Bài giảng của Đức Thánh Cha: Can đảm lên, mặc cho những yếu đuối của chúng ta
Lam Phương chuyển ý7/9/2013
Người Kitô hữu được kêu gọi sống cam đảm trong sự yếu đuối của mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng mình yếu đuối, và đôi khi, chúng ta phải quên đi tội lỗi, không chút luyến tiếc, không nhìn lại phía sau. Chúng ta không được để cho cám dỗ và sự sợ hãi làm chúng ta xa Chúa. Thay vào đó chúng ta phải học biết rằng “ai chiến đấu rồi bỏ chạy thì còn sống để chiến đấu lần sau nữa!” Đây là bài học ở trung tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba. Emer McCarthy tường thuật:
Hành động mà chần chừ, luôn nhìn lại phía sau, sợ quay về với Thiên Chúa và ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những gợi ý từ các bài đọc trong ngày để chú ý đến bốn “thái độ có thể xảy ra trong những hoàn cảnh xung đột, trong những hoàn cảnh khó khăn”.
Thái độ thứ nhất đó là: “sự chần chừ” của ông Lót. Ông đã quyết định rời bỏ thành phố trước khi nó bị phá hủy, nhưng ông lại hành động quá chậm chạp. Thiên thần bảo ông chạy đi nhưng ông lại mang trong mình “sự bất lực trong việc tách mình khỏi ma quỷ và tội lỗi”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta muốn rời khỏi đó, chúng ta quyết tâm, “nhưng có một cái gì đó lôi kéo chúng ta lại”, và vì thế ông Lót đã bắt đầu kỳ kèo ngay cả với thiên thần.
“Thật là khó mà có thể cắt đứt những sợi dây ràng buộc chúng ta với một tình trạng tội lỗi. Thật là khó! Ngay cả trong cơn cám dỗ, thật là khó! Nhưng Thiên Chúa nói với chúng ta những lời này: “Hãy trốn đi! Ngươi không thể chiến đấu tại đó, bởi vì lửa, lưu huỳnh sẽ giết chết ngươi. Hãy thoát ra khỏi đó!” Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã dạy chúng ta rằng đôi khi, trong một vài cơn cám dỗ, giải pháp duy nhất là trốn chạy và đừng cảm thấy xấu hổ khi trốn chạy; nhìn nhận rằng chúng ta yếu đuối và chúng ta phải chạy trốn. Và sự khôn ngoan bình dân, trong sự đơn sơ, cũng nói như thế theo một cách thức có đôi chút mỉa mai: “Ai chiến đấu rồi bỏ chạy thì còn sống để chiến đấu lần sau nữa.” Trốn thoát để tiến lên trên con đường của Đức Giêsu.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng: sau đó thiên thần nói “đừng nhìn lại phía sau”, hãy chạy trốn và giữ cho mắt của ngươi nhìn về phía trước. Ngài nói, đây là một lời khuyên nhủ về cách thức để có thể vượt qua những nỗi luyến tiếc của tội lỗi. Hãy nghĩ đến Dân Chúa trong sa mạc, ngài nhấn mạnh: “Họ đã có mọi thứ, những lời hứa, tất cả mọi thứ”. Nhưng “họ lại lưu luyến củ hành củ tỏi ở Ai Cập” và “ao ước này đã làm cho họ quên đi rằng họ đã ăn những củ hành đó ở trên bàn ăn của nô lệ”. Có những “ao ước quay lui, trở lại”. Và lời khuyên của thiên thần, Đức Thánh Cha nhận xét, “thì khôn ngoan: Đừng nhìn lại phía sau! Hãy tiến về phía trước!” Chúng ta không được hành động như vợ của ông Lót, chúng ta phải “để lại đằng sau tất cả những quyến luyến của tội lỗi, bởi vì cũng có cơn cám dỗ là tính hiếu kỳ.”
“Đối mặt với tội, chúng ta phải trốn chạy không chút quyến luyến. Sự tò mò không giúp được gì, trái lại còn gây tổn thương! Tuy nhiên, trong thế giới đầy tội lỗi này, liệu chúng ta có thể làm được gì? Tội này giống cái gì? Tôi muốn biết... “Không. Đừng! Sự hiếu kỳ này sẽ làm con bị tổn thương! Hãy chạy đi và đừng có nhìn lại phía sau! Chúng ta đều yếu đuối, tất cả chúng ta, và chúng ta phải tự bảo vệ mình.”
“Tình huống thứ ba xảy ra ở trên thuyền: đó là nỗi sợ hãi. Khi biển động dữ dội, con thuyền bị sóng tràn vào. Họ kêu lên “Xin Chúa cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất”. Sợ hãi! Thậm chí đó cũng là một cám dỗ của ma quỷ: sợ tiến lên trên con đường của Thiên Chúa”
Cũng có một cám dỗ nói rằng “tốt hơn là nên ở lại đây” nơi mà tôi được an toàn. “Nhưng, Đức Thánh Cha cảnh báo, đây là cảnh nô lệ ở Ai Cập”. “Tôi sợ tiến về phía trước – Đức Thánh Cha nói – Tôi sợ nơi mà Thiên Chúa sẽ đưa tôi đến”.Tuy nhiên, sự sợ hãi “không phải là vị cố vấn tốt”. Ngài nói thêm: “Chúa Giêsu đã nhiều lần nói rằng ‘Đừng sợ hãi’. Sự sợ hãi không giúp ích gì cho chúng ta”.
“Thái độ thứ tư: “ân sủng của Chúa Thánh Thần”. Khi Chúa Giêsu làm cho biển lặng, các tông đồ trên thuyền đang đầy sợ hãi.“Khi đối diện với tội lỗi, quyến luyến, sợ hãi”, ngài nói, chúng ta phải luôn luôn hướng về Thiên Chúa.
“Hãy nhìn về Chúa, chiêm ngưỡng Chúa. Điều này ban tặng cho chúng ta điều kỳ diệu là sự gặp gỡ mới mẻ với Thiên Chúa. ‘Chúa ơi, con đang bị cám dỗ: con muốn ở lại trong tình cảnh tội lỗi này. Chúa ơi, con tò mò muốn biết những điều này. Chúa ơi, con sợ’. Và họ đã nhìn lên Chúa: ‘Xin cứu con, Chúa ơi, kẻo con chết mất!’ Và điều kỳ diệu là cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu đã đến sau. Chúng ta đừng là những kitô hữu ngờ ngệch hay lãnh đạm, nhưng can đảm, dũng cảm. Chúng ta yếu đuối nhưng chúng ta phải can đảm trong sự yếu hèn của chúng ta. Và thường sự cam đảm của chúng ta phải được diễn tả bằng việc chạy trốn mà không nhìn lại đàng sau, để không bị rơi vào cạm bẫy của những lưu luyến xấu xa. Đừng sợ và luôn nhìn lên Chúa!”
Thánh lễ được đồng tế bởi Hồng Y Manuel Monteiro de Castro và Tổng giám mục Beniamino Stella, và có sự tham dự của một nhóm linh mục và những nhân viên của Toà Ân giải Tối cao và một nhóm đến từ Học viện Ngoại giao Toà Thánh Vatican.
Lam Phương chuyển ý7/9/2013
Người Kitô hữu được kêu gọi sống cam đảm trong sự yếu đuối của mình. Chúng ta phải thừa nhận rằng mình yếu đuối, và đôi khi, chúng ta phải quên đi tội lỗi, không chút luyến tiếc, không nhìn lại phía sau. Chúng ta không được để cho cám dỗ và sự sợ hãi làm chúng ta xa Chúa. Thay vào đó chúng ta phải học biết rằng “ai chiến đấu rồi bỏ chạy thì còn sống để chiến đấu lần sau nữa!” Đây là bài học ở trung tâm bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Ba. Emer McCarthy tường thuật:
Hành động mà chần chừ, luôn nhìn lại phía sau, sợ quay về với Thiên Chúa và ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những gợi ý từ các bài đọc trong ngày để chú ý đến bốn “thái độ có thể xảy ra trong những hoàn cảnh xung đột, trong những hoàn cảnh khó khăn”.
Thái độ thứ nhất đó là: “sự chần chừ” của ông Lót. Ông đã quyết định rời bỏ thành phố trước khi nó bị phá hủy, nhưng ông lại hành động quá chậm chạp. Thiên thần bảo ông chạy đi nhưng ông lại mang trong mình “sự bất lực trong việc tách mình khỏi ma quỷ và tội lỗi”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta muốn rời khỏi đó, chúng ta quyết tâm, “nhưng có một cái gì đó lôi kéo chúng ta lại”, và vì thế ông Lót đã bắt đầu kỳ kèo ngay cả với thiên thần.
“Thật là khó mà có thể cắt đứt những sợi dây ràng buộc chúng ta với một tình trạng tội lỗi. Thật là khó! Ngay cả trong cơn cám dỗ, thật là khó! Nhưng Thiên Chúa nói với chúng ta những lời này: “Hãy trốn đi! Ngươi không thể chiến đấu tại đó, bởi vì lửa, lưu huỳnh sẽ giết chết ngươi. Hãy thoát ra khỏi đó!” Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã dạy chúng ta rằng đôi khi, trong một vài cơn cám dỗ, giải pháp duy nhất là trốn chạy và đừng cảm thấy xấu hổ khi trốn chạy; nhìn nhận rằng chúng ta yếu đuối và chúng ta phải chạy trốn. Và sự khôn ngoan bình dân, trong sự đơn sơ, cũng nói như thế theo một cách thức có đôi chút mỉa mai: “Ai chiến đấu rồi bỏ chạy thì còn sống để chiến đấu lần sau nữa.” Trốn thoát để tiến lên trên con đường của Đức Giêsu.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng: sau đó thiên thần nói “đừng nhìn lại phía sau”, hãy chạy trốn và giữ cho mắt của ngươi nhìn về phía trước. Ngài nói, đây là một lời khuyên nhủ về cách thức để có thể vượt qua những nỗi luyến tiếc của tội lỗi. Hãy nghĩ đến Dân Chúa trong sa mạc, ngài nhấn mạnh: “Họ đã có mọi thứ, những lời hứa, tất cả mọi thứ”. Nhưng “họ lại lưu luyến củ hành củ tỏi ở Ai Cập” và “ao ước này đã làm cho họ quên đi rằng họ đã ăn những củ hành đó ở trên bàn ăn của nô lệ”. Có những “ao ước quay lui, trở lại”. Và lời khuyên của thiên thần, Đức Thánh Cha nhận xét, “thì khôn ngoan: Đừng nhìn lại phía sau! Hãy tiến về phía trước!” Chúng ta không được hành động như vợ của ông Lót, chúng ta phải “để lại đằng sau tất cả những quyến luyến của tội lỗi, bởi vì cũng có cơn cám dỗ là tính hiếu kỳ.”
“Đối mặt với tội, chúng ta phải trốn chạy không chút quyến luyến. Sự tò mò không giúp được gì, trái lại còn gây tổn thương! Tuy nhiên, trong thế giới đầy tội lỗi này, liệu chúng ta có thể làm được gì? Tội này giống cái gì? Tôi muốn biết... “Không. Đừng! Sự hiếu kỳ này sẽ làm con bị tổn thương! Hãy chạy đi và đừng có nhìn lại phía sau! Chúng ta đều yếu đuối, tất cả chúng ta, và chúng ta phải tự bảo vệ mình.”
“Tình huống thứ ba xảy ra ở trên thuyền: đó là nỗi sợ hãi. Khi biển động dữ dội, con thuyền bị sóng tràn vào. Họ kêu lên “Xin Chúa cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất”. Sợ hãi! Thậm chí đó cũng là một cám dỗ của ma quỷ: sợ tiến lên trên con đường của Thiên Chúa”
Cũng có một cám dỗ nói rằng “tốt hơn là nên ở lại đây” nơi mà tôi được an toàn. “Nhưng, Đức Thánh Cha cảnh báo, đây là cảnh nô lệ ở Ai Cập”. “Tôi sợ tiến về phía trước – Đức Thánh Cha nói – Tôi sợ nơi mà Thiên Chúa sẽ đưa tôi đến”.Tuy nhiên, sự sợ hãi “không phải là vị cố vấn tốt”. Ngài nói thêm: “Chúa Giêsu đã nhiều lần nói rằng ‘Đừng sợ hãi’. Sự sợ hãi không giúp ích gì cho chúng ta”.
“Thái độ thứ tư: “ân sủng của Chúa Thánh Thần”. Khi Chúa Giêsu làm cho biển lặng, các tông đồ trên thuyền đang đầy sợ hãi.“Khi đối diện với tội lỗi, quyến luyến, sợ hãi”, ngài nói, chúng ta phải luôn luôn hướng về Thiên Chúa.
“Hãy nhìn về Chúa, chiêm ngưỡng Chúa. Điều này ban tặng cho chúng ta điều kỳ diệu là sự gặp gỡ mới mẻ với Thiên Chúa. ‘Chúa ơi, con đang bị cám dỗ: con muốn ở lại trong tình cảnh tội lỗi này. Chúa ơi, con tò mò muốn biết những điều này. Chúa ơi, con sợ’. Và họ đã nhìn lên Chúa: ‘Xin cứu con, Chúa ơi, kẻo con chết mất!’ Và điều kỳ diệu là cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Giêsu đã đến sau. Chúng ta đừng là những kitô hữu ngờ ngệch hay lãnh đạm, nhưng can đảm, dũng cảm. Chúng ta yếu đuối nhưng chúng ta phải can đảm trong sự yếu hèn của chúng ta. Và thường sự cam đảm của chúng ta phải được diễn tả bằng việc chạy trốn mà không nhìn lại đàng sau, để không bị rơi vào cạm bẫy của những lưu luyến xấu xa. Đừng sợ và luôn nhìn lên Chúa!”
Thánh lễ được đồng tế bởi Hồng Y Manuel Monteiro de Castro và Tổng giám mục Beniamino Stella, và có sự tham dự của một nhóm linh mục và những nhân viên của Toà Ân giải Tối cao và một nhóm đến từ Học viện Ngoại giao Toà Thánh Vatican.