Trang chủ

Samstag, April 30, 2016

Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C

VẮNG MẶT

Sợi chỉ đỏ
Có một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm. Ngày nọ, khi bước vào một công viên, ông đã gặp tổ kén lạ. Ông liền bứt cành cây đem kén bướm về nhà. Ít ngày sau, ông thấy nhúc nhích bên trong kén, nhưng con bướm vẫn chưa phá kén bay ra.

Hôm sau, kén lại nhúc nhích, nhưng chẳng có gì khác lạ. Lần thứ ba, vẫn thấy như trước, ông liền lấy dao rạch kén, thế là con bướm bò ra ngoài. Tuy nhiên, bướm không tăng trưởng và chẳng bao lâu thì chết.
Ngày 30

Đức Mẹ Phi Châu – Các Cha Dòng Áo Trắng;

Đức Mẹ Ánh Sáng – Lujan, Argentina
Vì sự cao cả và vinh quang của Đức Maria có nguồn gốc từ Đấng đã trở thành Con Mẹ là Chúa Giêsu – Con Thiên Chúa Hằng Sống – nên mọi lời chúc tụng và tôn vinh được hiến dâng lên Đức Maria hiển nhiên đều qui hướng về Thiên Chúa. Vì thế, việc phản đối các tín hữu Công Giáo đã đi quá xa trong việc tôn kính Đức Maria là vô lý. Đừng hoang mang hoặc sợ hãi về vấn đề này. Tốt hơn, hãy sống trong niềm lo lắng trẻ thơ vì bạn chưa tôn vinh Đức Mẹ cho đủ. Hãy tin những lời của thánh Bernard: “Trong việc sùng kính Mẹ Maria, chẳng bao giờ chúng ta có thể thực hiện cho đủ.” Hãy dành cho Mẹ Thiên Chúa một nơi trang trọng trong gia đình, và (như một hành vi đền tạ vì sự hững hờ của thế gian đối với Mẹ) hãy thắp một cây nến hoặc một ngọn đèn trước tượng ảnh Đức Mẹ vào các thứ Bảy và ngày lễ. Đừng bao giờ quên những lời Thánh Kinh Giáo Hội đặt trên môi miệng Đức Maria: Người nào đặt Ta trong ánh sáng sẽ được sự sống muôn đời (Eccl 24).
Lạy Mẹ Maria, Sao Mai, chúng con cầu xin được nhìn thấy ánh sáng của Mẹ.
Kilian Hennrich, O.F.M. Cap.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, April 29, 2016

THÁNG NĂM, NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ NƠI MẸ MARIA



Jos. Vinc. Ngọc Biển

Thiên Chúa thật kỳ diệu, đã an bài cho con người trên trần gian phải được sinh ra bởi một người phụ nữ. Vì thế, không ai xuất hiện trong cuộc đời này mà không có một người mẹ. Người mẹ ấy đã cưu mang, sinh thành, dưỡng dục chúng ta nên người.

Tuy nhiên, muốn có một người con khôn lớn, thảo hiền, người mẹ đã không khỏi: “Một nắng hai xương, tần tảo ngược xuôi” để kiếm từng đồng tiền, bát gạo nuôi con. Hơn nữa, nhiều đêm trái gió trở trời, mẹ đã phải thức trắng vì con: “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ…năm canh chầy…thức đủ vừa năm…”, và đến tuổi cắp sách tới trường thì: “Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi. Con đi trường học, mẹ đi đường đời”. Thật là: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”; 

Hành trình của những thao thức

+ GM GB. Bùi Tuần4/29/2016
Hành trình của những thao thức
Bài chia sẻ trong dịp kỷ niệm thụ phong Giám mục 30.4.1975-30.4.2016

1. Tôi tin Thiên Chúa giàu lòng thương xót đang ngự giữa chúng ta.

Với tâm tình tạ ơn, tôi xin chia sẻ đôi chút về tình yêu xót thương Chúa đã dành cho tôi, cách riêng trong suốt cuộc đời Giám mục.

2. Cuộc đời Giám mục của tôi là hành trình của một ơn gọi.Chúa gọi tôi, mặc dầu tôi tội lỗi. Tôi xin vâng với bao lo sợ, chỉ biết phó thác mà thôi.

Ngay từ giây phút đầu, Chúa đã sai tôi đi với hai thao thức rất mạnh.
Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C

THẦY BAN CHO ANH EM SỰ BÌNH AN

Chú giải của Fiches Dominicales
“THẦY BAN CHO ANH EM SỰ BÌNH AN CỦA THẦY. THẦY RA ĐI VÀ TRỞ LẠI VỚI ANH EM”.

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:

1. Loan báo một sự hiện diện khác.

Sách Bài đọc Chúa nhật này trích trong chương 14 của Tin Mừng Thánh Gioan, một đoạn xoay quanh chủ đề “ra đi”, chủ đề được diễn tả bởi những từ được lặp đi lặp lại.: “ ra di”, “đi “, “trở về”, “con đường”... Tin Mừng ám chỉ hành trình nào? Đức Giêsu trở về với Chúa Cha. Rõ rồi. Nhưng, đây cũng còn là hành trình của các môn đệ được người hướng dẫn về với Cha.

- Với Đức Giêsu, sự ra đi của Người đã đến gần. Các môn đệ ưu phiền vì viễn tượng này người nói với họ rằng Người đi, rồi trở lại với họ, để bắt đầu giữa họ và trong họ một cách hiện diện khác, nhiệm mầu, chỉ dành cho những ai trung tín với lời người. Người không có ý đề cập đến sự trở lại với hình dạng thể lý, cũng không phải sự trở lại huy hoàng ngày thế mạt; nhưng, ngay từ bây giờ. là sự hiệp thông nghĩa thục với Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy”.
Ngày 29

Đức Mẹ Động Đất – Quito, Ecuador

Chỉ vì lời xầm xì của một thiên thần với một phụ nữ mà chúng ta phải đào các nấm mộ trên trần gian, nước mắt mới mặn chát và nỗi sợ bom khinh khí lúc nào cũng phập phồng. Các tổng thần Michael, Gabriel, Raphael và toàn thể cơ binh các thiên thần đã phải xấu hổ vì một thành viên trong số họ, kẻ trước kia đã khởi ngụy cùng Thiên Chúa, nay lại xúc bẩy nhân loại cũng khởi ngụy như thế. Nhưng giờ đây, qua Đức Maria, Thiên Chúa minh chứng không những Người sẽ tha thứ mà còn rộng lượng với thế giới thiên thần và loài người. Thay vì lên tiếng từ chóp đỉnh của lịch sử tạo dựng, Thiên Chúa đã đặc phái một thiên thần – một vị cao cả nhất – đến xứ Galilê, vào một thành tên là Nazareth và ngỏ lời với một thôn nữ. Giống như Evà, thôn nữ ấy cũng là một trinh nữ, được tiền định làm Mẹ của tất cả chúng sinh, nhưng khác với Evà ở chỗ là làm mẹ mà vẫn còn đồng trinh.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ có phúc lạ hơn mọi người nữ, chúng con mong tìm sự trợ giúp của Mẹ để được nên giống Chúa Kitô.
G. Joseph Gustafson, S.S.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, April 28, 2016

Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C

TRONG VÀ NGOÀI TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Trong những năm qua, nước ta phải trải qua hai thiên tai khốc liệt. Thiên tai gây nên những thiệt hại trầm trọng về vật chất và tinh thần. Nhưng cũng chính trong thiên tai đã xuất hiện những nét đẹp của tình người.

Qua báo đài, tôi đã thấy nhiều Đức Giám mục, Linh mục mặc quần soọc áo may-ô chèo thuyền đi thăm viếng, khích lệ các nạn nhân. Nhiều cao tăng hoà thượng vận động tín đồ Phật tử tham gia công tác cứu trợ. Nhiều nữ tu đứng ra tổ chức công việc cứu trợ có khoa học và hiệu quả. Nhiều nhà thờ, nhà chùa, tu viện trở thành nơi tiếp đón các gia đình lâm nạn. Biết bao bộ đội, công an xả thân, liều lĩnh vượt qua sóng to gió lớn để cứu hộ các nạn nhân. Cả nước hướng về những nơi hoạn nạn đã đành. Cả những anh chị em ở nước ngoài cũng đau đớn khi khúc ruột trong nước đau đớn. Nên Việt kiều ở nước ngoài cũng đã vận động quyên góp, tổ chức những đoàn cứu trợ về thăm viếng và uỷ lạo các nạn nhân bão lụt. Nhiều cơ quan thiện nguyện nước ngoài cũng nhập cuộc. Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, khuynh hướng chính trị, giai cấp đang quy tụ lại để khắc phục thảm hoạ. Toàn cầu hoá với sự bùng nổ thông tin đang làm cho các nước xích lại gần nhau. Gần gũi không chỉ về không gian, nhưng nhất là về tấm lòng. Mọi người liên đới với nhau trong việc chống lại cái ác và cùng nhau đề cao sự thiện, lòng nhân ái. Đó là dấu chỉ cho thấy Lời Chúa đang được thực hiện.
Ngày 28

Đức Mẹ Thăm Viếng – Prague, 1263-1389

Dường như thông điệp của hôm nay là “niềm vui.” Tại Zephaniah, chúng ta được mời gọi hãy “reo vui,” bởi vì chúng ta chiến thắng mọi quân thù – dĩ nhiên là nhờ sức mạnh Thiên Chúa. Không những chỉ ban sức mạnh của Người cho chúng ta, “Chúa còn là Thiên Chúa ở giữa chúng ta.” Tất cả chúng ta đều biết dọn dẹp nhà cửa thế nào để đón chào quí khách. Tại sao chúng ta lại không chuẩn bị để đón chờ Chúa đến? Sống vui mừng trong Chúa là cách chuẩn bị hoàn hảo nhất. Đó là lời ca ngợi cao cả.
Các diễn viên sân khấu nhận được những tràng vỗ tay khen ngợi, nồng nhiệt hơn nữa là khi khán giả đứng lên tán thưởng, với những lời “hoan hô!” Bạn hãy tưởng tượng Thiên Chúa đang nhảy mừng (có bản văn dịch là “nhảy múa”) với chúng ta. Trong Kitô Giáo có rất nhiều nghịch lý; việc Thiên Chúa nhảy mừng với chúng ta chắc chắn là một nghịch lý.
Bà Elizabeth công nhận Đức Maria diễm phúc vì đã tin những điều Thiên Chúa phán sẽ được thực hiện. Đức Maria đã tin vào lời của Thiên Chúa, chứ không phải lời của một thiên thần!
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, xin giúp chúng con trở nên những người con biết vâng phục của Thiên Chúa.
Nữ tu Theresa Molphy, C.S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, April 27, 2016

Hạnh Các Thánh - Hương Việt

Ngày 28 tháng 04
THÁNH LUI MARIA MÔNPHO
(1673-1716)a
THÁNH PHÊRÔ CHANEL LINH MỤ
(1803-1841)

THÁNH LUI MARIA MÔNPHO
(1673-1716)
Mônpho trước đây chỉ là một thị xã không tên tuổi nằm dọc theo hai dòng sông Mơ và Garon; nhưng ngày nay Mônpho đã chiếm một vai trò quan trọng trong lịch sử Giáo hội Pháp. Mônpho đã sinh cho Giáo hội nhiều dòng tu, nhiều vị đại thánh: dòng thánh Giacôbê, dòng thánh Gioan, dòng thánh Nicôlao, dòng Lagiarít và cũng là nơi trú thân của thánh Vinhsơn Phêriê, dòng Giảng thuyết… Nhưng đặc biệt hơn cả, trên mảnh đất diễm phúc ấy, vào thế kỷ XVII, đã xuất hiện một ngôi sao chói sáng, soi khắp Giáo hội trong lãnh vực sùng kính Mẹ Thiên Chúa, đó là cha Mônpho tông đồ Thánh Mẫu.
Ngày 27

La Morencia – Montserrat, Tây ban nha

“Đức Mẹ đi về một quê hương xa xăm… Đức Mẹ, vì Mẹ là Mẹ của chúng ta,” G.K. Chesterton đã viết như thế về đề tài Đức Mẹ Lên Trời. Mẹ Maria đã trở thành Nữ Vương thiên đàng, nhưng chúng ta không được quên rằng, trước tiên Mẹ là Nữ Vương hoàn cầu. Cảm giác thân mật với Mẹ Thiên Chúa là một bản năng sâu xa trong tâm thức người tín hữu Công Giáo – từ ấy phát sinh rất nhiều đền thánh tôn kính Mẹ: Đức Mẹ đền thánh này và Đức Mẹ đền thánh kia, hầu hết là những đền thánh “địa phương,” nhiều nơi đã trở thành những điểm hành hương suốt bao thế kỷ. Chesterton đúc kết lòng sùng kính của các tín hữu Công Giáo đối với Mẹ Maria theo cách riêng của ông:
“Đức Mẹ đội một triều thiên nơi một nước xa lạ,
Triều thiên Người đã ban,
Nhưng Mẹ không quên mời gọi những bạn cũ đến với Mẹ,
Kêu gọi và khát khao;
Và nghe Mẹ kêu cầu Một Người sống lại và rạng ngời
Trên những cánh cửa của nấm mồ.”
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Kitô, chúng con mong tìm sự hợp nhất giữa mọi dân tộc Kitô Giáo.
Lm. Clifford Stevens
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, April 26, 2016

Hãy nhớ đến Thầy

VATICAN. “Kitô hữu là người, trong đời sống của mình, luôn ghi nhớ những cách thức và hoàn cảnh mà Thiên Chúa đã tỏ lộ ra. Chính việc ghi nhớ ấy sẽ củng cố hành trình đức tin của mỗi Kitô hữu.” Đây là suy tư chính yếu của Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 5, 21.04, tại nguyện đường Thánh Marta.
Đức tin là một hành trình mà khi hoàn tất cuộc hành trình ấy, người ta phải luôn ghi nhớ những giai đoạn đã từng trải qua. Ghi nhớ những điều tốt lành mà Thiên Chúa đã thực hiện trong suốt cuộc hành trình cũng như những thách đố, khó khăn, vì Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta và không hề e sợ trước những tội lỗi xấu xa của chúng ta.
Ngày 26

Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành; 

Trinh Nữ Ánh Sáng – Lujan, Argentina
Đức Maria là người phụ nữ hiền thục nhất nhưng cũng mạnh mẽ nhất. Không phụ nữ nào trong lịch sử đã có một ảnh hưởng trên tâm trí nhân loại sánh được như Mẹ. Chỉ một đôi lời được ghi lại từ những cuộc đối thoại bình thường của Mẹ nhưng vẫn mãi mãi vang vọng bên tai của trần thế: “Điều ấy xảy đến thế nào được vì tôi không biết đến người nam?” – đức trinh khiết đem đến sản lực phong phú nhất. “Xin hãy nên trọn nơi tôi như lời ngài truyền” – lời tuyên bố bất hủ về việc suy phục thánh ý Thiên Chúa. “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa” – bài ca tôn thờ tuyệt hảo nhất của thế giới. “Tại sao con lại làm như thế?” – không một ai, ngay cả những người tinh tuyền nhất có thể tránh được câu hỏi này của Thiên Chúa.
Bất kỳ lời nói nào của Đức Maria, cho dù đơn sơ đến đâu, mà lại không đưa chúng ta xuống những độ sâu của đời sống nội tâm, hoặc nâng chúng ta lên những đỉnh cao của đời sống thần bí. Những lời ấy cũng giúp chúng ta kiên vững hơn trên trần gian này.
Lạy Mẹ Maria, Tòa Đấng Khôn Ngoan, xin làm cho chúng con được khôn ngoan để chấp nhận thánh ý Thiên Chúa.
Đức ông J. William Mc Kune
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, April 25, 2016



Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Chúa Nhật Năm Thánh dành cho Giới Trẻ 24/4/2016 

(chuyển ngữ Thanh Quảng sdb)

Vatican ngày 24/4/2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ Năm thánh dành cho giới trẻ; ĐTC đã nói với các em "những người bạn thực sự của Chúa Giêsu là những người có một tình yêu chân chính được phản ánh qua cách sống của họ." ĐTC cũng nói với lứa tuổi 13-16 rằng mặc dù tình yêu là con đường dẫn đến hạnh phúc, nhưng đó không phải là một con đường dễ dàng mà đòi hỏi nhiều cố gắng. ĐTC cũng cho biết, hạnh phúc thì vô giá. " Hạnh phúc không thể mua được: nó không phải là một ứng dụng mà chúng con có thể tải xuống điện thoại cũng không phải là cái gì mới nhất, hiện đại nhất sẽ mang lại cho chúng con sự tự do và sự thiện hảo của tình yêu”.

Dưới đây là trọn bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ Năm thánh cho giới trẻ:

Trận động đất kinh hoàng tại Ecuador làm sụp đổ tất cả nhưng tượng Đức Mẹ còn nguyên

Đặng Tự Do4/24/2016
Mọi thứ xung quanh đều sụp đổ, nhưng chiếc hộp kính trong đó có tượng Đức Mẹ Ánh Sáng vẫn không hề hấn gì sau một trận động đất 7.8 độ xảy ra ở Ecuador vào ngày 16 tháng Tư.

Bức tượng được đặt tại trường Leonie Aviat trong khu vực hành chánh của quận Tarqui, Manta Canton, Ecuador, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất.

Nữ Tu Patricia Esperanza, thành viên Dòng Tận Hiến Thánh Phanxicô Đệ Salê tại Guayaquil, nói với Catholic News Agency (CNA) rằng trường học này do cộng đoàn của Sơ điều hành đã bị biến thành đống đổ nát. Nhưng mặc dù toàn bộ nhà trường sụp đổ, chiếc hộp kính bao quanh Đức Trinh Nữ - là Đấng bảo trợ của Dòng – vẫn hoàn toàn không bị hề hấn gì. 
Ngày 25

Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành – Genazzano

Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ cuộc kính viếng đền thánh Đức Mẹ Tình Yêu Chí Thánh ở ngoại thành Roma. Hôm ấy nhằm thứ Sáu, ngày 22 tháng 11 năm 1963, ngày tổng thống Kennedy bị ám sát. (Xin cho linh hồn ông được yên nghỉ trong bình an của Chúa). Đức Maria được xưng tụng là “Mẹ Tình Yêu Chí Thánh” bởi vì Mẹ là hiền thê của Chúa Thánh Thần, Đấng nhiệm xuất từ tình yêu Ngôi Cha và Ngôi Con. Ngày lễ này được mừng vào Chúa Nhật Hiện Xuống.
Tại đền thánh ấy, tôi có thể cảm nhận một sự linh thánh. Lời kinh được yêu chuộng ở đó như thế này: “Lạy Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Tình Yêu Chí Thánh, xin làm cho chúng con nên thánh.” Ước chi nhiều linh hồn biết hướng về Mẹ Maria dưới tước hiệu này và theo đuổi sự thánh thiện – không phải một sự thánh thiện khác thường, nhưng là một sự thánh thiện đơn sơ, bình dị, lương thiện qua việc phó mình trong tay Thiên Chúa và sống như Thiên Chúa muốn cho mọi người.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ thông ơn Thiên Chúa, xin giúp con tìm được tràn đầy ơn thánh.
Hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, April 24, 2016

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C

GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG

Flor McCarthy
Suy Niệm 1. ĐIỀU MÀ YÊU THƯƠNG LÀM ĐƯỢC

(Trích trong ‘Phụng Vụ Chúa Nhật và Lễ Trọng’)

Viết về kinh nghiệm của mình ở Auschwitz, Elie Wiesel nói rằng người Đức đã nỗ lực làm cho các tù nhân quên hết người thân và bạn bè mà chỉ nghĩ đến mình và chỉ nhắm đến các nhu cầu của mình hoặc họ phải chết. Điều đó khiến họ nói đến các nhu cầu ấy cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Những người nào chỉ sống cho mình, ít có cơ may sống sót, trong khi người nào sống cho người thân, bạn hữu, anh em, một lý tưởng đã có cơ may tốt hơn để được sống còn. Người ta sống nhờ những gì mà người ta cho đi.
Ngày 24

Đức Bà Bonaria – Sardinia

Một truyền tụng cho biết, ngay từ khi còn nhỏ, Đức Maria đã được hiến dâng cho Thiên Chúa. Từ thơ ấu, Đức Maria đã phụng sự Thiên Chúa trong đền thờ dưới sự cai quản của những phụ nữ cao niên, và từng giây phút mọi ngày sống, Đức Maria đều hướng đến việc phụng sự Thiên Chúa và coi sóc nhà Chúa. Được biết, tại đền thờ, Đức Maria đã thực tập sống khiêm nhượng và vâng phục cao độ đến mức tương hợp với sứ mạng linh thánh của cuộc đời Mẹ – thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa.
Qua bí tích Thánh Tẩy, chúng ta tận hiến cho Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô và qua Chúa Thánh Thần. Mỗi lần dự thánh lễ và hiệp lễ là mỗi lần chúng ta chính thức tuyên xưng mình “thuộc về” Chúa Kitô và tham gia công trình Người thực hiện cho Chúa Cha. Nhưng chúng ta cần làm một cái gì “có hồn” hơn là những lần tái hiến dâng “theo nghi thức.” Điều có thể giúp hầu hết chúng ta lưu tâm và tỉnh thức về ơn gọi đích thực của chúng ta là việc dâng mình buổi sáng và nhắc lại nhiều lần các ý hướng tốt lành của chúng ta trong suốt ngày sống.
Lạy Mẹ Maria, Hiền Mẫu Tinh Thần, xin giúp con noi gương đời sống của Mẹ.
Lm. Robert L. Wilken
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, April 23, 2016

Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C

MỐI TÌNH TUYỆT VỜI CỦA LINDA VÀ PETER

Mark Link S.J.
Người Kitô hữu chúng ta có sứ mệnh giúp cho thế giới này tái khám phá ra sức mạnh của Tình yêu như lời Chúa Giêsu dạy.
Năm 1976 một tai nạn xe hơi khủng khiếp đã xé toạc da đầu của chàng Peter, một thanh niên 21 tuổi người Chicago. Vết thương chạm vào não bộ khiến anh bị hoàn toàn hôn mê. Các bác sĩ  đã nói với gia đình và bạn bè anh là có lẽ anh không thể sống được, mà nếu có sống thì cũng vẫn thường xuyên ở trong tình trạng hôn mê. Một trong những kẻ phải đón nhận lời báo tin khủng khiếp là cô Linda, vị hôn thê sắp cưới của chàng. Những ngày sầu thảm tiếp sau đó, Linda dành tất cả thời giờ rảnh rỗi để vào bệnh viện chăm sóc cho Peter. Hết đêm này sang đêm kia. Cô ngồi thường trực bên cạnh giường của anh, vừa vỗ vỗ đôi gò má, xoa xoa cặp lông mày cô vừa thầm thì với anh: “Chúng ta vẫn bên nhau mãi mãi như ngày nào”, đang khi đó Peter vẫn trong tình trạng hôn mê nào có hay biết gì về sự hiện diện trìu mến của Linda. Ròng rã suốt ba tháng rưỡi trời, đêm nào Linda cũng ngồi cạnh giường Peter, thốt lên những lời khích lệ anh dù anh hình như chẳng có dấu hiệu gì nghe được những lời cô nói. Thế rồi một đêm nọ, Linda nhìn thấy đôi mi anh chớp chớp. Cô chỉ cần có thế và bất chấp lời khuyên can của các bác sĩ, cô xin nghỉ việc để được thường trực bầu bạn với anh. Cô miệt mài nắn bóp bàn tay bàn chân cho anh. Cuối cùng cô sắp xếp đem anh về nhà và lấy tất cả số tiền dành dụm được xây một hồ bơi với hy vọng ánh sáng mặt trời và nước sẽ làm cho tay chân bất động của Peter được hồi phục sức sống. Và thế rồi đến cái ngày đầu tiên kể từ khi Peter gặp tai nạn, cô nghe Peter thốt ra một tiếng kêu. Đúng ra đây chỉ là một tiếng làu bàu thôi, nhưng Linda hiểu được ý nghĩa của nó. Dần dà nhờ Linda giúp Peter không còn phát ra những tiếng làu bàu nữa là những câu nói hẳn hoi, rành mạch. Cuối cùng là đến ngày Peter có thể yêu cầu bố của Linda cho phép anh cưới cô, bố Linda trả lời;”Khi nào cậu có thể bước đi giữa các hàng ghế trong nhà thờ thì con gái tôi sẽ thuộc về cậu”. Thế là hai năm sau đó, Peter đã bước xuống được các dãy ghế trong nhà thờ Đức Bà Pompei ở Chicago. Trước đó anh cần dùng đến đôi nạng nhưng lúc này anh có thể bước một mình. Tất cả các đài truyền hình ở Chicago đều tường thuật lại đám cưới này. Báo chí trong nước đều đăng hình đôi tân hôn Peter và Linda. Không biết bao nhiêu người gọi điện đến chúc mừng họ, có cả những người ở tận Úc Châu cũng gởi thơ qua chúc mừng họ. Các gia đình có thân nhân đang bị hôn mê yêu cầu họ giúp cho những lời chỉ dẫn.
Ngày 23

Khăn và Thắt Lưng Đức Mẹ 

tại Vương Cung Thánh Đường Arras
Tại Nazareth, Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse đã tập cho hài nhi Giêsu bước đi và nói năng. Khi Chúa chập chững bước đầu tiên và bập bẹ tiếng đầu tiên, hai ngài ắt hẳn rất vui mừng. Không ít con trẻ về sau đã trở nên trí thức hơn cha mẹ, nhưng bao giờ cũng có một thời gian, chúng chỉ có những thầy dạy duy nhất là cha mẹ của mình. Chúa Giêsu cũng vậy.
Về sau, trong các bài giảng và dụ ngôn của mình, Chúa Giêsu thường đề cập đến những gì quen thuộc với dân chúng. Người nói về vườn nho, cây  sồi, cây vả, cây cải, cây sung, chim sẻ và bồ câu, rắn độc và sói dữ. Chúa cũng nói về cây sậy, hoa huệ, lúa mì, cỏ lồng vực, gai nhọn. Chúa lưu ý đến các mùa màng, nắng mưa, ngày đêm, các ngôi sao và những trận bão. Không gì xảy ra trước mắt mà bị bỏ sót trong những lời dạy của Chúa. Và bao giờ mục đích cũng là tôn vinh sự cao cả của Thiên Chúa Cha trong tâm hồn và tâm trí những thính giả của Chúa. “Chưa hề có ai nói được như người này.”
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, xin giúp con tìm được những phương thế để noi theo cuộc sống gia đình của Mẹ.
Thomas M. Brew, S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, April 22, 2016


Bài giảng tại Santa Marta: Ba chiều kích của người tín hữu Kitô

Đặng Tự Do 4/22/2016
Một Kitô hữu là một con người của hy vọng, biết và làm chứng rằng Chúa Giêsu đang sống, đang ở giữa chúng ta, đang cầu nguyện cùng Chúa Cha cho mỗi người chúng ta, và Ngài sẽ lại đến. Đức Thánh Cha Phanxicô đã tổng kết mối quan hệ giữa Chúa Giêsu Phục Sinh và các tín hữu Kitô như trên trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào sáng Thứ Sáu 22 Tháng Tư.

Từ những bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã đưa ra ba từ căn bản cho đời sống người Kitô hữu, đó là thông điệp, lời chuyển cầu và hy vọng.
Chúa Nhật V Phục Sinh - Năm C

YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Bề trên một tu viện Công giáo đến tìm vị ẩn sĩ trên vùng núi Hi mã lạp sơn để trình bày về tình trạng bi đát của tu viện.

Trước kia tu viện này là một trung tâm sầm uất. Khách hành hương tấp nập. Nhà thờ lúc nào cũng vang lừng tiếng hát ca cầu nguyện. Tu viện không còn chỗ nhận thêm người vào tu.

Vậy mà giờ đây tu viện chẳng khác một ngôi nhà hoang phế. Nhà thờ vắng lặng. Tu sĩ thưa thớt già nua. Cuộc sống buồn tẻ.

Cha Bề trên hỏi vị ẩn sĩ nguyên nhân nào hay lỗi lầm nào đã khiến tu viện rơi vào tình trạng suy sụp như hiện nay. Vị ẩn sĩ ôn tồn bảo: “Các tội đã và đang xảy ra trong cộng đoàn đó là tội vô tình”. Ông giải thích thêm: “Đấng Cứu Thế đã cải trang thành một người trong quý vị, nhưng quý vị không nhận ra Người”.
Ngày 22

Đức Mẹ, Nữ Vương Dòng Tên

Người ta bảo rằng, trong bất cứ thời đại nào, vị thế của phụ nữ bao giờ cũng tương đương với lòng sùng kính của thời đại ấy đối với Mẹ Thiên Chúa. Phụ nữ ngày nay đang đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn, nhưng phải chăng họ đã đạt được một vị thế cao hơn? Đây là thời đại đổ vỡ luân lý trong gia đình, của thảm trạng ly dị và nhục dục buông thả. Ngày nay, giữa xã hội chúng ta, phụ nữ trở thành “đối tượng nhục dục” hơn bao giờ hết! Chúng ta cần phải hướng về Mẹ Maria và nài xin Mẹ phục hồi phẩm giá Đấng Tạo Hóa đã ban cho nữ giới.
Thánh Ignatius Loyola, vị sáng lập dòng Tên, có một lòng sùng kính rất đặc biệt đối với Đức Mẹ. Trong khi dưỡng thương vì bị gãy chân, ngài đã cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ và đã dâng mình cho Mẹ. Sau đó, thánh nhân khởi sự một cuộc đời mới, cuộc đời cầu nguyện và nghèo khó.
Khi gặp vấn đề, thông thường người ta không trực tiếp đến với vị nguyên thủ quốc gia. Thực tế hơn, họ đến qua trung gian những người khác. Tương tự, Mẹ Maria là đại sứ của chúng ta trước mặt Chúa. Mẹ là người mẹ huyết nhục của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ điều ấy mỗi khi cầu nguyện xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Danh Tiếng, chúng con cầu xin Mẹ cầu bầu cho chúng con.
Margaret Hula Malsam
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm C

CHÚA CHIÊN LÀNH

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Hình ảnh chiên cừu dễ gây ngộ nhận vì người ta cho rằng chiên cừu chẳng biết làm gì hơn là ngoan ngoãn vâng lời. Nhưng con chiên trong bài Tin Mừng ta vừa nghe hoàn toàn không có tính cách thụ động như thế. Trái lại phải tích cực, chủ động. Sự tích cực chủ động của đoàn chiên được Chúa Giêsu diễn tả bằng những từ “nghe” và “theo”: “Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta”.

Nghe. Chúa Giêsu chính là Lời của Thiên Chúa, nên ta phải nghe Người. Nhưng nghe được Lời của Thiên Chúa không phải dễ.

Không dễ, vì Lời Thiên Chúa nhẹ nhàng như lời thì thầm của mây gió, sâu thẳm như tiếng nói của đáy đại dương, im lặng và bí hiểm như tiếng vỗ của một bàn tay. Trong khi đó lời của trần gian, của ma quỷ lại ồn ào như một ngày hội, gào thét như cuồng phong và điên loạn như chiến tranh.

Dienstag, April 12, 2016

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm C

KHI TRỜI SÁNG, CHÚA GIÊSU ĐỨNG TRÊN BÃI BIỂN

Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

I. Dẫn vào Thánh lễ

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ trên Biển Hồ. Chúa chỉ cho các môn đệ bắt được nhiều cá, Chúa còn nướng cá và bánh cho các ông ăn. Khung cảnh thật ấm cúng.

Khung cảnh Thánh lễ cũng ấm cúng như vậy: chúng ta đang ngồi quanh bàn tiệc của Chúa. Chính Chúa dọn tiệc cho chúng ta và đang ở giữa chúng ta.

Xin cho bữa tiệc thánh này giúp chúng ta tin Chúa vững vàng hơn và yêu mến Ngài nồng nàn hơn.

II. Gợi ý sám hối
Ngày 12

Đức Mẹ Đức Bác Ái – gần Toulouse, Pháp

Thật khó tin nếu chúng ta coi nhẹ việc chúng ta được Thiên Chúa ưu tuyển để lãnh nhận các hồng ân. Tôi giả sử như thế bởi vì nhiều người trong chúng ta không phải là loại người hợp thời, hợp nơi để được đặc tuyển lãnh nhận các hồng ân ấy. Thường thường, chúng ta vấp ngã vì mọi thứ.
Tuy nhiên, như Đức Maria, chúng ta đang ở tại vị trí của chúng ta, làm những việc bình thường, những công việc hằng ngày – vậy mà chúng ta đã được tuyển chọn! Không may, chúng ta lại không có thái độ suy phục mềm mỏng như Đức Maria. Thiên Chúa biết điều ấy. Thiên Chúa biết chúng ta rất khó thay đổi những chương trình bản thân và từ bỏ những việc mà chúng ta muốn làm để phục vụ người khác. Thiên Chúa biết, nhưng Người vẫn yêu cầu chúng ta hãy thực hiện điều ấy. Mỗi ngày, chúng ta hãy làm một hy sinh; hãy làm một điều đặc biệt nào đó cho tha nhân vì yêu mến Thiên Chúa. Chúng ta hãy ý thức mình đã được đặc tuyển và nài xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết biểu lộ lòng biết ơn.
Chúng ta hãy cầu nguyện – Lạy Trái Tim Vô Nhiễm và Tân Khổ Mẹ Maria,
Mujana Darian
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, April 11, 2016

Các tiến sĩ luật đã đóng kín tâm hồn trước Lời Chúa và trước cuộc sống của tha nhân

VATICAN. Các tiến sĩ luật kết án người khác đã chống lại Lời Thiên Chúa. Họ khép kín tâm hồn trước những lời loan báo của các ngôn sứ. Đối với họ, cuộc sống của tha nhân chẳng có gì đáng phải bận tâm, chỉ có khuôn khổ của lề luật và những phép tắc mới là điều quan trọng. Đây chính là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ hai, ngày 11.04, tại nguyện đường Thánh Marta.  
Trọng tâm bài giảng được Đức Thánh Cha triển khai từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông Đồ, thuật lại việc các tiến sĩ luật kết án ông Tê-pha-nô bằng những lời phỉ báng, vì họ không địch nổi lời lẽ khôn ngoan mà Thần Khí đã ban cho ông. Bấy giờ, họ mới xui mấy người phao lên rằng: “Chúng tôi đã nghe hắn nói lộng ngôn xúc phạm đến ông Mô-sê và Thiên Chúa.” Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Tâm hồn họ đã đóng kín trước chân lý của Thiên Chúa và chỉ bám lấy sự đúng sai theo lề luật. Nhưng khi chỉ biết đến sự chính xác của lề luật, của những con chữ, họ không tìm được lối đi nào khác ngoài sự dối trá, dựng lên chứng gian và giết chết người khác. Có lần, Đức Giêsu đã từng khiển trách họ bởi thái độ này, vì ‘cha ông họ đã giết các ngôn sứ’, còn chính họ lại là những người xây lăng cho các ngôn sứ ấy. Nhưng các vị tiến sĩ của lề luật, của chữ nghĩa này thật ra là những người hoài nghi hơn là đạo đức giả: ‘Nếu chúng tôi được sống vào thời cha ông chúng tôi, chắc chắn chúng tôi sẽ không làm việc đó.’ Và như thế, họ đã phủi sạch tay mình và tự xét mình là những người trong sạch. Nhưng tâm hồn họ lại đóng kín trước Lời Chúa, trước chân lý và trước sứ giả của Thiên Chúa, là những người thông truyền lời loan báo đến Dân Người.
Ngày 11

Đức Bà Montserrat

Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, soi chiếu trần gian “như một dấu chỉ của niềm cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho dân Chúa đang lữ hành,” công đồng Vatican II đã tuyên bố như thế. Trong vinh quang xác hồn trên thiên quốc, Mẹ Chúa Giêsu vẫn tiếp tục là hình ảnh và khởi thủy của Giáo Hội sẽ hoàn thành ở đời sau.
Đức Maria là đại sứ đặc biệt của chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta. Là hiền thê của Chúa Thánh Thần, Đấng đã rợp bóng và làm cho Mẹ trở nên Hiền Mẫu của Chúa Kitô, Đức Maria được liên kết một cách đặc biệt với Thiên Chúa. Tuy nhiên, Mẹ vẫn là con người thuần túy – như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ việc Mẹ đã được giữ gìn một cách cá biệt khỏi mọi tội lỗi.
Chúng ta có một Người Cha trên trời hằng yêu thương chúng ta, nhưng cũng có một Người Mẹ trên trời hằng chăm sóc cho chúng ta với một tình yêu từ mẫu đích thực. Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria chứa chan tình yêu thương dành cho chúng ta.
Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Margaret Hula Malsam
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (3)

Vũ Văn An 4/10/2016

2. Lòng thương xót: một vấn đề nền tảng đối với thế kỷ 21

Hai vị giáo hoàng của hậu bán thế kỷ 20 đã rõ ràng nhận ra các “dấu chỉ của thời đại” và đã khẩn khoản yêu cầu để vấn đề thương xót được đem vào tâm điểm của việc công bố lẫn việc thực hành của Giáo Hội một lần nữa. Đức Gioan XXIII, “vị giáo hoàng nhân từ”, như người Ý từng âu yếm gọi ngài, là vị giáo hoàng đầu tiên tiếp nhận thách đố này. Nhật ký thiêng liêng của ngài chứa nhiều suy niệm sâu sắc liên quan tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Đối với ngài, lòng thương xót là tên đẹp nhất và là cách xưng hô đẹp nhất đối với Thiên Chúa. Sự thảm hại của ta chính là ngai của lòng Chúa thương xót (25). Đức Giáo Hoàng Gioan trích dẫn Thánh Vịnh 89:2: “Con tuyên xưng rằng tình yêu bền vững của Ngài được thiết lập thiên thu” (26).

Sonntag, April 10, 2016

Ngày 10

Đức Mẹ Laval – Viverais, Pháp

Nếu không biết Chúa Giêsu là ai, hấp dẫn, thánh thiện, ngọt ngào, lôi cuốn, từ ái, uy nghi và linh thánh như thế nào – thì chúng ta không thể hiểu Trái Tim Mẹ Maria là một nguyện đường tang thương như thế nào vào buổi chiều ngày thứ Sáu tuần Thánh. Mẹ Maria đã nghe thấy những tiếng kêu “Mẹ” thì thào từ cặp môi đẫm máu – nhưng khi ngước nhìn lên, Mẹ thấy cặp mắt của Chúa Giêsu đã khép lại, thân xác của Người đã cứng đờ – và Con Mẹ đã chết. Sự sống của Chúa Giêsu, ánh sáng của đời Mẹ, đã lịm tắt như một ngọn đèn. Mẹ một thân một mình giữa bóng tối.
Khi gian truân phủ bóng thập giá trên nẻo đường sáng sủa của chúng ta, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chưa ai đã từng cam chịu một thảm cảnh như thế. Mẹ Thiên Chúa đã chịu đau khổ tràn trề. Chưa ai đã từng chịu mất mát nhiều như Mẹ Maria, bởi vì không có kho tàng nào quí báu cho bằng Chúa Giêsu.
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời – cầu cho chúng con.
Joseph E. Manton, C.SS.R
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, April 09, 2016

Ngày 9

Đức Mẹ Myans – Chambrey, Savoy

Đức Maria rất nhân hậu, tinh tế và luôn luôn ở cạnh chúng ta. Mẹ ở bên cạnh khi chúng ta cô đơn; đồng hành với chúng ta trên những hành trình; khuyên nhủ chúng ta khi nghi nan; an ủi chúng ta khi đau khổ; nâng đỡ chúng ta khi bệnh tật; bảo vệ chúng ta khỏi các kẻ thù hữu hình và vô hình. Mẹ còn khích lệ chúng ta khi sợ hãi và bao che chúng ta trước cơn nghĩa nộ và báo phục của Thiên Chúa. Nếu chúng ta kêu cầu, Mẹ sẽ cấp tốc đáp lời; nếu chúng ta chào kính, Mẹ sẽ lịch thiệp chào lại; nếu chúng ta ca ngợi Mẹ, Mẹ sẽ dịu dàng cám ơn; nếu chúng ta phục vụ Mẹ điều gì, Mẹ sẽ đền đáp thật quảng đại; nếu chúng ta tỏ niềm tin và tình yêu đối với Mẹ, Mẹ sẽ tỏ cho chúng ta những dấu chứng ngọt ngào nhất của tình yêu Mẹ. Thánh nữ Catherine Siena nói rằng Mẹ Maria là miếng mồi hấp dẫn nhất Thiên Chúa đã làm nên để bắt những trái tim của nhân loại.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, chiến thắng của tất cả những ai tin vào lời Chúa - cầu cho chúng con.
Sebastian V. Ramge, O.C.D.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, April 08, 2016

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm C

HÃY THEO THẦY

Chú giải của Noel Quesson
Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển hồ Ti-bê-ri-a, Người tỏ mình ra như thế này. Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông Simon nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp: "Chúng tôi cùng đi với anh”.

Công cuộc Phục sinh cần được thực hiện giữa đời thường. Các nhân chứng đầu tiên không phải là những siêu nhân. Họ lại hoạt động với nghề cũ. Họ tiếp tục đánh cá ở Biển hồ. Tất cả là bảy người, đều đã sống với Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu không hiện diện ở đó nữa. Chúng ta cần ghi nhận một chi tiết, Phêrô đóng vai chủ động khởi xướng. Đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa.
Ngày 8

Ngày Lễ Các Phép Lạ Đức Mẹ – Cambron, Bỉ

Từ trên thập giá, Chúa Giêsu nói với Đức Maria, “Hỡi Bà, đây là con bà.” Và Người nói với Gioan, “Đây là mẹ con.” Và như thế, trước giờ tử nạn, Chúa Giêsu đã trối Người Mẹ riêng của Người cho tất cả chúng ta, qua đại diện là Gioan.
Đức Maria lúc nào cũng ghi khắc những lời ấy trong tim. Mẹ chăm sóc cho chúng ta như những nghĩa tử của Mẹ. Qua bao thời kỳ, nhiều lần Mẹ đã trở lại trần gian để hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu. Mẹ dạy thánh Đaminh chuỗi hạt Mân Côi tại Tây ban nha; Mẹ ban cho thánh Juan Diego một bức hình và yêu cầu xây một thánh đường tại Mexico; Mẹ xưng mình là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Lộ đức, Pháp; và giữa thời đại của chúng ta, Mẹ kêu gọi cầu nguyện và sám hối tại Fatima, Bồ đào nha. Là một hiền mẫu, Đức Maria hằng quan tâm đến phần rỗi của chúng ta, Mẹ dùng quyền năng cầu bầu để xin cho chúng ta – nếu chúng ta biết cộng tác – được kết hợp với Con Mẹ trong cuộc sống hằng ngày, để các nghĩa tử của Mẹ một ngày kia cũng được vào vương quốc của Chúa Giêsu, Con Mẹ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, mô phạm tuyệt hảo việc đền tạ - cầu cho chúng con.
Theresita Polzin
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, April 07, 2016

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm C

MẦU NHIỆM GIÁO HỘI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu quan tâm đến việc thiết lập Giáo Hội để tiếp tục công cuộc cứu chuộc của Người trên trần gian. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy hình ảnh về Giáo Hội mà Người mong muốn khi thiết lập.

Hình ảnh về một Giáo Hội có nền tảng là yêu thương. Chúa Giêsu không thiết lập một cơ chế, nhưng thiết lập một gia đình. Người đứng đầu Giáo Hội không phải là người chỉ huy ra lệnh, nhưng là người chăm sóc. Sức mạnh của Giáo Hội vì thế không phải ở kỷ luật, uy quyền, nhưng ở tình yêu thương. Mọi người yêu thương nhau vì lẽ là anh chị em trong một gia đình. Để duy trì tình yêu thương, người đứng đầu phải là người yêu thương nhiều nhất. Chính vì thế, trước khi tuyển chọn thánh Phêrô làm Giáo hoàng. Chúa Giêsu đã 3 lần hỏi: “Phêrô, con có mến Thầy không?”. Có yêu mến Chúa thì mới biết yêu mến anh chị em mình. Tình yêu mến là nền tảng của Giáo Hội. Bao lâu tình yêu mến còn, Giáo Hội còn vững vàng. Khi nào tình yêu mến suy giảm, Giáo Hội sẽ suy yếu.
Ngày 7

Đức Mẹ của Người Bị Bỏ Rơi – Valencia, Tây ban nha

Chúng ta phải cám tạ Thiên Chúa về những nhục nhã, những vu khống, những xuyên tạc ác ý về những lời nói, việc làm, những thiếu sót hoặc ý hướng của chúng ta; về những chê bai đàm tiếu chúng ta phải chịu và tất cả những gì xảy đến trong hiện tại cũng như quá khứ đã gây đau đớn cho lòng tự ái của chúng ta.
Nếu chúng ta xét đến những lợi ích thực sự cho linh hồn, thật là một phúc lành đích thực khi chúng ta bị hạ giá và khinh khi. Không những vì nó giúp chúng ta thăng tiến trên đường trọn lành, mà còn vì vô vàn cơ hội nó đem lại giúp chúng ta tôn vinh Thiên Chúa và lập công phúc vinh quang trên thiên đàng mai sau. Khiêm nhượng là một qui luật của thế giới ơn thánh, bởi vì chúng ta thấy nó ở nơi Mẹ Maria, nơi các thánh và cả bản thân chúng ta, cho dù mờ nhạt và hầu như không thể phân biệt được. Có lẽ khiêm nhượng là một cái gì không thể tách rời khỏi Thiên Chúa. – F.W. Faber, Chân Thập Giá.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, hy vọng và an ủi ban ơn tha thứ xót thương - cầu cho chúng con.
G. Joseph Gustafson, S.S
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, April 06, 2016

Đức Thánh Cha gặp em bé sắp bị mù: Lizzy Myers

VATICAN. Sáng ngày 6-4-2016, ĐTC đã gặp em bé 6 tuổi người Mỹ, Lizzy (Elisabeth) Myers sắp bị mù và điếc.
 Cuộc gặp gỡ diễn ra vào cuối buổi tiếp kiến chung 40 ngàn tín hữu hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô. ĐTC tiến lại gần em, đặt bàn tay trên mắt em và trao đổi vài câu với cha mẹ em, Ông bà Steve và Christine Myers, và Kayla em gái của bé Lizzy. Cả gia đình đều là người Công Giáo, sinh sống tại Belleville bang Ohio.
 Hồi năm 2014, các bác sĩ phát hiện bé Lizzy bị một thứ bệnh hiếm Usher loại 2, do di truyền. Cha mẹ của bé được bác sĩ cho biết bé Lizzy sẽ bị mù và điếc trong vòng tối đa là 7 năm nữa, và họ khuyên ông bà cho em bé đi thăm viếng các nơi càng nghiều càng tốt, trước khi em lâm vào tình trạng bóng tối và thinh lặng.
 Năm ngoái, bé Lizzy đã được cho mẹ cho thăm viếng đài thiên văn Warren Rupp ở bang Ohio, ngắm xem các vì sao và mặt trăng qua viễn vọng kính, rồi Grand Canyon, thác Niagara, công viên quốc gia Yellostone. Trong những tháng gần đây, cha mẹ em cũng đã lập danh sách những gì cần đưa con đi xem, nhưng họ không ngờ giấc mơ được gặp ĐGH tại Roma đã thành tựu, cũng nhờ sự giúp đỡ của nhiều người hảo tâm.
Ngày 6
Đức Mẹ Được Tượng Thai – Douai, Pháp

Trong ngày lễ trọng đại của Đức Maria, chúng ta suy tư về sự vô tội và đức vâng phục của Mẹ. Chúng ta nghe câu đáp tuyệt đẹp của Mẹ với sứ thần: “Này tôi là tôi tớ Chúa. Xin hãy nên trọn nơi tôi như lời ngài truyền.” Không biết đích xác Thiên Chúa sẽ đòi hỏi Mẹ những gì trong địa vị làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng Đức Maria vẫn sẵn lòng thưa lời xin vâng trước tất cả. Là Mẹ chúng ta và là Mẹ Giáo Hội, Đức Maria đã nêu một tấm gương hoàn hảo về đức vâng phục.
Ngay từ những năm ấu thơ, Đức Maria đã đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa một cách trọn vẹn và đầy đủ. Mẹ suy phục cả những khi không hiểu được tất cả, bởi vì tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa rạng chiếu nơi Mẹ đã vượt cả trí hiểu của Mẹ. Sứ thần đã không trả lời đầy đủ cho câu hỏi của Mẹ, nhưng đề cập đến đức tin của Mẹ vào quyền năng và lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Đức Maria là Người Mẹ thực sự yêu thương và quan tâm đến mọi con cái trên trần gian, chăm sóc cho họ và cầu bầu cùng Con Mẹ cho các nhu cầu của họ. Hôm nay chúng ta hãy làm sống lại lòng sùng kính của chúng ta đối với Mẹ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria, tình yêu bị đả thương vì tội lỗi loài người - cầu cho chúng con.
Nữ tu Carol Ann Kenz, C.S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, April 05, 2016

Kitô hữu là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’

VATICAN. “Hãy tự hỏi mình xem liệu tôi có phải là người biết thưa tiếng ‘xin vâng’ hay là người luôn quay mặt giả điếc làm không thèm trả lời.” Đây là một trong những thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trong bài giảng thánh lễ sáng hôm nay, thứ 2, ngày 04.04, tại nguyện đường Thánh Marta. Đây là thánh lễ đầu tiên của Đức Thánh Cha tại nguyện đường này sau thời gian nghỉ lễ Phục Sinh. Khởi đi từ Lễ Truyền Tin hôm nay, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng: “Chính tiếng ‘xin vâng’ của Mẹ Maria đã mở ra cách cửa dẫn đến tiếng ‘xin vâng’ của Đức Giêsu.”

Sự Phục Sinh của Đức Kitô  theo tinh thần của Thánh Phaolô

Nguồn: www.thoidiemmaria.net/

Để trả lời cho các tín hữu Côrintô không tin vào sự sống lại đời sau, trong 34 câu đầu chương 15 thư thứ I gửi giáo đoàn này, thánh Phaolô nhắc lại cho tín hữu biết nòng cốt Tin Mừng như đã được các tông đồ rao giảng. Nghĩa là thánh nhân trính bày gia tài lòng tin kitô, mà chính ngài cũng đã nhận được và truyền lại cho tín hữu Côrintô. Câu trả lời của thánh nhân hoàn toàn khách quan, v́ì dựa trên truyền thống rao giảng Tin Mừng của cộng đoàn kitô tiên khởi. Tín hữu Côrintô cũng đã tiếp nhận Tin Mừng đó khi tin theo Chúa Kitô. Do đó viễn tưởng niềm hy vọng cứu rỗi cũng rộng mở trước mặt họ, nhưng với một điều kiện: đó là họ phải tuân giữ toàn vẹn hình thức cũng như nội dung giáo huấn lòng tin đã nhận lãnh, chứ không được lèo lái giải thích sai lạc đi. Nói cách khác, thánh Phaolô khẳng định rằng Tin Mừng của Chúa là một kho tàng có một lịch sử thông truyền và tạo ra một lịch sử mới cho người lãnh nhận nó. Do đó có hai điều kiện để Tin Mừng thực sự là Tin Mừng của Chúa: thứ nhất là nguồn gốc tông truyền, thứ hai là nội dung nguyên vẹn như đã được rao giảng trong cộng đoàn kitô tiên khởi.
Các câu 3b-5 ghi lại một công thức rất cổ xưa, chắc hẳn bắt nguồn từ cộng đoàn kitô hy lạp Antiokia vào khoảng năm 40. Nó gồm 4 câu ngắn: hai câu chính và hai câu phụ bổ túc cho chúng: ”Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, và đã được mai táng. Và Người đã sống lại ngày thứ ba như lời Kinh Thánh và đã hiện ra với Kêpha rồi với 12 Tông đồ”. Như thế nòng cốt Phúc Âm loan báo cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, được xác định bằng việc mai táng Đấng đã bị đóng đanh, và các lần hiện ra của Người. Tuy công thức nói trên hoàn toàn tập trung vào Đức Kitô nhưng không miêu tả Người với các tước hiệu của Thiên Chúa, trái lại nó đã chỉ nhắc tới các biến cố lịch sử là cái chết và sự phục sinh của Người. Dĩ nhiên các biến cố này đã được các tŕnh thuật Phúc Âm ghi lại không như là các dữ kiện khách quan, nhưng như tin vui được loan báo cho mọi người. Nó loan báo rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô có một ý nghĩa sâu xa trong lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa cùng dệt với nhân loại. Các kiểu nói ”vì tội lỗi chúng ta” và ”đúng như lời Kinh Thánh” cũng rất ý nghĩa. Kiểu nói thứ nhất nhấn mạnh trên giá trị cứu rỗi do cái chết của Chúa Giêsu đem lại cho con người. Kiểu nói ”chết vì tội lỗi chúng ta” có nghĩa đền bù hay thay thế? Dầu sao đi nữa, chính nhờ cái chết của Chúa Giêsu mà tín hữu đươc ơn tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa. Việc tham chiếu Kinh Thánh có ý nói rằng cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà nằm trong chương tŕnh cứu độ độ được các ngôn sứ báo trước. Nhưng trên cụ thể không có văn bản kinh thánh cựu hay tân ước nào được trích dẫn. Có lẽ kiểu nói ”vì tội lỗi chúng tôi” ám chỉ bài ca Người tôi tớ khổ đau của Giavê trong chương 53 sách Isaia. Ngoài ra kiểu nói ”Người đã chỗi dậy ngày thứ ba” ám chỉ lời ngôn sứ Hôsêa viết trong chương 6,2: “Sau hai ngày Ngài sẽ trao trả sự sống lại cho chúng ta và ngày thứ ba Ngài sẽ làm cho chúng ta chỗi dậy”. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra khẳng đinh tổng quát của Kinh Thánh Cựu ước: chương trình cứu độ của Thiên Chúa hiện thực nơi Đức Kitô tử nạn và phục sinh.
Ngày 5

Đức Mẹ Hiện Ra với Đức Honorius IV và Chuẩn Nhận Dòng Camêlô

Trụ sở chính của dòng Camêlô tọa lạc trên đỉnh núi Camêlô, nằm ven bờ duyên hải Palestine. Vào năm 1251, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại đó với thánh Simon Stock, bề trên tổng quyền dòng Camêlô, ban cho ngài một áo vai và hứa rằng bất cứ ai khi qua đời mà mặc áo ấy đều được cứu thoát. Mẹ Maria kêu gọi thánh nhân hãy hướng dẫn dòng Camêlô hiến thân phụng sự Mẹ và mặc áo vai Mẹ ban.
Dù là Nữ Vương thiên đàng, nhưng Đức Maria không bao giờ chỉ nói về mình. Mẹ nói về Chúa Giêsu, Con Mẹ. Vì thế, trong những lần hiện ra về sau tại Guadalupe, Lộ đức, Fatima và bất kỳ nơi nào khác, Mẹ đã hoạt động như một sứ giả đặc tuyển được Chúa gửi đến với chúng ta. Chúng ta hãy nài xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa Giêsu cho chúng ta. Không vị thánh nào có thần thế cầu bầu cho bằng Đức Mẹ.
Chúng ta hãy vâng nghe lời Đức Mẹ khuyên dạy. Mẹ đã chữa bệnh tại Lộ đức. Tại Fatima, vào năm 1917, Mẹ kêu gọi chúng ta sốt sắng cầu nguyện để nọc độc vô đạo khỏi lan tràn khắp thế giới. Chúng ta có thể thấy mình vẫn chưa cầu nguyện cho đủ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria sẵn sàng nhậm lời con cái cầu nguyện - cầu cho chúng con.
Paul Koche
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, April 04, 2016

Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm (II)

Lm. Nguyễn Hữu Thy4/1/2016
Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm

(tiep theo)

Sự rao giảng trong thinh lặng

Khi Đan Viện Montecassino được thánh Biển Đức thành lập vào khoảng năm 529 và đã trở thành trung tâm văn hóa, khai hóa cho mọi tầng lớp dân chúng vào thời bấy giờ; vâng, một ngôi trường cho các thế hệ tương lai đã được hình thành, thì cũng chính là lúc trường Triết học ở Athen/Hy Lạp hoàn toàn đóng cửa và giải thể, chấm dứt nền giáo dục thời cổ đại. 

Dĩ nhiên, điều đó không muốn nói rằng thánh Biển Đức đã đưa ra một chương trình giáo dục quy mô, trên thực tế thánh nhân chỉ muốn thiết lập “ngôi trường phụng sự Chúa” mà thôi. Và ngôi trường phụng sự Chúa của thánh Biển Đức không chỉ dành riêng cho các Đan Sĩ, nhưng còn cho tất cả dân chúng sống chung quanh các Đan Viện nữa. Nhà văn người Áo Hermann Bahr đã hoàn toàn có lý khi ông phát biểu: “Chúng tôi đã học biết được (từ các Đan Sĩ Biển Đức) các lễ giáo, phong tục tập quán tốt trong gia đình và phong cách sống cho phải đạo.”(6) 
Ngày 4

Đức Mẹ Ơn Thánh – Normandy

Tổng thần Gabriel đã cho Đức Maria biết Mẹ được “đầy ơn phúc,” và Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Chúng ta cũng được mời gọi đạt đến một sự viên mãn như thế trong cuộc sống với Chúa Giêsu, Đấng đã dạy chúng ta, “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời.” Phải chăng chúng ta có thể biện minh việc chúng ta không noi gương đời sống Đức Maria trong việc mến yêu đáp lại thánh ý Thiên Chúa bởi vì chúng ta cảm thấy dù sao Mẹ cũng thi hành thánh ý Thiên Chúa dễ hơn chúng ta? Đức Maria đã được đầu thai Vô Nhiễm Nguyên Tội; còn chúng ta thì không. Tuy nhiên, Ađam cũng đã được tạo dựng vô tội phải không? Nhưng ông ấy sa ngã có khó khăn gì lắm đâu?
Nhờ việc lãnh thụ bí tích Thánh Tẩy và các bí tích khác, chúng ta được Chúa luôn luôn ở cùng. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng ta từng người với Đức Maria là ở chỗ Mẹ luôn thực thi bất cứ những gì Chúa Cha đòi hỏi mà không hoài nghi điều ấy có lợi riêng cho Mẹ hay không; hoặc Thiên Chúa có thể giúp sức cho Mẹ hay không.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria mong muốn ban ơn cho những con nào cầu xin - cầu cho chúng con.
C. Russell Ditze
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Bài giảng Chúa Nhật Thương Xót của Đức Phanxicô
Vũ Văn An4/3/2016

Mọi ốm yếu của ta đều tìm được sự chữa lành nơi lòng thương xót của Thiên Chúa.


“Chúa Giêsu làm nhiều dấu lạ khác trước mặt các môn đệ, nhưng không được ghi lại trong sách này” (Ga 20:30). Tin Mừng là sách nói về lòng thương xót của Thiên Chúa, để được đọc đi đọc lại, vì mọi sự Chúa Giêsu nói và làm đều nói lên lòng thương xót của Chúa Cha. Tuy nhiên, không phải mọi sự đều đã được ghi lại; Tin Mừng của lòng thương xót vẫn còn là một cuốn sách bỏ ngỏ, trong đó, các dấu lạ của các môn đệ Chúa Giêsu, tức các hành vi yêu thương cụ thể và các chứng tá tốt đẹp nhất của lòng thương xót, tiếp tục được ghi chép. Tất cả chúng ta đều được mời gọi trở nên những người sống động viết lên Tin Mừng, những người loan báo Tin Mừng cho mọi người nam nữ thời nay. Chúng ta làm việc này bằng cách thực hành các việc thương xót phần hồn và phần xác, vốn là các tiêu điểm của đời sống Kitô hữu. Nhờ các cử chỉ đơn sơ nhưng mạnh mẽ này, dù không được ai trông thấy, ta có thể đồng hành với người thiếu thốn, mang tới cho họ tình âu yếm và sự an ủi của Thiên Chúa. Và như thế là tiếp tục công việc lớn lao của Chúa Giêsu vào ngày Phục Sinh, khi Người tuôn đổ lòng thương xót của Chúa Cha vào tâm hồn các môn đệ đang run sợ của Người, đem đến cho họ Chúa Thánh Thần, Đấng tha thứ tội lỗi và ban phát niềm vui. 

Sonntag, April 03, 2016


Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm (I)

Lm. Nguyễn Hữu Thy3/31/2016
Sự sung mãn của đời sống chiêm niệm

Khi người ta từ cuộc sống bon chen ồn ào ở chốn thị thành bước chân vào khuôn viên một Đan Viện chiêm niệm, điều đầu tiên chắc chắn người ta sẽ cảm nhận được là cả một không gian hoàn toàn thanh vắng yên tĩnh đầy linh thiêng thánh thiện. Nhưng phải chăng sự thanh bình vắng lặng nơi chốn Đan Viện mang lại cho tâm hồn ta sự thanh thoát an bình, hay ngược lại, sẽ gây nên trong ta nỗi lo lắng sợ hãi? Để trả lời cho câu hỏi đó, Linh mục Martin Gutl (1942-1994), một văn sĩ người Áo đã phát biểu tư tưởng của ông qua bốn câu thơ như sau:

Manche fürchten sich,
sie sind ständig tätig.
Manche fürchten,
die Stille könnte sie stören.

