Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C
PHÚC THAY NHỮNG KẺ THÂN THIẾT...
Suy niệm của Achille Degeest
Bài Phúc Âm hôm nay đáng nên suy niệm rất lâu. Chúng ta đơn giản ghi lấy một số yếu tố để hiểu rõ nội dung hơn.
1) Ngày hôm đó, ngày đầu trong tuần, là ngày Chúa sống lại, là Chúa nhật của chúng ta ngày nay. Các môn đệ hội họp, có lẽ là do Phêrô (người đã nhìn thấy ngôi mộ trống) triệu tập. Các cửa đóng chặn kỹ, biết đâu được phản ứng của nhà chức trách Do thái ra sao. Chúa đột nhiên ở giữa các ông, cho các ông tức khắc trông thấy Người đang sống trong trạng thái phục sinh, Người không trở lại trạng thái trước đây nữa. Câu nói đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho anh em!”. Đó là câu chào người ta thường dùng, nhưng ta có thể nghĩ rằng nghe thấy câu đó các môn đệ bớt được phần nào băn khoăn, vì cung cách cư xử của họ đối với Thầy hai hôm trước khiến họ không an tâm. Đàng khác, câu chúc bình an của Chúa luôn luôn là một ân huệ. Chúa ban cho các ông bình an của Người, bao gồm tha thứ, nhân từ và yêu mến, mà thành quả là niềm vui. Chúa nói thêm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em … Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…”
2) “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Chúa Giêsu sai các môn đệ. Chúng ta lưu ý về hai tính chất của sự sai phái này. Chúa sai các ông thi hành một sứ mạng giống sứ mạng của Người, cho các ông một quyền như Người. Đích phải đạt là cứu độ thế giới bằng cách loan báo Đấng là sự thật và có quyền tha tội. Quyền là do Thiên Chúa, do Cha. Cũng như Chúa Giêsu được Cha uỷ nhiệm làm Đấng cứu chuộc nhân loại, các môn đệ được Chúa Giêsu đặt làm sứ giả, làm tông đồ của ơn cứu độ. Cũng như quyền hành sứ mạng của Chúa Giêsu là do Cha, quyền hành sứ mạng của các môn đệ là do Chúa Giêsu. Đối với Phúc âm, tự ý trao cho bất cứ ai đã chịu phép thánh tẩy sứ mạng rao giảng Phúc âm cứu độ – là một sự lầm lẫn rất nặng nề. Các môn đệ là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn, kêu gọi và trao quyền. Sự rao giảng chân truyền bắt buộc phải theo đúng ý muốn của Chúa. Điều này không giảm nhẹ nghĩa vụ mỗi tín hữu phải làm việc tông đồ theo phương pháp rất hiệu quả, rất hào hiệp, đồng thời rất được linh ứng và rất thực tiễn. Nhưng không phải bất cứ tín hữu nào cũng có sứ mạng đặc biệt được quyền rao giảng.
3) “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…”. Truyền thống Kitô giáo luôn luôn thừa nhận trong câu này sự thiết lập bí tích Giải tội. Kitô hữu là kẻ từ khoảnh khắc gặp Chúa Giêsu Kitô, phát hiện bản thân mình tội lỗi, nghĩa là thấy mình khốn khổ và có tội. Người tín hữu biết rằng niềm tin của mình trong Chúa Giêsu Kitô làm cho mình hiệp thông với một vận dụng cứu độ, tha tội và tái sinh. Khi Chúa thiết lập một bí tích, nghĩa là khi lập ra một dấu chỉ rõ ràng về ơn tha thứ và tái sinh, Chúa muốn cho kẻ có tội dễ dàng gặp ơn cứu độ. Ở đây cũng vậy, không phải bất cứ ai cũng có trách nhiệm ban phép bí tích. Nói với các môn đệ (và những vị thừa kế các ông sau này), Chúa phán: “Anh em tha tội (dẫu cho người ta giải thích lời Chúa Giêsu theo một nghĩa rộng hơn, cũng không phải tất cả mọi người trong Giáo Hội đều có quyền giải tội). Các ông sẽ làm việc ấy với quyền hành sứ mạng. Tuy Giáo Hội quy định rõ thể thức về bí tích Giải tội, nhưng phải xác nhận bí tích này xuất phát từ chính lời Chúa Giêsu. Phúc thay những bạn hữu của Chúa Giêsu trở nên thân thiết với Chúa hơn vì đã được tha thứ và tái sinh.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
PHÚC THAY NHỮNG KẺ THÂN THIẾT...
