Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đi đàng Thánh Giá tại bãi biển Copacabana
J.B. Đặng Minh An dịch7/26/2013
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu của Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim của các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Những gì Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ ... Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!
J.B. Đặng Minh An dịch7/26/2013
Các bạn trẻ thân mến,
Chúng ta đến đây hôm nay để đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình nỗi buồn và tình yêu của Ngài, là đàng Thánh Giá, là một trong những khoảnh khắc nồng nhiệt nhất của Ngày Giới trẻ Thế giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Chuộc, Chân Phước Gioan Phaolô II đã ủy thác cây Thánh Giá cho những người trẻ tuổi các con, yêu cầu các con “mang Thánh Giá này đến mọi miền trên toàn thế giới như một biểu tượng của tình yêu của Chúa Kitô đối với nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu độ"(Diễn từ dành cho giới trẻ, ngày 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thánh Giá Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã chu du khắp các lục địa và trải qua các tình huống đa dạng của nhân loại. Thánh Giá này là, như đã từng là, một kinh nghiệm “choáng ngợp” trong đời đối với cơ man những người trẻ đã nhìn thấy nó và vác nó trên vai. Không ai có thể tiếp cận và chạm vào Thánh Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính họ dưới chân Thánh Giá, và không mang lấy một cái gì đó của Thánh Giá Chúa Giêsu vào cuộc sống riêng của mình. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang dội trong trái tim của các con tối nay khi các con đi bên cạnh Chúa Giêsu: Hỡi các bạn trẻ Brazil thân mến, các con đã để lại những gì trên Thánh Giá trong thời gian hai năm Thánh Giá này đi xuyên suốt qua đất nước vĩ đại của các con? Những gì Thánh Giá của Chúa Giêsu để lại cho các con, trong mỗi một người các con? Cuối cùng, Thánh Giá này này dạy cho chúng ta những gì?
1. Theo một truyền thuyết trong thời La Mã cổ đại, khi đang chạy trốn khỏi thành Rôma trong cuộc đàn áp của Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đang đi theo hướng ngược lại, có nghĩa là, về phía thành phố. Ngài hỏi Chúa trong sự ngạc nhiên: "Lạy Chúa, Chúa đi đâu đó?" Chúa Giêsu đáp: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa." Vào lúc đó, Thánh Phêrô hiểu rằng ông phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến cuối cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ cô đơn trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương ông cho đến chết trên Thánh Giá, sẽ luôn luôn ở bên ông. Chúa Giêsu, với Thánh Giá của Ngài, cùng đi với chúng ta và vác lấy trên vai Ngài những âu lo của chúng ta, những vấn đề của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những khổ đau sâu xa nhất và đau đớn nhất. Với Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp chính Ngài với sự câm nín của các nạn nhân của bạo lực, những người không còn có thể khóc nổi nữa, đặc biệt là những người vô tội và vô phương tự vệ; với Thánh Giá, Chúa kết hiệp chính Ngài với các gia đình gặp khó khăn, những người đang than khóc sự mất mát của con cái mình, những người là nạn nhân của những thiên đường mù quáng, chẳng hạn như những người vướng vào vòng ma tuý. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với mỗi một người đang bị đói trong một thế giới mà hàng tấn lương thực bị đổ đi mỗi ngày. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, vì tín ngưỡng của họ hoặc chỉ đơn giản là vì màu da của họ. Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều người trẻ, những người đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ chỉ nhìn thấy nơi các tổ chức này sự ích kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính Ngài với những người trẻ, những người đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hay ngay cả mất niềm tin nơi Thiên Chúa vì những dấu chỉ phản chứng của các Kitô hữu và các thừa tác viên Tin Mừng. Thánh Giá của Đức Kitô mang lấy khổ đau và tội lỗi của nhân loại, bao gồm của cả những người chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Thánh Giá của chúng ta và nói với chúng ta: "Hãy can đảm! Các con không vác Thánh Giá một mình, Ta mang nó với các con. Ta đã vượt qua cái chết và ta đã đến để ban cho các con hy vọng! để mang đến cho các con cuộc sống "(x.Ga 3:16).
2. Và như thế chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Thánh Giá mang lại những gì cho những ai dán mắt nhìn vào Thánh Giá này hay chạm vào nó? Những gì Thánh Giá này để lại trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không có sự gì khác có thể mang lại: đó là sự chắc chắn về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu cao vời đến nỗi đã bước xuống vũng lầy tội lỗi của chúng ta và tha thứ, đã đi vào đau khổ của chúng ta và ban cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đã đi vào cõi chết để chiến thắng nó và cứu độ chúng ta. Thánh Giá của Chúa Kitô chứa đựng tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt để tất cả niềm tin của chúng ta với trọn niềm tín thác. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy giao phó hoàn toàn hồn xác ta cho Ngài (x. Lumen Fidei, 16)! Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy sự cứu rỗi và ơn cứu chuộc. Với Ngài, sự ác, đau khổ, và cái chết không có tiếng nói cuối cùng, bởi vì Ngài ban cho chúng ta hy vọng và cuộc sống: Ngài đã biến Thánh Giá từ một công cụ của sự thù ghét, của thất bại và cái chết thành một dấu chỉ của tình yêu, chiến thắng và cuộc sống.
Tên đầu tiên được đặt cho mảnh đất Brazil này là "Miền Đất Thánh Giá". Thánh Giá của Chúa Kitô được vun trồng năm thế kỷ trước đây không chỉ trên bờ biển của đất nước này, mà còn trong lịch sử, trong trái tim và cuộc sống của người dân Brazil và những nơi khác. Đau khổ Chúa Kitô được cảm thấy sâu sắc ở đây. Ngài luôn hiện diện như một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình của chúng ta cho đến tận cùng. Không có Thánh Giá lớn nhỏ nào trong cuộc sống của chúng ta mà Chúa đã không chia sẻ với chúng ta.
3. Nhưng Thánh Giá của Đức Kitô cũng mời gọi chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi tình yêu của Ngài, trong khi dạy chúng ta luôn luôn nhìn vào những người khác với lòng thương xót và sự dịu dàng, đặc biệt là những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hay một hành động cụ thể đòi hỏi chúng ta phải bước ra ngoài chính mình để gặp gỡ họ và chìa tay ra với họ. Có bao nhiêu người đã xuất hiện trên con đường Chúa Giêsu lên Núi Sọ: Quan tổng trấn Philatô, ông Simon thành Cyrênê, Đức Maria, những người phụ nữ ... Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô, là người không có can đảm để đi ngược lại lại trào lưu để cứu mạng của Chúa Giêsu, nhưng thay vào đó rửa sạch bàn tay của mình.
Các các con thân mến, Thánh Giá của Chúa Kitô dạy chúng ta hãy nên như ông Simon thành Cyrênê, người đã giúp Chúa Giêsu vác cây gỗ nặng.
Thánh Giá dạy cho chúng ta trở nên giống như Mẹ Maria và những người phụ nữ khác, những người không sợ để đồng hành với Chúa Giêsu đến cùng, với tình yêu và sự dịu dàng. Và các con? Các con giống ai đây? Philatô? hay Simon? Hay như Đức Mẹ?
Các các con thân mến, chúng ta hãy đặt nơi Thánh Giá Chúa Kitô những niềm vui, đau khổ và thất bại của chúng ta. Nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim rộng mở, thông cảm, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang lấy tình yêu này trong cuộc sống của chúng ta, để yêu mỗi người, mỗi anh chị em mình với cùng một tình yêu. Amen!