Nhân lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm: Vatican II và tước hiệu Mẹ Giáo Hội của Đức Maria
Vũ Văn An 12/6/2012
Vũ Văn An 12/6/2012
Không ai chối cãi người Công giáo có lòng sùng kính đặc biệt đối với Ðức Maria. Và lòng sùng kính ấy đã có từ thời Giáo hội sơ khai, mà cao điểm là Công đồng Êphêsô với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) và từ đó, rất nhiều tước hiệu đã được xưng tụng về ngài. Kinh cầu Loretto, với 48 tước hiệu, là kết tinh của truyền thống sùng kính lâu đời kia. Mới đây, Jaroslav Pelikan, giáo sư thực thụ đại học Yale, còn tặng ngài tước hiệu mới: Ðấng Bắc Cầu (Pontifex) (Xem Mary Through The Centuries, Her Place in the History of Culture, Yale University Press, New Haven and London, 1996), trong đó cây cầu đáng bắc nhất hiện nay chính là cây cầu giữa thế giới Hồi giáo và thế giới Kitô giáo: Ðức Mẹ có mặt trong cả hai thế giới ấy. Ấy thế, nhưng đến thời Thệ Phản, dù vẫn tôn kính ngài, người ta tìm cách loại bỏ hầu như hết mọi tước hiệu của ngài, ngoại trừ tước hiệu Mẹ Chúa Giêsu. Giáo hội Công Giáo vẫn một lòng tôn kính ngài như trước. Nhiều người không nghĩ như thế, họ viện dẫn Công đồng Vatican II để biện bác rằng lòng sùng kính ấy nay đã khác rồi, nhất là tước hiệu Mẹ Giáo hội không còn thích hợp nữa, vì Ðức Mẹ cũng là một tín hữu, do đó cũng là một thành viên của Giáo hội, không thể là Mẹ Giáo hội được. Sự thật ra sao?
Công đồng Vatican II dành chương cuối cùng (Chương 8) trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) để nói về Ðức Maria, đây là hiến chế nói về Giáo Hội. Theo hồi ký của Ðức Denis E. Hurley, Tổng Giám Mục Durban, Nam Phi, một trong những tổng giám mục chủ lực của Công Ðồng từ lúc chuẩn bị đến ngày kết thúc, thì vấn đề đặt Ðức Mẹ ở chỗ nào trong các văn kiện của Công Ðồng đã được tranh luận gay gắt. Người thì cho rằng cần phải có một đề án riêng, bởi không có gì xúc phạm đến danh dự của ngài cho bằng chỉ nhắc đến ngài trong đề án nói về Giáo hội. Người khác lại cho rằng Ðức Maria không muốn điều gì khác hơn là được liên kết chặt chẽ với Giáo hội. Kết quả đầu phiếu cho thấy 1114 nghị phụ ủng hộ ý kiến sau, 1074 vị ủng hộ ý kiến đầu, hơn kém không đến 2% (xem Eyewitness To Vatican II, The Southern Cross, 2001, bài 6).
Như thế xem ra đề án này chắc chắn đã được sửa đổi thêm bớt rất nhiều trước khi đem ra biểu quyết để trở thành bản văn chính thức được công bố tại Ðền thờ Thánh Phêrô ngày 21 tháng Mười Một năm 1964. Trong bản văn chính thức này, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria không được minh nhiên nhắc đến, như chính đức Gioan Phaolô nhận định trong bài Giáo lý nói ngày 17-09-1997. Nhưng ngài thêm: Không thể lầm lẫn được là văn bản này đã đề cập đến nội dung của tước hiệu ấy bằng cách lặp lại một tuyên bố của Ðức Bênêdictô XIV năm 1748, trong đó, vị tiền nhiệm đáng kính của Ta, khi miêu tả các tình cảm con thảo của Giáo hội, những tình cảm nhìn nhận đức Maria là mẹ thân yêu của mình, đã gián tiếp xưng tụng ngài là Mẹ Giáo hội (L’Osservatore Romano, Ấn bản Hàng tuần bằng Tiếng Anh, ngày 24-09-1997, tr.11). Khỏi nói cũng hiểu đối với đức Gioan Phaolô II, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria là một điều hiển nhiên.
Trong bài giáo lý trên, đức Gioan Phaolô II cho hay: Tước hiệu này đúng ra ít được dùng trong quá khứ, nhưng gần đây đã trở thành quen thuộc hơn trong các công bố của Huấn quyền Giáo hội và trong lòng sùng kính của dân chúng Kitô giáo. Người tín hữu khởi đầu kêu cầu ngài với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, “Mẹ giáo hữu” hay “Mẹ chúng con” để nhấn mạnh đến liên hệ bản thân của ngài với mỗi con cái của ngài. Sau này, vì sự quan tâm nhiều hơn đến mầu nhiệm Giáo hội và mối liên hệ giữa Ðức Mẹ với Giáo hội, Ðức Nữ Trinh càng ngày càng được kêu cầu với tuớc hiệu “Mẹ Giáo hội”. Trước Công đồng Vatican II, biểu thức này tìm thấy trong Huấn quyền của đức Lêô XIII, trong đó, ngài xác nhận đức Maria “quả thực là Mẹ Giáo Hội” (Acta Leonis XIII, 15,302). Tước hiệu này sau đó được đức Gioan XXIII và đức Phaolô VI sử dụng nhiều lần. Ðức Gioan Phaolô II cũng trích dẫn lại các biến cố Kinh Thánh như Truyền Tin, tiệc cưới Cana, đồi Calvary và cả sinh hoạt Hội Thánh sau khi Chúa về trời trong Tông đồ Công vụ (1:14) để minh chứng vai trò Mẹ Giáo Hội của Ðức Maria. Các giáo phụ cũng thế, tuy không minh nhiên gọi ngài là Mẹ Giáo hội, nhưng nhiều biểu thức cho thấy ngài quả là Mẹ Giáo hội. Thánh Irênê cho hay đức Maria “đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho toàn thể nhân loại” (Haer. 3, 22,4; PG 7,959), và cung lòng tinh sạch của Trinh Nữ “tái sinh con người trong Thiên Chúa” (Haer.4, 33, 1; PG 7, 1080). Thánh Ambrôsiô cho hay “Một Trinh nữ đã hạ sinh ơn cứu độ cho thế gian, một Trinh nữ đã ban sự sống cho muôn loài” (Ep. 63,33; PL 16, 1198). Thời Trung cổ, thánh Anselmô thưa với Ðức Mẹ như thế này:”Mẹ là Mẹ của sự công chính hóa và của kẻ được công chính hóa, Mẹ của sự hoà giải và của kẻ được hoà giải, mẹ của sự cứu độ và của kẻ được cứu độ” (Or. 52,8; PL 158, 957).
Có người dám cho rằng Ðức Gioan Phaolô, từng bị coi là một Giáo hoàng bảo thủ, nên đâu có gì lạ khi ngài cố gắng đi ngược lại khuynh hướng canh tân trong Giáo hội, cụ thể đã được đúc kết qua hiến chế Lumen Gentium. Việc này ngoài tầm hiểu biết của một tín hữu tầm thường, chỉ biết lắng nghe lời huấn đức của vị đại diện Chúa Kitô. Nhưng vị giáo hoàng được Ðức Denis E. Hurley xếp vào phe cấp tiến (xem Bài 1, tài liệu đã dẫn) là đức Phaolô VI, người đã công bố hiến chế trên, đã chính thức và minh nhiên công bố tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria, cũng trong ngày công bố hiến chế này, tức ngày 21 tháng 11 năm 1964, trong buổi lễ kết thúc Công Ðồng tại Ðền thờ Thánh Phêrô, trước mặt toàn thể nghị phụ và các quan sát viên Chính Thống cũng như Tin Lành, Thệ Phản: rằng: “Ðức Maria là Mẹ Giáo hội, nghĩa là của toàn thể Dân Chúa, tín hữu cũng như mục tử”. Và ngài yêu cầu “từ nay Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc phải được tôn kính và khẩn cầu với tước hiệu này bởi toàn thể dân Kitô giáo” (AAS, 1964, 37). Gần hai năm sau, ngày 15 tháng 9 năm 1966, để chuẩn bị cho tháng Mân Côi và kỷ niệm một năm ngài qua New York đọc diễn văn trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, Ðức Phaolô VI công bố tông thư Christi Matri (Mẹ Ðức Kitô) trong đó ngài có nhắc đến cuộc chiến đẫm máu đang xẩy ra tại Ðông Á (ám chỉ Việt-Nam) để thúc giục Dân Chúa khẩn cầu Ðức Mẹ cho hòa bình. Trong tông thư này, ngài nhấn mạnh: “Ta muốn những lời cầu liên tục và tha thiết được dâng lên cho Ðấng Ta đã công bố là Mẹ Giáo hội, người Mẹ thiêng liêng, trong lúc cử hành Công Ðồng Vatican II, qua đó đã được sự tán thưởng của các Nghị phụ và thế giới Công giáo, và xác nhận một điểm của học lý cổ truyền. Bởi vì Mẹ Chúa Cứu Thế, như Thánh Augustinô dạy ‘chắc chắn cũng là Mẹ các chi thể của Người’ và Thánh Anselmô cũng đồng ý bằng những lời sau ‘còn gì xứng hợp hơn khi Mẹ là Mẹ của những kẻ mà Chúa Kitô đã đoái thương trở thành cha và anh?’” (ASS, 1966, 745-749).
Như thế, Ðức Phaolô VI chỉ làm một việc là minh nhiên nói lên một học lý chứa đựng ngay trong Chương 8 của Lumen Gentium. Bây giờ, nếu đọc lại Chương ấy, ta cũng sẽ thấy không nghị phụ nào có mặt tại Ðền thờ Thánh Phêrô ngày 21 tháng 11 năm 1964 lại phản đối lời công bố của Ðức Phaolô VI, mặc dù phần kết luận của Chương này có minh nhiên khuyên các thần học gia và các nhà giảng thuyết hãy nhiệt tâm tự hạn chế đừng quá phóng đại cũng như giữ óc hẹp hòi nhỏ mọn trong việc xem sét phẩm giá độc đáo của Mẹ Thiên Chúa. Họ hãy dựa vào việc học hỏi Thánh kinh, các Giáo phụ thánh thiện, các tiến sĩ và phụng vụ của Giáo hội, cũng như tuân theo sự hướng dẫn của huấn quyền Giáo hội, mà minh họa đúng đắn các bổn phận và đặc ân của Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc, Ðấng luôn luôn hướng lên Chúa Kitô, nguồn mọi chân lý, thánh thiện và đạo hạnh. Họ hãy chăm chú tránh xa bất cứ điều gì, hoặc lời nói hoặc việc làm, có thể dẫn anh em ly khai hay bất cứ người nào khác vào sai lầm liên quan đến học lý chân thực của Giáo hội (LG, 67). Ðiều này để nhấn mạnh rằng những gì khẳng định trong Chương này chỉ có thể dẫn anh em ly khai đến chân lý mà thôi. Vậy Chương này nói gì về Ðức Mẹ?
Ta thấy phần mở đầu nhắc đến việc do lòng từ nhân và khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa muốn cứu vớt trần gian, Ðức Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Ðấng Cứu Chuộc; đồng thời vì ngài là giòng giống Adam, nên ngài là một trong những kẻ cần được cứu chuộc, một phần tử của Giáo hội, nhưng là một phần tử siêu phàm và độc đáo, siêu phàm và độc đáo đến độ, Giáo hội Công giáo, được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, tôn kính ngài bằng lòng âu yếm và tôn kính con thảo như bà mẹ dấu yêu nhất của mình (số 53). Sau đó bản văn cho hay Công đồng có ý định cần cù miêu tả cả vai trò của Ðức Mẹ trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và Thân Thể Mầu Nhiệm, lẫn các bổn phận của nhân loại được cứu vớt đối với Mẹ Thiên Chúa, Ðấng là Mẹ Chúa Kitô và mẹ mọi người, nhất là mẹ các tín hữu. Tuy nhiên, Công đồng không có ý định đưa ra một học lý toàn diện về Ðức Maria, cũng không muốn quyết định những vấn nạn mà công trình của các thần học gia vẫn chưa soi sáng đầy đủ. Các ý kiến ấy vì vậy được phép duy trì như đang được trình bày tại các học đường Công giáo liên quan đến ngài, Ðấng dù giữ một vị thế cao nhất trong Giáo hội sau Chúa Kitô nhưng lại rất gần gũi với chúng ta (số 54).
Xem như thế, thì dù Ðức Mẹ là một phần tử của Giáo Hội, nhưng không phải là một phần tử tầm thường như anh và tôi hay như đức Phaolô VI hoặc đức Gioan Phaolô II. Người quả là Mẹ Giáo Hội. Mặt khác, học lý về Ðức Mẹ trong Hiến chế này không phải là học lý đầy đủ và không loại bỏ các điều đang được giảng dạy trong Giáo hội về ngài. Các Nghị phụ và quan sát viên Tin Lành tại Công Ðồng chắc chắn không đọc lướt qua phần mở đầu này, do đó không thể nào hiểu lầm về học lý chân thực của Giáo hội Công Giáo được. Chỉ sợ mấy ông Công giáo cấp tiến thời nay cố tình muốn làm vui lòng anh em Tin Lành nên vờ luôn không đọc kỹ nó. Thực ra đại kết không có nghĩa là phải thay đổi bản sắc mình, mà điều cần là làm sáng ra cái bản sắc ấy, làm cho anh em biết rõ bản sắc chân thực của mình trong tình bác ái lẫn nhau. Chính vì thế, Lumen Gentium chẳng ngần ngại gì khi phải nhắc lại những tín điều thật khó nhá đối với anh em Tin Lành: Mẹ Thiên Chúa, Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hồn Xác Lên Trời, nhất là tước hiệu Ðấng Trung Gian (mediatrix). Anh em Tin Lành và cả chúng ta nữa tin rằng chỉ có một Ðấng trung gian là Ðức Giêsu Kitô, như lời Thánh Phaolô quả quyết. Nhưng khi Giáo hội xưng tụng Ðức Maria là Ðấng trung gian, thì điều này không có chi mâu thuẫn cả. Bởi vì sự trung gian của Ðức Mẹ hoàn toàn phát xuất từ sự trung gian của Ðức Kitô, từ sự dư tràn công phúc của Ðức Kitô, tùy thuộc hoàn toàn vào sự trung gian này và rút tỉa mọi quyền lực từ trung gian ấy mà ra. Cho nên sự trung gian của Ðức Mẹ không cản trở, trái lại còn thúc đẩy tín hữu trực tiếp kết hiệp với Chúa Kitô (số 60). Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian, vì qua đức vâng lời, qua đức tin, đức cậy và đức ái bừng cháy, ngài hợp tác vào công Trình của Ðấng Cứu Thế trong việc đem lại sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, ngài là Mẹ chúng ta trên bình diện ơn thánh (số 61). Công đồng ví sự trung gian này như chức linh mục của Ðức Kitô, một chức linh mục được chia sẻ nhiều cách bởi cả các thừa tác viên lẫn các tín hữu, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa được thực sự thông ban cho các thụ tạo cách khác nhau thế nào, thì sự trung gian duy nhất của Ðấng Cứu Chuộc cũng không loại bỏ, trái lại làm phát sinh ra nhiều sự hợp tác khác vốn chỉ là sẻ chia từ cùng một nguồn gốc (số 62).
Xét cho cùng mọi vinh dự, mọi tước hiệu của Ðức Mẹ đều do Chúa Kitô mà có. Ðặt ra ngoài nhiệm cục cứu độ, Ðức Mẹ chẳng là gì cả. Chính Ðức Mẹ hiểu hơn ai hết điều đó, ngài coi mình luôn là Nữ tì của Chúa. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, ấn hành chung cho toàn thế Giáo hội vào năm 1992, dành đến hai chương nói về Ðức Mẹ: chương đầu gồm các số 487-507 trong phần nói về Mầu Nhiệm Nhập Thể; chương sau tựa là Maria- Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Giáo hội gồm các số 963-972 trong phần nói đến Hiệp Thông Các Thánh. Ðiều đáng lưu ý, khi viết về Ðức Mẹ, Sách đã bắt đầu bằng những giòng này: những điều đức tin Công giáo tin về Ðức Maria đều dựa trên những điều mình tin về Ðức Kitô, và những điều Giáo hội dạy về Ðức Maria đều ngược lại sẽ làm sáng lên đức tin của mình vào Chúa Kitô (số 487). Thiển nghĩ không tín điều nào về Ðức Mẹ mạnh bạo bằng tín điều Mẹ Thiên Chúa: một thụ tạo mà lại được xưng tụng là Mẹ Thiên Chúa Hóa Công! Nhưng tín điều này rõ ràng không làm lu mờ các tín điều về Thiên Chúa Ba Ngôi, mà làm sáng lên các tín điều ấy. Bởi không có nó, đức Kitô thật khó mà hình dung vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật và hai bản tính ấy chỉ là một ngôi vị, một tín điều từng gây nên không biết bao bè rối và là đầu đề cho những tranh luận trong nhiều thế kỷ, mà cho đến nay vẫn còn nhiều Kitô hữu mù mờ không dứt khoát. Nếu hai bản tính ấy chỉ là một ngôi vị, thì đức Maria, một thụ tạo, người thực sự là mẹ đấng Cứu Thế, phải là Theotokos, hay Ðấng Cưu Mang Ðấng Là Thiên Chúa, gọi tắt là Mẹ Thiên Chúa. Nếu chỉ xét riêng về Maria trong tư cách thụ tạo, bên ngoài tín điều về đức Kitô, hỏi có ai dám tung hô ngài là Mẹ Thiên Chúa không? Cũng thế, nếu nhìn Ðức Mẹ như người cần được cứu độ thì ngài quả là một trong các thành phần của Giáo hội, nhưng nếu nhìn ngài như Mẹ Ðấng Cứu Ðộ, mà Ðấng Cứu Ðộ, theo định nghĩa của Thánh Phaolô, là Ðầu Nhiệm Thể tức Ðầu Giáo hội, thì rõ ràng Ðức Mẹ là Mẹ của cái Ðầu ấy và do đó là Mẹ của cả Nhiệm Thể. Có ai có thể nghĩ rằng Ðức Mẹ không phải là Mẹ của Ðầu Nhiệm Thể không?
Nói tóm lại, nói về Ðức Mẹ thì không bao giờ đủ, hay đúng hơn không bao giờ cùng. Mà nói lắm thì sẽ sinh ra rối đạo. Bởi lẽ Ðạo Công giáo là Ðạo không phải chỉ của lý trí. Suy luận các tín điều bằng lý trí mà thôi không đủ. Chúng ta có những mầu nhiệm. Mà một trong những Mầu Nhiệm cao cả nhất trong Ðạo là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Nhìn dưới ánh sáng Mầu Nhiệm ấy, mọi điều chúng ta tin về Ðức Mẹ đều có ý nghĩa cả. Bên ngoài Mầu Nhiệm ấy, không một điều gì chúng ta tin về Ðức Mẹ có nghĩa hết. Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/101428.htm
Công đồng Vatican II dành chương cuối cùng (Chương 8) trong hiến chế Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân) để nói về Ðức Maria, đây là hiến chế nói về Giáo Hội. Theo hồi ký của Ðức Denis E. Hurley, Tổng Giám Mục Durban, Nam Phi, một trong những tổng giám mục chủ lực của Công Ðồng từ lúc chuẩn bị đến ngày kết thúc, thì vấn đề đặt Ðức Mẹ ở chỗ nào trong các văn kiện của Công Ðồng đã được tranh luận gay gắt. Người thì cho rằng cần phải có một đề án riêng, bởi không có gì xúc phạm đến danh dự của ngài cho bằng chỉ nhắc đến ngài trong đề án nói về Giáo hội. Người khác lại cho rằng Ðức Maria không muốn điều gì khác hơn là được liên kết chặt chẽ với Giáo hội. Kết quả đầu phiếu cho thấy 1114 nghị phụ ủng hộ ý kiến sau, 1074 vị ủng hộ ý kiến đầu, hơn kém không đến 2% (xem Eyewitness To Vatican II, The Southern Cross, 2001, bài 6).
Như thế xem ra đề án này chắc chắn đã được sửa đổi thêm bớt rất nhiều trước khi đem ra biểu quyết để trở thành bản văn chính thức được công bố tại Ðền thờ Thánh Phêrô ngày 21 tháng Mười Một năm 1964. Trong bản văn chính thức này, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria không được minh nhiên nhắc đến, như chính đức Gioan Phaolô nhận định trong bài Giáo lý nói ngày 17-09-1997. Nhưng ngài thêm: Không thể lầm lẫn được là văn bản này đã đề cập đến nội dung của tước hiệu ấy bằng cách lặp lại một tuyên bố của Ðức Bênêdictô XIV năm 1748, trong đó, vị tiền nhiệm đáng kính của Ta, khi miêu tả các tình cảm con thảo của Giáo hội, những tình cảm nhìn nhận đức Maria là mẹ thân yêu của mình, đã gián tiếp xưng tụng ngài là Mẹ Giáo hội (L’Osservatore Romano, Ấn bản Hàng tuần bằng Tiếng Anh, ngày 24-09-1997, tr.11). Khỏi nói cũng hiểu đối với đức Gioan Phaolô II, tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria là một điều hiển nhiên.
Trong bài giáo lý trên, đức Gioan Phaolô II cho hay: Tước hiệu này đúng ra ít được dùng trong quá khứ, nhưng gần đây đã trở thành quen thuộc hơn trong các công bố của Huấn quyền Giáo hội và trong lòng sùng kính của dân chúng Kitô giáo. Người tín hữu khởi đầu kêu cầu ngài với tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, “Mẹ giáo hữu” hay “Mẹ chúng con” để nhấn mạnh đến liên hệ bản thân của ngài với mỗi con cái của ngài. Sau này, vì sự quan tâm nhiều hơn đến mầu nhiệm Giáo hội và mối liên hệ giữa Ðức Mẹ với Giáo hội, Ðức Nữ Trinh càng ngày càng được kêu cầu với tuớc hiệu “Mẹ Giáo hội”. Trước Công đồng Vatican II, biểu thức này tìm thấy trong Huấn quyền của đức Lêô XIII, trong đó, ngài xác nhận đức Maria “quả thực là Mẹ Giáo Hội” (Acta Leonis XIII, 15,302). Tước hiệu này sau đó được đức Gioan XXIII và đức Phaolô VI sử dụng nhiều lần. Ðức Gioan Phaolô II cũng trích dẫn lại các biến cố Kinh Thánh như Truyền Tin, tiệc cưới Cana, đồi Calvary và cả sinh hoạt Hội Thánh sau khi Chúa về trời trong Tông đồ Công vụ (1:14) để minh chứng vai trò Mẹ Giáo Hội của Ðức Maria. Các giáo phụ cũng thế, tuy không minh nhiên gọi ngài là Mẹ Giáo hội, nhưng nhiều biểu thức cho thấy ngài quả là Mẹ Giáo hội. Thánh Irênê cho hay đức Maria “đã trở nên nguyên nhân cứu độ cho toàn thể nhân loại” (Haer. 3, 22,4; PG 7,959), và cung lòng tinh sạch của Trinh Nữ “tái sinh con người trong Thiên Chúa” (Haer.4, 33, 1; PG 7, 1080). Thánh Ambrôsiô cho hay “Một Trinh nữ đã hạ sinh ơn cứu độ cho thế gian, một Trinh nữ đã ban sự sống cho muôn loài” (Ep. 63,33; PL 16, 1198). Thời Trung cổ, thánh Anselmô thưa với Ðức Mẹ như thế này:”Mẹ là Mẹ của sự công chính hóa và của kẻ được công chính hóa, Mẹ của sự hoà giải và của kẻ được hoà giải, mẹ của sự cứu độ và của kẻ được cứu độ” (Or. 52,8; PL 158, 957).
Có người dám cho rằng Ðức Gioan Phaolô, từng bị coi là một Giáo hoàng bảo thủ, nên đâu có gì lạ khi ngài cố gắng đi ngược lại khuynh hướng canh tân trong Giáo hội, cụ thể đã được đúc kết qua hiến chế Lumen Gentium. Việc này ngoài tầm hiểu biết của một tín hữu tầm thường, chỉ biết lắng nghe lời huấn đức của vị đại diện Chúa Kitô. Nhưng vị giáo hoàng được Ðức Denis E. Hurley xếp vào phe cấp tiến (xem Bài 1, tài liệu đã dẫn) là đức Phaolô VI, người đã công bố hiến chế trên, đã chính thức và minh nhiên công bố tước hiệu Mẹ Giáo hội của Ðức Maria, cũng trong ngày công bố hiến chế này, tức ngày 21 tháng 11 năm 1964, trong buổi lễ kết thúc Công Ðồng tại Ðền thờ Thánh Phêrô, trước mặt toàn thể nghị phụ và các quan sát viên Chính Thống cũng như Tin Lành, Thệ Phản: rằng: “Ðức Maria là Mẹ Giáo hội, nghĩa là của toàn thể Dân Chúa, tín hữu cũng như mục tử”. Và ngài yêu cầu “từ nay Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc phải được tôn kính và khẩn cầu với tước hiệu này bởi toàn thể dân Kitô giáo” (AAS, 1964, 37). Gần hai năm sau, ngày 15 tháng 9 năm 1966, để chuẩn bị cho tháng Mân Côi và kỷ niệm một năm ngài qua New York đọc diễn văn trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, Ðức Phaolô VI công bố tông thư Christi Matri (Mẹ Ðức Kitô) trong đó ngài có nhắc đến cuộc chiến đẫm máu đang xẩy ra tại Ðông Á (ám chỉ Việt-Nam) để thúc giục Dân Chúa khẩn cầu Ðức Mẹ cho hòa bình. Trong tông thư này, ngài nhấn mạnh: “Ta muốn những lời cầu liên tục và tha thiết được dâng lên cho Ðấng Ta đã công bố là Mẹ Giáo hội, người Mẹ thiêng liêng, trong lúc cử hành Công Ðồng Vatican II, qua đó đã được sự tán thưởng của các Nghị phụ và thế giới Công giáo, và xác nhận một điểm của học lý cổ truyền. Bởi vì Mẹ Chúa Cứu Thế, như Thánh Augustinô dạy ‘chắc chắn cũng là Mẹ các chi thể của Người’ và Thánh Anselmô cũng đồng ý bằng những lời sau ‘còn gì xứng hợp hơn khi Mẹ là Mẹ của những kẻ mà Chúa Kitô đã đoái thương trở thành cha và anh?’” (ASS, 1966, 745-749).
Như thế, Ðức Phaolô VI chỉ làm một việc là minh nhiên nói lên một học lý chứa đựng ngay trong Chương 8 của Lumen Gentium. Bây giờ, nếu đọc lại Chương ấy, ta cũng sẽ thấy không nghị phụ nào có mặt tại Ðền thờ Thánh Phêrô ngày 21 tháng 11 năm 1964 lại phản đối lời công bố của Ðức Phaolô VI, mặc dù phần kết luận của Chương này có minh nhiên khuyên các thần học gia và các nhà giảng thuyết hãy nhiệt tâm tự hạn chế đừng quá phóng đại cũng như giữ óc hẹp hòi nhỏ mọn trong việc xem sét phẩm giá độc đáo của Mẹ Thiên Chúa. Họ hãy dựa vào việc học hỏi Thánh kinh, các Giáo phụ thánh thiện, các tiến sĩ và phụng vụ của Giáo hội, cũng như tuân theo sự hướng dẫn của huấn quyền Giáo hội, mà minh họa đúng đắn các bổn phận và đặc ân của Ðức Trinh Nữ Diễm Phúc, Ðấng luôn luôn hướng lên Chúa Kitô, nguồn mọi chân lý, thánh thiện và đạo hạnh. Họ hãy chăm chú tránh xa bất cứ điều gì, hoặc lời nói hoặc việc làm, có thể dẫn anh em ly khai hay bất cứ người nào khác vào sai lầm liên quan đến học lý chân thực của Giáo hội (LG, 67). Ðiều này để nhấn mạnh rằng những gì khẳng định trong Chương này chỉ có thể dẫn anh em ly khai đến chân lý mà thôi. Vậy Chương này nói gì về Ðức Mẹ?
Ta thấy phần mở đầu nhắc đến việc do lòng từ nhân và khôn ngoan vô lường của Thiên Chúa muốn cứu vớt trần gian, Ðức Mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Ðấng Cứu Chuộc; đồng thời vì ngài là giòng giống Adam, nên ngài là một trong những kẻ cần được cứu chuộc, một phần tử của Giáo hội, nhưng là một phần tử siêu phàm và độc đáo, siêu phàm và độc đáo đến độ, Giáo hội Công giáo, được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, tôn kính ngài bằng lòng âu yếm và tôn kính con thảo như bà mẹ dấu yêu nhất của mình (số 53). Sau đó bản văn cho hay Công đồng có ý định cần cù miêu tả cả vai trò của Ðức Mẹ trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và Thân Thể Mầu Nhiệm, lẫn các bổn phận của nhân loại được cứu vớt đối với Mẹ Thiên Chúa, Ðấng là Mẹ Chúa Kitô và mẹ mọi người, nhất là mẹ các tín hữu. Tuy nhiên, Công đồng không có ý định đưa ra một học lý toàn diện về Ðức Maria, cũng không muốn quyết định những vấn nạn mà công trình của các thần học gia vẫn chưa soi sáng đầy đủ. Các ý kiến ấy vì vậy được phép duy trì như đang được trình bày tại các học đường Công giáo liên quan đến ngài, Ðấng dù giữ một vị thế cao nhất trong Giáo hội sau Chúa Kitô nhưng lại rất gần gũi với chúng ta (số 54).
Xem như thế, thì dù Ðức Mẹ là một phần tử của Giáo Hội, nhưng không phải là một phần tử tầm thường như anh và tôi hay như đức Phaolô VI hoặc đức Gioan Phaolô II. Người quả là Mẹ Giáo Hội. Mặt khác, học lý về Ðức Mẹ trong Hiến chế này không phải là học lý đầy đủ và không loại bỏ các điều đang được giảng dạy trong Giáo hội về ngài. Các Nghị phụ và quan sát viên Tin Lành tại Công Ðồng chắc chắn không đọc lướt qua phần mở đầu này, do đó không thể nào hiểu lầm về học lý chân thực của Giáo hội Công Giáo được. Chỉ sợ mấy ông Công giáo cấp tiến thời nay cố tình muốn làm vui lòng anh em Tin Lành nên vờ luôn không đọc kỹ nó. Thực ra đại kết không có nghĩa là phải thay đổi bản sắc mình, mà điều cần là làm sáng ra cái bản sắc ấy, làm cho anh em biết rõ bản sắc chân thực của mình trong tình bác ái lẫn nhau. Chính vì thế, Lumen Gentium chẳng ngần ngại gì khi phải nhắc lại những tín điều thật khó nhá đối với anh em Tin Lành: Mẹ Thiên Chúa, Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hồn Xác Lên Trời, nhất là tước hiệu Ðấng Trung Gian (mediatrix). Anh em Tin Lành và cả chúng ta nữa tin rằng chỉ có một Ðấng trung gian là Ðức Giêsu Kitô, như lời Thánh Phaolô quả quyết. Nhưng khi Giáo hội xưng tụng Ðức Maria là Ðấng trung gian, thì điều này không có chi mâu thuẫn cả. Bởi vì sự trung gian của Ðức Mẹ hoàn toàn phát xuất từ sự trung gian của Ðức Kitô, từ sự dư tràn công phúc của Ðức Kitô, tùy thuộc hoàn toàn vào sự trung gian này và rút tỉa mọi quyền lực từ trung gian ấy mà ra. Cho nên sự trung gian của Ðức Mẹ không cản trở, trái lại còn thúc đẩy tín hữu trực tiếp kết hiệp với Chúa Kitô (số 60). Ðức Mẹ là Ðấng Trung Gian, vì qua đức vâng lời, qua đức tin, đức cậy và đức ái bừng cháy, ngài hợp tác vào công Trình của Ðấng Cứu Thế trong việc đem lại sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, ngài là Mẹ chúng ta trên bình diện ơn thánh (số 61). Công đồng ví sự trung gian này như chức linh mục của Ðức Kitô, một chức linh mục được chia sẻ nhiều cách bởi cả các thừa tác viên lẫn các tín hữu, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa được thực sự thông ban cho các thụ tạo cách khác nhau thế nào, thì sự trung gian duy nhất của Ðấng Cứu Chuộc cũng không loại bỏ, trái lại làm phát sinh ra nhiều sự hợp tác khác vốn chỉ là sẻ chia từ cùng một nguồn gốc (số 62).
Xét cho cùng mọi vinh dự, mọi tước hiệu của Ðức Mẹ đều do Chúa Kitô mà có. Ðặt ra ngoài nhiệm cục cứu độ, Ðức Mẹ chẳng là gì cả. Chính Ðức Mẹ hiểu hơn ai hết điều đó, ngài coi mình luôn là Nữ tì của Chúa. Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, ấn hành chung cho toàn thế Giáo hội vào năm 1992, dành đến hai chương nói về Ðức Mẹ: chương đầu gồm các số 487-507 trong phần nói về Mầu Nhiệm Nhập Thể; chương sau tựa là Maria- Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Giáo hội gồm các số 963-972 trong phần nói đến Hiệp Thông Các Thánh. Ðiều đáng lưu ý, khi viết về Ðức Mẹ, Sách đã bắt đầu bằng những giòng này: những điều đức tin Công giáo tin về Ðức Maria đều dựa trên những điều mình tin về Ðức Kitô, và những điều Giáo hội dạy về Ðức Maria đều ngược lại sẽ làm sáng lên đức tin của mình vào Chúa Kitô (số 487). Thiển nghĩ không tín điều nào về Ðức Mẹ mạnh bạo bằng tín điều Mẹ Thiên Chúa: một thụ tạo mà lại được xưng tụng là Mẹ Thiên Chúa Hóa Công! Nhưng tín điều này rõ ràng không làm lu mờ các tín điều về Thiên Chúa Ba Ngôi, mà làm sáng lên các tín điều ấy. Bởi không có nó, đức Kitô thật khó mà hình dung vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật và hai bản tính ấy chỉ là một ngôi vị, một tín điều từng gây nên không biết bao bè rối và là đầu đề cho những tranh luận trong nhiều thế kỷ, mà cho đến nay vẫn còn nhiều Kitô hữu mù mờ không dứt khoát. Nếu hai bản tính ấy chỉ là một ngôi vị, thì đức Maria, một thụ tạo, người thực sự là mẹ đấng Cứu Thế, phải là Theotokos, hay Ðấng Cưu Mang Ðấng Là Thiên Chúa, gọi tắt là Mẹ Thiên Chúa. Nếu chỉ xét riêng về Maria trong tư cách thụ tạo, bên ngoài tín điều về đức Kitô, hỏi có ai dám tung hô ngài là Mẹ Thiên Chúa không? Cũng thế, nếu nhìn Ðức Mẹ như người cần được cứu độ thì ngài quả là một trong các thành phần của Giáo hội, nhưng nếu nhìn ngài như Mẹ Ðấng Cứu Ðộ, mà Ðấng Cứu Ðộ, theo định nghĩa của Thánh Phaolô, là Ðầu Nhiệm Thể tức Ðầu Giáo hội, thì rõ ràng Ðức Mẹ là Mẹ của cái Ðầu ấy và do đó là Mẹ của cả Nhiệm Thể. Có ai có thể nghĩ rằng Ðức Mẹ không phải là Mẹ của Ðầu Nhiệm Thể không?
Nói tóm lại, nói về Ðức Mẹ thì không bao giờ đủ, hay đúng hơn không bao giờ cùng. Mà nói lắm thì sẽ sinh ra rối đạo. Bởi lẽ Ðạo Công giáo là Ðạo không phải chỉ của lý trí. Suy luận các tín điều bằng lý trí mà thôi không đủ. Chúng ta có những mầu nhiệm. Mà một trong những Mầu Nhiệm cao cả nhất trong Ðạo là Mầu Nhiệm Nhập Thể. Nhìn dưới ánh sáng Mầu Nhiệm ấy, mọi điều chúng ta tin về Ðức Mẹ đều có ý nghĩa cả. Bên ngoài Mầu Nhiệm ấy, không một điều gì chúng ta tin về Ðức Mẹ có nghĩa hết. Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/101428.htm