Suy niệm của Achille Degeest
PHÚC THAY NHỮNG KẺ THÂN THIẾT TRỞ NÊN THÂN THIẾT HƠN
Bài Phúc Âm hôm nay đáng nên suy niệm rất lâu. Chúng ta đơn giản ghi lấy một số yếu tố để hiểu rõ nội dung hơn.
1) Ngày hôm đó, ngày đầu trong tuần, là ngày Chúa sống lại, là Chúa nhật của chúng ta ngày nay. Các môn đệ hội họp, có lẽ là do Phêrô (người đã nhìn thấy ngôi mộ trống) triệu tập. Các cửa đóng chặn kỹ, biết đâu được phản ứng của nhà chức trách Do thái ra sao. Chúa đột nhiên ở giữa các ông, cho các ông tức khắc trông thấy Người đang sống trong trạng thái phục sinh, Người không trở lại trạng thái trước đây nữa. Câu nói đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho anh em!”. Đó là câu chào người ta thường dùng, nhưng ta có thể nghĩ rằng nghe thấy câu đó các môn đệ bớt được phần nào băn khoăn, vì cung cách cư xử của họ đối với Thầy hai hôm trước khiến họ không an tâm. Đàng khác, câu chúc bình an của Chúa luôn luôn là một ân huệ. Chúa ban cho các ông bình an của Người, bao gồm tha thứ, nhân từ và yêu mến, mà thành quả là niềm vui. Chúa nói thêm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em … Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…”
2) “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Chúa Giêsu sai các môn đệ. Chúng ta lưu ý về hai tính chất của sự sai phái này. Chúa sai các ông thi hành một sứ mạng giống sứ mạng của Người, cho các ông một quyền như Người. Đích phải đạt là cứu độ thế giới bằng cách loan báo Đấng là sự thật và có quyền tha tội. Quyền là do Thiên Chúa, do Cha. Cũng như Chúa Giêsu được Cha uỷ nhiệm làm Đấng cứu chuộc nhân loại, các môn đệ được Chúa Giêsu đặt làm sứ giả, làm tông đồ của ơn cứu độ. Cũng như quyền hành sứ mạng của Chúa Giêsu là do Cha, quyền hành sứ mạng của các môn đệ là do Chúa Giêsu. Đối với Phúc âm, tự ý trao cho bất cứ ai đã chịu phép thánh tẩy sứ mạng rao giảng Phúc âm cứu độ – là một sự lầm lẫn rất nặng nề. Các môn đệ là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn, kêu gọi và trao quyền. Sự rao giảng chân truyền bắt buộc phải theo đúng ý muốn của Chúa. Điều này không giảm nhẹ nghĩa vụ mỗi tín hữu phải làm việc tông đồ theo phương pháp rất hiệu quả, rất hào hiệp, đồng thời rất được linh ứng và rất thực tiễn. Nhưng không phải bất cứ tín hữu nào cũng có sứ mạng đặc biệt được quyền rao giảng.
3) “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…”. Truyền thống Kitô giáo luôn luôn thừa nhận trong câu này sự thiết lập bí tích Giải tội. Kitô hữu là kẻ từ khoảnh khắc gặp Chúa Giêsu Kitô, phát hiện bản thân mình tội lỗi, nghĩa là thấy mình khốn khổ và có tội. Người tín hữu biết rằng niềm tin của mình trong Chúa Giêsu Kitô làm cho mình hiệp thông với một vận dụng cứu độ, tha tội và tái sinh. Khi Chúa thiết lập một bí tích, nghĩa là khi lập ra một dấu chỉ rõ ràng về ơn tha thứ và tái sinh, Chúa muốn cho kẻ có tội dễ dàng gặp ơn cứu độ. Ở đây cũng vậy, không phải bất cứ ai cũng có trách nhiệm ban phép bí tích. Nói với các môn đệ (và những vị thừa kế các ông sau này), Chúa phán: “Anh em tha tội (dẫu cho người ta giải thích lời Chúa Giêsu theo một nghĩa rộng hơn, cũng không phải tất cả mọi người trong Giáo Hội đều có quyền giải tội). Các ông sẽ làm việc ấy với quyền hành sứ mạng. Tuy Giáo Hội quy định rõ thể thức về bí tích Giải tội, nhưng phải xác nhận bí tích này xuất phát từ chính lời Chúa Giêsu. Phúc thay những bạn hữu của Chúa Giêsu trở nên thân thiết với Chúa hơn vì đã được tha thứ và tái sinh.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm