu ở đây, cũng đồng thời là con Thiên Chúa. Cuối cùng Ngài quay lại người phụ nữ phán cho nàng những lời ân huệ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”.
Đây là bài học rõ ràng về việc đức tin đem lại ơn tha thứ, sự tha thứ đem lại lòng biết ơn và lòng biết ơn được diễn tả qua một hành động yêu thương tận tụy. Một thái độ như vậy có thể ra đi trong bình an nghĩa là hưởng được sự hiện diện liên tục của bình an này.
Con người tự sức mình đâu có đáng được tha thứ, vì tội xúc phạm tới Chúa thì sự nặng nề vô cùng. Do đó phải chạy đến với Bí tích Hòa giải, nới đó Chúa tha thứ cho chúng ta nhờ công đức của Chúa Giêsu Kitô. Điều kiện duy nhất không gì có thể thay thế về phía của chúng ta là tình yêu sám hối. Chúng ta nhận được tha thứ là tùy theo mức độ ta cảm nhận tình yêu mến; khi lòng chúng ta đã tràn đầy tình yêu, thì đâu còn chỗ cho tội lỗi trong đó vì khi đó chúng ta đã dọn một chỗ rõ rệt cho Chúa Giêsu Đấng nói với chúng ta như đã nói với người đàn bà tội lỗi: “Tội con đã được tha”. Lòng sám hối của chúng ta là bằng chứng lòng ta yêu Chúa. Nhưng thực ra chính Chúa đã yêu chúng ta trước (1Ga 4,10). Khi Chúa tha thứ cho ta, Thiên Chúa biểu lộ Người yêu ta. Do đó, ta có yêu Chúa là chỉ đáp lại tình Ngài yêu. Sự tha thứ của Chúa là tưởng thưởng lòng biết ơn và tình yêu của chúng ta đối với Ngài.
Thánh Augustinô giải thích: “Ai được tha thứ ít thì yêu ít”. Bạn nói là bạn không phạm nhiều trọng tội, tại sao bạn lại không phạm? – Vì Chúa đã cầm lấy tay bạn. Không có tội nào mà người ta không thể phạm nếu Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người, không cầm lấy tay (Sermon 99,6). Như thế, chúng ta phải yêu Chúa ngày càng nhiều hơn, vì chẳng những Ngài tha thứ tội được, mà còn nhờ ơn Ngài ban, gìn giữ ta khỏi vi phạm.
Chúa Giêsu tuyên bố rằng niềm tin đã dẫn đưa người phụ nữ tội lỗi tới quỳ dưới chân Ngài và tỏ lòng sám hối. Nhờ sám hối nàng đáng được ơn tha thứ. Cũng thế khi chúng ta tới tòa Hòa giải, chúng ta phải có một xác tín rằng đây không phải là cuộc đối thoại giữa con người mà là đối thoại với Thiên Chúa; đây là tòa công lý, dứt khoát. Nhưng trên hết là tòa thương xót mà quan án xét xử là Đấng đầy lòng yêu mến “Không muốn kẻ có tội phải chết, nhưng mong nó ăn năn và được sống”. (Ed 33,1)
Tinh thần tự mãn ngăn cách loài người vớ Thiên Chúa, và điều lạ là hễ ăn càng tốt thì càng cảm biết tội lỗi của mình cách sâu xa. Phaolô nói về tội nhân: “Trong số đó tôi đứng đầu”. (2Tm 1,25) Thánh Phanxicô Assisi nói: “Không ở đâu có một tội nhân khốn nạn hơn tôi!”.
Thật rất đúng khi nói rằng tội nặng nhất là không nhận biết tội mình, nhưng ai cảm biết mình thiếu thốn sẽ mở cửa vào ơn tha thứ của Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu và vinh hiển lớn nhất cho tình yêu là được thấy người đời tìm cầu đến tình yêu.
PHÚC ÂM CỦA PHỤ NỮ (Lc 8,1-3)
Luca viết Phúc Âm của phụ nữ. Chỉ có một mình ông ghi lại những việc xảy ra cho cuộc đời của bà Êlisabet, Đức Maria, cụ bà Anna liên quan đến thời thơ ấu của Đức Giêsu. Chỉ có ông kể lại câu chuyện bà góa Nain được Chúa cứu người con trai sống lại, chuyện người đàn bà khòm lưng dưới ách ma quỷ đã được Chúa giải cứu, chuyện nữ tội nhân xức dầu chân Chúa, chuyện người đàn bà chúc mừng Mẹ Chúa, quang cảnh gia đình chị em Matta và Maria, và chuyện những người đàn bà thương khóc Ngài trên đường núi Sọ. Và có lẽ, ý nghĩa hơn hết là câu Luca nói về Chúa Giêsu lúc Ngài và các môn đệ đi quanh vùng Galilê để rao giảng Tin Mừng thì một toán phụ nữ đi theo, những người này lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ.
Cửa nhà hội từ nay không còn mở ra cho Ngài như trước nữa. Có thể nói, Ngài đã bắt đầu trong Giáo Hội, là nơi lẽ ra có đông dân chúng sẵn lòng hưởng ứng và tiếp nhận những sứ giả của ngài. Nhưng thay vì được hoan nghênh, Ngài đã bị chống đối, thay vì thính giả lắng nghe, Ngài đã gặp các thày dạy luật và các đạo sĩ Do thái là những kẻ chỉ rình mò và bắt bớ Ngài trong lời nói cũng như việc làm. Vì thế, Ngài ra ngoài, giảng dạy trên đường, nơi sườn đồi hay trên bờ hồ.
1. Đoạn Kinh Thánh này nói đến một nhóm phụ nữ phục vụ Chúa bằng của cải của họ. Việc nâng đỡ một rabi bao giờ cũng được coi là một việc đạo đức, cho nên những tín hữu sốt sắng của Chúa Giêsu giúp đỡ Ngài theo cảnh đó là việc phù hợp với thói thường. Nhưng đối với số phụ nữ này, cũng như đối với các môn đệ, chúng ta nhận thấy đó là một nhóm người pha trộn rất kỳ lạ.
Có Maria Mácđala, là người đã được Chúa trừ khỏi bảy quỷ dữ. Rõ ràng nàng đã có một cuộc đời tối tăm, ghê rợn. Lại có bà Gioanna, vợ ông Khuda, quan nội vụ của Hêrôđê. Một vị vua thì có nhiều lợi lộc và tài sản, quan nội vụ là người quản lý các vấn đề tài chánh của nhà vù. Trong đế quốc La mã, dù trong các tỉnh dưới quyền cai trị của tống trấn Thượng viện cắt đặt, thì hoàng đế cũng đặc cách quan nội vụ riêng để coi sóc tài sản của mình. Vì vậy, không có vị quan nào quan trọng hơn và được tín nhiệm hơn là quan nội vụ. Thật là điều lạ lùng khi thấy Maria Mácđala với một dĩ vãng không mấy sáng sủa và bà Gioanna một mệnh phụ phu nhân của triều đình ở chung một nhóm với nhau. Chúng ta không biết nhiều về các bà này, ngoại trừ một điều quan trọng, ấy là động cơ thúc đẩy họ phụng sự Chúa là lòng biết ơn, họ là những người được Chúa trừ tà và chữa bệnh cho. Đó là quyền năng tuyệt đối của Chúa Giêsu khiến những người khác tính nhau có thể gánh chung ách với nhau. Nếu chúng ta thất bại, thì đó là lỗi của chúng ta, vì trong Chúa Giêsu, điều đó có thể làm được và điều đó đã làm rồi.
2. Câu này của Luca ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa; nó hé mở cho ta một tia sáng để trả lời một câu hỏi tò mò mà ta không tìm thấy câu giải đáp nào trong các sách Tin Mừng. Trong những ngày đi truyền đạo, Đức Giêsu và các môn đệ đi theo Ngài sống nhờ nguồn tài chánh nào? Hẳn nhiên những kẻ đã nhận nơi Ngài những sự cứu giúp thuộc linh, rất sung sướng được cung ứng cho Ngài những nhu cầu tạm thời và phục vụ cho Ngài khi cần thiết. Đây là những phụ nữ có những sự giúp đỡ rất thực tiễn. Là đàn bà, họ không được phép giảng dạy, nhưng họ cung cấp những thứ họ có.
Có một anh thợ giày kia đã có một thời chàng mơ ước được làm linh mục, nhưng con đường dẫn tới đó không bao giờ mở ra cho anh. Anh là bạn thân của một chủng sinh thần học. Khi thấy bạn mình được tiến chức linh mục, anh xin cho mình một đặc ân là thường xuyên đóng giày cho linh mục bạn, để anh có cảm giác vị linh mục đang mang giày của ông nơi thi hành chức vụ là nơi chính anh đã không bao giờ đạt tới.
Ai có thể ước lượng được những góp phần và hy sinh mà nữ giới trải qua các thời đại đã đóng góp vào việc truyền bá Tin Mừng và xây dựng Hội Thánh.
Không phải những người xuất đầu lộ diện bao giờ cũng là kẻ làm việc lớn nhất. Không có ân tứ nào mà lại không ích lợi cho việc phục vụ Chúa. Nhiều đầy tớ lớn của Chúa vẫn ở hậu trường không ai thấy, nhưng họ rất cần thiết cho công việc của Ngài.
Người chồng trang trí căn phòng mới của ông và quyết định biến nó thành một nơi trưng bày các phần thưởng, những thành tích mà ông và hai người con trai của ông chiếm được trong các cuộc tranh tài thể thao. Khi ông trang trí đầy ắp hai bức tường trong phòng, ông lưu ý vợ ông rằng: “Bà không có gì để trưng bày sao! Thật là xấu hổ!”
Ngày hôm sau, người vợ cho sao lại giấy khai sinh của hai đứa con của họ, đóng khung đàng hoàng và treo lên bức tường trang trí của người chồng.
“Hưởng ánh sáng của ngọn đèn, bạn đừng quên cám ơn người cầm chiếc đèn đang đứng trong bóng tối”. (Tagore)
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm