Sự Phục Sinh của Đức Kitô theo tinh thần của Thánh Phaolô
Nguồn: www.thoidiemmaria.net/Để trả lời cho các tín hữu Côrintô không tin vào sự sống lại đời sau, trong 34 câu đầu chương 15 thư thứ I gửi giáo đoàn này, thánh Phaolô nhắc lại cho tín hữu biết nòng cốt Tin Mừng như đã được các tông đồ rao giảng. Nghĩa là thánh nhân trính bày gia tài lòng tin kitô, mà chính ngài cũng đã nhận được và truyền lại cho tín hữu Côrintô. Câu trả lời của thánh nhân hoàn toàn khách quan, v́ì dựa trên truyền thống rao giảng Tin Mừng của cộng đoàn kitô tiên khởi. Tín hữu Côrintô cũng đã tiếp nhận Tin Mừng đó khi tin theo Chúa Kitô. Do đó viễn tưởng niềm hy vọng cứu rỗi cũng rộng mở trước mặt họ, nhưng với một điều kiện: đó là họ phải tuân giữ toàn vẹn hình thức cũng như nội dung giáo huấn lòng tin đã nhận lãnh, chứ không được lèo lái giải thích sai lạc đi. Nói cách khác, thánh Phaolô khẳng định rằng Tin Mừng của Chúa là một kho tàng có một lịch sử thông truyền và tạo ra một lịch sử mới cho người lãnh nhận nó. Do đó có hai điều kiện để Tin Mừng thực sự là Tin Mừng của Chúa: thứ nhất là nguồn gốc tông truyền, thứ hai là nội dung nguyên vẹn như đã được rao giảng trong cộng đoàn kitô tiên khởi.
Các câu 3b-5 ghi lại một công thức rất cổ xưa, chắc hẳn bắt nguồn từ cộng đoàn kitô hy lạp Antiokia vào khoảng năm 40. Nó gồm 4 câu ngắn: hai câu chính và hai câu phụ bổ túc cho chúng: ”Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, và đã được mai táng. Và Người đã sống lại ngày thứ ba như lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kêpha rồi với 12 Tông đồ”. Như thế nòng cốt Phúc Âm loan báo cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, được xác định bằng việc mai táng Đấng đã bị đóng đanh, và các lần hiện ra của Người. Tuy công thức nói trên hoàn toàn tập trung vào Đức Kitô nhưng không miêu tả Người với các tước hiệu của Thiên Chúa, trái lại nó đã chỉ nhắc tới các biến cố lịch sử là cái chết và sự phục sinh của Người. Dĩ nhiên các biến cố này đã được các tŕnh thuật Phúc Âm ghi lại không như là các dữ kiện khách quan, nhưng như tin vui được loan báo cho mọi người. Nó loan báo rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô có một ý nghĩa sâu xa trong lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa cùng dệt với nhân loại. Các kiểu nói ”vì tội lỗi chúng ta” và ”đúng như lời Kinh Thánh” cũng rất ý nghĩa. Kiểu nói thứ nhất nhấn mạnh trên giá trị cứu rỗi do cái chết của Chúa Giêsu đem lại cho con người. Kiểu nói ”chết vì tội lỗi chúng ta” có nghĩa đền bù hay thay thế? Dầu sao đi nữa, chính nhờ cái chết của Chúa Giêsu mà tín hữu đươc ơn tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa. Việc tham chiếu Kinh Thánh có ý nói rằng cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà nằm trong chương tŕnh cứu độ độ được các ngôn sứ báo trước. Nhưng trên cụ thể không có văn bản kinh thánh cựu hay tân ước nào được trích dẫn. Có lẽ kiểu nói ”vì tội lỗi chúng tôi” ám chỉ bài ca Người tôi tớ khổ đau của Giavê trong chương 53 sách Isaia. Ngoài ra kiểu nói ”Người đã chỗi dậy ngày thứ ba” ám chỉ lời ngôn sứ Hôsêa viết trong chương 6,2: “Sau hai ngày Ngài sẽ trao trả sự sống lại cho chúng ta và ngày thứ ba Ngài sẽ làm cho chúng ta chỗi dậy”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra khẳng đinh tổng quát của Kinh Thánh Cựu ước: chương trình cứu độ của Thiên Chúa hiện thực nơi Đức Kitô tử nạn và phục sinh.
Xác định “và Người đã được mai táng” nhằm nêu bật thực tại cái chết của Đức Giêsu. Việc mai táng trong mộ là dấu ấn đóng trên cái chết không thể sửa chữa được hay cứu vãn được nữa của Đấng đã bị đóng đanh. Việc nhắc tới Kêpha nghĩa là Phêrô và 12 Tông Đồ nhằm đưa chứng tá của đoàn tông đồ vào trong biến cố nòng cốt của lòng tin kitô. Sự phục sinh của Đức Kitô trở thành biến cố lịch sử trong kinh nghiệm của các nhân chứng. Chúa Kitô phục sinh đã hiện diện với vinh quang của Ngài trong cuộc sống của các chứng nhân này. Và như thế Ngài trở thành đối tượng của lời rao giảng và lòng tin. Tuy nhiên, ngoài dữ kiện truyền thống trên đây, tức các lần Chúa Kitô phục sinh tự tỏ hiện ra cho Phêrô và đoàn Tông Đồ như cũng được các Phúc âm ghi lại (Lc 24,34.36tt; Mt 28,16tt), thánh Phaolô còn thêm vào chứng tá của 500 môn đệ khác nữa, cộng thêm với chứng tá của Giacôbê, của tất cả các tông đồ và của chính thánh nhân. Ngoài ra, không kể kinh nghiệm gặp gỡ đổi đời đã có với Chúa Kitô phục sinh trên đường đến thành Damasco, thánh Phaolô chỉ nhắc sơ rằng ngài là chứng nhân rốt hết và tự so sánh với một bào thai bị phá. Đây là một từ nguyền rủa, có lẽ các địch thủ của thánh nhân đã dùng để nói lên sự bất xứng của thánh Phaolô, bởi vì Phaolô là người đã từng bách hại Giáo Hội Chúa. Sự kiện giờ đây ngài là tông đồ chỉ là ơn thánh thuần túy, chứ không phải công lao của thánh nhân. Chính v́i thế Phaolô chiếm chỗ rốt hết trong bậc thang của đoàn tông đồ. Đàng khác nỗ lực dấn thân trong công tác rao truyền Tin Mừng và mọi lao công khổ nhọc Phaolô phải cḥiu khiến cho thánh nhân trổi vượt hơn các tông đồ khác. Ơn thánh Chúa ban thật đã không vô ích nơi Ngài. Ở đây chúng ta thấy Phaolô tŕnh bầy tương quan biện chứng giữa con người tự nhiên và con người ơn thánh trong cuộc đời của thánh nhân. Cái hèn hạ và hư không của con người tự nhiên hiện hữu đồng thời với cái cao cả của con người ơn thánh. Cái tôi của ngài vừa là chủ thể tự hạ vừa là chủ thể tự tôn. Câu 11 cho thấy thánh Phaolô ngang hàng với các tông đồ và nhấn mạnh trên các nhân chứng của sự sống lại: ”Như vậy, dù tôi hay là các ṿị khác, chúng tôi đã rao giảng như thế và anh cḥi em đã tin như vậy”. Ý muốn tự biện minh của thánh nhân tỏ hiện ở đây. Chúa Kitô phục sinh đã hiện ra với Phaolô và trao cho ngài sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cứu độ, y như đã hiện ra với các Tông đồ khác và sai các vị đi rao giảng Tin Mừng cứu độ. Do đó tín hữu không thể nại vào lời rao giảng của Kêpha và các Tông đồ khác để khước từ lời rao giảng của Phaolô. Nghĩ rằng chứng tá của Phaolô kém thua chứng tá của các Tông đồ là sai lầm.
Danh sách các nhân chứng sự sống lại không nhằm chứng minh lòng tin vào Chúa Kitô phục sinh. Nó có ý chứng minh rằng lòng tin đó không phải là việc chấp nhận một sự thật phi thời gian, mà chấp nhận lời loan báo lịch sử phát xuất từ chính những người đã trực tiếp sống kinh nghiệm với Chúa Giêsu phục sinh, Đấng đã tự tỏ hiện ra cho họ trong vinh quang và sau đó vang vọng trong lề luật của một truyền thống trung thực. Sự kiện lời rao giảng đựơc đặt ngang hàng với lòng tin cũng rất ý nghĩa: ”Chúng tôi đã rao giảng như thế, và anh chị em cũng đã tin như vậy”. Nhưng để chống lại sự khước từ của các tín hữu Côrintô thánh Phaolô không thuần túy đề cập tới sự sống lại, mà nhấn mạnh trên lời loan báo Đức Kitô phục sinh: ”Nhưng nếu chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết chỗi dậy, th́i tại sao trong anh chị em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại?”. Qua đó thánh Phaolô cho thấy thái độ vô lý và không trung thực của tín hữu Côrintô. Nói chung thánh nhân tố cáo thái độ của họ mù quáng tin tưởng nơi kinh nghiệm hiểu biết các mầu nhiệm, kinh nghiệm đặc sủng và bí tích mà họ nâng lên làm mực thước sự thật không thể chối cãi đựơc. Tín hữu thuộc mọi thời đại phải đối chọi với qúa khứ của truyền thống phúc âm với một óc phê bình bén nhậy. Kitô giáo gắn liền với thời gian đặc ân của các lần Chúa Phục Sinh tự tỏ hiện ra cho môn đệ Ngài.
Từ lòng tin kitô học thánh Phaolô bước sang niềm hy vọng nhân chủng học. Thánh Phaolô muốn chứng minh cho thấy không thể tách rời lòng tin kitô học khỏi niềm hy vọng nhân chủng học. Việc khước từ sự sống lại của tín hữu kéo theo việc chối bỏ sự sống lại của Chúa Kitô: ”Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô cũng đã không chỗi dậy” (c. 13. x.c. 16). Giả dụ Đức Kitô đã không sống lại, thí chuyện ǵì sẽ xảy ra? Lời rao giảng của các tông đồ và chính lòng tin của thánh Phaolô cũng ra trống rỗng (c. 14): trống rỗng nội dung cứu độ. Chính vì thế trong câu 17 thánh Phaolô mới viết: ”Mà nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh chị em thật hão huyền, và anh chị em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh chị em”. Lòng tin trống rỗng và hão huyền khi nó không giải thoát con người khỏi tội lỗi. Và không có gì thay đổi trong cuộc sống của các tín hữu. Cuộc sống hiện tại của họ lập lại qúa khứ nô lệ tội lỗi. Cũng thế, lời rao giảng của các tông đồ trống rỗng, khi không đem lại ơn cứu độ nó loan báo. Lời loan báo của các tông đồ chỉ hữu hiệu, nếu công bố một biến cố thực. Như thế việc chấp nhận lòng tin chỉ sinh hoa trái thực sự khi nó gắn liền với thực tại Đức Kitô phục sinh. Tóm lại, không có Tin Mừng sự sống lại của Đức Kitô, nếu không có chứng tá của các tông đồ, và ngược lại không có chứng tá của các tông đồ, nếu không có sự sống lại của Đức Kitô.
Liên quan tới những người loan báo Tin Mừng, nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì các vị là những chứng nhân gian dối (c. 15) vì đã làm chứng cho một biến cố không hiện hữu. Còn đối với các tín hữu đã chết, thì bởi vì lòng tin của họ trống rống và hão huyền, nên đã chỉ có thể đưa họ tới sự hư mất đời đời (c. 18). Và hậu qủa sau cùng của giả thiết nếu Đức Kitô đã không sống lại, đó là các kitô hữu sẽ là những kẻ đáng thương nhất trần gian này, vì họ đã đặt hy vọng vào một chuyện hão huyền liên quan tới một nhân vật hão huyền. Đối với thánh Phaolô tin vào sự sống lại của những người đã chết đồng nghĩa với hy vọng nơi sự sống tương lai. Do đó khi từ chối tin vào sự sống lại cũng có nghĩa là đóng kín cuộc đời con người và số phận của nó trong giới hạn hẹp hòi của lịch sử hiện tại đời này. Như thế cuộc sống luân lý đạo đức khổ chế của kitô hữu chỉ là dấu chứng của sự điên khùng khờ dại. Và không ai đáng thương hơn những kẻ điên khùng khờ dại như thế!
Nguồn:http://tinmung.net/holiday/Muaphucsinh/MuaPhucSinh_INDEX.htm