ĐTC: Noi gương Mẹ Maria khiêm nhường vâng phục tiếp đón Chúa Giêsu Kitô
Linh Tiến Khải 12/19/2012
Linh Tiến Khải 12/19/2012
Lễ Chúa Giáng Sinh mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria sống khiêm nhường, vâng phục tiếp đón Đức Giêsu Con Thiên Chúa làm người, và luôn tin tưởng trong mọi hoàn cảnh vui buồn và đêm đen của cuộc sống.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 7.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-12-2012 tại đại thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã suy tư về đức tin của Mẹ Maria trong mầu nhiệm Tryền Tin. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trên lộ trình Mùa vọng Trinh Nữ Maria chiếm một chỗ đặc biệt như là Đấng trong một cách thế duy nhất đã chờ đợi việc hiện thực các lời hứa của Thiên Chúa, bằng cách tiếp đón trong đức tin và thịt xác Đức Giêsu Con Thiên Chúa, trong sự vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa.
”Khaire kekharitomene, ho Kyrios meta sou” ”Hãy vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Chúa ở cùng tôn nương” (Lc 1,28). Đó là các lời tổng lãnh thiên thần Gabriel chào Mẹ Maria. Thoạt tiên từ ”khaire” hãy vui lên xem ra là một lời chào thông thường trong môi trường Hy lạp, nhưng nếu được đọc trong bối cảnh của truyền thống kinh thánh, nó có một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Từ này hiện diện bốn lần trong Thánh Kinh Cựu Ước tiếng Hy lạp, và luôn luôn loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đến (x. Sp 3,14; Ge 2,21; Dcr 9,9; Ac 4,21). Như thế lời sứ thần chào Đức Maria là một lời mời gọi vui lên, một nièm vui sâu xa, loan báo chấm dứt buồn thương hiện diện trong thế giới trước cái hạn hẹp của cuộc sống, trước khổ đau, cái chết, sự gian ác, bóng tối của sự dữ xem ra làm lu mờ ánh sáng lòng lành của Thiên Chúa. Đó là một lời chào ghi dấu sự khởi đầu của Phúc Âm, của Tin Mừng.
Nhưng tại sao Đức Maria lại được kêu mời vui lên như thế? Câu trả lời ở trong phần hai của lời chào: ”Chúa ở cùng tôn nương”. Cả ở đây nữa để hiểu rõ ý nghĩa của kiểu nói chúng ta phải quay về Thánh Kinh Cựu Ước. Chúng ta tìm thấy kiểu nói này trong sách ngôn sứ Sôphônia: ”Hãy vui lên hỡi con gái Sion... Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi... Thiên Chúa của ngươi ở giữa ngươi là một đấng cứu độ quyền năng” (Sp 3,14-17). Trong các lời này có một lời hứa kép cho dân, cho con gái Sion: Thiên Chúa sẽ đến như đấng cứu tinh của Israel và sẽ ngự giữa dân Người, trong cung lòng con gái Sion.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong cuộc đối thoại giữa thiên thần và Đức Maria lời hứa đó được hiện thực: Đức Maria được đồng hóa với dân tộc được Thiên Chúa cưới, Người đích thực là con gái Sion; nơi Người thành toàn sự đợi trông Thiên Chúa đến vĩnh viễn, nơi Người Thiên Chúa sống động đến ở.
Trong lời chào của sứ thần, Đức Maria được gọi là ”Đấng đầy ân sủng”; trong tiếng Hy lạp từ ”ân sủng” Kharis có cùng gốc với từ ”niềm vui”. Cả trong kiểu nói này nữa nguồn gốc niềm vui của Đức Maria cũng được minh giải: niềm vui đến từ ân sủng, nghĩa là đến từ sự hiệp thông với Thiên Chúa, đến từ sự gắn liền sống động với Người, đến từ chỗ là nơi ở của Chúa Thánh Thần, hoàn toàn được nhào nặn bởi hoạt động của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Đức Maria là thụ tạo trong một cách thế duy nhất đã mở toang các cánh cửa cho Đấng Tạo Hóa, tự đặt mình trong tay Người, không giới hạn. Mẹ hoàn toàn sống nhờ và trong tương quan với Chúa; trong thái độ lắng nghe, chú ý tiếp nhận các dấu chỉ của Thiên Chúa trên lộ trình của dân Người; Mẹ được tháp nhập vào trong một lịch sử đức tin và hy vọng nơi các lời hứa của Thiên Chúa, làm thành mô cuộc sống của Mẹ. Và Mẹ tự do quy phục lời đã nhận được, quy phục ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin.
Và Thánh sử Luca trình thuật câu chuyện của Đức Maria qua sự song song với câu chuyện của tổ phụ Abraham. Cũng như tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin, người đã đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi ra khỏi miền đất ông đã sống, ra khỏi các an ninh của mình để bắt đầu lộ trình hướng tới một vùng đất không được biết và chỉ được chiếm hữu trong lời Thiên Chúa hứa, Đức Maria hoàn toàn tín thác nơi lời sứ thần của Thiên Chúa nói và trở thành mẫu gương và Mẹ của mọi kẻ tin.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác trong thái độ sống của Mẹ Maria: đó là sự rộng mở tâm hồn cho Thiên Chúa và cho hoạt động của Người trong đức tin bao gồm cả yếu tố của sự tăm tối nữa. Tương quan của con người với Thiên Chúa không xóa bỏ khoảng cách giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo, không loại trừ điều tông đồ Phaolô khẳng định trước sự khôn ngoan sâu thẳm của Thiên Chúa: ”Các phán quyết của Người ai dò cho thấu, các đường lối của Người ai theo dõi được” (Rm 11.33). Nhưng chính người, mà như Đức Maria, hoàn toàn rộng mở cho Thiên Chúa, đạt tới việc chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, cả khi nó nhiệm mầu và thường không trùng hợp với ý muốn riêng, và là một lưỡi gươm đâu thâu linh hồn, như cụ già Simeon sẽ nói tiên tri cho Đức Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ (x. Lc 2,35). Con đường đức tin của tổ phụ Abraham bao gồm lúc vui sướng vì ơn có con là Igiaác, nhưng cũng bao gồm lúc đen tối, khi ông phải lên núi Moria để hoàn thành một cử chỉ mâu thuẫn: Thiên Chúa đòi ông hiến tế đứa con mà Người vừa mới ban cho ông. Trên núi thiên thần truyền lệnh cho ông: ”Đừng giơ tay chống lại con trẻ, và đừng làm gì nó cả! Giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Thiên Chúa và đã không từ chối đứa con duy nhất của ngươi đối với Ta” (St 22,12). Sự tín thác hoàn toàn của Abraham nơi Thiên Chúa, tín trung với các lời hứa, đã không suy giảm, cả khi lời Người bí nhiệm và khó chấp nhận. Đối với Đức Maria cũng thế, đức tin của Mẹ sống niềm vui của việc Truyền Tin, nhưng cũng đi ngang qua việc đóng đinh của Con Mẹ, để sau cùng đạt tới ánh sáng của sự Phục Sinh. Áp dụng vào cuộc sống của kitô hữu Đức Thánh Cha nói:
Cả đối với con đường đức tin của từng người trong chúng ta cũng không khác: nó gặp các lúc có ánh sáng, nhưng cũng gặp các chặng trong đó Thiên Chúa xem ra vắng bóng, sự thinh lặng của Người đè nặng trên con tim chúng ta và ý muốn của Người không hợp với điều chúng ta muốn. Nhưng chúng ta càng rộng mở cho Thiên Chúa, đón nhận ơn đức tin, hoàn toàn đặt tin tưởng nơi Người như tổ phụ Abraham và như Đức Maria bao nhiêu, thì với sự hiện diện của Người Thiên Chúa lại càng khiến cho chúng ta có khả năng sống mọi hoàn cảnh cuộc đời trong an bình và chắc chắn về sự trung thành và tình yêu của Người bấy nhiêu. Tuy nhiên điều này có nghĩa là phải ra khỏi chính mình và các dự án riêng của mình, bởi vì Lời Chúa là ngọn đèn hướng dẫn các tư tưởng và hành động của chúng ta.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã tìm hiểu thêm một khía cạnh khác trong các trình thuật thời thơ ấu của Đức Giêsu, khi thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thờ theo luật Môshê: ”Mọi con đầu lòng phải dâng cho Chúa” (X Lc 2,22-24). Cử chỉ này của Thánh Gia Nagiaret còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, nếu chúng ta đọc trình thuật dưới ánh sáng khoa học tin mừng của Chúa Giêsu 12 tuổi, được tìm thấy trong Đền Thờ đang thảo luận giữa các bậc thầy, sau ba ngày tìm kiếm. Đáp lại các lời âu lo của Đức Mẹ và thánh Giuse: ”Con ơi tại sao Con đã làm cho cha mẹ điều này? Này cha và mẹ đã lo lắng tìm Con”, là câu trả lời bí ẩn của Chúa Giêsu ”Tại sao cha mẹ lại tìm Con? Cha mẹ lại không biết là Con phải lo các việc của Cha Con sao?” (Lc 2,48-49). Đức Maria phải canh tân đức tin sâu xa, với nó Mẹ đã nói ”có” trong biến cố Truyền Tin; Mẹ phải chấp nhận quyền ưu tiên của Người Cha thật của Đức Giêsu; phải biết để cho Người Con mà Mẹ đã sinh ra ấy được tự do đi theo sứ mệnh của Người. Và tiếng ”có” của Mẹ Maria đối với ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin, lập lại dọc dài trong suốt cuộc sống của Mẹ, cho tới lúc khó khăn nhất là lúc của Thập Giá.
Mẹ Maria đã có thể sống con đường này bên cạnh Con Mẹ với đức tin vững vàng, cả trong đêm đen cũng không mất niềm trông cậy. Trong ngày Truyền Tin Mẹ bối rối khi nghe các lời của sứ thần. Đó là sự kính sợ mà con người cảm thấy trước sự gần gũi của Thiên Chúa, chứ không phải thái độ của người sợ hãi điều Thiên Chúa có thể xin. Mẹ Maria suy nghĩ về ý nghĩa lời chào của sứ thần. Trong tiếng Hy lạp được Phúc âm dùng để định nghĩa sự suy nghĩ ”dielogizeto” nhắc tới gốc của từ ”đối thoại”. Điều này có nghĩa là Mẹ Maria bước vào trong sự đối thoại thân tình với Lời Chúa đã được loan báo cho Mẹ, không coi nó một cách hời hợt mà dừng lại để cho nó thấm vào trong tâm trí, hầu hiểu điều Chúa muốn nơi Mẹ, hiểu ý nghĩa của lời loan báo.
Mẹ Maria còn có một thái độ nội tâm khác trước hành động của Thiên Chúa: đó là ”gìn giữ mọi sự trong lòng và suy gẫm” như kể trong trình thuật Chúa Giêsu sinh ra. (Lc 2,19). Có thể nói Mẹ ”giữ chung”, ”để chung” trong tim tất cả mọi biến cố đang xảy ra cho Mẹ, đặt để từng yếu tố, từng lời nói, từng sự kiện vào trong cái toàn thể và đối chiếu, duy trì, bằng cách thừa nhận rằng tất cả đến từ thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ biết nhìn vào chiều sâu để cho các biến cố gọi hỏi, soạn thảo chúng, phân định chúng, và chiếm hữu được sự hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới bảo đảm được thôi. Đó là sự khiêm tốn thẳm sâu của đức tin vâng lời của Mẹ Maria, tiếp nhận cả những diều Mẹ không hiểu trong hành động của Thiên Chúa, bằng cách để cho Chúa rộng mở tâm trí của Mẹ.
Lễ trọng Giáng Sinh mà chúng ta sắp cử hành mời gọi chúng ta sống sự khiêm tốn và vâng phục này của đức tin. Vinh quang của Thiên Chúa không biểu lộ trong chiến thắng và quyền bính của một vì vua, không rạng ngời trong một thành phố danh tiếng hay trong một dinh thự sang trọng, nhưng đến ở trong cung lòng của một trinh nữ và tự mạc khải trong sự nghèo nàn của một trẻ thơ. Cả trong cuộc sống của chúng ta nữa, sự toàn năng của Thiên Chúa thường hành động trong thinh lặng với sức mạnh của chân lý và tình yêu. Đức tin nói với chúng ta rằng sau cùng quyền năng không tự vệ của Trẻ Thơ đó sẽ chiến thắng tiếng ồn ào của các quyền lực trần gian.
Chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả một lễ Giáng Sinh tươi vui an bình. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với 7.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-12-2012 tại đại thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã suy tư về đức tin của Mẹ Maria trong mầu nhiệm Tryền Tin. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:
Anh chị em thân mến, trên lộ trình Mùa vọng Trinh Nữ Maria chiếm một chỗ đặc biệt như là Đấng trong một cách thế duy nhất đã chờ đợi việc hiện thực các lời hứa của Thiên Chúa, bằng cách tiếp đón trong đức tin và thịt xác Đức Giêsu Con Thiên Chúa, trong sự vâng phục hoàn toàn thánh ý Chúa.
”Khaire kekharitomene, ho Kyrios meta sou” ”Hãy vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Chúa ở cùng tôn nương” (Lc 1,28). Đó là các lời tổng lãnh thiên thần Gabriel chào Mẹ Maria. Thoạt tiên từ ”khaire” hãy vui lên xem ra là một lời chào thông thường trong môi trường Hy lạp, nhưng nếu được đọc trong bối cảnh của truyền thống kinh thánh, nó có một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều. Từ này hiện diện bốn lần trong Thánh Kinh Cựu Ước tiếng Hy lạp, và luôn luôn loan báo tin vui Đấng Cứu Thế đến (x. Sp 3,14; Ge 2,21; Dcr 9,9; Ac 4,21). Như thế lời sứ thần chào Đức Maria là một lời mời gọi vui lên, một nièm vui sâu xa, loan báo chấm dứt buồn thương hiện diện trong thế giới trước cái hạn hẹp của cuộc sống, trước khổ đau, cái chết, sự gian ác, bóng tối của sự dữ xem ra làm lu mờ ánh sáng lòng lành của Thiên Chúa. Đó là một lời chào ghi dấu sự khởi đầu của Phúc Âm, của Tin Mừng.
Nhưng tại sao Đức Maria lại được kêu mời vui lên như thế? Câu trả lời ở trong phần hai của lời chào: ”Chúa ở cùng tôn nương”. Cả ở đây nữa để hiểu rõ ý nghĩa của kiểu nói chúng ta phải quay về Thánh Kinh Cựu Ước. Chúng ta tìm thấy kiểu nói này trong sách ngôn sứ Sôphônia: ”Hãy vui lên hỡi con gái Sion... Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi... Thiên Chúa của ngươi ở giữa ngươi là một đấng cứu độ quyền năng” (Sp 3,14-17). Trong các lời này có một lời hứa kép cho dân, cho con gái Sion: Thiên Chúa sẽ đến như đấng cứu tinh của Israel và sẽ ngự giữa dân Người, trong cung lòng con gái Sion.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Trong cuộc đối thoại giữa thiên thần và Đức Maria lời hứa đó được hiện thực: Đức Maria được đồng hóa với dân tộc được Thiên Chúa cưới, Người đích thực là con gái Sion; nơi Người thành toàn sự đợi trông Thiên Chúa đến vĩnh viễn, nơi Người Thiên Chúa sống động đến ở.
Trong lời chào của sứ thần, Đức Maria được gọi là ”Đấng đầy ân sủng”; trong tiếng Hy lạp từ ”ân sủng” Kharis có cùng gốc với từ ”niềm vui”. Cả trong kiểu nói này nữa nguồn gốc niềm vui của Đức Maria cũng được minh giải: niềm vui đến từ ân sủng, nghĩa là đến từ sự hiệp thông với Thiên Chúa, đến từ sự gắn liền sống động với Người, đến từ chỗ là nơi ở của Chúa Thánh Thần, hoàn toàn được nhào nặn bởi hoạt động của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Đức Maria là thụ tạo trong một cách thế duy nhất đã mở toang các cánh cửa cho Đấng Tạo Hóa, tự đặt mình trong tay Người, không giới hạn. Mẹ hoàn toàn sống nhờ và trong tương quan với Chúa; trong thái độ lắng nghe, chú ý tiếp nhận các dấu chỉ của Thiên Chúa trên lộ trình của dân Người; Mẹ được tháp nhập vào trong một lịch sử đức tin và hy vọng nơi các lời hứa của Thiên Chúa, làm thành mô cuộc sống của Mẹ. Và Mẹ tự do quy phục lời đã nhận được, quy phục ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin.
Và Thánh sử Luca trình thuật câu chuyện của Đức Maria qua sự song song với câu chuyện của tổ phụ Abraham. Cũng như tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin, người đã đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi ra khỏi miền đất ông đã sống, ra khỏi các an ninh của mình để bắt đầu lộ trình hướng tới một vùng đất không được biết và chỉ được chiếm hữu trong lời Thiên Chúa hứa, Đức Maria hoàn toàn tín thác nơi lời sứ thần của Thiên Chúa nói và trở thành mẫu gương và Mẹ của mọi kẻ tin.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng khác trong thái độ sống của Mẹ Maria: đó là sự rộng mở tâm hồn cho Thiên Chúa và cho hoạt động của Người trong đức tin bao gồm cả yếu tố của sự tăm tối nữa. Tương quan của con người với Thiên Chúa không xóa bỏ khoảng cách giữa Đấng Tạo Hóa và thụ tạo, không loại trừ điều tông đồ Phaolô khẳng định trước sự khôn ngoan sâu thẳm của Thiên Chúa: ”Các phán quyết của Người ai dò cho thấu, các đường lối của Người ai theo dõi được” (Rm 11.33). Nhưng chính người, mà như Đức Maria, hoàn toàn rộng mở cho Thiên Chúa, đạt tới việc chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, cả khi nó nhiệm mầu và thường không trùng hợp với ý muốn riêng, và là một lưỡi gươm đâu thâu linh hồn, như cụ già Simeon sẽ nói tiên tri cho Đức Maria, khi Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ (x. Lc 2,35). Con đường đức tin của tổ phụ Abraham bao gồm lúc vui sướng vì ơn có con là Igiaác, nhưng cũng bao gồm lúc đen tối, khi ông phải lên núi Moria để hoàn thành một cử chỉ mâu thuẫn: Thiên Chúa đòi ông hiến tế đứa con mà Người vừa mới ban cho ông. Trên núi thiên thần truyền lệnh cho ông: ”Đừng giơ tay chống lại con trẻ, và đừng làm gì nó cả! Giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Thiên Chúa và đã không từ chối đứa con duy nhất của ngươi đối với Ta” (St 22,12). Sự tín thác hoàn toàn của Abraham nơi Thiên Chúa, tín trung với các lời hứa, đã không suy giảm, cả khi lời Người bí nhiệm và khó chấp nhận. Đối với Đức Maria cũng thế, đức tin của Mẹ sống niềm vui của việc Truyền Tin, nhưng cũng đi ngang qua việc đóng đinh của Con Mẹ, để sau cùng đạt tới ánh sáng của sự Phục Sinh. Áp dụng vào cuộc sống của kitô hữu Đức Thánh Cha nói:
Cả đối với con đường đức tin của từng người trong chúng ta cũng không khác: nó gặp các lúc có ánh sáng, nhưng cũng gặp các chặng trong đó Thiên Chúa xem ra vắng bóng, sự thinh lặng của Người đè nặng trên con tim chúng ta và ý muốn của Người không hợp với điều chúng ta muốn. Nhưng chúng ta càng rộng mở cho Thiên Chúa, đón nhận ơn đức tin, hoàn toàn đặt tin tưởng nơi Người như tổ phụ Abraham và như Đức Maria bao nhiêu, thì với sự hiện diện của Người Thiên Chúa lại càng khiến cho chúng ta có khả năng sống mọi hoàn cảnh cuộc đời trong an bình và chắc chắn về sự trung thành và tình yêu của Người bấy nhiêu. Tuy nhiên điều này có nghĩa là phải ra khỏi chính mình và các dự án riêng của mình, bởi vì Lời Chúa là ngọn đèn hướng dẫn các tư tưởng và hành động của chúng ta.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã tìm hiểu thêm một khía cạnh khác trong các trình thuật thời thơ ấu của Đức Giêsu, khi thánh Giuse và Mẹ Maria dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thờ theo luật Môshê: ”Mọi con đầu lòng phải dâng cho Chúa” (X Lc 2,22-24). Cử chỉ này của Thánh Gia Nagiaret còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nữa, nếu chúng ta đọc trình thuật dưới ánh sáng khoa học tin mừng của Chúa Giêsu 12 tuổi, được tìm thấy trong Đền Thờ đang thảo luận giữa các bậc thầy, sau ba ngày tìm kiếm. Đáp lại các lời âu lo của Đức Mẹ và thánh Giuse: ”Con ơi tại sao Con đã làm cho cha mẹ điều này? Này cha và mẹ đã lo lắng tìm Con”, là câu trả lời bí ẩn của Chúa Giêsu ”Tại sao cha mẹ lại tìm Con? Cha mẹ lại không biết là Con phải lo các việc của Cha Con sao?” (Lc 2,48-49). Đức Maria phải canh tân đức tin sâu xa, với nó Mẹ đã nói ”có” trong biến cố Truyền Tin; Mẹ phải chấp nhận quyền ưu tiên của Người Cha thật của Đức Giêsu; phải biết để cho Người Con mà Mẹ đã sinh ra ấy được tự do đi theo sứ mệnh của Người. Và tiếng ”có” của Mẹ Maria đối với ý muốn của Thiên Chúa trong sự vâng phục của đức tin, lập lại dọc dài trong suốt cuộc sống của Mẹ, cho tới lúc khó khăn nhất là lúc của Thập Giá.
Mẹ Maria đã có thể sống con đường này bên cạnh Con Mẹ với đức tin vững vàng, cả trong đêm đen cũng không mất niềm trông cậy. Trong ngày Truyền Tin Mẹ bối rối khi nghe các lời của sứ thần. Đó là sự kính sợ mà con người cảm thấy trước sự gần gũi của Thiên Chúa, chứ không phải thái độ của người sợ hãi điều Thiên Chúa có thể xin. Mẹ Maria suy nghĩ về ý nghĩa lời chào của sứ thần. Trong tiếng Hy lạp được Phúc âm dùng để định nghĩa sự suy nghĩ ”dielogizeto” nhắc tới gốc của từ ”đối thoại”. Điều này có nghĩa là Mẹ Maria bước vào trong sự đối thoại thân tình với Lời Chúa đã được loan báo cho Mẹ, không coi nó một cách hời hợt mà dừng lại để cho nó thấm vào trong tâm trí, hầu hiểu điều Chúa muốn nơi Mẹ, hiểu ý nghĩa của lời loan báo.
Mẹ Maria còn có một thái độ nội tâm khác trước hành động của Thiên Chúa: đó là ”gìn giữ mọi sự trong lòng và suy gẫm” như kể trong trình thuật Chúa Giêsu sinh ra. (Lc 2,19). Có thể nói Mẹ ”giữ chung”, ”để chung” trong tim tất cả mọi biến cố đang xảy ra cho Mẹ, đặt để từng yếu tố, từng lời nói, từng sự kiện vào trong cái toàn thể và đối chiếu, duy trì, bằng cách thừa nhận rằng tất cả đến từ thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ biết nhìn vào chiều sâu để cho các biến cố gọi hỏi, soạn thảo chúng, phân định chúng, và chiếm hữu được sự hiểu biết, mà chỉ có đức tin mới bảo đảm được thôi. Đó là sự khiêm tốn thẳm sâu của đức tin vâng lời của Mẹ Maria, tiếp nhận cả những diều Mẹ không hiểu trong hành động của Thiên Chúa, bằng cách để cho Chúa rộng mở tâm trí của Mẹ.
Lễ trọng Giáng Sinh mà chúng ta sắp cử hành mời gọi chúng ta sống sự khiêm tốn và vâng phục này của đức tin. Vinh quang của Thiên Chúa không biểu lộ trong chiến thắng và quyền bính của một vì vua, không rạng ngời trong một thành phố danh tiếng hay trong một dinh thự sang trọng, nhưng đến ở trong cung lòng của một trinh nữ và tự mạc khải trong sự nghèo nàn của một trẻ thơ. Cả trong cuộc sống của chúng ta nữa, sự toàn năng của Thiên Chúa thường hành động trong thinh lặng với sức mạnh của chân lý và tình yêu. Đức tin nói với chúng ta rằng sau cùng quyền năng không tự vệ của Trẻ Thơ đó sẽ chiến thắng tiếng ồn ào của các quyền lực trần gian.
Chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc tất cả một lễ Giáng Sinh tươi vui an bình. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.