Chúa Nhật XI thường niên - Năm C
Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, "Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến." Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.
Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.
David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.
Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.
David phải xa nhà vào hải quân. Anh không biết phải từ giã con Teddy như thế nào. Anh nói, "Làm thế nào bạn có thể giải thích cho một người thân yêu là bạn phải từ giã họ?"
Sau cùng, giây phút chia ly phải xảy đến. Con Teddy biết David phải xa nhà, nhưng nó không biết bao lâu và tại sao phải như vậy.
Ngày dần trôi, từ tuần sang tháng, từ tháng sang năm. Sau cùng, chiến tranh chấm dứt và David được tự do về nhà.
Chặng xe buýt cuối cùng để David dừng chân thì cách nhà đến 14 dặm. Lúc ấy khoảng nửa đêm và trời đen như mực khi anh rảo bước.
Gần bốn tiếng đồng hồ sau, anh còn cách nhà chừng nửa dặm. Bỗng dưng con Teddy cất tiếng sủa như khi có ai đó đến gần nông trại.
Và rồi anh David huýt gió. Có tiếng kêu ăng ẳng mừng rỡ. Một vài phút sau, con Teddy đã nhẩy vào lòng anh.
David kết thúc câu chuyện bằng nhận xét rằng, khi con Teddy mừng đón anh về nhà, giây phút không thể quên được đó đã nhắc nhở anh về Thiên Chúa. Nếu một con thú như Teddy có thể yêu mến và chào đón anh trở về dù bao năm xa cách, thì lẽ nào Thiên Chúa lại không hành động giống như vậy?
Câu chuyện của con chó Teddy đặc biệt thích hợp với các bài đọc hôm nay.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho Vua David trong bài đọc một.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu hành xử trong suốt cuộc đời của Người.
Chúa tha thứ cho người đàn ông bị bại liệt. Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Chúa tha thứ cho tên trộm lành. Chúa tha thứ cho những lý hình tra tấn hành hạ Người.
Những gì Chúa Giêsu sống trong cuộc đời ở trần thế, Người cũng muốn các môn đệ thi hành.
Tha thứ cho những người lỗi phạm đến chúng ta là tâm điểm của rất nhiều dụ ngôn.
Thí dụ, đó là chủ đề của dụ ngôn người mục tử đi tìm con chiên lạc.
Đó là chủ đề của dụ ngôn bà goá đánh mất một đồng bạc và gắng sức đi tìm.
Đó là chủ đề của dụ ngôn người cha nhân hậu đón mừng người con hoang đàng trở về.
Mỗi một dụ ngôn này nói lên cùng một điểm. Cha trên trời thì luôn tha thứ. Bởi đó, chúng ta, là con cái Người, cũng phải biết tha thứ.
Chúng ta cũng không được giới hạn sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với ông Phêrô là chúng ta phải tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng "bảy mươi lần bảy." Mt 18:22
Nhưng tha thứ cho người khác không có nghĩa bỏ qua sự công bằng.
Bà Marcia Hootman và Patt Perkin đã nói rõ điểm này trong cuốn sách của họ, How to Forgive Your Ex-Husband (Làm thế nào để tha thứ cho người chồng cũ).
Họ kể ra trường hợp của ĐGH Gioan Phaolô II. Người đã vào nhà tù ở Ý để tha thứ cho Mehmet Ali Agca, tên hung thủ muốn sát hại đức giáo hoàng. "Nhưng," các bà ấy viết, "bạn có để ý là đức giáo hoàng không xin cho Agca được tại ngoại đâu?"
Tướng James Oglethorpe của Anh có rất nhiều đức tính cao thượng, nhưng ông thú nhận là ông thấy bứt rứt khi phải tha thứ cho người sái quấy với ông.
Người ta nói rằng, ông đã từng nói với John Wesley rằng "Tôi không bao giờ tha thứ." Và rồi Wesley nói với ông, "Vậy thì thưa ngài, tôi hy vọng là ngài không bao giờ phạm tội."
Wesley nhắc nhở tướng Oglethorpe về điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Nếu anh em không tha thứ cho nhau, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em khi làm điều sái quấy." Mt. 6:15
Không nơi đâu chúng ta thấy sự tha thứ thật rõ ràng như trong kinh Lậy Cha.
Trong kinh đó, chúng ta xin Cha trên trời "tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con." Nhận xét về lời cầu xin này, thần học gia Tô Cách Lan là William Barclay nói:
Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi người ta xin Thiên Chúa đừng tha thứ cho họ. Tuy nhiên, đó chính là điều mà một người không tha thứ hành động khi họ đọc kinh này.
Để giải thích điều này, Barclay đã đưa ra trường hợp của Robert Louis Stevenson, tác giả cuốn Treasure Island .
Ngày kia, khi đang đọc kinh Lậy Cha với gia đình, Stevenson bước ra khỏi phòng. Vợ ông đi theo, tưởng rằng ông bị đau yếu.
Khi gặp chồng, bà hỏi, "|Anh đau hay sao vậy?" Ông nói, "Không, hôm nay anh không xứng đáng để đọc kinh Lậy Cha."
Chúng ta hãy kết thúc với tư tưởng của thi sĩ George Herbert:
Ai không thể tha thứ cho người khác thì đã làm đứt cây cầu mà họ phải đi qua nếu muốn đến thiên đường; vì bất cứ ai cũng cần được sự tha thứ.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
THA THỨ
Cha Mark Link, S.J.Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, "Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến." Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.
Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.
David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.
Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.
David phải xa nhà vào hải quân. Anh không biết phải từ giã con Teddy như thế nào. Anh nói, "Làm thế nào bạn có thể giải thích cho một người thân yêu là bạn phải từ giã họ?"
Sau cùng, giây phút chia ly phải xảy đến. Con Teddy biết David phải xa nhà, nhưng nó không biết bao lâu và tại sao phải như vậy.
Ngày dần trôi, từ tuần sang tháng, từ tháng sang năm. Sau cùng, chiến tranh chấm dứt và David được tự do về nhà.
Chặng xe buýt cuối cùng để David dừng chân thì cách nhà đến 14 dặm. Lúc ấy khoảng nửa đêm và trời đen như mực khi anh rảo bước.
Gần bốn tiếng đồng hồ sau, anh còn cách nhà chừng nửa dặm. Bỗng dưng con Teddy cất tiếng sủa như khi có ai đó đến gần nông trại.
Và rồi anh David huýt gió. Có tiếng kêu ăng ẳng mừng rỡ. Một vài phút sau, con Teddy đã nhẩy vào lòng anh.
David kết thúc câu chuyện bằng nhận xét rằng, khi con Teddy mừng đón anh về nhà, giây phút không thể quên được đó đã nhắc nhở anh về Thiên Chúa. Nếu một con thú như Teddy có thể yêu mến và chào đón anh trở về dù bao năm xa cách, thì lẽ nào Thiên Chúa lại không hành động giống như vậy?
Câu chuyện của con chó Teddy đặc biệt thích hợp với các bài đọc hôm nay.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Thiên Chúa đã ban cho Vua David trong bài đọc một.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu đã ban cho người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay.
Nó cho thấy loại tha thứ mà Chúa Giêsu hành xử trong suốt cuộc đời của Người.
Chúa tha thứ cho người đàn ông bị bại liệt. Chúa tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình. Chúa tha thứ cho tên trộm lành. Chúa tha thứ cho những lý hình tra tấn hành hạ Người.
Những gì Chúa Giêsu sống trong cuộc đời ở trần thế, Người cũng muốn các môn đệ thi hành.
Tha thứ cho những người lỗi phạm đến chúng ta là tâm điểm của rất nhiều dụ ngôn.
Thí dụ, đó là chủ đề của dụ ngôn người mục tử đi tìm con chiên lạc.
Đó là chủ đề của dụ ngôn bà goá đánh mất một đồng bạc và gắng sức đi tìm.
Đó là chủ đề của dụ ngôn người cha nhân hậu đón mừng người con hoang đàng trở về.
Mỗi một dụ ngôn này nói lên cùng một điểm. Cha trên trời thì luôn tha thứ. Bởi đó, chúng ta, là con cái Người, cũng phải biết tha thứ.
Chúng ta cũng không được giới hạn sự tha thứ. Chúa Giêsu nói với ông Phêrô là chúng ta phải tha thứ không chỉ bảy lần, nhưng "bảy mươi lần bảy." Mt 18:22
Nhưng tha thứ cho người khác không có nghĩa bỏ qua sự công bằng.
Bà Marcia Hootman và Patt Perkin đã nói rõ điểm này trong cuốn sách của họ, How to Forgive Your Ex-Husband (Làm thế nào để tha thứ cho người chồng cũ).
Họ kể ra trường hợp của ĐGH Gioan Phaolô II. Người đã vào nhà tù ở Ý để tha thứ cho Mehmet Ali Agca, tên hung thủ muốn sát hại đức giáo hoàng. "Nhưng," các bà ấy viết, "bạn có để ý là đức giáo hoàng không xin cho Agca được tại ngoại đâu?"
Tướng James Oglethorpe của Anh có rất nhiều đức tính cao thượng, nhưng ông thú nhận là ông thấy bứt rứt khi phải tha thứ cho người sái quấy với ông.
Người ta nói rằng, ông đã từng nói với John Wesley rằng "Tôi không bao giờ tha thứ." Và rồi Wesley nói với ông, "Vậy thì thưa ngài, tôi hy vọng là ngài không bao giờ phạm tội."
Wesley nhắc nhở tướng Oglethorpe về điều Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Nếu anh em không tha thứ cho nhau, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em khi làm điều sái quấy." Mt. 6:15
Không nơi đâu chúng ta thấy sự tha thứ thật rõ ràng như trong kinh Lậy Cha.
Trong kinh đó, chúng ta xin Cha trên trời "tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con." Nhận xét về lời cầu xin này, thần học gia Tô Cách Lan là William Barclay nói:
Thật là một ý nghĩ đáng sợ khi người ta xin Thiên Chúa đừng tha thứ cho họ. Tuy nhiên, đó chính là điều mà một người không tha thứ hành động khi họ đọc kinh này.
Để giải thích điều này, Barclay đã đưa ra trường hợp của Robert Louis Stevenson, tác giả cuốn Treasure Island .
Ngày kia, khi đang đọc kinh Lậy Cha với gia đình, Stevenson bước ra khỏi phòng. Vợ ông đi theo, tưởng rằng ông bị đau yếu.
Khi gặp chồng, bà hỏi, "|Anh đau hay sao vậy?" Ông nói, "Không, hôm nay anh không xứng đáng để đọc kinh Lậy Cha."
Chúng ta hãy kết thúc với tư tưởng của thi sĩ George Herbert:
Ai không thể tha thứ cho người khác thì đã làm đứt cây cầu mà họ phải đi qua nếu muốn đến thiên đường; vì bất cứ ai cũng cần được sự tha thứ.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm