Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
J.B. Đặng Minh An dịch
10/Apr/2020
Lúc 6g chiều Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng sau đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
“Ta có kế hoạch cho phúc lợi của con chứ không phải cho những tai ương”
Bài thuyết giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Raniero Cantalamessa
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Thánh Grêgôriô Cả nói rằng Kinh Thánh “phát triển cùng với các độc giả của mình” cum legentibus crescit. [1] Kinh Thánh đưa ra những ý nghĩa luôn luôn mới tùy theo những câu hỏi mà mọi người có trong lòng khi đọc Kinh Thánh. Và năm nay, chúng ta đã đọc trình thuật Cuộc Thương Khó với một câu hỏi - đúng hơn là với một tiếng khóc - trong trái tim chúng ta đang nổi lên trên toàn trái đất. Chúng ta cần tìm kiếm câu trả lời mà Lời Chúa đưa ra.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe là lời tường thuật về một tội ác, khách quan mà nói, là thê thảm nhất đã phạm phải trên trái đất này. Chúng ta có thể nhìn nó từ hai góc độ khác nhau: từ phía trước hoặc từ phía sau, nghĩa là, từ nguyên nhân của nó hoặc từ tác động của nó. Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở những nguyên nhân lịch sử dẫn đến cái chết của Chúa Kitô, chúng ta bị nhầm lẫn và mọi người sẽ bị cám dỗ để nói, như Philatô đã làm, “Ta vô can trong vụ đổ máu người này” (Mt 27:24). Thập tự giá được hiểu rõ hơn khi chúng ta chú ý đến tác động của nó hơn là nguyên nhân của nó. Hãy tự hỏi những hệ lụy từ cái chết của Chúa Kitô là gì? Bởi vì khi đã được nên công chính nhờ đức tin, được làm lành và bình an với Thiên Chúa, chúng ta sẽ đầy lòng cậy trông được hưởng sự sống đời đời. (xem Rom 5: 1-5).
Có một hiệu ứng mà tình hình hiện tại có thể giúp chúng ta nắm bắt cách đặc biệt. Thập giá của Chúa Kitô đã thay đổi ý nghĩa của đau đớn và sự khổ đau của con người đối với mọi loại đau khổ, thể xác và đạo đức. Đau khổ không còn là hình phạt, hay một lời nguyền. Nó đã được cứu chuộc tận gốc khi Con Thiên Chúa tự mình gánh lấy khổ đau. Đâu là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy thức uống mà ai đó đưa cho bạn không có thuốc độc trong đó? Thưa: đó là khi người ấy uống cùng một ly trước khi bạn uống. Đây là những gì Thiên Chúa đã làm: trên thập giá, Ngài đã uống, trước toàn thế giới, chén đau đớn đến tận cùng cặn bã của nó. Đây là cách Ngài cho chúng ta thấy nó không có độc, nhưng có một viên ngọc ở dưới cùng của nó.
Và không chỉ nỗi đau của những người có niềm tin, mà là nỗi đau của mỗi con người. Chúa Giêsu đã chết cho tất cả mọi người. Ngài nói: “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Ngài kéo lên tất cả mọi người, chứ không chỉ một số! Thánh Gioan Phaolô II đã viết từ giường bệnh của mình, sau vụ mưu ám sát ngài, rằng “Chịu đau khổ có nghĩa là trở nên đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt mở ra cho hoạt động quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, được ban cho nhân loại trong Chúa Kitô.” [2] Nhờ thập giá Chúa Kitô, đau khổ, theo cách riêng của nó, cũng đã trở thành một loại ‘bí tích phổ quát của ơn cứu độ’ cho loài người.
Tất cả những điều này chiếu dõi ánh sáng nào trên tình huống bi thảm mà nhân loại đang trải qua vào lúc này? Ở đây cũng vậy, chúng ta cần xem xét các tác động nhiều hơn là nguyên nhân, và không chỉ những tác động tiêu cực mà chúng ta nghe thấy hàng ngày trong các báo cáo đau lòng mà còn cả những tác động tích cực, mà phải có sự quan sát cẩn thận hơn, chúng ta mới nắm bắt được.
Đại dịch coronavirus đã bất thình lình đưa chúng ta ra khỏi mối nguy lớn nhất mà các cá nhân và cả loài người luôn dễ bị rơi vào: đó là ảo tưởng về sự toàn năng của mình. Một giáo sĩ Do Thái đã viết rằng chúng ta có cơ hội để mừng lễ vượt qua rất đặc biệt trong năm nay, đó là cuộc vượt qua “từ tình trạng lưu vong của ý thức” [3]. Một loại virus, đơn thuần là thành phần nhỏ nhất và vô hình nhất trong tự nhiên, đã đủ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ là phàm nhân, rằng sức mạnh và công nghệ quân sự không đủ để cứu chúng ta. Như một Thánh vịnh trong Kinh Thánh nói: “Dù sống trong danh vọng, con người cũng không hiểu biết gì; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết.” (Tv 49:21). Điều đó thật chí lý dường nào!
Trong khi đang vẽ những bức bích họa trong Nhà thờ Thánh Phaolô ở Luân đôn, một lúc nào đó, danh họa James Thornhill đã rất phấn khích về bức bích họa của mình đến nỗi anh ta lùi lại để nhìn cho rõ hơn và không biết rằng anh ta sắp rơi xuống khỏi mép giàn giáo. Một người trợ lý kinh hoàng nhận ra rằng gào lên với anh ta trong lúc này chỉ là đẩy nhanh thêm thảm họa. Không suy nghĩ đến lần thứ hai, anh nhúng một cây cọ vào sơn và ném nó vào giữa bức bích họa. Người họa sư, kinh hoàng, lao về phía trước. Công việc của anh ta bị hủy hoại, nhưng anh đã được cứu.
Đôi khi Chúa làm điều này với chúng ta: Ngài phá vỡ các dự án của chúng ta và sự bình thản của chúng ta để cứu chúng ta khỏi vực thẳm mà chúng ta không thấy. Nhưng chúng ta cần cẩn thận để không bị lừa dối. Thiên Chúa không phải là người ném cây cọ vào bức bích họa lấp lánh của xã hội công nghệ chúng ta. Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, không phải là đồng minh của virus! Chính Người đã nói trong Kinh Thánh, “Ta có kế hoạch cho phúc lợi của con chứ không phải cho những tai ương” (Ger 29:11). Nếu những tai họa này là sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì sẽ không thể giải thích được tại sao cả người tốt lẫn kẻ xấu đều bị tấn công như nhau, và tại sao người nghèo thường lại phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất. Phải chăng họ tội lỗi nhiều hơn những người khác?
Đấng đã từng khóc trước cái chết của Ladarô, ngày hôm nay cũng khóc vì tai họa đã giáng xuống nhân loại. Vâng, Thiên Chúa “đau khổ”, như mọi người cha và mọi người mẹ. Khi chúng ta phát hiện ra điều này vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ xấu hổ về tất cả những lời buộc tội chúng ta đã gán cho Ngài trong cuộc sống. Thiên Chúa tham gia vào nỗi đau của chúng ta để vượt qua nó. Thánh Augustinô đã viết “Thiên Chúa nhân lành tột đỉnh sẽ không cho phép bất kỳ điều ác nào xảy ra trong các kỳ công của Ngài, trừ khi trong sự toàn năng và tốt lành của Người, Thiên Chúa có thể đưa ra điều tốt lành từ cái ác.” [4]
Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài để rút ra điều tốt đẹp từ đó? Không, không phải như thế, Ngài chỉ đơn thuần là cho phép tự do của con người diễn ra, tuy nhiên, Ngài làm cho nó phục vụ những mục đích của mình chứ không phải những mưu đồ của con người. Đây cũng là trường hợp đối với các thảm họa tự nhiên như động đất và dịch bệnh. Ngài không mang chúng đến. Ngài đã cho thiên nhiên một loại tự do, tất nhiên khác về phẩm chất so với tự do của con người, nhưng vẫn là một dạng tự do. Tự do phát triển theo những quy luật phát triển riêng của nó. Thiên Chúa đã không tạo ra một thế giới như một chiếc đồng hồ được lập trình, trong đó mọi chuyển động nhỏ nhất có thể dự đoán được. Một số người gọi tự do trong thiên nhiên là “tình cờ” nhưng Kinh Thánh gọi là “sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.
Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)
Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính.
Lời Chúa nói với chúng ta điều đầu tiên chúng ta nên làm vào những lúc như thế này là kêu lên với Chúa. Chính Chúa là Đấng đã đặt trên môi miệng của mọi người những lời kêu lên cùng Người, vào những thời điểm vang lên những lời than thở cay đắng đến mức hầu như là buộc tội: “Tỉnh thức mau! Tại sao lại ngủ, Chúa ơi? Dậy đi! Đừng khước từ chúng con mãi mãi! Hãy đứng dậy, giúp chúng con! Hãy cứu chúng con vì lòng thương xót Chúa” (Tv 44, 24, 27). “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? “ (Mc 4:38).
Phải chăng Thiên Chúa muốn được cầu xin rồi mới ban phát các ơn ích của Ngài cho chúng ta? Phải chăng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm cho Thiên Chúa thay đổi kế hoạch của Người? Không, không phải thế đâu, nhưng có những điều mà Thiên Chúa đã quyết định ban cho chúng ta như hoa trái từ ân sủng của Ngài, và cả từ lời cầu nguyện của chúng ta, gần như là Ngài muốn chia sẻ công nghiệp với các tạo vật của mình đối với các ơn ích nhận được. [6] Thiên Chúa là Đấng nhắc nhở chúng ta phải làm điều đó. Chúa Giêsu nói “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7: 7).
Khi dân Do Thái bị rắn độc cắn trong sa mạc, Thiên Chúa truyền cho ông Môisê treo một con rắn bằng đồng lên một cây cột, và bất cứ ai nhìn vào nó sẽ không chết. Chúa Giêsu áp dụng biểu tượng này lên chính Người khi Người nói với ông Nicôđêmô, “Như ông Môisê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3:14 -15). Tại thời điểm này, chúng ta cũng đã và đang bị một con “rắn” độc vô hình cắn. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Đấng đã được ‘nâng lên’ cho chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta hãy tôn thờ Ngài nhân danh chính chúng ta và cả loài người. Những ai nhìn vào Người với đức tin sẽ không chết. Và dẫu có chết đi, người ấy sẽ đi vào cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu đã tiên báo “Sau ba ngày, Thầy sẽ sống lại” (x Mt 27:63). Chúng ta cũng vậy, sau những ngày này, những ngày mà chúng ta hy vọng sẽ chóng qua, sẽ sống lại và ra khỏi ngôi mộ, là nhà chúng ta. Tuy nhiên, không phải để trở về cuộc sống cũ như Ladarô, mà là một cuộc sống mới, như Chúa Giêsu. Một cuộc sống huynh đệ hơn, nhân bản hơn, và Kitô giáo hơn!
[1] Moralia in Job, XX, 1.
[2] John Paul II, Salvifici doloris [On the Meaning of Human Suffering], n. 23.
[3] https://blogs.timesofisrael.com/coronavirus-a-spiritual-message-from-brooklyn (Yaakov Yitzhak Biderman).
[4] x St. Augustine, Enchiridion 11, 3; PL 40, 236.
[5] Giovanni Pascoli, “I due fanciulli” [“The Two Children”].
[6] See St. Thomas Aquinas, Summa Theologicae, II-IIae, q. 83, a. 2.
Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, dòng Phanxicô Capuchin, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng đã trình bày bài giảng sau đây.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
“Ta có kế hoạch cho phúc lợi của con chứ không phải cho những tai ương”
Bài thuyết giảng Thứ Sáu Tuần Thánh 2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Raniero Cantalamessa
Bản dịch Việt ngữ: J.B. Đặng Minh An
Thánh Grêgôriô Cả nói rằng Kinh Thánh “phát triển cùng với các độc giả của mình” cum legentibus crescit. [1] Kinh Thánh đưa ra những ý nghĩa luôn luôn mới tùy theo những câu hỏi mà mọi người có trong lòng khi đọc Kinh Thánh. Và năm nay, chúng ta đã đọc trình thuật Cuộc Thương Khó với một câu hỏi - đúng hơn là với một tiếng khóc - trong trái tim chúng ta đang nổi lên trên toàn trái đất. Chúng ta cần tìm kiếm câu trả lời mà Lời Chúa đưa ra.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe là lời tường thuật về một tội ác, khách quan mà nói, là thê thảm nhất đã phạm phải trên trái đất này. Chúng ta có thể nhìn nó từ hai góc độ khác nhau: từ phía trước hoặc từ phía sau, nghĩa là, từ nguyên nhân của nó hoặc từ tác động của nó. Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở những nguyên nhân lịch sử dẫn đến cái chết của Chúa Kitô, chúng ta bị nhầm lẫn và mọi người sẽ bị cám dỗ để nói, như Philatô đã làm, “Ta vô can trong vụ đổ máu người này” (Mt 27:24). Thập tự giá được hiểu rõ hơn khi chúng ta chú ý đến tác động của nó hơn là nguyên nhân của nó. Hãy tự hỏi những hệ lụy từ cái chết của Chúa Kitô là gì? Bởi vì khi đã được nên công chính nhờ đức tin, được làm lành và bình an với Thiên Chúa, chúng ta sẽ đầy lòng cậy trông được hưởng sự sống đời đời. (xem Rom 5: 1-5).
Có một hiệu ứng mà tình hình hiện tại có thể giúp chúng ta nắm bắt cách đặc biệt. Thập giá của Chúa Kitô đã thay đổi ý nghĩa của đau đớn và sự khổ đau của con người đối với mọi loại đau khổ, thể xác và đạo đức. Đau khổ không còn là hình phạt, hay một lời nguyền. Nó đã được cứu chuộc tận gốc khi Con Thiên Chúa tự mình gánh lấy khổ đau. Đâu là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy thức uống mà ai đó đưa cho bạn không có thuốc độc trong đó? Thưa: đó là khi người ấy uống cùng một ly trước khi bạn uống. Đây là những gì Thiên Chúa đã làm: trên thập giá, Ngài đã uống, trước toàn thế giới, chén đau đớn đến tận cùng cặn bã của nó. Đây là cách Ngài cho chúng ta thấy nó không có độc, nhưng có một viên ngọc ở dưới cùng của nó.
Và không chỉ nỗi đau của những người có niềm tin, mà là nỗi đau của mỗi con người. Chúa Giêsu đã chết cho tất cả mọi người. Ngài nói: “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Ngài kéo lên tất cả mọi người, chứ không chỉ một số! Thánh Gioan Phaolô II đã viết từ giường bệnh của mình, sau vụ mưu ám sát ngài, rằng “Chịu đau khổ có nghĩa là trở nên đặc biệt nhạy cảm, đặc biệt mở ra cho hoạt động quyền năng cứu độ của Thiên Chúa, được ban cho nhân loại trong Chúa Kitô.” [2] Nhờ thập giá Chúa Kitô, đau khổ, theo cách riêng của nó, cũng đã trở thành một loại ‘bí tích phổ quát của ơn cứu độ’ cho loài người.
Tất cả những điều này chiếu dõi ánh sáng nào trên tình huống bi thảm mà nhân loại đang trải qua vào lúc này? Ở đây cũng vậy, chúng ta cần xem xét các tác động nhiều hơn là nguyên nhân, và không chỉ những tác động tiêu cực mà chúng ta nghe thấy hàng ngày trong các báo cáo đau lòng mà còn cả những tác động tích cực, mà phải có sự quan sát cẩn thận hơn, chúng ta mới nắm bắt được.
Đại dịch coronavirus đã bất thình lình đưa chúng ta ra khỏi mối nguy lớn nhất mà các cá nhân và cả loài người luôn dễ bị rơi vào: đó là ảo tưởng về sự toàn năng của mình. Một giáo sĩ Do Thái đã viết rằng chúng ta có cơ hội để mừng lễ vượt qua rất đặc biệt trong năm nay, đó là cuộc vượt qua “từ tình trạng lưu vong của ý thức” [3]. Một loại virus, đơn thuần là thành phần nhỏ nhất và vô hình nhất trong tự nhiên, đã đủ để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta chỉ là phàm nhân, rằng sức mạnh và công nghệ quân sự không đủ để cứu chúng ta. Như một Thánh vịnh trong Kinh Thánh nói: “Dù sống trong danh vọng, con người cũng không hiểu biết gì; thật nó chẳng khác chi con vật một ngày kia phải chết.” (Tv 49:21). Điều đó thật chí lý dường nào!
Trong khi đang vẽ những bức bích họa trong Nhà thờ Thánh Phaolô ở Luân đôn, một lúc nào đó, danh họa James Thornhill đã rất phấn khích về bức bích họa của mình đến nỗi anh ta lùi lại để nhìn cho rõ hơn và không biết rằng anh ta sắp rơi xuống khỏi mép giàn giáo. Một người trợ lý kinh hoàng nhận ra rằng gào lên với anh ta trong lúc này chỉ là đẩy nhanh thêm thảm họa. Không suy nghĩ đến lần thứ hai, anh nhúng một cây cọ vào sơn và ném nó vào giữa bức bích họa. Người họa sư, kinh hoàng, lao về phía trước. Công việc của anh ta bị hủy hoại, nhưng anh đã được cứu.
Đôi khi Chúa làm điều này với chúng ta: Ngài phá vỡ các dự án của chúng ta và sự bình thản của chúng ta để cứu chúng ta khỏi vực thẳm mà chúng ta không thấy. Nhưng chúng ta cần cẩn thận để không bị lừa dối. Thiên Chúa không phải là người ném cây cọ vào bức bích họa lấp lánh của xã hội công nghệ chúng ta. Thiên Chúa là đồng minh của chúng ta, không phải là đồng minh của virus! Chính Người đã nói trong Kinh Thánh, “Ta có kế hoạch cho phúc lợi của con chứ không phải cho những tai ương” (Ger 29:11). Nếu những tai họa này là sự trừng phạt của Thiên Chúa, thì sẽ không thể giải thích được tại sao cả người tốt lẫn kẻ xấu đều bị tấn công như nhau, và tại sao người nghèo thường lại phải gánh chịu những hậu quả tồi tệ nhất. Phải chăng họ tội lỗi nhiều hơn những người khác?
Đấng đã từng khóc trước cái chết của Ladarô, ngày hôm nay cũng khóc vì tai họa đã giáng xuống nhân loại. Vâng, Thiên Chúa “đau khổ”, như mọi người cha và mọi người mẹ. Khi chúng ta phát hiện ra điều này vào một ngày nào đó, chúng ta sẽ xấu hổ về tất cả những lời buộc tội chúng ta đã gán cho Ngài trong cuộc sống. Thiên Chúa tham gia vào nỗi đau của chúng ta để vượt qua nó. Thánh Augustinô đã viết “Thiên Chúa nhân lành tột đỉnh sẽ không cho phép bất kỳ điều ác nào xảy ra trong các kỳ công của Ngài, trừ khi trong sự toàn năng và tốt lành của Người, Thiên Chúa có thể đưa ra điều tốt lành từ cái ác.” [4]
Phải chăng Chúa Cha có lẽ đã mong muốn cái chết của Con Ngài để rút ra điều tốt đẹp từ đó? Không, không phải như thế, Ngài chỉ đơn thuần là cho phép tự do của con người diễn ra, tuy nhiên, Ngài làm cho nó phục vụ những mục đích của mình chứ không phải những mưu đồ của con người. Đây cũng là trường hợp đối với các thảm họa tự nhiên như động đất và dịch bệnh. Ngài không mang chúng đến. Ngài đã cho thiên nhiên một loại tự do, tất nhiên khác về phẩm chất so với tự do của con người, nhưng vẫn là một dạng tự do. Tự do phát triển theo những quy luật phát triển riêng của nó. Thiên Chúa đã không tạo ra một thế giới như một chiếc đồng hồ được lập trình, trong đó mọi chuyển động nhỏ nhất có thể dự đoán được. Một số người gọi tự do trong thiên nhiên là “tình cờ” nhưng Kinh Thánh gọi là “sự khôn ngoan của Thiên Chúa”.
Thành quả tích cực khác của cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay là cảm giác liên đới. Trong ký ức của nhân loại, có khi nào người dân của tất cả các quốc gia lại cảm thấy mình rất đoàn kết, rất bình đẳng, ít xung đột hơn vào thời điểm đau đớn này không? Chưa bao giờ, như bây giờ, chúng ta cảm nhận được những sự thật trong những lời này của một trong những nhà thơ vĩ đại của chúng ta: “Hãy làm hòa với nhau, hỡi các dân tộc! Trái đất đang phủ phục trước một mầu nhiệm quá sâu xa”. [5] Chúng ta đã quên đi việc xây dựng các bức tường. Virus không biết biên giới là gì. Ngay lập tức, nó đã phá vỡ mọi rào cản và sự phân biệt chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, sự giàu có và quyền lực. Khi thời điểm này qua đi, chúng ta không nên trở lại thời điểm trước đó. Như Đức Thánh Cha đã khuyên bảo, chúng ta không nên lãng phí cơ hội này. Chúng ta đừng cho phép quá nhiều đau đớn, rất nhiều cái chết, và rất nhiều sự tham gia anh hùng từ phía các nhân viên y tế trở nên vô ích. Quay trở lại với cách thức mọi thứ đã diễn ra trong quá khứ là một sự “suy thoái” mà chúng ta nên âu lo nhất.
Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày,
rèn giáo mác nên liềm nên hái.
Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau,
và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến. (Is 2: 4)
Đây là thời điểm để đưa vào thực hành những lời của tiên tri Isaia mà nhân loại đã trông mong từ lâu sự ứng nghiệm của những lời này. Chúng ta hãy nói “Đủ rồi!” đối với cuộc chạy đua vũ trang bi thảm. Hãy nói điều đó với tất cả khả năng của các bạn, những người trẻ tuổi, bởi vì trên hết, số phận của các bạn đang bị đe dọa. Chúng ta hãy dành những nguồn lực đang được chi ra một cách vô giới hạn cho vũ khí vào các mục tiêu mà chúng ta thấy là cần thiết và cấp bách nhất: đó là sức khỏe, vệ sinh, thực phẩm, cuộc chiến chống đói nghèo, chăm sóc thiên nhiên. Chúng ta hãy để lại cho thế hệ tiếp theo một thế giới nghèo hơn về hàng hóa và tiền bạc, nếu cần, nhưng giàu hơn về nhân tính.
Lời Chúa nói với chúng ta điều đầu tiên chúng ta nên làm vào những lúc như thế này là kêu lên với Chúa. Chính Chúa là Đấng đã đặt trên môi miệng của mọi người những lời kêu lên cùng Người, vào những thời điểm vang lên những lời than thở cay đắng đến mức hầu như là buộc tội: “Tỉnh thức mau! Tại sao lại ngủ, Chúa ơi? Dậy đi! Đừng khước từ chúng con mãi mãi! Hãy đứng dậy, giúp chúng con! Hãy cứu chúng con vì lòng thương xót Chúa” (Tv 44, 24, 27). “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? “ (Mc 4:38).
Phải chăng Thiên Chúa muốn được cầu xin rồi mới ban phát các ơn ích của Ngài cho chúng ta? Phải chăng lời cầu nguyện của chúng ta có thể làm cho Thiên Chúa thay đổi kế hoạch của Người? Không, không phải thế đâu, nhưng có những điều mà Thiên Chúa đã quyết định ban cho chúng ta như hoa trái từ ân sủng của Ngài, và cả từ lời cầu nguyện của chúng ta, gần như là Ngài muốn chia sẻ công nghiệp với các tạo vật của mình đối với các ơn ích nhận được. [6] Thiên Chúa là Đấng nhắc nhở chúng ta phải làm điều đó. Chúa Giêsu nói “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7: 7).
Khi dân Do Thái bị rắn độc cắn trong sa mạc, Thiên Chúa truyền cho ông Môisê treo một con rắn bằng đồng lên một cây cột, và bất cứ ai nhìn vào nó sẽ không chết. Chúa Giêsu áp dụng biểu tượng này lên chính Người khi Người nói với ông Nicôđêmô, “Như ông Môisê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3:14 -15). Tại thời điểm này, chúng ta cũng đã và đang bị một con “rắn” độc vô hình cắn. Chúng ta hãy dán mắt nhìn vào Đấng đã được ‘nâng lên’ cho chúng ta trên thập tự giá. Chúng ta hãy tôn thờ Ngài nhân danh chính chúng ta và cả loài người. Những ai nhìn vào Người với đức tin sẽ không chết. Và dẫu có chết đi, người ấy sẽ đi vào cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu đã tiên báo “Sau ba ngày, Thầy sẽ sống lại” (x Mt 27:63). Chúng ta cũng vậy, sau những ngày này, những ngày mà chúng ta hy vọng sẽ chóng qua, sẽ sống lại và ra khỏi ngôi mộ, là nhà chúng ta. Tuy nhiên, không phải để trở về cuộc sống cũ như Ladarô, mà là một cuộc sống mới, như Chúa Giêsu. Một cuộc sống huynh đệ hơn, nhân bản hơn, và Kitô giáo hơn!
[1] Moralia in Job, XX, 1.
[2] John Paul II, Salvifici doloris [On the Meaning of Human Suffering], n. 23.
[3] https://blogs.timesofisrael.com/coronavirus-a-spiritual-message-from-brooklyn (Yaakov Yitzhak Biderman).
[4] x St. Augustine, Enchiridion 11, 3; PL 40, 236.
[5] Giovanni Pascoli, “I due fanciulli” [“The Two Children”].
[6] See St. Thomas Aquinas, Summa Theologicae, II-IIae, q. 83, a. 2.