Chúa Nhật XXII thường niên - Năm C |
KHIỀM TỐN |
ĐTGM. Ngô quang Kiệt |
1) Nhân một bữa tiệc
Chúa Giêsu được một thủ lãnh nhóm Pharisêu mời dùng bữa. Thời Chúa Giêsu, người Do thái chia thành nhiều nhóm. Có nhóm của Hêrôđê. Có nhóm cách mạng chống đế quốc La-mã. Có nhóm Essenien khắc kỷ. Có nhóm Saduce tư tế. Nhóm Pharisêu gồm các tiến sĩ và luật sĩ chuyên giải thích lề luật. Nhóm này tự cho là mình thông hiểu lề luật, sống đạo đức, là mẫu mực và là thày dạy của dân, nên họ tách biệt khỏi quần chúng. Như thế thủ lãnh của nhóm Pharisêu phải là người có thế lực rất lớn.
Được mời dự bữa tiệc hôm nay, Chúa Giêsu quan sát thấy ai cũng muốn ngồi cỗ nhất. Một phần vì theo thói thường, ai cũng muốn tỏ mình nổi nang, được mọi người kính trọng. Phần khác vì chủ nhà là thủ lãnh nhóm Pharisêu, là một người rất có thế lực, nên ai cũng muốn ngồi gần ông hoặc để gây uy tín, hoặc có dịp nhờ vả ông giúp cho một việc gì. |
Samstag, August 31, 2013
Freitag, August 30, 2013
Mẹ thực hiện
Thánh Ý Chúa
Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Khi kể lại về cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, các tác giả nhắc đến biến cố có liên quan đến Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Biến cố thứ nhất là tiệc cưới tại Cana, được nhắc lại nơi Phúc Âm theo thánh Gioan, chương 2, câu 1-12. Mẹ Maria đã hành động để quyền năng và vinh quang của Chúa Giêsu được biểu lộ. Ðó là mẫu gương cho mọi đồ đệ của Chúa qua mọi thời đại, là sống và hành động làm sao, để quyền năng cứu rỗi của Chúa Giêsu được anh chị em xung quanh nhìn nhận.
Biến cố thứ hai liên quan đến Mẹ Maria và Chúa Giêsu, không được nhắc lại nơi Phúc Âm theo thánh Gioan, nhưng được nhắc lại nơi ba Phúc Âm Mathêu, Marcô và Luca. Chúng ta hãy đọc bài tường thuật Phúc Âm theo thánh Mathêu nơi chương 12, từ câu 46-50, như sau:
Kính Mừng Maria
| |
Hoàng hậu Blanche xứ Castille nước Pháp đã phải đau buồn cùng cực, vì bà thành hôn mười hai năm rồi mà vẫn không có con. Khi đến thăm thánh Ðaminh, ngài khuyên hoàng hậu đọc kinh Mân Côi hằng ngày để xin Thiên Chúa ban cho diễm phúc được làm mẹ. Hoàng hậu trung thành theo lời khuyên của thánh nhân. Năm 1213 hoàng hậu hạ sinh hoàng nam đầu lòng. Ðó là hoàng tử Philip. Nhưng con trẻ chết ngay khi còn trứng nước. |
Donnerstag, August 29, 2013
Chuyện kể về Mẹ Maria
|
sưu tầm
|
Phương thế linh diệu để thắng các cơn cám dỗ
| |
Một thanh niên trụy lạc đến gặp cha Philiphê Nêri:
- "Lạy Cha, con muốn sửa mình mà không thể được. Các cơn cám dỗ mạnh quá, mạnh hơn con nhiều.”
Thánh Philiphê khuyên:
- "Con hãy can đảm. Mỗi ngày, con đọc một kinh Lạy Nữ Vương, và suy đến cái chết. Con tưởng tượng khi con chết, thân xác nằm dưới đất, đôi mắt con lúc đó thối tha, xác thịt con lúc đó hôi hám, lỗ miệng con lúc đó đầy sâu bọ, và con nói: "Vì những cái như thế nầy mà tôi mất thiên đàng sao?”
Thanh niên nầy vâng lời.
Chàng thắng được cơn cám dỗ một lần, hai lần, nhiều lần, và suốt đời, nhờ thực hành lời khuyên vàng ngọc đó.
| |
Last Updated: 06/05/2013http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/_TruyenKeVeMe/TruyenKeveMeINDEX.htm |
Bùi Hữu Thư8/29/2013
2013-08-29 Vatican Radio
Đêm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Augustinô, nơi ngài tiếp xúc với các thành viên của Dòng Thánh Augustinô đang hội họp trong tổng công nghị lần thứ 184. Tổng công nghị có sự tham dự của các thành viên đến từ 5 châu, là các tu sĩ nam nữ đã tuân hành quy luật của Đức Giám Mục thành Hippo, cùng với một số giáo dân. Trước khi tiến vào Vương Cung Thánh Đường, Đức Thánh Cha đã dừng lại để chào mừng dân chúng đứng chờ ngài hai bên đường.
Lần hạt Mân Côi là tiếp rước Mẹ Maria và hôn chuỗi Mân Côi là hôn Mẹ
Khi lần hạt Mân Côi là chúng ta tiếp rước Mẹ Maria vào trong tâm hồn nghèo nàn của chúng ta và để cho Mẹ ở trong đó. Chúng ta tất cả phải trong sạch và nồng cháy như thánh sử Gioan, vị tông đồ đồng trinh được Chúa Giêsu biệt ái, là người đã ”tiếp rước Mẹ Maria vào nhà mình” (Ga 19,27).
Tông Đồ Gioan đã được Chúa Giêsu yêu thương đặc biệt vì con tim trong trắng và tình yêu thương nồng nàn mà thánh nhân có đối với Chúa. Chính sự trong trắng và mối dây yêu thương sâu đậm ấy khiến cho Gioan nhận ra Chúa Giêsu, trong khi các tông đồ khác không nhận ra Người cứ tưởng Người là ma. Cũng chính tình yêu thương nồng cháy khiến cho Gioan khi trông thấy ngôi mộ trống, khăn liệm và các băng vải rơi trên đất, đã tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại. Càng có con tim trong trắng và sốt mến bao nhiêu, chúng ta lại càng được tham dự vào các mầu nhiệm cuộc đời của Chúa một cách sâu đậm và càng gần gũi với trái tim cực thanh cực sạch của Mẹ Maria bấy nhiêu.
Chúng ta hãy nghĩ tới con tim trong trắng và lòng tín thác con thảo mà các thánh có, khi lần hạt Mân Côi như: thánh nữ Maria Goretti và thánh Dominico Savio, hay thánh nữ Bernadette, hoặc thánh Giáo Hoàng Pio X, thánh Gabriele của Đức Mẹ Sầu Bi, thánh nữ Gemma Galgani, thánh Gerardo và thánh nữ Maria Bertilla... Đức Mẹ đã được an ủi biết bao, khi nghe tiếng các vị thánh này lần hạt Mân Côi, và khi Mẹ bước vào trong con tim trong trắng và sốt mến như vậy của các ngài!
Thế còn chúng ta thì sao? Đừng hài lòng với sự tầm thường xoàng xĩnh thường ngày của mình nữa! Hãy phản ứng. Hãy dấn thân. Hãy làm cho tâm trí chúng ta được trong trắng, con tim của chúng ta được sốt mến, và hãy có lòng tín thác con thảo, khi chúng ta lần hạt Mân Côi!
Chúng ta hãy cố gắng noi gương các Thánh. Và ước chi đừng đúng với chúng ta lời Đức Mẹ than phiền với thánh nữ Caterina Labouré: ”Người ta không lần hạt Mân Côi một cách tử tế”. Từ cuộc đời thánh nữ chúng ta biết rằng từ khi nghe được lời than phiền ấy của Đức Trinh Nữ Thánh, Caterina mang trong mình lời than thở ấy như một cái gai đâm vào tim chị trong suốt cuộc đời.
Chúng ta cũng hãy nhớ đến lời than phiền ấy của Mẹ Thiên Chúa. Và nếu chúng ta yêu thương Mẹ, thì phải dâng cho Mẹ các tràng hạt Mân Côi đẹp lòng Mẹ. Ai yêu thì cố gắng làm vừa lòng người mình yêu, và càng yêu bao nhiều lại càng cố gắng bấy nhiêu. Nếu Đức Mẹ trông thấy cố gắng của chúng ta trong việc đọc Kinh Mân Côi, Mẹ sẽ vui sướng vì tình yêu chúng ta dành cho Mẹ. Vậy chúng ta hãy làm cho Mẹ sung sướng!
Tình yêu thương mà các Thánh dành cho tràng chuỗi Mân Côi cũng ngang bằng với sự qúy trọng mà các ngài có đối với Kinh Mân Côi. Các Thánh mang chuỗi Mân Côi thánh trong mình với lòng tôn kính, dùng tràng chuỗi ấy với lòng sùng mộ, và giữ gìn chuỗi Mân Côi với sự sốt mến mau mắn. Đó đã là lời dốc lòng của vị Tôi tớ Chúa tu huynh Sebastiano Aniceto, và nó cũng là lời dốc lòng chung của các Thánh.
Một cách đặc biệt các Thánh có một đặc thái rất thông thường: đó là thường xuyên cầm chuỗi Mân Côi trên tay, hay đeo trên cổ, hoặc cột vào cổ tay. Chẳng hạn chỉ cần nhớ đến các bức chân dung của thánh nữ Bernadette, thánh Jean Berchmans, thánh Ignazio thành Laconi, thánh Antonio M. Claret, chân phước Stefano Bellesini, chân phước Sulpizio và nhiều vị khác nữa.
Các Thánh không bao giờ muốn xa rời vòng hoa thiên quốc này, là sự ủi an và trợ giúp của các ngài. Có vị không rao giảng được, khi không có tràng chuỗi trong tay. Cha Giacomo Alberione nói: ”Không có chuỗi Mân Côi trong tay, tôi không có khả năng nói lên dù là một lời khích lệ.”
Vị thánh trẻ gương mẫu Jean Berchmans đã noi gương thánh lập dòng là Ignazio thành Loyola, yêu thích đeo chuỗi Mân Côi trên cổ, và người ta thường nghe thánh nhân vui mừng lập lại: ”Tôi không thể trốn chạy tình yêu của Mẹ Maria được nữa..., Mẹ đã trói buộc tôi nơi cổ”. Thật, các Thánh biết thiêng liêng hóa mọi sự biết bao!
Thánh Ignazio thành Laconi, trước khi trở thành tu sĩ Capucino làm phép lạ, đã luôn luôn cầm tràng hạt trong tay, tới độ người ta ngạc nhiên, khi không thấy thánh nhân cầm tràng hạt.
Thánh Phanxicô de Sale đã luôn luôn có tràng hạt Mân Côi trong mình và ngài khiến cho tất cả mọi người khác trông thấy để họ ước muốn cầu nguyện với Mẹ Maria.
Ban đêm thánh nữ Bernadette nhắn nhủ chúng ta bí mật này, chị nói: ”Ban chiều khi các bạn đi ngủ, hãy cầm lấy tràng hạt Mân Côi; hãy ngủ khi lần hạt Mân Côi; hãy làm như các trẻ em ngủ nhưng vẫn gọi với tiếng nói ngày càng yếu ớt: Má, Má...” Các thánh thật là tuyệt vời!
Thân mẫu của thánh nữ Maria Goretti đã tiết lộ cho các nhà báo biết các đặc điểm nêu gương sáng liên quan tới người con gái thiên thần của mình như sau: ”Bé Maria sinh vào tháng mười, trong tháng kính Đức Bà Mân Côi... Tôi đã thánh hiến bé cho Đức Bà ngay từ những ngày đầu tiên cuộc sống của bé. Bé mau chóng học lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ và luôn luôn mang chuỗi Mân Côi trong tay hay cột vào cổ tay như thể là một đồ chơi, không bao giờ rời... Và với chuỗi Mân Côi trên cổ tay bé đã đương đầu với cuộc tử đạo”. Thật thế, người ta đã tìm thấy tràng chuỗi Mân Côi bị gẫy trên thân thể của cô bé thiên thần trong cuộc chiến đấu để giữ gìn sự trong trắng tiết trinh của mình.
Chúng ta cũng hãy luôn đem theo chuỗi Mân Côi trong người. Qủy dữ sợ hãi khí giới này. Vị nữ tôi tớ Chúa Edvige Carboni đã nhiều lần chịu sự tấn công của qủy dữ, nó ăn cắp và bẻ gẫy tràng hạt của chị. Chị buồn lòng khi biết có nhiều người đạo đức mà lại không mang tràng hạt trong người. Trong tràng hạt có một quyền năng nhiệm mầu của ơn thánh cột buộc chúng ta với Thiên Chúa, có một quyền lực mầu nhiệm đẩy lui kẻ thù.
Nhưng các Thánh không chỉ đeo tràng hạt trong người, mà còn tặng tràng hạt cho người khác nữa. Các ngài quảng đại và mau lẹ tặng và phân phát nhiều tràng hạt cho người khác.
Khi đã hiểu sự qúy báu của lời kinh này của Đức Mẹ, người ta tìm làm cho các người khác cững đánh giá cao lời kinh ấy, bằng cách khích lệ họ lần hạt Mân Côi, và tặng người ấy một tràng chuỗi nhỏ.
Các vị tông đồ sốt mến của Đức Maria đã phân phát biết bao nhiêu tràng hạt như: thánh Alfonso Maria de Liguori, thánh Vinh Sơn Palotti, thánh Gaspare Del Bufalo, thánh Antonio Maria Claret vv... và cho đến chân phước Bartolo Longo, và cha thánh Pio thành Pietrelcina.
