Chúa Nhật XI - Thường Niên - Năm B |
CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH |
Chú giải mục vụ của Jacques Hervieux |
Dụ ngôn hạt giống tự triển nở một mình
(4, 26-29)
Trình thuật này đơn sơ và rõ ràng: Đây
là cách hành văn riêng của Maccô. Maccô khởi đầu bằng câu: “Chúa Giêsu
nói” mà chẳng cần lưu tâm đến việc Ngài nói cho ai. Người ta có thể giả
thuyết lần này không phải Chúa Giêsu nói cho nhóm thân hữu của Ngài như
lần vừa rồi mà là nói với toàn đám đông đi theo Ngài. Đoạn cuối chương
nói về các dụ ngôn sẽ cho thấy được điều suy đoán này (4, 33).
Trước hết, rõ ràng là hình ảnh dụ ngôn
này là liên quan đến Nước Thiên Chúa (c. 26a). nước Thiên Chúa được
thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống,
hạt này sinh thành cây rồi thành bông lúa (c. 26b-28). Vậy thì thính giả
phải chú ý đến điều gì ở đây? Rõ ràng là phải lưu ý đến quyền năng mầu
nhiệm không gì chống lại được của Thiên Chúa. Quyền năng này có thể làm
phát sinh và tăng trưởng Vương Quốc Ngài mà chẳng cần loài người tham
gia đóng góp gì vào đó cả.
Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giúp
cử tọa Ngài nhờ đó thoát ra được các tình cảnh khó khăn. Chắc chắn Maccô
rất sung sướng khi đặt ra trước mắt các độc giả của ông sự đảm bảo là tổ
chức sẽ dẫn đưa Vương Quốc Ngài đến chung cục tốt đẹp qua hành vi phù
trợ liên tục, tuy âm thầm, nhưng hiệu quả. Giáo Hội Rôma được Maccô soạn
thảo cho cuốn Tin Mừng này, lúc bấy giờ đang sống trong những ngày thử
thách, hình như Thiên Chúa vắng mặt ở chốn trần gian này. Vì thế, thật
an ủi biết bao khi biết Ngài vẫn đang hoạt động! Dụ ngôn hạt giống mọc
lên một mình được hoàn tất ở câu kêu gọi mùa gặt (c. 29). Dù loài người
có hành động xấu tốt thế nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành theo
đuổi ý định của Ngài đến cùng, đó là sẽ thu hoạch hạt gieo. Thật hy vọng
lớn biết bao cho những ai được trông thấy mùa gặt chín!
Dụ ngôn hạt cải (4,30-32)
Chúa Giêsu vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ
tượng hình để giảng dạy (c. 30). Đây là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ
ngôn về Nước Thiên Chúa. Giống như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được
rút ra từ đời sống thôn dã. Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn. Hạt
cải bé xíu trở thành một cây lớn oai phong (c. 31-32a). Làm sao có thể
đo được khoảng cách hạt cải bé xíu và cái cây to lớn mà nó phát sinh ra?
Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịc lý tương tự như thế đó. Chớ
vội thấy bước khởi đầu bé xíu mà lầm! Rồi nó sẽ gặt hái được thành công
dị tiết khác thường đập mạnh vào trí tưởng tượng. Ở đây cái khác thường
đó là sự to lớn bất ngờ của cây cải (c. 32b). hình ảnh thân cây hùng vĩ,
có thể làm nơi trú ngụ Ngài cho vô số chim trời, là hình ảnh thuộc về
Kinh Thánh. Người ta găp thấy hình ảnh này nơi tiên tri Daniel (4,7-9),
ở đây Nước Thiên Chúa đã được đảm bảo sẽ gặt hái thành công mang chiều
kích vũ hoàn.
Trong ánh mắt của Maccô, dụ ngôn hạt cải
chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời nhất về bí mật Đấng Mêsia. Cho đến giờ
này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị xét đoán là vô nghĩa và Vươn Quốc
Thiên Chúa vận chỉ là một thực tế khiêm tốn. Dầu vậy, các dân ngoại đang
nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của Vương Quốc ấy, như các Kitô hữu ở
Rôma đã kinh nghiệm được điều này. Dù yếu đuối, Giáo Hội sơ khai vẫn ý
thức được mình đang tham dự vào thành công của một công trình đã sẵn
tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt đến toàn vũ
truyện vào cuối giai đọan phát triển của nó.
Kết luận về bài diễn từ bằng dụ ngôn
(4,33-34)
Năm dụ ngôn Maccô sưu tập vừa rồi không
phải là năm dụ ngôn duy nhất Chúa Giêsu dùng (c. 33a). chắc chắn Ngài đã
kể ra rất nhiều câu chuyện bằng hình ảnh thuộc loại này. Maccô nhắc rõ
là lối giảng dạy này hoàn toàn thích hợp với đám cử tọa bình dân. Hẳn là
đám đông có khả năng nắm bắt được điều cốt lõi. Tuy nhiên Maccô nhấn
mạnh là Chúa Giêsu chỉ loan báo Tin Mừng cho họ bằng hình thức dụ ngôn
trong mức độ họ có thể hiểu được (c. 33b). Như thế Maccô lại trở về với
điều mà ông cố gắng giải thích, liên quan đến thời đại ông (ở chương
4,11-12) đó là một số đông người Do Thái không đón nhận Tin Mừng. Mặc dù
mang mục đích làm cho quảng đại quần chúng hiểu được chủ ý, các dụ ngôn
vẫn là những chuyện “khó hiểu” đối với phần lớn dân Chúa chọn.
Và Maccô đã kết luận “bài diễn từ” về
chương bốn này trong tinh thần trung thành với quan niệm của ông về bí
mật Đấng Mêsia. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn nói với đám đông, nhừng Ngài
phải dẫn các môn đệ riêng ra để giải thích cho họ về các dụ ngôn ấy (c.
34). Đối với Maccô, như người ta biết, mầu nhiệm về Chúa Giêsu (tức thân
thế và sứ vụ Ngài) vẫn không thể đến được với “người người ngoài”
(4,11). Để vào được mầu nhiệm này, cần phải tin và hơn nữa, cần phải
bước theo Chúa Giêsu trên con đường (rất não nề!) dẫn đến cuộc tử nạn và
phục sinh của Ngài. Chỉ các biến cố này mới có thể giúp chúng ta, nhờ
đức tin, đạt đến được bản tính và sứ mệnh đích thực của Đấng Mêsia.
|