Vũ Văn An1/7/2010
Chương chín: Mẹ Sầu Bi và Đấng Trung Gian
Vâng, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim bà. - Lu-ca 2:35
Theo Ernst Robert Curtius, hai thế kỷ mười hai và mười ba, là thời kỳ đã tổng hợp được “sứ điệp chủ yếu của tư tưởng trung cổ”, mà theo ông có nghĩa là “tinh thần, nhờ đó, nó tái khẳng định truyền thống” (1), với điều được Charles Homer Haskins gọi là “việc phục hưng đúng nghĩa thế kỷ mười hai” (2). Trong khoảng thời gian ấy, không ở chỗ nào sự kết hợp giữa truyền thống và canh tân lại hiển nhiên hơn là trong các tranh vẽ đức Ma-ri-a như Mẹ Sầu Bi (Mater Dolorosa), và học lý liên hệ tức học lý coi đức Ma-ri-a là Đấng Trung Gian (Mediatrix). Chỉ cần căn cứ vào con số các đoạn nói đến Ngài trong thi ca và tản văn cũng như địa vị mỗi ngày một sâu sắc hơn trong nghệ thuật tạo hình về Ngài cũng đủ khiến ta khó lòng không nhất trí với nhận định của Otto von Simson rằng: ”thời đại ấy chính là thời đại của đức Nữ Trinh” (3). Trong nghệ thuật Tiệp thời Gôtích chẳng hạn, Ngài là khuôn mạo nổi bật nhất (4).
Nếu việc làm sáng tỏ có hệ thống tước hiệu Đấng Trung Gian là biểu thức khách quan chính yếu của thánh mẫu học và là đóng góp thần học chủ yếu vào giáo huấn Kitô Giáo về đức Ma-ri-a của thời kỳ này, thì điều đó cũng cần được nhìn trong một căng thẳng sáng tạo đối với sự lớn mạnh của biểu thức chủ quan quan trọng nhất của nó, tức hình thức văn học và chủ đề sùng kính của tước hiệu Mẹ Sầu Bi: đức Ma-ri-a vừa một lúc than khóc cái chết của Chúa Kitô vì Chúa Kitô là Con Trai của Ngài vừa mừng đón cái chết ấy vì Chúa Kitô là Cứu Chúa của Ngài và là Cứu Chúa của toàn thể thế giới. Lời tiên tri của Simêong trong Phúc Âm, rằng “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua trái tim bà” (5), đã từ lâu vốn được coi như ám chỉ đến kinh nghiệm đức Ma-ri-a sẽ phải trải qua trong tư cách người chứng kiến quan trọng nhất và can dự nhiều nhất vào việc đóng đinh, đồng thời cũng ám chỉ đến chính cái chết của Ngài (6). Việc mô tả rằng “đứng bên thánh giá Chúa Giê-su, có mẹ Người” đi kèm với lời phán thứ ba từ trên thánh giá “thưa bà, này là con bà!” và “này là mẹ con!” (7), dù do Phúc Âm Gio-an ghi lại, rõ ràng đã ứng nghiệm lời tiên đoán của Simêong trong Phúc Âm Lu-ca. Sự phối hợp hai hình ảnh này, người Mẹ đứng dưới chân thánh giá và người Mẹ với trái tim nức nở, sầu đau và tang chế bị lưỡi gươm đâm thâu qua, đã sản xuất ra những vần thơ thật gợi cảm trong bài Stabat Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi Đứng Bên Thánh Giá):
Stabat mater dolorosa
iuxta crucem lacrimosa
dum pendebat filius;
cuius animam gementem
contristantem et dolentem
pertransivit gladius (8).
(Mẹ đứng âu sầu
bên thánh giá, mắt nhoà lệ
nơi treo con mình;
lòng mẹ thổn thức
buồn sầu đớn đau
một lưỡi gươm đâm thấu)
Bài thơ vô danh này rất có thể đã được phổ nhạc ngay sau khi sáng tác mà cũng rất có thể đã được viết ra để hát; tuy nhiên nó vẫn còn là bản văn đầy lôi cuốn đối với các soạn nhạc gia cho đến tận thế kỷ 19 và 20, được những bậc thầy hết sức đa dạng chú ý như Giovanni Pierluigi, Palestrina, Franz Joseph Haydn, Giovanni Pergolesi, Franz Schubert, Giuseppe Verdi, và Krysztof Penderecki (9). Sự tương phản trong cách sử dụng bài thơ nơi Gioacchino Rossini và nơi nhà soạn giả trẻ tuổi hơn nhưng cùng thời với ông là Antonín Dvorak đã dạy ta nhiều trong việc tìm hiểu không những các dị biệt giữa hai soạn giả này mà còn hàng loạt những xúc cảm chủ quan do bài Stabat Mater đem lại. Cách đọc của Dvorak có tính chiêm niệm, nhìn sâu vào bên trong, tới tận tâm hồn thổn thức của đức Trinh Nữ và sau đó tới tận linh hồn thổn thức của người tín hữu ngoan đạo và suy tư đến ý nghĩa các biến cố khủng khiếp trên thánh giá. Ngược lại, cách đọc của Rossini lại có tính nhạc kịch một cách không thể cưỡng lại được, đôi lúc gần như hớn hở hân hoan, như trong nhạc cảnh dành cho giọng nam cao đơn ca các lời tiên tri của Simêong: “Cuius animam gementem pertransivit gladius”. Johann Wolgang Goethe đã phóng tác bản văn Latinh của Bài Stabat Mater qua tiếng Đức. Trong tác phẩm Faust, ông đã để Gretchen cầu nguyện cùng Mẹ Sầu Bi trong giờ cô gặp khủng hoảng như sau: “Hãy ghé mắt nhân từ nhìn xuống nỗi khốn quẫn của con, hỡi đấng đắm chìm trong đau đớn. Với lưỡi gươm trong trái tim và với hàng ngàn nỗi đau mẹ đã nhìn lên cái chết của Con mẹ. Mẹ đã nhìn lên Chúa Cha và dâng lên Người những thở than cho cuộc thử thách [của Con mẹ] và cho cuộc thử thách của chính mẹ” (10). Qua đó, Goethe đã tạo ra một biểu thức thi ca tuyệt vời cho lòng đạo đức bình dân chân thực dâng kính đức Trinh Nữ Ma-ri-a – và, còn quan trọng hơn nữa, cũng vì mục tiêu thi ca của mình, đã dọn đường cho việc hiển dương tối hậu Mẹ Quang Vinh (Mater Gloriosa) (11). Bản giao hưởng số 3 của Henryk Górecky cũng đã diễn giải các lời của Stabat Mater mà không trích dẫn chúng để sử dụng cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và Mẹ Người mà mở rộng phạm vi nỗi sầu bi của chủ đề Mater Dolorosa bằng cách ôm lấy hết mọi khổ đau và người nằm xuống trong Thế Chiến Hai:
Kajze mi sie podziol
Mój synocek mily?
Pewnie go w powstaniu
Zle wrogi zabily (12).
Con đã đi đâu,
Hỡi Con yêu nhất đời của Mẹ?
Có lẽ trong cuộc vùng dậy
Kẻ thù độc ác đã giết chết Con.
Nhưng đó mới chỉ là những dịch bản tương đối hạn chế của planctus Mariae hay Marienklagen, tức những giòng thơ than vãn của đức Ma-ri-a thuộc thời kỳ này hay những thời kỳ sau đó (13). Như gợi ý của các tựa đề trên trong tiếng Latinh lẫn Đức Ngữ, Mater Dolorosa đã trở thành chủ đề nổi tiếng về đức Ma-ri-a, nhất là trong Giáo Hội Phương Tây. Nhưng ngày nay, nhờ các nghiên cứu gần đây của Margaret Alexiou và Gregory W. Dobrov, ta có thể nói rằng cái đường khai triển này không bắt đầu ở Phương Tây mà đã có trong dòng thơ Byzantine, vốn từng diễn tả đức Trinh NữThan Khóc, và ngay cả trước đó trong những điếu ca cổ điển (threnody) mô tả người đàn bà than khóc (14). Thí dụ trong Kontakion của Romanos Melodos, đức Ma-ri-a than vãn như sau:
Con ơi, mẹ tan nát vì buồn sầu yêu dấu, tan nát thật rồi
Mẹ không thể chịu được ý tưởng mẹ ở trong phòng
trong khi Con nằm trên thánh giá;
Mẹ ở tại nhà trong khi Con ở trong mồ.
Hãy để mẹ đến với Con! Thấy Con là mẹ vơi được nỗi sầu.
Chúa Kitô trả lời Mẹ:
Mẹ ạ, mẹ hãy gạt buồn sầu, gạt nó qua một bên.
Than vãn đâu xứng với mẹ, người vốn được xưng tụng “đầy ơn phúc”
Xin mẹ đừng lấy khóc lóc phủ bóng ơn gọi của mẹ.
Đừng giống những người thiếu hiểu biết, mẹ vốn khôn ngoan tuyệt vời.
Mẹ đang ngự giữa phòng tân hôn của Con.
Như Dobrov từng viết: “dĩ nhiên, điều này có ý nói tới vị thế hiển dương của đức Nữ Trinh, qua đó, trong tư cách đứng hàng hai chỉ thua sau Thiên Chúa, Ngài tiếp thu phần lớn chức năng của Chúa Kitô trong vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và loài người” (15).
Điều được thi ca thời Trung Cổ, cả Tây lẫn Đông Phương, nói tới qua những vần thơ cảm động, cũng đã được nghệ thuật tạo hình của cả Tây lẫn Đông mô tả (16). Về phương diện này, ta có thể khảo sát rất nhiều bức tượng, tranh ảnh bàn thờ cũng như các bức trạm trong đó đức Trinh Nữ bị lưỡi gươm đâm thâu. Tuy nhiên, bức Pietà của Michelangelo chắc chắn là cố gắng nổi tiếng nhất, cả trong điêu khắc lẫn hội họa, nhằm nắm bắt cho được cái chiều sâu thăm thẳm trong nỗi sầu buồn của đức Trinh Nữ khi Ngài ôm trong lòng thân xác tan nát của Người Con chịu đóng đinh (17). Người ta từng ghi nhận rằng thêm vào cái nhói đau ấy, Michelangelo đã diễn tả đức Ma-ri-a như một thiếu phụ. Vì trong tư cách Trinh Nữ đầy ơn phúc hết sức độc đáo của mình, Ngài không bị phai tàn vì tuổi tác, cũng như sau đó khi chết, thân xác Ngài sẽ không bị hư nát đi (18). Trên gương mặt đầy trẻ đẹp của Ngài, người ta đọc được cả sầu buồn lẫn thanh thản: Giờ phút khi Con Ngài kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” tuy là những giờ phút thảm sầu nhất của Ngài nhưng đồng thời cũng là những giờ phút thành tựu nhất của Ngài, giờ phút ứng nghiệm mọi lời Thiên Chúa phán liên quan đến Ngài trong giấc mơ của thánh Giu-se: “và nàng sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giê-su: vì con trẻ này sẽ cứu dân mình khỏi tội” (20).
Như lời của một trong các nhà thần học sâu sắc nhất của Công Giáo La Mã trong thế kỷ 20, tức Hans Urs von Balthasar, từng nói “Ngài chịu thống khổ cùng với Con, và trong tinh thần mình, Ngài cảm nghiệm chính cái chết của Người Con ấy” (21), ta thấy chủ đề này không hề bị giới hạn trong nghệ thuật, thi ca và thánh ca mà thôi. Liên tiếp trong thời Trung Cổ, chủ đề Mater Dolorosa đã cung cấp nội dung cho nhiều thị kiến về đức Ma-ri-a (22) xấy ra ở nhiều thời kỳ và tại nhiều nơi rất khác xa nhau như Thụy Điển và Tây Ban Nha. Thí dụ trong sách Các Mạc Khải của thánh nữ Brigitta nước Thụy Điển chẳng hạn, Chúa Giê-su phán với Mẹ Người: “Mẹ như thỏi vàng qúy được rèn trên đe thép, vì Mẹ từng chịu thử thách qua vô vàn tân toan thống khổ. Qua thống khổ của Con, Mẹ chịu đau đớn hơn bất cứ ai khác” (23). Ở một chỗ khác, thánh Brigitta diễn giải trình thuật đóng đinh trong các Phúc Âm như thể chính đức Ma-ri-a thuật lại: Ta, người mẹ sầu bi nhất của Người…vì buồn sầu đến đứng không vững. Và Con Trai ta, khi thấy ta và bạn hữu của Người khóc lóc đến không ai an ủi được, bằng một tiếng kêu lớn và đau đớn từ trong lồng ngực, đã thốt lên với Cha Người mà nói: ‘Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?’ như thể muốn nói: ‘Không ai thương xót Con, chỉ có Cha mà thôi, Lạy Cha” … vì Người nói thế để cảm thương ta nhiều hơn là cảm thương chính Người” (24). Và ở đầu mút kia của trục nam bắc Âu Châu Trung Cổ, thánh Têrêsa thành Avila, người được đức giáo hoàng Phaolô VI nâng lên hàng Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1970, đã tả lại một thị kiến trong đó “Chúa… nằm gọn trong cánh tay tôi như cách được mô tả trong ‘Nỗi Thống Khổ Thứ Năm’ của Đức Bà… Ngài nói với tôi: ‘đừng sợ việc này, vì sự kết hợp giữa Cha Ta và linh hồn con còn cao cả hơn việc này vô ngần’”. Như lời một chủ biên về thánh Têrêsa đã ghi nhận, “Nỗi Thống Khổ Thứ Năm (đúng ra là thứ sáu) diễn tả đức Ma-ri-a đang ôm tử thi của Con mình” (25).
Tác giả khảo luận thần học gây nhiều ảnh hưởng hơn cả từ trước đến nay về chủ đề Chúa Giê-su Là Đấng Trung Gian, tức cuốn Tại Sao Thiên Chúa Trở Nên Người Phàm, là thánh Anselm thành Canterbury. Ngài cũng đã viết một khảo luận khác tựa là Bàn Về Việc Thụ Thai Đồng Trinh và Tội Nguyên Tổ, cũng như nhiều bài kinh cầu nguyện thật sốt sắng xưng tụng đức Ma-ri-a là đấng trung gian (Mediatrix) (26). Như chính thánh Anselm đã nhấn mạnh, hai khảo luận trên liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì khảo sát chủ đề Chúa Giê-su Là Đấng Trung Gian tự nhiên sẽ gợi ra câu hỏi: “Làm thế nào Thiên Chúa có thể mang vào mình một con người lấy từ cái khối nhân loại tội lỗi kia mà lại không vương tội”. Câu hỏi ấy cũng là câu hỏi về chính đức Ma-ri-a (27). Trong ngành tranh ảnh của Kitô Giáo cũng như trong văn chương của tôn giáo này, người ta thấy một chú tâm mới tập trung vào vấn đề ý nghĩ của đức Ma-ri-a: một bức tranh của Ildefontus thành Toledo thế kỷ thứ bẩy, người nổi tiếng về lòng sùng kính Ngài, đã tạo ra “một trong những biểu thức xưa nhất của lòng sùng kính đối với đức Nữ Trinh, một lòng sùng kính đã bắt đầu phảng phất khắp trong lòng sùng đạo của Kitô Giáo” (28). Đức Ma-ri-a cũng được quan niệm như người đàn bà đã khuất phục sự khôn ngoan thế tục qua việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh đầy lạ lùng của mình. Ngài cũng là người đàn bà đã khuất phục các giáo huấn sai lầm của lạc giáo và chống trả lại các cuộc xâm lăng của quân mọi rợ.
Tính cách độc đáo của Ngài đã là chủ đề cho nhiều tước hiệu trao tặng Ngài. Ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương, các thi sĩ và thần học gia thi đua nhau khai triển các cách xưng hô dâng tặng đức Nữ Trinh. Ngài là “Đấng Phất Cờ Đạo Hạnh” (29) mà cuộc đời cầu nguyện đã trở thành mẫu mực cho tín hữu noi theo. Ngài là mẫu mực cho họ, vì Ngài “can đảm trong quyết tâm, điều độ trong thinh lặng, khôn ngoan trong tra vấn và công chính trong tuyên xưng” (30). Trong tư cách “Nữ Vương các thiên thần, Nữ Hoàng thống trị thế gian, và Mẹ Đấng thanh tẩy thế giới”, Ngài đủ tư cách nhận các tước hiệu như: Mẹ Chân Lý; Mẹ và Nữ Tử Đức Khiêm Nhu; Mẹ Các Kitô Hữu; Mẹ Của Hòa Bình; Đức Bà Rất Nhân Từ Nhân Hậu. Ngài cũng được gọi là Thành Thánh Thiên Chúa, nói theo kiểu thánh Augustinô. Sự nghịch lý do việc một thụ tạo mà lại trở nên mẹ Đấng dựng nên mình đủ để biện minh cho các tước hiệu như “suối nguồn, từ đó ngọn suối hằng sống tuôn trào, nguồn gốc khởi nguyên”. Bởi đó, Ngài là “người đàn bà duy nhất đáng được tôn kính, đấng được chiêm ngưỡng hơn bất cứ người đàn bà nào”. Thực tế, Ngài là “vinh quang chói lọi của thế gian, người con gái trong sạch nhất của trần gian”. Bởi thế, Ngài trổi vượt hơn hết mọi người “xinh đẹp hơn mọi người khác, đáng yêu hơn hết mọi người, huy hoàng, duyên dáng vinh quang thượng thặng”. Vinh quang của danh Ngài tỏa khắp thế gian.
Tất cả các tước hiệu và danh xưng trên đáng lý ra, và thực sự đã được nói đến từ những thế kỷ trước đó. Điều làm cho lòng sùng kính và tư tưởng của thời kỳ này khác với những gì đi trước nó là việc mỗi ngày người ta mỗi nhấn mạnh nhiều hơn đến chức phận Trung Gian của đức Ma-ri-a. Chính tước hiệu này xem ra cũng xuất phát đầu tiên từ thần học Phương Đông, nơi người ta xưng tụng Ngài là “Đấng Trung Gian lề luật và ơn thánh”. Bất kể do nguồn gốc Phương Đông hay do tư duy Phương Tây, từ ngữ này xuất hiện trong thuật ngữ Latinh khoảng cuối thế kỷ thứ 8. Tuy nhiên mãi đến hai thế kỷ 11 và 12, nó mới được tiếp nhận rộng rãi. Từ ngữ này là phương tiện để tóm lược điều được coi như chức phận kép của Ngài: Ngài là “đường qua đó Chúa Cứu Thế đến” với nhân loại trong biến cố nhập thể và cứu chuộc, mà cũng là đấng “qua đó ta lên gặp Đấng đang qua Ngài mà xuống với chúng ta… qua Ngài, chúng ta gặp được Chúa Con… để qua [Ngài] Đấng được ban cho chúng ta sẽ kéo chúng ta lên với Người”. Từ ngữ Đấng Trung Gia ám chỉ cả hai khía cạnh trên trong chức phận trung gian của đức Ma-ri-a.
Đầu hết, đây là cách nói đến vai trò tích cực của Ngài trong biến cố nhập thể và cứu chuộc. Từ định đề được mọi người chấp nhận: “việc cứu chuộc nhân loại sẽ không thể xẩy ra nếu Con Thiên Chúa không sinh ra từ một Trinh Nữ”, ta có thể trực tiếp và không thể sai lầm suy diễn ra định đề sau: “điều cũng cần thiết nữa là đức Nữ Trinh, đấng mà từ Ngài Ngôi Lời đã thành xác thịt, cũng cần phải được sinh ra”. Như thế, Ngài đã trở nên “cửa Thiên Đàng, phục hồi Thiên Chúa cho thế gian và mở cửa thiên đàng cho chúng ta”. Nhờ tham dự vào việc cứu chuộc, Ngài đã làm đầy thiên đàng bằng những người được cứu vớt và làm trống hỏa ngục bằng những kẻ đáng lẽ ra đã phải kết án tại đó, ngoại trừ chính Ngài. Việc Ngài ưng theo lời và ý muốn của Chúa đã làm cho việc nhập thể và do đó việc cứu chuộc xẩy ra được. Thánh Anselm cầu nguyện như sau: “Hỡi bà độc nhất một cách diệu kỳ và diệu kỳ một cách độc nhất, qua Bà mọi yếu tố được đổi mới, hỏa ngục được cứu chuộc, qủy ma bị dầy đạp dưới chân, nhân loại được cứu vớt, và thiên thần được phục hồi!”. Kiểu nói phục hồi các thiên thần có ý chỉ ý niệm cho rằng con số những kẻ được chọn sẽ bù vào con số các thiên thần sa ngã; đức Ma-ri-a được quan niệm như đấng qua đó “không những sự sống đã mất nay trở lại với nhân loại, nhưng cả phước hạnh cao qúy của thiên thần cũng được gia tăng” vì nhờ sự tham dự của Ngài vào việc cứu chuộc, các cơ binh thiên thần cũng lấy lại được sức mạnh hùng binh vẹn toàn của mình. Trong cùng hướng nghĩa ấy, Ngài cũng đã đền bù những gì Adong và E-và từng gây ra, và đem lại sự sống cho mọi con cháu sau này của họ. Như thế, nhờ Ngài, chức tư tế vương giả được nhắc tới trong Tân Ước (31) thực sự đã hiện diện trong Giáo Hội Kitô Giáo.Tất cả những điều ấy làm Ngài trở thành “thừa tác viên và cộng tác viên của nhiệm cục này, người đem lại cho chúng ta sự cứu vớt trần gian”.
Việc cộng tác của đức Ma-ri-a vào kế hoạch cứu rỗi giúp ta giải thích được hoàn cảnh khó hiểu trong các trình thuật Phúc Âm, như đoạn nói: sau khi sống lại, Chúa Kitô đã không hiện ra với Mẹ mình trước hết. “Tại sao Chúa phải hiện ra với Ngài khi Ngài biết chắc trăm phần trăm Chúa sẽ sống lại, ngay cả trước khi Chúa chịu chết và sống lại?” Ngài là một người trinh khiết mà từ Ngài, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa đã sinh ra để cứu vớt con người tội lỗi. Ngài là “cung thánh chuộc tội phổ quát, là nguyên nhân hoà giải toàn diện, là con thuyền và là đền thờ sự sống và cứu rỗi tất cả chúng tôi”. Những lời tán tụng giống như những lời tán tụng như thế của thánh Anselm về vị thứ của đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu chuộc, xướng lên trong bối cảnh cầu nguyện, cũng như trong phần lớn các ngôn từ nói về Ngài, chỉ có thể có nghĩa “Ngài là đấng Trung Gian, là đấng qua đó, lạy Chúa, chúng con đã nhận được lòng thương xót của Chúa, Ngài cũng là đấng qua đó chúng con đã đón nhận Chúa Giê-su vào nhà chúng con” như lời thánh Bernard thành Clairvaux đã thưa. Hay như lời thánh Tôma Aquinô nói trong thế kỷ thứ 13: “Ngài đầy ơn phúc đến tràn qua hết nhân loại. Quả thực, điều vĩ đại là một vị thánh đơn độc mà lại đầy ơn phúc đến độ có thể kéo ơn cứu rỗi cho nhiều người; nhưng, còn lạ lùng hơn nữa khi vị ấy có nhiều ơn phúc đến nỗi đủ cung ứng cho việc cứu rỗi toàn thể nhân loại; và việc ấy đã xẩy ra nơi Chúa Kitô và đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc. Như thế, trong mọi nguy nan, bạn có thể tìm ẩn thân nơi đức Trinh Nữ vinh hiển này… [Đức Ma-ri-a từng nói] ‘Mọi hy vọng sống và nhân đức đều ở trong ta’” (32).
Tuy nhiên, tước hiệu Đấng Trung Gian này không chỉ áp dụng cho địa vị đức Ma-ri-a trong lịch sử cứu chuộc mà cả trong chức phận Ngài liên tục cầu bầu cùng Chúa Kitô cho nhân loại, trong tư cách là đấng mà “chúng con ca ngợi đức khiết trinh và thán phục đức khiêm nhường; nhưng lòng nhân từ của mẹ còn dịu ngọt hơn, và chúng con bám lấy lòng nhân từ ấy cách âu yếm hơn, nghĩ về nó nhiều hơn, và năng kêu cầu nó nhiều hơn nữa”. Việc tưởng nhớ các ơn “nhân lành xưa” của đức Ma-ri-a đã làm dấy lên trong lòng tín hữu niềm hy vọng và tin tưởng “chạy lại cùng mẹ (Ma-ri-a), và qua mẹ, cùng Chúa Cha và Con mẹ” để có thể “xin mẹ (Ma-ri-a) ơn cứu rỗi”. Tuyệt đỉnh vinh quang của tín hữu là ý thức được việc đức Ma-ri-a đứng làm Trung Gian giữa họ và Con của Ngài; thực vậy, Thiên Chúa đã chọn Ngài đảm nhiệm chức phận chuyên cầu khẩn cho nhân loại trước mặt Con mình. Và bởi thế, Ngài là “Mẹ vương quốc trên trời, lạy mẹ Ma-ri-a, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nơi duy nhất con trú ẩn trong cơn ngặt nghèo”. Đức Ma-ri-a được xưng tụng như đấng đem thanh tẩy và chữa lành cho kẻ tội lỗi và là đấng cứu giúp chống lại các rù quyến của qủy ma; nhưng Ngài làm được thế nhờ đứng trung gian giữa Chúa Kitô và nhân loại. Người ta có thể cầu khẩn “Nhờ lời cầu bầu sốt mến của mẹ, mẹ hãy làm Con mẹ thương nguôi giận chúng con”; hay: “Lạy Đức Mẹ, Đấng Trung Gian của chúng con, Đấng Bầu Chữa chúng con, xin mẹ hãy giảng hòa chúng con cùng Con mẹ, xin mẹ gửi gắm chúng con nơi Người, giới thiệu chúng con với Người. Ôi Đấng Đầy Ơn Phúc, xin mẹ làm thế nhờ ơn phúc mẹ nhận được [từ Chúa], nhờ đặc ân mẹ vốn có, vì đấng từ nhân mẹ đã hạ sinh”.
Một vị giảng thuyết kia từng khuyên: “Vì ta có thói quen vui mừng trong ngày sinh nhật của Chúa Kitô, ta cũng nên vui mừng không kém trong ngày sinh nhật của mẹ Người”. Vì có luật căn bản này là “bất cứ điều gì ta đưa ra để ca tụng Mẹ đều thuộc về Con, và đàng khác, khi ta tôn kính Con, ta không khỏi không tôn vinh Mẹ”. Chúa Kitô rất vui khi ta dâng lời ca ngợi đức Trinh Nữ Ma-ri-a; ngược lại, bất cứ bất kính nào đối với Con hay Mẹ đều là một bất kính đối với vị kia. Chính hệ luận của việc cầu bầu trong tước hiệu Đấng Trung Gian đã bị giải thích như lấy mất một điều gì đó khỏi Chúa Kitô, đấng vốn là “Thầy Cả Thượng Phẩm để dâng các lời thề nguyền của dân lên Thiên Chúa”. Tuy nhiên để phản bác phe Cải Cách Thệ Phản vốn cho đó là việc thờ đức Ma-ri-a và làm giảm vinh quang của Chúa Kitô, Đấng Trung Gian Duy Nhất (33), ta phải nhìn nhận điều này: đức Ma-ri-a được “hiển dương qua Con toàn năng của mẹ, vì Con hiển vinh của mẹ, và nhờ Con đầy phúc của mẹ” như thánh Anselm từng xưng tụng trong lời cầu nguyện của ngài. Mặt khác, mọi người đều đồng thanh nhất trí rằng đức Ma-ri-a cũng được Chúa Kitô cứu rỗi, một sự nhất trí đã dứt khoát tác động trên việc đưa ra học lý của Phương Tây, tức học lý cho rằng nhờ được vô nhiễm thai, đức Ma-ri-a là trường hợp trừ vĩ đại đối với phổ quát tính của tội nguyên tổ (34). Những quá đáng trong lòng sùng kính cũng như trong ngôn từ hoa mỹ đã được chặn đứng nhờ nguyên tắc này là “đức Trinh Nữ vương giả không cần các vinh dự lầm lạc”.
Người ta vẫn cho rằng một vinh dự thích đáng và một biểu thức đúng đắn về địa vị của Ngài trong trật tự Thiên Chúa là khi đức Ma-ri-a được xưng tụng đứng hàng thứ hai về phẩm vị sau Thiên Chúa, Đấng đã chọn ngụ cư trong Ngài. Cơ sở của phẩm vị này là phần Ngài đóng góp trong công cuộc cứu chuộc, phần quan trọng hơn bất cứ phàm nhân nào khác. Qua Con của Ngài, Ngài được hiển dương “trên hết mọi thụ tạo” và xứng đáng được mọi thụ tạo tôn kính. Việc tôn kính này áp dụng không những đối với mọi thụ tạo trên thế gian, mà cả các thụ tạo khác nữa, đến nỗi “không còn gì trên trời mà không tùy phục đức Trinh Nữ qua Con của Ngài”. Mô phỏng theo ngôn từ của bài Te Deum vốn dùng ca ngợi Thiên Chúa, cũng như các thánh ca khác dâng kính đức Ma-ri-a thời Trung Cổ sau này, một bài thơ của thánh Phêrô Đamianô đã ca tụng như sau: “Ca đoàn thiên thần, đoàn ngũ tiên tri và tông đồ đều khẳng định mẹ được hiển dương hơn họ và chỉ sau một mình Thiên Chúa mà thôi”. Vì không một ai – “cả đoàn ngũ các tổ phụ với tất cả những ưu việt của họ cũng như đoàn ngũ tiên tri với hết năng lực đoán trước tương lai của họ, cả thượng viện tông đồ với tất cả thẩm quyền tài phán của họ” – cũng không thể so sánh với đức Nữ Trinh. Vì Ngài là người đứng hàng đầu trong triều thần thiên quốc, bất kể phàm nhân hay thiên thần, nên Ngài phải được toàn vũ trụ ca khen, chỉ thua Thiên Chúa mà thôi. Tóm lại, “không có gì ngang hàng với đức Ma-ri-a và không có gì cao trọng hơn đức Ma-ri-a, ngoại trừ Thiên Chúa”. Khi dùng luận chứng hữu thể học để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, thánh Andelm đã định nghĩa sự cao cả của Thiên Chúa bằng công thức thời danh sau đây: đó là sự cao cả “không còn gì có thể nghĩ tưởng được là cao cả hơn”. Ngài cũng căn cứ vào đó để định nghĩa sự trinh trong của đức Ma-ri-a như sau: đó là sự trinh trong mà “ngoại trừ Thiên Chúa ra, không còn gì có thể nghĩ tưởng được là trinh trong hơn”. Ngoại trừ Thiên Chúa ra, trong mọi điều vốn được gọi là thánh thiện, sự thánh thiện nơi đức Ma-ri-a độc đáo hơn hết.
Bởi thế, việc tôn kính và cầu nguyện với Ngài là điều xứng hợp. Dù, như trong chương trước đã đề cập tới, lòng sùng kính như thế đối với đức Trinh Nữ vốn đã có từ trước, nhưng một số các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong các thế kỷ này vẫn khuyến khích và nuôi dưỡng lòng sùng kính ấy một cách có hệ thống. Một tu viện trưởng dòng Bênêđictô là Guibert thành Nogent, trong một hồi ký, với nhiều bộc bạch tự truyện, đã diễn tả giây phút lúc mẹ ông đau đớn sinh ra ông như sau: “mẹ đã thề nguyền… rằng nếu sinh con trai, mẹ sẽ hiến con phục vụ Thiên Chúa…và dâng con cho Nữ Vương mọi loài chỉ sau Thiên Chúa”. Một tu viện trưởng khác cũng thuộc dòng Bênêđictô là Bernard thành Reichenau có thói quen gọi mình là “nô lệ của Mẹ Thiên Chúa”. Tuy nhiên, chính thánh Anselm, cũng là tu viện trưởng dòng Bênêđictô, sau này trở thành tổng giám mục thành Canterbury, thường cùng một lúc thân thưa với cả “lạy Chúa tốt lành và lạy Đức Bà nhân hậu của con”, cùng cầu xin hai Đấng: “Con khẩn cầu hai Đấng, hỡi người Con hiếu thảo và hỡi người Mẹ dấu yêu”. Điều từng được gọi là “sự tôn kính sáng láng với đức Ma-ri-a” trong Bernard thành Reichenau chính là đặc điểm của thời ấy. Các lời kinh dâng kính đức Ma-ri-a được trích dẫn để hỗ trợ cho những lời khuyên và các luận chứng biện hộ cho lòng sùng kính Ngài, và người ta thường khẩn khoản xin cho những lời cầu ấy nhận được sự cứu giúp của “Mẹ Đấng Phán Xử trong ngày nguy khốn”. Người ta cũng cho rằng cả ngày Sabát cũng đã được dâng kính đức Ma-ri-a, và những ai kêu cầu Ngài với danh hiệu “Cổng Trời, Cửa Sổ Thiên Đàng”, khi bị dằn vặt vì tội lỗi của mình đều được tha thứ hết.
Tầm quan trọng của đức Ma-ri-a trong lòng yêu mến và tôn sùng của Giáo Hội không có chi là quá đáng khi ngày lễ sinh nhật của Ngài được cử hành và được xác định như là “khởi nguyên của mọi ngày lễ của Tân Ước…, nguồn gốc của mọi ngày lễ khác”. Về vấn đề này người ta truyền tụng là ngày đức Ma-ri-a sinh ra đã được một thiên thần loan báo cho mẹ Ngài y như ngày Ngài hạ sinh Chúa Kitô đã được một thiên thần loan báo trước (dù Tân Ước giữ im lặng đối với việc loan báo đầu). Cho rằng đức Ma-ri-a làm nhiều phép lạ là điều đã trở thành biểu thức tiêu chuẩn của lòng sùng kính. Biểu thức này đúng với các thánh, thì dĩ nhiên càng phải đúng với đức Ma-ri-a. Một số các phép lạ này xẩy ra ngay trong thời Ngài còn trên dương thế, trong khi nhiều phép lạ khác tiếp tục xẩy ra mãi về sau, cho đến tận ngày nay; đàng khác từ sau thời Trung Cổ, con số các phép lạ này càng ngày càng gia tăng và đã đạt đến đỉnh cao trong các thế kỷ mười chín và hai mươi (35). Một hình thức sùng kính đặc biệt đối với các phép lạ này là việc thu tích các di bảo (relics) của Ngài. Trường hợp của Ngài có hơi phức tạp hơn trường hợp các thánh, vì người ta vốn tin rằng không một phần thân thể nào của Ngài còn hiện diện trên trần gian, bởi khi chết, thân xác Ngài đã được triệu về trời toàn diện. Đây là một tín điều đã được đức giáo hoàng Piô XII công bố năm 1950 (36). Tại Chartres chẳng hạn, theo một tác giả “tên và các di bảo của Mẹ Thiên Chúa được tôn kính gần như khắp trong thế giới Latinh”; tác giả này trước nhất có ý nói đến chiếc “áo dài thánh thiêng” của Ngài. Ấy thế nhưng khi một Giáo Hội đặc thù nào đó cho là mình sở hữu những di bảo như thế, thì cũng chính tác giả này lại cho rằng nếu “nhờ cũng một Chúa Thánh Thần từng làm Ngài thụ thai, mà Ngài biết rằng Đấng Ngài hạ sinh sẽ được công bố khắp thế gian” thì chắc Ngài đã lưu giữ đủ đồ lưu niệm thời thơ ấu của Đấng ấy thí dụ như mấy chiếc răng sữa hay bình sữa mẹ chẳng hạn. Cách thích đáng hơn để mừng kính hoài niệm về Ngài là tưởng nhớ ngày sinh của Ngài hay đọc kinh Kính Mừng, mà việc đọc đi đọc lại đầy lòng tôn kính đã trở thành đặc điểm của lòng đạo đức trong thời kỳ này và việc giải thích về nó cuối cùng đã đem lại căn bản để người ta nói lên được chỗ đứng đặc biệt của Ngài trong lịch sử cứu rỗi. Ta thấy rõ ràng có một liên hệ gần gũi giữa chủ quan tính trong việc sùng kính đức Ma-ri-a như là Mater Dolorosa và khách quan tính trong học lý coi Ngài là Mediatrix. Đó không phải là một liên hệ nghịch lý giống như việc mừng kính Ngài dưới hai tước hiệu Mẫu Mực Khiết Trinh và Mẫu Thân Phúc Đức (37), nhưng là liên hệ bổ túc, ít nhất cũng đến thời hiện đại, lúc nhiều người bác khước tính siêu việt khách quan của Ngài, một bác khước sẽ lấy mất đi tước hiệu Mediatrix, dù cùng một lúc, sự gia tăng chủ quan tính vẫn tiếp tục tìm được biểu thức có tính biểu tượng, đôi lúc tình cảm nữa, trong tước hiệu Mater Dolorosa.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Ernst Robert Curtius, European Literature and the Latin Middle Ages, bản dịch của Willard R. Trask (Priceton N.J.: Princeton University Press, 1953), 598.
2. Charles Homer Haskins, The Renaissance of the Twelfth Century (New York: Meridian Books, 1957).
3. Otto von Simson, The Gothic Cathedral: Origins of Gothic Architecture and the Medieval Concept of Order (New York: Pantheon Books, 1956), 172.
4. M. Kotrbova, Ceske goticke madony, hình ảnh của V. Fyman (Prague: Charita, 1985).
5. Lc 2:35.
6. Cũng nên xem chương 15 ở dưới.
7. Ga 19:25-26
8. Raby, Oxford Book of Medieval Latin Verse, 435.
9. Avery Thomas Sharp, “A Descriptive Catalog of Selected, Published Eighteenth-through Twentieth-Century Stabat Mater Setting for Mixed Voices, with a Discussion of the History of the Text” (Luận án tiến sĩ, University of Iowa, 1978).
10. Johann Wolfgang von Goethe, Faust, 3588-95.
11. Xem chương 12 ở dưới.
12. Xem chương 5 ở trên.
13. Sandro Sticca, The “Planctus Mariae” in the Dramatic Tradition of the Middle Ages, bản dịch của Joseph R. Berrigan (Athens: University of Georgia Press, 1988).
14. Margaret Alexiou, The Ritual Lament in Greek Tradition (Cambridge: Cambridge University Press, 1974); Gregory W. Dobrov, “A Dialogue with Death: Ritual Lament and the threnos Theotokou of Romanos Melodos”, Greek, Roman, and Byzantine Studies 35 (1994): 385-405.
15. Dobrov, “Dialogue with Death”, 393-97.
16. Jutta Barbara Desel, “Vom Leiden Christi ader von dem schmertzlichen Mitleyden Marie”: Die vielfigurige Beweinung Christi im Kontext thuringischer Schnitzretabel der Spatgotik (Alfer: VDG – Verlag und Datenbank fur Geisteswissenschaften, 1994).
17. Gerda Panofsky-Soergel, Michelangelos “Christus” und sein romiswcher Auftraggeber (Worms: Wernersche Verlagsgesellschaft, 1991).
18. Muốn tìm mối liên hệ giữa Pietà của Michelangelo và các mô tả khác về cảnh này, xin xem tuyển tập các hình chụp trong Paolo Monti, La Pietà: A Rondini di Michelangelo Buonarroti (Milan: P. Battaglini, 1977).
19. Mt 27:46.
20. Mt 1:21.
21. Hans Urs von Balthasar, The Threefold Garland: The World’s Salvation in Mary’s Prayer, bản dịch của Erasmo Leiva-Merikakis (San Francisco: Ignatius Press, 1982), 102.
22. Chủ đề này sẽ được bàn tới trong chương 13 ở dưới.
23. Aron Anderson chủ biên, The Mother of God and St Birgitta: An Anthology (Rome: Vatican Polyglot Press, 1983), 33.
24. Domenico Pezzini, “The Meditacion of oure Lordis Passyon” and Other Bridgettine Texts in MS Lambeth 432”, Studies in Birgitta and the Brigittine Order, James Hogg chủ biên (Lewiston, N.Y.: Edwin Mellen Press, 1993), 1:293. J. Pelikan trích dưới dạng tiếng Anh cổ như sau: “I, his moest sorrowful moder… for sorrow y myght unneth stonde. And my sonne, seying me and his friendis weping without comffort from the jntret of his breat… weping and crying out unto the fader, he said: ‘Fader and my Godde, why haest thou for-saken me?’ as yf he had said: ‘there is none that must haue mercy on me but thou fader’…for he said it more mevid out of my compassion than his owne”
25. Thánh Teresa thành Avila, Spiritual Relations, trong Complete Works of Saint Teresa of Jesus, do Alison Peers dịch và chủ biên, 3 cuốn (London: Sheed and Ward, 1950), 1:363-64.
26. The Christian Tradition, 3:160-74.
27. Thánh Anselm On the Virginal Conception and on Original Sin, lời nói đầu, Sancti Anselmi opera omnia, do F.S. Smith chủ biên (Edinburgh: Thomas Nelson, 1938-61), 2:139.
28. Meyer Schapiro, The Parma Ildefonsus: A Romanesque Illuminated Manuscript from Cluny, and Related Works (New York: College Art Assocation, 1964), 71.
29. Guibert thành Nogent On his own Life 1.16 (PL 156:871).
30. Thánh Bernard thành Clairvaux Sermons on Diverse Topics 52, Sancti Bernardi Opera, Jean Leclercq và Henri Rochais chủ biên, 8 cuốn (Rome: Editiones Cistercienses, 1957-77), 6-I: 276.
31. 1Pr 2:5; Kh 1:6.
32. Thánh Thomas Aquinô, The Three Greatest Prayers: Commentaries on the Our Father, the Hail Mary and the Apostle’s Creed, Laurence Shapcote dịch (Westminster, Md.: Newman Press, 1956).
33. Xem chương 11 ở duới.
34. Xem chương 14 ở duới.
35. Xem chương 13 ở duới.
36. Xem chương 15 ở duới.
37. Xem chương 8 ở trên.
Vâng, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu trái tim bà. - Lu-ca 2:35
Theo Ernst Robert Curtius, hai thế kỷ mười hai và mười ba, là thời kỳ đã tổng hợp được “sứ điệp chủ yếu của tư tưởng trung cổ”, mà theo ông có nghĩa là “tinh thần, nhờ đó, nó tái khẳng định truyền thống” (1), với điều được Charles Homer Haskins gọi là “việc phục hưng đúng nghĩa thế kỷ mười hai” (2). Trong khoảng thời gian ấy, không ở chỗ nào sự kết hợp giữa truyền thống và canh tân lại hiển nhiên hơn là trong các tranh vẽ đức Ma-ri-a như Mẹ Sầu Bi (Mater Dolorosa), và học lý liên hệ tức học lý coi đức Ma-ri-a là Đấng Trung Gian (Mediatrix). Chỉ cần căn cứ vào con số các đoạn nói đến Ngài trong thi ca và tản văn cũng như địa vị mỗi ngày một sâu sắc hơn trong nghệ thuật tạo hình về Ngài cũng đủ khiến ta khó lòng không nhất trí với nhận định của Otto von Simson rằng: ”thời đại ấy chính là thời đại của đức Nữ Trinh” (3). Trong nghệ thuật Tiệp thời Gôtích chẳng hạn, Ngài là khuôn mạo nổi bật nhất (4).
Nếu việc làm sáng tỏ có hệ thống tước hiệu Đấng Trung Gian là biểu thức khách quan chính yếu của thánh mẫu học và là đóng góp thần học chủ yếu vào giáo huấn Kitô Giáo về đức Ma-ri-a của thời kỳ này, thì điều đó cũng cần được nhìn trong một căng thẳng sáng tạo đối với sự lớn mạnh của biểu thức chủ quan quan trọng nhất của nó, tức hình thức văn học và chủ đề sùng kính của tước hiệu Mẹ Sầu Bi: đức Ma-ri-a vừa một lúc than khóc cái chết của Chúa Kitô vì Chúa Kitô là Con Trai của Ngài vừa mừng đón cái chết ấy vì Chúa Kitô là Cứu Chúa của Ngài và là Cứu Chúa của toàn thể thế giới. Lời tiên tri của Simêong trong Phúc Âm, rằng “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu qua trái tim bà” (5), đã từ lâu vốn được coi như ám chỉ đến kinh nghiệm đức Ma-ri-a sẽ phải trải qua trong tư cách người chứng kiến quan trọng nhất và can dự nhiều nhất vào việc đóng đinh, đồng thời cũng ám chỉ đến chính cái chết của Ngài (6). Việc mô tả rằng “đứng bên thánh giá Chúa Giê-su, có mẹ Người” đi kèm với lời phán thứ ba từ trên thánh giá “thưa bà, này là con bà!” và “này là mẹ con!” (7), dù do Phúc Âm Gio-an ghi lại, rõ ràng đã ứng nghiệm lời tiên đoán của Simêong trong Phúc Âm Lu-ca. Sự phối hợp hai hình ảnh này, người Mẹ đứng dưới chân thánh giá và người Mẹ với trái tim nức nở, sầu đau và tang chế bị lưỡi gươm đâm thâu qua, đã sản xuất ra những vần thơ thật gợi cảm trong bài Stabat Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi Đứng Bên Thánh Giá):
Stabat mater dolorosa
iuxta crucem lacrimosa
dum pendebat filius;
cuius animam gementem
contristantem et dolentem
pertransivit gladius (8).
(Mẹ đứng âu sầu
bên thánh giá, mắt nhoà lệ
nơi treo con mình;
lòng mẹ thổn thức
buồn sầu đớn đau
một lưỡi gươm đâm thấu)
Bài thơ vô danh này rất có thể đã được phổ nhạc ngay sau khi sáng tác mà cũng rất có thể đã được viết ra để hát; tuy nhiên nó vẫn còn là bản văn đầy lôi cuốn đối với các soạn nhạc gia cho đến tận thế kỷ 19 và 20, được những bậc thầy hết sức đa dạng chú ý như Giovanni Pierluigi, Palestrina, Franz Joseph Haydn, Giovanni Pergolesi, Franz Schubert, Giuseppe Verdi, và Krysztof Penderecki (9). Sự tương phản trong cách sử dụng bài thơ nơi Gioacchino Rossini và nơi nhà soạn giả trẻ tuổi hơn nhưng cùng thời với ông là Antonín Dvorak đã dạy ta nhiều trong việc tìm hiểu không những các dị biệt giữa hai soạn giả này mà còn hàng loạt những xúc cảm chủ quan do bài Stabat Mater đem lại. Cách đọc của Dvorak có tính chiêm niệm, nhìn sâu vào bên trong, tới tận tâm hồn thổn thức của đức Trinh Nữ và sau đó tới tận linh hồn thổn thức của người tín hữu ngoan đạo và suy tư đến ý nghĩa các biến cố khủng khiếp trên thánh giá. Ngược lại, cách đọc của Rossini lại có tính nhạc kịch một cách không thể cưỡng lại được, đôi lúc gần như hớn hở hân hoan, như trong nhạc cảnh dành cho giọng nam cao đơn ca các lời tiên tri của Simêong: “Cuius animam gementem pertransivit gladius”. Johann Wolgang Goethe đã phóng tác bản văn Latinh của Bài Stabat Mater qua tiếng Đức. Trong tác phẩm Faust, ông đã để Gretchen cầu nguyện cùng Mẹ Sầu Bi trong giờ cô gặp khủng hoảng như sau: “Hãy ghé mắt nhân từ nhìn xuống nỗi khốn quẫn của con, hỡi đấng đắm chìm trong đau đớn. Với lưỡi gươm trong trái tim và với hàng ngàn nỗi đau mẹ đã nhìn lên cái chết của Con mẹ. Mẹ đã nhìn lên Chúa Cha và dâng lên Người những thở than cho cuộc thử thách [của Con mẹ] và cho cuộc thử thách của chính mẹ” (10). Qua đó, Goethe đã tạo ra một biểu thức thi ca tuyệt vời cho lòng đạo đức bình dân chân thực dâng kính đức Trinh Nữ Ma-ri-a – và, còn quan trọng hơn nữa, cũng vì mục tiêu thi ca của mình, đã dọn đường cho việc hiển dương tối hậu Mẹ Quang Vinh (Mater Gloriosa) (11). Bản giao hưởng số 3 của Henryk Górecky cũng đã diễn giải các lời của Stabat Mater mà không trích dẫn chúng để sử dụng cuộc đối thoại giữa Chúa Kitô và Mẹ Người mà mở rộng phạm vi nỗi sầu bi của chủ đề Mater Dolorosa bằng cách ôm lấy hết mọi khổ đau và người nằm xuống trong Thế Chiến Hai:
Kajze mi sie podziol
Mój synocek mily?
Pewnie go w powstaniu
Zle wrogi zabily (12).
Con đã đi đâu,
Hỡi Con yêu nhất đời của Mẹ?
Có lẽ trong cuộc vùng dậy
Kẻ thù độc ác đã giết chết Con.
Nhưng đó mới chỉ là những dịch bản tương đối hạn chế của planctus Mariae hay Marienklagen, tức những giòng thơ than vãn của đức Ma-ri-a thuộc thời kỳ này hay những thời kỳ sau đó (13). Như gợi ý của các tựa đề trên trong tiếng Latinh lẫn Đức Ngữ, Mater Dolorosa đã trở thành chủ đề nổi tiếng về đức Ma-ri-a, nhất là trong Giáo Hội Phương Tây. Nhưng ngày nay, nhờ các nghiên cứu gần đây của Margaret Alexiou và Gregory W. Dobrov, ta có thể nói rằng cái đường khai triển này không bắt đầu ở Phương Tây mà đã có trong dòng thơ Byzantine, vốn từng diễn tả đức Trinh NữThan Khóc, và ngay cả trước đó trong những điếu ca cổ điển (threnody) mô tả người đàn bà than khóc (14). Thí dụ trong Kontakion của Romanos Melodos, đức Ma-ri-a than vãn như sau:
Con ơi, mẹ tan nát vì buồn sầu yêu dấu, tan nát thật rồi
Mẹ không thể chịu được ý tưởng mẹ ở trong phòng
trong khi Con nằm trên thánh giá;
Mẹ ở tại nhà trong khi Con ở trong mồ.
Hãy để mẹ đến với Con! Thấy Con là mẹ vơi được nỗi sầu.
Chúa Kitô trả lời Mẹ:
Mẹ ạ, mẹ hãy gạt buồn sầu, gạt nó qua một bên.
Than vãn đâu xứng với mẹ, người vốn được xưng tụng “đầy ơn phúc”
Xin mẹ đừng lấy khóc lóc phủ bóng ơn gọi của mẹ.
Đừng giống những người thiếu hiểu biết, mẹ vốn khôn ngoan tuyệt vời.
Mẹ đang ngự giữa phòng tân hôn của Con.
Như Dobrov từng viết: “dĩ nhiên, điều này có ý nói tới vị thế hiển dương của đức Nữ Trinh, qua đó, trong tư cách đứng hàng hai chỉ thua sau Thiên Chúa, Ngài tiếp thu phần lớn chức năng của Chúa Kitô trong vai trò trung gian giữa Thiên Chúa và loài người” (15).
Điều được thi ca thời Trung Cổ, cả Tây lẫn Đông Phương, nói tới qua những vần thơ cảm động, cũng đã được nghệ thuật tạo hình của cả Tây lẫn Đông mô tả (16). Về phương diện này, ta có thể khảo sát rất nhiều bức tượng, tranh ảnh bàn thờ cũng như các bức trạm trong đó đức Trinh Nữ bị lưỡi gươm đâm thâu. Tuy nhiên, bức Pietà của Michelangelo chắc chắn là cố gắng nổi tiếng nhất, cả trong điêu khắc lẫn hội họa, nhằm nắm bắt cho được cái chiều sâu thăm thẳm trong nỗi sầu buồn của đức Trinh Nữ khi Ngài ôm trong lòng thân xác tan nát của Người Con chịu đóng đinh (17). Người ta từng ghi nhận rằng thêm vào cái nhói đau ấy, Michelangelo đã diễn tả đức Ma-ri-a như một thiếu phụ. Vì trong tư cách Trinh Nữ đầy ơn phúc hết sức độc đáo của mình, Ngài không bị phai tàn vì tuổi tác, cũng như sau đó khi chết, thân xác Ngài sẽ không bị hư nát đi (18). Trên gương mặt đầy trẻ đẹp của Ngài, người ta đọc được cả sầu buồn lẫn thanh thản: Giờ phút khi Con Ngài kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?” tuy là những giờ phút thảm sầu nhất của Ngài nhưng đồng thời cũng là những giờ phút thành tựu nhất của Ngài, giờ phút ứng nghiệm mọi lời Thiên Chúa phán liên quan đến Ngài trong giấc mơ của thánh Giu-se: “và nàng sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giê-su: vì con trẻ này sẽ cứu dân mình khỏi tội” (20).
Như lời của một trong các nhà thần học sâu sắc nhất của Công Giáo La Mã trong thế kỷ 20, tức Hans Urs von Balthasar, từng nói “Ngài chịu thống khổ cùng với Con, và trong tinh thần mình, Ngài cảm nghiệm chính cái chết của Người Con ấy” (21), ta thấy chủ đề này không hề bị giới hạn trong nghệ thuật, thi ca và thánh ca mà thôi. Liên tiếp trong thời Trung Cổ, chủ đề Mater Dolorosa đã cung cấp nội dung cho nhiều thị kiến về đức Ma-ri-a (22) xấy ra ở nhiều thời kỳ và tại nhiều nơi rất khác xa nhau như Thụy Điển và Tây Ban Nha. Thí dụ trong sách Các Mạc Khải của thánh nữ Brigitta nước Thụy Điển chẳng hạn, Chúa Giê-su phán với Mẹ Người: “Mẹ như thỏi vàng qúy được rèn trên đe thép, vì Mẹ từng chịu thử thách qua vô vàn tân toan thống khổ. Qua thống khổ của Con, Mẹ chịu đau đớn hơn bất cứ ai khác” (23). Ở một chỗ khác, thánh Brigitta diễn giải trình thuật đóng đinh trong các Phúc Âm như thể chính đức Ma-ri-a thuật lại: Ta, người mẹ sầu bi nhất của Người…vì buồn sầu đến đứng không vững. Và Con Trai ta, khi thấy ta và bạn hữu của Người khóc lóc đến không ai an ủi được, bằng một tiếng kêu lớn và đau đớn từ trong lồng ngực, đã thốt lên với Cha Người mà nói: ‘Lạy Cha, sao Cha bỏ rơi con?’ như thể muốn nói: ‘Không ai thương xót Con, chỉ có Cha mà thôi, Lạy Cha” … vì Người nói thế để cảm thương ta nhiều hơn là cảm thương chính Người” (24). Và ở đầu mút kia của trục nam bắc Âu Châu Trung Cổ, thánh Têrêsa thành Avila, người được đức giáo hoàng Phaolô VI nâng lên hàng Tiến Sĩ Giáo Hội năm 1970, đã tả lại một thị kiến trong đó “Chúa… nằm gọn trong cánh tay tôi như cách được mô tả trong ‘Nỗi Thống Khổ Thứ Năm’ của Đức Bà… Ngài nói với tôi: ‘đừng sợ việc này, vì sự kết hợp giữa Cha Ta và linh hồn con còn cao cả hơn việc này vô ngần’”. Như lời một chủ biên về thánh Têrêsa đã ghi nhận, “Nỗi Thống Khổ Thứ Năm (đúng ra là thứ sáu) diễn tả đức Ma-ri-a đang ôm tử thi của Con mình” (25).
Tác giả khảo luận thần học gây nhiều ảnh hưởng hơn cả từ trước đến nay về chủ đề Chúa Giê-su Là Đấng Trung Gian, tức cuốn Tại Sao Thiên Chúa Trở Nên Người Phàm, là thánh Anselm thành Canterbury. Ngài cũng đã viết một khảo luận khác tựa là Bàn Về Việc Thụ Thai Đồng Trinh và Tội Nguyên Tổ, cũng như nhiều bài kinh cầu nguyện thật sốt sắng xưng tụng đức Ma-ri-a là đấng trung gian (Mediatrix) (26). Như chính thánh Anselm đã nhấn mạnh, hai khảo luận trên liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì khảo sát chủ đề Chúa Giê-su Là Đấng Trung Gian tự nhiên sẽ gợi ra câu hỏi: “Làm thế nào Thiên Chúa có thể mang vào mình một con người lấy từ cái khối nhân loại tội lỗi kia mà lại không vương tội”. Câu hỏi ấy cũng là câu hỏi về chính đức Ma-ri-a (27). Trong ngành tranh ảnh của Kitô Giáo cũng như trong văn chương của tôn giáo này, người ta thấy một chú tâm mới tập trung vào vấn đề ý nghĩ của đức Ma-ri-a: một bức tranh của Ildefontus thành Toledo thế kỷ thứ bẩy, người nổi tiếng về lòng sùng kính Ngài, đã tạo ra “một trong những biểu thức xưa nhất của lòng sùng kính đối với đức Nữ Trinh, một lòng sùng kính đã bắt đầu phảng phất khắp trong lòng sùng đạo của Kitô Giáo” (28). Đức Ma-ri-a cũng được quan niệm như người đàn bà đã khuất phục sự khôn ngoan thế tục qua việc sinh con mà vẫn còn đồng trinh đầy lạ lùng của mình. Ngài cũng là người đàn bà đã khuất phục các giáo huấn sai lầm của lạc giáo và chống trả lại các cuộc xâm lăng của quân mọi rợ.
Tính cách độc đáo của Ngài đã là chủ đề cho nhiều tước hiệu trao tặng Ngài. Ở Đông Phương cũng như ở Tây Phương, các thi sĩ và thần học gia thi đua nhau khai triển các cách xưng hô dâng tặng đức Nữ Trinh. Ngài là “Đấng Phất Cờ Đạo Hạnh” (29) mà cuộc đời cầu nguyện đã trở thành mẫu mực cho tín hữu noi theo. Ngài là mẫu mực cho họ, vì Ngài “can đảm trong quyết tâm, điều độ trong thinh lặng, khôn ngoan trong tra vấn và công chính trong tuyên xưng” (30). Trong tư cách “Nữ Vương các thiên thần, Nữ Hoàng thống trị thế gian, và Mẹ Đấng thanh tẩy thế giới”, Ngài đủ tư cách nhận các tước hiệu như: Mẹ Chân Lý; Mẹ và Nữ Tử Đức Khiêm Nhu; Mẹ Các Kitô Hữu; Mẹ Của Hòa Bình; Đức Bà Rất Nhân Từ Nhân Hậu. Ngài cũng được gọi là Thành Thánh Thiên Chúa, nói theo kiểu thánh Augustinô. Sự nghịch lý do việc một thụ tạo mà lại trở nên mẹ Đấng dựng nên mình đủ để biện minh cho các tước hiệu như “suối nguồn, từ đó ngọn suối hằng sống tuôn trào, nguồn gốc khởi nguyên”. Bởi đó, Ngài là “người đàn bà duy nhất đáng được tôn kính, đấng được chiêm ngưỡng hơn bất cứ người đàn bà nào”. Thực tế, Ngài là “vinh quang chói lọi của thế gian, người con gái trong sạch nhất của trần gian”. Bởi thế, Ngài trổi vượt hơn hết mọi người “xinh đẹp hơn mọi người khác, đáng yêu hơn hết mọi người, huy hoàng, duyên dáng vinh quang thượng thặng”. Vinh quang của danh Ngài tỏa khắp thế gian.
Tất cả các tước hiệu và danh xưng trên đáng lý ra, và thực sự đã được nói đến từ những thế kỷ trước đó. Điều làm cho lòng sùng kính và tư tưởng của thời kỳ này khác với những gì đi trước nó là việc mỗi ngày người ta mỗi nhấn mạnh nhiều hơn đến chức phận Trung Gian của đức Ma-ri-a. Chính tước hiệu này xem ra cũng xuất phát đầu tiên từ thần học Phương Đông, nơi người ta xưng tụng Ngài là “Đấng Trung Gian lề luật và ơn thánh”. Bất kể do nguồn gốc Phương Đông hay do tư duy Phương Tây, từ ngữ này xuất hiện trong thuật ngữ Latinh khoảng cuối thế kỷ thứ 8. Tuy nhiên mãi đến hai thế kỷ 11 và 12, nó mới được tiếp nhận rộng rãi. Từ ngữ này là phương tiện để tóm lược điều được coi như chức phận kép của Ngài: Ngài là “đường qua đó Chúa Cứu Thế đến” với nhân loại trong biến cố nhập thể và cứu chuộc, mà cũng là đấng “qua đó ta lên gặp Đấng đang qua Ngài mà xuống với chúng ta… qua Ngài, chúng ta gặp được Chúa Con… để qua [Ngài] Đấng được ban cho chúng ta sẽ kéo chúng ta lên với Người”. Từ ngữ Đấng Trung Gia ám chỉ cả hai khía cạnh trên trong chức phận trung gian của đức Ma-ri-a.
Đầu hết, đây là cách nói đến vai trò tích cực của Ngài trong biến cố nhập thể và cứu chuộc. Từ định đề được mọi người chấp nhận: “việc cứu chuộc nhân loại sẽ không thể xẩy ra nếu Con Thiên Chúa không sinh ra từ một Trinh Nữ”, ta có thể trực tiếp và không thể sai lầm suy diễn ra định đề sau: “điều cũng cần thiết nữa là đức Nữ Trinh, đấng mà từ Ngài Ngôi Lời đã thành xác thịt, cũng cần phải được sinh ra”. Như thế, Ngài đã trở nên “cửa Thiên Đàng, phục hồi Thiên Chúa cho thế gian và mở cửa thiên đàng cho chúng ta”. Nhờ tham dự vào việc cứu chuộc, Ngài đã làm đầy thiên đàng bằng những người được cứu vớt và làm trống hỏa ngục bằng những kẻ đáng lẽ ra đã phải kết án tại đó, ngoại trừ chính Ngài. Việc Ngài ưng theo lời và ý muốn của Chúa đã làm cho việc nhập thể và do đó việc cứu chuộc xẩy ra được. Thánh Anselm cầu nguyện như sau: “Hỡi bà độc nhất một cách diệu kỳ và diệu kỳ một cách độc nhất, qua Bà mọi yếu tố được đổi mới, hỏa ngục được cứu chuộc, qủy ma bị dầy đạp dưới chân, nhân loại được cứu vớt, và thiên thần được phục hồi!”. Kiểu nói phục hồi các thiên thần có ý chỉ ý niệm cho rằng con số những kẻ được chọn sẽ bù vào con số các thiên thần sa ngã; đức Ma-ri-a được quan niệm như đấng qua đó “không những sự sống đã mất nay trở lại với nhân loại, nhưng cả phước hạnh cao qúy của thiên thần cũng được gia tăng” vì nhờ sự tham dự của Ngài vào việc cứu chuộc, các cơ binh thiên thần cũng lấy lại được sức mạnh hùng binh vẹn toàn của mình. Trong cùng hướng nghĩa ấy, Ngài cũng đã đền bù những gì Adong và E-và từng gây ra, và đem lại sự sống cho mọi con cháu sau này của họ. Như thế, nhờ Ngài, chức tư tế vương giả được nhắc tới trong Tân Ước (31) thực sự đã hiện diện trong Giáo Hội Kitô Giáo.Tất cả những điều ấy làm Ngài trở thành “thừa tác viên và cộng tác viên của nhiệm cục này, người đem lại cho chúng ta sự cứu vớt trần gian”.
Việc cộng tác của đức Ma-ri-a vào kế hoạch cứu rỗi giúp ta giải thích được hoàn cảnh khó hiểu trong các trình thuật Phúc Âm, như đoạn nói: sau khi sống lại, Chúa Kitô đã không hiện ra với Mẹ mình trước hết. “Tại sao Chúa phải hiện ra với Ngài khi Ngài biết chắc trăm phần trăm Chúa sẽ sống lại, ngay cả trước khi Chúa chịu chết và sống lại?” Ngài là một người trinh khiết mà từ Ngài, Đấng vừa là người vừa là Thiên Chúa đã sinh ra để cứu vớt con người tội lỗi. Ngài là “cung thánh chuộc tội phổ quát, là nguyên nhân hoà giải toàn diện, là con thuyền và là đền thờ sự sống và cứu rỗi tất cả chúng tôi”. Những lời tán tụng giống như những lời tán tụng như thế của thánh Anselm về vị thứ của đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu chuộc, xướng lên trong bối cảnh cầu nguyện, cũng như trong phần lớn các ngôn từ nói về Ngài, chỉ có thể có nghĩa “Ngài là đấng Trung Gian, là đấng qua đó, lạy Chúa, chúng con đã nhận được lòng thương xót của Chúa, Ngài cũng là đấng qua đó chúng con đã đón nhận Chúa Giê-su vào nhà chúng con” như lời thánh Bernard thành Clairvaux đã thưa. Hay như lời thánh Tôma Aquinô nói trong thế kỷ thứ 13: “Ngài đầy ơn phúc đến tràn qua hết nhân loại. Quả thực, điều vĩ đại là một vị thánh đơn độc mà lại đầy ơn phúc đến độ có thể kéo ơn cứu rỗi cho nhiều người; nhưng, còn lạ lùng hơn nữa khi vị ấy có nhiều ơn phúc đến nỗi đủ cung ứng cho việc cứu rỗi toàn thể nhân loại; và việc ấy đã xẩy ra nơi Chúa Kitô và đức Trinh Nữ Đầy Ơn Phúc. Như thế, trong mọi nguy nan, bạn có thể tìm ẩn thân nơi đức Trinh Nữ vinh hiển này… [Đức Ma-ri-a từng nói] ‘Mọi hy vọng sống và nhân đức đều ở trong ta’” (32).
Tuy nhiên, tước hiệu Đấng Trung Gian này không chỉ áp dụng cho địa vị đức Ma-ri-a trong lịch sử cứu chuộc mà cả trong chức phận Ngài liên tục cầu bầu cùng Chúa Kitô cho nhân loại, trong tư cách là đấng mà “chúng con ca ngợi đức khiết trinh và thán phục đức khiêm nhường; nhưng lòng nhân từ của mẹ còn dịu ngọt hơn, và chúng con bám lấy lòng nhân từ ấy cách âu yếm hơn, nghĩ về nó nhiều hơn, và năng kêu cầu nó nhiều hơn nữa”. Việc tưởng nhớ các ơn “nhân lành xưa” của đức Ma-ri-a đã làm dấy lên trong lòng tín hữu niềm hy vọng và tin tưởng “chạy lại cùng mẹ (Ma-ri-a), và qua mẹ, cùng Chúa Cha và Con mẹ” để có thể “xin mẹ (Ma-ri-a) ơn cứu rỗi”. Tuyệt đỉnh vinh quang của tín hữu là ý thức được việc đức Ma-ri-a đứng làm Trung Gian giữa họ và Con của Ngài; thực vậy, Thiên Chúa đã chọn Ngài đảm nhiệm chức phận chuyên cầu khẩn cho nhân loại trước mặt Con mình. Và bởi thế, Ngài là “Mẹ vương quốc trên trời, lạy mẹ Ma-ri-a, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nơi duy nhất con trú ẩn trong cơn ngặt nghèo”. Đức Ma-ri-a được xưng tụng như đấng đem thanh tẩy và chữa lành cho kẻ tội lỗi và là đấng cứu giúp chống lại các rù quyến của qủy ma; nhưng Ngài làm được thế nhờ đứng trung gian giữa Chúa Kitô và nhân loại. Người ta có thể cầu khẩn “Nhờ lời cầu bầu sốt mến của mẹ, mẹ hãy làm Con mẹ thương nguôi giận chúng con”; hay: “Lạy Đức Mẹ, Đấng Trung Gian của chúng con, Đấng Bầu Chữa chúng con, xin mẹ hãy giảng hòa chúng con cùng Con mẹ, xin mẹ gửi gắm chúng con nơi Người, giới thiệu chúng con với Người. Ôi Đấng Đầy Ơn Phúc, xin mẹ làm thế nhờ ơn phúc mẹ nhận được [từ Chúa], nhờ đặc ân mẹ vốn có, vì đấng từ nhân mẹ đã hạ sinh”.
Một vị giảng thuyết kia từng khuyên: “Vì ta có thói quen vui mừng trong ngày sinh nhật của Chúa Kitô, ta cũng nên vui mừng không kém trong ngày sinh nhật của mẹ Người”. Vì có luật căn bản này là “bất cứ điều gì ta đưa ra để ca tụng Mẹ đều thuộc về Con, và đàng khác, khi ta tôn kính Con, ta không khỏi không tôn vinh Mẹ”. Chúa Kitô rất vui khi ta dâng lời ca ngợi đức Trinh Nữ Ma-ri-a; ngược lại, bất cứ bất kính nào đối với Con hay Mẹ đều là một bất kính đối với vị kia. Chính hệ luận của việc cầu bầu trong tước hiệu Đấng Trung Gian đã bị giải thích như lấy mất một điều gì đó khỏi Chúa Kitô, đấng vốn là “Thầy Cả Thượng Phẩm để dâng các lời thề nguyền của dân lên Thiên Chúa”. Tuy nhiên để phản bác phe Cải Cách Thệ Phản vốn cho đó là việc thờ đức Ma-ri-a và làm giảm vinh quang của Chúa Kitô, Đấng Trung Gian Duy Nhất (33), ta phải nhìn nhận điều này: đức Ma-ri-a được “hiển dương qua Con toàn năng của mẹ, vì Con hiển vinh của mẹ, và nhờ Con đầy phúc của mẹ” như thánh Anselm từng xưng tụng trong lời cầu nguyện của ngài. Mặt khác, mọi người đều đồng thanh nhất trí rằng đức Ma-ri-a cũng được Chúa Kitô cứu rỗi, một sự nhất trí đã dứt khoát tác động trên việc đưa ra học lý của Phương Tây, tức học lý cho rằng nhờ được vô nhiễm thai, đức Ma-ri-a là trường hợp trừ vĩ đại đối với phổ quát tính của tội nguyên tổ (34). Những quá đáng trong lòng sùng kính cũng như trong ngôn từ hoa mỹ đã được chặn đứng nhờ nguyên tắc này là “đức Trinh Nữ vương giả không cần các vinh dự lầm lạc”.
Người ta vẫn cho rằng một vinh dự thích đáng và một biểu thức đúng đắn về địa vị của Ngài trong trật tự Thiên Chúa là khi đức Ma-ri-a được xưng tụng đứng hàng thứ hai về phẩm vị sau Thiên Chúa, Đấng đã chọn ngụ cư trong Ngài. Cơ sở của phẩm vị này là phần Ngài đóng góp trong công cuộc cứu chuộc, phần quan trọng hơn bất cứ phàm nhân nào khác. Qua Con của Ngài, Ngài được hiển dương “trên hết mọi thụ tạo” và xứng đáng được mọi thụ tạo tôn kính. Việc tôn kính này áp dụng không những đối với mọi thụ tạo trên thế gian, mà cả các thụ tạo khác nữa, đến nỗi “không còn gì trên trời mà không tùy phục đức Trinh Nữ qua Con của Ngài”. Mô phỏng theo ngôn từ của bài Te Deum vốn dùng ca ngợi Thiên Chúa, cũng như các thánh ca khác dâng kính đức Ma-ri-a thời Trung Cổ sau này, một bài thơ của thánh Phêrô Đamianô đã ca tụng như sau: “Ca đoàn thiên thần, đoàn ngũ tiên tri và tông đồ đều khẳng định mẹ được hiển dương hơn họ và chỉ sau một mình Thiên Chúa mà thôi”. Vì không một ai – “cả đoàn ngũ các tổ phụ với tất cả những ưu việt của họ cũng như đoàn ngũ tiên tri với hết năng lực đoán trước tương lai của họ, cả thượng viện tông đồ với tất cả thẩm quyền tài phán của họ” – cũng không thể so sánh với đức Nữ Trinh. Vì Ngài là người đứng hàng đầu trong triều thần thiên quốc, bất kể phàm nhân hay thiên thần, nên Ngài phải được toàn vũ trụ ca khen, chỉ thua Thiên Chúa mà thôi. Tóm lại, “không có gì ngang hàng với đức Ma-ri-a và không có gì cao trọng hơn đức Ma-ri-a, ngoại trừ Thiên Chúa”. Khi dùng luận chứng hữu thể học để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, thánh Andelm đã định nghĩa sự cao cả của Thiên Chúa bằng công thức thời danh sau đây: đó là sự cao cả “không còn gì có thể nghĩ tưởng được là cao cả hơn”. Ngài cũng căn cứ vào đó để định nghĩa sự trinh trong của đức Ma-ri-a như sau: đó là sự trinh trong mà “ngoại trừ Thiên Chúa ra, không còn gì có thể nghĩ tưởng được là trinh trong hơn”. Ngoại trừ Thiên Chúa ra, trong mọi điều vốn được gọi là thánh thiện, sự thánh thiện nơi đức Ma-ri-a độc đáo hơn hết.
