Trang chủ

Samstag, Dezember 31, 2016

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi hát kinh chiều tạ ơn cuối năm 2016

J.B. Đặng Minh An dịch12/31/2016
Vào lúc 5h chiều thứ Bẩy 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma, 7 Giám Mục phụ tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Các vụ Đức Mẹ hiện ra

Linh Tiến Khải12/31/2016


** Khi tìm hiểu về Đức Mẹ, chúng ta không thể không đề cập đến các vụ Đức Mẹ hiện ra đó đây trên thế giới. Trong lịch sử dài hơn 2.000 năm của Kitô giáo có hàng ngàn vụ Đức Mẹ hiện ra, đó đây trên thế giới, nhưng chỉ có một số ít được Giáo Hội chính thức công nhận. Nhiều vụ hiện ra khác tuy không được chính thức công nhận, nhưng Giáo Hội cho phép tín hữu sùng kính và lui tới hành hương.

Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới 1-1-2017

LM Trần Đức Anh OP chuyển ý12/31/2016
Ngày 1-1-2017 là Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 50 kể từ khi được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô 6 thiết lập. Lần này có chủ đề là ”Bất bạo động: một đường lối chính sách hòa bình”.


Văn kiện này được chia làm 7 đoạn lần lượt nói đến một thế giới bị phân hóa và phải chịu nạn bạo lực ”từng mảnh” bằng nhiều cách ở nhiều cấp độ khác nhau, gây ra những đau khổ lớn lao như chúng ta đang chứng kiến: chiến tranh tai nhiều nước và đại lục, nạn khủng bố, tọi pháp, những cuộc tấn công võ trang không lường trước được.. 

Freitag, Dezember 30, 2016

Trong tuần bát nhật Giáng Sinh

THÁNH GIA THẤT


Đêm thánh

 Không chỉ dừng ở việc đưa mắt nhìn diễn biến các sự kiện xảy ra trên thế gian này, mà Thiên Chúa còn nhúng tay vào và có ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người cũng như cuộc đời chúng ta vì Người là Đấng Tạo hoá đến mức Người chia sẻ định mệnh của chúng ta, hiểu được và cảm nghiệm được mọi nỗi vui buồn của kiếp người chúng ta nơi trần thế. Chúng ta không cần tìm kiếm Thiên Chúa trên bầu trời mênh mông vô tận, mà lý trí cũng như tâm hồn của ta không sao hiểu thấu được. Nhưng Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này, trong chính thân phận con người của chúng ta: cơn đói khát, nỗi nhọc nhằn, những thái độ thù ghét, sự sợ hãi khi đối diện với cái chết, một cái chết thương tâm.

Donnerstag, Dezember 29, 2016

ĐTC: Noi gương tổ phụ Abraham biết nhìn cuộc sống với đôi mắt đức tin

Linh Tiến Khải12/28/2016
Để tin thác phải biết nhìn với con mắt đức tin như tổ phụ Abraham đã tin vào điều không thể được, và hy vọng vượt quá các lý luận của con người, của sự khôn ngoan, cẩn trọng của thế gian,và điều thường được coi là lẽ phải. 

Dienstag, Dezember 27, 2016

Lời Đức Thánh Cha Phanxicô ngày Lễ Thánh Stêphanô

Bùi Hữu Thư12/27/2016


Các bạn thân mến,

Niềm vui Giáng Sinh đang tràn ngập tâm hồn chúng ta trong khi chúng ta tưởng niệm việc Thánh Stêphanô vị tử đạo tiên khởi chịu tử hình, chúng ta muốn ghi nhận chứng tá ngài đã để lại qua sự hy sinh mạng sống của ngài. Đây chính là chứng tá vinh quang của các vị tử đạo, chịu đau đớn vì tình yêu Chúa Kitô. Các vị tử đạo này vẫn tiếp tục hiện diện trong lịch sử của Giáo Hội, kể từ ngày Thánh Stêphanô cho tới nay.

Montag, Dezember 26, 2016

Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô

J.B. Đặng Minh An dịch12/25/2016
“Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng Sinh!

Hôm nay Giáo Hội một lần nữa trải nghiệm sự bỡ ngỡ của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng tại Bêlem, khi họ chiêm ngắm Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ là Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Vào ngày chan hòa ánh sáng này, lời tiên tri loan báo lại được vang lên:

“Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta,

một người con đã được ban tặng cho ta.

Người gánh vác quyền bính trên vai,

danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh,

người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hoà bình.” (Is 9:5)

Sonntag, Dezember 25, 2016

Giáng Sinh dưới mắt thần học gia Ratzinger

Vũ Văn An12/25/2016a
Lễ Giáng Sinh cuối cùng trong tư cách giáo hoàng trị vì, tức năm 2012, Đức Bênêđíctô XVI, nhân dịp giảng Lễ Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, đã cảm kích nói đến việc “vẻ đẹp của đoạn Tin Mừng này làm tâm hồn chúng ta xúc động: một vẻ đẹp vốn chói chang sự thật. Nó luôn làm chúng ta ngạc nhiên khi Thiên Chúa tự biến mình thành một trẻ nhỏ để chúng ta có thể yêu mến Người, để chúng ta có thể dám yêu mến Người, và như một trẻ nhỏ, tự để Người cho chúng ta ôm ẵm. Như thể Thiên Chúa muốn nói rằng: Ta biết vinh quang của ta làm chúng con sợ hãi, và chúng con luôn cố gắng muốn khẳng định tư cách của chúng con trước sự cao cả của Ta. Nên giờ đây, Ta đến với chúng con như một trẻ nhỏ, để chúng con có thể tiếp nhận Ta và yêu mến Ta”. 
Lễ Giáng Sinh (Lễ ban ngày) - Năm A

LỜI NGỎ CỦA TÌNH YÊU

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Thánh Gioan Tông Đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài bằng nhiều cách dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng Thiên Chúa với hình ảnh ta khó thấy được và nhiều khi không nhận ra những công trình tình yêu của Ngài. Yêu nhiều rồi cũng có lúc phải nói ra. Thiên Chúa quá yêu thương con người nên sau cùng đã gửi Con Một của Ngài xuống trần để tỏ cho ta biết tình yêu Thiên Chúa. Con Một Thiên Chúa chính là Lời của Chúa ngỏ với nhân loại. Vì thế ta hãy vào hang đá Bêlem để lắng nghe được Lời Chúa nói với ta. Chúa Giêsu bé thơ không nói bằng âm thanh vật lý, nhưng Ngài nói bằng âm thanh của trái tim. Lời của Ngài là lời của tình yêu. Qua bản thân Ngài, qua ánh mắt Ngài, qua khung cảnh hang đá, ta sẽ nghe được tiếng thì thầm của Thiên Chúa. Tiếng thì thầm đó là tiếng nói của tình yêu dưới nhiều sắc mầu khác nhau.

Samstag, Dezember 24, 2016

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ Vọng Giáng Sinh 2016

J.B. Đặng Minh An dịch12/24/2016

“Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người” (Tit 2:11). Những lời này của Thánh Tông Đồ Phaolô cho thấy mầu nhiệm của đêm thánh này: ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, ân sủng của Ngài là nhưng không; tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi Hài Nhi được ban cho chúng ta.

Mười Hai Nguyên Tắc hướng dẫn cuộc cải tổ Giáo Triều

Vũ Văn An12/23/2016
Chủ điểm bài nói chuyện của Đức Phanxicô tại Sala Clementina mới đây là về cuộc cải tổ giáo triều, một sứ mệnh ngài cho hay đã nhận được từ những vị đã bầu ngài làm giáo hoàng năm 2013. Ai cũng biết, sứ mệnh này đã được ngài hết sức nghiêm túc thi hành từ những ngày đầu triều đại của ngài. 

Kết quả? Dường như một số người cho rằng kết quả cải tổ không mấy chút khả quan hoặc có lẽ tiến quá chậm. Nhà báo John Allen thì gợi ý: một số viên chức Vatican cho rằng mình đang sống trong một bầu khí lo âu “cấp thấp” vì không biết liệu việc mình làm có còn đó nữa hay không khi “nhạc ngừng tấu”; vả lại thực hết sức khó khăn cho họ có thể nghĩ trước hay đưa ra các dự án lâu dài, khi không biết bao giờ cuộc cải tổ này kết thúc, ngã ngũ. 

Donnerstag, Dezember 22, 2016


Trong một diễn từ nẩy lửa trước Giáo triều Rôma, ĐTC mổ xẻ các chống đối ‘nguy hiểm’ công cuộc cải cách Giáo Hội

Đặng Tự Do12/22/2016
Trong buổi tiếp kiến tại sảnh đường Clêmentê trong dinh tông tòa lúc 10 giờ rưỡi sáng 22 tháng 12, trước các nhà lãnh đạo Giáo Triều Rôma gồm hơn 100 Hồng Y và Giám Mục, cùng với một số chức sắc khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đả kích những người chống đối “nguy hiểm” công cuộc cải cách Giáo Hội.

Cuối tháng 12 năm 2014, Đức Phanxicô đã làm choáng váng giáo triều Rôma khi ngài dùng bài nói chuyện cuối năm, mà theo truyền thống thường chỉ giới hạn trong phạm vi trao đổi những lời chúc mừng Giáng Sinh, để thảo luận về những căn “bệnh” tâm linh của những người làm việc tại Vatican.

Montag, Dezember 19, 2016

NOBEL và NOEL

Lm. Giuse Nguyễn Hữu An12/18/2016

1. Nobel - giải thưởng quốc tế cao quý


Ngày 27 tháng 11 năm 1895, tại Paris, ông Alfred Nobel đã ký di chúc, dành toàn bộ tài sản - tiền thưởng tích cóp cả cuộc đời làm việc, nghiên cứu sáng tạo của ông... để lập ra giải thưởng Nobel (mang tên ông). Đến nay, giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất mà một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao giải.

Sonntag, Dezember 18, 2016

Người mục tử nói lên sự thật

Các mục tử nói lên sự thật, đó là bước đầu, phần còn lại Chúa sẽ lo. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài tập trung bài giảng vào ông Gioan Tẩy Giả.
Ông Gioan can đảm nói lên sự thật
Ông Gioan rao giảng rất mạnh mẽ. Ông nói những tật xấu của người Pharisêu, của các luật sĩ, các kinh sư. Ông Gioan không nói: “Anh em thân mến, hãy cư xử tử tế!” Nhưng ông chỉ thẳng vào họ mà nói: “Nòi rắn độc kia!” Ông nói cách rất đơn giản và thẳng thắn, không có chút gì là úp mở. Ông phải nói thế, bởi vì họ đến để kiểm tra, để thách đố, để đứng nhìn, chứ không bao giờ mở lòng sám hối. Họ mang dáng dấp lươn lẹo của loài rắn. Khi nói như thế, Gioan mạo hiểm với cuộc sống, nhưng ông vẫn trung thành sống lối sống ấy. Sau đó, khi nói với vua Hêrôđê, ông Gioan cũng nói thẳng vào mặt: “Vua là kẻ ngoại tình, vua không được phép sống ngoại tình như thế!”

Samstag, Dezember 17, 2016

Chúa Nhật IV mùa vọng  - Năm A

THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA

Chú giải của Noel Quesson

Những “Tin Mừng về tuổi thơ” là những trang Tin Mừng kỳ diệu, rất khác với các Tin Mừng khác: Matthêu và Luca là những người duy nhất nói cho chúng ta hay, lại không phải là những chứng nhân trực tiếp. Các ông đã sưu tập lại những kỷ niệm được lưu giữ trong các môi trường “Do Thái – Kitô” và nhất là trong gia đinh Đức Giêsu. Và với dữ kiện cơ bản” này, các ông đã xây dựng một Dẫn nhập thần học, có phần giống như một nhạc sĩ soạn một “Khúc dạo đầu” mà ở đó nhạc sĩ làm cho người ta nghe thấy những chủ đề chính mà ông muốn khai triển tiếp theo. Dưới vẻ bề ngoài thô thiển và vụn vặ, đó là những văn bản phong phú những giáo lý sâu sắc, dĩ nhiên được viết sau khi Đức Giêsu sống lại và cần phải đọc “trong đức tin”. Điều ấy không có ý nói rằng, “tính nhân bản không có trái lại là khác”.
Chúa Nhật IV mùa vọng  - Năm A

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐÓN TIẾP CHÚA

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

Ngày 17 tháng 12 vừa qua, ta đã đọc bài Phúc Âm nói về gia phả Đức Giêsu, trong đó Chúa Giêsu sinh bởi dòng dõi vua Đavít. Hôm nay, Phúc Âm lại trình bày cho ta một gốc tích khác của Người: Chúa Giêsu sinh ra bởi Đức Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Phải chăng thánh sử Matthêu mâu thuẫn khi đưa ra hai gốc tích khác nhau như thế?

Chuyện cổ, huyền thoại mùa Giáng Sinh

Phó tế Phạm Bá Nha12/16/2016

Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris xin cống hiến độc giả mấy chuyện huyền thoại, cùng suy nghĩ trong Mùa Giáng Sinh. Và kính chúc mùa Giáng Sinh vui tươi.

1. Ổ nhện trước cửa hang

Ba nhà Đạo sỹ từ phương Đông xa xôi đến kính bái Hài Nhi Giêsu, có ghé vua Herode, hỏi thăm dò đường. Hêrode lo sợ mất ngôi do hoàng tử mới. Nên ra lệnh giết hết trẻ em. Thánh Giuse được báo mộng, bồng bế gia đình trốn khỏi Belem. Hành trình bao mệt mỏi , nguy hiểm. Dọc đường, càng khuya, những con đom đóm, cánh dơi chập chờn trong sa mạc đều liên hệ đến Thánh Gia. Đàng sau, quân lính lùng bắt ráo riết, Thánh Gia đành tránh vào sau một hang nhỏ, bên đồi. Chuyện huyền thoại kể: 

Freitag, Dezember 16, 2016


Người giáo sĩ trở nên tệ hại khi xa cách dân Chúa

Tứ Quyết SJ12/16/2016
Tinh thần “giáo sĩ trị” là điều xấu và tiếp tục có mặt trong Giáo Hội ngày nay. Và hậu quả là: dân Chúa trở thành nạn nhân, dân Chúa cảm thấy bị chối từ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác các mục tử rằng, đừng trở thành những nhà trí thức tôn giáo theo kiểu rời xa Mặc khải của Thiên Chúa.

Luật lệ của các thượng tế không đến từ Thiên Chúa

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với các thượng tế và kỳ lão trong dân. Chúa tập trung vào vai trò của họ. Họ có thẩm quyền về luật pháp, về luân lý, về tôn giáo. Họ quyết định mọi sự. Anna và Caipha đã xét xử Chúa Giêsu. Các thượng tế và giới lãnh đạo quyết định giết anh Lazarô. Họ cũng thương lượng với Giuđa về giá cả để bán Chúa Giêsu. Họ cho thấy sự kiêu ngạo, độc tài của họ và hậu quả là người dân phải chịu đựng.

Đức Bênêđíctô XVI không chỉ vĩ đại vì đã từ chức, nhận định của Peter Seewald

Vũ Văn An12/15/2016

Peter Seewald, người nhiều lần phỏng vấn Đức Bênêđíctô XVI và xuất bản thành sách, vừa cho xuất bản cuốn “Đức Bênêđíctô XVI, Chúc Thư Cuối Cùng, Bằng Chính Lời Ngài” do Nhà Bloomsbury phát hành. Sau đây là lời giới thiệu của ông:

Với cuốn Chúc Thư Cuối Cùng của tôi, chúng ta bước vào cuộc đời của Joseph Ratzinger một cách không hạn chế, một cuộc đời trải dài gần hết thế kỷ 20, và bước vào một con người vốn là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thời nay, một trong những nhân vật xuất sắc và lôi cuốn nhất của thời đại chúng ta.

Donnerstag, Dezember 15, 2016


Phi Luật Tân: Hoa Hậu Hoàn Vũ tặng đồ đạc cá nhân cho Caritas để gây quỹ 

Chân Phương12/15/2016


Đương kim Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe) đã đóng góp những món quà sang trọng để bán gây quỹ viện trợ cho Caritas Manila.

Cô Pia Wurtzbach - người Phi Luật Tân thứ ba đón nhận danh hiệu Hoa Hậu Hoàn Vũ hồi năm 2015 - đã trao tặng các túi xách, giày dép và trang phục cho một sự kiện gọi là "Celebrity and Friends Pre-loved Luxury Brands Sale" (tức là bán những món đồ sang trọng và quý giá của người nổi tiếng hoặc bạn bè trao tặng).

Dienstag, Dezember 13, 2016

Mùa Giáng Sinh: Thế giới thần tiên có thật

Nguyễn Kim Ngân12/13/2016

Thế giới thần tiên có thật

Mùa Giáng Sinh lại trở về. Trẻ em trên toàn thế giới lại một lần nữa nhìn thấy hình ảnh những cây thông Noel rực rỡ mầu sắc, phố xá và các cửa hàng ngập tràn ánh sáng, những mái nhà tuyết phủ, những hình nộm người tuyết, gấu tuyết, thiên thần cầm loa tung bay khắp trời, nhất là hình ảnh Ông Già Noel với những con tuần lộc kéo xe chở đầy quà đi phân phát cho những đứa trẻ ngoan ngoãn. Giáng Sinh mở ra cánh cửa cho các em bước vào thế giới thần tiên cùng những chuyện thần thoại ắp đầy mộng ước. Nhưng thật bất ngờ, thế giới thần tiên ấy lại có thật, hôm nay và ở ngay đây! 

Cậu bé 5 tuổi mắc bệnh nan y tắt thở trong vòng tay Ông Già Noel

Chuyện cảm động muà Noel: Khi Santa giả gặp trường hợp có thật.

Trần Mạnh Trác12/13/2016
Ớ Knoxville, Tennessy, ông Eric Schmitt-Matzen trông giống Santa Claus như đúc.

Ông cao, mập, bụng chưa lớn, vừa đủ cho đám nhỏ cỏ thể ngồi vào lòng được.

Với một bộ râu thật, Schmitt-Matzen trông giống y hệt như một Santa trên Xinê, giống đến nỗi ông đã đoạt giải nhất cuả vùng, trong cuộc thi 'râu tóc' do hãng Just For Men tổ chức năm 2016. Dĩ nhiên là phải như thế chứ? ông cũng sinh ra cùng một ngày 06/12 như thánh Nicolas, vị Santa Claus thứ thiệt mà? 

Sonntag, Dezember 11, 2016

Biết giáo lý của Chúa Kitô có nghĩa là nhận biết sự hiền từ của Thiên Chúa

Ai không nhận biết sự hiền từ của Thiên Chúa thì không biết đạo lý của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài tập trung diễn giải về ông Giuđa trong Tin Mừng.
Ông Giuđa là con chiên bị lạc
Trong bài Tin Mừng, Thiên Chúa vui khôn tả khi tìm thấy con chiên lạc, và Ngài không bao giờ ngừng tìm kiếm mỗi người chúng ta. Thiên Chúa là một thẩm phán, một quan tòa, nhưng là vị thẩm phán đầy lòng từ nhân, vì Ngài tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ngài không kết tội nhưng là cứu vớt, vì Ngài kiếm tìm và yêu mến từng người chúng ta. Ngài không yêu thương theo kiểu chung chung, kiểu yêu mến một đám người. Ngài yêu mến từng người và gọi tên từng người. Ngài yêu mến trong cái hiện tại của người ấy, như chính người ấy là.

Samstag, Dezember 10, 2016

Chúa Nhật III mùa vọng  - Năm A

GIỌNG NÓI CHÚA GIÊSU

Chú giải của William Barclay
Sứ vụ Gioan Tẩy Giả kết thúc trong nỗi đớn đau khốc liệt. Gioan chẳng có thói quen gia giảm chân lý cho vừa ý người khác, cũng không thể nào thấy điều gian ác mà không quở trách. Gioan đã nói rất mạnh dạn thẳng thắn đến luỵ cả bản thân.

Trong chuyến du lịch từ Galilê đến Rôma thăm em trai, vua Hêrôđê Antipa đã quyến rũ vợ của em mình. Khi trở về xứ, ông bỏ vợ chính thức để cưới em dâu mà ông đã dụ dỗ. Gioan công khai và nghiêm khắc quở trách Hêrôđê. Dám chỉ trích một vị vua phương Đông thì không bao giờ được yên thân. Hêrôđê đã trả thù: Gioan bị quăng vào ngục Machaerus, trong vùng núi gần Biển Chết.
Chúa Nhật III mùa vọng  - Năm A

DUNG MẠO ĐỨC KITÔ

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực. Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý. Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua. Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte. Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu. Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: “Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?”.

Donnerstag, Dezember 08, 2016

Ngày 08/12:

ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI


Một trong những lễ đẹp lòng trái tim Mẹ Maria nhất, chắc hẳn là lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thánh lễ này nhằm tôn kính đặc ân riêng cho Mẹ là đã được thụ thai trong lòng Thánh Anna một cách tinh tuyền không vương tì ố. Thiên Chúa đã giữ gìn Mẹ khỏi tội tổ tông, tội mà vì mọi người chúng ta khi sinh ra đều vướng mắc vì thuộc dòng giống Adam. Đức Maria, do một đặc ân duy nhất, từ lúc hình thai, vẫn luôn tinh tuyền xinh đẹp trước mặt Chúa. Bởi vậy, do ơn thánh và do cuộc sống, Mẹ luôn là đối tượng đẹp mắt Chúa, theo như lời Thánh Kinh đã được quy về Mẹ: Mẹ tuyệt mỹ, không hề vương vấn tội tình.

Mittwoch, Dezember 07, 2016



TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ 

 Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Lc 2, 41 - 51
“ Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả “( Lc 1, 49 ) ” Lạy Chúa, được Ngài cứu độ, lòng con sẽ vui mừng. Con sẽ hát bài ca dâng Chúa vì phúc lộc Ngài ban"( Tv 12, 6 ). Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Người(St 1, 26 - 27 ). Mẹ Maria vốn được Thiên Chúa yêu thương tuyển lựa giữa muôn vàn người nữ, Mẹ đã trở nên đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, nghĩa là Mẹ đã nên hình ảnh của Thiên Chúa về lòng trung tín, nhân từ và lòng xót thương vô biên đối với mọi người. Vì thế, Thiên Chúa đã làm cho Trái Tim Mẹ Maria trở thành cung điện xứng đáng cho Chúa Thánh Thần, cho Con Một Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô ngự trị. 

Samstag, Dezember 03, 2016

Khiêm nhường như Chúa Kitô là nhân đức của những người bé nhỏ

Thiên Chúa đã mặc khải Mầu nhiệm Cứu độ cho những người bé nhỏ, chứ không cho các bậc khôn ngoan thông thái. Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này trong bài giảng lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha nói về nhân đức của những người bé nhỏ, đó là kính sợ Thiên Chúa chứ không sợ hãi Ngài, và đó là người khiêm nhường.
Trong bài Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu ngợi khen Chúa Cha vì “Ngài đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời, mầu nhiệm về chính Ngài, cho những người bé mọn.”
Thiên Chúa tỏ cho người đơn sơ
Chúa Nhật II mùa vọng  - Năm A

SỰ XUẤT HIỆN CỦA GIOAN TẨY GIẢ

Chú giải của William Barclay
Sự xuất hiện của Gioan giống như tiếng nói của Thiên Chúa thình lình vang lên. Lúc bấy giờ người Do Thái buồn bã vì tiếng nói của các ngôn sứ không còn nữa. Trải qua bốn trăm năm không hề có ngôn sứ nào, suốt bốn thế kỷ dài đằng đẵng tiếng nói ngôn sứ hoàn toàn yên lặng. Như chính họ đã ghi nhận “không có tiếng nói, cũng chẳng có tiếng đáp”. Nhưng trong Gioan, tiếng nói ngôn sứ lại đang vang lên. Vậy đặc điểm của Gioan và sứ điệp của ông là gì?
Chúa Nhật II mùa vọng  - Năm A

CÁC SỨ ĐIỆP CỦA GIOAN TIỀN HÔ

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Các nước đang phát triển có hướng đô thị hóa rất mạnh. Dân quê bỏ đồng ruộng ra thành thị. Chính phủ lo đô thị hóa nông thôn. Càng phát triển, người ta càng có khuynh hướng tiêu thụ rất mạnh: ăn sang, mặc đẹp. Vậy mà Phúc Âm hôm nay đưa ra hình ảnh thánh Gioan Tiền Hô, một người sống trong sa mạc, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo da thú. Phải chăng là Phúc Âm đã lỗi thời, đi ngược với đà tiến hóa của nhân loại?
Để trả lời cho vấn nạn này, trước hết ta hãy cùng nhau đào sâu những sứ điệp Phúc Âm được nhắn gửi qua đời sống của thánh Gioan Tiền Hô. Thánh Gioan Tiền Hô tự nhận mình chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Đây không phải là một tiếng kêu vô hồn vô nghĩa. Nhưng là tiếng kêu có nội dung, là những sứ điệp gửi đến loài người.

Vị Thượng Phụ đứng đầu Chính Thống Giáo ca ngợi ‘Amoris Laetitia' nói lên được lòng Thương Xót cuả Thiên Chuá.

Trần Mạnh Trác12/2/2016
VATICAN (02-12-2016) - Bình luận về các tranh luận chung quanh Tông Huấn về gia đình ‘Amoris Laetitia' cuả ĐGH, Thượng Phụ Chính Thống Giáo Bartholomew của Constantinople cho biết bản tài liệu này, "đầu tiên và trước hết gợi lên lòng thương xót và lòng từ bi của Thiên Chúa, chứ không chỉ là những tiêu chuẩn đạo đức hoặc những quy tắc kinh điển mà thôi."

Dienstag, November 29, 2016

Samstag, November 26, 2016

Chúa Nhật I mùa vọng  - Năm A

SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Hôm nay cung thánh đượm vẻ u buồn. Bàn thờ đạm bạc không hương hoa. Lễ phục mang màu tím. Màu tím của lặng lẽ hy sinh. Màu tím của âm thầm cầu nguyện. Màu tím của tha thiết đợi chờ. Màu tím ấy nhắc cho ta biết: hôm nay ta đã bước vào mùa Vọng.

Mùa Vọng là mùa đợi chờ. Đợi chờ Chúa đến cứu độ ta. Cuộc đời ta quá nhiều đau khổ, quá nhiều tội lỗi, quá nhiều bế tắc. Chỉ có Chúa mới có thể thay đổi đời ta, giải thoát ta khỏi ách nô lệ tội lỗi, đưa ta vào tình trạng thánh thiện của con cái Chúa.

Video: Một bé gái với chỉ sáu phút đã làm cho cả thế giới phải lặng im suy nghĩ. Em Severn Suzuki.


Freitag, November 25, 2016

Sa hỏa ngục đời đời có nghĩa là mãi mãi xa cách Thiên Chúa

Khi chọn lựa rời xa Thiên Chúa mãi mãi, thì có nghĩa là sa hỏa ngục đời đời. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Đức Thánh Cha cảnh báo: đừng bao giờ nói chuyện với ma quỷ vì nó chuyên lừa dối con người, nhưng hãy để lòng khiêm tốn mà chuẩn bị gặp Chúa trong ngày Phán Xét.
Trong hai ngày cuối của Năm Phụng Vụ, Hội Thánh tiếp tục mời gọi các tín hữu suy tư về ngày cánh chung. Đức Thánh Cha diễn giải khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền. Cuộc Phán Xét sẽ như thế nào? Chúng ta muốn gặp Chúa Giêsu trong ngày ấy như thế nào?

Nền văn minh của thần tiền sẽ sụp đổ

Sự trụy lạc chính là tội phạm thượng, ví như thành Babylon, nơi ấy “không có Thiên Chúa” mà chỉ có “thần tiền bạc, thần của cải, thần lợi dụng”. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Ngài nhắc mọi người nhớ rằng, trong tuần cuối của Năm Phụng Vụ, Hội Thánh mời gọi chúng ta nghĩ về ngày tận cùng của thế giới và ngày kết thúc của mỗi người chúng ta.
Đức Thánh Cha diễn giải khởi đi từ bài đọc trích sách Khải Huyền (Kh 18:1-2.21-23, 19:1-3.9a). Trong đó có ba tiếng nói vang lên.
Tiếng hô chiến thắng của thiên thần

Montag, November 21, 2016


HÌNH PHẠT HỎA NGỤC DÀNH CHO AI?

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn11/18/2016

Nhân tháng dành riêng để cầu cho các linh hồn (tháng 11), xin cha cho biết:

1- Chúa có phạt ai xuống hỏa ngục không?
2- Luyện ngục ,hỏa ngục khác nhau như thế nào?
3- Tín điều các Thánh thông công là gì?

Trả lời:

1- Chúa có phạt ai xuống hảo ngục không?

Thiên Chúa là tình thương, Người chậm bất bình và hay tha thứ. Người tạo dựng con người chỉ vì yêu thương vô vị lợi và “ muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2: 4). Nghiã là Chúa muốn cho mọi người được vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Người trên Thiên Đàng, là nơi không còn đau khổ , bệnh tật, nghèo nàn, bất công và chết chóc nữa.

Samstag, November 05, 2016

Chúa Nhật XXXII thường niên  - Năm C

ĐƯỢC SỐNG TÌNH YEU CỦA MÌNH

Chú giải của Noel Quesson
Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu.
Vấn đề sự chết là một vấn đề nghiêm trọng, không thể tránh khỏi và phổ biến nhất mà con Người có thể đặt ra. Những căn bệnh đến bất ngờ như sét đánh, như các tai nạn trên đường hoặc lúc đi làm việc... không ngừng đặt ra câu hỏi này: Có cái gì sau đó không? Mọi nền văn minh không ngoại lệ đã khẳng định sự "trướng tồn" của con người, đã cử hành việc "thờ cúng người chết" và đã nhận định rằng "ông bà" vẫn còn có ảnh hưởng đến đời sống của con cháu còn sống.
Chúa Nhật XXXII thường niên  - Năm C

SỐNG LẠI

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Trong chương trình “Những điều bạn có thể chưa biết” của đài VTV3 có tường thuật một trường hợp lạ lùng: Một phụ nữ bị nhồi máu cơ tim. Chị tắt thở. Chị đã chết. Nhưng nhiều giờ sau, chị tỉnh lại. Các bác sĩ hỏi chị đã thấy gì trong thời gian ấy. Chị trả lời: chị thấy mình như bay bổng lên cao, và từ trên cao chị nhìn xuống thấy các bác sĩ, các y tá đang chăm sóc cho mình, nhìn thấy thân xác mình nằm bất động, nhìn thấy thuốc men, dụng cụ y tế. Chị cũng nhìn thấy một chiếc giày tennis cũ màu xanh da trời, đế giày bị mòn ở mép trong bàn chân, giây giày màu trắng, đầu một sợi dây thòng xuống dưới đáy giày. Nghe lời tả rất chi tiết của chị, vị bác sĩ chuyên điều tra băn khoăn để ý tìm kiếm. Một hôm vị bác sĩ đi qua tòa nhà đối diện nhìn sang bệnh viện, bà giật mình kinh hãi vì thấy ở tầng ba của tòa nhà, trên một gờ xi măng rất cheo leo, có một chiếc giày tennis cũ ai đã đặt ở đó tự hồi nào. Vị bác sĩ quan sát kỹ lưỡng và thấy chiếc giày giống từng chi tiết với chiếc giày mà người chết kể lại: chiếc giày vải cũ màu xanh, đế giày mòn ở mép trong, dây giày màu trắng, đầu một dây thòng xuống nằm ở dưới đáy giày. 

Dienstag, November 01, 2016

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Năm C

NGƯỜI CHỨNG THỨ NHẤT

SƯU TẦM
Một thanh niên 19 tuổi bị tuyên án tử hình mà không được nói một lời để bào chữa mình. Người tuyên án là quan trấn tỉnh Phú Yên. Vào tháng 7 năm 1644 vị quan này từ triều đình nhà vua về, đem theo sắc lệnh cấm đạo và bắt đầu giam một ông già tên rửa tội là Anrê, rồi sai một toán lính đến nhà vị thừa sai Đắc Lộc để bắt thầy giảng số một là Inbaxu. Khi toán lính xông vào nhà tìm thầy Inbaxu thì chỉ gặp người thanh niên Phú Yên là người mà Cha Đắc Lộ đã rửa tội được ba năm và đã từng cho đi theo để giúp dạy giáo lý. Người thanh niên này đã can đảm nhận hết các tội chúng gán cho thầy Inbaxu và các thầy giảng, nên bị chúng trói lại và điệu đi. Anrê Phú Yên vui vẻ theo toán lính và trong suốt quảng đường không ngừng giảng cho những kẻ dẫn mình vào ngục biết đường tránh hỏa ngục hầu hưởng phúc Thiên Đàng.
Nhờ sự can thiệp của cha Đắc Lộ và một số thương gia người Bồ Đào Nha, ông già Anrê được tha bổng, còn Anrê Phú Yên thì không. Người thanh niên cường tráng này dám cương quyết thà chết chẳng thà bỏ đạo nên sẽ phải chết để nêu gương cho mọi người biết vâng lệnh nhà vua. Vậy lính dẫn Anrê Phú Yên tới thửa ruộng cách thành phố chừng nửa dặm. Mặc dầu đeo gông nặng, Anrê đi rất nhanh đến nỗi cha Đắc Lộ theo không kịp. Tới nơi hành quyết, thầy giảng trẻ tuổi Anrê quỳ xuống để chiến đấu cho can đảm hơn. Lính gác chung quanh không cho ai vào phía trong cả, nhưng viên đội trưởng cho phép cha Đắc Lộ được đứng cạnh thầy. Cha thấy rõ mắt thầy Anrê nhìn trời cao, miệng luôn hé mở và kêu danh thánh Giêsu.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Năm C

CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Thánh lễ hôm nay đỏ một mầu máu. Máu của hơn 100 ngàn anh hùng tử đạo. Máu của 117 vị đã được tôn phong lên hàng hiển thánh. Máu ngập tràn chảy suốt hơn 3 thế kỷ truyền giáo tại Việt Nam.
Có điều máu lênh láng nhưng không tanh tưởi bởi không phải là thứ máu oan khốc nơi chiến trường tuôn chảy trong hờn căm oán ghét. Máu đẹp như những cánh hoa vì phát xuất từ tình yêu cao quí. Máu dường như toả hương thơm bởi khơi nguồn từ những trái tim chan chứa yêu thương. Máu không gây ghê tởm nhưng gợi lòng kính trọng. Máu không tạo oán thù nhưng vực dậy yêu thương. Đó là những dòng máu làm chứng cho tình yêu.


Tại Thụy Điển ĐTC nói: Nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi kitô hữu

Linh Tiến Khải11/1/2016
THỤY ĐIỂN - Nên thánh là ơn gọi của tất cả mọi kitô hữu. Các Mối Phúc Thật diễn tả gương mặt của Chúa Giêsu và là con đường nên thánh, trong đó có sự hiền dịu diễn tả tình yêu thương của Ngài, làm cho chúng ta giống Ngài và loại bỏ tất cả những gì chia rẽ khiến cho chúng ta chống đối nhau, để tiến bước trên con đường hiệp nhất


ĐTC Phanxicô đã nói như trên trong thánh lễ cử hành lúc 9 giở 30 sáng mùng 1 tháng 11 lễ các Thánh Nam Nữ tại vận động trường Malmoe bên Thuỵ Điển.

MUỐN SỐNG ĐỜI ĐỜI HÃY ĂN BÁNH GIÊSU (LỄ NHẤT – NGÀY LỄ CÁC LINH HỒN)


 (Ga 6, 51 – 59)

Con người sinh ra là để sống, để vươn lên. Ai trong chúng ta cũng đều có một mơ ước một khát vọng riêng cho mình, cho dù đó là mơ ước nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có mơ ước thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đích sống của con người. Niềm tin Kitô giáo dạy cho chúng biết, con người có xác có hồn, có đời này và đời sau. Vì thế, ngoài sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc ở đời tạm thế này, người tín hữu phải đạt được sự sống đời đời mai sau nữa. Nhưng đâu là bí quyết để sống trường sinh là một câu hỏi lớn ?

Montag, Oktober 31, 2016

Video Kinh Truyền Tin với ĐTC: Chúa gặp ông Zakêu để nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa

VietCatholic Network10/31/2016
Hôm nay Chúa Nhật 30 tháng 10 năm 2016, Trong buổi đọc kinh Truyền Tin với 70 ngàn tín hữu tụ tập đầy Quảng Trường Thánh Phêrô, trưa Chúa Nhật 30-10-2016, ĐTC đã rút những bài học từ cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với Ông Zakêu.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 31, theo thánh Luca đoạn 19 từ câu 1 đến câu 10 về chuyện ông Zakêu người thu thuế, để nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sau đây là bài Huấn dụ của Đức Thánh Cha:

Samstag, Oktober 29, 2016



HIỆP SỐNG TIN MỪNG


LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ (01/11)

Kh 7,2-4.9-14 ; 1 Ga 3,1-3 ; Mt 5,1-12 a



1. TIN MỪNG: Mt 5,1-12a:

(1) Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. (2) Người mở miệng dạy họ rằng: (3) "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (4) Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (5) Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. (6) Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. (7) Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. (8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. (9) Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. (10) Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.(11) Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. (12) Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

ÁNH MẮT VÀ TIẾNG GỌI CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG

Tin Mừng Chúa Nhật XXXI Thường Niên C. (Lc 19, 1-10)

Chúa Giêsu vẫn đang trên hành trình lên Giêrusalem và đây là chặng đường cuối. Thánh Luca đã kể cho chúng ta về cuộc gặp gỡ thật đẹp giữa Chúa và Giakêu- ông xếp của ngành thuế trong thành phố Giêrikhô, một người giàu có khét tiếng. Đó là cuộc gặp gỡ của Lòng Thương Xót đem đến ơn hoán cải cho Giakêu, một người mà đối với mọi người, nhất là với giới Pharisiêu, ông như kẻ đã hư mất. Người ta coi ông là người tội lỗi, người cộng tác với thế lực nước ngoài để hại dân mình, người gian lận và bất công, sống trong giàu có và xa hoa.
Chúa Nhật XXXI thường niên  - Năm C

CẦN TÌNH THƯƠNG VÀ GƯƠNG SÁNG

Suy Niệm của JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Đối với người xấu, thái độ xa tránh để trừng phạt họ và thái độ gần gũi yêu thương họ, thái độ nào có tác dụng cảm hóa họ nhiều hơn?
2. Để trở nên tốt, con cái ta cần tình thương hay cần những lời khuyên của ta hơn? Cái nào có khả năng thúc đẩy chúng làm điều tốt nhiều hơn?
3. Khi con cái bạn sợ roi hơn sợ bạn buồn, bạn có nghĩ rằng bạn đã chưa biểu lộ tình thương của bạn đối với con cái đúng mức phải có? Hoặc bạn đã dùng quá nhiều lời khuyên mà quên rằng chúng cần bạn biểu lộ tình thương đối với chúng nhiều hơn nữa (qua sự quan tâm, âu yếm, dịu dàng…)?
Suy tư gợi ý:

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 05– 11/10/2016: Câu chuyện Mặt Trời Múa tại Fatima

VietCatholic Network10/10/2016
1. Câu chuyện Mặt Trời Múa

Kính thưa quý vị và anh chị em, 

Ngày 13 tháng 10 là ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra lần thứ sáu cho ba em Lucia, Phanxicô và Giacinta tại làng Fatima bên Bồ Ðào Nha.

Ðây là lần hiện ra có đông đảo dân chúng chứng kiến nhất. Mặc dù thời tiết xấu, ngay từ ngày 12, có trên mười ngàn người Bồ Ðào Nha từ khắp nơi trong nước đổ xô về Fatima để chờ đợi phép lạ như Ðức Mẹ đã hứa trong các lần hiện ra trước. Người lo lắng nhất trong suốt mấy ngày hôm đó chính là bà mẹ của Lucia. Bà khuyên cô con gái hãy đi xưng tội để nhỡ nếu không có phép lạ xảy ra, thì khi bị giết chết, họ cũng an tâm vì đã xưng tội. Cô Lucia trả lời: con sẽ đi xưng tội, nhưng không phải vì sợ phép lạ không xảy ra... Ðức Mẹ sẽ giữ lời hứa.

Freitag, Oktober 28, 2016

Chúa Nhật XXXI thường niên  - Năm C

ĐỂ TÌM VÀ CỨU NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT

Suy niệm của William Barclay
Giêrikhô là một thành rất giàu có và quan trọng, nằm trong vùng thung lũng sông Giođan, là giao điểm của đường lên Giêrusalem và các lối qua sông Giođan để tỏa về các vùng đất phía sông Giođan. Giêrikhô có một rừng chà là rất lớn, những vườn cây thuốc thơm nổi tiếng quốc tế, cách xa mấy dặm vẫn ngửi thấy mùi thuốc thơm. Các vườn hoa hồng ở đó cũng rất nổi tiếng. Người ta gọi Giêrikhô là “thành cây chà là”. Sử gia Do thái Josephus gọi là “Khu đất thần tiên, khu đất màu mỡ nhất của Phalettin”. Người La mã chở trái chà là và dầu thơm từ đó đi bán khắp nơi trên thế giới. Tất cả những hoa lợi đó hợp lại khiến nó trở nên một trong những trung tâm quan thuế lớn nhất trong cả xứ Palettin. Giêrikhô cũng là thành phố nổi tiếng về đức tin cũng như về không tin “Bởi đức tin tường thành Giêrikhô đổ xuống”, cũng bởi không tin đến mù quáng những tường thành đã được xây dựng lại để hình phạt đã giáng xuống trên người ương ngạnh. Khi Chúa Giêsu đi ngang qua thành này, Ngài cũng phải chứng kiến cả đức tin lẫn không tin: sự không tin của dân chúng và đức tin của một người tên là Giakêu. Trong nước Palettin có nhiều loại thuế, và cách đánh thuế của họ là cơ hội thuận tiện cho những nhân viên thâu thuế làm giàu mau chóng. Tên Giakêu có nghĩa là “thanh khiết” nhưng dùng nó để chỉ con người người này thật không đáng chút nào. Những ai biết rõ ông sẽ gọi ông là tên ác ôn và có lẽ họ gọi đúng. Ông đứng đầu những người thâu thuế. Có thể có nhân viên thâu thuế lương thiện, nhưng như vậy ông ta sẽ phải nghèo. Các người thâu thuế thường làm giàu bằng tống tiền và tham ô. Giakêu là một người đã tiến tới mức cao nhất trong nghề nghiệp nhưng cũng là người bị khinh ghét nhất trong vùng.
Chúa Nhật XXXI thường niên  - Năm C

ÁNH MẮT YÊU THƯƠNG

 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Mỗi khi đọc câu chuyện ông Giakêu, tôi ngỡ ngàng trước ánh mắt của Chúa Giêsu khi Ngài nhìn lên ông Giakêu trên cây sung. Ánh mắt ấy có sức mạnh kỳ lạ. Ánh mắt ấy chất chứa bao tâm tình. Chỉ trong một ánh mắt cuộc đời Giakêu hoàn toàn biến đổi.

Đó là ánh mắt quan tâm. Chúa Giêsu vào thành Giêricô. Giêricô là một thành phố rộng lớn, người đông đúc, buôn bán sầm uất. Một đám đông lớn đi theo Chúa Giêsu. Trong khi đó ông Giakêu thật bé nhỏ. Nên ông phải leo lên cây sung để nhìn Chúa. Thật lạ lùng. Giữa đám đông mênh mông ấy, Chúa vẫn nhìn thấy ông Giakêu, dù ông thấp lùn. Giữa muôn người, Chúa chỉ tìm Giakêu. Lại còn biết rõ tên ông. Điều đó chứng tỏ Chúa quan tâm tới Giakêu, dù ông bé nhỏ trong một đám đông hỗn độn. Giakêu chắc chắn cảm thấy ấm lòng vì ánh mắt quan tâm của Chúa.

Video ĐTC tiếp kiến chung ngày 26/10/2016: Giải pháp duy nhất cho vấn đề di cư là liên đới trợ giúp và tiếp đón

VietCatholic Network10/27/2016
Hôm nay thứ Tư lúc 9 giờ sáng ngày 26 tháng 10 năm 2016, trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương từ khắp nơi về Roma có hơn 70.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hôm nay, Đức Thánh Cha đã đề cập đến “vấn đề di cư và trách nhiệm liên đới trợ giúp và tiếp đón họ”. Ngài nói rằng: Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư xảy ra tại khắp nơi trên thế giới. Giải pháp duy nhất là tình liên đới và sự tiếp đón. Đây là sự dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai: mọi kitô hữu đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em phải chạy trốn chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Cần phải trao ban trở lại cho họ phẩm giá là người có quyền sống, có nhà ở và công ăn việc làm được trả lương xứng đáng.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích lời Chúa Giêsu nói trong ngày phán xét sau hết: “Ta là người ngoại quốc các ngươi đã tiếp đón Ta, Ta trần truồng các ngươi đã mặc cho Ta”. Ngài nói: chúng ta tiếp tục suy tư về các việc làm diễn tả lòng thương xót đối với thân xác, mà Chúa Giêsu đã giao phó cho chúng ta để duy trì đức tin luôn luôn sống động và năng nổ. Thật thế, các công việc này minh nhiên rằng các kitô hữu không mệt mỏi hay lười biếng, khi chờ đợi cuộc gặp gỡ sau cùng với Chúa, nhưng mỗi ngày đi gặp gỡ Chúa, bằng cách nhận ra gương mặt của Ngài nơi gương mặt của biết bao người xin giúp đỡ. 

Đề cập tới hiện tượng di cư ĐTC nói:

Trong thời đại chúng ta thật là vấn đề thời sự khi giúp người ngoại quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế, các xung đột vũ trang và các thay đổi khí hậu thúc đẩy biết bao người di cư. Tuy nhiên, các cuộc di cư không phải là một hiện tượng mới mẻ, nhưng chúng thuộc lịch sử nhân loại. Nghĩ rằng chúng chỉ thuộc thời đại chúng ta là thiếu ký ức lịch sử.

Thánh Kinh cống hiến cho chúng ta biết bao thí dụ cụ thể về các cuộc di cư. Chỉ cần nghĩ tới tổ phụ Abraham. Tiếng Thiên Chúa kêu gọi thúc đầy ông bỏ quê hương để đi tới một nơi khác: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1).

Dân Israel cũng thế, từ Ai Cập nơi họ là nô lệ, đã đi 40 năm trong sa mạc cho tới khi đến đất Thiên Chúa hứa. Chính thánh gia – Mẹ Maria Cha thánh Giuse và Chúa Giêsu bé thơ – cũng đã bị bắt buộc di cư sang Ai Cập để chạy trốn sự đe dọa của vua Hêrôđê: “Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. Ông ở đó cho đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập.” (Mt 2,14-15). Lịch sử nhân loại là lịch sử của các cuộc di cư: tại mọi vĩ tuyến, không có dân tộc nào là đã không biết tới hiện tượng di cư.

Trong các thế kỷ chúng ta đã chứng kiến các kiểu diễn tả tình liên đới lớn lao, cả khi đã không thiếu các căng thẳng xã hội. Rất tiếc ngày nay bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế tạo thuận tiện cho thái độ khép kín và không tiếp đón. Trong một vài phần của thế giới lại dựng lên các bức tường và hàng rào. Đôi khi xem ra công việc thinh lặng của nhiều người nam nữ, bằng nhiều cách xả thân trợ giúp các người tỵ nạn di cư, bị che mờ bởi tiếng la ó của những người khác nói lên bản năng ích kỷ của họ. Nhưng việc khép kín không phải là một giải pháp, trái lại nó kết thúc bằng việc tạo thuận tiện cho các tội phạm buôn người. Giải pháp duy nhất là con đường của tình liên đới. Liên đới… liên đới với người di cư, liên đới với khách ngoại kiều.

Dấn thân của các kitô hữu trong lãnh vực này cấp thiết ngày nay cũng như trong quá khứ. Chỉ nhìn vào thế kỷ vừa qua chúng ta nhớ tới gương mặt tuyệt vời của thánh nữ Francesca Cabrini, là người đã cùng với các bạn gái khác tận hiến cuộc đời cho người di cư bên Hoà Kỳ. Cả ngày nay nữa chúng ta cũng cần các chứng tá này để lòng thương xót có thể đến với biết bao người cần được giúp đỡ. Đó là một dấn thân liên lụy tới tất cả mọi người, không trừ ai. Các giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, hiệp hội và phong trào cũng như từng kitô hữu, tất cả chúng ta đều được mời gọi tiếp đón các anh chị em trốn chạy chiến tranh, đói khát, bạo lực và các điều kiện sống vô nhân. Tất cả cùng nhau chúng ta là một sức mạnh lớn yểm trợ những người đã mất quê hương, gia đình, việc làm và nhân phẩm.

Cách đây mấy ngày có xảy ra một câu chuyện nhỏ này trong thành phố. Có một người tỵ nạn tìm đường, và một bà tới gần hỏi: “Ông tìm điều gì phải không?”. Người đó không có giầy. Và anh ta trả lời: “Tôi muốn đến đền thờ thánh Phêrô để bước qua Cửa Thánh”. Người đàn bà nghĩ thầm: “Mà anh ta không có giầy, làm sao mà đi bộ được” Bà gọi xe taxi, nhưng mà anh ta hôi hám quá, và ông tài xế tắc xi không muốn để cho anh ta lên xe, nhưng sau cùng ông cho anh lên. Người đàn bà ngồi cạnh anh và trên đường mườì phút đến đây, bà hỏi chuyện lịch sử di cư tỵ nạn của anh. Anh ta kể lại lịch sử khổ đau, chiến tranh, đói khát, và tại sao anh đã chạy trốn quê hương để di cư sang đây. Khi họ tới nơi, bà mở bóp trả tiền taxi. Ông tài xế taxi ban đầu không muốn cho anh lên xe, vì anh ta hôi hám quá, nói với bà: “Không, thưa bà, chính tôi mới phải trả tiền bà, vì bà đã làm cho tôi nghe một câu chuyện đã biến đổi trái tim tôi”. Người đàn bà đó đã biết thế nào là nỗi khổ đau của một người di cư, vì bà ta có dòng máu Armeni, và bà biết nỗi khổ đau của dân tộc bà. Khi chúng ta làm một điều tương tự, ban đầu chúng ta từ chối, vì nó cho chúng ta một chút khó chịu, “mà… anh ta hôi hám …” Nhưng sau cùng câu chuyện xức nước hoa cho linh hồn, và khiến cho chúng ta thay đổi. Anh chị em hãy nghĩ tới câu chuyện này và hãy nghĩ chúng ta có thể làm gì cho các anh chị em tỵ nạn.

Và cho người trần truồng mặc có nghĩa là gì nếu không phải là tái lập nhân phẩm cho người đã mất nó? Chắc chắn là cho áo quần cho kẻ không có gì mặc, nhưng chúng ta cũng hãy nghĩ tới các phụ nữ nạn nhân của nạn buôn người bị vứt ra đường phố, hay những người khác, quá nhiều kiểu sử dụng thân xác con người như món hàng, kể cả các trẻ em vị thành niên. Cũng như những người không có một việc làm, một đồng lương công bằng, đây là một hình thức của sự “trần trưồng”, hay các kỳ thị vì chủng tộc hay tôn giáo, tất cả đều là những hình thức “trần truồng”, mà chúng ta là các kitô hữu được mời gọi chú ý, tỉnh thức và sẵn sàng hành động.

Rôi ĐTC kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta đừng rơi vào thái độ khép kín trong chính mình, thờ ơ với các nhu cầu của các anh chị em khác và chỉ lo cho chính mình. Chính trong mức độ chúng ta rộng mở cho tha nhân, mà cuộc sống trở thành phong phú, mà các xã hội tái chiếm được hoà bình và con người tái chiếm được nhân phẩm tràn đầy của nó. Và xin anh chị em đừng quên người đàn bà ấy, đừng quên người tỵ nạn hôi hám, và cũng đừng quên ông tài xế taxi mà người tỵ nạn đã thay đổi con tim.

ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thuỵ sĩ nói tiếng Pháp, đặc biệt phái đoàn Paris do ĐHY Vingt Trois và các GM Phụ tá hướng dẫn, và các phái đoàn các giáo phận khác do các GM sở tại hướng dẫn. Ngài cầu mong mọi người biết sống quảng đại liên đới để cuộc đời được phong phú hơn.



Ngài cũng chào các nhóm hành hương Anh quốc, vùng Galles, Ai len, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Israel, Australia, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đặc biệt đến từ Hoa Kỳ có phái đoàn 10 người do anh chị Hóa Dung thuộc Ban Kỹ thuật VietCatholic TV hướng dẫn, và một phái đoàn Việt Nam khác đến từ Úc châu do Cha Văn Chi phó Giám đốc VietCatholic hướng dẫn.

ĐTC nói tháng Mân Côi sắp kết thúc. Nó cũng là tổng hợp của lòng Thương Xót Chúa. Trong các mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi cùng với Mẹ Maria chúng ta suy niệm cuộc đời của Chúa Giêsu dãi toả lòng thương xót của chính Thiên Chúa Cha. Chúng ta hãy vui mừng vì tình thương và sự tha thứ của Ngài, và hãy rộng mở con tim cho tha nhân, cho người di cư và người nghèo.

Ngài cũng chào nhiều phái đoàn hành hương giáo phận Italia do các GM hướng dẫn; các Linh Mục món quà lòng tin; các nữ tu tham dự khóa học do Liên Hiệp các dòng nữ tổ chức; các bác sĩ chuyên khoa của nhà thương Umberto I, các trẻ em đau yếu và cha mẹ; và đông đảo sinh viên học sinh các trường Roma cũng như nơi khác. Ngài cầu mong chuyến hành hương Năm Thánh củng cố kinh nghiệm về Giáo Hội đại đồng của họ.

Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khuyên mọi người siêng năng lần hạt Mân Côi. Lời cầu nguyện đơn sơ này giúp các bạn trẻ biết giải thích ý Chúa trong cuộc sống, trao ban ủi an cho tâm trí người bệnh, và là thời điểm giúp củng cố tình yêu trong cuộc sống gia đình. 

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Nguồn. http://www.vietcatholic.net/News/Html/199623.htm

Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh

Ngày nay, khi đứng trước các thiên tai, đứng trước những cuộc chiến tranh gây ra bởi những kẻ “thờ thần tiền”, trước việc trẻ em bị giết hại, ngay cả Thiên Chúa cũng khóc. Đức Thánh Cha đã chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta. “Hôm nay Thiên Chúa đang khóc” vì con người không hiểu “bình an mà Người đã trao tặng cho chúng ta, bình an của tình yêu mến”.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu gọi Herode là “con cáo” khi những người biệt phái đến báo tin cho Chúa rằng Herode muốn giết Chúa. Tiếp đó Chúa nói về những gì sắp xảy đến, khi mà giờ tử nạn đang tới gần. Chúa Giêsu nhìn về thành Giêrusalem, nơi đã giết hại các vị ngôn sứ được sai đến.

Dienstag, Oktober 25, 2016

Sống Kinh Mân Côi
Lm. Giuse Trần Đình Long, sss

KINH MÂN CÔI SỐNG – SỐNG KINH MÂN CÔI

     “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo Lời Ngài” (Lc 1.38)
Lời này, một lời này thôi đã làm thay đổi thế giới, làm thay đổi cả vị trí của loài người.
Khi Đức Trinh Nữ Maria đáp trả với tất cả sự tự do của mình bằng lời trên đây, thì Thiên Chúa đã làm được mọi sự tốt lành của Ngài cho nhân loại, và cho cả chính Đức Maria nữa.
Thiên Chúa dựng nên chúng ta, không cần chúng ta, nhưng khi Thiên Chúa muốn cứu chuộc con người, thì lại cần sự cộng tác của chúng ta với Ngài.

Sonntag, Oktober 23, 2016

Ba thái độ giúp xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh

Khiêm tốn, hiền lành, rộng lượng, đây là ba điều quan trọng để xây dựng sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta.
“Bình an cho anh em.” Đây là chào của Chúa, lời chào tạo nên một mối dây liên kết, mối dây hòa bình. Lời chào này nối kết chúng ta trong sự hiệp nhất, nên một trong Chúa Thánh Thần. Nếu không có hòa bình, nếu chúng ta không thể chào nhau với nghĩa rộng nhất của từ hòa bình, nếu chúng ta không mở lòng cho tinh thần hòa bình, thì không bao giờ chúng ta có được sự hiệp nhất.
Ác tâm thì gieo rắc chiến tranh, người Kitô hữu tránh những cuộc chiến
Chúa Nhật XXX thường niên  - Năm C

XIN THƯƠNG XÓT CON

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Hai người cùng lên đền thờ cầu nguyện. Nhưng kết quả thật bất ngờ. Người mà ai cũng kính trọng thì lại không được nhận lời. Người mà ai cũng khinh miệt thì lại được Chúa nhận lời và được công chính hóa. Qua dụ ngôn này, Chúa cho thấy lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa phải là lời cầu nguyện khiêm nhường.
Khiêm nhường không tự mãn.
Người biệt phái tự mãn vì những việc tốt mình làm được. Làm được việc tốt thật đáng khen. Nhưng cần phải nhận biết nguồn gốc việc tốt của mình. Biết nguồn gốc việc tốt phải khởi đi từ nhận biết nguồn gốc bản thân mình. Tôi có mặt ở đời là ơn Chúa ban. Tôi thừa hưởng một sức khỏe, một gia đình, một nền giáo dục, một nề nếp đạo đức, đó là ơn Chúa ban. Vì thế tôi làm được việc tốt cũng là ơn lành Chúa ban. Nếu tôi rơi vào một hoàn cảnh xấu, tôi có làm được việc tốt không? Rất khó. Vì thế đừng tự mãn khi làm được việc tốt.

Samstag, Oktober 22, 2016

Chúa nhật Truyền giáo - Năm C

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔCHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2016 

(Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên chuyển ngữ)

Hội Thánh Truyền giáo,
Chứng nhân của Lòng Thương xót30


Anh Chị Em thân mến,

Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Hội Thánh đang cử hành chiếu rọi vào Ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo một ánh sáng chói ngời: nó mời gọi chúng ta nhìn việc truyền giáo cho muôn dân (missio ad gentes) như là một công trình bao la, vĩ đại của lòng thương xót, cả thiêng liêng và vật chất. Trong ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo này, tất cả chúng ta được mời gọi “đi ra” như những môn đệ truyền giáo, mỗi người quảng đại cống hiến tài năng, tính sáng tạo, sự khôn ngoan và kinh nghiệm của mình để đem sứ điệp tình thương dịu hiền của Thiên Chúa đến cho toàn thể gia đình nhân loại. Do mệnh lệnh truyền giáo, Hội Thánh chăm lo cho tất cả những người không biết đến Tin Mừng, vì Hội Thánh muốn mọi người được cứu rỗi và trải nghiệm tình thương của Chúa. Hội Thánh được sai đi loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim đang đập của Tin Mừng” (Misericordiae Vultus, 12) và công bố lòng thương xót tại mọi góc cùng của thế giới, đến với hết mọi người, người già cũng như người trẻ.

Freitag, Oktober 21, 2016

Chúa nhật Truyền giáo - Năm C

THÁNG MÂN CÔI & VÀ VIỆC TÁITRUYỀN GIÁO CHÍNH MÌNH

Ðức Cha J.B. Bùi Tuần
Tháng Mười quen được gọi là Tháng Đức Mẹ Mân Côi. Trong tháng này, Giáo Hội, đâu đâu cũng được nhắc nhở dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mân Côi. Chuỗi kinh Mân côi ví như bó hoa hồng thiêng liêng hái từ vườn Phúc Âm.
Riêng tại Giáo Hội Việt Nam , tháng Mân Côi bao gi ờ cũng là một luồng gió đạo đức, thổi sức sống thiêng liêng vào từng gia đình, từng tâm hồn lớn nhỏ.

Sonntag, Oktober 09, 2016

Bài Giảng Chủ Nhật 28 TN C

 Đan Sĩ Linh mục M. Guerricus Phạm Cao Vũ OCist.

Bài đọc I.: 2 V 5, 14-17;    Bài đọc II.:  2 Tm 2, 8-13;    Phúc Âm:  Lc 17, 11-19 
             
 "Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này". Vâng, kính thưa Cộng Đoàn Phụng vụ, không chỉ có Chúa Giêsu trong Bài Phúc Âm hôm nay lưu ý chúng ta phải biết tôn vinh Thiên Chúa Cha, phải tỏ lòng biết ơn mỗi khi chúng ta nhận được phúc lành của Người; nhưng Bài đọc I trích từ Sách  2 V 5, 14-17 cũng cho ta thấy lòng biết ơn của quan Naaman, khi ông được tiên tri Êlisê cứu chữa cho khỏi mắc bệnh cùi.

Samstag, Oktober 08, 2016


Bài giảng của ĐTC Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu.: Kinh Mân Côi là sự tổng hợp của lịch sử lòng thương xót của Thiên Chúa

J.B. Đặng Minh An dịch10/8/2016
Lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ Bẩy, 8 tháng 10 tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi canh thức, và đọc kinh Mân Côi, nhân dịp Ngày Năm Thánh dành cho các Hội đoàn và phong trào Thánh Mẫu.

Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria, lắng nghe Lời Chúa, và đưa vào hành động cụ thể. Đức Thánh Cha nói:

Anh Chị Em thân mến,

Samstag, Oktober 01, 2016

Ngày thứ hai chuyến viếng thăm Georgia của ĐTC Phanxicô

Thứ bẩy hôm qua là ngày thứ hai ĐTC viếng thăm mục vụ Georgia. Ngài đã có bốn sinh hoạt chính: chủ sự thánh lễ cho tín hữu tại sân vận động Meskhi, gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh trong nhà thờ Đức Mẹ hồn xác lên trời, gặp gỡ các bệnh nhân và nhân viên của các tổ chức bác ái của Giáo Hội công giáo tại trung tâm của dòng Camilliano, và thăm nhà thờ chính toà thượng phụ Svetyskhoveli. Sau đây là chi tiết các sinh hoạt của ĐTC.
Lúc 9 giờ rưỡi sáng ĐTC đã rời Toà Sứ Thần để đến sân vận động Meskhi để dâng thánh lễ cho tín hữu. Sân vận động này là một trung tâm thể thao đa dụng, mang tên cầu thủ Mikhail Miskhi năm 1988 được bầu làm cầu thủ túc cầu Georiga giỏi nhất của thế kỷ 20. Đuợc xây lại năm 2001 sân vận động có 27.000 chỗ ngồi, và là sân vận động lớn thứ hai trong nước, sau sân vận đông Boris Paichadze.

HIỆU LỰC CỦA KINH MÂN CÔI TRONG LỊCH SỬ HỘI THÁNH

 

HIỆP SỐNG TIN MỪNG LỄ MÂN CÔI
Cv 1,12-14; Lc 1,26-38
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,26-38.
(c 26) Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, (c 27) gặp một Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Đa-vít, Trinh Nữ ấy tên là Maria. (c 28) Sứ thần vào nhà Trinh Nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. (c 29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. (c 30) Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (c 31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. (c 32) Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. (c 33) Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.

Freitag, September 30, 2016

Thánh Nữ Têrêsa Tiến Sĩ Tình Yêu Và Là Nhà Truyền Giáo

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ9/26/2016
Thánh Nữ Têrêsa Tiến Sĩ Tình Yêu Và Là Nhà Truyền Giáo

Ngày đầu tháng Mười, Giáo Hội kính nhớ một vị thánh tiễn sĩ nữ trẻ có tên là Têrêsa Hài Đồng Giêsu và đề cao như tấm gương sáng về truyền giáo cho người thế noi gương bắt chước học đòi.

Sinh ngày 02-01-1873 tại Alençon miền Normandie, Têrêsa là con thứ 9 và cũng là con út của ông bà thánh Louis và Zélie Martin. Năm 14 tuổi, gặp trường hợp tuyệt vọng của một tử tội bị kết án tử hình mà không hoán cải khiến Têrêsa đặc biệt quan tâm, cầu nguyện để anh ta khỏi sa hỏa ngục. Đó là về tình mẫu tử thiêng liêng đầu tiên của thánh nữ.

Kinh Mân Côi : Chià khóa mở cửa thiên đàng

Đinh Văn Tiến Hùng9/29/2016
KINH MÂN CÔI

Chìa Khóa Mở Cửa Thiên Đàng

( Lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10 )


*Hàng năm Giáo Hội giành riêng 2 tháng để tôn kính Đức Mẹ Maria : Tháng 5- Tháng Hoa và Tháng 10- Tháng Mân Côi.

Kinh Lạy Cha được chính Chúa truyền dạy cho các Tông Đồ cách cầu nguyện hiệu quả nhất.

Freitag, September 23, 2016

Hơn Năm Trăm Học Giả Công Giáo Tái Khẳng Định Giáo Huấn của Giáo Hội về Ngừa Thai

Vũ Văn An9/21/2016
Ba cơ quan có quyền thế của Liên Hiệp Quốc đứng ra bảo trợ một tài liệu nhằm kêu gọi Giáo Hội Công Giáo thay đổi giáo huấn của mình về ngừa thai. Tài liệu này được soạn thảo bởi một cựu linh mục Công Giáo tên là John Wijngaards, có trụ sở tại Vương Quốc Thống Nhất (Anh) và được hơn một trăm nhà khoa bảng bất đồng với Giáo Hội Công Giáo ký thự. 

Tuyên bố Wijngaards

Dienstag, September 20, 2016

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi

J.B. Đặng Minh An dịch9/20/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo nhân loại chống lại “sự im lặng điếc đặc vì thờ ơ và ích kỷ” trước tiếng kêu của những ai đang phải sống dưới sự đe dọa của bom đạn và đang khẩn khoản cầu xin cho hòa bình.

Diễn từ của Đức Thánh Cha đã được trình bày trong buổi lễ cầu nguyện đại kết với các đại diện của các hệ phái Kitô giáo khác tại tầng dưới của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phanxicô lúc bế mạc ngày thế giới cầu nguyện cho Hòa bình tại Assisi.

Sonntag, September 04, 2016

Người Mẹ Của Biên Giới Sống Và Chết

Lm. Nguyễn Tầm Thường9/4/2016
Lời giới thiệu: Nhân ngày phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta. Tìm lại sử liệu liên quan đến Mẹ. Linh mục Nguyễn Tầm Thường đã có những bài viết về Mẹ hơn 15 năm về trước. VietCatholic xin trân trọng giới thiệu câu chuyện kỳ thú về Mẹ Têrêsa Calcutta liên quan đến người Việt Nam như sau:

Năm 2000 tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi tôi. Quay lại nhìn, ngờ ngợ, ai ngờ đâu tôi gặp lại người đàn ông tôi đang muốn tìm từ lâu.

Samstag, September 03, 2016

Chúa Nhật XXIII thường niên  - Năm C
TỪ BỎ HẾT

Chú giải của Noel Quesson
Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ
Chúng ta vẫn đang trên con đường lên Giêrusalem, ở đó Luca đã tập hợp các tài liệu gốc mà ngài đã thu thập bởi các nguồn thông tin của riêng ngài. Người ta có thể nói rằng đây không chỉ là một bài tường thuật cụ thể mà hơn thế nữa là lịch sử cao cả của Đức Giêsu Kitô trong mọi thời đại. Những “đám đông người" cùng đi với Đức Giêsu không chỉ là vài trăm người ở Palestine trong thời đại đó, mà là vô số người, đàn ông có, đàn bà có đã bắt đầu đi theo Đức Giêsu qua bao thế kỷ. Vậy ngày hôm nay, Đức Giêsu hướng về phía chúng ta để đặt cho chúng ta một vài câu hỏi: "Anh em nói rằng anh em là những môn đệ của Thầy nhưng anh em có biết điều đó có nghĩa gì không? Anh em có biết đi theo Thầy sẽ dẫn anh em đi tới đâu không?".

Sonntag, August 28, 2016

Chúa Nhật XXII thường niên  - Năm C

AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN

SƯU TẦM
Nếu cuộc đời là một bữa tiệc, hẳn có nhiều thực khách đã chọn chỗ nhất mà ngồi.
Tôi chọn ngồi chỗ nhất vì tôi thấy mình quan trọng, tôi xứng đáng được hưởng vinh dự đó...
Tiếc thay, không có nhiều chỗ nhất trong bữa tiệc cuộc đời, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình.
Những cuộc tranh giành như thế đâu phải là điều xa lạ. Chúng vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Nơi nào có hai người ở với nhau là có thể có đụng chạm, vì chỉ có một chỗ nhất.

Freitag, August 26, 2016

Chúa Nhật XXII thường niên  - Năm C

ĐỨC GIÊSU ĐÃ ĐẢO LỘN TẤT CẢ

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Từ chuyện ăn uống
“Trên đường lên Giêrusalem” (l3,22), nơi Người sẽ bị “hạ xuống chỗ thấp nhất”, trên thập giá, “giữa hai tên gian phi” (23,33), Đức Giêsu được mời dùng bữa, “vào một ngày Sabát”, “nơi nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu”. Một bữa ăn như thế cũng thường là dịp nổ ra những tranh luận tôn giáo.
Chuyện mời Chúa dùng bữa này chức không phải là không có dụng ý, bởi Luca ghi nhận: “họ cố ý dò xét Người” (14,1).
Vừa vào bàn, Đức Giêsu đã gặp ngay “một người mắc bệnh phù thũng”, và Người không ngần ngại chữa lành nạn nhân, dù hôm đó là “ngày Sabát”, vậy mà các nhà thông luật và những người Pharisêu có mặt “không thể đáp lại lời nào” (14,6).
2. Mọi quy tắc về ngôi thứ bị đảo lộn:

Donnerstag, August 25, 2016


Đức Giáo Hoàng danh dự nói về quyết định thoái vị của ngài

Đặng Tự Do8/25/2016
Trong một cuộc phỏng vấn mới được xuất bản, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tiết lộ rằng “sự mệt mỏi kinh khủng” và nhận thức rằng ngài không đủ sức cho các chuyến tông du đã khiến ngài đi đến quyết định thoái vị vào ngày 11 tháng Hai năm 2013.

Trong một cuộc trao đổi với thần học gia Elio Guerriero, được tường thuật trên nhật báo La Repubblica, hôm 24 tháng 8, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài đã đi đến quyết định thoái vị sau chuyến tông du đến Mexico và Cuba vào năm 2012, khi ngài “cảm nghiệm một cách mạnh mẽ các giới hạn về sức chịu đựng thể lý của mình”. 

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (33, hết)

Vũ Văn An8/21/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo và hết)

3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót

Nền thần học của Thánh Ambrôsiô đã phát biểu những điều đã trở thành hiển hiện trong nhiều kinh nguyện và mô tả bằng hình ảnh trên đây. Trong cuốn chú giải của ngài về Tin Mừng Luca, ngài mô tả Đức Maria như nguyên mẫu (loại hình) của Giáo Hội (23). Công Đồng Vatican II đã minh nhiên tiếp nhận lời quả quyết này (24). Với tư cách người thứ nhất trong số những người được cứu chuộc, Đức Maria là loại hình, nghĩa là nguyên mẫu của mọi người được cứu chuộc. Trong trật tự ơn thánh, Đức Maria là mẹ chúng ta (25). Công Đồng Vatican II diễn tả xác tín này, một xác tín được man vàn Kitô hữu tin nhận, như sau: “với lòng bác ái mẫu thân, ngài chăm sóc anh chị em của Con mình, những người vẫn đang lữ hành trên trần gian vây quanh bởi nhiều nguy hiểm và khó khăn, cho tới lúc được dẫn vào quê hương diễm phúc của họ” (26). 


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (32)

Vũ Văn An8/20/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo)

2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội

Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (31)

Vũ Văn An8/20/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót

1. Đức Maria trong các Tin Mừng

Sách Thánh và Giáo Hội không chỉ nói một cách trừu tượng và lý thuyết về lòng thương xót của Thiên Chúa; thần học của Sách Thánh cũng như thần học của các giáo phụ, là nền thần học bằng hình ảnh. Nơi con người của Đức Maria, các nền thần học này trình bầy với ta một hình ảnh cụ thể, đúng ra, một hình ảnh phản chiếu lòng thương xót của Thiên Chúa và là một nguyên mẫu cho lòng thương xót nhân bản và Kitô Giáo. Đức Maria là một loại hình (type) của Giáo Hội và, do đó, cũng là loại hình của lòng thương xót Kitô Giáo (1). Xác tín này bén rễ sâu xa vào ý thức tôn giáo của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu tiên cho tới tận thời nay trong hai truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo. Càng ngày, xác tín này càng nhận được thêm chỗ đứng lớn hơn trong ý thức và trái tim của nhiều Kitô hữu Tin Lành (2).

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (30)

Vũ Văn An8/18/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

6. Lòng thương xót và vấn đề Thiên Chúa

Các vấn đề cụ thể là điều quan trọng; thực vậy, đối với nhiều người, chúng có nghĩa sống chết. Tuy nhiên, thần học không nên lạc vào mê hồn trận của các vấn đề phức tạp và cụ thể này. Nó phải là thần học, nghĩa là và phải tiếp tục là ngôn từ nói về Thiên Chúa, và phải cho thấy người ta nên nêu các câu hỏi nền tảng, và sau cùng là câu hỏi về Thiên Chúa ra sao, trong các vấn đề cụ thể mà họ đang đương đầu. Ta cũng có thể phát biểu điều này cách khác: chính Thiên Chúa, chính đức công lý và lòng thương xót của Người, theo nghĩa ngữ, buộc ta phải nắm vững các vấn đề này. Đó là điều chúng ta muốn theo đuổi khi kết thúc chương này. 

Dienstag, August 16, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (29)

Vũ Văn An8/16/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

4. Tình yêu và lòng thương xót như nguồn cảm hứng và động viên

Về phương diện tiêu cực, tình yêu, từ trong căn bản, vốn loại trừ các hành vi và thái độ đáng trách; về phương diện tích cực, người ta không thể diễn dịch từ tình yêu các qui tắc xét chung có tính trói buộc, cụ thể và chi tiết, hay như người ta thường nói, các quy tắc có tính kỹ thuật đối với việc điều hành kinh tế và chính trị. Nhưng điều đã trở nên rõ ràng là: tình yêu, xét một cách tích cực, có thể là một loại ý niệm có tính qui định và là một nguồn động viên và cảm hứng để ta tìm được và thực hiện được các giải pháp cụ thể. Công Đồng Vatican II nói đến “ánh sáng và năng lực” (28). Người ta cũng có thể nói: tình yêu cung cấp các điều kiện để ta nhìn thấy việc phải làm. Nó mở mắt ta và là lực đẩy cho một thực hành và một nền văn hóa thương xót và công lý (29). Theo nghĩa này, và trong tình thế gay cấn hiện nay, tình yêu có thể thực hiện một đóng góp quan trọng để ta phát triển thêm nữa nhà nước an sinh xã hội hiện đại trong các điều kiện đã thay đổi. 
Ta sẽ bắt đầu với xem xét thứ nhất. Cho dù “mạng lưới xã hội” có nắm bắt được các hình thức túng thiếu nghiêm trọng nhất đi nữa, thì vẫn luôn có những người lọt lưới pháp luật. Chỉ những “trường hợp có đủ giấy tờ chính thức” chứng minh mình túng thiếu mới được nhận vào hệ thống trợ giúp của nhà nước hoặc cộng đồng mà thôi. Ngoài ra, cảnh túng khổ có rất nhiều khuôn mặt mới khác nhau và luôn thay đổi. Cho nên, mọi hệ thống xã hội, bất kể được suy nghĩ thấu đáo bao nhiêu, cũng nhất thiết có lỗ hổng và tiếp tục có nhiều lỗ hổng. Bất cứ ai muốn giải quyết mọi gian khổ và cấp bách theo cung cách bàn giấy chắc chắn đã xây dựng một hệ thống thư lại kềnh càng, mà cuối cùng sẽ quá tải dưới sức nặng quá nhiều luật lệ của mình vì không tài nào bao trùm được mọi hoàn cảnh. Hệ thống này sẽ bóp nghẹt sự sống dưới khối lượng luật lệ, đành giao phó các cá nhân túng thiếu cho một hệ thống thư lại vô danh, trong đó, cá nhân, cuối cùng, chỉ còn là một con số, một trường hợp. Một hệ thống như thế, về phương diện kỹ thuật, có thể thích đáng tới một mức độ nào đó, nhưng nó hoàn toàn bất nhân.

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (28)

Vũ Văn An8/14/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

2. Sự liên tục trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội

Từ lúc xuất hiện các vấn đề xã hội và các bất công đầy tai tiếng do cuộc cách mạng kỹ nghệ thế kỷ 19 gây ra, Giáo Hội Công Giáo đã khai triển giáo huấn xã hội của mình rồi. Trong diễn trình này, Giáo Hội rút tỉa từ giáo huấn công lý từng được khai triển khi tham chiếu Aristốt và đặc biệt, Thánh Tôma Aquinô. Sau những nhà tiền phong và khai phá như Đức Cha Wilhelm Emmanuel von Ketteler, các vị giáo hoàng, từ thông điệp Rerum Novarum (1891) của Đức Lêô XIII, đã đặt mình vào thế lãnh đạo phong trào xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Các ngài đã lên án các bất công xã hội và thúc đẩy việc khai triển ra nhà nước an sinh xã hội hiện đại (13).

Freitag, August 12, 2016


Đức Hồng Y Schӧnborn: các đòi hỏi của tình yêu

Vũ Văn An8/11/2016
Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” của Đức Phanxicô tiếp tục bị một số người trong giới bảo thủ thách thức. Gần đây nhất, có Tiến Sĩ Josef Seifert, một nhà triết học Công Giáo nổi tiếng người Áo, lên tiếng kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rút lại các phát biểu trong Tông Huấn mà ông coi là “sai lầm và (trong một số trường hợp) còn lạc giáo một cách khách quan nữa”.

Donnerstag, August 11, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (27)

Vũ Văn An8/9/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót

1. Tầm cỡ và tham số của nhà nước an sinh xã hội hiện đại

Chúa Giêsu sai các môn đệ của Người và Giáo Hội vào thế gian. Thành thử, với sứ điệp thương xót của mình, Giáo Hội không thể giới hạn các hoạt động của mình vào lãnh vực cá thể, bản thân hay lãnh vực bên trong Giáo Hội mà thôi. Có thể nói, Giáo Hội không thể thu mình ở phòng mặc áo lễ. Giáo Hội phải là men bột, là muối, là ánh sáng thế gian (xem Mt 5:13tt; 13:33) và phải dấn thân nhân danh thế giới. Tuy nhiên, Giáo Hội không có năng quyền chuyên biệt nào đối với các vấn đề kỹ thuật trong các chính sách kinh tế hay xã hội. Vì các vấn đề liên quan tới trật tự kinh tế và xã hội có sự độc lập chính đáng và thực sự có nền tảng. Không phải các nhà thần học, mà là các giáo dân có khả năng mới có trách nhiệm chính đối với các vấn đề này (1).