Tạm dịch:

Lắm người vì hoảng sợ,
luôn khép mình vào công việc.
Lắm người lại hoảng sợ,
nơi thanh vắng làm họ lo!

Lễ Truyền Tin

Mọi sự bắt đầu từ đây
P.Trần Đình Phan Tiến
25/03/2014
Kinh thưa quý vị, thưa các bạn. Có thể nói, Mầu Nhiệm Truyền Tin là "Mẹ" của các mầu nhiệm, vì sao , thưa quý vị? Thưa, vì mầu nhiệm Truyền Tin là mầu nhiệm đứng đầu, mầu nhiệm khởi sự công trình cứu độ của Thiên Chúa. Trước hết và trên hết, chúng ta thấy mầu nhiệm Truyền Tin là một mầu nhiệm Thiên Chúa Tỏ Mình ra cho nhân loại, hay có thể gọi là mầu nhiệm Mặc Khải đầu tiên của Tân Ước. Thiên Chúa mời gọi và con người đáp trả. Vâng, đây cũng có thể nói là mầu nhiệm "Đức Tin" . Vì sao, thưa quý vị ? Thưa, khi mà vị linh mục xướng lên "Đây là mầu nhiệm Đức Tin ", sau khi truyền phép Thánh Thể. Và cộng đoàn giáo dân thưa: "Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến ". Vâng, trong Thánh Lễ Misa
Ngày 3

Chúa Hiện Ra với Đức Mẹ và Các Tông Đồ Sau Khi Phục Sinh

Các Tông Đồ là những con người thánh thiện hoạt động dưới sự hướng dẫn của Thầy Chí Thánh. Các ngài được tuyển chọn để cộng tác vào việc thiết lập một vương quốc tinh thần, giống như Đức Maria đã được đặc tuyển để làm Mẹ của Thầy Chí Thánh.
Nhờ mối liên hệ với Chúa Giêsu, Đức Maria trở nên Nữ Vương các thánh Tông Đồ. Thế giới ngày nay cần rất nhiều con người, nam cũng như nữ, để tiến hành các công việc tốt lành. Nhờ sự phù trợ của Mẹ Maria rất thánh, mục đích này cuối cùng thế nào cũng được hoàn thành.
Vai trò Đức Maria trong công cuộc cứu độ chúng ta vẫn tăng triển theo dòng năm tháng. Mẹ quả thật là Nữ Vương của tất cả những người mưu tìm ân sủng, hòa bình và yêu thương. Mẹ có thể phù trợ chúng ta trong việc gia tăng con số ơn gọi tông đồ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria đầy ơn thánh và là Mẹ mọi ơn - cầu cho chúng con.
John Julius Fishe
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, April 02, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu

Vũ Văn An4/2/2016
Giới thiệu

Lên ngôi Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3 năm 2013, chủ đề đầu tiên của Đức Phanxicô là lòng thương xót. Bốn ngày sau đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Tân Giáo Hoàng đã nói tới chủ đề này rồi. 

Và khung cảnh để ngài nói tới chủ đề đó thật rất thích hợp: Tin Mừng hôm ấy (Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay) kể lại câu truyện người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình, người đã được Chúa Giêsu cứu khỏi bị kết án tử hình (Ga 8:1-11). 

Lòng thương xót mang ý nghĩa gì?

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long4/1/2016
Lòng thương xót mang ý nghĩa gì?

Năm thánh Lòng thương xót 2015-2016 với chủ đề Misericordes sicut Pater, đã khai mạc từ 08.12.2015 và kéo dài tới ngày 20.11.2016 trong toàn thể Hội Thánh Công Giáo.

Lòng thương xót, thương hại, nhân từ hay lòng tốt, lòng nhân hậu nghe qua có vẻ như không còn hợp thời nữa. Nhưng nơi những từ ngữ đó vẫn ẩn chứa sự khôn ngoan. 

Vậy những từ ngữ đó có nguồn gốc từ đâu?
Ngày 2

Cuộc Thăm Viếng của Đức Mẹ tại York – 1263-1389

Thánh Kinh mặc khải rất ít về Đức Maria, nhưng một vài nét đan thanh ấy cũng đủ làm nổi bật con người của Mẹ một cách tuyệt vời. Chẳng hạn, cuộc thăm viếng bà Elizabeth cho chúng ta một cái nhìn thật đẹp về sự ân cần của Mẹ dành cho tha nhân.
Đức Maria đã thấy người cần trợ giúp, Mẹ đã nhìn ra cơ hội giúp đỡ; và Mẹ đã đến đỡ đần cho họ. Điều này thật đơn giản, nhưng cũng thật khó khăn. Trình thuật Phúc Âm ấy rất bình thường và gần gũi khi trình bày Đức Maria trong tầm với của mỗi người chúng ta. Điều quan trọng không phải là những việc Mẹ đã làm, nhưng chính là tình yêu đã thôi thúc hành động của Mẹ.
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể mượn lời kêu xin của người hành khất mù lòa: “Lạy Chúa, xin cho con được thấy.” Có một số cơ hội giúp chúng ta thể hiện tình yêu đối với Thiên Chúa và người chung quanh qua những hành vi ân cần. Chúng ta cần phải lưu tâm và nắm bắt lấy… rồi quảng đại thực hiện những hành vi ấy.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria cầu cho phần rỗi của chúng con - cầu cho chúng con.
William J. Neidhart, C.S.C.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, April 01, 2016

Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C
PHÚC THAY NHỮNG KẺ THÂN THIẾT...
Suy niệm của Achille Degeest

PHÚC THAY NHỮNG KẺ THÂN THIẾT TRỞ NÊN THÂN THIẾT HƠN


Bài Phúc Âm hôm nay đáng nên suy niệm rất lâu. Chúng ta đơn giản ghi lấy một số yếu tố để hiểu rõ nội dung hơn.

1) Ngày hôm đó, ngày đầu trong tuần, là ngày Chúa sống lại, là Chúa nhật của chúng ta ngày nay. Các môn đệ hội họp, có lẽ là do Phêrô (người đã nhìn thấy ngôi mộ trống) triệu tập. Các cửa đóng chặn kỹ, biết đâu được phản ứng của nhà chức trách Do thái ra sao. Chúa đột nhiên ở giữa các ông, cho các ông tức khắc trông thấy Người đang sống trong trạng thái phục sinh, Người không trở lại trạng thái trước đây nữa. Câu nói đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho anh em!”. Đó là câu chào người ta thường dùng, nhưng ta có thể nghĩ rằng nghe thấy câu đó các môn đệ bớt được phần nào băn khoăn, vì cung cách cư xử của họ đối với Thầy hai hôm trước khiến họ không an tâm. Đàng khác, câu chúc bình an của Chúa luôn luôn là một ân huệ. Chúa ban cho các ông bình an của Người, bao gồm tha thứ, nhân từ và yêu mến, mà thành quả là niềm vui. Chúa nói thêm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em … Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha…”
Ngày 1

Đức Mẹ Chảy Nước Mắt 

Tại một thánh đường nọ ở nước Anh có một bức tượng Đức Mẹ, trước kia bồng Chúa Hài Nhi, nhưng hiện giờ chẳng bồng gì cả. Vào thời kỳ Cải Cách Anh Giáo, phần tượng Chúa Hài Nhi bị lấy khỏi vòng tay Đức Mẹ để chứng tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ từ nay đã chấm dứt. Vì không thể giữ phần tượng Chúa Hài Nhi nếu không có bức tượng Đức Mẹ, nên những người phe Cải Cách đã hủy luôn phần tượng nhỏ ấy đi.
Những kẻ lúc đầu ra sức phá hoại tình yêu đối với Đức Maria sau cùng thường khước từ luôn cả Con Mẹ. Nếu Chúa Giêsu là Thiên Chúa, thì Mẹ Người là Đấng cao trọng nhất. Nếu Chúa Giêsu là Anh chúng ta, thì Đức Maria phải là Mẹ chúng ta – nỡ nào chúng ta có thể khước từ Mẹ được.
Ngày nay, thánh lễ buổi chiều thường thay thế những giờ làm việc đạo đức của giáo xứ, nhưng tôi đảm bảo Đức Maria không hề phiền lòng. Mẹ vẫn đang dẫn đưa chúng ta đến với Con Mẹ.
Trái Tim Rất Thánh Đức Bà Maria được Chúa Ba Ngôi tôn vinh làm Nữ Vương thiên đàng - cầu cho chúng con.
Đức ông Maurice Cooney
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm