Lễ Hiện Xuống: Khai mở những ''kênh truyền thông'' mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu An5/15/2013
Chúa Nhật tuần trước Lễ Thăng Thiên cũng là Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội. Giáo Hội khuyến khích người Công Giáo ở các quốc gia trên toàn cầu sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông và các hình thức thông tin khác để chia sẻ Tin Mừng cho tất cả mọi người nam nữ.
Sứ điệp Truyền thông năm nay nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là "cổng thông tin của sự thật và đức tin", và là "không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng".
Cuối năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên. Ngài mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
Kể từ bản tweet đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gởi vào ngày 12/12/2012, hơn 6 triệu người đã theo dõi.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục sáng kiến đó, sử dụng các mạng lưới xã hội. Hiện nay tài khoản @Pontifex đăng các bản tweet bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, La Tinh, Ba Lan và Ả Rập. Con số bản tweet do Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi đi gia tăng rất nhanh.
Đức Hồng Y Carlo Martini từng nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.
Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.
Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.
“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.
Tôi còn nhớ câu chuyện này.
Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:
-Anh chị em từ đâu đến?
-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.
-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?
-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.
- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.
- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.
-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công Giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”
-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.
-Một đài phát thanh GH Công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công Giáo. Thật là điều lạ!
-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần!
Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?
-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.
Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.
-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?
-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30 ,chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).
Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II có nói: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hy lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Môi trường này mang nơi mình ngôn ngữ thời đại, vì một thông điệp được phát đi từ nơi đây thường kèm theo hình ảnh và âm thanh. Điều này rất thuận lợi cho truyền thống của Kitô giáo, vốn mang rất nhiều yếu tố biểu tượng từ trong phụng vụ, kiến trúc nghệ thuật nơi các thánh đường, ảnh tượng thờ kính…Hơn nữa, Kitô giáo còn đi tiên phong trong các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc với mục đích diễn tả chân lý đức tin.
Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.
Giáo Hội luôn thao thức những vấn đề của thời đại mình đang sống. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo Hội hướng đến đại dương của “nền văn hóa mới” này. Có Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn, chúng ta trở nên những chứng nhân của Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến khắp muôn nước muôn dân.
Ở đâu có Thần Khí, ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống. Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An5/15/2013
Chúa Nhật tuần trước Lễ Thăng Thiên cũng là Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội. Giáo Hội khuyến khích người Công Giáo ở các quốc gia trên toàn cầu sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông và các hình thức thông tin khác để chia sẻ Tin Mừng cho tất cả mọi người nam nữ.
Sứ điệp Truyền thông năm nay nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là "cổng thông tin của sự thật và đức tin", và là "không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng".
Cuối năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên. Ngài mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
Kể từ bản tweet đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gởi vào ngày 12/12/2012, hơn 6 triệu người đã theo dõi.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục sáng kiến đó, sử dụng các mạng lưới xã hội. Hiện nay tài khoản @Pontifex đăng các bản tweet bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, La Tinh, Ba Lan và Ả Rập. Con số bản tweet do Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi đi gia tăng rất nhanh.
Đức Hồng Y Carlo Martini từng nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.
Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.
Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.
“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.
Tôi còn nhớ câu chuyện này.
Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:
-Anh chị em từ đâu đến?
-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.
-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?
-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.
- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.
- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.
-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công Giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”
-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.
-Một đài phát thanh GH Công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công Giáo. Thật là điều lạ!
-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần!
Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?
-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.
Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.
-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?
-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30 ,chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).
Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II có nói: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hy lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Môi trường này mang nơi mình ngôn ngữ thời đại, vì một thông điệp được phát đi từ nơi đây thường kèm theo hình ảnh và âm thanh. Điều này rất thuận lợi cho truyền thống của Kitô giáo, vốn mang rất nhiều yếu tố biểu tượng từ trong phụng vụ, kiến trúc nghệ thuật nơi các thánh đường, ảnh tượng thờ kính…Hơn nữa, Kitô giáo còn đi tiên phong trong các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc với mục đích diễn tả chân lý đức tin.
Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.
Giáo Hội luôn thao thức những vấn đề của thời đại mình đang sống. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo Hội hướng đến đại dương của “nền văn hóa mới” này. Có Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn, chúng ta trở nên những chứng nhân của Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến khắp muôn nước muôn dân.
Ở đâu có Thần Khí, ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống. Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.