Một trong những người ngoại thường hay tặng tràng hạt cho tín hữu là thánh Pompillo Pirrotti. Người ta còn kể rằng thánh nhân được Đức Mẹ trợ giúp thức đêm để làm tràng hạt, hay Đức Mẹ làm phép lạ biến các tràng hạt thánh nhân làm thành nhiều hơn trong túi... thánh nhân cứ thế mà phân phát cho tín hữu. Có điều chắc chắn là ngài đã phân phát biết bao nhiêu tràng chuỗi, đến độ khó có thể tin là chỉ do một mình ngài làm ra.
Cha thánh Jean Maria Vianney, cha sở họ Ars, mỗi khi đi đâu đều dồn tràng hạt đầy hai túi áo dòng, nhưng khi nào về thì túi cũng trống trơn không còn cỗ nào. Cử chỉ cuối cùng mà thành nhân còn làm được trên gường chết là tặng tràng chuỗi cuối cùng cho một tín hữu.
Thánh Carlo thành Sezze là tu sĩ khất thực, bao giờ cũng hỏi các tín hữu ngài gặp có tràng hạt Mân Côi không. Khi biết họ không có, ngài tặng ngay cho mỗi người một cỗ.
Thánh Pasquale Baylon, khi còn là chú bé mục đồng, đã tự mình hí hoáy làm tràng hạt Mân Côi với các sợi dây nhỏ, và tặng cho người khác với lới hứa là họ sẽ lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ.
Thánh nữ Maria Bertilla, là cô ý tá khiêm hạ dịu dàng, đã lập tức cho mỗi bệnh nhân mới nhập nhà thương một tràng chuỗi Mân Côi để treo ở đầu giường họ nằm.
Một lần kia, khi cho một ông nọ một tràng chuỗi Mân Côi cha Pio nói: ”Con hãy luôn đem chuỗi theo trong túi; trong những lúc cần thiết, hãy nắm chặt lấy tràng chuỗi này trong tay, và khi giặt quần áo, hãy quên lấy ví tiền ra, nhưng đừng quên lấy tràng hạt ra nhé!”
Tràng chuỗi Mân Côi là một kho tàng, một đồ trang sức của Thiên Đàng, mà Đức Mẹ đem từ trời xuống, khi Mẹ hiện ra với chị Bernadette tại Lộ Đức, để bảo đảm với chúng ta giá trị vô song của nó.
(Thánh Mẫu Học bài số 372)
Linh Tiến Khải
http://vi.radiovaticana.va/news/2013/08/03/l%E1%BA%A7n_h%E1%BA%A1t_m%C3%A2n_c%C3%B4i_l%C3%A0_ti%E1%BA%BFp_r%C6%B0%E1%BB%9Bc_m%E1%BA%B9_maria_v%C3%A0_h%C3%B4n_chu%E1%BB%97i_m%C3%A2n_c%C3%B4i_l%C3%A0_h%C3%B4n_m%E1%BA%B9/vie-716903
Thần học tội lỗi của Đức Phanxicô
Vũ Văn An8/29/2013
Cho tới nay, cuộc họp báo trên chuyến bay từ Rio về Rôma hồi cuối tháng Bẩy của Đức Phanxicô đã được dư luận khắp thế giới bình luận. Tất nhiên truyền thông thế tục rất khoái khi thấy người cầm đầu Giáo Hội Công Giáo không ngại sử dụng các từ ngữ như “gay”. Câu họ khoái nhất là câu “tôi là ai mà dám phê phán họ”. Họ đây được truyền thông thế tục hiểu là người đồng tính nói chung, bất kể là chỉ có khuynh hướng hay thực sự hành động. Trong khi Đức Phanxicô rõ ràng nói tới những người đồng tính thực sự đi tìm Thiên Chúa và có thiện chí.
Tuy nhiên, điều truyền thông đời phớt lờ hơn cả trong số các phát biểu quan yếu của Đức Phanxicô, ngay trong phần nói về đồng tính, là câu ngài nói về tội lỗi: “Điều quan trọng là nền thần học tội lỗi”.
Không gì bộc trực hơn khi các lời ấy được nói với một thế giới vốn bác bỏ chính ý niệm tội lỗi. Và đấy là điều luôn được vị giáo hoàng này nhấn mạnh. Kể từ lúc được nâng lên hàng giám mục, và nhất là từ lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn luôn thông truyền “nền thần học tội lỗi” một cách mạnh mẽ và minh bạch.
Ngài thường tới lui với chủ đề: tất cả chúng ta đều là người có tội, đã xúc phạm tới Thiên Chúa , cần xét lương tâm hàng ngày, và cải thiện đời sống. Ngài cũng nhắc đến ngài như người tội lỗi, công khai xin tha thứ tội lỗi, và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài. Chính trong cuộc họp báo nói trên, khi được hỏi tại sao ngài cứ năn nỉ xin người ta cầu nguyện cho ngài, ngài đã trả lời như một mục tử đích thật rằng:
“Tôi luôn luôn xin điều đó. Lúc còn là một linh mục, tôi đã xin như thế rồi... Tôi bắt đầu xin điều ấy nhiều hơn khi làm giám mục, vì tôi cảm thấy nếu Chúa không giúp vào việc giúp Dân Chúa tiến lên này, thì nó không thể thực hiện được. Tôi biết mình có nhiều hạn chế, có rất nhiều vấn đề, và tôi, một kẻ tội lỗi, như qúi vị thấy đấy! Nên tôi phải xin điều ấy... Nó phát xuất từ bên trong. Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi nữa. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen phát xuất từ trái tim tôi và cũng là một nhu cầu thực sự nữa do công việc của tôi”
Tháng Tư vừa qua, Đức Phanxicô mô tả nền thần học tội lỗi của ngài như một diễn trình gồm 3 phần. Phần thứ nhất là nhìn nhận bóng tối của cuộc sống hiện đại, một bóng tối dẫn tới không biết bao lầm lạc:
“Bước đi trong bóng tối là quá hài lòng với chính mình, tin rằng ta không cần ơn cứu rỗi. Đó chính là bóng tối! Khi ta tiếp tục con đường tối tăm này, thật khó có thể quay gót. Bởi thế, Thánh Gioan nói tiếp, vì lối suy nghĩ này khiến ngài suy tư: “nếu nói ta không có tội, là ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong ta”. Anh chị em hãy nhìn vào tội lỗi anh chị em, vào tội lỗi chúng ta, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, tất cả chúng ta... Đây là điểm khởi đầu”.
Phần thứ hai là hiểu ra rằng xưng tội không phải chỉ là cách tẩy vết nhơ khỏi linh hồn ta, như thể tòa giải tội là tiệm giặt ủi thần học, mà đúng hơn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi và biến đổi đời ta. Nhưng để tiếp nhận ơn chữa lành của Người, ta phải nhìn nhận không những tội lỗi ta, mà cả sự ân hận của ta khi vi phạm ý Người. Ta phải sẵn lòng nói như Đức Phanxicô:
“ ‘Lạy Chúa, Chúa hãy nhìn xem... con là thế này đây’. Ta thường hay mắc cỡ khi phải nói sự thật: ‘tôi làm điều này, tôi nghĩ điều này’. Nhưng mắc cỡ là một nhân đức Kitô Giáo đích thật, và cả nhân bản nữa... Anh chị em phải đứng trước mặt Chúa ‘với sự thật của kẻ có tội’... Ta đừng nên giả trang trước mặt Thiên Chúa... Đây là nhân đức mà Chúa Giêsu yêu cầu ở nơi ta: khiêm nhường và hiền lành”.
Phần thứ ba của diễn trình này là tuyệt đối tin Thiên Chúa sẽ canh tân ta. “Ta phải tin tưởng, vì khi phạm tội, ta có đấng bào chữa ta với Chúa Cha, là ‘Chúa Giêsu Kitô công chính’. Và Người luôn ‘hỗ trợ ta trước mặt Chúa Cha’ và bênh vực ta trước mọi yếu đuối của ta”.
Trong bài nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô, Đức Phanxicô tóm tắt cái nhìn Công Giáo của ngài về đời sống như sau: “phải đặt Chúa Kitô và Giáo Hội vào trung tâm; phải để Người chinh phục ta để ta phục vụ; phải cảm thấy ân hận về các giới hạn và tội lỗi của ta, ngõ hầu khiêm nhường trước mặt Người”.
Ta sẽ học hỏi nhiều hơn nếu đem so sánh quan điểm của Đức Phanxicô với quan điểm của thế giới duy tục. Ngài coi việc làm tình bên ngoài hôn nhân đương nhiên là sai lầm; thế gian không nghĩ thế, và càng ngày nó càng không tin cả định nghĩa đúng đắn về hôn nhân. Đức Phanxicô chủ trương việc cấp thiết phải xưng tội; thế gian chủ trương phải cử hành và biện minh cho tội lỗi. Ngài tin rằng điều cốt yếu là phải nhìn nhận và cổ vũ một quan niệm Kitô Giáo lành mạnh về mắc cỡ, ân hận, còn thế gian thì chế nhạo chính quan niệm mắc cỡ ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao, trong bài diễn văn tháng Tư, ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất đối với những người không biết mắc cỡ:
“Tôi không biết tiếng Ý có kiểu nói nào tương tự hay không, nhưng ở xứ tôi (Á Căn Đình), những người không bao giờ mắc cỡ được gọi là ‘sin verguenza’: có nghĩa là trâng tráo, vì họ không có khả năng mắc cỡ; mắc cỡ vốn là nhân đức của người khiêm nhường, của những người nam nữ biết khiêm nhường”.
Trong một cột báo gần đây, John Allen cho rằng Đức Phanxicô đã trở thành “vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót” vì “ý niệm nói lên con người của ngài là lòng thương xót. Ngài nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tới khả năng tha thứ vô biên của Thiên Chúa, làm nổi bật điều thế giới cần nghe hơn cả từ Giáo Hội ngày nay là sứ điệp xót thương”.
Điều ấy chắc chắn không sai, tuy nhiên, điều cũng đúng là cái hiểu của Đức Phanxicô về xót thương không phải là cái hiểu của những người bất đồng và duy tục, càng không phải là loại xót thương lầm lẫn mà Đấng Đáng Kính Fulton Sheen đã mạnh mẽ vạch trần và bác bỏ. Lòng xót thương Kitô Giáo thật sự giả thiết phải có một trật tự luân lý vững chắc với một giáo huấn rõ ràng về thiện và ác: nó không phải là ý niệm không đầu đuôi, bất định, thả nổi; nó cũng không phải là khúc nhạc dạo đầu dẫn tới các lý thuyết luân lý đổi thay.
Giáo huấn về xót thương của Đức Phanxicô rất đẹp và gợi hứng, nhưng nó bắt nguồn từ một nền thần học đầy đủ về tội lỗi, một nền thần học mà giáo huấn kia không bao giờ xa lìa. Nền thần học này bao gồm việc thừa nhận tính đáng xấu hổ về các tội trọng của ta, và việc cần từ bỏ chúng, với sự trợ giúp của Chúa Giêsu. Chỉ khi ấy, ta mới cảm nhận được niềm vui và sự chữa lành đầy đủ từ Con Người đầy lòng xót thương.
Vũ Văn An8/29/2013
Cho tới nay, cuộc họp báo trên chuyến bay từ Rio về Rôma hồi cuối tháng Bẩy của Đức Phanxicô đã được dư luận khắp thế giới bình luận. Tất nhiên truyền thông thế tục rất khoái khi thấy người cầm đầu Giáo Hội Công Giáo không ngại sử dụng các từ ngữ như “gay”. Câu họ khoái nhất là câu “tôi là ai mà dám phê phán họ”. Họ đây được truyền thông thế tục hiểu là người đồng tính nói chung, bất kể là chỉ có khuynh hướng hay thực sự hành động. Trong khi Đức Phanxicô rõ ràng nói tới những người đồng tính thực sự đi tìm Thiên Chúa và có thiện chí.
Tuy nhiên, điều truyền thông đời phớt lờ hơn cả trong số các phát biểu quan yếu của Đức Phanxicô, ngay trong phần nói về đồng tính, là câu ngài nói về tội lỗi: “Điều quan trọng là nền thần học tội lỗi”.
Không gì bộc trực hơn khi các lời ấy được nói với một thế giới vốn bác bỏ chính ý niệm tội lỗi. Và đấy là điều luôn được vị giáo hoàng này nhấn mạnh. Kể từ lúc được nâng lên hàng giám mục, và nhất là từ lúc được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô luôn luôn thông truyền “nền thần học tội lỗi” một cách mạnh mẽ và minh bạch.
