Trang chủ

Donnerstag, Juni 30, 2016

Ngày 30

Đức Mẹ Calais – do Người Anh Xây Dựng tại Pháp


Nếu tất cả những ơn lành được ban cho nhân loại qua các thế kỷ nhờ chuỗi Mân Côi mà được ghi lại, có lẽ phải dành nhiều thư viện mới chứa những văn liệu ấy. Chỉ một mình Thiên Chúa biết – đối với chúng ta là vô số – những ơn lành ngoại thường đã được ban cho những người kêu cầu sự phù trợ của Mẹ Maria qua kinh Mân Côi – các bè rối bị hủy diệt, các cuộc chiến được kết liễu, các bệnh tật được vượt qua.

Không một ngày nào – thực ra, không một giờ nào – qua đi mà không có những ơn lành đặc biệt được trào xuống cho những cá nhân đang lần chuỗi Mân Côi để kêu xin Đức Mẹ phù giúp.

Chuỗi Mân Côi – gồm có kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ, kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng với lời chào của sứ thần và lời kêu xin Đức Mẹ liên lỉ phù giúp cho những nhu cầu của chúng ta lúc hiện tại và trong giờ lâm tử, và kinh Sáng Danh ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa – chất chứa một sức mạnh có thể thúc bách trời cao chấn chỉnh cho những sai trái của trần gian.

Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, xin cầu cho chúng con.

Đức ông Ralph G. Kutz
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Juni 29, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (17)

Vũ Văn An 6/28/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)

5. Trái Tim Chúa Giêsu mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa

Việc mạc khải lòng thương xót của Thiên Chúa có nơi chốn cụ thể là Chúa Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa đã chọn tất cả chúng ta từ thuở đời đời. Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (Ga 14:9). Thư gửi tín hữu Do Thái viết rằng: Người đã trở nên giống chúng ta trong mọi sự, để Người có thể là thầy cả thượng phẩm đầy lòng thương xót trước mặt Thiên Chúa (Dt 2:17). Người là tòa ơn thánh, mà ta lui tới, một cách đầy tin tưởng, để tìm lòng thương xót và ơn thánh (Dt 4: 16). Là Con nhập thể của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô là tòa thương xót (116).

Lễ mừng 65 năm linh mục của Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 tại Vatican

Đặng Tự Do6/28/2016
Trong lần xuất hiện trước công chúng lần thứ hai của ngài trong ba năm qua, sau khi tuyên bố thoái vị, Đức Giáo Hoàng Danh Dự Bênêđíctô thứ 16 hôm thứ Ba đã cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về sự lãnh đạo của ngài, và nói rằng lòng tốt của ngài khiến Đức Bênêđíctô thứ 16 xúc động nhiều hơn vẻ đẹp của Vườn Vatican; và đó chính là một nơi “tôi cảm thấy được bảo vệ.”

Dienstag, Juni 28, 2016

Thư gửi Sơ vừa mới qua đời với nụ cười thật tươi!

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.6/28/2016
Sơ Cecilia thân mến,
Trong tang lễ, chắc nhiều người ngỡ ngàng và hạnh phúc với nụ cười của sơ. Ngỡ ngàng vì khi nhắm mắt lìa đời, sơ vẫn thản nhiên nở nụ cười thật tươi. Nụ cười ấy toát lên niềm hạnh phúc ngập tràn vì sơ có Thiên Chúa ở cùng. Giờ đây ai cũng tin rằng Thiên Chúa đã đón sơ vào vương quốc tình yêu của Người. Nơi đó, sơ gặp được Đấng Lang Quân mà sơ trọn đời hiến dâng.

Sonntag, Juni 26, 2016

Diễn Văn của Đức Thượng Phụ Tối Cao Karekin II, và của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Buổi Gặp Gỡ vì Hòa Bình ở Yerevan, Armenia

Vũ Văn An6/26/2016
Ngày thứ Bẩy, 25 tháng Sáu, sau khi viếng đài kỷ niệm diệt chủng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp máy bay tới Gyumri và ở đây, ngài cử hành Thánh Lễ đầu tiên của ngài tại Armenia. Sau đó, vào buổi chiều, sau khi viếng hai nhà thờ chính toà của Gyumri, một của Chính Thống Giáo, một của Công Giáo, ngài lại đáp máy bay trở lại Yerevan và ở đây, ngài đã cùng Đức Thượng Phụ Tối Cao Karekin II của Giáo Hội Tông Truyền Armenia cử hành nghi thức đại kết cầu nguyện cho hòa bình tại Công Viên Thành Phố.

Diễn văn của Đức Karekin II

Trong nghi thức trên, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II đã đọc bài diễn văn sau đây do chính Tòa Thánh công bố, một điều khá đặc biệt, vì Tòa Thánh thường chỉ phổ biến các bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng mà thôi:

“Phúc thay những người kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5:9)

Diễn từ của Đức Thánh Cha trong Phụng Vụ Thánh của Giáo Hội Armenia Tông Truyền sáng Chúa Nhật 26/6

Chúa Nhật 26 tháng Sáu là ngày cuối trong chuyến viếng thăm 3 ngày của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Armenia.

Lúc 9h15 sáng, Đức Thánh Cha đã có buổi gặp gỡ với các Giám Mục Công Giáo Armenia tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Etchmiadzin.

Sau đó, lúc 10:00, Đức Thánh Cha đã tham dự Phụng Vụ Thánh tại nhà thờ chính tòa của Giáo Hội Armenia Tông Truyền.

Ngày 26

Đức Mẹ Meliapour – Đông Ấn


Đức Maria đã cho Thiên Chúa giác quan để cảm hưởng mùi thơm của không khí mùa hè; để đón làn gió nhẹ phấn khởi từ biển Galilê; để hoan hưởng hương thơm vụ mùa khi Người cầu xin cho có thêm nhiều thợ đi làm vườn nho. Nhờ Đức Maria, Thiên Chúa - trong thân phận con người – cũng có thể ngửi được mùi nồng của những túp lều và cảm thông với những cư dân tại các hẽm phố. Chính nhờ khứu giác ấy mà Chúa Kitô có thể đích thân phát hiện mùi hôi của những bệnh nhân lở loét đang lết theo bước chân của Người. Chúa đã chữa lành cho không ít người.

Chính tấm gương Chúa Kitô đã thôi thúc một vị thừa sai y tế đi giúp cho các bệnh nhân phong cùi khốn khổ. Khi có người chế giễu, “Để được một triệu đô la đi nữa, tôi cũng không thèm làm việc ấy,” vị nữ tu đã đáp lại, “Tôi cũng vậy. Nhưng vì Chúa Kitô đã làm nên tôi có thể làm theo.”

Cung cách Chúa Kitô sử dụng khứu giác Người đã lãnh nhận từ Đức Maria thúc bách chúng ta ra đi chăm sóc - với sự dịu hiền, cảm thông, không miễn cưỡng - cho những bệnh nhân nghèo khổ, những người cao niên, những người hấp hối.

Lạy Mẹ Maria, Nguyên Nhân Niềm Vui của chúng con, xin cầu cho chúng con.

Albert J. Nimeth, O.F.M.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Chúa Nhật XIII thường niên  - Năm C

NHỮNG YÊU SÁCH CỦA CHÚA GIÊSU

Chú giải mục vụ của Hugues Cousin
MỘT LÀNG MIỀN SAMARI KHÔNG ĐÓN TIẾP

Từ ngữ 9,51 rất phong phú về mặt thần học. Trước hết Luca nói: “Khi đã tới ngày Ngài được rước lên trời”. Từ Nước Trời đã nhắc lại bảy lần, ở Luca 1-2, việc thực hiện lời hứa của Chúa (x.1,57), nơi đó tôi giải thích từ này; đây không chỉ một chú thích thuần tuý có tính thời gian! Còn chữ được rước lên (trời) sẽ được Luca dùng ba lần để chỉ cuộc thăng thiên về với Cha (Cv 1,2; 11-12). Tiếp theo, tác giả nói là Chúa Giêsu cương quyết lên đường đi Giê-ru-sa-lem. Diễn ngự hiếm hoi này muốn nói lên quyết định của Chúa Giêsu sẽ chạm trán với với cuộc thụ nạn đang chờ đợi Ngài, bởi vì có lẽ nó phản dội lại thái độ của người Tôi tớ ở Is 50,7, nhờ một lối chơi chữ cương quyết / trơ ra. Nếu người Tôi tớ của Chúa không giấu mặt khỏi lăng nhục và khạc nhổ, chính là vì người đã trơ mặt ra như đá. Để được rước lên bên cạnh Chúa Cha, trước hết người Tôi tớ phải trải qua đau khổ và cái chết.
Chúa Nhật XIII thường niên  - Năm C

KHÔNG QUAY ĐẦU LẠI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Chuyện nhà Phật kể: Có một tu sĩ theo thầy học đạo đã lâu năm. Thấy anh đã tiến bộ nhiều, Thầy cho anh sống tự lập. Anh dựng một túp lều đơn sơ giữa cánh đồng. Ngày ngày ngoài thời gian khất thực, anh chuyên tâm đọc kinh cầu nguyện. Anh chỉ có độc một manh áo. Cứ chiều tối, anh giặt áo, phơi khô, để sáng hôm sau có áo mặc. Cạnh lều anh ở, có con chuột đêm đêm bò ra cắn chiếc áo anh phơi. Buổi sáng, anh phải đi tìm kim chỉ vá áo. Buổi tối, chuột lại bò ra cắn. Sau nhiều lần vá, anh sợ manh áo sẽ nát, nên quyết định nuôi một con mèo. Con mèo ăn khoẻ nên thức ăn xin được không đủ. Anh phải cấy lúa để có thêm thức ăn nuôi mèo. Vì cấy lúa, anh phải nuôi bò để cày ruộng. Bận rộn với việc đồng áng, anh không còn giờ đọc kinh cầu nguyện. Một thiếu nữ trong làng tình nguyện giúp, anh vui vẻ nhận lời. Vì có thêm người, nên anh phải lo làm nhà cửa cho khang trang. Chẳng bao lâu anh trở thành chủ gia đình có vợ, có con, có nhà cao cửa rộng, có ruộng đất, có đàn bò. Ít lâu sau, Thầy anh trở lại, nhìn nhà cửa, ruộng nương, trâu bò, Thầy ngạc nhiên hỏi anh: “Tất cả những thứ này, tại sao thế?” Anh trả lời: “Tất cả chỉ vì con muốn giữ cho manh áo khỏi bị chuột cắn”.

Freitag, Juni 24, 2016

Video: Armenia tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Chiều ngày 24-6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Yerevan để bắt đầu chuyến viếng thăm 3 ngày tại Cộng hòa Armenia, cho đến chiều Chúa Nhật 26-6.

Đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 14 của ngài tại nước ngoài và Armenia là quốc gia thứ 22 được ngài đến thăm. Đức Thánh Cha sẽ trở lại vùng Caucase này để viếng thăm 2 nước láng giềng của Armenia là Cộng hòa Georgia và Azerbaigian vào tháng 9 năm nay.

Cùng đi với Đức Thánh Cha trên chuyến bay có đoàn tùy tùng gồm 30 người và 70 ký giả Italia và quốc tế, không kể hơn 600 ký giả đã đăng ký tại phòng báo chí của Armenia để theo dõi và tường thuật về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.

Dienstag, Juni 21, 2016

Ngày 21

Đức Mẹ Attrib – Ai cập


Đức Phaolô VI, trong phiên bế mạc khóa họp thứ ba của công đồng Vatican II (Ngày 21 tháng 11 năm 1964) đã tuyên bố: “Để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và vì ơn an ủi cho chúng ta, chúng tôi tuyên bố Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ Giáo Hội, tức là Mẹ của toàn thể dân Thiên Chúa, của các tín hữu cũng như các chủ chăn, những người gọi Đức Maria là Mẹ yêu dấu.

“Chúng tôi ước mong Mẹ Thiên Chúa sẽ càng ngày càng được toàn thế dân Kitô tôn vinh và kêu cầu dưới tước hiệu ngọt ngào này.

“Lạy Mẹ Maria, chúng con xin phó dâng toàn thể nhân loại cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ. Xin Mẹ đưa họ đến chỗ nhận biết Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất và chân thật. Xin Mẹ bảo vệ họ khỏi những tai ương vì tội lỗi gây ra, xin Mẹ ban cho toàn thế giới được hòa bình trong chân lý, công lý, tự do và tình yêu thương.”

Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin đổ đầy linh hồn con sự bình an của Chúa Kitô!

Paschal Boland, O.S.B.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (16)

Vũ Văn An6/20/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)

4. Ý muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa 

Sau khi đã vượt qua di sản nặng nề mà Thánh Augustinô đã để lại cho thần học và lòng đạo Tây Phương qua học thuyết của ngài về tiền định, nay ta phải nêu câu hỏi mà, theo Kant, có thể tóm lược mọi câu hỏi của con người: Ta có thể hy vọng được điều gì? (85). Đây là câu hỏi mà câu trả lời sẽ quyết định vấn đề ý nghĩa hay vô nghĩa của đời người.

Freitag, Juni 17, 2016

Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C

LOAN BÁO LẦN NHẤT

R. Gutzwiller
1. Đối với chính Đức Kitô
Việc giáo dục lòng tin mang lại kết quả nào? Bây giờ ta thử xét xem.
‘Theo như dân chúng nói thì Ta là ai?’. Câu trả lời không thoả đáng tý nào. Một số thì coi Ngài như là Gioan Tẩy giả, số khác coi Ngài là Êlia, số khác nữa coi Ngài như một tiên tri thời xưa nào đó sống lại. Như vậy việc huấn luyện dân chúng về mặt tinh thần chẳng đi đến đâu; ngoại trừ các tông đồ.
Ngày 17

Đức Bà Khu Rừng – gần Boulogne-sur-Mer


Chúng ta cầu nguyện cùng Đức Maria bởi vì Chúa - trong lời Người - đã dạy chúng ta phải làm như vậy.

Còn gì có thể rõ ràng hơn nữa? Tại sao Thiên Chúa Nhập Thể lại phải chờ đợi lâu đến thế mới tỏ ra những dấu chỉ về thần tính của Người?
Chúa Giêsu đã chờ đợi cho đến khi trở thành một người trưởng thành. Khi ấy, Đức Maria đã xin Người thực hiện một phép lạ. Mẹ cho Chúa biết đám cưới không còn rượu và xin Người liệu định. Nhưng Chúa chưa sẵn sàng. Giờ của Người chưa đến, Chúa đã cho Mẹ biết như vậy.

Nhưng Đức Maria - như một người mẹ hiểu Con - đã không chấp nhận lời khước từ của Chúa. Mặc dù Chúa chưa muốn, nhưng Đức Maria đã xin Chúa thực thi ân huệ này cho Mẹ.

Và Chúa đã làm. Phép lạ đầu tiên của Chúa trên trần gian đã được thực hiện ngược lại với ý định của Người, bởi vì Mẹ Maria đã muốn.

Chúng ta cầu xin cứu giúp là điều chẳng có gì kỳ lạ, tất cả những ai không chịu làm như thế mới đúng là kỳ lạ.

Chúa phán với Mẹ, “Này Bà, đây là Con Bà.”

Dale Francis
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Juni 16, 2016

Chúa Nhật XII thường niên  - Năm C

NHẬN DIỆN ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Đức Kitô là ai? Đó là câu hỏi sẽ còn làm nhiều người thuộc nhiều thế hệ băn khoăn thắc mắc. Có rất ít người, kể cả những môn đệ thân tín, dù đã quyết tâm theo Người, thực sự hiểu Người cho đúng.
“Mesiah” trong tiếng Do thái và “Kitô” trong tiếng Hi lạp có nghĩa là Đấng Được Xức Dầu. Là Đấng được Thiên Chúa sai đến. Là Đấng dân Do Thái mong đợi. Nhưng Đấng Kitô thực sự như thế nào, sẽ sống như thế nào và sẽ làm gì thì vẫn còn trong vòng mơ hồ. Tuy nhiên đa số người Do Thái ước mơ Đấng Kitô đến để khởi đầu một thời kỳ mới, đưa nước Do Thái lên vị trí bá chủ thế giới. Người sẽ trở thành vị Chúa Tể thống trị khắp địa cầu.
Ngày 16

Đức Mẹ Aix-la-Chapelle – Đức


Đã có bao giờ bạn cảm thấy hoàn toàn bị cô đơn chưa? Không ai đoái hoài đến bạn… Không ai để ý đến bạn sống hay chết! Bạn cảm thấy bị bỏ rơi! Bạn cầu nguyện, nhưng chẳng có gì xảy ra, và những lời cầu nguyện của bạn trở nên khô khan, không kết quả. A, bạn hãy nghĩ lại đi!

Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta! Trong kinh Hãy Nhớ, chúng ta cũng nhận ra Mẹ Maria không bao giờ bỏ mặc mà không chở che, không phù giúp chúng ta… Cả thiên thần bản mệnh của chúng ta cũng thế… Cả các thánh quan thầy của chúng ta cũng thế… Cả các thiên thần và các thánh… Cả những linh hồn luyện ngục nhờ lời cầu nguyện của chúng ta đã được lên thiên đàng rồi cũng thế… Cả những linh hồn luyện ngục nhờ lời chúng ta cầu nguyện sắp sửa được lên thiên đàng cũng thế… Cả những bạn hữu trên trần gian liên kết với chúng ta trong mầu nhiệm hiệp thông các thánh cũng thế! Vậy, có còn ai là người hoàn toàn cô đơn nữa đâu?

Thiên Chúa chắc chắn vô cùng nhân lành đối với chúng ta. Thật đáng tiếc, cả cuộc đời cũng chẳng đủ thời gian để chúng ta cám tạ và ca ngợi Người cho xứng được.

Ước chi lời cầu “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương và Hiền Mẫu của con” trở nên lời nguyện thường xuyên của chúng ta.

Đức ông Ralph G. Kutz
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Juni 15, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (15)

Vũ Văn An6/13/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)

3. Lòng thương xót của Thiên Chúa: Nguồn và là mục tiêu của hành động Thiên Chúa

Nếu lòng thương xót là thuộc tính hữu hiệu, nền tảng tỏ ra bên ngoài của Thiên Chúa, thì, có thể nói, nó là điềm báo ngay ở khởi đầu mọi lịch sử cứu độ. Theo chứng từ của Tân Ước, sáng thế đã được lên kế sách trong viễn ảnh Chúa Giêsu Kitô. Nơi Người, Thiên Chúa, Cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã chọn chúng ta ngay trước cả việc tạo ra thế giới và, vì yêu thương, đã dự định từ trước để chúng ta trở nên con cái Người (Ep 1:3-5). Là Chiên Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, mà nhờ máu của Người, chúng ta được cứu chuộc, đã được dự tính và được chọn trước cả việc tạo dựng thế giới (1Pr 1:19f.). Mọi sự đã được tạo dựng nơi Người, nhờ Người và vì Người. Trước bất cứ việc sáng tạo nào, Người vốn đã có; trong Người, mọi sự đều hiện hữu (Cl 1:16f.). Mọi sự được tạo dựng trong và nhờ Ngôi Lời hằng hữu, Đấng đã trở nên người phàm trong thời gian. Ngay từ nguyên thủy, Người đã là ánh sáng và sự sống của thế giới (Ga 1:1-4, 14). Như thế, từ thuở đời đời, toàn bộ thế giới và trọn lịch sử cứu độ đều đã đứng dưới biểu hiệu của Chúa Giêsu Kitô. Lòng thương xót được mặc khải dứt khoát nơi Chúa Giêsu Kitô hiện diện như một biểu hiệu trước và trên mọi thực tại (59). Nó là thủy ấn (watermark) của mọi thực tại. Lòng thương xót của Thiên Chúa là giả thuyết nguyên khởi và là cơ sở của sáng thế và của trọn lịch sử cứu độ.
Ngày 15

Cung Hiến Thánh Đường Đức Maria Đầu Tiên – Syrians


Thánh Gia Nazareth là mô phạm cho mọi gia đình. Dưới mái nhà khiêm nhu ấy, sự bình an, thánh thiện và tình yêu ngự trị.

Gia đình là nền móng của xã hội, là nền tảng của văn minh. Nếu thả quả bom ly dị vào gia đình, bạn sẽ hủy diệt nền tảng của đời sống Kitô Giáo và văn minh.

Con số các gia đình bất hạnh đang gia tăng khủng khiếp trong những năm gần đây tại Hoa Kỳ. Người ta kể ra nhiều nguyên nhân. Nhưng chỉ có một nguyên nhân đích thực: đó là hôn nhân, gia đình, mái ấm càng ngày càng ít hướng về Thiên Chúa, không còn sống tương giao và được thấm nhuần trong Thiên Chúa. Một bánh xe sẽ vỡ ra từng mảnh nếu thiếu trục xoay; và một gia đình sẽ tan nát nếu thiếu Thiên Chúa. Một thân xác sẽ chết nếu không còn quả tim; và một mái ấm sẽ băng hoại trừ khi có Thiên Chúa là quả tim của nó.

Hạnh phúc thật chỉ được tìm thấy trong sự thánh thiện.

Lm. John A. O’Brien
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Juni 14, 2016

Ngày 14

Đức Mẹ Treille – Lille


Đừng bao giờ chúng ta nghĩ rằng Đức Trinh Nữ có một cuộc sống dễ dàng. Nếu như trong Phúc Âm có gì rõ ràng, thì chắc hẳn đó là hoàn cảnh của Đức Maria - như Mẹ đã từng trải qua - rất tương tự như chúng ta. Đức Maria cũng phải nỗ lực vì phần rỗi của Mẹ.

Đức Maria không được đặc ân để làm các việc cho dễ dàng hơn. Những lời “khô khẳng” của Chúa Giêsu đã nói với Mẹ hiển nhiên cho thấy vai trò làm mẹ Đấng Cứu Thế đã không miễn chuẩn cho Đức Maria những điều thông thường mà một khách lữ hành dương thế phải làm trong hy vọng đạt đến phần phúc nước trời.

“Cha mẹ lại không biết Con phải lo việc Cha của Con sao?” Đó là một tuyên ngôn minh bạch, thẳng thắn, nhưng chắc chắn thật khó hiểu đối với Đức Maria. Đối với Mẹ, việc tìm ra “vị trí” của mình trong cuộc sống của Chúa là điều khó khăn. Nhưng Đức Maria đã giải quyết vấn đề ấy với một thái độ can đảm, “ghi nhớ tất cả những sự việc ấy trong tâm hồn.”

Ôi Trinh Nữ Maria, Mẹ Tình Yêu Chí Thánh, xin làm cho chúng con nên thánh.

Đức ông J. William Mc Kune
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (14)

Vũ Văn An6/11/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)

2. Lòng thương xót như tấm gương phản chiếu Thiên Chúa Ba Ngôi

Thoạt nhìn, cố gắng hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa như tấm gương phản chiếu yếu tính ba ngôi của Thiên Chúa xem ra là một cố gắng khá khó khăn đối với một số người. Vì việc tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhiều người, không phải bây giờ mà thôi, xem ra là một mầu nhiệm hoàn toàn, điều mà họ chịu không thấu và do đó, giúp họ rất ít trong việc hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa nhiều hơn. Ngay trong thần học, học lý Thiên Chúa Ba Ngôi cũng thường bị làm ngơ. Tuy nhiên, trong ít thập niên mới đây, một biến đổi đã diễn ra trong thần học Công Giáo và cả trong thần học Thệ Phản nữa, với sự thúc đẩy từ phía thần học Chính Thống Giáo. Sự thay đổi này đưa tới việc tái khám phá ra sự bí nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và việc nhìn nhận nó như là chìa khóa để hiểu đức tin Kitô Giáo (37). 

Montag, Juni 13, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (13)
Vũ Văn An6/9/2016
V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống 

1. Lòng thương xót như thuộc tính xác định ra Thiên Chúa

Không thể nào sứ điệp lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa trong Thánh kinh lại không tìm thấy tiếng vang mạnh mẽ trong thần học của Giáo Hội sơ khai. Sớm như Thánh Clêmentê thành Rôma, chúng ta cũng đã thấy ngài viết cho tín hữu Côrintô như sau: “Chúa Cha, Đấng hay thương xót và nhân hậu trong mọi sự, đã cảm thương những kẻ kính sợ Người; Người sẵn lòng và hân hoan ban ơn sủng cho những kẻ chạy đến Người với một tâm hồn đơn thành” (1). Thánh Irênê thành Lyons mô tả lòng thương xót như là thuộc tính đặc biệt của Thiên Chúa (2). Trích dẫn mọi chứng cớ liên hệ một cách chi tiết sẽ khiến ta ra quá xa chủ đề. Điều quan trọng hơn cần ghi nhận là thời Giáo Hội sơ khai, sứ điệp thương xót không mãi chỉ là một tuyên bố vô hiệu lực. Khi người ta đặt vấn đề rằng liệu các Kitô hữu phạm lỗi nặng sau khi chịu phép rửa, và như thế đã phá vỡ các lời hứa lúc chịu phép này, có thể có cơ hội thứ hai hay không, thì việc nhắc tới lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa đã có tính quyết định và dẫn tới việc du nhập thực hành thống hối của Giáo Hội cổ thời rồi (3). 

Sonntag, Juni 12, 2016

Ngày 12

Đức Mẹ Thăm Thánh Herman


Đức Maria chắc chắn là người thân thiết nhất với Chúa Giêsu. Như các thánh trong thời Cựu Ước, Đức Maria cũng trông mong và cầu nguyện cho lời Thiên Chúa hứa với dân Người chóng được toàn thành.

Khi sứ thần Gabriel chào kính bằng những lời lạ thường, “Kính chào, Đầy Ơn Phúc,” và cho biết sẽ sinh hạ “Con vua Đavít,” Đức Maria đã hiểu biết và chấp nhận tất cả những hàm ý trong đặc ân ấy khi thưa lên những lời tuyệt đẹp: “Này tôi là nữ tì Thiên Chúa, xin nên trọn nơi tôi theo lời ngài truyền.”

Thái độ hiểu biết và chấp nhận ấy chứng tỏ Đức Maria đã quen suy niệm về các lời hứa và tiến trình của lịch sử ơn cứu độ, như đã được mặc khải cho dân tộc Israel và ghi lại trong Thánh Kinh. Lời đáp của Đức Maria trước sứ điệp của sứ thần còn minh chứng Thiên Chúa đã chuẩn bị Đức Maria cho biến cố trọng đại này một cách đặc biệt.

Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi Fatima, xin cầu cho chúng con!

Martin Schoenberg, O.S.C.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Juni 11, 2016

Chúa Nhật XI thường niên  - Năm C

YÊU NHIỀU THA NHIỀUYÊU ÍT THA ÍT

William Barclay
Sách Tin Mừng của Luca đặc biệt nhấn mạnh về ân điển và sự tha thứ của Chúa Giêsu. Chỉ một mình Luca ghi lại lòng từ ái đối với quả phụ thành Nain, và cũng chỉ sách này kể lại lòng ưu ái của Ngài dành cho người đàn bà tội lỗi đã xức dầu dưới chân Ngài nơi nhà người biệt phái Simon. Tuy nhiên, đây không chỉ là bức tranh về lòng từ bi thương xót của Chúa, mà cũng là bức tranh về lòng biết ơn vô bờ của kẻ đã nhận món quà vô giá của ơn tha tội.
Có một sự lầm lẫn nào đó trong khi giải thích, nên có người đã cho người phụ nữ này là cô Maria Mácđala hay Maria em của Mátta ở Bêtania. Ba người này khác nhau. Thật ra Chúa có đuổi quỷ cho người thứ nhất, người thứ hai và người phụ nữ trong câu chuyện này đã xức dầu cho Chúa, nhưng có lý do khiến ta tin rằng trong ba người chỉ có một người là tội nhân.
Ngày 11

Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria

Trái tim vẫn luôn được coi là biểu tượng trung tâm của sự sống và tình yêu. Nơi hai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, chúng ta có một tấm gương hoàn hảo về tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại và tình yêu của nhân loại dành cho nhau.
Chưa ai đã từng yêu thương đồng loại cho bằng Đức Maria, Đấng đã được Chúa Giêsu – khi sắp tử nạn trên thập giá – ủy thác nhiệm vụ coi sóc toàn thể nhân loại.
Đức Maria có một trách vụ đối với toàn thể chúng ta như người mẹ với con cái. Đối với Mẹ Maria, chúng ta có quyền như con cái đối với cha mẹ của mình. Chúng ta có thể tin tưởng cầu nguyện với Mẹ vì biết Mẹ sẽ chu toàn nhiệm vụ từ mẫu của Mẹ.
Lạy Trái Tim dịu hiền Chúa Giêsu, xin hãy là tình yêu của con; lạy Trái Tim dịu hiền Mẹ Maria, xin hãy là phần rỗi của con.
Đức ông Joseph B. Lux
Nguồn:Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Juni 10, 2016

Chúa Nhật XI thường niên  - Năm C

HÃY CẢM THÔNG CHO NHAU

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
Nếu giả dụ như chúng ta là người đã từng có những lỗi lầm chúng ta sẽ cần điều gì nơi tha nhân? Có phải là định kiến không bao giờ thay đổi về ta? Có phải là sự xét đoán hà khắc? Có phải là xa lánh, thiếu cảm thông? Và nếu giả dụ như cha mẹ hay anh chị em của mình phạm phải sai lầm thì chúng ta sẽ hành động ra sao? Liệu chúng ta có muốn người khác ghi nhớ mãi lỗi lầm của họ, hay chúng ta muốn họ được phán xét một cách công bằng và cho họ một cơ hội được làm lại từ đầu? Nếu vậy, tại sao chúng ta lại không có cái nhìn yêu thương, cảm thông với những yếu đuối của tha nhân?
Ngày 10

Đức Bà Cranganor – Đông Ấn


Như mọi tiền nhân thánh thiện đi trước, đức hồng y Newman có một lòng sùng kính tuyệt đẹp đối với Đức Mẹ. Chắc chắn đó phải là một bài học cho tất cả chúng ta. Đức tổng giám mục Sheen có lần đã viết: “Trong Giáo Hội Công Giáo có một truyền thống bất biến là hễ ai thực tâm sùng kính Đức Mẹ thì không bao giờ phải hư mất.”

Đức hồng y Newman còn viết: “Lạy Mẹ Maria, xin hãy ở bên chúng con là con cái của Mẹ; xin hướng dẫn chúng con trên con đường đến cùng Thiên Chúa. Xin hãy luôn luôn là từ mẫu của chúng con.” Đức hồng y đặc biệt nài xin Mẹ thiên đàng hãy “làm cho các linh mục nên trong trắng và không có gì đáng trách.” Ước chi đó cũng là lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì chúng ta cần có những linh mục tốt lành: nếu thiếu những vị linh mục, một thánh đường chỉ còn là một tòa nhà mà thôi.

Tình yêu Mẹ Maria sẽ đưa đến tình yêu Chúa Kitô.

Lm. Rawley Myers
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Juni 08, 2016

Chúa Nhật XI thường niên  - Năm C

THA THỨ

Cha Mark Link, S.J.
Thỉnh thoảng bạn đọc thấy một câu chuyện khiến bạn tự nhủ, "Đó là câu chuyện mà Chúa Giêsu thường nói đến." Nó thật nồng ấm và đơn giản đến độ một đứa trẻ cũng có thể hiểu được và nhớ mãi.

Trong cuốn Jesus Make Me Laugh, tác giả David Redding cũng có một câu chuyện tương tự.

David sống trong một nông trại hẻo lánh. Người bạn duy nhất của cậu là con chó Teddy.

Con Teddy thường chờ David về nhà sau khi tan học. Nó ngủ bên cạnh cậu. Khi David huýt gió, Teddy chạy ngay đến dù nó đang ăn. Và rồi Thế Chiến II xảy đến.
Ngày 8

Đức Mẹ Sự Khôn Ngoan


Đức Maria được xưng tụng là “Tòa Đấng Khôn Ngoan” bởi vì Mẹ là Hiền Mẫu Chúa Giêsu, Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế của chúng ta, Đấng Thượng Trí Nhập Thể.

Chúa Thánh Thần đã trào thông cho linh hồn Mẹ tràn đầy những ân huệ của Người, trước tiên là ơn khôn ngoan. Đức Maria sung mãn ơn khôn ngoan ở mức độ cao vời nhất; và có thể nói, Mẹ là kho tàng sự khôn ngoan cần thiết cho chúng ta để đạt được mục đích cuộc đời.

Trong những lúc nghi nan, lo lắng hoặc giằng co, bạn hãy thưa cùng Đức Mẹ, “Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con ơn được biết Thiên Chúa muốn con làm gì.” Mẹ Maria sẽ tinh luyện sự cảm nhận của chúng ta về các giá trị, Mẹ sẽ cho chúng ta thấy những thú vui trần thế thật chóng qua và danh giá đời này trống rỗng như thế nào; Mẹ sẽ giúp chúng ta biết coi trọng mục đích cuộc đời – là hiểu biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa. Đó mới là sự khôn ngoan!

Lạy Nữ Vương và Từ Mẫu của con, xin dạy con biết cầu nguyện cùng Mẹ.

Đức hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Trọn ba bài giảng của Đức Phanxicô cho các linh mục, nhân Năm Thánh Lòng Thương Xót

Vũ Văn An6/7/2016
Mấy ngày trước chúng tôi đã lần lượt đăng tải các bài giảng của Đức Phanxicô cho các linh mục và chủng sinh nhân Năm Thánh Lòng Thương Xót. Nhưng bản văn chúng tôi dựa vào để dịch do Hãng Tin Zenit cung cấp, và không hiểu vì lý do gì, họ đã cắt xén nhiều ý tưởng của Đức Giáo Hoàng. Nay đọc lại bản văn do Tòa Thánh công bố trên trang mạng chính thức, chúng tôi đã bổ túc những chỗ thiếu và thêm phần dẫn nhập của chính Đức Phanxicô. Xin thành thực cáo lỗi cùng độc giả. Và xin qúy vị thay bài này cho các bài đã đăng lẻ tẻ trước đây. 

Dienstag, Juni 07, 2016

Ngày 7

Đức Mẹ Thung Lũng


Lái xe từ Jerusalem về hướng Bắc chừng 25 phút, bạn sẽ gặp những tàn tích của một lữ quán, đó là chỗ trọ và nơi nghỉ chân cho những đoàn lữ hành - vào những thời kỳ xa xưa – cần thêm một ngày đàng nữa là đến Thành Thánh. Một cái giếng tuyệt hảo vẫn còn cung cấp nước cho lữ khác. Nó được bọc quanh bởi một ngôi đền Hồi Giáo rất được tôn trọng, một ngôi nhà cầu nguyện Hồi Giáo ghi nhớ gia đình của Chúa Kitô.

Đây là nơi thánh Giuse và Mẹ Maria sau khi dự lễ Vượt Qua từ Jerusalem trở về đã dừng chân và chợt nhận ra trẻ Giêsu không có mặt trong số thân nhân trong đoàn lữ hành. Từ nơi này, ngay trong đêm, các ngài đã trở lại và tìm được trẻ Giêsu đang giảng dạy giữa các nhà tiến sĩ trong đền thờ.

Trong chúng ta có bao nhiêu người đi một ngày đàng mà không đánh mất cảm thức về sự hiện diện của Chúa Kitô?

Lạy Mẹ, ước chi mọi người nhìn vào con đều thấy Mẹ.

Đức ông John G. Nola
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Juni 06, 2016

Mùi thơm của Chúa Kitô và ánh sáng lòng thương xót của Người, bài giảng thứ ba của Đức Phanxicô cho các linh mục nhân dịp Năm Thánh Thương Xót

Vũ Văn An6/6/2016
Trong buổi gặp gỡ thứ ba của chúng ta này, tôi đề nghị chúng ta suy niệm về các việc thương xót, bằng cách tiếp nhận bất cứ việc nào ta cảm thấy có liên hệ mật thiết nhất với đặc sủng của chúng ta, và bằng cách nhìn vào các việc này như một toàn thể. Chúng ta có thể chiêm ngắm chúng qua con mắt thương xót của Đức Mẹ, đấng giúp ta tìm ra "rượu đang thiếu" và khuyến khích chúng ta "làm bất cứ điều gì Chúa Giêsu nói với chúng ta" (Ga 2: 1-12), ngõ hầu lòng thương xót của Người có thể làm các phép lạ mà người của chúng ta cần.


Từ ghẻ lạnh tới cử hành mừng vui, bài giảng của Đức Phanxicô cho các linh mục nhân dịp Năm Thánh Thương Xót

Vũ Văn An6/3/2016
Nhân dịp Năm Thánh Thương Xót dành cho các linh mục và chủng sinh, kéo dài 3 ngày từ ngày 1 tới ngày 3 tháng Sáu, với chủ đề “Người Chăn Chiên Nhân Lành: Linh Mục trong tư các Thừa Tác Viên của Thương Xót và Cảm Thương, Gần Gũi Dân Mình và Tôi Tớ Mọi Người”, Đức Thánh Cha đã đích thân lần lượt giảng cho các linh mục và chủng sinh ba bài giảng cùng trong ngày 2 tháng Sáu. Bài đầu tiên tại Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô vào buổi sáng, bài thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả vào buổi trưa, và bài thứ ba tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào lúc 4 giờ chiều. 
Ngày 6

Thành Lập Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng – 1610


Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng liên hệ đến hai người nữ sắp sửa được làm mẹ, Đức Maria và bà Elizabeth. Hai người có rất nhiều điểm chung. Một dòng tri thức khôn tả đã trào thông giữa hai người. Người này hiểu biết những tư tưởng và xúc cảm của người kia. Giữa hai người nữ thân thuộc lại có thêm một mối liên kết mới.

Như đã hiểu biết bà Elizabeth thế nào, Đức Maria cũng hiểu biết chúng ta như vậy, bởi vì mọi vui buồn của chúng ta đều liên đới đến cuộc sống của Mẹ. Đức Maria hiểu biết những thử thách nhỏ – những vấn đề tài chánh (công việc của bác thợ mộc đâu phải lúc nào cũng ổn định) – chuyện rắc rối với thân tộc (họ đã khước từ Con Mẹ và giáo huấn của Người). Rồi cả những đau buồn lớn hơn – hôn phu qua đời; cuộc thương khó và tử nạn của Con.

Đức Maria thật phù hợp để làm người tri âm cảm thông của chúng ta trong mọi gian truân. Mẹ biết chúng ta cảm nghĩ gì. Mẹ đã từng trải qua tất cả.

Lạy Từ Mẫu của con, con phó mình trong tay Mẹ; xin hãy dùng con tùy ý Mẹ.

Lm. Leo J. Trese
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Juni 05, 2016

Ngày 5

Đức Mẹ Cosmedine – Roma


Tiếp sau tháng Năm, tháng Đức Mẹ, là tháng được dâng hiến cho Thánh Tâm Chúa. Và quả đúng như vậy, vì Đức Maria dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu. Đó là nhiệm vụ của Mẹ. Nếu trong tháng Năm chúng ta đã đặc biệt suy ngắm về Mẹ, thì trong tháng Sáu, chúng ta hướng tâm trí về Thánh Tâm Chúa chẳng có gì khó khăn. Vì lòng sùng kính Đức Maria - nếu đích thực, nếu tôn vinh Mẹ, nếu đẹp lòng Mẹ - sẽ không dừng lại ở Mẹ.

Nhiệm vụ của Đức Maria đã được minh định trong Phúc Âm. Đức Maria chỉ được đề cập một đôi lần, và chỉ trong tương quan với Con Mẹ mà thôi. Tại Bêlem, Đức Maria đã “hạ sinh con đầu lòng” và đem Người ra cho các mục đồng và các hiền sĩ thờ kính. Tại Cana, Đức Maria đã giới thiệu Chúa Giêsu cho công chúng. Trên núi Canvê, Đức Maria đã cùng đau khổ và hiến tế với Con Mẹ.

Bên cạnh Mẹ Maria, chúng ta sẽ học biết yêu mến Thánh Tâm Chúa.

Lạy Mẹ Maria, xin giữ gìn và bảo bọc con như tài sản và sở hữu riêng của Mẹ.

Đức cha Henry A. Pinger, O.F.M. (Trung quốc)
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Bình chứa lòng thương xót, bài giảng thứ hai của Đức Phanxicô cho các linh mục nhân dịp Năm Thánh Thương Xót

Vũ Văn An6/5/2016
Bình chứa lòng thương xót là tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi của chúng ta thường giống như một cái sàng, hoặc một cái thùng bị rò rỉ, từ đó ơn thánh mau chóng bị cạn khô. "Vì dân Ta đã phạm hai điều gian ác: họ đã lìa bỏ Ta, vốn là nguồn nước hằng sống, và đã đào bể chứa cho mình, bể nứt không thể giữ được nước" (Grm 2,13). Đó là lý do tại sao Chúa đã dạy Thánh Phêrô sự cần thiết phải "tha thứ bảy mươi lần bảy". Thiên Chúa tiếp tục tha thứ, mặc dù Người thấy ân sủng của Người khó bén rễ trong mảnh đất khô cằn và sỏi đá của tâm hồn chúng ta. Người vẫn không bao giờ ngưng việc gieo trồng lòng thương xót và sự tha thứ của Người.

Samstag, Juni 04, 2016

Ngày 4

Đức Bà Ngọn Đồi – Fribourg, Thụy Sĩ


Nhiều hành khách đi theo một con đường ngoằn ngoèo trên dãy Alps ở Thụy Sĩ, và sau đó chẳng bao giờ nghe đến họ nữa. Đôi khi người ta phát hiện một thi thể dưới một khe vực toàn đá. Dân cư dưới chân núi Alps không biết có bao nhiêu thợ săn, mục đồng, nông gia, du khách và người hành hương đã bỏ mạng trước khi lên được đỉnh núi.

Dân làng tìm kiếm một giải pháp, sau cùng, họ quyết định hiến dâng một con đường cho Đức Mẹ. Họ xây dựng một nguyện đường tôn kính Đức Mẹ trên dốc ải nguy hiểm nhất. Nhiều người liều gẫy tay chân và cả mạng sống để tải các dụng cụ và gỗ cây lên dốc ải, hai bên là những khe vực và trần đá khổng lồ ở ngay trên đầu.

Khi nguyện đường được hoàn tất, một linh mục dẫn đầu đoàn rước cung nghinh bức ảnh Đức Mẹ để đặt vào nguyện đường vừa được cung hiến cho Đức Mẹ Khách Lạc. Từ đó, hành khách đi con đường ấy có một chỗ nghỉ chân và cầu xin ơn chở che. Có người còn nhìn thấy ở đó một biểu tượng cho đời sống thiêng liêng.

Ôi Maria, toàn thân con thuộc về Mẹ.

Anne Tansey
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Juni 03, 2016

Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ ngày Năm Thánh cho linh mục

Lm. Trần Đức Anh OP6/3/2016
VATICAN 03/06/2016 - ĐTC mời gọi các linh mục hăng say đi tìm chiên lạc và tận tụy săn sóc đoàn chiên được giao phó cho mình, noi gương vị Mục Tử Nhân Lành.

Đó là nội dung bài giảng thánh lễ ĐTC cử hành lúc gần 9 giờ rưỡi sáng thứ sáu 3-6-2016, lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cũng là ngày Thánh Hóa các linh mục, tại Quảng trường thánh Phêrô, để kết thúc 3 ngày Năm Thánh dành cho các linh mục và chủng sinh.

Đồng tế với ĐTC có hơn 20 Hồng Y, 50 GM và khoảng 5 ngàn linh mục đến từ các nơi, trước sự hiện diện của hơn 10 ngàn tín hữu.
Ngày 3

Đức Mẹ Sosopoli – Pisidia


Một số lý tưởng đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh cũng như hòa bình. Cái khó là ở chỗ chúng ta thiếu hòa bình trong ngôn từ. Đức Mẹ Fatima cảnh báo chúng ta hãy cầu nguyện và sám hối để tránh hình phạt chiến tranh. Bạn đã từng nhìn xem một bọn trẻ liều gặp phiền phức và cho rằng, “Thực ra bọn chúng đang tự chuốc lấy rắc rối” hay chưa?

Trên một bình diện mang tính cá nhân nhiều hơn như hầu hết chúng ta đang sống, phải chăng chúng ta là những người xây dựng hòa bình? “Một câu đáp nhẹ nhàng có thể xoay chuyển cơn thịnh nộ.” Những câu trả lời dịu dàng như – “Xin lỗi. Tôi không cố tình làm tổn thương anh.” – “Sao anh lại giận thế?” – “Tôi có thể giúp được chứ?” – “Vâng, có thể là anh đúng.” – “Tôi không thể đồng ý với anh, nhưng anh biết đó, anh cũng không buộc phải đồng ý với tôi.” – “Được. Chúng ta hãy thử phương cách của anh nhé.” Hãy dùng những từ ngữ thanh lịch. “Cám ơn.” – “Xin chúc mừng.” – “Tôi quí mến anh.”

Xin Mẹ đừng để sự gì làm cản trở việc chúng con lần chuỗi Mân Côi hằng ngày.

Terry Martin
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Juni 02, 2016

Chúa Nhật X thường niên  - Năm C

THƯƠNG CẢM

Lm. Mark Link, S. J.
Walter Payton là một trong những cầu thủ nổi tiếng của đội dã cầu Chicago Bears. Ở Chicago, ông thường được gọi là “Sweetness” và cũng là một trong những cầu thủ giỏi nhất chơi cho đội Bears.
Về phương diện cá tính cũng như nghề nghiệp, ông xứng đáng với cái tên “Sweetness.”
Ông mất sớm, và sau khi từ trần không lâu, một bà trước đây ở Chicago gửi một lá thư cho tờ Dallas Morning News. Bà kể khi tham dự một cuộc triển lãm xe hơi ở Chicago, ông Walter Payton đang đứng trên một cái bục, ký tên lưu niệm.
Một bé trai, khoảng 12 tuổi, đưa cho người giúp việc một trái banh dã cầu mà em đã đem theo từ nhà để được ông Payton ký tên vào đó.
Ngày 2

Đức Mẹ Edessa – Tiểu Á


Bài thánh thi của Đức Maria là một bài ca xưng nhận. Đức Maria hoàn toàn chấp nhận địa vị và thân vị của mình. Mẹ sống khiêm tốn một cách thành tâm và hạnh phúc. Một cách bạo dạn, nhưng chân thật, Đức Maria đã nói lên một lời tiên tri “không thể tin nổi”: “Muôn thế hệ sẽ khen tôi là người diễm phúc!” Khi các đám đông dân chúng nói về Chúa Kitô: “Chưa từng có ai nói được như người này!” thì, ta cũng có thể nói, “Chưa từng có người nữ nào nói được như người nữ này!”

Hết lòng khiêm nhượng, Đức Maria đã nhìn nhận nguồn mạch đặc ân cá biệt và sự thánh thiện của Mẹ: “Thiên Chúa đã làm cho tôi những điều cao trọng.” Đức Maria công nhận Thiên Chúa đã “nâng những người hèn mọn lên cao.” Sự hèn mọn của Đức Maria đã chiếm được lòng sủng ái Thiên Chúa. Chúng ta cũng có thể làm vọng lại những lời nhìn nhận của Đức Maria, mặc dù ở một cấp độ kém hơn. Nếu chúng ta nên thánh, chúng ta cũng sẽ được ghi nhớ là người diễm phúc. Nếu chúng ta chấp nhận chúng ta là ai và là gì, Thiên Chúa sẽ dùng ơn thánh hùng mạnh của Người mà nâng đỡ chúng ta. Chúng ta sẽ hát lên một thánh thi tán dương sự cao cả của Thiên Chúa.

Lạy Mẹ Maria, xin tỏ là Mẹ là Mẹ chúng con.

Bruce Riski, O.F.M. cap.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Juni 01, 2016

Bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein về “giáo hoàng hoạt động và giáo hoàng chiêm niệm”

Vũ Văn An6/1/2016
Trong lịch sử Giáo Hội, đã có thời (1378-1417) có tới 2 hay 3 giáo hoàng, rồi bẵng đi tới 6 thế kỷ, tức tới ngày 13 tháng 3 năm 2013, hiện tượng ấy mới lại tái diễn. Tuy nhiên, có sự khác nhau lớn. Hai, ba vị giáo hoàng thời 1378-1417 đều cho rằng mình đang cai trị toàn bộ “Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”, còn hai vị giáo hoàng từ năm 2013 không như thế: chỉ có một vị coi mình là cai trị toàn thể Giáo Hội, còn vị kia chính thức coi mình rút lui khỏi thừa tác vụ hoạt động để lui vào thừa tác vụ cầu nguyện và đồng khổ (compassion). Trong ngôn ngữ chính thức thì một vị là Giáo Hoàng, vị kia là Giáo Hoàng Hưu Trí. Cả hai vị đều ăn vận hầu như nhau và cùng cư ngụ bên trong Vatican, chỉ khác một điều: một vị ở tông điện (chính thức, nhưng thực tế sống ở Nhà Khách Santa Marta), vị kia ở một đan viện đã chỉnh trang. 
Chúa Nhật X thường niên  - Năm C

CẢM THƯƠNG

Ðức Cha J.B. Bùi Tuần
Trước hoàn cảnh khốn khổ của người khác, nếu chúng ta cảm nhận được sự khốn khổ của họ bằng tình thương xót của ta, thì đó là cảm thương. Ta đau cái đau của họ. Ta khổ cái khổ của họ. Ta và họ có sự đồng cảm. Sự đồng cảm là một tình thương liên đới. Tình thương liên đới ấy có những rung cảm trong tim. Cả đến ruột gan nhiều khi cũng bị chấn động.
Cảm thương như thế là một phản ứng lành mạnh của con người lành mạnh.
Cảm thương như thế là một giá trị đạo đức.
Cảm thương như thế là một tiếng gọi của Chúa giàu lòng thương xót.
THÁNG SÁU

Ngày 1

Đức Mẹ, Sức Khỏe Bệnh Nhân – Kevelaer, Đức


Đức Maria là tặng ân tử biệt Chúa Kitô ban cho chúng ta vào những giây phút trước khi tử nạn. Đức Maria còn là một điển hình nữa về những thái quá của lòng quảng đại Thiên Chúa dành cho nhân loại. Không có Đức Maria, ơn cứu độ vẫn có thể được hoàn thành. Nhưng Thiên Chúa đã đặc tuyển Mẹ để liên kết mật thiết với chương trình của Người. Ngôi Lời đã mặc xác thể nhờ xác thể của Mẹ, và hiện nay, cả hai Đấng đều trên thiên đàng, Đấng này thăng thiên, còn Đấng kia được triệu thưởng.

Bạn hãy nghĩ lại những ý niệm về Thiên Chúa của con người dưới thời Cựu Ước; rồi so sánh với mối tương quan giữa Thiên Chúa và họ dưới thời Tân Ước. Những lời trong Thánh Kinh cho thấy sự khác biệt rõ rệt. Trước kia, Chúa là một Thiên Chúa uy nghi đáng sợ, một Thiên Chúa báo phục, một quan án nghiêm minh, không khoan thứ. Nếu như giờ đây chúng ta thấy Thiên Chúa trong những ngôn từ dịu hiền hơn, phần lớn là nhờ “cái chạm của Người Nữ này.” Nếu như Thiên Chúa giờ đây tỏ ra như một người cha, chính vì chúng ta đã có Đức Maria là một người mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con, khi nay và trong giờ lâm tử.

Đức ông James I. Tuce
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Tháng Thánh Tâm Chúa : Đại dương Lòng Thương Xót

Đinh Văn Tiến Hùng5/31/2016
( Tháng 6 Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa )

“Đây là Trái Tim đã thương yêu loài người vô cùng, không tiếc gì với họ.
Một Trái Tim yêu thương con người, chỉ nhận đáp trả vô ơn bội bạc.”
( Lời Chúa phán với Thánh Nữ Margarita Maria Alacoque- Sứ giả Thánh Tâm Chúa )

Trong niên lịch Phụng Vụ có nhiều tháng giành tôn kính đặc biệt như :
-Tháng 3 : Kính Thánh Cả Giuse, Dưỡng Phụ Chúa Giêsu, Phu Quân Đức Trinh Nữ Maria.
-Tháng 5 : Tháng Hoa tôn kính Đức Mẹ.
-Tháng 6 : Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
-Tháng 10: Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ.
-Tháng 11: Cầu nguyên cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục.
-Tháng 12: Mùa Vọng đón mừng Chúa Giáng Sinh.
Ngoài ra, các tháng còn lại thường theo ý chỉ cầu nguyện và truyền giáo.