Miriam là bí quyết
Vũ Văn An5/21/2013
Có thể nói đó là chủ đề bài diễn văn tốt nghiệp niên khóa 2013 tại Đại Học Notre Dame của Đức HY Dolan, TGM New York, đọc vào ngày 20 tháng Năm vừa qua.
Điều nghịch thường là chủ đề đó không do ngài nghĩ ra, mà do một người Do Thái Giáo thuần thành, cựu sinh viên của trường gợi ý, trên một chuyến xe lửa từ New York tới Washington D.C. Ở trạm Philadelphia, một người đàn ông đáng kính, có râu, bước lên xe, đến ngồi cạnh Đức Hồng Y. Té ra, ông ta là một cựu sinh viên “cuồng nhiệt, nhìn chòng chọc vào mặt bạn, rất khó chịu của Notre Dame!”. Ông ta bắt đầu nói với một niềm tự hào rạng rỡ và biết ơn đối với Notre Dame. Cha mẹ Do Thái Giáo thuần thành của ông muốn ông theo học tại một đại học Công Giáo vì theo họ, “Giáo Hội vốn lập ra các đại học, và giáo dục người ta tốt hơn bất cứ ai khác”. Ông xác nhận với Đức Hồng Y rằng dù là một người Do Thái Giáo thuần thành, ông coi 4 năm tại Notre Dame, tại ngôi trường Đại Học Công Giáo này, là một hồng phúc khôn sánh. Khi Đức Hồng Y bảo ông ta rằng ngài tới đây để lãnh bằng tốt nghiệp (Đức HY được trao bằng tiến sĩ danh dự), ông ta càng rạng rỡ hơn nữa.
Ông ta cầm tay Đức Hồng Y, nhìn vào mắt ngài mà bảo: “Thưa cha, cha để tôi nói cho cha nghe bí quyết của Notre Dame. Không phải là thư viện, dù thư viện ấy thuộc loại nhất; không phải các giáo sư và giảng khóa, dù họ rất sáng chói; không phải trường sở, dù rất tuyệt vời, cũng không phải đội banh đá, dù đã đi vào dã sử. Không, bí quyết của Notre Dame là một con người, một con người mà người Do Thái giáo chúng tôi gọi là “Miriam”, và người Kitô giáo của cha gọi là Mary. Ngài ở đó… ngài nhìn xuống từ trên “vòm vàng”; và nếu cha thực sự muốn khám phá ra bí quyết của Notre Dame, thì cha hãy đi viếng cái hang người Công Giáo gọi là “Lộ Đức”. Có một điều gì ở đó… không, có một người nào ở đó… chúng ta gọi là Đức Bà, và ngài chính là bí quyết của trường đại học mang tên ngài”.
Tên ông là Howard, và Đức Hồng Y cám ơn ông vì đã giúp ngài ra khỏi thế bí khi nhận lời Cha Jenkins, viện trưởng, cả năm nay nhưng chưa tìm được đề tài cho buổi nói chuyện. Ngài hy vọng Howard có mặt tại buổi nói chuyện này như lời ông hứa.
Thế là Đức Hồng Y Dolan nói về Đức Bà, mà người Pháp gọi là Notre Dame, người Mỹ gọi là Our Lady… ta gọi bằng tên là Maria, Mẹ Chúa Giêsu, vào ngay cuối tuần có Ngày Của Mẹ, trong Tháng dành kính Mẹ, sau khi từ “Lộ Đức” thật trở về với 50 người bệnh thật.
Đức Hồng Y cho rằng Đức Mẹ là con người nhân bản quan trọng nhất xưa nay. Ngay lịch sử cũng đã phân chia thành “trước” và “sau” khi ngài sinh con trai đầu lòng. Ngài có mặt ở đó vào Lễ Giáng Sinh, vào ngày Sinh Nhật của Chúa; có mặt tại Cana, lúc Chúa làm phép lạ đầu tiên; có mặt dưới chân thánh giá; có mặt tại Lễ Ngũ Tuần…
Thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát: “Lúc đến thời đã định, Thiên Chúa sai Con của Người đến, sinh bởi một người đàn bà…”;
Thánh Luca thì viết “Và trong khi ở Bêlem, Đức Maria hạ sinh con trai đầu lòng…”;
Thánh Gioan tường trình rằng: “Đức Maria nói với các gia nhân ở Cana: ‘hãy làm bất cứ điều gì Người bảo các anh…”;
Vị Môn Đệ Yêu Quí trên còn nhắc lại rằng “Gần thánh giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người”;
Trong Tông Đồ Công Vụ, thuật lại biến cố Hiện Xuống, Thánh Luca viết rằng “Các tông đồ liên lỉ cầu nguyện, cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu…”.
Đức Bà … Đức Mẹ…
John Ruskin cho rằng “mọi thành tựu chói sáng và cao cả nhất của nghệ thuật, mọi giấc mơ, mọi tiến triển và mọi tiến bộ của nhân loại đều chỉ là ứng nghiệm lời cầu nguyện của người đàn bà Do Thái thấp hèn này, ‘Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả!’…”
Trong khi ấy, Thi Sĩ Wordsworth xưng tụng ngài là “người duy nhất nâng cao bản chất vấy bẩn của chúng ta”.
Thi sĩ Gerard Manley Hopkins ca ngợi: “Nâng cao mọi sự, nâng cỡ mọi sự, Maria cảm tình mọi sự…”. Đức Hồng Y cho hay: “Các bạn, lớp 2013, cũng thế, các bạn cảm thấy sự hiện diện mẫu thân của ngài đang ‘nâng cao, nâng cỡ, và có cảm tình’ các năm tháng diễm phúc sống trong khuôn viên đại học dưới tà áo ngài, và hẳn các bạn phải ca ngợi Cha Sorin cũng như nhóm linh mục và tu sĩ tiền phong của Hội Dòng Thánh Giá, 171 năm trước đây, đã đặt công trình hết sức tốt đẹp này dưới sự che chở của ngài”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y cho “các bạn đồng lớp 2013” của ngài hay: Đức Maria không phải chỉ là đấng che chở, ngài thực sự là mẫu mực của họ. Đấng họ gọi là Miriam, là Maria, là Đức Bà, là Đức Mẹ ấy đã khiêm cung, quên mình, quảng đại, và tin tưởng xiết bao trong việc đặt cuộc đời mình vào bàn tay Thiên Chúa, để cuộc đời mình diễn tiến theo kế hoạch của Người. Ngài cho Con Thiên Chúa một bản tính nhân loại; ngài cho Ngôi Lời Trường Cửu, Con Thiên Chúa, Ngôi Thứ Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, một thân xác. Ta gọi đó là Nhập Thể. Thiên Chúa trở thành một người trong chúng ta. “Và Ngôi Lời thành xác phàm, và cư ngụ giữa chúng ta”.
Nhập Thể
Giờ đây, khi họ hoàn tất các năm tháng học tập tại ngôi trường đại học danh tiếng dâng kính ngài này, hẳn họ cũng sẽ được Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrien hỏi cùng một câu hỏi như ngài đã hỏi Đức Maria rằng: “Bạn có chịu để Thiên Chúa lên xương thịt trong bạn hay không? Bạn có chịu cho Thiên Chúa một bản tính nhân loại hay không? Người có được tái sinh trong bạn hay không? Việc Nhập Thể có còn tiếp diễn trong và nhờ bạn hay không?”
Theo Đức Hồng Y, mọi sinh viên của trường đều tin rằng Ngôi Lời Thiên Chúa chắc chắn đã lên xương thịt tại khuôn viên đại học trong các năm tháng họ ở đấy rồi: trong lớp học, trong các giáo sư, trong bạn bè và trong các dự án phục vụ, trong lời cầu nguyện và các bí tích, trong những đêm không ngủ vì thi cử, trong hoài niệm và hứa hẹn.
Và bây giờ, đến lượt họ, họ phải để Thiên Chúa lên xương thịt ngay trong cuộc đời họ. Họ có thể thân thưa như Đức Maria rằng “xin làm cho tôi như lời ngài truyền” – Xin Vâng… hay họ cũng có thể nói theo kiểu thời thượng “forgetaboutit!” (quên chuyện ấy đi!).
Đức Mẹ thách thức họ trả lời Fiat! Xin Vâng! Vì dù sao trường đại học này cũng đã có trái tim Maria, vì trường này vốn đem lại cho ta Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người, và đã bám vào cả hai vị bằng tình yêu, lòng trung thành và dạ phục vụ.
Đức HY Dolan nhấn mạnh tới khía cạnh: “ở đây, tại Notre Dame này, ta không ráng trở nên như Harvard hay Oxford, nhưng như Bêlem, Nadarét, Cana, Canvariô, và Phòng Trên Lầu trong Lễ Ngũ Tuần… với Đức Maria, như là “Lời đã thành xác phàm” trong Đấng tự gọi mình là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Vì ở Notre Dame, mục tiêu của họ không phải chỉ là nghề nghiệp, mà còn là ơn gọi; không phải chỉ là bằng cấp, mà còn là làm môn đệ; không phải chỉ là những gì nhận được, mà còn là những gì cho đi; không phải chỉ là bây giờ, mà còn là vĩnh cửu; không phải chỉ “Tôi” mà còn là “Chúng Tôi”; không phải chỉ là thứ hạng mà còn là Tin Mừng nữa.
Đức Hồng Y bảo rằng: Người bạn mà ngài gặp trước đó 10 ngày, nay là đồng cựu sinh viên với ngài, chắc chắn sẽ vui khi thấy ngài tiếp nhận gợi ý của ông ta. Đi dạo trong đêm để khám phá ra bí quyết của Notre Dame, ngài gặp Bêlem khi thấy mẹ, thấy cha, thấy ông bà rạng rỡ vì những đứa con, đứa cháu của 20 năm trước, nay đỗ đạt thành tài. Ngài gặp Nadarét khi thấy các gia đình tụ họp dâng lời tạ ơn. Ngài gặp Cana khi thấy các sinh viên duyệt lại các phép mầu; ngài gặp Canvariô khi thấy một vài sinh viên nhỏ lệ, có thể vì một thánh giá quá khứ hay hiện tại nào đó. Nhưng ngài cũng gặp cả Ngũ Tuần khi thấy các sinh viên thì thào lời kinh ưa chuộng của Cha Hesburgh, hợp cùng Đức Mẹ và các Tông Đồ xưa ở Phòng Trên Lầu, “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến!”
Nhưng trên hết, như gợi ý của Howard, ngài tới viếng hang đá: “Chính ở hang đá này, có một nét gì thật siêu việt, một dấu chỉ bên kia, một thì thào thánh thiện, nhắc ta nhớ rằng ta không phải chỉ là trí khôn và thân xác, mà còn là trái tim và linh hồn bất tử, được mời gọi không chỉ để sống mà còn để mạo hiểm trong tín trung, một mạo hiểm mời gọi ta ra khơi, đúng như thế, thậm chí còn bước đi trên nước nữa, hướng về Người, Con Thiên Chúa, Con Đức Maria; Đức Mẹ nhắc ta nhớ rằng Người có sẵn một kế hoạch cho ta… và ta chỉ thật hạnh phúc khi kế hoạch của ta đồng âm với kế hoạch của Người. Bí quyết của Notre Dame là đấy, không phải là một điều gì mà là một con người. Con người ấy chính là Đức Mẹ, Đấng đã cho Thiên Chúa một bản tính nhân loại, Đấng đang mời gọi ta cũng làm một việc như ngài, nhờ được trang bị điều ngài đem lại cho ta ở đây”.
Vũ Văn An5/21/2013
Có thể nói đó là chủ đề bài diễn văn tốt nghiệp niên khóa 2013 tại Đại Học Notre Dame của Đức HY Dolan, TGM New York, đọc vào ngày 20 tháng Năm vừa qua.
Điều nghịch thường là chủ đề đó không do ngài nghĩ ra, mà do một người Do Thái Giáo thuần thành, cựu sinh viên của trường gợi ý, trên một chuyến xe lửa từ New York tới Washington D.C. Ở trạm Philadelphia, một người đàn ông đáng kính, có râu, bước lên xe, đến ngồi cạnh Đức Hồng Y. Té ra, ông ta là một cựu sinh viên “cuồng nhiệt, nhìn chòng chọc vào mặt bạn, rất khó chịu của Notre Dame!”. Ông ta bắt đầu nói với một niềm tự hào rạng rỡ và biết ơn đối với Notre Dame. Cha mẹ Do Thái Giáo thuần thành của ông muốn ông theo học tại một đại học Công Giáo vì theo họ, “Giáo Hội vốn lập ra các đại học, và giáo dục người ta tốt hơn bất cứ ai khác”. Ông xác nhận với Đức Hồng Y rằng dù là một người Do Thái Giáo thuần thành, ông coi 4 năm tại Notre Dame, tại ngôi trường Đại Học Công Giáo này, là một hồng phúc khôn sánh. Khi Đức Hồng Y bảo ông ta rằng ngài tới đây để lãnh bằng tốt nghiệp (Đức HY được trao bằng tiến sĩ danh dự), ông ta càng rạng rỡ hơn nữa.
Ông ta cầm tay Đức Hồng Y, nhìn vào mắt ngài mà bảo: “Thưa cha, cha để tôi nói cho cha nghe bí quyết của Notre Dame. Không phải là thư viện, dù thư viện ấy thuộc loại nhất; không phải các giáo sư và giảng khóa, dù họ rất sáng chói; không phải trường sở, dù rất tuyệt vời, cũng không phải đội banh đá, dù đã đi vào dã sử. Không, bí quyết của Notre Dame là một con người, một con người mà người Do Thái giáo chúng tôi gọi là “Miriam”, và người Kitô giáo của cha gọi là Mary. Ngài ở đó… ngài nhìn xuống từ trên “vòm vàng”; và nếu cha thực sự muốn khám phá ra bí quyết của Notre Dame, thì cha hãy đi viếng cái hang người Công Giáo gọi là “Lộ Đức”. Có một điều gì ở đó… không, có một người nào ở đó… chúng ta gọi là Đức Bà, và ngài chính là bí quyết của trường đại học mang tên ngài”.
Tên ông là Howard, và Đức Hồng Y cám ơn ông vì đã giúp ngài ra khỏi thế bí khi nhận lời Cha Jenkins, viện trưởng, cả năm nay nhưng chưa tìm được đề tài cho buổi nói chuyện. Ngài hy vọng Howard có mặt tại buổi nói chuyện này như lời ông hứa.
Thế là Đức Hồng Y Dolan nói về Đức Bà, mà người Pháp gọi là Notre Dame, người Mỹ gọi là Our Lady… ta gọi bằng tên là Maria, Mẹ Chúa Giêsu, vào ngay cuối tuần có Ngày Của Mẹ, trong Tháng dành kính Mẹ, sau khi từ “Lộ Đức” thật trở về với 50 người bệnh thật.
Đức Hồng Y cho rằng Đức Mẹ là con người nhân bản quan trọng nhất xưa nay. Ngay lịch sử cũng đã phân chia thành “trước” và “sau” khi ngài sinh con trai đầu lòng. Ngài có mặt ở đó vào Lễ Giáng Sinh, vào ngày Sinh Nhật của Chúa; có mặt tại Cana, lúc Chúa làm phép lạ đầu tiên; có mặt dưới chân thánh giá; có mặt tại Lễ Ngũ Tuần…
Thánh Phaolô viết cho tín hữu Galát: “Lúc đến thời đã định, Thiên Chúa sai Con của Người đến, sinh bởi một người đàn bà…”;
Thánh Luca thì viết “Và trong khi ở Bêlem, Đức Maria hạ sinh con trai đầu lòng…”;
Thánh Gioan tường trình rằng: “Đức Maria nói với các gia nhân ở Cana: ‘hãy làm bất cứ điều gì Người bảo các anh…”;
Vị Môn Đệ Yêu Quí trên còn nhắc lại rằng “Gần thánh giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người”;
Trong Tông Đồ Công Vụ, thuật lại biến cố Hiện Xuống, Thánh Luca viết rằng “Các tông đồ liên lỉ cầu nguyện, cùng với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu…”.
Đức Bà … Đức Mẹ…
John Ruskin cho rằng “mọi thành tựu chói sáng và cao cả nhất của nghệ thuật, mọi giấc mơ, mọi tiến triển và mọi tiến bộ của nhân loại đều chỉ là ứng nghiệm lời cầu nguyện của người đàn bà Do Thái thấp hèn này, ‘Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả!’…”
Trong khi ấy, Thi Sĩ Wordsworth xưng tụng ngài là “người duy nhất nâng cao bản chất vấy bẩn của chúng ta”.
Thi sĩ Gerard Manley Hopkins ca ngợi: “Nâng cao mọi sự, nâng cỡ mọi sự, Maria cảm tình mọi sự…”. Đức Hồng Y cho hay: “Các bạn, lớp 2013, cũng thế, các bạn cảm thấy sự hiện diện mẫu thân của ngài đang ‘nâng cao, nâng cỡ, và có cảm tình’ các năm tháng diễm phúc sống trong khuôn viên đại học dưới tà áo ngài, và hẳn các bạn phải ca ngợi Cha Sorin cũng như nhóm linh mục và tu sĩ tiền phong của Hội Dòng Thánh Giá, 171 năm trước đây, đã đặt công trình hết sức tốt đẹp này dưới sự che chở của ngài”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y cho “các bạn đồng lớp 2013” của ngài hay: Đức Maria không phải chỉ là đấng che chở, ngài thực sự là mẫu mực của họ. Đấng họ gọi là Miriam, là Maria, là Đức Bà, là Đức Mẹ ấy đã khiêm cung, quên mình, quảng đại, và tin tưởng xiết bao trong việc đặt cuộc đời mình vào bàn tay Thiên Chúa, để cuộc đời mình diễn tiến theo kế hoạch của Người. Ngài cho Con Thiên Chúa một bản tính nhân loại; ngài cho Ngôi Lời Trường Cửu, Con Thiên Chúa, Ngôi Thứ Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, một thân xác. Ta gọi đó là Nhập Thể. Thiên Chúa trở thành một người trong chúng ta. “Và Ngôi Lời thành xác phàm, và cư ngụ giữa chúng ta”.
Nhập Thể
Giờ đây, khi họ hoàn tất các năm tháng học tập tại ngôi trường đại học danh tiếng dâng kính ngài này, hẳn họ cũng sẽ được Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrien hỏi cùng một câu hỏi như ngài đã hỏi Đức Maria rằng: “Bạn có chịu để Thiên Chúa lên xương thịt trong bạn hay không? Bạn có chịu cho Thiên Chúa một bản tính nhân loại hay không? Người có được tái sinh trong bạn hay không? Việc Nhập Thể có còn tiếp diễn trong và nhờ bạn hay không?”
Theo Đức Hồng Y, mọi sinh viên của trường đều tin rằng Ngôi Lời Thiên Chúa chắc chắn đã lên xương thịt tại khuôn viên đại học trong các năm tháng họ ở đấy rồi: trong lớp học, trong các giáo sư, trong bạn bè và trong các dự án phục vụ, trong lời cầu nguyện và các bí tích, trong những đêm không ngủ vì thi cử, trong hoài niệm và hứa hẹn.
Và bây giờ, đến lượt họ, họ phải để Thiên Chúa lên xương thịt ngay trong cuộc đời họ. Họ có thể thân thưa như Đức Maria rằng “xin làm cho tôi như lời ngài truyền” – Xin Vâng… hay họ cũng có thể nói theo kiểu thời thượng “forgetaboutit!” (quên chuyện ấy đi!).
Đức Mẹ thách thức họ trả lời Fiat! Xin Vâng! Vì dù sao trường đại học này cũng đã có trái tim Maria, vì trường này vốn đem lại cho ta Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người, và đã bám vào cả hai vị bằng tình yêu, lòng trung thành và dạ phục vụ.
Đức HY Dolan nhấn mạnh tới khía cạnh: “ở đây, tại Notre Dame này, ta không ráng trở nên như Harvard hay Oxford, nhưng như Bêlem, Nadarét, Cana, Canvariô, và Phòng Trên Lầu trong Lễ Ngũ Tuần… với Đức Maria, như là “Lời đã thành xác phàm” trong Đấng tự gọi mình là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Vì ở Notre Dame, mục tiêu của họ không phải chỉ là nghề nghiệp, mà còn là ơn gọi; không phải chỉ là bằng cấp, mà còn là làm môn đệ; không phải chỉ là những gì nhận được, mà còn là những gì cho đi; không phải chỉ là bây giờ, mà còn là vĩnh cửu; không phải chỉ “Tôi” mà còn là “Chúng Tôi”; không phải chỉ là thứ hạng mà còn là Tin Mừng nữa.
Đức Hồng Y bảo rằng: Người bạn mà ngài gặp trước đó 10 ngày, nay là đồng cựu sinh viên với ngài, chắc chắn sẽ vui khi thấy ngài tiếp nhận gợi ý của ông ta. Đi dạo trong đêm để khám phá ra bí quyết của Notre Dame, ngài gặp Bêlem khi thấy mẹ, thấy cha, thấy ông bà rạng rỡ vì những đứa con, đứa cháu của 20 năm trước, nay đỗ đạt thành tài. Ngài gặp Nadarét khi thấy các gia đình tụ họp dâng lời tạ ơn. Ngài gặp Cana khi thấy các sinh viên duyệt lại các phép mầu; ngài gặp Canvariô khi thấy một vài sinh viên nhỏ lệ, có thể vì một thánh giá quá khứ hay hiện tại nào đó. Nhưng ngài cũng gặp cả Ngũ Tuần khi thấy các sinh viên thì thào lời kinh ưa chuộng của Cha Hesburgh, hợp cùng Đức Mẹ và các Tông Đồ xưa ở Phòng Trên Lầu, “Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến!”
Nhưng trên hết, như gợi ý của Howard, ngài tới viếng hang đá: “Chính ở hang đá này, có một nét gì thật siêu việt, một dấu chỉ bên kia, một thì thào thánh thiện, nhắc ta nhớ rằng ta không phải chỉ là trí khôn và thân xác, mà còn là trái tim và linh hồn bất tử, được mời gọi không chỉ để sống mà còn để mạo hiểm trong tín trung, một mạo hiểm mời gọi ta ra khơi, đúng như thế, thậm chí còn bước đi trên nước nữa, hướng về Người, Con Thiên Chúa, Con Đức Maria; Đức Mẹ nhắc ta nhớ rằng Người có sẵn một kế hoạch cho ta… và ta chỉ thật hạnh phúc khi kế hoạch của ta đồng âm với kế hoạch của Người. Bí quyết của Notre Dame là đấy, không phải là một điều gì mà là một con người. Con người ấy chính là Đức Mẹ, Đấng đã cho Thiên Chúa một bản tính nhân loại, Đấng đang mời gọi ta cũng làm một việc như ngài, nhờ được trang bị điều ngài đem lại cho ta ở đây”.