Ngài thường tới lui với chủ đề: tất cả chúng ta đều là người có tội, đã xúc phạm tới Thiên Chúa , cần xét lương tâm hàng ngày, và cải thiện đời sống. Ngài cũng nhắc đến ngài như người tội lỗi, công khai xin tha thứ tội lỗi, và yêu cầu mọi người cầu nguyện cho ngài. Chính trong cuộc họp báo nói trên, khi được hỏi tại sao ngài cứ năn nỉ xin người ta cầu nguyện cho ngài, ngài đã trả lời như một mục tử đích thật rằng:
“Tôi luôn luôn xin điều đó. Lúc còn là một linh mục, tôi đã xin như thế rồi... Tôi bắt đầu xin điều ấy nhiều hơn khi làm giám mục, vì tôi cảm thấy nếu Chúa không giúp vào việc giúp Dân Chúa tiến lên này, thì nó không thể thực hiện được. Tôi biết mình có nhiều hạn chế, có rất nhiều vấn đề, và tôi, một kẻ tội lỗi, như qúi vị thấy đấy! Nên tôi phải xin điều ấy... Nó phát xuất từ bên trong. Tôi cũng xin Đức Mẹ cầu cùng Chúa cho tôi nữa. Đây là một thói quen, nhưng là một thói quen phát xuất từ trái tim tôi và cũng là một nhu cầu thực sự nữa do công việc của tôi”
Tháng Tư vừa qua, Đức Phanxicô mô tả nền thần học tội lỗi của ngài như một diễn trình gồm 3 phần. Phần thứ nhất là nhìn nhận bóng tối của cuộc sống hiện đại, một bóng tối dẫn tới không biết bao lầm lạc:
“Bước đi trong bóng tối là quá hài lòng với chính mình, tin rằng ta không cần ơn cứu rỗi. Đó chính là bóng tối! Khi ta tiếp tục con đường tối tăm này, thật khó có thể quay gót. Bởi thế, Thánh Gioan nói tiếp, vì lối suy nghĩ này khiến ngài suy tư: “nếu nói ta không có tội, là ta tự lừa dối mình và sự thật không ở trong ta”. Anh chị em hãy nhìn vào tội lỗi anh chị em, vào tội lỗi chúng ta, tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, tất cả chúng ta... Đây là điểm khởi đầu”.
Phần thứ hai là hiểu ra rằng xưng tội không phải chỉ là cách tẩy vết nhơ khỏi linh hồn ta, như thể tòa giải tội là tiệm giặt ủi thần học, mà đúng hơn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ tội lỗi và biến đổi đời ta. Nhưng để tiếp nhận ơn chữa lành của Người, ta phải nhìn nhận không những tội lỗi ta, mà cả sự ân hận của ta khi vi phạm ý Người. Ta phải sẵn lòng nói như Đức Phanxicô:
“ ‘Lạy Chúa, Chúa hãy nhìn xem... con là thế này đây’. Ta thường hay mắc cỡ khi phải nói sự thật: ‘tôi làm điều này, tôi nghĩ điều này’. Nhưng mắc cỡ là một nhân đức Kitô Giáo đích thật, và cả nhân bản nữa... Anh chị em phải đứng trước mặt Chúa ‘với sự thật của kẻ có tội’... Ta đừng nên giả trang trước mặt Thiên Chúa... Đây là nhân đức mà Chúa Giêsu yêu cầu ở nơi ta: khiêm nhường và hiền lành”.
Phần thứ ba của diễn trình này là tuyệt đối tin Thiên Chúa sẽ canh tân ta. “Ta phải tin tưởng, vì khi phạm tội, ta có đấng bào chữa ta với Chúa Cha, là ‘Chúa Giêsu Kitô công chính’. Và Người luôn ‘hỗ trợ ta trước mặt Chúa Cha’ và bênh vực ta trước mọi yếu đuối của ta”.
Trong bài nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên nhân ngày lễ Thánh Inhaxiô, Đức Phanxicô tóm tắt cái nhìn Công Giáo của ngài về đời sống như sau: “phải đặt Chúa Kitô và Giáo Hội vào trung tâm; phải để Người chinh phục ta để ta phục vụ; phải cảm thấy ân hận về các giới hạn và tội lỗi của ta, ngõ hầu khiêm nhường trước mặt Người”.
Ta sẽ học hỏi nhiều hơn nếu đem so sánh quan điểm của Đức Phanxicô với quan điểm của thế giới duy tục. Ngài coi việc làm tình bên ngoài hôn nhân đương nhiên là sai lầm; thế gian không nghĩ thế, và càng ngày nó càng không tin cả định nghĩa đúng đắn về hôn nhân. Đức Phanxicô chủ trương việc cấp thiết phải xưng tội; thế gian chủ trương phải cử hành và biện minh cho tội lỗi. Ngài tin rằng điều cốt yếu là phải nhìn nhận và cổ vũ một quan niệm Kitô Giáo lành mạnh về mắc cỡ, ân hận, còn thế gian thì chế nhạo chính quan niệm mắc cỡ ấy. Có lẽ đó là lý do tại sao, trong bài diễn văn tháng Tư, ngài đã dùng những từ ngữ mạnh mẽ nhất đối với những người không biết mắc cỡ:
“Tôi không biết tiếng Ý có kiểu nói nào tương tự hay không, nhưng ở xứ tôi (Á Căn Đình), những người không bao giờ mắc cỡ được gọi là ‘sin verguenza’: có nghĩa là trâng tráo, vì họ không có khả năng mắc cỡ; mắc cỡ vốn là nhân đức của người khiêm nhường, của những người nam nữ biết khiêm nhường”.
Trong một cột báo gần đây, John Allen cho rằng Đức Phanxicô đã trở thành “vị Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót” vì “ý niệm nói lên con người của ngài là lòng thương xót. Ngài nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại tới khả năng tha thứ vô biên của Thiên Chúa, làm nổi bật điều thế giới cần nghe hơn cả từ Giáo Hội ngày nay là sứ điệp xót thương”.
Điều ấy chắc chắn không sai, tuy nhiên, điều cũng đúng là cái hiểu của Đức Phanxicô về xót thương không phải là cái hiểu của những người bất đồng và duy tục, càng không phải là loại xót thương lầm lẫn mà Đấng Đáng Kính Fulton Sheen đã mạnh mẽ vạch trần và bác bỏ. Lòng xót thương Kitô Giáo thật sự giả thiết phải có một trật tự luân lý vững chắc với một giáo huấn rõ ràng về thiện và ác: nó không phải là ý niệm không đầu đuôi, bất định, thả nổi; nó cũng không phải là khúc nhạc dạo đầu dẫn tới các lý thuyết luân lý đổi thay.
Giáo huấn về xót thương của Đức Phanxicô rất đẹp và gợi hứng, nhưng nó bắt nguồn từ một nền thần học đầy đủ về tội lỗi, một nền thần học mà giáo huấn kia không bao giờ xa lìa. Nền thần học này bao gồm việc thừa nhận tính đáng xấu hổ về các tội trọng của ta, và việc cần từ bỏ chúng, với sự trợ giúp của Chúa Giêsu. Chỉ khi ấy, ta mới cảm nhận được niềm vui và sự chữa lành đầy đủ từ Con Người đầy lòng xót thương.
Mittwoch, August 28, 2013
Một vài kết luận sau khi phân tích các khía cạnh khác nhau của tội lỗi
Sau khi phân tích các khía cạnh tâm lý, triết lý, thần học và tu đức của ý niệm về tội lỗi, chúng ta có thể đưa ra ba đường nét chính về ý thức mà con người và tín hữu Kitô có về tội lỗi và tình trạng là người tội lỗi như sau.
Thứ nhất việc phân tích giúp chúng ta tái khám phá ra chiều kích liên bản vị của tội lỗi. Việc phân tích nguồn gốc của ý thức về lỗi lầm đã cho chúng ta thấy trên bình diện bản năng nó nảy sinh nơi đứa trẻ như là hậu qủa của một sự mất mát tình yêu, của sự khước từ tính hiếu chiến đối với gương mặt của người cha và người mẹ, với tâm tình của sự âu lo phát xuất từ đó. Cả khi còn ở trên bình diện vô thức, nó xuất hiện như là việc thất bại trong việc hiện thực một tương quan nhân bản, có tầm quan trọng sinh tử đến khiến cho con người đổ lỗi cho cá nhân.
Điều này nổi bật lên một cách rõ ràng hơn trên bình diện luân lý, khi người ta miêu tả lỗi lầm như sự co cụm của con người trong chính mình. Nó ngăn cản một sự thực hiện nhân bản tràn đầy, trong nghĩa nó giả thiết sự cởi mở cho cuộc đối thoại với tha nhân, và việc thừa nhận một người khác, như là đích điểm cuối cùng và hoàn toàn.
Trên bình diện tôn giáo, nơi đâu việc thừa nhận một người khác trở thành việc thừa nhận và hiệp thông trong tình yêu với ”Người Khàc” viết hoa, tức Thiên Chúa, thì tội lỗi, trong đường nét của sự mạc khải kinh thánh và của truyền thống thần học đích thật nhất, mang ý nghĩa của sự bẻ gẫy tương quan giao ước với Đấng đã yêu thương chúng ta trước, và là suối nguồn tình yêu, với Người chúng ta yêu thương các người khác là anh chị em của chúng ta.
Gần với các dữ kiện được cống hiến cho chúng ta bởi việc phân tích từ lỗi lầm, chứ không gần với một việc giải thích kinh thánh đúng đắn, và đặc hiệt với tâm thức tin mừng, chúng ta quen nhìn tội lỗi như là một sự vật, một cái máy bao gồm một sự trừng phạt, và phải được xóa bỏ qua các hình thức đền tội. Việc nhắc nhớ đến với chúng ta trong nghĩa của một ý niệm cá nhân một cách rõ ràng hơn, trong đó chúng ta phải cảm thấy mình có trách nhiệm cho tới cùng, như là các con người tự do. Chúng ta là những kẻ tội lỗi, bởi vì chúng ta vô ơn, trong việc khước từ ít nhiều hoàn toàn Tình Yêu, Thiên Chúa và tha nhân. Đó là bài học mà các Thánh đã để lại cho chúng ta. Ở đây tội lỗi được quan niệm trong tương quan của một giao ước tình yêu đối với Thiên Chúa, và qua đó cũng đối với tha nhân, là con cái Chúa như chúng ta. Phạm tội là phản bội giao ước tình yêu ấy, là bẻ gẫy giao ước, là khước từ Thiên Chúa và khước từ tha nhân; và vì thế là thất bại trong việc hiện thực cuộc sống ơn gọi là người và là con cái Chúa của mình. Phạm tội là thất bại, là không hiện thực được chính mình.
Thứ hai, phân tích tội lỗi cũng giúp chúng ta thắng vượt một quan niệm định mệnh về tội. Nhìn vào thực tại của tội lỗi trong các phạm trù duy cá nhân có nghĩa là khước từ một quan niệm định mệnh dẫn đưa con người tới sự sợ hãi hay thái độ chịu trận. Tội lỗi không phải là một thực tại xa lạ với con người, mà là chính con người, trong nghĩa nó cố ý có các lựa chọn sai lầm, mà nó phải có khả năng nhận lãnh trách nhiệm đối với các sai lầm và chịu đựng các hậu qủa của chúng. Thực tại này đã được đưa ra ánh sáng trên bình diện luân lý đạo đức, và cũng hiện diện trong suy tư kinh thánh nữa. Cả ”tội lỗi của thế giới” mà thánh Gioan nói tới, hay ”tội” mà thánh Phaolô nói tới, cũng không được hiểu trong nghĩa bản thể hóa sự dữ.
Việc thừa nhận sự tự do của con người trước sự dữ, mặc dù có các điều kiện hạn chế nó, nếu một đàng khiến cho trách nhiệm của kẻ có tội năng nề hơn, thì đàng khác nó giải thoát kẻ có tội khỏi sự sợ hãi. Thật thế, nếu sự dữ không phải là một định mệnh không thể tránh né được, nghĩa là như thể là một điều kiện kết án mà không ai có thể thoát được, nhưng là kết qủa của một sự lựa chọn không vĩnh viễn, thì chiều kích của niềm hy vọng vẫn rộng mở, và trên bình diện luân lý đạo đức nó được thực hiện trong sự hòa giải với chính mình và với tha nhân; và trên bình diện Kitô nó được cụ thể hóa trong lòng xót thương của Thiên Chúa và trong sự tha thứ của Người.
Thứ ba, phân tích tội lỗi giúp chúng ta thắng vượt được quan niệm duy luật lệ, để có thể giải thích một cách đúng đắn giá trị của luật lệ. Đặt để tội lỗi trong bối cảnh của sự tự do và tinh thần trách nhiệm của con người đối với chính mình, đối với tha nhân và đối với Thiên Chúa, có nghĩa là hiểu rằng nó không thể được định nghĩa một cách đơn sơ bởi sự đối chiếu với luật lệ, như một sự giáo dục nào đó đã khiến cho chúng ta tin như vậy.
Suy tư kinh thánh và thần học đã nhắc nhở cho chúng ta biết rằng cùng ý niệm về tội lỗi, được hiểu như là sự bất tuân phục, không được nhìn trong một nhãn quan duy luật lệ: sự bất tuân là bất vâng phục, nhất là trong tương quan với người là tác giả của nó, và trong tương quan với giá trị mà nó diễn tả. Trên bình diện bản năng, cần ghi nhận rằng khía cạnh tiêu cực của cái ”siêu tôi” như là việc cấm đoán không được tách rời khỏi khía cạnh tích cực của sự đồng hóa với gương mặt của người cha. Như thế không được lấy mất đi nội dung của luật lệ, nhưng phải nhìn nó trong viễn tượng đúng đắn: luật lệ không phải là một cứu cánh, vì thế nó không tuyệt đối, mà tương đối, tương đối với các giá trị tuyệt đối mà nó diễn tả, bằng cách dịch và diễn giải chúng, trong các tình trạng lịch sử cụ thể, và trong tình trạng cụ thể của cuộc sống con người.
Từ sự trung thành hầu như có tính cách tôn thờ ngẫu tượng đối với từng chữ trong luật lệ - luật của Thiên Chúa và luật tự nhiên - người ta bước sang sự trung thành với tinh thần của luật lệ, với mục đích thật sự của nó là dẫn đưa con người bước vào sự hiệp thông tràn đầy hơn với Thiên Chúa - trên bình diện thiêng liêng - và bước vào một sự hiện thực tràn đầy của chính con người mình - trên binh diện luân lý đạo đức.
Sự thiện và sự ác khi đó sẽ được đinh đoạt bởi hướng đi nền tảng của con người, rộng mở hay đóng kín đối với các giá trị này, như suy tư về sự lựa chọn nền tảng đã cho phép chúng ta nêu lên, một cách hạn chế trong môi trường, trong đó con người có thể đưa ra các lựa chọn thực sự tự do. Nói theo kiểu của thánh Gioan, thì đó là mở mắt ra để nhìn thấy ánh sáng, hay nhắm mắt lại đối với ánh sáng, và ở lại trong tối tăm. Thật là dễ hiểu rằng cho dù không rơi vào các quá đáng của giáo thuyết luân lý thay thế luật lệ với tình trạng một cách đơn thuần, chúng ta cần phải duyệt xét lại tâm thức duy luật lệ của nền luân lý truyền thống, cho rằng có thể lên danh sách và đưa ra các giải pháp tiền chế cho tất cả mọi tình trạng giả thiết, trong đó con người có thể rơi vào.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải tố cáo lập trường của những người dựa trên một thước đo thuần túy ngoại tại và pháp lý, bị cám dỗ trông thấy con người bị chụp mũ trong tội trọng hầu như ở mỗi bước đi. Như vậy suy tư này phải dẫn đưa chúng ta tới một quan niệm thanh thản hơn, cả khi nó trách nhiệm hóa một cách manh mẽ đi nữa tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Kẻ tội lỗi là người khước từ Thiên Chúa và ý muốn yêu thương của Người, mà luật lệ giúp chúng ta hiểu biết.
Điểm thứ bốn là tội lỗi trong chiều kích của sự hy vọng. Kết luận quan trọng nhất mà chúng ta đạt tới từ các suy tư kể trên là kết luận của niềm hy vọng mở ra cho kẻ có tội. Từ quan điểm một cách chuyên biệt Kitô chúng ta có thể nói rằng nói về tội lỗi có ý nghĩa, bởi vì điều này dẫn đưa chúng ta tới chỗ đề cập tới việc hoán cải, sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Đó là điều chúng ta có thể khám phá ra từng bước trong mọi suy tư kinh thánh; và người ta cũng nhận ra trên bình diện bản năng và trên bình diện luận lý đạo đức, khi nói về giá trị tích cực của ý nghĩa tội lỗi, như là việc kích thích tái xây dựng những gì mà tội lỗi đã làm hư hỏng, đòi buộc việc tái thiết con người mình và sự gặp gỡ với các người khác, như là yếu tố nòng cốt của mọi thừa nhận và xưng thú lỗi lầm luân lý.
Đặc thái kinh nghiệm Kitô về tội lỗi là sự kiện chỉ khám phá ra sự tha thứ sau đó và bên trong ơn tha thứ đã nhận được từ Thiên chúa. Chính ý thức về tình yêu của Thiên chúa như là lòng thương xót và sự tha thứ như là hành động phải luôn đi trước và bao gồm sự biểu lộ tội lỗi và việc xưng thú nó từ phái kẻ có tội, trong cái năng động của nó.
Ngoài ra, đây là phương cách mà Chúa Giêsu đã dùng để tiếp cận những người tội lỗi, bằng cách cống hiến cho họ khả thể chữa lành và ơn cứu rỗi, mà không bắt đầu bằng một lời trách cứ tội lỗi của họ. Như thế nhận thức về tội lỗi không đè bẹp họ và không khiến cho họ bị hạ nhục, nhưng là suối nguồn trao ban niềm vui và sự tự do.
Quan điểm Kitô về tội lỗi đã được chỉ định bởi một lời tố cáo nó trong chính lúc cất nó đi: đó là sự tha thứ. Như thế vượt ngoài mọi quan điểm thuần túy nhân loai, tội lỗi xuất hiện trong tất cả sự đặc biệt của nó: nó khiến cho con người dấn thân cho sự hoán cải và cho mầu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, như là việc cống hiến phục hồi một cách liên tục được đề nghị với sự tự do của chúng ta, một sự tự do của các kẻ có tội ”để cho mình được hòa giải” với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình (2 Cr 5,20).
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1163)
Linh Tiến Khải
http://vi.radiovaticana.va/news/2013/08/24/m%E1%BB%99t_v%C3%A0i_k%E1%BA%BFt_lu%E1%BA%ADn_sau_khi_ph%C3%A2n_t%C3%ADch_c%C3%A1c_kh%C3%ADa_c%E1%BA%A1nh_kh%C3%A1c_nhau_c%E1%BB%A7a_t%E1%BB%99i_l%E1%BB%97i/vie-722523
Dienstag, August 27, 2013
Chúa Nhật XXI thường niên - Năm C |
VÀO KHUNG CỬA HẸP |
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt |
Trong mùa thi vào đại học vừa qua, có nhiều bạn học sinh đã bị chứng suy dinh dưỡng, mất ngủ, thậm chí bị tâm thần. Lý do là các bạn phải học rất nhiều, phải phấn đấu để được vào đại học. Đại học hiện tại là một khung cửa hẹp. Trường lớp có ít mà số lượng sinh viên mỗi năm mỗi tăng. Thế nên các học sinh phải hết sức phấn đấu mới được vào.
Cảnh các thí sinh chen chúc trước các cổng trường đại học làm tôi nhớ đến bài Tin Mừng hôm nay. Ai muốn vào Nước Trời cũng phải đi qua khung cửa hẹp.
Cửa hẹp không phải vì Nước Trời chật hẹp. Nước Trời rộng mênh mông, có thể đón tiếp tất cả mọi người. Nhưng không phải tất cả mọi người vào được, vì vào Nước Trời đòi có những điều kiện cần thiết. Cửa hẹp chính là để tuyển lựa những người có phẩm chất thích hợp với Nước Trời. Ai muốn vào Nước Trời phải phấn đấu.
Trước hết phải phấn đấu hạ mình xuống. Ở đời người ta thường phấn đấu để vươn lên. Người ở địa vị thấp phấn đấu để được địa vị cao. Người hèn kém phấn đấu để được trọng vọng. Người phải phục vụ phấn đấu để được người khác phục vụ mình. Nhưng trong Nước Trời thì ngược lại. Phải phấn đấu để đi xuống. Phải phấn đấu để tìm chỗ thấp hèn nhất. Phải phấn đấu để phục vụ anh em. Như lời Chúa dậy: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên”(Lc 14,11). “Khi anh được mời, hãy ngồi vào chỗ cuối”(Lc 14,10). “Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ”(Lc 22,26). “Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào”(Mc 10,15).
Sau đó phải phấn đấu để bé nhỏ lại. Thông thường ở đời người ta phấn đấu để to ra. Ai có nhà nhỏ phấn đấu để có nhà lớn hơn. Ai có ruộng vườn nhỏ cũng phấn đấu để vườn ruộng lớn rộng thêm. Ai cũng phấn đấu để có nhiều của cải hơn, có nhiều bằng cấp hơn, có nhiều đặc quyền đặc lợi hơn. Trái lại, người muốn vào Nước Trời phải phấn đấu để trở nên bé nhỏ. Phải phấn đấu để trở nên nghèo. Phải phấn đấu để bỏ bớt của cải đi. “Hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi”(Mt 19, 21). “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(Mt 5,3).
Cửa vào Nước Trời hẹp vì được làm theo kích thước của Chúa Giêsu.
Cửa này thấp vì Chúa Giêsu đã hạ mình thẳm sâu. Là Thiên Chúa, Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Từ trời cao, Người đã tự nguyện xuống nơi đất thấp. Là Thày, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phục vụ. Vô cùng thánh thiện nhưng Người đã để bị đối xử như một đại tội phạm. Người đã bị vùi dập xuống tận bùn đen.
Cửa này bé vì Chúa Giêsu đã trở nên bé nhỏ. Người đã sinh ra nghèo, sống nghèo và chết nghèo. Người đã bị bóc lột hết, không phải chỉ quần áo mà cả uy tín và danh dự.
Chúa Giêsu đã mở đường về Nước Trời. Muốn vào Nước Trời chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Chẳng có cửa nào khác ngoài khung cửa hẹp mà Chúa Giêsu đã qua. Ai muốn qua đó cũng phải noi gương Người phấn đấu hạ mình khiêm tốn và từ bỏ hết cái tôi cồng kềnh ích kỷ mới qua được khung cửa hẹp mà vào Nước Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết “từ bỏ mình, vác thập giá mình”mà theo Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Cửa Nước Trời rất hẹp. Bạn có thấy mình còn cồng kềnh không?
2) Bạn thấy mình cần phải từ bỏ những gì để có thể gọn nhẹ tiến qua cửa hẹp?
3) Tuần này bạn sẽ phấn đấu làm gì để từ bỏ mình?
4) Chúa Giêsu đã làm thế nào để đi vào khung cửa hẹp?
|
Mittwoch, August 21, 2013
Đức Maria Nữ Vương 22-08
ĐỨC MA-RI-A NỮ VƯƠNG
Sưu tầm
|
Thánh vịnh 44, 10 viết rằng:” Lạy Chúa, bên hữu Ngài, Hoàng Hậu sánh vai, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng, và trang điểm huy hoàng rực rỡ “. Thánh lễ mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương đã có từ lâu, nhưng phải đợi đến năm 1944, Đức Giáo Hoàng Piô XII buộc toàn thể Giáo Hội mừng kính lễ này trọng thể trong toàn thể Giáo Hội.
KHÁI NIỆM VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA: Với muôn vàn tước hiệu Giáo Hội và nhân loại cung kính dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, tước hiệu Nữ Vương Vũ Trụ Trời Đất bao gồm mọi tước hiệu Nữ Vương khác, và tước hiệu này có nền tảng trong Sách Khải Huyền:” Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao”( Kh 12,1 ) hoặc “ Người mang Danh viết trên áo, trên tà áo của Người: Vua các vua và Chúa các chúa”( Kh 19, 16 ). Chúa là vua trên hết các vua. Vương quyền của Ngài vượt trên mọi vương quyền. Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu cũng phải được tôn vinh như vậy và nhân loại phải tung hô vương quyền, tôn nhận Mẹ là Nữ Vương trên hết mọi Nữ Vương. Cha thánh Giám Mục Anphongsô đệ Liguori đã viết:” Chúng ta hãy cám tạ Nữ Vương rất dấu yêu của chúng ta, bởi vì mọi ơn chúng ta được lãnh nhận đều từ tay Mẹ và nhờ lời cầu bầu của Mẹ”( Vinh Quang Đức Mẹ, II ).Trong kinh lạy Nữ Vương ta đọc thấy:” Kính chào Đức Nữ Vương, Bà là Mẹ xót thương, Ngọt ngào cho cuộc sống, Kính chào lẽ cậy trông “( Salve Regina ). Mẹ Maria được tôn nhận làm Nữ Vương trên thiên quốc. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập lễ Đức Maria Trinh Vương và công bố tông thư Coeli Reginam nói về Vương Quyền của Đức Trinh Nữ Maria: vương quyền của Mẹ Maria là vương quyền của yêu thương và phục vụ. MẸ MARIA LÀ NỮ VƯƠNG TRỜI ĐẤT: Trong kinh lạy Nữ Vương chúng ta xưng tụng” Thân lạy Nữ Vương, lạy Mẹ từ bi, Mẹ là sự sống, sự ngọt ngào và hy vọng của chúng con”. Mẹ Maria được xưng tụng như Esther trong Cựu Ước đã cứu dân ra khỏi hoạ diệt vong, Nữ Vương có mọi quyền hành bên Đức Vua và là Đấng bầu cử linh thiêng nhứt bên cạnh Đức Vua. Ngày nay, những lời ca tụng Đức Mẹ hướng về vẻ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ và uy quyền của Mẹ bên ngai toà Chúa Giêsu. Mẹ là hoa quả tuyệt vời của ơn cứu độ và là hoa trái tuyệt mỹ của thập giá Chúa Giêsu” Một người nữ mình mặc áo mặt trụi, chân đạp vầng trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao”( Kh 12, 1 ).Mẹ Maria là người Mẹ đầy uy quyền trước mặt Chúa:” Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”( Ga 2, 5 ). Lạy Chúa, Chúa đã đặt Thánh Mẫu của Đức Kitô Con Chúa làm Thánh Mẫu và Nữ Vương chúng con. Xin nhận lời Đức Nữ Vương chuyển cầu mà cho chúng con đạt tới phúc vinh quang Chúa dành sẵn trên trời cho con cái Chúa”( Lời nguyện nhập lễ, lễ Đức Maria Nữ Vương ). |
Dienstag, August 20, 2013
Tin thêm về Đức Giáo Hoàng sẽ cung hiến Thế Giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ.
Trần Mạnh Trác8/19/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cung hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào ngày 13 Tháng Mười này, trong dịp cử hành Ngày Thánh Mẫu và trước bức tượng Đức Mẹ Fatima, là bức tượng nguyên thủy* được đưa đến từ thánh địa Fatima, Bồ Đào Nha.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, đã gửi thư cho Đức Giám Mục Antonio Marto cuả địa phận Leiria-Fatima với nội dung như sau:
"Đức Thánh Cha ước ao được cử hành Ngày Thánh Mẫu với một dấu chỉ đặc biệt là có sự hiện diện cuả bức tượng cuả Mẹ mà các Kitô hữu trên toàn thế giới tôn kính một cách đặc biệt, do đó, chúng tôi nghĩ ngay tới bức tượng nguyên thủy đáng yêu dấu của Mẹ Fatima."
Theo trang web của đền thánh Fatima thì đó là bức tượng đang được lưu giữ ở Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha, Chapel of the Apparitions), là nhà nguyện dựng lên tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Bức tượng sẽ được cung nghinh qua Roma vào sáng ngày 12 tháng 10 và sẽ được rước trở về ngay chiều hôm sau, ngày 13 tháng 10..
