Fatima và Phép Thánh Thể
Lm Nguyễn Hữu Thy 7/26/2012
Fatima và Phép Thánh Thể
Các tín hữu có lòng sùng kính Mẹ Maria thường phải đối mặt với những lời chỉ trích là qua sự sùng kính Mẹ Maria của họ, họ đã vô tình hay hữu ý hạ thấp và làm phai nhạt lòng tôn thờ Phép Thánh Thể, trọng tâm mọi sự thờ kính trong Giáo Hội. Nhưng dựa trên nền tảng và mục đích sự tôn sùng Mẹ Maria, thì sự chỉ trích này hoàn toàn không có cơ sở.
Tuy nhiên, người ta cũng không nên quên rằng, trong mỗi sự chống đối hay phê bình chỉ trích đều chứa đựng ít nhiều sự thật. Vì thế, để biết được việc sùng kính Mẹ Maria của chúng ta có đúng chỗ hay không, hay nói cách khác, liệu việc sùng kính Mẹ Maria có làm lu mờ và phai nhạt lòng tôn sùng Phép thánh Thể nơi chúng ta hay không, thì chúng ta cần chân thành tự vấn mình là liệu lòng sùng kính Mẹ Maria có giúp chúng ta tiến gần Chúa Giêsu hơn không? Trong điểm này, có lẽ chúng ta cần ý thức được đầy đủ hơn những gì Đức Thánh Cha Piô XI đã viết cho Đức Hồng Y Capotosi năm 1930, khi ngài đề cử Đức Hồng Y làm sứ thần đại diện ngài chủ tọa đại hội Thánh Thể tại Loreto: „Bởi vậy, quả là cả một sự khởi đầu đầy hạnh phúc và hy vọng, khi sự tôn sùng Mẹ Maria luôn luôn được liên kết chặt chẽ với lòng tôn thờ Bí tích Mình Thánh Thánh Chúa.“
Điều đó muốn khẳng định rằng, toàn diện sự sùng kính Mẹ Maria chỉ trung thực và chân chính khi được biểu lộ qua sự sùng kính Phép Thánh Thể. Vì thế, những ai mang hoa nến đến dâng lên bàn thờ kính Mẹ Maria mà lại xa lạ với Bàn Tiệc Thánh Thể, thì hoàn toàn chưa hiểu được bản chất sâu thẳm nhất của sự sùng kính Mẹ Maria cũng như nỗi niềm khao khát tha thiết của chính Mẹ Maria.
Nhưng đối với sứ điệp Fatima, đâu là mối tương quan giữa sứ điệp Fatima và Phép Thánh Thể? Ở đây, chúng ta có thể quả quyết rằng, trên khắp thế giới không có một trung tâm hành hương Đức Mẹ nào lại được liên kết một cách hết sức chặt chẽ với Phép Thánh Thể như ở Fatima. Ngay trong sự sửa soạn một năm trước đó cho biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn chiên, đã hoàn toàn được gắn liền với Phép Thánh Thể.
Thật vậy, vào cuối thánh 9 và vào đầu thánh 10 năm 1916, thánh Thiên Thần đã hiện ra ít là ba lần với ba trẻ thị nhận để xin các em cầu nguyện và hy sinh đền tội. Trong lần hiện ra thứ ba với các em, thánh Thiên thần đã cầm một chén thánh trong tay và các em nhìn thấy tấm Bánh Thánh đứng lơ lửng trên miệng chén thánh. Và từ tấm Bánh Thánh trắng tinh các em nhìn thấy từng giọt Máu Thánh nhỏ xuống chiếc chén thánh. Bỗng chốc thánh Thiên Thần bỏ chén thánh ra khỏi tay và chiếc chén thánh đứng lơ lửng một cách lạ lùng trong khoảng không. Đoạn thánh Thiên Thần quỳ gối xuống bên cạnh các em và thờ lạy Phép Thánh Thể và lặp đi lặp lại ba lần lời nguyện: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, con khiêm tốn sấp mình thờ lạy Chúa và dâng lên Chúa Mình và Máu rất châu báu, linh hồn và thiên tính của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, đang luôn hiện diện trong các Nhà Tạm trên khắp thế giới để đền bù cho tất cả mọi xỉ nhục mà thiên hạ hằng xúc phạm đến chính Người. Nhờ công nghiệp vô cùng của Trái Tim cực thánh Người và nhờ Trái Tim vẹn sạch Mẹ Maria, con khẩn cầu Chúa ban cho các kẻ có tội ơn ăn năn hối cải.“ Đoạn thánh Thiên Thần đứng dậy, cầm Mình Thánh Chúa và cho Lucia rước lễ. Tiếp đến, thánh Thiên Thần trao chén thánh cho Gia-xin-ta và Phanxicô rước Máu Thánh Chúa và nói: „Các em hãy nhận lấy Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã bị xúc phạm một cách khủng khiếp bởi những kẻ vong ơn bội nghĩa. Các em hãy đền bù phạt tạ cho tội lỗi của họ và an ủi Chúa.“ Và sau đó, thánh Thiên Thần lại quỳ gối một lần nữa và lặp lại bà lần lời nguyện như ngài đã làm trên: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh…“ và rồi biến đi.
Tất cả các điều đó muốn khẳng định rằng, qua thị kiến trên người ta không thể phủ nhận được sự thật này là: Mục đích của tất cả mọi lần Đức Mẹ hiện ra được biểu lộ một cách quá tỏ tường, đó là nhờ Mình và Máu Thánh rất châu báu Chúa Giêsu Kitô mà đền bù phạt tạ Thiên Chúa Ba Ngôi vì mọi tội lỗi của nhân loại.
Nhưng sứ điệp Fatima không chỉ được sửa soạn một cách huyền nhiệm bằng chứng tích hướng về Phép Thánh Thể như thế, mà cả thời hậu những biến cố Đức Mẹ hiện ra còn được liên kết chặt chẽ với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thật vậy, chính nhà thờ nơi Đức Mẹ hiện ra được xây dâng kính Mẹ Maria với tước hiệu „Đức Bà Bí Tích Cực Thánh“. Năm 1921, Thánh bộ Lễ Nghi đã ấn định hằng năm Lễ này được cử hành vào ngày 13 tháng 5. Và sự ấn định này không nhất thiết là nhằm kỷ niệm lần hiện ra thứ nhất của Đức Mẹ tại Fatima, và vì thế là một sự trùng hợp thật đáng ghi nhận. Phải chăng qua đó người ta nhận ra được sự an bài của Trời Cao là với những lần hiện ra của ngài, Mẹ Maria chỉ muốn đưa dẫn chúng ta tới cùng Chúa Giêsu, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể?
Dĩ nhiên, không chỉ vì do việc cử hành Lễ đặc biệt này mới giúp các tín hữu ý thức được sự tôn thờ Phép Thánh Thể, nhưng cũng như tại Lộ Đức và các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ trên khắp thế giới, tại Fatima người ta cũng lấy sự tôn sùng Phép Thánh Thể làm trọng tâm: ngày đêm Mình Thánh Chúa được long trọng đặt trên bàn thờ để các khách hành hương tới chầu, đặc biệt nhất là vào ngày 13 mỗi tháng. Ngay cả giữa đêm, trong Vương Cung Thánh Đường chan hòa ánh sáng, Mình Thánh được trưng bày trên bàn thờ chính giữa rừng hoa nến rực rỡ và các tín hữu vẫn kiên trì thay nhau canh thức qùy gối chầu và cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Và trong các thánh lễ mỗi buổi sáng, ai có thể đếm được hết hàng ngàn hàng vạn tín hữu sốt sắng đi lên rước Mình Thánh Chúa?
Nói tắt, Đức Kitô là trọng tâm của sứ điệp Fatima. Vâng, sự sùng kính Phép Thánh Thể là tâm điểm của mọi sinh hoạt phụng vụ ở Fatima: Mình Thánh Chúa được trưng bày ngày đêm liên tục trên bàn thờ để hàng trăm hàng ngàn các tín hữu khắp nơi trên thế giới tuôn kéo đến tỏ lòng sùng kính, phạt tạ và khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Trên danh nghĩa, người ta vẫn tự nhủ là đi hành hương Đức Mẹ khi người ta trên đường tiến về Fatima. Nhưng khi tới Fatima, người ta lại say sưa và sốt sắng chầu Mình Thánh Chúa hàng giờ đang được trưng bày trên bàn thờ. Đây chính là dấu chỉ minh chứng sự chân chính và xác thực của biến cố Đức Mẹ hiện ra, vì Chúa Giêsu là trọng tâm của mọi sự thờ kính tại đây, chứ không phải Mẹ Maria. Mẹ Maria chỉ là người dẫn đường cho ta tìm gặp được Chúa Giêsu, Con Mẹ: Per Mariam ad Jesum: Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, chỉ trong Người chúng ta mới tìm được ơn cứu rỗi cho chính mình, cho nhân loại và cho cả thế giới.
Các tín hữu có lòng sùng kính Mẹ Maria thường phải đối mặt với những lời chỉ trích là qua sự sùng kính Mẹ Maria của họ, họ đã vô tình hay hữu ý hạ thấp và làm phai nhạt lòng tôn thờ Phép Thánh Thể, trọng tâm mọi sự thờ kính trong Giáo Hội. Nhưng dựa trên nền tảng và mục đích sự tôn sùng Mẹ Maria, thì sự chỉ trích này hoàn toàn không có cơ sở.
Tuy nhiên, người ta cũng không nên quên rằng, trong mỗi sự chống đối hay phê bình chỉ trích đều chứa đựng ít nhiều sự thật. Vì thế, để biết được việc sùng kính Mẹ Maria của chúng ta có đúng chỗ hay không, hay nói cách khác, liệu việc sùng kính Mẹ Maria có làm lu mờ và phai nhạt lòng tôn sùng Phép thánh Thể nơi chúng ta hay không, thì chúng ta cần chân thành tự vấn mình là liệu lòng sùng kính Mẹ Maria có giúp chúng ta tiến gần Chúa Giêsu hơn không? Trong điểm này, có lẽ chúng ta cần ý thức được đầy đủ hơn những gì Đức Thánh Cha Piô XI đã viết cho Đức Hồng Y Capotosi năm 1930, khi ngài đề cử Đức Hồng Y làm sứ thần đại diện ngài chủ tọa đại hội Thánh Thể tại Loreto: „Bởi vậy, quả là cả một sự khởi đầu đầy hạnh phúc và hy vọng, khi sự tôn sùng Mẹ Maria luôn luôn được liên kết chặt chẽ với lòng tôn thờ Bí tích Mình Thánh Thánh Chúa.“
Điều đó muốn khẳng định rằng, toàn diện sự sùng kính Mẹ Maria chỉ trung thực và chân chính khi được biểu lộ qua sự sùng kính Phép Thánh Thể. Vì thế, những ai mang hoa nến đến dâng lên bàn thờ kính Mẹ Maria mà lại xa lạ với Bàn Tiệc Thánh Thể, thì hoàn toàn chưa hiểu được bản chất sâu thẳm nhất của sự sùng kính Mẹ Maria cũng như nỗi niềm khao khát tha thiết của chính Mẹ Maria.
Nhưng đối với sứ điệp Fatima, đâu là mối tương quan giữa sứ điệp Fatima và Phép Thánh Thể? Ở đây, chúng ta có thể quả quyết rằng, trên khắp thế giới không có một trung tâm hành hương Đức Mẹ nào lại được liên kết một cách hết sức chặt chẽ với Phép Thánh Thể như ở Fatima. Ngay trong sự sửa soạn một năm trước đó cho biến cố Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ chăn chiên, đã hoàn toàn được gắn liền với Phép Thánh Thể.
Thật vậy, vào cuối thánh 9 và vào đầu thánh 10 năm 1916, thánh Thiên Thần đã hiện ra ít là ba lần với ba trẻ thị nhận để xin các em cầu nguyện và hy sinh đền tội. Trong lần hiện ra thứ ba với các em, thánh Thiên thần đã cầm một chén thánh trong tay và các em nhìn thấy tấm Bánh Thánh đứng lơ lửng trên miệng chén thánh. Và từ tấm Bánh Thánh trắng tinh các em nhìn thấy từng giọt Máu Thánh nhỏ xuống chiếc chén thánh. Bỗng chốc thánh Thiên Thần bỏ chén thánh ra khỏi tay và chiếc chén thánh đứng lơ lửng một cách lạ lùng trong khoảng không. Đoạn thánh Thiên Thần quỳ gối xuống bên cạnh các em và thờ lạy Phép Thánh Thể và lặp đi lặp lại ba lần lời nguyện: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, con khiêm tốn sấp mình thờ lạy Chúa và dâng lên Chúa Mình và Máu rất châu báu, linh hồn và thiên tính của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, đang luôn hiện diện trong các Nhà Tạm trên khắp thế giới để đền bù cho tất cả mọi xỉ nhục mà thiên hạ hằng xúc phạm đến chính Người. Nhờ công nghiệp vô cùng của Trái Tim cực thánh Người và nhờ Trái Tim vẹn sạch Mẹ Maria, con khẩn cầu Chúa ban cho các kẻ có tội ơn ăn năn hối cải.“ Đoạn thánh Thiên Thần đứng dậy, cầm Mình Thánh Chúa và cho Lucia rước lễ. Tiếp đến, thánh Thiên Thần trao chén thánh cho Gia-xin-ta và Phanxicô rước Máu Thánh Chúa và nói: „Các em hãy nhận lấy Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã bị xúc phạm một cách khủng khiếp bởi những kẻ vong ơn bội nghĩa. Các em hãy đền bù phạt tạ cho tội lỗi của họ và an ủi Chúa.“ Và sau đó, thánh Thiên Thần lại quỳ gối một lần nữa và lặp lại bà lần lời nguyện như ngài đã làm trên: „Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi cực thánh…“ và rồi biến đi.
Tất cả các điều đó muốn khẳng định rằng, qua thị kiến trên người ta không thể phủ nhận được sự thật này là: Mục đích của tất cả mọi lần Đức Mẹ hiện ra được biểu lộ một cách quá tỏ tường, đó là nhờ Mình và Máu Thánh rất châu báu Chúa Giêsu Kitô mà đền bù phạt tạ Thiên Chúa Ba Ngôi vì mọi tội lỗi của nhân loại.
Nhưng sứ điệp Fatima không chỉ được sửa soạn một cách huyền nhiệm bằng chứng tích hướng về Phép Thánh Thể như thế, mà cả thời hậu những biến cố Đức Mẹ hiện ra còn được liên kết chặt chẽ với Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa. Thật vậy, chính nhà thờ nơi Đức Mẹ hiện ra được xây dâng kính Mẹ Maria với tước hiệu „Đức Bà Bí Tích Cực Thánh“. Năm 1921, Thánh bộ Lễ Nghi đã ấn định hằng năm Lễ này được cử hành vào ngày 13 tháng 5. Và sự ấn định này không nhất thiết là nhằm kỷ niệm lần hiện ra thứ nhất của Đức Mẹ tại Fatima, và vì thế là một sự trùng hợp thật đáng ghi nhận. Phải chăng qua đó người ta nhận ra được sự an bài của Trời Cao là với những lần hiện ra của ngài, Mẹ Maria chỉ muốn đưa dẫn chúng ta tới cùng Chúa Giêsu, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể?
Dĩ nhiên, không chỉ vì do việc cử hành Lễ đặc biệt này mới giúp các tín hữu ý thức được sự tôn thờ Phép Thánh Thể, nhưng cũng như tại Lộ Đức và các trung tâm hành hương kính Đức Mẹ trên khắp thế giới, tại Fatima người ta cũng lấy sự tôn sùng Phép Thánh Thể làm trọng tâm: ngày đêm Mình Thánh Chúa được long trọng đặt trên bàn thờ để các khách hành hương tới chầu, đặc biệt nhất là vào ngày 13 mỗi tháng. Ngay cả giữa đêm, trong Vương Cung Thánh Đường chan hòa ánh sáng, Mình Thánh được trưng bày trên bàn thờ chính giữa rừng hoa nến rực rỡ và các tín hữu vẫn kiên trì thay nhau canh thức qùy gối chầu và cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Và trong các thánh lễ mỗi buổi sáng, ai có thể đếm được hết hàng ngàn hàng vạn tín hữu sốt sắng đi lên rước Mình Thánh Chúa?
Nói tắt, Đức Kitô là trọng tâm của sứ điệp Fatima. Vâng, sự sùng kính Phép Thánh Thể là tâm điểm của mọi sinh hoạt phụng vụ ở Fatima: Mình Thánh Chúa được trưng bày ngày đêm liên tục trên bàn thờ để hàng trăm hàng ngàn các tín hữu khắp nơi trên thế giới tuôn kéo đến tỏ lòng sùng kính, phạt tạ và khẩn cầu cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Trên danh nghĩa, người ta vẫn tự nhủ là đi hành hương Đức Mẹ khi người ta trên đường tiến về Fatima. Nhưng khi tới Fatima, người ta lại say sưa và sốt sắng chầu Mình Thánh Chúa hàng giờ đang được trưng bày trên bàn thờ. Đây chính là dấu chỉ minh chứng sự chân chính và xác thực của biến cố Đức Mẹ hiện ra, vì Chúa Giêsu là trọng tâm của mọi sự thờ kính tại đây, chứ không phải Mẹ Maria. Mẹ Maria chỉ là người dẫn đường cho ta tìm gặp được Chúa Giêsu, Con Mẹ: Per Mariam ad Jesum: Nhờ Mẹ Maria đến cùng Chúa Giêsu, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, chỉ trong Người chúng ta mới tìm được ơn cứu rỗi cho chính mình, cho nhân loại và cho cả thế giới.