Lễ thánh gia thất: Yêu mến và thực thi thánh ý chúa
Lm. Tôma Nguyễn Văn Hiệp 12/29/2012
Lm. Tôma Nguyễn Văn Hiệp 12/29/2012
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA THẤT (Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40)
Kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm … Hôn phối
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, cách riêng các đôi vợ chồng kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm … hôn phối.
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng kính một gia đình cực thánh là mẫu gương cho mọi gia đình ở mọi thời đại. Các bài đọc phụng vụ hôm nay đều nói đến đời sống gia đình:
Bài đọc I (Hc 3,3-7.14-17a): Sách Huấn ca nói đến bổn phận của con cái là thảo kính cha mẹ. Đó là điều Thiên Chúa muốn.
Bài Tin Mừng (Lc 2,22-40): Thánh sử Luca trình thuật lại việc Thánh Giuse và Đức Maria dâng Đức Giêsu trong Đền thờ theo như luật Chúa dạy.
Bài đọc II (Cl 3,12-21): trong thư Côlôxê, thánh Phaolô dạy mọi người trong gia đình: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17). Có như thế, gia đình mới có bình an thật sự của Đức Kitô.
Như thế, chúng ta có thể rút ra từ Lời Chúa hôm nay một bài học: muốn có hạnh phúc đích thực thì mỗi chúng ta phải biết yêu mến và thực thi thánh ý Thiên Chúa.
Người Đông phương có một câu chuyện ngụ ngôn rất hay cho chúng ta thấy cuộc sống với muôn màu buồn vui lẫn lộn. Có những điều ta cứ nghĩ đấy là niềm vui, là hạnh phúc, nhưng cuối cùng đó lại là nguyên nhân đưa đến một nỗi buồn, một mối họa và ngược lại. Chúng ta không thể lý giải cuộc đời bằng suy nghĩ thường tình của con người. Xin được kể câu chuyện “Phú ông mất ngựa” mà có lẽ quí ông bà và anh chị em đã từng nghe.
Có một Phú ông mất một con ngựa cái. Hàng xóm đến chia buồn. Ông bảo: chưa chắc đó là chuyện buồn! Mấy ngày sau ngựa cái trở về dẫn theo một con ngựa đực quí. Hàng xóm đến chia vui. Ông bảo: chưa chắc là chuyện vui! Một tuần sau đứa con trai cỡi ngựa quí bị té gãy chân. Hàng xóm đến chia buồn. Ông bảo: chưa chắc là chuyện buồn! Một tháng sau có giặc giã. Con ông không phải đi quân dịch. Những người con trai trong làng đều phải bỏ mạng nơi chiến trường, còn con ông thì sống bình an với gia đình…
Câu chuyện ngụ ngôn như cho chúng ta một kết luận: cuộc đời là một huyền nhiệm, bởi đó phải luôn biết bằng lòng với cuộc sống và sống hết mình với giây phút hiện tại. Nhưng đâu là điểm qui chuẩn để chúng ta dựa vào đấy mà sống đúng, sống tốt giây phút hiện tại, để có được hạnh phúc đích thực?
Chiêm ngắm Thánh Gia, chúng ta như khám phá ra một điều: Gia đình ấy bao gồm ba con người bằng xương bằng thịt, cũng chịu nhiều cám dỗ và nhiều gian nan thử thách như chúng ta mọi đàng. Nhưng ba con người ấy lại vượt qua tất cả làm nên một gia đình cực thánh đó là: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Gương mẫu thứ nhất là Chúa Giêsu. Ngài đã xuống thế gian bởi vì yêu mến và thi hành thánh ý Chúa Cha. Ngài yêu mến Chúa Cha một cách trọn vẹn bằng lòng chấp nhận mang thân phận yếu hèn của kiếp người, làm con của một gia đình nghèo khổ, sinh ra nơi hang bò lừa giữa cánh đồng đêm đông buốt giá. Có thể tóm lại một câu: cả cuộc đời Chúa Giêsu là sự yêu mến và thực thi thánh ý Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Cho dẫu Ngài phải chứng diện với những cơn cám ngọt ngào, điển hình là nơi hoang địa khi bắt đầu cuộc đời công khai (x. Mt 4,1-11; Mc 1,12-13; Lc 4,1-13) và nhất là trước cái chết nơi vườn Dầu, Ngài đã phải thốt lên đến ba lần: “Lạy Cha, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39). Chính vì yêu mến và thực thi thánh ý Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã đón nhận cái chết trên thập giá, để hoàn tất công trình cứu độ, đem lại sự sống mới cho nhân loại.
Mẫu gương thứ hai là Mẹ Maria. Vì yêu mến Thiên Chúa mà Mẹ đã thốt lên hai tiếng “xin vâng” trong ngày sứ thần truyền tin và cả cuộc đời Mẹ là sự liên lỉ vâng theo thánh ý Thiên Chúa cho dù giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời. Bài Tin Mừng hôm nay đã minh chứng điều ấy. Mẹ thực thi thánh ý Thiên Chúa bằng việc thi hành lề luật: dâng con và dâng lễ vật. Cho dẫu gia đình rất nghèo nên chỉ dâng một đôi chim câu là lễ vật của người nghèo thời bấy giờ. Có lẽ chúng ta cho đấy là bình thường, nhưng nếu so sánh với nhiều gia đình nghèo ngày nay đã bỏ nhà thờ, bỏ đọc kinh xem lễ, để chọn những công việc bất chính để có nhiều tiền, … thì chọn lựa của Đức Mẹ là một chọn lựa phi thường. Mẹ vẫn bình thản phó thác khi nghe lời tiên báo của ông già Simêon về nỗi đau của Mẹ “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” (Lc 2,35). Dưới chân thánh giá, như có một lưỡi gươm xé nát tâm hồn Mẹ trước cái chết tức tưởi của người con dấu yêu. Có nỗi đau nào sánh ví! Thế mà Mẹ vẫn thinh lặng, vâng phục và phó thác cho Thiên Chúa.
Mẫu gương thứ ba là thánh Giuse. Kinh Thánh không ghi lại một lời nào của thánh nhân. Cả cuộc đời ngài là chuỗi dài âm thầm, yêu mến và thực thi thánh ý Thiên Chúa dẫu gian nan vất vả, có cả sự hiểm nguy. Ngài bỏ ngay ý định rời bỏ Đức Mẹ khi được thiên thần báo mộng (Mt 1, 24). Đang đêm Ngài đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập không một lời thắc mắc với sứ thần (Mt 2,14). Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy thánh Giuse thực thi thánh ý Thiên Chúa bằng lòng mến, vượt lên trên cả những đòi hỏi của lề luật. Luật chỉ đòi buộc người mẹ thanh tẩy sau khi sinh (Lv 12, 1-8), nhưng thánh Giuse cũng có mặt trong “ngày lễ thanh tẩy” vì yêu mến Thiên Chúa và yêu mến gia đình. Ngài đã chu toàn trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao phó trong việc nuôi dưỡng Chúa Giêsu đến nỗi người ta gọi Chúa Giêsu là “con bác thợ mộc” (Mc 6,3).
Qua việc chiêm ngắm Thánh Gia, chúng ta nhận thấy Thánh Gia nghèo và có lẽ nghèo hơn đa phần các gia đình nghèo trong giáo xứ chúng ta. Thánh Gia cũng gặp nhiều gian nan thử thách không kém những gian nan thử thách mà các gia đình chúng ta thường gặp. Tuy nhiên, Thánh Gia luôn có bình an và hạnh phúc đích thực vì luôn biết mến yêu và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Đây là điều mà Giáo hội mời gọi mọi gia đình noi gương Thánh gia qua thánh lễ hôm nay.
Chính tình yêu là động lực thúc đây Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse thực thi thánh ý Thiên Chúa trong suốt hành trình dương thế. Cũng thế, nếu mỗi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thật sự, ắt hẳn chúng ta sẽ luôn thực thi thánh ý Thiên Chúa trong từng phút giây của cuộc sống. Chúng ta sẽ giữ luật Thiên Chúa và đến nhà thờ với một thái độ và tâm tình thờ phượng thật sự, sẽ không có chuyện ăn mặc lôi thôi hay ngồi ngoài nhà thờ. Chúng ta sẽ cử hành giờ kinh trong gia đình thật sốt sắng, sẽ không có chuyện đọc kinh cách qua loa chiếu lệ. Nhờ yêu mến Thiên Chúa mà chồng sẽ yêu thương vợ, vợ tôn trọng và mến yêu chồng; cha mẹ sẽ chu toàn bổn phận yêu thương và giáo dục con cái; con cái sẽ thảo hiếu với cha mẹ và bề trên… vì đó là những điều Thiên Chúa muốn.
Kính chúc quí ông bà anh chị em, cách riêng các gia đình kỷ niệm hôn phối hôm nay, luôn có một quả tim yêu mến Thiên Chúa nồng nàn; để có thể thực thi thánh ý Thiên Chúa một cách cụ thể bằng việc xây dựng một gia đình bình an hạnh phúc thật sự noi gương Thánh gia. Ước chi hình ảnh thật đẹp của Chúa Giêsu trong câu kết của đoạn Tin Mừng hôm nay luôn là hình ảnh của mỗi chúng ta: “còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2,40).
Kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm … Hôn phối
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ, cách riêng các đôi vợ chồng kỷ niệm 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm … hôn phối.
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng kính một gia đình cực thánh là mẫu gương cho mọi gia đình ở mọi thời đại. Các bài đọc phụng vụ hôm nay đều nói đến đời sống gia đình:
Bài đọc I (Hc 3,3-7.14-17a): Sách Huấn ca nói đến bổn phận của con cái là thảo kính cha mẹ. Đó là điều Thiên Chúa muốn.
Bài Tin Mừng (Lc 2,22-40): Thánh sử Luca trình thuật lại việc Thánh Giuse và Đức Maria dâng Đức Giêsu trong Đền thờ theo như luật Chúa dạy.
Bài đọc II (Cl 3,12-21): trong thư Côlôxê, thánh Phaolô dạy mọi người trong gia đình: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Cl 3,17). Có như thế, gia đình mới có bình an thật sự của Đức Kitô.
Như thế, chúng ta có thể rút ra từ Lời Chúa hôm nay một bài học: muốn có hạnh phúc đích thực thì mỗi chúng ta phải biết yêu mến và thực thi thánh ý Thiên Chúa.
Người Đông phương có một câu chuyện ngụ ngôn rất hay cho chúng ta thấy cuộc sống với muôn màu buồn vui lẫn lộn. Có những điều ta cứ nghĩ đấy là niềm vui, là hạnh phúc, nhưng cuối cùng đó lại là nguyên nhân đưa đến một nỗi buồn, một mối họa và ngược lại. Chúng ta không thể lý giải cuộc đời bằng suy nghĩ thường tình của con người. Xin được kể câu chuyện “Phú ông mất ngựa” mà có lẽ quí ông bà và anh chị em đã từng nghe.
Có một Phú ông mất một con ngựa cái. Hàng xóm đến chia buồn. Ông bảo: chưa chắc đó là chuyện buồn! Mấy ngày sau ngựa cái trở về dẫn theo một con ngựa đực quí. Hàng xóm đến chia vui. Ông bảo: chưa chắc là chuyện vui! Một tuần sau đứa con trai cỡi ngựa quí bị té gãy chân. Hàng xóm đến chia buồn. Ông bảo: chưa chắc là chuyện buồn! Một tháng sau có giặc giã. Con ông không phải đi quân dịch. Những người con trai trong làng đều phải bỏ mạng nơi chiến trường, còn con ông thì sống bình an với gia đình…
Câu chuyện ngụ ngôn như cho chúng ta một kết luận: cuộc đời là một huyền nhiệm, bởi đó phải luôn biết bằng lòng với cuộc sống và sống hết mình với giây phút hiện tại. Nhưng đâu là điểm qui chuẩn để chúng ta dựa vào đấy mà sống đúng, sống tốt giây phút hiện tại, để có được hạnh phúc đích thực?
Chiêm ngắm Thánh Gia, chúng ta như khám phá ra một điều: Gia đình ấy bao gồm ba con người bằng xương bằng thịt, cũng chịu nhiều cám dỗ và nhiều gian nan thử thách như chúng ta mọi đàng. Nhưng ba con người ấy lại vượt qua tất cả làm nên một gia đình cực thánh đó là: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Gương mẫu thứ nhất là Chúa Giêsu. Ngài đã xuống thế gian bởi vì yêu mến và thi hành thánh ý Chúa Cha. Ngài yêu mến Chúa Cha một cách trọn vẹn bằng lòng chấp nhận mang thân phận yếu hèn của kiếp người, làm con của một gia đình nghèo khổ, sinh ra nơi hang bò lừa giữa cánh đồng đêm đông buốt giá. Có thể tóm lại một câu: cả cuộc đời Chúa Giêsu là sự yêu mến và thực thi thánh ý Chúa Cha mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Cho dẫu Ngài phải chứng diện với những cơn cám ngọt ngào, điển hình là nơi hoang địa khi bắt đầu cuộc đời công khai (x. Mt 4,1-11; Mc 1,12-13; Lc 4,1-13) và nhất là trước cái chết nơi vườn Dầu, Ngài đã phải thốt lên đến ba lần: “Lạy Cha, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39). Chính vì yêu mến và thực thi thánh ý Chúa Cha mà Chúa Giêsu đã đón nhận cái chết trên thập giá, để hoàn tất công trình cứu độ, đem lại sự sống mới cho nhân loại.
Mẫu gương thứ hai là Mẹ Maria. Vì yêu mến Thiên Chúa mà Mẹ đã thốt lên hai tiếng “xin vâng” trong ngày sứ thần truyền tin và cả cuộc đời Mẹ là sự liên lỉ vâng theo thánh ý Thiên Chúa cho dù giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời. Bài Tin Mừng hôm nay đã minh chứng điều ấy. Mẹ thực thi thánh ý Thiên Chúa bằng việc thi hành lề luật: dâng con và dâng lễ vật. Cho dẫu gia đình rất nghèo nên chỉ dâng một đôi chim câu là lễ vật của người nghèo thời bấy giờ. Có lẽ chúng ta cho đấy là bình thường, nhưng nếu so sánh với nhiều gia đình nghèo ngày nay đã bỏ nhà thờ, bỏ đọc kinh xem lễ, để chọn những công việc bất chính để có nhiều tiền, … thì chọn lựa của Đức Mẹ là một chọn lựa phi thường. Mẹ vẫn bình thản phó thác khi nghe lời tiên báo của ông già Simêon về nỗi đau của Mẹ “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” (Lc 2,35). Dưới chân thánh giá, như có một lưỡi gươm xé nát tâm hồn Mẹ trước cái chết tức tưởi của người con dấu yêu. Có nỗi đau nào sánh ví! Thế mà Mẹ vẫn thinh lặng, vâng phục và phó thác cho Thiên Chúa.
Mẫu gương thứ ba là thánh Giuse. Kinh Thánh không ghi lại một lời nào của thánh nhân. Cả cuộc đời ngài là chuỗi dài âm thầm, yêu mến và thực thi thánh ý Thiên Chúa dẫu gian nan vất vả, có cả sự hiểm nguy. Ngài bỏ ngay ý định rời bỏ Đức Mẹ khi được thiên thần báo mộng (Mt 1, 24). Đang đêm Ngài đưa Đức Mẹ và Chúa Giêsu trốn sang Ai Cập không một lời thắc mắc với sứ thần (Mt 2,14). Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy thánh Giuse thực thi thánh ý Thiên Chúa bằng lòng mến, vượt lên trên cả những đòi hỏi của lề luật. Luật chỉ đòi buộc người mẹ thanh tẩy sau khi sinh (Lv 12, 1-8), nhưng thánh Giuse cũng có mặt trong “ngày lễ thanh tẩy” vì yêu mến Thiên Chúa và yêu mến gia đình. Ngài đã chu toàn trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao phó trong việc nuôi dưỡng Chúa Giêsu đến nỗi người ta gọi Chúa Giêsu là “con bác thợ mộc” (Mc 6,3).
Qua việc chiêm ngắm Thánh Gia, chúng ta nhận thấy Thánh Gia nghèo và có lẽ nghèo hơn đa phần các gia đình nghèo trong giáo xứ chúng ta. Thánh Gia cũng gặp nhiều gian nan thử thách không kém những gian nan thử thách mà các gia đình chúng ta thường gặp. Tuy nhiên, Thánh Gia luôn có bình an và hạnh phúc đích thực vì luôn biết mến yêu và thực thi thánh ý Thiên Chúa. Đây là điều mà Giáo hội mời gọi mọi gia đình noi gương Thánh gia qua thánh lễ hôm nay.
Chính tình yêu là động lực thúc đây Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse thực thi thánh ý Thiên Chúa trong suốt hành trình dương thế. Cũng thế, nếu mỗi chúng ta yêu mến Thiên Chúa thật sự, ắt hẳn chúng ta sẽ luôn thực thi thánh ý Thiên Chúa trong từng phút giây của cuộc sống. Chúng ta sẽ giữ luật Thiên Chúa và đến nhà thờ với một thái độ và tâm tình thờ phượng thật sự, sẽ không có chuyện ăn mặc lôi thôi hay ngồi ngoài nhà thờ. Chúng ta sẽ cử hành giờ kinh trong gia đình thật sốt sắng, sẽ không có chuyện đọc kinh cách qua loa chiếu lệ. Nhờ yêu mến Thiên Chúa mà chồng sẽ yêu thương vợ, vợ tôn trọng và mến yêu chồng; cha mẹ sẽ chu toàn bổn phận yêu thương và giáo dục con cái; con cái sẽ thảo hiếu với cha mẹ và bề trên… vì đó là những điều Thiên Chúa muốn.
Kính chúc quí ông bà anh chị em, cách riêng các gia đình kỷ niệm hôn phối hôm nay, luôn có một quả tim yêu mến Thiên Chúa nồng nàn; để có thể thực thi thánh ý Thiên Chúa một cách cụ thể bằng việc xây dựng một gia đình bình an hạnh phúc thật sự noi gương Thánh gia. Ước chi hình ảnh thật đẹp của Chúa Giêsu trong câu kết của đoạn Tin Mừng hôm nay luôn là hình ảnh của mỗi chúng ta: “còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2,40).