Đức Tổng Giám Mục nói rằng "tất cả các hội đoàn Đức Mẹ" được mời tham dự Ngày Thánh Mẫu trọng đại này.
Tin sơ khởi từ Đền Thánh Đức Mẹ Fatima cho biết đã có hàng trăm phong trào và tổ chức sùng kính Đức Mẹ sẽ đến Roma tham gia ngày lễ.
Lễ 'Ngày Thánh Mẫu' được cử hành hai ngày, ngày Thứ Bảy 12 tháng 10 là cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô và nhiều chương trình cầu nguyện và suy gẫm. Vào sáng Chuá Nhật, 13 tháng 10, là thánh lễ đại trào tại Quảng trường Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha cử hành.
Nhắc lại vào năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Đức Mẹ cảnh báo về những bạo lực trong thế kỷ hai mươi nếu thế giới không ăn năn đền tội. Đức Mẹ nhắn nhủ hãy đọc kinh Mân Côi và làm việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin đức Hồng Y Jose Polycarp, Thượng Phụ cuả Lisbon, thay mặt Ngài thánh hiến triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Xem tin video cuả RomeReports
Note*: Đây là bức tượng đầu tiên được khắc bằng gỗ và được đem ra tôn kính tại Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha) kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1920. Bức tượng đã được ĐGH Pius XII đặt vương miện vào năm 1946 (tại Roma.)
Cũng vào năm đó (1946), sau khi kết thúc một đại hội giới trẻ, các thanh niên Bồ Đào Nha đã cung nghinh bức tượng (trên vai) từ Fatima đến Lisbon, đi qua và dừng lại ở nhiều thị trấn. Dân chúng đã tụ tập để nghinh đón bức tượng mới được đặt vương miện và cầu nguyện sốt sắng.
Một sự lạ lùng đã xảy ra trong suốt cuộc thánh du này, được gọi là phép lạ 'Chim Bồ Câu' theo ngôn ngữ cuả Cha Oliveira, một linh mục Mỹ tham dự cuộc thánh du, lời chứng cuả Ngài tóm tắt như sau:
3 con chim bồ câu được người ta tung lên trong buổi lễ ở một thị xã gọi là Bombazral gần Fatima, đã không bay đi mà đã bay vòng vòng nhiều lần rồi xà xuống nằm dưới chân bức tượng, không ăn uống trong suốt 2 tuần lễ và cũng không rời chỗ cho dù có nhiều tiếng kèn trống inh ỏi cuả hàng chục ban nhạc.
Báo chí Bồ đào Nha đã bàn luận và thêu dệt ồn ào về hiện tượng lạ lùng này.
Khi đến nhà thờ Chính Toà ở Lisbon, trong buổi lễ nghinh đón có nhiều giám mục tham dự, ngay lúc vị chủ tế đọc lời truyền phép Thánh Thể thì 2 con chim đã bất ngờ quạt cánh bay lên và đáp xuống hai bên bàn thờ, nằm phủ phục như thể chiêm bái Mình Thánh Chuá vậy và chúng đã nằm như vậy cho đến hết buổi lễ, còn con thứ ba thì trong lúc hiệp lễ đã đậu trên vương miện cuả Đức Mẹ, giang đôi cánh ra rất lâu trông giống như một thiên thần.
Sau buổi lễ, chúng bay đi mất.
Bức tượng được đưa về Fatima và được cung nghinh trong các cuộc rước trọng thể, đặc biệt là các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 mỗi năm. Ngoài bức tượng nguyên thủy vừa kể, còn có 2 bức tượng gỗ khác gọi là tượng Thánh Du, lai lịch như sau:
Để đáp ứng với những yêu cầu muốn được thực hiện các cuộc thánh du ở nhiều nơi trên Thế Giới, Đức Giám Mục cuả Fatima đã viết thư cho chị Lucia có ý muốn gửi bức tượng 'nguyên thủy' đi, nhưng chị Lucia đã khuyên nên dùng một bức tượng khác đang được nhà điêu khắc trứ danh là Jose Thedim thực hiện theo lời mô tả cuả chị. Và do đó một bức tượng thứ hai được gọi là tượng ĐM Fatima Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima) đã được làm phép và gửi đi vào ngày 13 tháng 5 năm 1947.
Bức tượng Thánh Du Quốc Tế này còn có tên gọi là Bức Tượng Fatima Trái Tim Vô Nhiễm vì tượng có hình trái tim Mẹ. Bức tượng từng qua thăm Miền Nam Việt Nam từ 1965 cho đến 1967.
Cũng cùng năm 1947, nhân dịp mừng lễ 30 năm ngày phép lạ Mặt Trời Xoay, ngày 13 tháng 10, người ta lại thánh hiến một bức tượng thứ ba gọi là tượng Thánh Du 'Phương Tây' (the Western statue, chắp tay giống như tượng nguyên thủy) và trao cho Đạo Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức Tượng Phương Tây thường du hành các xứ Mỹ Châu.
Cả hai bức tượng Thánh Du đã đi qua trên 100 quốc gia, kể cả Nga và Trung Quốc.
Trần Mạnh Trác8/19/2013
Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, đã gửi thư cho Đức Giám Mục Antonio Marto cuả địa phận Leiria-Fatima với nội dung như sau:
"Đức Thánh Cha ước ao được cử hành Ngày Thánh Mẫu với một dấu chỉ đặc biệt là có sự hiện diện cuả bức tượng cuả Mẹ mà các Kitô hữu trên toàn thế giới tôn kính một cách đặc biệt, do đó, chúng tôi nghĩ ngay tới bức tượng nguyên thủy đáng yêu dấu của Mẹ Fatima."
Theo trang web của đền thánh Fatima thì đó là bức tượng đang được lưu giữ ở Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha, Chapel of the Apparitions), là nhà nguyện dựng lên tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Bức tượng sẽ được cung nghinh qua Roma vào sáng ngày 12 tháng 10 và sẽ được rước trở về ngay chiều hôm sau, ngày 13 tháng 10..
Đức Tổng Giám Mục nói rằng "tất cả các hội đoàn Đức Mẹ" được mời tham dự Ngày Thánh Mẫu trọng đại này.
Tin sơ khởi từ Đền Thánh Đức Mẹ Fatima cho biết đã có hàng trăm phong trào và tổ chức sùng kính Đức Mẹ sẽ đến Roma tham gia ngày lễ.
Lễ 'Ngày Thánh Mẫu' được cử hành hai ngày, ngày Thứ Bảy 12 tháng 10 là cuộc hành hương viếng mộ Thánh Phêrô và nhiều chương trình cầu nguyện và suy gẫm. Vào sáng Chuá Nhật, 13 tháng 10, là thánh lễ đại trào tại Quảng trường Thánh Phêrô do Đức Thánh Cha cử hành.
Nhắc lại vào năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ mục đồng ở làng Fatima Bồ Đào Nha. Đức Mẹ cảnh báo về những bạo lực trong thế kỷ hai mươi nếu thế giới không ăn năn đền tội. Đức Mẹ nhắn nhủ hãy đọc kinh Mân Côi và làm việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.
Ngay sau khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin đức Hồng Y Jose Polycarp, Thượng Phụ cuả Lisbon, thay mặt Ngài thánh hiến triều đại giáo hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13 tháng 5, là ngày lễ Đức Mẹ Fatima.
Xem tin video cuả RomeReports
Note*: Đây là bức tượng đầu tiên được khắc bằng gỗ và được đem ra tôn kính tại Nhà Nguyện Nhỏ (Capelinha) kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1920. Bức tượng đã được ĐGH Pius XII đặt vương miện vào năm 1946 (tại Roma.)
Cũng vào năm đó (1946), sau khi kết thúc một đại hội giới trẻ, các thanh niên Bồ Đào Nha đã cung nghinh bức tượng (trên vai) từ Fatima đến Lisbon, đi qua và dừng lại ở nhiều thị trấn. Dân chúng đã tụ tập để nghinh đón bức tượng mới được đặt vương miện và cầu nguyện sốt sắng.
3 con chim bồ câu được người ta tung lên trong buổi lễ ở một thị xã gọi là Bombazral gần Fatima, đã không bay đi mà đã bay vòng vòng nhiều lần rồi xà xuống nằm dưới chân bức tượng, không ăn uống trong suốt 2 tuần lễ và cũng không rời chỗ cho dù có nhiều tiếng kèn trống inh ỏi cuả hàng chục ban nhạc.
Báo chí Bồ đào Nha đã bàn luận và thêu dệt ồn ào về hiện tượng lạ lùng này.
Khi đến nhà thờ Chính Toà ở Lisbon, trong buổi lễ nghinh đón có nhiều giám mục tham dự, ngay lúc vị chủ tế đọc lời truyền phép Thánh Thể thì 2 con chim đã bất ngờ quạt cánh bay lên và đáp xuống hai bên bàn thờ, nằm phủ phục như thể chiêm bái Mình Thánh Chuá vậy và chúng đã nằm như vậy cho đến hết buổi lễ, còn con thứ ba thì trong lúc hiệp lễ đã đậu trên vương miện cuả Đức Mẹ, giang đôi cánh ra rất lâu trông giống như một thiên thần.
Sau buổi lễ, chúng bay đi mất.
Bức tượng được đưa về Fatima và được cung nghinh trong các cuộc rước trọng thể, đặc biệt là các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 mỗi năm. Ngoài bức tượng nguyên thủy vừa kể, còn có 2 bức tượng gỗ khác gọi là tượng Thánh Du, lai lịch như sau:
Để đáp ứng với những yêu cầu muốn được thực hiện các cuộc thánh du ở nhiều nơi trên Thế Giới, Đức Giám Mục cuả Fatima đã viết thư cho chị Lucia có ý muốn gửi bức tượng 'nguyên thủy' đi, nhưng chị Lucia đã khuyên nên dùng một bức tượng khác đang được nhà điêu khắc trứ danh là Jose Thedim thực hiện theo lời mô tả cuả chị. Và do đó một bức tượng thứ hai được gọi là tượng ĐM Fatima Thánh Du Quốc Tế (International Pilgrim Virgin Statue of Our Lady of Fatima) đã được làm phép và gửi đi vào ngày 13 tháng 5 năm 1947.
Cũng cùng năm 1947, nhân dịp mừng lễ 30 năm ngày phép lạ Mặt Trời Xoay, ngày 13 tháng 10, người ta lại thánh hiến một bức tượng thứ ba gọi là tượng Thánh Du 'Phương Tây' (the Western statue, chắp tay giống như tượng nguyên thủy) và trao cho Đạo Binh Xanh cuả Hoa Kỳ. Bức Tượng Phương Tây thường du hành các xứ Mỹ Châu.
Cả hai bức tượng Thánh Du đã đi qua trên 100 quốc gia, kể cả Nga và Trung Quốc.
Sonntag, August 18, 2013
Chúa Nhật XX thường niên - Năm C |
ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI |
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt |
Một đạo sĩ Ấn Độ hỏi các đệ tử: “Này các con, các con có biết khi nào đêm tàn và ngày xuất hiện không?”. Các môn đệ thi nhau trả lời. Có người hỏi: “Thưa Thày, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện là khi mà nhìn một đoàn vật từ xa người ta có thể phân biệt được con nào là con bò, con nào là con trâu không?”. Thày lắc đầu: “Không phải”. Một đệ tử khác lại hỏi: “Thưa Thày, có phải đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui, là khi từ xa nhìn vào vườn cây người ta có thể phân biệt cây nào là cây xoài, cây nào là cây mít không?”. Thày vẫn lắc đầu. Không đệ tử nào trả lời được câu hỏi. Lúc đó, đạo sĩ mới từ từ nói: “Đêm tàn và ngày xuất hiện, ánh sáng tới và bóng tối lui là khi nhìn vào mặt nhau, người ta nhận ra nhau là anh em”.
Thật kỳ lạ. Chúng ta đã biết nhiều loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ánh sáng đèn điện, đèn pin, ánh sáng đèn dầu, đèn cầy. Cả những ánh sáng tinh vi như tia hồng ngoại, tia X. Tất cả chỉ soi sáng cho thấy sự vật như nó là. Không có ánh sáng nào soi vào mặt một người xa lạ có thể biến người đó thành anh em mình cả. Thứ ánh sáng ấy ở đâu?
Mẹ Têrêxa có thể trả lời câu hỏi này. Một hôm, Mẹ ghé thăm một người đàn ông tội nghiệp. Ông sống trong một túp lều tồi tàn, lụp xụp. Bên trong lều là cả một bãi rác mênh mông. Mùng mền, chăn chiếu, quần áo hỗn độn, rách nát và hôi hám. Nhà cửa, đồ đạc phủ một lớp bụi dầy. Thế mà ông lão tự giam mình trong đống rác ấy. Ông ghét bỏ mọi người nên không lui tới với ai. Ông sống cô độc. Mẹ Têrêxa và các chị vào chào ông. Ông làm thinh không đáp. Thấy căn lều hỗn độn, bụi bặm, các chị xin phép ông dọn dẹp, ông không trả lời. Mặc kệ! Các chị cứ bắt tay vào dọn dẹp, xếp đặt, lau chùi. Thấy trong góc lều có một cây đèn, mẹ Têrêxa lấy ra lau chùi. Chùi sạch lớp bụi, mẹ kêu lên: “Ồ, cây đèn đẹp quá!”. Ông lão bỗng lên tiếng: “Đó là cây đèn tôi tặng vợ tôi nhân dịp đám cưới”. – Ông không thắp đèn lên sao?”. – Không, từ khi vợ tôi qua đời, tôi không bao giờ thắp đèn”. – Thế ông có muốn chúng tôi tới thăm ông mỗi ngày và thắp đèn cho ông không?”. Thấy các nữ tu tử tế, ông đồng ý. Từ đó, mỗi chiều các chị đều ghé thăm,chuyện trò và thắp đèn cho ông. Dần dà, ông trở nên vui vẻ yêu đời. Ông nói chuyện cởi mở với các nữ tu. Ông đi lại thăm viếng hàng xóm. Mọi người đến với ông. Căn lều hiu quạnh trở lại ấm áp. Trước kia, căn lều tăm tối không phải vì ông không thắp đèn, nhưng vì ngọn lửa trong trái tim ông lịm tắt. Nay căn lều sáng lên niềm vui không phải vì ánh sáng ngọn đèn dầu, nhưng vì ánh sáng trong trái tim ông bừng lên. Trước kia ông thù oán, xa lánh mọi người vì ánh lửa trong trái tim tàn lụi. Nay nhờ các nữ tu nhen nhúm, ngọn lửa trong trái tim ông bừng lên và ông cảm thấy tha thiết yêu mến mọi người và mọi người cũng tha thiết yêu mến ông.
