„Regina familiae - Nữ vương các gia đình.“
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long4/29/2017Mỗi khi, nhất là trong tháng Năm, tháng hoa kính Đức mẹ Maria, người tín hữu Công gíao đọc kinh cầu Đức Bà, có câu ca ngợi cầu xin:“ Nữ vương các gia đình.“
Hình ảnh gia đình con người xưa nay có cha, mẹ và các người con. Đây là tế bào căn bản của xã hội con người.
Từ tế bào căn bản này, sự sống con người triển nở từ thế hệ này truyền sang thế hệ nối tiếp trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Đấng tạo Hóa, Đấng là nguồn sự sống.
Không có yếu tố mầm sự sống - của người đàn ông (người cha) phối hợp với yếu tố trứng tế bào- nơi người phụ nữ ( người mẹ), không nảy sinh ra sự sống thứ ba là người con được.
Từ tế bào căn bản xã hội này, nền văn hóa, tập tục nếp sống tinh thần đạo gíao được thành hình gầy dựng, được duy trì phát triển, tạo nên mối dây tình liên đới giữa con người với nhau từ trong gia đình thu hẹp lan rộng ra ngoài xã hội bên ngoài.
Từ tế bào xã hội căn bản này, con người được yêu thương cùng học hỏi có kinh nghiệm nhận ra thế nào là tình yêu thương, cùng gía trị của sự sống nơi thiên nhiên.
Đây là định luật thiên nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã khắc ghi trong công trình sáng tạo thiên nhiên. Cho dù xưa nay, với trình độ phát triển của khoa học, triết học văn chương đã và đang có những lý thuyết, thử nghiệm mong muốn để cấu tạo ra sự sống ngoài quy luật thiên nhiên này, nhưng vẫn không vượt qua khỏi biên giới của định luật thiên nhiên. Nên không đạt kết qủa thành công được.
Sự sống trong thiên nhiên là món qùa qúy báu của Trời cao ban cho nhân loại. Con người nhận được sự sống, cùng được hưởng dùng sự sống. Và họ có trách nhiệm qúy trọng, bảo vệ gìn giử sự sống.
Trách nhiệm qúy trọng bảo vệ gìn giữ món qùa sự sống không chỉ quy hướng vào sự sống cây cỏ, thảo mộc cùng thú động vật sinh sống trong rừng núi, hay nuôi ở nhà. Nhưng còn phải kính trọng, bảo vệ, gìn giữ sự sống của chính con người nữa. Vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa sinh thành nuôi dưỡng con người. ( St 1,27).
Người ta ngạc nhiên bỡ ngỡ về sự sống con người, và cũng có hoài nghì về nó, nên có thắc mắc nêu ra: sự sống con người thành hình khởi sự từ lúc nào ?
Có nhiều bàn thảo liên quan đến luân lý đạo đức về thắc mắc này. Nói đến sự sống con người là chạm tới biên giới việc bí ẩn mầu nhiệm linh thiêng. Nên Giáo huấn của đạo giáo luôn được lấy làm căn bản chỉ hướng cho những suy nghĩ bàn luận.
Ngày xưa thời vào Trung Cổ, Thánh Toma thành Aquino dựa theo triết học Hy Lạp của Aristoteles cho rằng bào thai tạo thành người là con trai kéo dài 40 ngày, và bào thai thành con gái kéo dài 80 ngày.
Theo Do Thái giáo , sau khi hai yếu tố Mầm sự sống nơi người cha và Trứng tế bào nơi người mẹ phối hợp với nhau kéo dài 40 ngày tạo thành bào thai giai đoạn khởi đầu
„ Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy;
mọi ngày đời được dành sẵn cho con
đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,
trước khi ngày đầu của đời con khởi sự. ( Tv 139,16)
Theo suy tư tin tưởng của Do Thái giáo ba nhân tố tham dự vào sự thành hình sự sống một con người: Thiên Chúa, người cha và người mẹ.
Mầm sự sống ( tinh trùng) mầu trắng từ nơi người cha tạo thành xương , móng tay, móng chân, trí óc.
Từ Trứng tế bào mầu hồng nơi người mẹ kết thành da, thịt, máu.
Thiên Chúa phú thác vào cho con người tinh thần, sự sống, thính giác nghe được, thị gíac nhìn, sự hiểu biết và sự khôn ngoan.
Thiên Chúa ấn định về giới tính nam hay nữ, mạnh mẽ hay yếu. Nhưng sự phát triển về tính tình của một người sau này trở nên người tốt hay người hung dữ nằm trong tay của chính con người.
Hội Thánh Công Giáo xưa nay, dù tôn trọng những suy luận khác biệt về thành hình sự sống thân xác hình hài con người, nhưng luôn đứng bảo vệ sự sống thân xác hình hài con người. Nên Hội Thánh khẳng định: ngay từ giây phút đầu tiên khi hai yếu tố - Mầm sống và Trứng tế bào - của người cha và người mẹ phối hợp với nhau, đã đang phát triển thành sự sống thân xác hình hài một con người rồi.
Vì thế không chấp nhận việc hủy hoại sự sống con người là bào thai trong cung lòng người mẹ, cho dù ở vào giai đoạn khởi đầu hay sau đó.
Nữ vương các gia đình - Cầu cho chúng con!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Nguồn: http://www.vietcatholic.net/News/Html/221304.htm