Bởi thế, việc tôn kính và cầu nguyện với Ngài là điều xứng hợp. Dù, như trong chương trước đã đề cập tới, lòng sùng kính như thế đối với đức Trinh Nữ vốn đã có từ trước, nhưng một số các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong các thế kỷ này vẫn khuyến khích và nuôi dưỡng lòng sùng kính ấy một cách có hệ thống. Một tu viện trưởng dòng Bênêđictô là Guibert thành Nogent, trong một hồi ký, với nhiều bộc bạch tự truyện, đã diễn tả giây phút lúc mẹ ông đau đớn sinh ra ông như sau: “mẹ đã thề nguyền… rằng nếu sinh con trai, mẹ sẽ hiến con phục vụ Thiên Chúa…và dâng con cho Nữ Vương mọi loài chỉ sau Thiên Chúa”. Một tu viện trưởng khác cũng thuộc dòng Bênêđictô là Bernard thành Reichenau có thói quen gọi mình là “nô lệ của Mẹ Thiên Chúa”. Tuy nhiên, chính thánh Anselm, cũng là tu viện trưởng dòng Bênêđictô, sau này trở thành tổng giám mục thành Canterbury, thường cùng một lúc thân thưa với cả “lạy Chúa tốt lành và lạy Đức Bà nhân hậu của con”, cùng cầu xin hai Đấng: “Con khẩn cầu hai Đấng, hỡi người Con hiếu thảo và hỡi người Mẹ dấu yêu”. Điều từng được gọi là “sự tôn kính sáng láng với đức Ma-ri-a” trong Bernard thành Reichenau chính là đặc điểm của thời ấy. Các lời kinh dâng kính đức Ma-ri-a được trích dẫn để hỗ trợ cho những lời khuyên và các luận chứng biện hộ cho lòng sùng kính Ngài, và người ta thường khẩn khoản xin cho những lời cầu ấy nhận được sự cứu giúp của “Mẹ Đấng Phán Xử trong ngày nguy khốn”. Người ta cũng cho rằng cả ngày Sabát cũng đã được dâng kính đức Ma-ri-a, và những ai kêu cầu Ngài với danh hiệu “Cổng Trời, Cửa Sổ Thiên Đàng”, khi bị dằn vặt vì tội lỗi của mình đều được tha thứ hết.
Tầm quan trọng của đức Ma-ri-a trong lòng yêu mến và tôn sùng của Giáo Hội không có chi là quá đáng khi ngày lễ sinh nhật của Ngài được cử hành và được xác định như là “khởi nguyên của mọi ngày lễ của Tân Ước…, nguồn gốc của mọi ngày lễ khác”. Về vấn đề này người ta truyền tụng là ngày đức Ma-ri-a sinh ra đã được một thiên thần loan báo cho mẹ Ngài y như ngày Ngài hạ sinh Chúa Kitô đã được một thiên thần loan báo trước (dù Tân Ước giữ im lặng đối với việc loan báo đầu). Cho rằng đức Ma-ri-a làm nhiều phép lạ là điều đã trở thành biểu thức tiêu chuẩn của lòng sùng kính. Biểu thức này đúng với các thánh, thì dĩ nhiên càng phải đúng với đức Ma-ri-a. Một số các phép lạ này xẩy ra ngay trong thời Ngài còn trên dương thế, trong khi nhiều phép lạ khác tiếp tục xẩy ra mãi về sau, cho đến tận ngày nay; đàng khác từ sau thời Trung Cổ, con số các phép lạ này càng ngày càng gia tăng và đã đạt đến đỉnh cao trong các thế kỷ mười chín và hai mươi (35). Một hình thức sùng kính đặc biệt đối với các phép lạ này là việc thu tích các di bảo (relics) của Ngài. Trường hợp của Ngài có hơi phức tạp hơn trường hợp các thánh, vì người ta vốn tin rằng không một phần thân thể nào của Ngài còn hiện diện trên trần gian, bởi khi chết, thân xác Ngài đã được triệu về trời toàn diện. Đây là một tín điều đã được đức giáo hoàng Piô XII công bố năm 1950 (36). Tại Chartres chẳng hạn, theo một tác giả “tên và các di bảo của Mẹ Thiên Chúa được tôn kính gần như khắp trong thế giới Latinh”; tác giả này trước nhất có ý nói đến chiếc “áo dài thánh thiêng” của Ngài. Ấy thế nhưng khi một Giáo Hội đặc thù nào đó cho là mình sở hữu những di bảo như thế, thì cũng chính tác giả này lại cho rằng nếu “nhờ cũng một Chúa Thánh Thần từng làm Ngài thụ thai, mà Ngài biết rằng Đấng Ngài hạ sinh sẽ được công bố khắp thế gian” thì chắc Ngài đã lưu giữ đủ đồ lưu niệm thời thơ ấu của Đấng ấy thí dụ như mấy chiếc răng sữa hay bình sữa mẹ chẳng hạn. Cách thích đáng hơn để mừng kính hoài niệm về Ngài là tưởng nhớ ngày sinh của Ngài hay đọc kinh Kính Mừng, mà việc đọc đi đọc lại đầy lòng tôn kính đã trở thành đặc điểm của lòng đạo đức trong thời kỳ này và việc giải thích về nó cuối cùng đã đem lại căn bản để người ta nói lên được chỗ đứng đặc biệt của Ngài trong lịch sử cứu rỗi. Ta thấy rõ ràng có một liên hệ gần gũi giữa chủ quan tính trong việc sùng kính đức Ma-ri-a như là Mater Dolorosa và khách quan tính trong học lý coi Ngài là Mediatrix. Đó không phải là một liên hệ nghịch lý giống như việc mừng kính Ngài dưới hai tước hiệu Mẫu Mực Khiết Trinh và Mẫu Thân Phúc Đức (37), nhưng là liên hệ bổ túc, ít nhất cũng đến thời hiện đại, lúc nhiều người bác khước tính siêu việt khách quan của Ngài, một bác khước sẽ lấy mất đi tước hiệu Mediatrix, dù cùng một lúc, sự gia tăng chủ quan tính vẫn tiếp tục tìm được biểu thức có tính biểu tượng, đôi lúc tình cảm nữa, trong tước hiệu Mater Dolorosa.
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Ernst Robert Curtius, European Literature and the Latin Middle Ages, bản dịch của Willard R. Trask (Priceton N.J.: Princeton University Press, 1953), 598.
2. Charles Homer Haskins, The Renaissance of the Twelfth Century (New York: Meridian Books, 1957).
3. Otto von Simson, The Gothic Cathedral: Origins of Gothic Architecture and the Medieval Concept of Order (New York: Pantheon Books, 1956), 172.
4. M. Kotrbova, Ceske goticke madony, hình ảnh của V. Fyman (Prague: Charita, 1985).
5. Lc 2:35.
6. Cũng nên xem chương 15 ở dưới.
7. Ga 19:25-26
8. Raby, Oxford Book of Medieval Latin Verse, 435.
9. Avery Thomas Sharp, “A Descriptive Catalog of Selected, Published Eighteenth-through Twentieth-Century Stabat Mater Setting for Mixed Voices, with a Discussion of the History of the Text” (Luận án tiến sĩ, University of Iowa, 1978).
10. Johann Wolfgang von Goethe, Faust, 3588-95.
11. Xem chương 12 ở dưới.
12. Xem chương 5 ở trên.
13. Sandro Sticca, The “Planctus Mariae” in the Dramatic Tradition of the Middle Ages, bản dịch của Joseph R. Berrigan (Athens: University of Georgia Press, 1988).
14. Margaret Alexiou, The Ritual Lament in Greek Tradition (Cambridge: Cambridge University Press, 1974); Gregory W. Dobrov, “A Dialogue with Death: Ritual Lament and the threnos Theotokou of Romanos Melodos”, Greek, Roman, and Byzantine Studies 35 (1994): 385-405.
15. Dobrov, “Dialogue with Death”, 393-97.
16. Jutta Barbara Desel, “Vom Leiden Christi ader von dem schmertzlichen Mitleyden Marie”: Die vielfigurige Beweinung Christi im Kontext thuringischer Schnitzretabel der Spatgotik (Alfer: VDG – Verlag und Datenbank fur Geisteswissenschaften, 1994).
17. Gerda Panofsky-Soergel, Michelangelos “Christus” und sein romiswcher Auftraggeber (Worms: Wernersche Verlagsgesellschaft, 1991).
18. Muốn tìm mối liên hệ giữa Pietà của Michelangelo và các mô tả khác về cảnh này, xin xem tuyển tập các hình chụp trong Paolo Monti, La Pietà: A Rondini di Michelangelo Buonarroti (Milan: P. Battaglini, 1977).
19. Mt 27:46.
20. Mt 1:21.
21. Hans Urs von Balthasar, The Threefold Garland: The World’s Salvation in Mary’s Prayer, bản dịch của Erasmo Leiva-Merikakis (San Francisco: Ignatius Press, 1982), 102.
22. Chủ đề này sẽ được bàn tới trong chương 13 ở dưới.
23. Aron Anderson chủ biên, The Mother of God and St Birgitta: An Anthology (Rome: Vatican Polyglot Press, 1983), 33.
24. Domenico Pezzini, “The Meditacion of oure Lordis Passyon” and Other Bridgettine Texts in MS Lambeth 432”, Studies in Birgitta and the Brigittine Order, James Hogg chủ biên (Lewiston, N.Y.: Edwin Mellen Press, 1993), 1:293. J. Pelikan trích dưới dạng tiếng Anh cổ như sau: “I, his moest sorrowful moder… for sorrow y myght unneth stonde. And my sonne, seying me and his friendis weping without comffort from the jntret of his breat… weping and crying out unto the fader, he said: ‘Fader and my Godde, why haest thou for-saken me?’ as yf he had said: ‘there is none that must haue mercy on me but thou fader’…for he said it more mevid out of my compassion than his owne”
25. Thánh Teresa thành Avila, Spiritual Relations, trong Complete Works of Saint Teresa of Jesus, do Alison Peers dịch và chủ biên, 3 cuốn (London: Sheed and Ward, 1950), 1:363-64.
26. The Christian Tradition, 3:160-74.
27. Thánh Anselm On the Virginal Conception and on Original Sin, lời nói đầu, Sancti Anselmi opera omnia, do F.S. Smith chủ biên (Edinburgh: Thomas Nelson, 1938-61), 2:139.
28. Meyer Schapiro, The Parma Ildefonsus: A Romanesque Illuminated Manuscript from Cluny, and Related Works (New York: College Art Assocation, 1964), 71.
29. Guibert thành Nogent On his own Life 1.16 (PL 156:871).
30. Thánh Bernard thành Clairvaux Sermons on Diverse Topics 52, Sancti Bernardi Opera, Jean Leclercq và Henri Rochais chủ biên, 8 cuốn (Rome: Editiones Cistercienses, 1957-77), 6-I: 276.
31. 1Pr 2:5; Kh 1:6.
32. Thánh Thomas Aquinô, The Three Greatest Prayers: Commentaries on the Our Father, the Hail Mary and the Apostle’s Creed, Laurence Shapcote dịch (Westminster, Md.: Newman Press, 1956).
33. Xem chương 11 ở duới.
34. Xem chương 14 ở duới.
35. Xem chương 13 ở duới.
36. Xem chương 15 ở duới.
37. Xem chương 8 ở trên.