Thứ ánh sáng kỳ diệu ấy phát xuất từ trái tim. Ánh sáng ấy ta thấy thấp thoáng khắp các trang sách Tin Mừng. Khi người xứ Samaria nhân hậu cúi xuống băng bó vết thương cho người bị nạn, ánh sáng bừng lên. Hai người xa lạ nhìn vào mặt nhau và nhận ra nhau là anh em.
Chúa Giêsu mang ánh sáng này xuống trần gian. Và Người ước mong cho ngọn lửa yêu thương cháy bừng lên soi sáng cho thế giới: “Thày đã đến ném lửa vào trái đất, và Thày những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Lời ước mong thật tha thiết nhưng có pha lẫn ngậm ngùi. Phải chi lửa ấy đã bùng lên có nghĩa là lửa ấy chưa bùng lên cao, chưa lan ra xa.
Thật vậy, nhìn vào tình hình thế giới, chiến tranh không lúc nào ngơi. Thế kỷ 20 đã biết đến hai cuộc thế chiến với biết bao thiệt hại về người về của và nhất là về tình đoàn kết. Trong thập niên 80, chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông-Tây chấm dứt, người ta tưởng rằng giấc mơ hoà bình thế là đã thành sự thật. Nhưng không, chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Rwanda, Kosovo, ở Trung Đông… ánh sáng vẫn chưa soi tới những vùng chiến tranh. Bóng tối hận thù vẫn còn vây phủ. Những người anh em vẫn còn chém giết nhau.
Nhìn vào bản thân mình, ta thấy trong ta cũng còn nhiều vùng mà ánh sáng Tin Mừng chưa soi dọi tới. Trong lòng ta vẫn còn những ngõ ngách chứa đầy bóng tối ghen ghét, hận thù. Nên ta nhìn ra chung quanh mà ít gặp được anh em mình.
Lời Chúa hôm nay tha thiết kêu gọi ta. Hãy khơi cho ngọn lửa yêu thương bừng sáng lên. Hãy đẩy lùi bóng tối chiến tranh, chia rẽ, hận thù. Hãy mở rộng tâm hồn đón nhận và ban phát yêu thương, xoá đi những nhỏ nhen, ích kỷ. Để mọi người nhìn nhau là anh em thực sự. Bấy giờ đêm mới tàn và ngày mới bắt đầu. Bóng tối nhường chỗ cho ánh sáng, ánh sáng rực rỡ phát xuất từ những trái tim chan hoà yêu thương.
Lạy Chúa, xin hãy nhóm lên trong trái tim con ngọn lửa yêu thương của Chúa. Amen.
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Bạn đang sống trong ánh sáng hay bóng tối?
2) Bạn có muốn góp phần đem ánh sáng của Chúa đi gieo rắc khắp nơi không?
3) Bạn bắt đầu chiếu sáng bằng cách nào?
|
Freitag, August 16, 2013
Đức Maria ở với chúng ta trong cuộc tranh đấu của chúng ta, Đức Thánh Cha giảng dạy
Br. Thụy Nguyễn SDB8/15/2013
Vatican, ngày 15 tháng 8 năm 2013 (CNA / EWTN News)
Trong bài giảng của mình về Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng ngày lễ này giúp chúng ta suy nghĩ về chủ đề Kitô giáo của cuộc đấu tranh, sự phục sinh, và hy vọng.
"Đức Maria ... tất nhiên đã được vào thiên đàng hiển vinh, một lần và cho tất cả. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Mẹ là đấng xa vời hoặc tách rời chúng ta, "Đức Giáo Hoàng đã giảng vào ngày 15 tháng 8 trong một Thánh Lễ tại Quảng trường Liberty tại Castel Gandolfo.
“Ngược lại, Mẹ cùng đồng hành với chúng ta trong mọi biến cố, Mẹ luôn bảo vệ con cái của mình để chống lại âm mưu của sự dữ”
Theo như tập tục của giáo triều Roma thì đúng ra Đức Thánh Cha phải dành riêng tháng Tám để ở Castel Gandolfo, nhưng Đức Thánh Cha vẫn ở Roma trong tháng này, sáng nay ngài đi du lịch trong thị trấn nghỉ mát bằng máy bay trực thăng để dâng Thánh lễ cho ngày lễ ngày hôm nay.
Ngài bắt đầu bài giảng bằng cách nói lên suy tư của mình về hiến chế "Lumen Gentium," là hiến chế tín lý Công Đồng Vatican II về Giáo Hội, trong đó hai lần đề cập đến việc hồn xác lên trời của Đức Mẹ Maria.
Chủ đề đầu tiên được tìm thấy trong hiến chế "Lumen Gentium" là sự hiệp thông của Đức Maria với những khắc khoải của chúng ta, được tìm thấy cũng trong bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ, từ sách Mạc Khải, là một giao tranh giữa người phụ nữ và con rồng.
"Hình ảnh của người phụ nữ đại diện cho Giáo Hội, một mặt là vinh quang và chiến thắng nhưng mặt khác, vẫn còn đau đớn trong sự cưu mang" Đức Giáo Hoàng giải thích.
Là con cái của Giáo Hội chúng ta được thông phần với Đức Maria về cả hai khía cạnh, một là "đã được kết hợp một cách nào đó" với vinh quang của Chúa Kitô trên thiên đàng và mặt khác, vẫn còn phải trải qua "những gian nan và những thách thức" của cuộc xung đột giữa Thiên Chúa và Sa-tan.
“Tất cả các môn đệ Kitô hữu đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh này, và "Đức Maria không bỏ rơi chúng ta," Đức Thánh Cha Phanxicô nói. "Người mẹ của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn ở với chúng ta. Người luôn hiện diện, đồng hành với chúng ta. "
Đức Giáo Hoàng khuyến khích mọi nguời đọc kinh Mân Côi như một lời cầu nguyện với Đức Mẹ rằng chúng ta đang có những khía cạnh ‘đau khổ’ có nghĩa là đang khắc khoải, chiến đấu, một lời xin ơn trợ giúp để duy trì trong cuộc chiến chống lại quỷ ác và đồng bọn chúng. Kinh Mân Côi cũng nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến này."
Ngài khiển trách người nghe trong việc đọc kinh Mân Côi hàng ngày, qua câu nói: "Quý vị có cầu nguyện bằng kinh Mân Côi mỗi ngày không? Nhưng tôi không chắc chắn rằng quý vị làm như vậy... Thật sao?"
Việc lên trời của Đức Maria cũng cho thấy sự thông phần của mình với sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, sự kiện và "chân lý nền tảng" đó là nền tảng của đức tin Kitô giáo.
Trong sự phục sinh, Chúa Kitô "đi vào sự sống đời đời với tất cả nhân tính mà Ngài đã có được từ Đức Maria, và Mẹ của Ngài, người đi theo Ngài trung thành trong suốt cuộc đời của mình, theo Ngài với hết cả trái tim mình, và bước vào sự sống đời đời với Ngài, mà chúng ta cũng gọi là thiên đàng. "
Trong sự hiệp thông của mình với con của Mẹ trong việc "tử đạo trên Thánh Giá," Đức Maria đã sống cuộc khổ nạn "với độ sâu của hết tâm hồn của Mẹ" và do đó đã được đón nhận "món quà của sự sống lại."
"Chúa Kitô là hoa quả đầu tiên từ cõi chết và Đức Maria là người đầu tiên được cứu chuộc, là người đầu tiên của 'những người trong Chúa Kitô."
"Mẹ là mẹ của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng Mẹ là vị đại diện, người chị, người đầu tiên được cứu rỗi và lên trời."
Chủ đề cuối của Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô dạy, là niềm hy vọng: hy vọng của những người sống cuộc đấu tranh giữa thiện và ác và những người tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.
Kinh Magnificat, bài ca của Đức Maria chúc tụng trong cuộc thăm viếng, là "bài ca của hy vọng", đó cũng là "bài ca của nhiều vị thánh ... một số nổi tiếng, và rất nhiều người khác không được biết đến đối với chúng ta nhưng Thiên Chúa thì biết: các bà mẹ, những người cha, giáo lý viên, các nhà truyền giáo, linh mục, các tu sĩ, những người trẻ tuổi, ngay cả trẻ em và các cụ"
"Những người này đã phải đối mặt với cuộc đấu tranh của cuộc sống trong khi mang trong tim của mình niềm hy vọng nhỏ bé và khiêm tốn."
Đức Giáo Hoàng liên kết sự hy vọng với sự đàn áp và thập giá, ngài nói rằng kinh Magnificat thật là "mạnh mẽ một cách đặc biệt " trong những “nơi mà Thân Thể của Chúa Kitô đang chịu cuộc khổ nạn."
"Nếu không có hy vọng, chúng ta không phải là Kitô hữu. Đó là lý do tại sao tôi muốn nói: tôi không cho phép mình bị cướp mất đi niềm hy vọng".
Ngài cũng khuyến khích khán thính giả, "mong rằng chúng ta không bị cướp mất niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì sức mạnh này là một hồng ân, một món quà từ Thiên Chúa đưa chúng ta tiến lên phía trước với đôi mắt của chúng ta hướng nhìn cố định vào thiên đàng."
Ngài kết luận bằng cách khuyến khích các Kitô hữu cầu nguyện bằng kinh Magnificat với Đức Maria, Đấng đang đồng hành trong sự đau khổ với chúng ta.
"Cũng với tất cả trái tim của chúng ta kết hợp chính chúng ta với bài ca của sự kiên nhẫn và chiến thắng này, của cuộc đấu tranh và niềm vui, liên kết Giáo Hội chiến thắng với những người hành hương, thế gi
Br. Thụy Nguyễn SDB8/15/2013
Vatican, ngày 15 tháng 8 năm 2013 (CNA / EWTN News)
Trong bài giảng của mình về Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giáo Hoàng Francis nói rằng ngày lễ này giúp chúng ta suy nghĩ về chủ đề Kitô giáo của cuộc đấu tranh, sự phục sinh, và hy vọng.
"Đức Maria ... tất nhiên đã được vào thiên đàng hiển vinh, một lần và cho tất cả. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Mẹ là đấng xa vời hoặc tách rời chúng ta, "Đức Giáo Hoàng đã giảng vào ngày 15 tháng 8 trong một Thánh Lễ tại Quảng trường Liberty tại Castel Gandolfo.
“Ngược lại, Mẹ cùng đồng hành với chúng ta trong mọi biến cố, Mẹ luôn bảo vệ con cái của mình để chống lại âm mưu của sự dữ”
Theo như tập tục của giáo triều Roma thì đúng ra Đức Thánh Cha phải dành riêng tháng Tám để ở Castel Gandolfo, nhưng Đức Thánh Cha vẫn ở Roma trong tháng này, sáng nay ngài đi du lịch trong thị trấn nghỉ mát bằng máy bay trực thăng để dâng Thánh lễ cho ngày lễ ngày hôm nay.
Ngài bắt đầu bài giảng bằng cách nói lên suy tư của mình về hiến chế "Lumen Gentium," là hiến chế tín lý Công Đồng Vatican II về Giáo Hội, trong đó hai lần đề cập đến việc hồn xác lên trời của Đức Mẹ Maria.
Chủ đề đầu tiên được tìm thấy trong hiến chế "Lumen Gentium" là sự hiệp thông của Đức Maria với những khắc khoải của chúng ta, được tìm thấy cũng trong bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ, từ sách Mạc Khải, là một giao tranh giữa người phụ nữ và con rồng.
"Hình ảnh của người phụ nữ đại diện cho Giáo Hội, một mặt là vinh quang và chiến thắng nhưng mặt khác, vẫn còn đau đớn trong sự cưu mang" Đức Giáo Hoàng giải thích.
Là con cái của Giáo Hội chúng ta được thông phần với Đức Maria về cả hai khía cạnh, một là "đã được kết hợp một cách nào đó" với vinh quang của Chúa Kitô trên thiên đàng và mặt khác, vẫn còn phải trải qua "những gian nan và những thách thức" của cuộc xung đột giữa Thiên Chúa và Sa-tan.
“Tất cả các môn đệ Kitô hữu đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh này, và "Đức Maria không bỏ rơi chúng ta," Đức Thánh Cha Phanxicô nói. "Người mẹ của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn ở với chúng ta. Người luôn hiện diện, đồng hành với chúng ta. "
Đức Giáo Hoàng khuyến khích mọi nguời đọc kinh Mân Côi như một lời cầu nguyện với Đức Mẹ rằng chúng ta đang có những khía cạnh ‘đau khổ’ có nghĩa là đang khắc khoải, chiến đấu, một lời xin ơn trợ giúp để duy trì trong cuộc chiến chống lại quỷ ác và đồng bọn chúng. Kinh Mân Côi cũng nâng đỡ chúng ta trong cuộc chiến này."
Ngài khiển trách người nghe trong việc đọc kinh Mân Côi hàng ngày, qua câu nói: "Quý vị có cầu nguyện bằng kinh Mân Côi mỗi ngày không? Nhưng tôi không chắc chắn rằng quý vị làm như vậy... Thật sao?"
Việc lên trời của Đức Maria cũng cho thấy sự thông phần của mình với sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, sự kiện và "chân lý nền tảng" đó là nền tảng của đức tin Kitô giáo.
Trong sự phục sinh, Chúa Kitô "đi vào sự sống đời đời với tất cả nhân tính mà Ngài đã có được từ Đức Maria, và Mẹ của Ngài, người đi theo Ngài trung thành trong suốt cuộc đời của mình, theo Ngài với hết cả trái tim mình, và bước vào sự sống đời đời với Ngài, mà chúng ta cũng gọi là thiên đàng. "
Trong sự hiệp thông của mình với con của Mẹ trong việc "tử đạo trên Thánh Giá," Đức Maria đã sống cuộc khổ nạn "với độ sâu của hết tâm hồn của Mẹ" và do đó đã được đón nhận "món quà của sự sống lại."
"Chúa Kitô là hoa quả đầu tiên từ cõi chết và Đức Maria là người đầu tiên được cứu chuộc, là người đầu tiên của 'những người trong Chúa Kitô."
"Mẹ là mẹ của chúng ta, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng Mẹ là vị đại diện, người chị, người đầu tiên được cứu rỗi và lên trời."
Chủ đề cuối của Lễ Đức Mẹ Lên Trời, Đức Thánh Cha Phanxicô dạy, là niềm hy vọng: hy vọng của những người sống cuộc đấu tranh giữa thiện và ác và những người tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.
Kinh Magnificat, bài ca của Đức Maria chúc tụng trong cuộc thăm viếng, là "bài ca của hy vọng", đó cũng là "bài ca của nhiều vị thánh ... một số nổi tiếng, và rất nhiều người khác không được biết đến đối với chúng ta nhưng Thiên Chúa thì biết: các bà mẹ, những người cha, giáo lý viên, các nhà truyền giáo, linh mục, các tu sĩ, những người trẻ tuổi, ngay cả trẻ em và các cụ"
"Những người này đã phải đối mặt với cuộc đấu tranh của cuộc sống trong khi mang trong tim của mình niềm hy vọng nhỏ bé và khiêm tốn."
Đức Giáo Hoàng liên kết sự hy vọng với sự đàn áp và thập giá, ngài nói rằng kinh Magnificat thật là "mạnh mẽ một cách đặc biệt " trong những “nơi mà Thân Thể của Chúa Kitô đang chịu cuộc khổ nạn."
"Nếu không có hy vọng, chúng ta không phải là Kitô hữu. Đó là lý do tại sao tôi muốn nói: tôi không cho phép mình bị cướp mất đi niềm hy vọng".
Ngài cũng khuyến khích khán thính giả, "mong rằng chúng ta không bị cướp mất niềm hy vọng của chúng ta, bởi vì sức mạnh này là một hồng ân, một món quà từ Thiên Chúa đưa chúng ta tiến lên phía trước với đôi mắt của chúng ta hướng nhìn cố định vào thiên đàng."
Ngài kết luận bằng cách khuyến khích các Kitô hữu cầu nguyện bằng kinh Magnificat với Đức Maria, Đấng đang đồng hành trong sự đau khổ với chúng ta.
"Cũng với tất cả trái tim của chúng ta kết hợp chính chúng ta với bài ca của sự kiên nhẫn và chiến thắng này, của cuộc đấu tranh và niềm vui, liên kết Giáo Hội chiến thắng với những người hành hương, thế gi
Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời
Chúa nâng cao những kẻ khiêm nhường
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
| |
Một bài học quan trọng liên quan đến việc đối nhân xử thế mà Chúa Giê-su thường nhắc nhở chúng ta, đó là đừng tự cao tự đại, đừng kiêu căng tự phụ nhưng phải biết sống khiêm tốn với mọi người. Bài học đó được Chúa Giê-su tóm gọn như sau: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 14,11. 18,14. Mt 23,12. 20.26)
Bài học nầy lại càng sáng tỏ hơn qua lời tán tụng của Mẹ dâng lên Thiên Chúa khi Mẹ đến thăm Bà Ê-li-da-bét.
Đây là bài “Ngợi Khen” (Magnificat) nhằm tôn vinh Thiên Chúa với nội dung được tóm gọn trong câu: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Trước hết, bài ca diễn tả ý tưởng: “ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống” qua những câu sau đây:
“Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng. Chúa hạ bệ những ai quyền thế…” (Lc 1,51-52)
Tiếp theo, bài ca nói về việc “ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”:
“Chúa nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.” (Lc 1, 48.52-53)
Và Mẹ Maria đã đem chính bản thân mình như một bằng chứng hùng hồn và cụ thể để minh chứng cho mọi người thấy chính Thiên Chúa đã đoái thương thân phận tôi tớ thấp hèn của Mẹ và đã nâng Mẹ lên cao:
“Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.”
Quy luật cuộc đời là thế: Tháp cao thì dễ nghiêng, cây cao thì dễ ngả, người tự cao thì dễ bị hạ xuống chỗ thấp hèn.
Trong khu rừng có hàng triệu cây lớn nhỏ, non già đủ cỡ; thế nhưng cây càng cao thì càng bị gió lay, càng dễ bị sét đánh, càng dễ bị bão tố làm gãy cành hay bật gốc. Trong khi đó, những cây nhỏ bé mềm mại thường được an toàn trước phong ba bão táp.
Trong xã hội con người cũng thế, những người kiêu căng ngạo mạn thì hay bị người đời chê ghét và tìm cách hạ bệ; còn những người khiêm tốn thì dễ được người đời mến thương.
Trong một giờ huấn đức cách đây đã lâu, có lần Đức Cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-e Nguyễn Văn Thuận nói với anh em trong lớp chúng tôi rằng: “Khi người ta thấy mình đứng ở địa vị cao thì họ muốn hạ bệ mình xuống; khi người ta thấy mình nằm xuống sát đất thì họ muốn nâng mình đứng lên.”
Thế nên, để tránh cho những cây cao không đổ ngả, người ta phải liệu cho chúng đâm rễ thật sâu hay phải chặt bớt ngọn; muốn cho những toà nhà cao tầng không nghiêng, đổ… người ta phải liệu xây dựng phần móng thật sâu. Tương tự như thế, người có địa vị hay tài năng trổi vượt người khác, cần phải “đâm rễ sâu” bằng nếp sống khiêm nhường. Có như thế mới được tồn tại lâu bền.
Cuộc đời của Mẹ Maria là bằng chứng đầy thuyết phục cho quy luật nầy: Mẹ sống khiêm tốn nên Mẹ được Thiên Chúa tôn lên:
“Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn đến, từ nay hết mọi thời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn.”
Hôm nay, bài “Ngợi Khen” của Mẹ Maria đề ra cho chúng ta hai chọn lựa:
Thứ nhất:
Muốn được Thiên Chúa và mọi người thương mến, thì hãy làm như người trồng cây kinh nghiệm, chặt bớt những ngọn cây cao, kích thích cho chúng đâm rễ sâu vào lòng đất; hoặc làm như người thợ xây lành nghề, khi thi công những ngôi nhà cao tầng, biết đóng móng thật sâu vào lòng đất… Nói chung, là biết sống khiêm tốn với mọi người.
Thứ hai:
Muốn bị người đời ghét bỏ và xa lánh, thì cứ việc sống như cây cao không đâm rễ sâu, như nhà cao tầng mà chẳng có móng sâu, nghĩa là cứ tự cao tự đại mà chẳng biết khiêm tốn hạ mình.
Lạy Chúa Giê-su,
Cuộc đời khiêm hạ của Chúa và Mẹ Maria là hai mẫu gương khiêm nhường rất đáng khâm phục. Xin Chúa giúp chúng con noi gương Chúa và Mẹ sống thật khiêm nhường để được hạnh phúc đời nầy và được hưởng vinh phúc với Chúa và Mẹ trên quê trời mai sau. Amen.
|
Donnerstag, August 15, 2013
(Chia sẻ với các nữ tu dòng Kín Phú Cường)
Ta không biết gì về việc Chúa rước Đức Mẹ hay Đức Mẹ rời cuộc sống trần gian bằng cách thức nào. Chỉ có một văn bản ngụy thư “Đức Mẹ đi vào giấc ngủ” (Mary’s Dormition), thế kỷ thứ V, cho biết, những giây phút cuối đời của Đức Mẹ, khi các tông đồ vây quanh để cầu nguyện thì Chúa Kitô đến đưa Đức Mẹ về Thiên Đàng. Dù sao truyền thống của Hội Thánh và một vài hình ảnh mà nhiều bản văn Kinh Thánh gợi lên, củng cố cho đức tin của chúng ta trong việc nhìn nhận Người Mẹ Thật của chúng ta đã tiên phong hưởng hạnh phúc cả hồn lẫn xác.
I. TRUYỀN THỐNG ĐỨC TIN CỦA HỘI THÁNH.
Niềm tin Đức Mẹ được triệu hồi cả hồn lẫn xác về trời bắt nguồn từ truyền thống xa xưa của Hội Thánh. Đến thế kỷ VI, Hội Thánh phương đông đã sớm cử hành lễ Đức Mẹ Đi Vào Giấc Ngủ vào khoảng giữa tháng giêng. Sau này, hoàng đế Maurice (582-602) xác định dứt khoát lễ nay cử hàng ngày 15 tháng 8.
Với lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, Đức Giáo hoàng Theodore (642-649) đã muốn thiết lập lễ này cho nghi lễ Rôma ngay thế kỷ sau đó, thế kỷ thứ VII. Năm 813, Công Đồng Mayence truyền cho toàn Châu Âu cử hành lễ này với tên gọi là Lễ Mông Triệu (Thiên Chúa triệu hồi Đức Mẹ về trời), chính thức nhìn nhận cách mặc nhiên Đức Mẹ được triệu hồi về trời.
Đến năm 1854, sau khi đức Piô IX công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì phong trào sùng kính Đức Mẹ vốn đã mạnh mẽ từ lâu trong Hội Thánh, nay như được dịp khuấy động dữ dội hơn. Chỉ trong vòng chưa đầy một trăm năm sau, tính đến năm 1945, khắp thế giới có khoảng tám triệu thỉnh nguyện thư của các tín hữu và khoảng gần 100. 000 thỉnh nguyện thư khác đến từ các giám mục, linh mục, các tu sĩ, các nhà thần học xin Tòa Thánh chính thức xác định tín điều về Đức Bà Mông Triệu Thăng Thiên hay Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Trước những lời thỉnh cầu tha thiết ấy, để có thể quyết định một cách thận trọng nhất vấn đề đức tin quan trọng này, Đức Piô XII công bố Thông Điệp Deiparae Virginis để xin ý kiến Giám mục đoàn trên khắp thế giới. Thật lạ lùng, sau năm năm hỏi ý kiến, chỉ có sáu giám mục nghi ngờ về tính chất ‘mặc khải’ của việc Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Dù niềm tin Đức Mẹ hồn xác về trời đã có từ rất lâu trong truyền thống Hội Thánh, nhưng mãi đến ngày 1.11.1950, tức vào ngày lễ các thánh Nam Nữ, bằng một phán quyết long trọng: “Chúng tôi khẳng định, chúng tôi tuyên bố và chúng tôi minh định như một tín điều được Thiên Chúa mặc khải rằng Đức Maria Vô Nhiễm trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, sau khi hoàn tất cuộc sống trần gian, đã được cất nhắc về vinh quang trên trời cả xác lẫn hồn” (tông hiến Munificentissimus Deus), Đức Piô XII đã công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đức Giáo hoàng đã không chọn ngày nào, lại chọn ngày lễ các thánh Nam Nữ để công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tôi thấy có một ý nghĩa lớn: Giữa hàng ngũ các thánh của Chúa, Đức Maria trổi vượt trên tất cả về sự thánh thiện và lòng yêu mến Chúa. Sự thánh thiện tuyệt vời của Đức Mẹ đã mở đường cho Đức Mẹ đi tiên phong trước mọi thụ tạo, tiến về cùng Chúa, hưởng vinh quang nơi Chúa bằng toàn bộ con người, gồm cả xác lẫn hồn của Đức Mẹ.
II. VÀI HÌNH ẢNH GỢI Ý TRONG CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH CỦA NGÀY LỄ.
Ta chú ý lời của Đức Maria trong Tin Mừng: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi” (Lc 1, 46-47). Chính Đức Mẹ – Đức Mẹ chứ không phải bất cứ tập thể hay cá nhân nào, dù là Hội Thánh hay chúng ta – đã ca ngợi Chúa, ca ngợi lòng thương xót của Chúa. Đức Mẹ đã tuyên xưng hành động cứu độ của Chúa, và gọi Chúa là “Đấng Cứu độ tôi”.
Những chữ “Đấng Cứu độ tôi”, quả thật là lời quy hướng về Chúa. Đức Mẹ đã nhìn nhận, đã tin tưởng thực sự rằng: Chỉ có Chúa, chỉ trong Chúa, Đức Mẹ mới được vinh quang và hạnh phúc vô cùng như thế.
Lời ca ngợi quy hướng về Thiên Chúa của Đức Mẹ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, lòng tôi hoan hỷ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”, còn được hỗ trợ bởi nhiều lời Kinh Thánh khác.
Chẳng hạn, lời thánh Phaolô trong bài đọc II: “Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của nhữn kẻ yên giấc…Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô, những kẻ đã tin Người xuống thế: rồi đến tận cùng, khi Người đã trao vương quốc lại cho Thiên Chúa Cha, và đã tiêu diệt mọi đầu mục, quyền năng và thế lực” (1Cr 15, 20tt).
Đã từng có ai thuộc về Chúa Kitô như Đức Mẹ? Bởi thế, nếu Chúa Kitô là hoa quả đầu mùa, đã trở về trời cả hồn và xác, thì Đức Mẹ, người thuộc về hoa quả đầu mùa ấy một cách trọn vẹn, cũng được đưa về trời hồn xác, không có gì là điều khó hiểu. Bởi chính Đấng Cứu Độ đã thực thi ơn cứu độ trên khắp nhân loại, chắc chắn sẽ thực thi cách hoàn hảo nhất hành động cứu độ ấy trên chính người mẹ của mình.
Bài đọc I, trích sách Khải Huyền kết thúc: “Nay sự cứu độ, quyền năng, vương quyền của Thiên Chúa chúng ta và uy quyền của Chúa Kitô của Người đã được thực hiện” (Kh 12, 10).
Đây là lời nhấn mạnh sự chiến thắng trong ơn cứu độ của Chúa Kitô. Chắc chắn như chúng ta, Đức Mẹ đã không thể làm gì ngoài sức mình. Nhưng Đức Mẹ biết dùng sức mình để chiến đấu trong ơn thánh Chúa. Đức Mẹ đã không sống hay làm một mình, nhưng phó thác đời mình cho Chúa, để nhờ Chúa mà Đức Mẹ chiến thắng.
Bởi Đức Mẹ tin chắc rằng, dù phải sống trong đau thương đến đâu, thậm chí nỗi đau đớn đến cùng cực như người mang thai “kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con”, hay sự dữ ập đến hãi hùng như “con rồng đỏ khổng lồ” đang đe dọa dữ dội, thì sự cứu độ của Chúa và vương quyền của Chúa Kitô đã được thực hiện.
Mà sự cứu độ của Chúa đã được thực hiện, thì sự cứu độ ấy, chắc chắn bao trùm lên chính cuộc đời của Đức Mẹ. Đức Mẹ đã sống và chiến đấu với mọi thử thách trong Chúa. Ơn cứu độ dành cho tất cả những ai kiên trì chiến đầu và chiến thắng. Ơn cứu độ ấy thật xứng đáng trước tiên dành cho Mẹ của Chúa Kitô, Người Nữ Chiến Thắng.
Điểm qua ba bài đọc, ta nhận ra: cùng đích của mọi ơn lành là chính Chúa Kitô. Bởi thế, dù là lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, nhưng Hội Thánh lại mời gọi ta hướng về Thiên Chúa, hướng về Chúa Kitô. Bởi chỉ nhờ ơn cứu độ do Chúa Kitô thực hiện trong cuộc phục sinh vinh hiển của Người, theo ý Thiên Chúa, Đức Mẹ mới được đưa ra khỏi trần gian, được trọng thưởng đặc biệt hồn xác lên trời.
Bởi vậy, mừng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời là mừng sự nối kết gần gũi hết sức giữa niềm tin Mông Triệu của Đức Mẹ và niềm tin phục sinh của Chúa Kitô, người Con một yêu dấu của Đức Mẹ. Đó là sợi dây liên kết tất yếu giữa Mẹ và Con.
Bởi như Chúa đã phục sinh thế nào, thì Mẹ của Chúa cũng là người trước hết hưởng vinh quang phục sinh của Con mình thế ấy. Chúa đã không để Đức Mẹ chịu cảnh hư nát, vì Đức Mẹ là Mẹ của Chúa, Đấng Vĩnh Cửu. Vì vậy, chúng ta tôn vinh Đức Maria hồn xác lên trời, cũng đồng thời là lúc chúng ta tôn vinh mầu nhiệm phục sinh cao cả của Chúa Kitô.
Đức Mẹ đã về trời, đó là dấu chỉ hữu hiệu cho đức tin của ta: Tương lai không còn là điều đáng ngại hay lo lắng, nhưng trở nên điều đáng quan tâm xây dựng, và cuộc sống này trở thành những ngày chuẩn bị cho tương lai ấy.
Chúng ta chuẩn bị bằng cách bắt chước Đức Mẹ sống lành thánh trong tin yêu, sống niềm phó thác tuyệt đối trong tay Chúa, biết lắng nghe, thực thi Lời Chúa, sống tư cách làm con Chúa trong đời sống bác ái với anh chị em. Nhất là với những người từng giờ, từng phút chia sẻ cuộc sống thánh hiến với chúng ta…
Chúng ta hãy nhìn lên Đức Mẹ để thấy rằng, Đức Mẹ dù là người Nữ Chiến Thắng, người Nữ Vinh Quang với triều thiên sao sáng, nhưng bị vây bủa đầy chông gai, thử thách.
Nhìn lên Đức Mẹ như thế, để nhận ra chính mình mà vững niềm cậy trông. Bởi chúng ta cũng phải cam chịu nhiều thử thách.
Vinh quang chỉ có thể lớn lên từ trong thử thách mà thôi.
III. NOI GƯƠNG ĐỨC MẸ: SỐNG ĐỨC TIN TRỌN VẸN.
Chúng ta đang sống trong năm Đức Tin. Một lần nữa, chúng ta lại nói với nhau về đức tin, để nhận diện lại khuôn mặt của đức tin trong chúng ta, nhằm có thể dâng hiến lên Thiên Chúa một đức tin lấp lánh, khả dĩ cầu mong đẹp lòng Chúa, cầu mong Chúa thương tặng ban phúc lành của Người dồi dào trên chúng ta.
Nhưng không chỉ nói về đức tin, mà phải là một đức tin trọn vẹn như Đức Mẹ. Ước mong trong dịp mừng lễ Đức Mẹ được triệu hồi cả hồn và xác về trời, chúng ta cũng được Chúa ban thêm đức tin, để cũng được tin một cách trọn vẹn như Đức Mẹ. Và càng ước mong nhiều hơn, nhờ đức tin trọn vẹn, qua một đời làm người, nhất là làm người sống ơn gọi tu trì, chúng ta sẽ được Chúa đưa về trời hưởng cuộc sống vững bền, quý báu.
Tin trọn vẹn vào Chúa. Đó là nhân đức thứ nhất mà ta có thể nhận ra nơi Đức Mẹ. Đức Mẹ tin Chúa ngay cả những lúc biến động nhất, đen tối nhất, thất vọng nhất. Đức Mẹ tin Chúa ngay cả khi xem ra như không còn gì để tin. Đức Mẹ đã ngã mình vào tay Chúa, để mặc Chúa dắt dìu, đưa lối và chủ động tất cả trong suốt hành trình dương thế của Người.
Như Đức Mẹ, và để tỏ lòng thảo hiếu với Đức Mẹ, Chúng ta cũng phải có lòng tin trọn vẹn. Thư gởi tín hữu Do thái dạy: “Chúng ta hãy tiến lại gần Thiên Chúa với một lòng chân thành và một đức tin trọn vẹn, vì trong lòng thì đã được tẩy sạch mọi vết nhơ của lương tâm, còn ngoài xác thì đã được tắm rửa bằng nước tinh tuyền” (Dt 10,22).
Như vậy, bằng một đức tin trọn vẹn, chúng ta sẽ được giải thoát, được cứu chữa, được thứ tha, đến nỗi lương tâm được tẩy sạch, và thân xác được tinh tuyền.
Đức Mẹ, một khi đã tin tưởng vào Chúa, thì bằng chính đức tin sáng ngời ấy, Người đã được giữ gìn, đã được thánh hóa đến mức hoàn hảo, đến mức trắng trong. Đức tin trọn vẹn đã đưa Đức Mẹ đến gần Chúa, đến với ơn thánh hóa lớn lao của Chúa.
Cũng vậy, thánh Phêrô khuyên hãy lấy đức tin mạnh mẽ mà chống lại ma quỷ là kẻ tìm đủ cách để tiêu diệt đức tin của chúng ta : “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế” (Pr 5,8-9).
Cùng bàn về đức tin, thánh Gioan tông đồ khuyên các tín hữu đầu tiên trong Hội Thánh hãy tin thật trong lòng: “Ai tin Con Thiên Chúa, kẻ đó phải mang lời chứng ấy trong lòng mình” (1 Ga 5,10).
Có lòng tin, ta sẽ đủ mạnh chống lại ma quỷ, tránh xa tội lỗi, và ngày càng lớn lên trong ân sủng Chúa. Một lòng tin mạnh mẽ đã kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu thế nào, thì chúng ta, khi sống lòng tin ấy, cũng sẽ nên một với Chúa như thế. Được kết hợp với Chúa chính là sức mạnh vô cùng của loài người chúng ta, nhằm chống lại sự dữ, chống lại cám dỗ, chống lại ba thù.
Đức tin sẽ giúp chúng ta can đảm và bền đổ đến cùng trong ơn gọi theo Chúa của mình. Chúa Giêsu khuyên hãy chọn đứng về phía đức tin, để mãi mãi đời ta được bảo đảm, được bao bọc bởi phần rỗi cao cả đời đời, chứ không phải chỉ là những sự chóng qua ở đời: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn đời đời, nào được ích lợi gì?” (Mc 8,36).
Tác giả Thư Do Thái cũng khuyên hãy sống bền đổ trong đức tin cho đến cùng, không bao giờ bỏ cuộc: “Phần chúng ta, chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong, nhưng là những người có lòng tin để bảo toàn sự sống” (Dt 10,39).
Nhìn về Đức Mẹ, chúng ta an tâm khi đặt trọn đức tin của mình vào Chúa. Bởi Đức Mẹ là hình ảnh báo trước, là mẫu mực cho tất cả những ai tin vào Chúa, mà Chúa đã đặt để như tấm bia, như vách núi sừng sững báo trước sự trung thành trong lời hứa và sự trả công cho tất cả những ai dám đặt đời mình trong tay Chúa.
Nói cách khác, qua Đức Mẹ, Chúa ngỏ lời với chúng ta rằng: Những người tin trọn vẹn vào Chúa, sẽ được Chúa trọng hậu, yêu mến và dành một chỗ đứng cao sang trong đời vĩnh cửu. Bởi Đức Mẹ đã đạt được sự toàn mỹ, chúng ta cũng sẽ chạm đến sự toàn mỹ ấy, khi vững vàng tin vào Chúa.
Nhưng lòng tin trọn vẹn cũng đòi phải tuyên xưng ra bên ngoài. Chúa Giêsu nói rõ: “Ai chấp nhận Thầy trước mặt người đời, Thầy sẽ chấp nhận kẻ đó trước mặt Cha Thầy ở trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, Thầy cũng sẽ chối kẻ đó trước mặt Cha Thầy ở trên trời ” (Mt 10,32-33 ).
Thánh Phaolô quả quyết với tín hữu Rôma: “Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10,10). Thánh nhân còn căn dặn giám mục Timôthê: “Con hãy sống gương mẫu về đức tin” (1 Tm 4,12).
Sống đức tin trọn vẹn còn đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau bênh vực đức tin. Thánh Phaolô mong ước tín hữu Philiphê hiệp nhất với nhau để bênh vực đức tin: “Chỉ có một điều là anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Kitô. Như thế, dù tôi có đến thăm anh em hay vắng mặt đi nữa, tôi vẫn muốn được nghe người ta nói về anh em là anh em luôn đứng vững, cùng chung một tinh thần, một lòng một dạ cùng nhau chiến đấu vì đức tin mà Tin Mừng mang lại cho anh em. Về bất cứ điều gì, đừng sợ những kẻ chống đối anh em: đó là dấu chỉ cho thấy họ sẽ bị hư vong, còn đối với anh em, thì lại là dấu chỉ ơn cứu độ. Điều ấy là ân huệ Thiên Chúa ban” (Pl 1,27-28).
Tắt một lời, đức tin là cánh cửa đầu tiên mở ra cho đời Kitô hữu của chúng ta đi gặp Đấng Cứu Độ mình. Hơn ai hết, những Kitô hữu sống ơn gọi tu trì như từng người đang hiện diện đây, cần phải có đức tin mạnh mẽ, đức tin kiên cường, đức tin vượt thắng, đức tin say sưa trong yêu thương, đức tin điên cuồng trong từng hoàn cảnh cho dù đau khổ hay hạnh phúc…
Đức Mẹ như vầng dương chiếu soi cho cuộc đời chúng ta. Mạnh dạn sống như Đức Mẹ đã sống, mạnh dạn tin trọn vẹn như Đức Mẹ đã tin, chúng ta không sợ lạc lối.
Đức Mẹ là khuôn mẫu của lòng đạo đức, lòng yêu mến Chúa của chúng ta. Rập khuôn theo Đức Mẹ chúng ta yên lòng, vì chắc chắn khuôn mẫu ấy chiếm được lòng yêu mến của Chúa.
Chúa không chỉ đón nhận Đức Mẹ, mà là đón nhận một cách triều mến tác phẩm xinh đẹp của Chúa. Noi gương Đức Mẹ, chúng ta tin chắc rằng, chúng ta cũng là tuyệt phẩm trong tay Chúa như Đức Mẹ.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ công nghiệp của Đức Mẹ, xin thánh hóa toàn bộ cuộc đời chúng con, để chúng con cùng được như Đức Mẹ, xứng đáng lãnh lấy phần thưởng đời đời trên thiên quốc. Amen.
Tân Thạnh Đông ngày 13.8.2013
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Tác giả: Lm JB Nguyễn Minh Hùng
Nguồn: http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=11563
Abonnieren
Posts (Atom)