NỘI DUNG
02 văn kiện đặc biệt
Hiến Chương Ánh Sáng Muôn Dân Công Đồng Vatican ll
Đây là 1 văn bản hết sức cần thiết đối với mọi người công giáo chúng ta. Phải nói từ trước đến nay, trong Hội thánh công giáo có rất nhiều Công đồng chung. Nhưng không có 1 công đồng nào đề ra 1 Chương đặc biệt, để nói về Đức Mẹ, như Công Đồng chung Vatiacan ll. Các Công Đồng khác chỉ là thêm bớt 1, 2 vấn đề có liên quan đến Đức Mẹ . Như Công Đồng Epheso năm 431, chỉ đưa ra 1 luận cứ để lên án Nestorius, và tuyên bố ĐCJ có 2 bản tính: bản tính Đức Chúa Trời và bản tình loài người ta. Cho nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Công Đồng Laterano năm 649 thời Đức thánh Giáo Hoàng Martino 1 đã tuyên bố: Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, trước khi sinh ,đang khi sinh và sau khi sanh. Còn 2 Tín điếu Hồn xác Đức Mẹ lên trời, và Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội , là do các ĐGH Pio lX, và Pio Xll tuyên bố ngoài công đồng. Do đó, chúng ta thấy Chương Vlll về Đức Mẹ thật rất quan trọng. Công Đồng đã xác nhận vị trí của Đức Mẹ trong Giáo Hội, là Đấng tối cao tuyệt đỉnh, chỉ đứng sau Thiên Chúa Ba Ngôi, và trổi vượt trên các loài thụ tạo, kể cả các thiên thần.
Vậy Chương Vlll trong Hiến chế ánh sáng muôn dân như thế nào. Thiết tưởng mọi người dân chúa
chúng ta cần phải biết, mà phải biết rõ từng chi tiết. Sau đây là nguyên văn Chương Vlll về Đức Mẹ. ( (Xin lưu ý: Khi biểu quyết có nên đưa chuơng Vlll vào Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, thì có quá nửa Nghị phụ chấp thuận, còn non một nửa không chấp thuận, xin dành riêng 1 phụ bản bên ngoài. Nhờ có đa số ấy, mà Chương Vlll về Đức Mẹ mới được đặt để ở 1 chương riêng của Hiến Chế)
ĐỨC TRINH NỮ MARIA ,MẸ THIÊN CHÚA
TRONG MÀU NHIỆM CHÚA KITO VÀ GIÁO HỘi
Thiên Chúa là Đấng vô cùng nhân hậu và khôn ngoan, đã muốn hoàn tất việc cứu chuộC thế giới nên khi đến thời viên mãn, Ngài đã sai con mình đến, sinh bởi người Nữ, để chúng ta được nhận làm nghĩa tử. “Vì loài người chúng ta, và để cứu rỗi chúng . Người đã từ trời xuống thế bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria”. Màu nhiệm cứu rỗi thần linh này được mạc khải cho chúng ta, và vẫn tiếp tục trong Giáo Hội, Giáo Hội mà Chúa đã lập làm thân thể Người. Trong Giáo Hội ấy liên kết với Chúa Kito, Thủ Lãnh, và hiệp thông với toàn thể các thánh Người, các tín hữu cũng phải kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển, trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Chúa Jesu Kito, Chúa chúng ta. Thực vậy, khi Sứ Thần truyền tin, Đức Trinh Nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn và thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian. Ngài được công nhận là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu thế. Được cứu chuộc cách kỳ diệu hơn, nhờ công nghiệp con Ngài, và hiệp nhất mật thiết và bền chặt với Con. Đức Maria đã nhận lãnh sứ mệnh và vinh dự cao cả, là được làm Mẹ con Thiên Chúa, do đó làm ái nữ của Chúa Cha, và cung thánh của Chúa Thánh Thần . Nhờ lãnh nhận ân sủng vô cùng cao quý này, Ngài đã trổi vượt mọi tạo vật trên trời dưới đất. Nhưng đồng thời vì thuộc dòng dõi Adam, Ngài cũng liên kết với tất cả mọi người cần được cứu rỗi. Hơn nữa “Ngài thật là Mẹ của các chi thể Chúa Kito… vì đã cộng tác trong đức ái để sinh ra các tín hữu trong Giáo Hội, là những chi thể của Đấu ấy”. Vì thế Ngài cũng được chào kính như chi thể của Giáo Hội tối cao, và độc nhất vô nhị, như mẫu mực và gương sáng phi thường của Giáo Hội trên phương diện đức tin và đức ái. Và Giáo Hội công giáo được Chúa Thánh Thần chỉ dạy, dâng lên Ngài tình con thảo, như đối với người Mẹ rất dấu yêu. Bởi thế, khi trình bày giáo lý về Giáo Hội, trong Giáo Hội này, Chúa Cứu thế thực hiện cuộc cứu độ. Thánh Công Đồng ân cần mong muốn làm sáng tỏ địa vị của Đức Trinh Nữ Maria trong màu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, cũng như làm sáng tỏ bổn phận những người được cứu chuộc, đối với Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Chúa Kito, và Mẹ nhân loại, cách riêng Mẹ . các tín hữu. Tuy nhiên Công Đồng không có ý đưa ra 1 học thuyết đầy đủ vế Đức Maria vả gỉải quyết các vần đề, mà sự nghiên cứu của các nhà thần học chưa làm sáng tỏ trọn vẹn. Những ý kiến được tự do trình bày trong các trường phái công giáo về Đấng có địa vị cao nhất trong Giáo Hội thánh, sau Chúa Kito, và cũng là Đấng rất gần chúng ta, những ý kiến ấy đều được duy trì cách hợp pháp.
Thánh kinh, Cựu Ứơc, cũng như Tân Ứơc và Thánh Truyền đáng kính, trình bày ngày 1 sáng tỏ hơn địa vị của Mẹ Đấng Cứu Thế, trong nhiệm cuộc cứu rỗi, và đưa địa vị ấy ra cho chúng ta chiêm ngắm. Thực vậy, các sách Cựu Uớc thuật lại lịch sử cứu rỗi, trong đó ngày Chúa Kito xuất hiện trên thế giới, được chuẩn bị cách tiệm tiến. Các tài liệu tiên khởi này, như Giáo Hội vẫn đọc, và về sau hiểu theo ánh sáng mạc khải trọn vẹn , dần dần cho thấy rõ ràng hơn hình ảnh của người nữ, Mẹ Đấng Cứư Thế. Theo ánh sáng mạc khải ấy, người nữ này đã được phác họa trước trong lời hứa chiến thắng con rắn, lời hứa mà tổ tông đã nhận được sau khi phạm tội. Cũng thế, Ngài là Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh con trai tên là Emmanuel. Ngài trổi vượt trên các người khiêm hạ và khó nghèo của Chúa, là những người tin tưởng, hy vọng và lãnh nhận ơn cứu độ nơi Chúa. Cuối cùng, sau đêm dài mong đợi lời hứa được thực hiện, với Ngài, người thiếu nữ cao sang của Sion, thời gian đã nên trọn, và nhiệm cuộc mới được thiết lập: khi con Thiên Chúa mặc lấy bản tính nhân loại noi Ngài để giải thóat con người khỏi tội lỗi nhờ các màu nhiệm của thân xác Chúa. Nhưng Chúa Cha rất nhân từ đã muốn sự ưng thuận của người mẹ được tiền định trước khi Chúa Con nhập thể, để như 1 người nữ đã hợp tác cho sự chết, thì cũng 1 người nữ hợp tác cho sự sống. Điều đó đặc biệt thích hợp với Mẹ Chúa Jesu, vì Ngài đem đến cho thế giới chính nguồn sống cải tạo mọi sự, và đã được Chúa ban cho nhiều ơn cân xứng với 1 sứ mệnh cao cả như thế. Do đó, không có gì lạ, nếu các thánh giáo phụ đã thường xưng tụng Mẹ Thiên Chúa là Đấng toàn thánh, không vương nhiễm 1 tội nào, như 1 tạo vật mới do Chúa Thánh Thần uốn nắn và tác thành. Tràn đầy thánh thiện , có 1 không 2 ngay từ lúc mới được thụ thai, Đức Trinh Nữ thành Nazaret được thiên thần vâng lệnh Chúa, đến truyền tin và kính chào là Đấng đầy ơn phúc. Và Trinh Nữ đã đáp lời Thiên Sứ rằng: “Này tôi là tôi tá Chúa. Xin hãy xảy ra cho tôi theo lời Ngài.” Như thế, Đức Maria , con cháu Adam, vì chấp nhận lời Thiên Chúa, đã trở nên Mẹ Chúa Jesu. Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không 1 tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thể và sự nghiệp của con Ngài, và nhờ ơn sủng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ màu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với con Ngài. Bởi vậy, các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng: Thiên Chúa đã không thu dụng Đức Maria 1 cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Ireneo nói: Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho mình và cho toàn thể nhân loại. Và cùng với thánh Ireneo còn có rất nhiều thánh giáo phụ thời xưa, cũng không ngần ngại giảng dạy rằng: Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria: điều mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ lòng tin, và so sánh với Evà, các Ngài gọi Đức Maria là Mẹ kẻ sống, và thường quả quyết rằng: Bởi Eva đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống. Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rõ từ khi Đức Maria thụ thai Chúa Kito cách trinh khiết, cho đến lúc Chúa Kito chết. Thực vậy, trước hết Đức Maria vội vả đến thăm bà Elisabeth và được bà ấy chào mừng là người có phúc, vì đã tin vào sự cứu rỗi Chúa đã hứa, trong lúc đó, vị tiền hô nhảy trong lòng mẹ. Rồi ngày sinh nhật, mẹ Thiên Chúa đã vui mừng giới thiệu với các mục đồng, và các nhà bác học, đứa con đầu lòng của mình, mà khi sinh ra đã không làm giảm bớt, nhưng còn thánh hiến sự trinh khiết toàn vẹn của Ngài. Trong đền thánh, sau khi hiến lễ vật ấn định cho người nghèo, Đức Maria dâng con lên cho Thiên Chúa, và đã nghe Simeon báo trước con mình sẽ là dấu chỉ phản kháng, và 1 lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng mẹ, nhờ đó tư tưởng trong lòng nhiều người sẽ được bày tỏ. Khi trẻ Jesu lạc mất, cha mẹ đã lo âu tìm kiếm, và gặp lại con trong đền thánh đang bận tâm lo việc của Cha Người. Các Ngài không hiểu được lời con nói, nhưng Mẹ Chúa Jesu giữ lấy tất cả điều ấy và suy ngắm trong lòng.
Trong cuộc đời công khai của Chúa Jesu, Mẹ Người cũng đã xuất hiện rõ ràng và ngay từ đầu, trong tiệc cưới thành Cana, xứ Galilêa, vì động lòng thương xót, Ngài đã cầu bàu và khiến ĐCJ, Đấng Thiên Sai làm phép lạ đầu tiên của Người. Trong thời gian Chúa truyền đạo. Đức Maria đã đón nhận lòi của Con Ngài , những lời nâng cao nước Trời lên khỏi những lý do và liên huyết nhục, và tuyên bố là có phúc cho những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, như chính Ngài hằng thực hành những điều đó cách trung tín. Như thế Đức Nữ Trinh cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, trung thành hiệp nhất với Con cho đến bên thập gíá, là nơi mà theo ý Thiên Chúa, Ngài đã đứng ở đó. Đức Maria đã đau đớn chịu khổ cực với Con Một của mình, và dự phần vào hy lễ của Con với tấm lòng của 1 người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế do lòng mình sinh ra. Và cuối cùng, chính Chúa Jesu Kito khi hấp hối trên thập giá đã trối Ngài làm mẹ của môn đệ, qua lời này: “Thưa Bà, này là con Bà”
Vì Thiên Chúa không muốn tỏ bày màu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng, trước khi Ngài đổ tràn đầy Thánh Thần Chúa Kito đã hứa, nên chúng ta thấy các Tông Đồ trước ngày hiện xuống đã kiên tâm hợp ý cầu nguyện cùng với các phụ nữ, với Đức Maria, cùng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Thánh Thần là Đấng đã bao phủ lấy Ngài trong ngày truyền tin. Sau cùng đã gìn giữ tinh sạch khỏi mọi vết tội nguyên tổ, và sau khi hoàn tất cuộc đời dưới thế, Đức Nữ Trinh vô nhiễm đã được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn cả xác, và được Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương vũ trụ, để nên giống con Ngài trọn vẹn hơn, là Chúa các Chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Chúng ta chỉ có 1 Đấng Trung Gian duy nhất, như lời thánh Tông Đổ dạy: “ Thực vậy, chỉ có 1 Thiên Chúa duy nhất, và chỉ có 1 Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, đó là Cgú Jesu Kito, là Người đã dâng mình làm giá chuộc mọi người. Nhưng vai trò làm mẹ của Đức Maria đối với loài người, không làm lu mờ hay giảm bớt vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kito chút nào, trái lại còn làm sang tỏ mãnh lực của sự trung gian ấy. Vì mọi ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Trinh Nữ trên nhân loại không phát sinh từ 1 sự cần thiết khách thể nào, nhưng từ ý định nhân lành của Thiên Chúa, và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kito, nguồn mạch mọi quyền lực của ảnh hưởng đó. Nhưng ảnh hưởng này không làm cản trở gì, trái lại còn giúp đỡ các tín hữu kết hợp trực tiếp với Chúa Kito
Từ mưôn đời Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa, cùng 1 lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, và theo chương trình của Chúa Quan Phòng, trên trần gian Ngài đã trở nên Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh, và cách đặc biệt hơn mọi người khác, Ngài là cộng sự viên quảng đại, và tôi tá khiêm hạ của Chúa. Vì đã cưu mang, sinh hạ, và nuôi dưỡng Chúa Kito, đã dâng Chúa Kito lên Chúa Cha, trong đền thánh, và cùng đau khổ với con mình chết trên thập giá, Đức Maria đã cộng tác cách rất đặc biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ lòng vâng phục, nhờ đức tin, đức cậy, và đức ái nồng nhiệt, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ chúng ta.
Nhưng trong nhiệm cuộc ân sủng, Đức Maria luôn tiếp tục thiên chức làm mẹ, từ khi Ngài tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền Tin. Sự ưng thuận mà Ngài đã không ngần ngại giữ vững bên thập giá, cho tới lúc vĩnh viễn hoàn tất việc cứu rỗi mọi người được tuyển chọn. Thực vậy sau khi về trời, vai trò của Ngài trong việc cứu độ không chấm dứt, nhưng Ngài vẫn tiếp tục liên lỉ cầu bàu để đem lại cho chúng ta những ân huệ, giúp chúng ta được phần rỗi đời đời . Với tình mẫu tử, Ngài chăm sóc những anh em của con Ngài, đang lữ hành trên dương thế, và đang gặp bao nguy hiểm thử thách cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời. Vì thế trong Giáo Hội, Đức Trinh Nữ được kêu cầu qua các tước hiệu : Trạng Sư, vị Bảo Trợ, Đấng Phù hộ, và Đấng Trung Gian. Tuy nhiên phải hiểu các tước hiệu ấy thế nào để không thêm bớt gì vào vinh dự và quyền năng của Đấng Trung Gian duy nhất.
Thực vậy, không bao giờ có thể đặt 1 tạo vật ngang hang với Ngôi Lời nhập thể, và cứu chuộc, nhưng cũng như chức linh mục của Chúa Kito được thông ban dưới nhiều hình thức cho các thừa tác viên và các giáo dân, và cũng như sự tốt lành duy nhất của Thiên Chúa , được ban phát nhiều cách cho các tạo vật, thì sự trung gian duy nhất của Đấng Cứu Thế, không những không loại bỏ, mà còn khuyến khích các thụ sinh cộng tác, trong sự tuỳ thuộc vào nguồn mạch duy nhất.
Vai trò tuỳ thuộc ấy của Đức Maria, Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng, mà luôn nghiệm thấy , và nhắn nhủ các tín hữu ghi nhớ trong lòng, để nhờ sự nâng đỡ và phù hộ từ mẫu của Ngài, họ gắn bó mật thiết hơn với Đấng Trung Gian và Cứu Thế.
Đức Trinh Nữ nhờ ân huệ và Sứ mệnh làm Mẹ Thiên Chúa , nhờ đó Ngài đươc hiệp nhất với con là Đấng Cứu Chuộc, và nhờ các ơn và nhiệm vụ đặc biệt khác, Ngài còn kết hợp mật thiết với Giáo Hội, như thánh Ambrosio đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đưc ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kito. Thực vậy, trong màu nhiệm Giáo Hội, chính Giáo Hội cũng được cách hợp pháp là Mẹ và Trinh Nữ. Đức Trinh Nữ Maria đi tiên phong, tỏ ra là 1 người mẹ và 1 trinh nữ gương mẫu tuyệt vời và hiếm có. Vì bởi lòng tin và vâng phục, Ngài đã sinh chính con Đức Chúa Cha nơi trần gian, mà không hề biết đến người nam, nhưng được Chúa Thánh Thần bao phủ. Như 1 Eva mới, Ngài đã đặt niềm tin vào sứ gỉả của Thiên Chúa, chứ không đặt vào con rắn xưa, 1 niềm tin không bị 1 nghi ngờ nào làm phai nhạt . Nhưng người con mà Ngài đã sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm Trưởng Tử trong nhiều anh em, nghĩa là các tín hữu , mà Ngài cộng tác vào việc sinh hạ và giáo dục với tình thương của 1 người mẹ.
Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự thánh thiên kỳ bí và noi gương đức ái của Đức Maria, và khi trung thành chu toàn thánh ý Chúa Cha, Giáo Hội cũng được làm mẹ nhờ lời Thiên Chúa mà Giáo hội trung thành lãnh nhận: thực vậy, nhờ việc rao giảng và ban phép thánh tẩy, Giáo Hội sinh hạ những người con được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và sinh ra do Thiên Chúa để họ lãnh nhận 1 đời sống mới và bất diệt. Giáo Hội cũng là Trinh Nữ đã giữ gìn toàn vẹn và tinh truyền lòng trinh nghĩa đã hiến cho phu quân. Và noi gương Mẹ Chúa mình, nhờ thần lực của Thánh Thần, Giáo Hội bảo tồn cho tinh tuyền 1 đức tin toàn vẹn, 1 đức cậy bền vững, và 1 đức mến chân thành.
Tuy nhiên, Giáo Hội qua con người của Đức Trinh Nữ đã đạt tới sự hoàn thiện làm cho mình nên thanh sạch và vẹn tuyền, nhưng Kito hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi, để tiến trên đường thánh thiện. Vì thế, họ ngước mắt lên nhìn Đức Maria, là 1 gương mẫu nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn, những nguời được chọn. Nhờ thành kính tưởng nhớ Đức Maria, và chiếm ngưỡng Ngài dưới ánh sáng của Ngôi Lời nhập thể. Giáo Hội cung kính tiến sâu hơn vào màu nhiệm cao thẳm, tức là màu nhiện nhập thể, và nên giống Phu Quân mình ngày 1 hơn. Thực vậy, Đức Maria đã mật thiết ggán liền với lịch sử cứu rỗi, và có thể nói được là Ngài đã quy tụ phản chiếu nơi mình những đòi hỏi cao cả nhất của đức tin, và khi các tín hữu nghe rao giảng về Ngài, và tôn sùng Ngài, họ được Ngài mời gọi đến kết hợp với nghi lễ của Con Ngài, và yêu mến Chúa Cha. Phần Giáo Hội càng tìm kiếm vinh quang Chúa Kito, càng nên giống khuôn mẫu cao cả của mình, nhờ luôn tiến tới trong đức tin, đức cậy, đức mến, và tìm kiếm cùng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự. Do đó, trong công cuộc Tông Đồ, Giáo Hội có lý để nhìn lên Đấng đã sinh ra Chúa Kito, là người được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và được Đức Trinh Nữ sinh ra để, nhờ Giáo Hội, cũng sinh ra và lớn lên trong lòng các tín hữu. Đời sống của Đức Trinh Nữ là 1 gương sáng của tình mẫu tử thắm thiết . Tình mẫu tử ấy, phải là động lực của tất cả những ai cộng tác vào Sứ Mệnh Tông Đồ của Giáo Hội để tái sinh nhân loại.
Nhờ hồng ân Thiên Chúa , Đức Maria được tôn vinh sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người, vì Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, và đã tham dự vào các màu nhiệm của Chúa Kito. Do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh, và đặc biệt sùng kính. Thực vậy, từ những đời rất xa xưa, Đức Trinh Nữ đã được tôn kính dưới tước hiệu “ Mẹ Thiên Chúa”, và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Ngài, trong mọi cơn gian nan khốn khó. Nhất là từ Công Đồng Epheso, Dân Thiên Chúa đã gia tăng lòng tôn kính Đức Maria cách lạ lùng: họ sùng kính mến yêu cầu khẩn và noi gương đúng như lời Ngài đã tiên báo: “ Muôn đời sẽ khen tôi có phúc, vì Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những việc trọng đại”. Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Giáo Hội , tuy hoàn toàn đặc biệt , nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể, và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Việc tôn kính Đức Maria khuyến khích thêm việc thờ phương Thiên Chúa ba Ngôi. Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lý lành mạnh và chính thống, tùy theo hoàn cảnh, thời gian , và nơi chốn, hợp với tính khí cùng tinh thần của tín hữu: những hình thức ấy, qua việc tôn vinh Mẹ, cũng làm cho tín hữu nhận biết đúng đắn, yêu mến ,làm vinh danh và tuân giữ giới răn Chúa Con, vì Người mà muôn vật được tạo thành, và nơi Người Chúa Cha hằng hữu “ muốn có đầy đủ mọi sự”
Thánh Công Đồng có ý dạy giáo lý công giáo ấy, đồng thòi Giáo Hội cũng khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và việc đạo đức nhằm suy tôn Ngài, và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ, cũng như hãy kính cẩn tuân giữ những quyết định của các thời đại trước liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kito , Đức Trinh Nữ và các thánh. Công Đồng cũng hết lòng khiuyến khích các nhà thần học, và những người ra giảng lời Chúa, khi xét đến phẩm chất phi thường của Mẹ Thiên Chúa, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng . Nhờ học hỏi Thánh Kinh, các thánh Giáo Phụ, các tiến sĩ, học hỏi các phụng vụ trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của quyền giáo huấn , họ hãy làm sáng tỏ đứng mức những chức vụ và đặc ân của ức Trinh Nữ. Những chức vụ và đặc ân này luôn quy hướng về Chúa Kito, nguồn mạch toàn thể chân lý, thánh thiện và đạo đức. Họ phải cẩn thận tránh xa mọi lời nói hay việc làm có thể làm cho các anh em ly khai, hay bất cứ ai khác, hiểu sai giáo lý đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại 1 sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ 1 đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận điạ vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến, và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta
Ngày nay, Mẹ Chúa Jesu đã được vinh hiển hồn xác lên trời, là hình ảnh và khởi thuỷ của Giáo Hội sẽ hoàn thành đời sau. Cũng thế, dưới đất này cho tới ngày Chúa đến. Ngài chiếu sáng như dấu chỉ long cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành.
Thánh Công Đồng rất vui mừng, và được an ủi, khi thấy ngay giữa các anh em ly khai không thiếu những người dâng lên Mẹ Thiên Chúa, vinh dự Ngài đáng được, nhất là các anh em đông phương, những người nhiệt thành và hết lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời đồng trinh. Tất cả mọi Kito hữu hãy thiết tha khẩn nguyện Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ loài người, để như Ngài đã trợ giúp Giáo Hội sơ khai bằng lời cầu nguyện của mình, thì ngày nay, được tôn vinh vượt trên các thánh trên trời, Ngài cũng cũng cầu bàu cùng Con Ngài, trong sự hiệp thông toàn thể các thánh , cho tới khi mọi gia đình dân tộc, hoặc đã mang danh hiệu Kito, hoặc chưa biết Đấng Cứu Chuộc mình, đều hân hoan đoàn tụ trong an bình và hoà thuận, hợp thành 1 dân Thiên Chúa duy nhất , hầu vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa rất thánh và không phân chia.
- Sở dĩ chúng tôi cho phổ biến nguyên văn Chương Vlll, trong Hiến chế ánh sáng muôn dân, vì đây là 1 văn bản hết sức quan trọng đối với người công giáo, để như đánh đổ những lập luận sai lầm vế Đức Mẹ từ trước tới nay. Ngay trong hàng ngũ dân Chúa, vẫn còn có nhiều ngưởi hiểu sai về Đức Mẹ. Nhất là ảnh hưởng 1 số anh em ly khai, hay đọc kinh thánh mà không hiểu rõ ràng, rồi bình luận mập mờ, làm suy yếu đức tin. Trong loạt bài truyện tích này, có rất nhiều bài nói về sự xúc phạm đến ảnh thánh Đức Mẹ, thì đã bị phạt ngay tức khắc. Công Đồng Hội Thánh vinh danh Đức Mẹ, tức là vinh danh Kinh Mân Côi, là vì Đức Mẹ rất yêu quý kinh Mân Côi. Cho nên qua các Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích ngưới ta năng lần chuỗi Mân Côi để kính mến Đức Mẹ, là vì lý do đó.
Trong các Tông Thư của các Đức Giáo Hoàng nói về Chuỗi hạt Mân Côi, và Kinh Mân Côi, kể cả 12 Tông thư, Tông Huấn rất nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Leo Xlll , thì có lẽ không có 1 văn kiện đặc biệt nào quan trọng, đầy đủ ý nghĩa , sâu sắc. súc tích , đề cao chuỗi hạt Mân Côi cho bằng Tông thư Rosarium Virginis Marioe của Đức Cố Giáo Hoàng Joan Phaolo 2. Chúng tôi chỉ xin trích ra những phần nào thật cần thiết, để qúy độc giả thấy sự quan trọng của Chuỗi hạt Mân Côi như thế nào. Nếu quý vị độc giả nào muốn đọc nguyên văn, thì có thể tìm mua ở các tiệm sách công giáo . Tuy nhiên những phàn chính yếu thì chúng tôi có ghi chép trong cuốn sách này.
TÔNG THƯ ROSARIUM VIRGINIS MARIOE
CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO ll GỬI CÁC
ĐỨC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ TÍN HỮU VỀ KINH
RẤT THÁNH MÂN CÔI
Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria, dần dần được hình thành trong ngàn năm thứ ll dười sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là 1 lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích, và được huấn quyền khuyến khích . Đơn sơ, nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là 1 lời kinh có ý nghiã lớn lao vào buổi hừng đông của ngàn năm thứ 3 này, vì mang lại hoa qủa thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống Kito hữu, đời sống này, sau 2 ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu, và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo, chèo ra chỗ sâu (duc altum) để 1 lần nữa loan báo, và cả đến hô to lên, trước thế gian rằng: Đức Jesu Kito là Chúa và Đấng Cứu độ, là đường, sự thật, và sự sống, mục tiêu của lịch sử nhân loại và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về.
Kinh Mân Côi, dầu rõ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là 1 lời kinh lấy Đức Kito làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin Mừng, mà ta có thể gọi là 1 bản tóm lược. Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magnificat, ca ngợi việc nhập thể cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của Ngài. Với kinh Mân Côi, dân Kito giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria, và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kito và kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua kinh Mân Côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế.
Các Giáo Hoàng và kinh Mân Côi
Nhiều vị tiền nhiệm của tôi, đã gán 1 tầm quan trọng lớn lao cho lời kinh này. Đáng đặc biệt ghi nhớ là Đức Giáo Hòang Leo Xlll, ngày 1/9/1883 đã ban hành Thông Điệp “Supremi Apostolatus Officio”, 1 văn kiện rất có giá trị, khởi đầu của nhiều lời phát biểu của Ngài về lời kinh này. Trong Thông điệp, Ngài xem kinh Mân Côi như 1 vũ khí thiêng liêng hũu hiệu chống lại sự dữ, đang phương hại đến xã hội. Trong số các Giáo Hoàng mới đây, từ Công Đồng Vatiacano 2, nổi danh trong việc cổ võ kinh Mân Côi, tôi muốn nhắc đến Á thánh Gioan XXlll, và nhất là Đức Giáo Hoàng Phaolo Vl, trong Tông Huấn “Marialis Cultus”, đã nhấn mạnh , theo tinh thần của Công Đồng Vaticano ll, tính chất tin mừng của Kinh Mân Côi, và chiều hướng quy về Chúa Kito. Chính tôi cũng đã thường xuyên khuyến khích năng đọc kinh Mân Côi. Từ thuở niên thiếu, lời kinh này đã có chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi đã được gợi nhớ cách mãnh liệt về điều đó, qua chưyến công du mới đây về Ba Lan, và nhất là tại đền thánh Kaiwaria . Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng, và trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu. Nơi lời kinh ấy, tôi đã tìm được sự nâng đỡ. Cách đây 24 năm, vào ngày 29/10/1978, vừa mới 2 tuần, sau khi được lựa chọn lên ngôi Tòa Phêro, tôi đã thẳng thắn thừa nhận: Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích nhất, một lời kinh kỳ diệu ! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ, và chiều sâu của nó. Có thể nói rằng Kinh Mân Côi, theo 1 nghĩa nào đó, là lời kinh chú giải chương cuối cùng của Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican 2, một chương đề cập đến sự hiện diện đáng thán phục của Mẹ Thiên Chúa trong màu nhiệm Đức Kito, và màu nhiệm Giáo Hội. Trên bối cảnh lời kinh Ave Maria, những biến cố chính trong đời sống Đức Jesu Kito diễn ra trước con mắt của linh hồn. Được quy lại thành những màu nhiệm vui, sáng, thương, mừng, dẫn chúng ta đến thông hiệp cách sống động với Đức Chúa Jesu, qua con tim của Mẹ Người, ta có thể nói thế. Đồng thời con tim của chúng ta có thể gán vào chục kinh Kính Mừng mọi biến cố của đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội, và toàn thể nhân loại. Mối quan tâm của riêng ta và của những người thân cận, đặc biệt những người gần gũi nhất của ta, những người thân thiết nhất của ta. Vì thế lời kinh Mân Côi đơn sơ ghi dấu ấn lên nhịp sống của con người.
Anh chị em thân mến, với những lời này tôi đã đặt những năm đầu của triều Giáo Hoàng trong nhịp sống hằng ngày của kinh Mân Côi. Hôm nay khi bắt đầu năm thứ 25 trong tư cách người kế vị thánh Phêro, tôi muốn làm lại cũng 1 điều đó. Biết bao ơn lành tôi đã lãnh nhận được trong những năm tháng này, từ Đức Thánh Trinh Nữ qua kinh Mân Côi: “Magnificat anima mea Dominum”. Tôi muốn dâng lời cảm tạ lên Chúa bằng những lời kinh của Mẹ rất thánh của Người, dưới sự che chở của Ngài, tôi đã đặt công việc phục vụ giáo hoàng của tôi: Totus Tuus !
Tháng 10/2002 – tháng 10/2002: Năm của kinh Mân Côi
Vì thế, tiếp nối suy tư của tôi trong Tông Thư Novo Milennio Ineunte, trong đó , sau kinh nghiệm năm thánh, tôi đã mời gọi dân Thiên Chúa xuất phát lại từ Đức Kito, tôi cảm thấy được thôi thúc đưa ra 1 suy tư về kinh Mân Côi, như 1 thứ bổ túc Thánh Mẫu Học cho Tông Thư ấy, và 1 lời khuyên nhủ chiêm ngưỡng dung nhan Đức Kito trong tâm tình hiệp với, và theo trường học của Mẹ rất thánh Người. Đọc kinh Mân Côi chính là chiêm ngưỡng với Đức Maria, dung nhan Đức Kito. Để làm nổi bật lời mời gọi này, nhân cơ hội kỷ niệm 120 năm ban hành Thông Điệp của Đức Lêo Xlll nói trên, tôi ước muốn rằng suốt năm nay, kinh Mân Côi sẽ được đặc biệt đề cao và cổ võ trong các cộng đồng Kito giáo khác nhau. Vì thế tôi công bố từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2003 là năm của Kinh Mân Côi. Tôi giao phó đề nghị mục vụ này cho sáng kiến của mỗi cộng đoàn Giáo Hội. Ý hướng của tôi không phải là chất thêm gánh nặng, nhưng đúng hơn kiện toàn và củng cố những chương trình mục vụ của các Giáo Hội địa phương. Tôi tin tưởng rằng đề nghị này sẽ được sẵn lòng và quảng đại đón nhận. Nếu được tái khám phá trong ý nghĩa trọn vẹn của nó, Kinh Mân Côi đi vào giữa lòng đời sống Kito hữu. Nó trao ban 1 cơ hội quen thuộc, nhưng đem nhiều kết qủa thiêng liêng và giáo dục cho đời sống chiêm ngưỡng cá nhân, đào tạo dân Thiên Chúa và công cuộc Phúc Âm hoá mới. Tôi sung sướng tái khẳng định điều đó khi vui mừng tưởng nhớ 1 kỷ niệm khác: Kỷ niệm 40 năm khai mạc Công Đồng Vatican 2 vào ngaỳ 11/10/ 1962, hồng ân lớn lao mà Thần khí Thiên Chúa ban cho Giáo Hội thời đại chúng ta.
Ý kiến bác bẻ kinh mân Côi
Đề nghị này quả là hợp thời xét từ nhiều lý do. Trước tiên, nhu cầu cấp bách phải đối diện với 1 thứ khủng hoảng nào đó của Kinh Mân Côi, mà trong bối cảnh lịch sử và thần học hiện tại, có nguy cơ bị hạ giá cách sai lầm, và do đó, không còn được truyền dạy cho thế hệ trẻ nữa. Có vài người nghĩ rằng: tính cách trung tâm của phụng vụ, được Cộng Đồng Vatican 2 nhấn mạnh cách chính đáng, đương nhiên dẩn đến giảm bớt tầm quan trọng của Kinh Mân Côi. Vâng, như Đức Giáo Hoàng Phaolo Vl đã làm sáng tỏ, lòi kinh này, không những không đối lập với phụng vụ, nhưng hỗ trợ, bởi vì nó dẫn nhập rất tốt và làm vang dội lại phụng vụ, bằng cách giúp cho dân chúng tham gia trọn vẹn và có chiều sâu, và thu nhận hoa qủa của nó trong đời sống hằng ngày.
Cũng có thể có 1, 2 người e ngại rằng: kinh Mân Côi, 1 cách nào đó, không có tính đại kết, bởi vì tính chất quy hướng rõ ràng vế Đức Maria của nó. Vâng, kinh Mân Côi rõ ràng là 1 sùng kính dâng lên Mẹ Thiên Chúa, mà Công Đồng đã mô tả: 1 sự sùng kính hướng vế trung tâm Kito của đức tin Kito giáo, đến độ khi Mẹ được tôn vinh, người Con được hiểu biết đúng đắn, yêu mến và tôn vinh. Nếu được khám phá lại cách đúng đắn, kinh Mân Côi là 1 phương tiện trợ giúp và chắc chắn không cản trở việc đại kết.
Một lối chiêm ngưỡng
Những lý do quan trọng nhất là để mạnh mẽ khuyến khích việc thực hành kinh Mân Côi, là vì nó là 1 phương tiện hữu hiệu nhất, để cổ võ các tín hữu dấn thân chiêm ngưỡng kito giáo, mà tôi đã đề nghị trong Tông Thư Novo Millennnio Iuente, như 1 sư phạm dạy đường nên thánh đích thực. Điều cần đến là 1 đời sống Kito hữu lỗi lạc hơn cả về nghệ thuật cầu nguyện . Bởi vì nền văn hoá hiện tại, dù giữa nhiều dấu chỉ mâu thuẫn, đã chứng kiến sự nổ rộ của 1 lời mời gọi mới mẻ, sống chiều kích thiêng liêng, cũng là do ảnh hưởng của các tôn giáo khác, thì càng khẩn cấp hơn bao giờ hết các cộng đoàn kito giáo phải trở thành những trường học đích thực của việc cầu nguyện.
Kinh Mân Côi thuộc về truyền thống tốt đẹp và đáng ca ngợi nhất của chiêm gưỡng kito giáo. Được phát triển bên Tây Phương, đó là 1 hình thức cầu nguyện suy tư điển hình, tương ứng cách nào đó với lời kinh của con tim, hay lời kinh kêu tên Chúa Jesu, cắm rễ trong mảnh đất Kito giáo Đông Phương
Cầu nguyện cho hoà bình và cho gia đình
Một số hoàn cảnh lịch sử cũng khiến cho việc phục hồi kinh Mân Côi nên hợp thời. Trước tiên nhu cầu nài xin Thiên Chúa ban cho ơn bình an. Kinh Mân Côi đã được các vị tiền nhiệm của tôi, và chính tôi nhiều lần để nghị như 1 lời kinh cầu cho hoà bình. Vào lúc khởi đầu cho 1 ngàn năm mới với biến cố tấn công gây kinh hãi ngày 11/9/2001, chứng kiến mỗi ngày tại nhiều miền trên thế giới, những cảnh đổ máu và bạo lức. Khám phá lại kinh Mân Côi, có nghĩa là chìm sâu vào việc chiêm ngưỡng màu nhiệm Đức Kito, Đấng là bình an của chúng ta, bởi vì Người đã liên kết đôi bên thành 1, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét . Vì thế, ta không thể đọc kinh Mân Côi mà không cảm thấy thôi thúc dấn thân cách cụ thể để kiến tạo hoà bình, đặc biệt tại quê hương Chúa Jesu, đang bị thử thách nặng nề, và đặc biệt gần gũi trong trái tim mọi kito hữu.
Một nhu cầu dấn thân và cầu nguyện tương tự nảy sinh từ 1 vấn đề nguy kịch của thời hiện đại: gia đình, tế bào nguyên thủy của xã hội càng ngày càng bị đe dọa, bởi những sức mạnh hủy diệt, ở bình diện ý thức hệ, lẫn thực hành, làm ta lo sợ cho tương lai của cơ chế nền tảng và không hể thiếu được này , và cùng với nó, cho tương lai của toàn thể xã hội. Làm sống lại Kinh Mân Côi trong các gia đình kito hữu, trong bối cảnh của 1 thừa tác vụ mục vụ rộng lớn hơn cho gia đình, sẽ là 1 trợ giúp hữu hiệu chống lại những tác động hủy hoại của cơn khủng hoảng đặc trưng này của thời đại chúng ta.
Này là Mẹ con
Nhiều dấu chỉ cho thấy rằng cả ngày hôm nay nữa, Đức Trinh Nữ muốn thể hiện qua lời kinh này mối quan tâm từ mẫu, người Mẹ mà Đấng Cứu Chuộc đang hấp hối, đã giao phó, qua người môn đệ yêu dấu, mọi người con cái nam nữ của Giáo Hội : Hỡi Bà, này là con Bà (Ga 19,26). Chúng ta biết rõ nhiều dịp trong thế kỷ 19 và 20, Mẹ Đức Kito đã làm cho ta cảm nhận được sự hiện diện của Ngài, và nghe được lời Ngài , nhằm khuyến khích dân Thiên Chúa thực hành hình thức chiêm ngưỡng này . Tôi muốn đặc biệt kể ra, dựa vào ảnh hưởng lớn lao trên đời sống các Kito hữu, và sự nhìn nhận có thẩm quyền từ Giáo Hội những cuộc hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, những đền thánh này tiếp tục được vô số khách hành hương tuôn đến tìm an ủi và hy vọng.
Bước theo các nhân chứng
Sẽ không thể nêu tên tất cả các vị thánh đã khám phá trong Kinh Mân Côi 1 con đường đích thực, để tăng trưởng trong sự thánh thiện. Tuy nhiên, chúng ta cần nhắc đến thánh Louis Marie Grignion de Montfort, tác giả của 1 tác phẩm xuất sắc về kinh Mân Côi, và gần hơn với chúng ta, Cha Pio Pietrelcina, mà tôi mới vừa có niềm vui phong thánh, là 1 vị Tông Đồ đích thực của Kinh Mân Côi. Chân Phước Bartolo Longo đã có 1 đoàn sủng đặc biệt. Con đường nên thánh của Ngài dựa trên 1 thần hứng được nghe thấy trong cõi thâm sâu của tâm hồn: “Ai truyền bà kinh Mân Côi sẽ được cứu độ”. Từ đó Ngài cảm thấy được mời gọi xây cất 1 nguyện đường kính Đúc Bà Mân Côi tại Pompei, gần những tàn tích của thành phố cổ, hầu như đã nghe lời loan báo của Đức Kito trước khi chôn vùi vào năm 79 A.D, trong 1 lần phun của núi lửa Vesuvius , chỉ vươn dậy từ đống tro tàn, từ hàng thế kỷ sau, như 1 nhân chứng về ánh sáng và bóng tối của nền văn minh cổ xưa. Qua sự nghiệp, và đặc biệt qua việc thực hành 15 ngày thứ 7 , Bartolomeo đã cổ võ các tâm hồn quy hướng về Đức Kito, và chiêm ngưỡng nhờ kinh Mân Côi, và đã nhận được sự cổ võ và lớn lao từ Đức Leo Xlll, vị Giáo Hoàng của kinh Mân Côi
Tông thư có 3 chương và 1 phần kết thúc:
Chương 1 : Chiêm ngưỡng Chúa Kito với Mẹ Maria. Ở chương này, Tông thư khuyên bảo chúng ta hãy bắt chước noi gương các nhân đức của Mẹ Maria, tưởng nhớ Chúa Kito với Mẹ Maria, học hỏi Chúa Kito với Mẹ Maria, và loan truyền Chúa Kito với Mẹ Maria.
Chương 2: Nói về những màu nhiệm Chúa Kito, và màu nhiệm Đức Mẹ. Toàn bộ Kinh Mân Côi là 1 bản Tổng lược Phúc âm Tân Ứơc, gồm những màu nhiệm Vui mừng , Ánh sáng, Thương Khó, Hiển Vinh.
Chương 3: Nói về giá trị của từng màu nhiệm suy ngắm, giá trị của kinh lạy Cha, 10 kinh kính Mừng, và kinh Sáng danh, và lời nguyện vắn tắt.
Phần Kết Thúc: Kinh Mân Côi thánh của Mẹ Maria là 1 sợi dây êm ái, cột chặt chúng ta với Thiên Chúa, với Chúa Jesu với Đức Mẹ, với Hội Thánh, với gia đình, giữa vợ chồng con cái.
Các màu nhiệm ánh sáng: (Đây là phần quan trọng của Tông Thư)
Đi từ cuộc đời thơ ấu và ẩn dật tại làng Nazaret, đến cuộc đời công khai của Chúa Jesu, việc chiêm ngưỡng dẫn chúng ta đến những màu nhiệm có thể gọi 1 cách đặc biệt là các màu nhiệm Ánh Sáng. Dĩ nhiên toàn thể các màu nhiệm Đức Kito, là 1 màu nhiệm ánh sáng. Ngưòi là Ánh Sáng thế gian. Tuy nhiên, chân lý này tỏ hiện 1 cách đặc biệt qua những năm tháng cuộc đời công khai, khi Người công bố tin mừng nước Thiên Chúa. Để đề nghị cho cộng đoàn Kito hữu 5 thời điểm quan trọng, các màu nhiệm chói sáng, trong giai đoạn này của cuộc đời Đức Kito. Tôi nghĩ nên chọn ra những màu nhiệm sau đây:
1- Chịu phép Rửa tại sông Jordan: Phép Rửa tại sông Jordan, tiên vàn là 1 ánh sáng. Tại đây khi Người bước xuống sông Jordan, Đấng vô tội, đã thành có tội, vì chúng ta, thì khi ấy cửa trời mở rộng, và có tiếng Chúa Cha tuyên nhận: Người là con yêu dấu. Trong khi đó Thánh Thần ngự xuống trên Người, và trao cho Người sứ mạng mà Người phải thi hành .
2- Tỏ mình ra tại tiệc cưới Cana: cũng là 1 ánh sáng. Khi Người biến nước thành rượu và mở rộng tâm hồn các môn đệ, để đón nhận đức tin, nhờ sự can thiệp của Đức Maria, người tín hữu đầu tiên
3- Công bố nước Thiên Chúa, và kêu mời xám hối: Đức Chúa Jesu loan báo nước Thiên Chúa đang đến, và kêu gọi xám hối, và tha thứ tội lổi cho những ai đến với Người, trong tâm tình tin tưởng khiêm hạ.
4- Hiển dung: là màu nhiệm ánh sáng trổi vượt hơn cả, theo truyền thống, là đã xảy ra trên núi Tabo. Vinh quang Thiên Chúa chói ngời trên dung nhan Đức Kito, trong khi Chúa Cha truyền lệnh cho các Tông Đồ đang kinh hãi, phải nghe lời Người.
5- Thiết lập Bí Tích Thánh Thể, như là 1 biểu hiện màu nhiệm vượt qua cuối cùng. Qua đó, Đức Kito trao ban mình và máu Người , dưới hình bánh và rựơu, và khẳng định Người yêu thương nhân loại cho đến cùng. Người sẽ hy sinh hiến mình để cứu chuộc nhân loại.
Trong các màu nhiệm này, ngoại trừ phép lạ Cana. Sự hiện diện của Đức Mẹ Maria là ở hậu cảnh. Các sách tin mừng chỉ nhắc đền sự hiện diện tình cờ của Đức Maria lúc này, lúc nọ, trong cuộc đời rao giảng của Chúa Jesu, và không đưa ra chỉ dẫn nào cho thấy Mẹ có mặt trong bữa tiệc ly. Tuy nhiên, vai trò Mẹ đảm nhận trong tiệc cưói Cana cách nào đó, đã đồng hành với Đức Kito suốt sứ vụ của Người. Đặc biệt lời khuyên từ mẫu của Đức Mẹ, mà Đức Mẹ gửi đến Giáo Hội: “Hãy làm điều Người dạy bảo”. Lời khuyên này là 1 lời giới thiệu rất thích hợp về những lời và dấu chỉ trong Sứ Vụ công khai của Chúa Jesu, và hình thành nền tảng Thánh Mãu học, và mỗi 1 màu nhiệm ánh sáng.
Kết thúc: Kinh Mân Côi của Đức Maria là mối dây êm ái, liên kết chúng ta với Thiên Chúa, với Đúc Mẹ Maria. Những điều đã nói trên đây làm sáng tỏ khá đầy đủ sự phong phú của kinh nguyện truyền thống này. Giáo Hội luôn tin tưởng vào hiệu năng của lời kinh nguyện này, khi giao phó kinh Mân Côi đọc chung trong Cộng đoàn, hay đọc trong gia đình, hoặc đọc tư nhân. Hôm nay tôi thiết tha giao phó sự nghiệp này cho các gia đình quyền năng của kinh Mân Côi, như tôi đã nói từ đầu. Ước gì lời kêu gọi của tôi không rơi vào quên lãng. Tôi phó dâng Tông Thư này trong bàn tay âu yếm của Đức Trinh Nữ Maria. Nguyện Mẹ được chúc phúc ở mọi nơi , hôm nay và mãi mãi dưới trần gian và các tầng trời.
Vatican, ngày 16 tháng 10 năm 2002
khởi đầu năm thứ 25, triều đại Giáo Hoàng của tôi
+ GIOAN PHALO ll
- Phải nói trong các Tông Thư của các ĐGH về chuỗi hạt Mân côi, thì đây là 1 Tông Thư quan trọng nhất, và cũng dài nhất. Là vì chính Đức Giáo Hoàng ngưòi cầm đầu Hội Thánh đã xác quyết Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, là rất quan trọng. Chính Đức Giáo Hoàng cũng đã nói: Ngài lấy chuỗi hạt Mân Côi làm căn bản cho cả cuộc đời Ngài, kể cả khi lên làm Giáo Hoàng cai trị Hội Thánh nữa.
Nguồn: http://tonghoimancoi.org/