Sonntag, Juli 31, 2016
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Đêm Canh Thức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An dịch7/31/2016Các bạn trẻ thân mến, chào các con!
Quả là điều tốt đẹp được ở đây với các con trong buổi Canh Thức Cầu Nguyện này!
Vào cuối chứng từ mạnh mẽ và cảm động của mình, Rand đã yêu cầu chúng ta một điều. Anh nói: "Tôi tha thiết xin các bạn cầu nguyện cho đất nước thân yêu của tôi". Câu chuyện của anh, liên quan đến chiến tranh, đau buồn và mất mát, đã kết thúc bằng lời xin cầu nguyện. Còn cách nào tốt hơn cho chúng ta để bắt đầu buổi canh thức này bằng cách cầu nguyện?
Freitag, Juli 29, 2016
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kỷ niệm 1050 năm Ba Lan chịu phép rửa
J.B. Đặng Minh An dịch7/29/2016Từ các bài đọc của buổi cử hành Phụng Vụ này một sợi chỉ thánh xuất hiện, một sợi chỉ trải dài trong lịch sử nhân loại và dệt nên lịch sử cứu độ.
Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta về kế hoạch lớn lao của Thiên Chúa: “khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình đến, sinh làm con một người phụ nữ” (Gl 4:4). Nhưng lịch sử cho chúng ta biết rằng khi “thời viên mãn này đến”, lúc Thiên Chúa trở thành con người, thì nhân loại vẫn chưa sẵn sàng một cách đặc biệt, thậm chí lúc đó cũng chưa có một giai đoạn ổn định và hoà bình: không có “Thời Vàng Son”. Khung cảnh của thế giới này không chào đón sự ngự đến của Thiên Chúa; thực vậy, “gia nhân chẳng chịu đón nhận Người” (Ga 1:11). Sự viên mãn của thời gian, vì thế, là một hồng ân trong đó Thiên Chúa lấp đầy thời gian của chúng ta với sự dư dật của lòng thương xót Ngài. Vì một tình yêu tuyệt đối Ngài đã khai mở thời viên mãn.
Donnerstag, Juli 28, 2016
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi ra mắt các bạn trẻ tại công viên Błonia
VietCatholic Network7/28/2016Sau thánh lễ tại Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Góra tại Częstochowa, Đức Thánh Cha đã đáp máy bay trực thăng về lại phi trường quốc tế Balice của Krakow. Lúc 17h, tại quảng trường ngay trước Tòa Giám Mục Krakow đã diễn ra lễ nghi trao chìa khóa thành phố cho Đức Thánh Cha. Ông Jacek Majchrowski, là thị trưởng thành phố, đã thay mặt người dân Krakow trao chìa khóa thành phố cho Đức Thánh Cha Phanxicô.
Dienstag, Juli 26, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (25)
Vũ Văn An7/24/2016VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)
4. Thực hành của Giáo Hội và nền văn hóa thương xót
Dĩ nhiên, đối với Giáo Hội, chỉ nói đến chữ thương xót mà thôi là điều không đủ; điều cần là phải thực hành nó (Ga 3:21). Nhất là ngày nay, người ta phê phán Giáo Hội qua việc Giáo Hội làm nhiều hơn qua lời Giáo Hội nói. Do đó, sứ điệp của Giáo Hội phải gây hiệu quả trên các thực hành cụ thể của mình và đem lại một nền văn hóa thương xót trong toàn bộ sinh hoạt của mình (25).
Montag, Juli 25, 2016
Từ ngữ “Lạy Cha” là bí quyết của kinh nguyện Chúa Giêsu
Bùi Hữu Thư7/24/2016Rôma: ngày 24 tháng 7, 2016
Anh chị em thân mến,
Phúc Âm hôm nay khởi đầu với cảnh Chúa Giê-su cầu nguyện một mình tại một nơi riêng biệt. Khi Người cầu nguyện xong các môn đệ xin Người, “Lạy Thầy xin dạy chúng con cầu nguyện.” Và Người đã đáp lời, “Khi anh em cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha…”
Donnerstag, Juli 21, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (24)
Vũ Văn An7/20/2016VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)
3. Thống Hối: Bí Tích Thương Xót
Sứ điệp của Tin Mừng thương xót là sứ điệp trung tâm. Tuy nhiên, nơi Chúa Giêsu Kitô, lời đã thành xác thịt (Ga 1:14); do đó, lời của Giáo Hội cũng mang lấy hình thù cụ thể trong các bí tích (15). Mọi bí tích đều là bí tích của lòng thương xót của Thiên Chúa. Bí tích khai tâm, phép rửa, tháp nhập người được rửa tội vào hiệp thông Giáo Hội, vốn là một cộng đồng sự sống và yêu thương. Vì phép rửa tha thứ tội lỗi (Cv 2:38; 1Cr 6:11; Ep 1:7; Cl 1:14), nên nó là bí tích của lòng Chúa thương xót. Điều này cũng đúng đối với bí tích xức dầu bệnh nhân (Gc 5:15). Trong bí tích Thánh Thể, sức mạnh tha thứ tội lỗi của Máu Thánh Chúa, từng đổ ra trên thập giá, lại hiện diện trở lại mỗi lần cử hành (Mt 26:23). Như thế, việc cử hành Thánh Thể có sức mạnh tha thứ các tội lỗi hàng ngày của chúng ta. Theo phát biểu nổi tiếng của Thánh Augustinô, nó là bí tích của hợp nhất và yêu thương (16) nối kết chúng ta vào sự hợp nhất trong và với Chúa Giêsu Kitô và với nhau, và qua sự hợp nhất này, chúng ta được sai vào thế gian để phục vụ tình yêu và lòng thương xót (17).
Freitag, Juli 15, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (23)
Vũ Văn An7/14/2016VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót
1. Giáo Hội: Bí tích tình yêu và lòng thương xót
Giới răn thương xót không những áp dụng cho các Kitô hữu cá thể, mà còn cho Giáo Hội như một toàn thể nữa. Giống trường hợp Kitô hữu cá thể, giới răn đòi Giáo Hội phải có lòng thương xót đặt cơ sở trên hữu thể Giáo Hội như nhiệm thể Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội không phải là một thứ cơ quan xã hội hay bác ái; trong tư cách nhiệm thể Chúa Kitô, Giáo Hội là bí tích của sự hiện diện liên tục và hữu hiệu của Chúa Kitô trong thế giới. Trong tư cách ấy, Giáo Hội là bí tích của lòng thương xót. Giáo Hội là bí tích này trong tư cách “Chúa Kitô toàn diện”, nghĩa là Chúa Kitô làm đầu và làm chi thể. Như thế, Giáo Hội gặp gỡ chính Chúa Kitô ngay trong các chi thể của mình và trong các người đang cần sự giúp đỡ. Giáo Hội giả thiết phải làm cho Tin Mừng thương xót, vốn là chính Chúa Giêsu Kitô bằng người, trở thành hiện diện, qua lời nói, bí tích, trọn đời sống mình trong lịch sử, và đời sống các Kitô hữu cá thể. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng là đối tượng của lòng thương xót của Thiên Chúa. Là thân thể Chúa Kitô, Giáo Hội được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc. Nhưng Giáo Hội chứa đựng người tội lỗi trong lòng mình và, do đó, cần được thanh tẩy đi thanh tẩy lại ngõ hầu hiện diện ở đó tinh tuyền, thánh thiện (Ep 5:23, 26tt). Thành thử, Giáo Hội phải luôn tự hỏi mình một cách phê phán xem liệu mình có sống thực điều mình là và nên là không. Ngược lại, như Chúa Giêsu Kitô đã làm, chúng ta cũng thế, chúng ta giả thiết phải xử lý các lỗi lầm và thiếu sót của Giáo Hội, không theo cách tự cho mình là đúng, nhưng theo cách thương xót. Tuy thế, ta phải hiểu rõ điều này: Giáo Hội nào không có đức ái và lòng thương xót thì không còn là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô nữa.
Donnerstag, Juli 14, 2016
Chúa Nhật XVI thường niên - Năm C
Thoạt nghe bài Tin mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế?
Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo.
Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình.
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: “Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình.
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: “Tay trái không biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. “Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
PHỤC VỤ TRONG TRẬT TỰ
ĐTGM. Ngô Quang KiệtThoạt nghe bài Tin mừng hôm nay, có người đã trách móc: Sao Chúa quá mâu thuẫn. Mới tuần trước, Chúa kể truyện người xứ Samaria nhân hậu để dạy phải phục vụ. Vậy mà hôm nay, Chúa lại trách móc, tuy có nhẹ nhàng, nhưng vẫn đau đau, bà Martha đã lăng xăng phục vụ đón tiếp Chúa. Tại sao thế?
Nếu đọc kỹ bài tường thuật hôm nay cũng như toàn bộ Tin mừng, ta sẽ thấy phục vụ tuy được Chúa đề cao, nhưng vẫn phải nằm trong một trật tự toàn bộ của đời sống đạo.
Trật tự thứ nhất: Phục vụ phải biết quên mình.
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến khoe khoang tự mãn. Ta hãy nhớ lại chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện. Ông Biệt phái đứng giữa đền thờ, lớn tiếng kể công: “Lạy Chúa, con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18,12). Thái độ khoe mình của ông không được Thiên Chúa chấp nhận vì ông phục vụ mà không biết quên mình.
Phục vụ mà không quên mình sẽ đi đến ganh ghét, dòm ngó, lườm nguýt, loại trừ người khác. Về điểm này, Đức cha Bùi Tuần có đưa ra một hình ảnh rất ý nhị. Trên bàn thờ có ngọn nến và bông hoa. Cả hai cùng phục vụ bàn thờ. Nhưng nếu ngọn nến đốt cháy bông hoa thì thật đau lòng. Phục vụ mà không quên mình sẽ đưa đến loại trừ lẫn nhau. Điều Chúa muốn là phục vụ quên mình. Phục vụ quên mình là phục vụ kín đáo: “Tay trái không biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Phục vụ quên mình chỉ cố ý làm vui lòng Chúa chứ không so sánh hơn thua với anh em. Vì thế phục vụ quên mình sẽ rất khiêm tốn. “Sau khi đã làm tất cả thì hãy nói: Tôi chỉ là đầy tớ vô dụng, tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
Dienstag, Juli 12, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (22)
Vũ Văn An7/11/2016VI. Phúc thay ai có lòng thương xót (tiếp theo)
4. Đừng thương xót giả hiệu kiểu để mặc!
Ngay lòng thương xót và tôn giáo cũng có thể bị lạm dụng. Giới răn yêu thương người lân cận của Kitô Giáo, và nhất là giới răn yêu thương kẻ thù, phải được thể hiện trong các điều kiện của thế giới. Điều này có thể dẫn tới chỗ lòng thương xót trở thành lưỡng nghĩa, thậm chí bị hiểu sai và lạm dụng trong bầu khí lưỡng nghĩa của thế giới hiện nay. Người ta hầu như có thể làm đồi trụy lòng thương xót đến độ biến nó thành điều trái ngược với chính nó và làm cho lời kêu gọi thương xót trở thành một thứ “chất làm mềm” tâm thức Kitô Giáo.
Montag, Juli 11, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (21)
Vũ Văn An7/8/2016VI. Phúc thay ai có lòng thương xót (tiếp theo)
2. “Tha thứ cho nhau” và giới răn yêu thương kẻ thù
Lệnh truyền yêu thương người lân cận của Chúa Giêsu không những chỉ có tính trung tâm, nó còn triệt để nữa, triệt để đến nỗi có thể làm bạn hết hơi. Trong các phản đề của Bài Giảng trên Núi, cùng với mệnh lệnh phải chính trực hoàn hảo hơn nữa (Mt 5:20), Chúa Giêsu vượt quá không những truyền thống Do Thái, mà còn vượt quá mọi biện pháp của con người nói chung. Điều này rõ nhất trong lệnh truyền từ bỏ bạo lực: “Đừng chống cự kẻ làm điều ác”. Theo cách này, Người bác bỏ điều vẫn gọi là ius talionis (quyền trả đũa), tức qui luật “mắt đền mắt, răng đền răng” (Xh 21:24) và thiết lập ra một qui luật khác thay thế: “Nhưng nếu ai vả má phải của anh em, anh em hãy chìa má kia cho họ…” (Mt 5:38-42; xem Lc 6:29tt). Điều này vượt xa sức con người bình thường. Nó đòi ta một sự hào phóng nhân bản và Kitô Giáo và sự tự chế biết phá bỏ hết mọi vòng sự ác và cái vòng lẩn quẩn của bạo lực và phản bạo lực, bằng cách thiết lập hòa bình thay thế cho chúng.
Mittwoch, Juli 06, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (20)
Vũ Văn An7/5/2016VI. Phúc thay ai có lòng thương xót
Sứ điệp thương xót của Thiên Chúa không phải là một lý thuyết xa lạ đối với hành động và thực tại của thế giới, nó cũng không dừng lại ở bình diện phát biểu cảm xúc thương hại. Chúa Giêsu dạy ta phải có lòng thương xót như Thiên Chúa (Lc 6:36). Trong Bài Giảng Trên Núi, Người tuyên bố ai có lòng thương xót là người có phúc (Mt 5:7). Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, ta đọc thấy: “Bởi thế anh em hãy trở nên những người bắt chước Thiên Chúa, như những đứa con qúy yêu, và hãy sống trong tình yêu, như Chúa Kitô yêu thương chúng ta và phó mình cho chúng ta, như lễ dâng và hy lễ thơm tho dâng lên Thiên Chúa” (Ep 5:1-2). Chủ đề quán xuyến imitatio Dei, bắt chước Thiên Chúa và hành động của Người nơi Chúa Giêsu Kitô này, là điều nền tảng đối với Thánh Kinh (1). Do đó, sứ điệp thương xót của Thiên Chúa có nhiều hậu quả đối với đời sống của mọi Kitô hữu, đối với triết lý hành động mục vụ của Giáo Hội, và đối với các đóng góp mà các Kitô hữu nên cung hiến cho việc cơ cấu hóa xã hội một cách nhân ái, công chính, và đầy lòng thương xót.
Montag, Juli 04, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (19)
Vũ Văn An7/3/2016V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
7. Đứng trước những người vô tội chịu đau khổ, hy vọng được thương xót
Sứ điệp thương xót vô hạn của Thiên Chúa liên tiếp chạm trán với các thực tại khó hiểu trên thế giới và trải nghiệm thường bi thảm của những người đau khổ vô tội trên thế giới (147). Ở đây, ta có thể nghĩ tới không những các sự tàn bạo mà con người vốn chịu trách nhiệm, như chiến tranh, hành vi bạo lực, thanh trừng sắc tộc, bất công xấu xa, tra tấn, và các tình trạng thù địch khác, cũng như các tàn ác thể lý và tinh thần. Mà ta còn phải kể tên các sự ác mà con người không chịu trách nhiệm, như động đất và sóng thần tàn hại; hạn hán và lụt lội thê thảm; các bệnh lây lan dữ dội như bệnh dịch và tả lỵ; AIDS; các di tật nặng nề, kéo dài suốt đời; những căn bệnh đau đớn, lâu dài; các bệnh tâm thần nghiêm trọng; tang chế vì mất người phối ngẫu hay con cái; và các tai nạn bi thảm đủ loại. Lịch sử đau khổ của nhân loại xuyên suốt toàn bộ lịch sử của họ và mang thật nhiều khuôn mặt. Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể cho phép đủ thứ đau khổ như thế? Người ở đâu? Người đang ở đâu khi mọi điều này xẩy ra? Làm thế nào hòa giải được lịch sử đau khổ này với lòng thương xót của Thiên Chúa và với sự toàn năng của Người?
Samstag, Juli 02, 2016
Chúa Nhật XIV thường niên - Năm C
Ta thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.
CHÚA SAI TÔI ĐI
ĐTGM. Ngô Quang KiệtTa thường nghĩ rằng: Việc truyền giáo là dành cho các Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ. Giáo dân không được học hỏi gì nhiều làm sao có thể truyền giáo được? Truyền giáo phải có nhiều phương tiện vật chất. Thiếu phương tiện không có thể làm gì được. Đó là những quan niệm sai lầm mà Chúa vạch cho ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Chúa Giêsu cho ta thấy truyền giáo là công việc của mọi người khi Người sai 72 môn đệ lên đường. Mười hai Tông đồ có tên tuổi rõ ràng. Đó là thành phần ưu tuyển. Đó là các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ. Còn 72 môn đệ không có tên tuổi rõ ràng. Đó là một đám đông không xác định. Đó là tất cả mọi người giáo dân. Khi sai 72 môn đệ, Chúa Giêsu muốn huy động tất cả mọi người thuộc đủ mọi thành phần tham gia vào việc truyền giáo.
Freitag, Juli 01, 2016
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (18)
Vũ Văn An6/30/2016V. Các Suy Nghĩ Của Hệ Thống (tiếp theo)
6. Thiên Chúa, Đấng chịu đau khổ với chúng ta một cách đầy thương xót
Ở chỗ thân thiết nhất trong đời sống đức tin này, ta nên dừng lại chốc lát và tự hỏi: Thiên Chúa có thể đau khổ hay không? Thiên Chúa có thể không phải chỉ là một Thiên Chúa cau mày một cách thiện cảm đối với đau khổ không? Liệu người ta có thể thực sự nói đến một vị Thiên Chúa đau khổ với [mitleidenden] chúng ta không và, do đó, vui mừng với chúng ta không? Đây không hẳn chỉ là những câu hỏi hoàn toàn có tính suy lý. Vì câu trả lời cho chúng sẽ xác định xem liệu Thiên Chúa có phải là một vị Thiên Chúa biết đồng cảm hay không, theo nghĩa chân chính của từ ngữ. Vì chữ “sympathetic”, một chữ phát nguyên từ tiếng Hy Lạp (συμπαθειν), không những chỉ có nghĩa là “thiện cảm” mà còn có nghĩa là “đau khổ với” (đồng cảm) nữa. Ta có thể nói như thế về Thiên Chúa hay không?
Ngày 1
Cung Hiến Nhà Thờ Đức Bà – Jumieges, Pháp
Khi ngón tay chúng ta mân mê những hạt chuỗi, và lần đến mầu nhiệm thứ bốn mùa Thương – Chúa Giêsu vác thánh giá. Cảnh tượng thật thê lương cho Đức Maria. Kiệt sức vì mất ngủ, héo hon vì ưu tư lo lắng, giờ đây Mẹ gặp Chúa Giêsu, diện đối diện, khi Người vác thập giá lên đỉnh Golgotha.
Thánh nhan Chúa bầm dập, đẫm máu. Chúa chỉ có thể trao đổi với Mẹ qua ánh mắt. Và qua ánh mắt ấy, Chúa Giêsu mời Mẹ hợp nhất với Người trong công cuộc cứu độ nhân loại. Thế rồi, những tên lính xô đẩy Chúa đi, và Đức Maria vội vàng rảo theo cho kịp bước Con.
Chưa từng có một thập giá nào của nhân loại nặng nề cho bằng thập giá Chúa Giêsu đã chia sẻ với Đức Maria. Khi thập giá đè trĩu vai, bạn hãy ngước mắt, như Chúa Giêsu, nhìn về Mẹ Maria. Thập giá sẽ dễ dàng hơn cho bạn và cho tha nhân, nếu như có Mẹ trợ giúp.
Một Kinh Nguyện Thánh Mẫu: Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đồng Trinh chí thánh…
Edwin R. Mc Devitt, M.M
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Máu Thánh Cực Trọng;
Cung Hiến Nhà Thờ Đức Bà – Jumieges, PhápKhi ngón tay chúng ta mân mê những hạt chuỗi, và lần đến mầu nhiệm thứ bốn mùa Thương – Chúa Giêsu vác thánh giá. Cảnh tượng thật thê lương cho Đức Maria. Kiệt sức vì mất ngủ, héo hon vì ưu tư lo lắng, giờ đây Mẹ gặp Chúa Giêsu, diện đối diện, khi Người vác thập giá lên đỉnh Golgotha.
Thánh nhan Chúa bầm dập, đẫm máu. Chúa chỉ có thể trao đổi với Mẹ qua ánh mắt. Và qua ánh mắt ấy, Chúa Giêsu mời Mẹ hợp nhất với Người trong công cuộc cứu độ nhân loại. Thế rồi, những tên lính xô đẩy Chúa đi, và Đức Maria vội vàng rảo theo cho kịp bước Con.
Chưa từng có một thập giá nào của nhân loại nặng nề cho bằng thập giá Chúa Giêsu đã chia sẻ với Đức Maria. Khi thập giá đè trĩu vai, bạn hãy ngước mắt, như Chúa Giêsu, nhìn về Mẹ Maria. Thập giá sẽ dễ dàng hơn cho bạn và cho tha nhân, nếu như có Mẹ trợ giúp.
Một Kinh Nguyện Thánh Mẫu: Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đồng Trinh chí thánh…
Edwin R. Mc Devitt, M.M
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Abonnieren
Posts (Atom)