Chúa Nhật V Phục Sinh
Trước khi rời khỏi thế gian này để về cùng Chúa Cha. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến".
Trang Tin Mừng ngày hôm nay viết về ngày thứ Năm Tuần Thánh vào cuối bữa ăn sau cùng của Đức Giêsu. Quả thật bầu khí của nhóm các môn đệ thật bi thương: Đức Giêsu vừa loan báo sự phải bội của Giuđa và y đã đi ra khỏi căn phòng vào đêm tối bên ngoài (Ga 13,21-30); rồi Đức Giêsu bảo rằng Người sẽ ra đi và nơi Người đi, các bạn hữu Người không thể theo được (Ga 13,31-36). Sau cùng, đầy nỗi lo sợ, Đức Giêsu báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Người "ba lần" trong đêm hôm ấy trước khi gà gáy (Ga13,37-38). Như thế, người ta biết được sự xao xuyến kinh hoàng đang xiết chặt mọi tâm hồn và tư tưởng các môn đệ. Trong đời sống của chúng ta cũng thế có chăng giờ phút sự sợ hãi kinh hoàng ập xuống trên chúng ta. Một tương lai bấp bênh, một thiệt hại không vượt qua được, những suy sụp của tuổi già, một căn bệnh không thể chữa khỏi Và còn có những sợ hãi tập thể: sự thất nghiệp. Bao lực, nạn nhân mãn, nạn đói, sự ô nhiễm môi trường những nguy cơ của nguyên tử. Và trong bối cảnh khủng hoảng ấy, những câu hỏi nghiêm trọng mà mọi tín hữu chân chính phải đặt ra: Những giá trị cao cả của con người chẳng phải đang bị xoá nhòa đó sao? Nhân loại ngày mai sẽ tin vào điều gì? Và một ngọn gió hoảng sợ cũng xâm chiếm những tín hữu mạnh mẽ nhất và người ta lẩm bẩm rằng trong Giáo Hội cũng không có gì là ổn cả.
Chính trong bối cảnh nhân loại như thế mà tính lạc quan không gì thắng nỗi của Đức Giêsu bùng lên như một ngọn lửa nồng nàn, cháy sáng trong đêm tối! Chỉ còn mấy giờ nữa Người phải lên thập giá thế mà Người đã cố sức vực dậy tinh thần của các bạn hữu của Người: "Lòng anh em đừng xao xuyến!” Chúng ta hãy lắng nghe những lý do Người sẽ đưa ra để chúng ta không bao giờ còn sợ nữa về bất cứ điều gì.
"Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy".
Đức Giêsu yêu cầu các bạn hữu đang xao xuyến của Người hướng cái nhìn về một hướng duy nhất: Đức tin thâm sâu của Đức Giêsu, vượt qua mọi nỗi sợ hãi không dựa trên sức người, nhưng dựa trên Thiên Chúa. Tất cả, không chừa môt ai đều có thể suy sụp, chỉ có Đức Giêsu nắm giữ sự trợ giúp siêu nhiên nằm bên ngoài ảnh hưởng của mọi sức mạnh phá hoại. Cái chết cũng không thể phá hủy sự bình an của Người: Sự bình an của Người không do sức con người mà do Thiên Chúa! Vả lại, chúng ta nhận thấy rằng Đức Giêsu đòi hỏi đối với bản thân Người một thái độ đđc tin mâ người ta có thể có đối với Thiên Chúa. Tính duy lý của con người vỡ tung như một nhân nguyên tử, dưới sức ép khó quan niệm nổi của cái vô cùng thánh thiêng: Làm thế nào mà Đức Giêsu vốn là Thiên Chúa lại có thể nói về Thiên Chúa như một Đấng khác mình? Và điều đó mang lại công thức làm ngạc nhiên: “Hãy tin vào THIÊN CHÚA, Hãy tin vào THẦY” Vậy thì Người là ai để nói như thế?
"Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em".
Phải, đó là mầu nhiệm không thể hiểu thấu của Nhập Thể Đức Giêsu với tư cách con người, phân biệt không ngừng với Thiên Chúa! Người nói về Thiên Chúa như thể đó là một Đấng Khác (Tha Thể Tuyệt Đối). Người nói về Chúa Cha. Không bao giờ Đức Giêsu hướng cái nhìn của con người về chính mình. Không bao giờ Đức Giêsu lôi kéo sự tôn kính hay thờ phượng về bản thân Người: Người hoàn toàn hướng về một Đấng Khác; và Người muốn xoay hướng chúng ta về Đấng Khác ấy, Đấng Hoàn Toàn Khác, Đấng mà chưa có ai đã từng trông thấy, tức là Chúa Cha. Như thế, Đức Giêsu đối diện với cái chết của Người, sự ra đi khỏi thế gian này, như một sự trở về nhà mình; Người sẽ tìm lại nơi đó một Đấng mà Người yêu mến và mến yêu Người. Đức Giêsu biết mình được yêu.
Sau những lời làm vỡ tung lý trí, giờ đây là những lời hoàn toàn thân mật, những lời thường nói mỗi ngày: nhà, chỗ ở, dọn chỗ…
Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy”.
Đây là những lời dịu đàng không tả nổi: "Đem về với Thầy, trở lại …” Thiên Chúa tất nhiên là Đấng Hoàn Toàn khác không thể đạt đến được nhưng cũng là Đấng rất thân thiết. Chúng ta không có một Thiên Chúa dửng dưng và lãnh đạm, nhưng là một người Cha đầy tình âu yếm, một người Anh để cho những nỗi lo sợ của chúng ta làm thương tổn và Người nói với chúng ta những lời an ủi và thân ái.
"Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó".
Chúng ta chớ lướt qua nhanh quá trên những lời xem ra có vẻ đơn giản và thân mật một cách ngây thơ. Có cả một thần học được diễn tả xuyên qua mạc khải ấy. Khi dám nói rằng “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó". Đức Giêsu mở ra cho nhân loại một viễn cảnh có âm vang vô tận, siêu nhân, siêu nhiên: Chính "đời sống thánh thiêng" được ban cho chúng ta. Mục đích của con người không còn ở trong con người, mà ở trong Thiên Chúa? Nhân loại đi về hướng có Đức Giêsu ở đó. Con người đã được lập trình để trở thành "như Thiên Chúa". Người ta hiểu được lời Người nói: “Lòng anh em đừng xao xuyến!".
“Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi". Ông Tôma nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?”.Đây là một điệp khúc: "Thầy đi”, “chúng con không biết Thầy đi đâu...". Đó là câu hỏi nền tảng của nhân loại mà Tôma dũng cảm đặt ra nhân danh chúng ta. Chúng ta sẽ đi về đâu? ý nghĩa, mục đích sau cùng của đời sống là gì? Có cái gì sau khi chết?Đức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.Đối với Đức Giêsu, chân trời không bao giờ bị ngăn chặn, gây ra sự tuyệt vọng.Đối với người tin, ai chấp nhận lời Đức Giêsu, lịch sử sẽ có một ý nghĩa, đời sống sẽ không còn phi lý nữa. Đức Giêsu là "người mở đường", Người đã mở ra một lối thoát cho các hữu hạn và cho đăc tính phải chết của con người. Không có Đức Kitô con người bị giam hãm trong những giới hạn của mình. Với Người, và chỉ với Người, như Người khẳng định có một con đường không dẫn tới cái hố đen của nấm mộ, nhưng về "nhà của Chúa Cha".“Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng sẽ biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người”.Câu này của Thánh Gioan là một câu làm hiện ra tính không thể diễn tả của Thiên Chúa, sự "mạc khải” này vẫn còn một phần "không thể quan niệm được": ánh sáng... nhưng vẫn còn một thứ ánh sáng của đêm tối... ánh sáng của đức tin.Thật vậy, câu này gồm hai khẳng định bề ngoài trái ngược nhau: Anh em cũng (sẽ) biết Cha của Thầy (ở thì tương lai)... bây giờ, anh em biết Người (thì hiện tại).Rõ ràng là Thiên Chúa không hiển nhiên và thật ra, chúng ta không biết Người. Người ta cũng có thể nói rằng chúng ta hiểu được Người! rõ ràng có một thứ hồ nghi. Không chắc chắn đã xuất hiện trong câu hỏi của Tôma: “chúng con không biết...". Tình cảnh của chúng ta hiện nay đúng là như thế. Có thể một ngày nào dó, chúng ta sẽ biết Thiên Chúa. Sự vô tri về Thiên Chúa hôm nay, sẽ biến đổi thành tri thức, như lời Đức Giêsu nói: Anh em sẽ biết Người! Vả lại trong Đức Giêsu, sự hiện diện vô tri của Thiên Chúa chịu một "cú sốc của tương lai" đến độ những thực tại phải đến đã trở thành hiện tại: "Ngay từ bây giờ, anh em biết Thiên Chúa và đã thấy Người?". Có thể nói rằng, bằng một cảm thức siêu nhiên, tương lai được tiên cảm trong hiện tại đối với những người tin Đức Giêsu: thời sau hết đã ở đó, mặc dù chưa hoàn tất. Giáo Hội, nơi cư ngụ của các tín hữu đã trở thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa ở giữa con người" (Kh 21,3). Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một sự hiểu biết nào đó về Chúa Cha, còn bây giờ chúng ta đã hiểu biết Chúa Cha qua bức màn của đức tin. Đó là điều mà các nhà thần học gọi là cánh chung? Tương lai được cảm nghiệm trước trong lòng của các tín hữu, trong Đức Giêsu Kitô.Ông Philípphê nói: ' Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện". Đức Giêsu trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?”.Mới rồi, chúng ta vừa nghe Đức Giêsu phân biệt Người với Chúa Cha. Giờ đây dường như Người đồng hóa với Chúa Cha. Đức Giêsu đi về với Chúa Cha, Người là con đường dẫn đến Chúa Cha và đồng thời, Người ở trong Chúa Cha và ai thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha Đức Giêsu là một con người, nhưng một con người "chứa đầy Thiên Chúa" một con người Thiên Chúa! Chúng ta phải để những từ có vẻ đơn giản ấy thấm nhuần chúng ta: "Thầy ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong Thầy... Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy...".Phải, đâu có một con người là Giêsu Nagiarét, sống cách nay hai ngàn năm trong một tổng nhỏ ít người biết đến của Đế quốc La Mã, một con người bằng xương bằng thịt đã đứng trên đôi chân của mình và trên một miền đất xác định, đất Israel, một con người có những bạn hữu, một con người ăn uống như mọi người; một người sắp chết như mọi người; và con người này lúc này đây hiệp thông với Thiên Chúa và đồng nhất với Thiên Chúa và hoàn toàn không là một kẻ điên. Một con người quân bình tột bậc, khiêm tốn, không tham vọng và kiêu ngạo: một con người vừa mới quỳ gối trước các bạn hữu để rửa chân cho họ như một tôi tớ bình thường vào thời đó... đồng thời giao nộp thân thể tan nát, và đã đổ máu ra vì họ.Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.Thiên đàng không phải là môt sự chạy trốn vào một giấc mơ của tương lai hoang tưởng. Thiên đàng không phải một miếng đường được hứa ban cho sau này để bỏ qua chua cay hiện tại. Thiên Chúa không phải là một thứ thuốc phiện dùng để ru ngủ những đau khổ cho một cuộc đời.Một thiên đàng đã bắt đầu và được cảm nghiệm bởi những người "làm những việc Đức Giêsu làm": Có một cách nào đó để suy nghĩ, để chọn lựa, để gặp gỡ Thiên Chúa và con người, một cách sống nào đó công chính là cách sống của Đức Giêsu.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm
NHỮNG VIỆC LỚN HƠN NỮA
Chú giải của Noel QuessionTrước khi rời khỏi thế gian này để về cùng Chúa Cha. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến".
Trang Tin Mừng ngày hôm nay viết về ngày thứ Năm Tuần Thánh vào cuối bữa ăn sau cùng của Đức Giêsu. Quả thật bầu khí của nhóm các môn đệ thật bi thương: Đức Giêsu vừa loan báo sự phải bội của Giuđa và y đã đi ra khỏi căn phòng vào đêm tối bên ngoài (Ga 13,21-30); rồi Đức Giêsu bảo rằng Người sẽ ra đi và nơi Người đi, các bạn hữu Người không thể theo được (Ga 13,31-36). Sau cùng, đầy nỗi lo sợ, Đức Giêsu báo trước cho Phêrô rằng ông sẽ chối Người "ba lần" trong đêm hôm ấy trước khi gà gáy (Ga13,37-38). Như thế, người ta biết được sự xao xuyến kinh hoàng đang xiết chặt mọi tâm hồn và tư tưởng các môn đệ. Trong đời sống của chúng ta cũng thế có chăng giờ phút sự sợ hãi kinh hoàng ập xuống trên chúng ta. Một tương lai bấp bênh, một thiệt hại không vượt qua được, những suy sụp của tuổi già, một căn bệnh không thể chữa khỏi Và còn có những sợ hãi tập thể: sự thất nghiệp. Bao lực, nạn nhân mãn, nạn đói, sự ô nhiễm môi trường những nguy cơ của nguyên tử. Và trong bối cảnh khủng hoảng ấy, những câu hỏi nghiêm trọng mà mọi tín hữu chân chính phải đặt ra: Những giá trị cao cả của con người chẳng phải đang bị xoá nhòa đó sao? Nhân loại ngày mai sẽ tin vào điều gì? Và một ngọn gió hoảng sợ cũng xâm chiếm những tín hữu mạnh mẽ nhất và người ta lẩm bẩm rằng trong Giáo Hội cũng không có gì là ổn cả.
Chính trong bối cảnh nhân loại như thế mà tính lạc quan không gì thắng nỗi của Đức Giêsu bùng lên như một ngọn lửa nồng nàn, cháy sáng trong đêm tối! Chỉ còn mấy giờ nữa Người phải lên thập giá thế mà Người đã cố sức vực dậy tinh thần của các bạn hữu của Người: "Lòng anh em đừng xao xuyến!” Chúng ta hãy lắng nghe những lý do Người sẽ đưa ra để chúng ta không bao giờ còn sợ nữa về bất cứ điều gì.
"Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy".
Đức Giêsu yêu cầu các bạn hữu đang xao xuyến của Người hướng cái nhìn về một hướng duy nhất: Đức tin thâm sâu của Đức Giêsu, vượt qua mọi nỗi sợ hãi không dựa trên sức người, nhưng dựa trên Thiên Chúa. Tất cả, không chừa môt ai đều có thể suy sụp, chỉ có Đức Giêsu nắm giữ sự trợ giúp siêu nhiên nằm bên ngoài ảnh hưởng của mọi sức mạnh phá hoại. Cái chết cũng không thể phá hủy sự bình an của Người: Sự bình an của Người không do sức con người mà do Thiên Chúa! Vả lại, chúng ta nhận thấy rằng Đức Giêsu đòi hỏi đối với bản thân Người một thái độ đđc tin mâ người ta có thể có đối với Thiên Chúa. Tính duy lý của con người vỡ tung như một nhân nguyên tử, dưới sức ép khó quan niệm nổi của cái vô cùng thánh thiêng: Làm thế nào mà Đức Giêsu vốn là Thiên Chúa lại có thể nói về Thiên Chúa như một Đấng khác mình? Và điều đó mang lại công thức làm ngạc nhiên: “Hãy tin vào THIÊN CHÚA, Hãy tin vào THẦY” Vậy thì Người là ai để nói như thế?
"Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em".
Phải, đó là mầu nhiệm không thể hiểu thấu của Nhập Thể Đức Giêsu với tư cách con người, phân biệt không ngừng với Thiên Chúa! Người nói về Thiên Chúa như thể đó là một Đấng Khác (Tha Thể Tuyệt Đối). Người nói về Chúa Cha. Không bao giờ Đức Giêsu hướng cái nhìn của con người về chính mình. Không bao giờ Đức Giêsu lôi kéo sự tôn kính hay thờ phượng về bản thân Người: Người hoàn toàn hướng về một Đấng Khác; và Người muốn xoay hướng chúng ta về Đấng Khác ấy, Đấng Hoàn Toàn Khác, Đấng mà chưa có ai đã từng trông thấy, tức là Chúa Cha. Như thế, Đức Giêsu đối diện với cái chết của Người, sự ra đi khỏi thế gian này, như một sự trở về nhà mình; Người sẽ tìm lại nơi đó một Đấng mà Người yêu mến và mến yêu Người. Đức Giêsu biết mình được yêu.
Sau những lời làm vỡ tung lý trí, giờ đây là những lời hoàn toàn thân mật, những lời thường nói mỗi ngày: nhà, chỗ ở, dọn chỗ…
Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy”.
Đây là những lời dịu đàng không tả nổi: "Đem về với Thầy, trở lại …” Thiên Chúa tất nhiên là Đấng Hoàn Toàn khác không thể đạt đến được nhưng cũng là Đấng rất thân thiết. Chúng ta không có một Thiên Chúa dửng dưng và lãnh đạm, nhưng là một người Cha đầy tình âu yếm, một người Anh để cho những nỗi lo sợ của chúng ta làm thương tổn và Người nói với chúng ta những lời an ủi và thân ái.
"Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó".
Chúng ta chớ lướt qua nhanh quá trên những lời xem ra có vẻ đơn giản và thân mật một cách ngây thơ. Có cả một thần học được diễn tả xuyên qua mạc khải ấy. Khi dám nói rằng “Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó". Đức Giêsu mở ra cho nhân loại một viễn cảnh có âm vang vô tận, siêu nhân, siêu nhiên: Chính "đời sống thánh thiêng" được ban cho chúng ta. Mục đích của con người không còn ở trong con người, mà ở trong Thiên Chúa? Nhân loại đi về hướng có Đức Giêsu ở đó. Con người đã được lập trình để trở thành "như Thiên Chúa". Người ta hiểu được lời Người nói: “Lòng anh em đừng xao xuyến!".
“Và Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi". Ông Tôma nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?”.Đây là một điệp khúc: "Thầy đi”, “chúng con không biết Thầy đi đâu...". Đó là câu hỏi nền tảng của nhân loại mà Tôma dũng cảm đặt ra nhân danh chúng ta. Chúng ta sẽ đi về đâu? ý nghĩa, mục đích sau cùng của đời sống là gì? Có cái gì sau khi chết?Đức Giêsu đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”.Đối với Đức Giêsu, chân trời không bao giờ bị ngăn chặn, gây ra sự tuyệt vọng.Đối với người tin, ai chấp nhận lời Đức Giêsu, lịch sử sẽ có một ý nghĩa, đời sống sẽ không còn phi lý nữa. Đức Giêsu là "người mở đường", Người đã mở ra một lối thoát cho các hữu hạn và cho đăc tính phải chết của con người. Không có Đức Kitô con người bị giam hãm trong những giới hạn của mình. Với Người, và chỉ với Người, như Người khẳng định có một con đường không dẫn tới cái hố đen của nấm mộ, nhưng về "nhà của Chúa Cha".“Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng sẽ biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người”.Câu này của Thánh Gioan là một câu làm hiện ra tính không thể diễn tả của Thiên Chúa, sự "mạc khải” này vẫn còn một phần "không thể quan niệm được": ánh sáng... nhưng vẫn còn một thứ ánh sáng của đêm tối... ánh sáng của đức tin.Thật vậy, câu này gồm hai khẳng định bề ngoài trái ngược nhau: Anh em cũng (sẽ) biết Cha của Thầy (ở thì tương lai)... bây giờ, anh em biết Người (thì hiện tại).Rõ ràng là Thiên Chúa không hiển nhiên và thật ra, chúng ta không biết Người. Người ta cũng có thể nói rằng chúng ta hiểu được Người! rõ ràng có một thứ hồ nghi. Không chắc chắn đã xuất hiện trong câu hỏi của Tôma: “chúng con không biết...". Tình cảnh của chúng ta hiện nay đúng là như thế. Có thể một ngày nào dó, chúng ta sẽ biết Thiên Chúa. Sự vô tri về Thiên Chúa hôm nay, sẽ biến đổi thành tri thức, như lời Đức Giêsu nói: Anh em sẽ biết Người! Vả lại trong Đức Giêsu, sự hiện diện vô tri của Thiên Chúa chịu một "cú sốc của tương lai" đến độ những thực tại phải đến đã trở thành hiện tại: "Ngay từ bây giờ, anh em biết Thiên Chúa và đã thấy Người?". Có thể nói rằng, bằng một cảm thức siêu nhiên, tương lai được tiên cảm trong hiện tại đối với những người tin Đức Giêsu: thời sau hết đã ở đó, mặc dù chưa hoàn tất. Giáo Hội, nơi cư ngụ của các tín hữu đã trở thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa ở giữa con người" (Kh 21,3). Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một sự hiểu biết nào đó về Chúa Cha, còn bây giờ chúng ta đã hiểu biết Chúa Cha qua bức màn của đức tin. Đó là điều mà các nhà thần học gọi là cánh chung? Tương lai được cảm nghiệm trước trong lòng của các tín hữu, trong Đức Giêsu Kitô.Ông Philípphê nói: ' Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện". Đức Giêsu trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao?”.Mới rồi, chúng ta vừa nghe Đức Giêsu phân biệt Người với Chúa Cha. Giờ đây dường như Người đồng hóa với Chúa Cha. Đức Giêsu đi về với Chúa Cha, Người là con đường dẫn đến Chúa Cha và đồng thời, Người ở trong Chúa Cha và ai thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha Đức Giêsu là một con người, nhưng một con người "chứa đầy Thiên Chúa" một con người Thiên Chúa! Chúng ta phải để những từ có vẻ đơn giản ấy thấm nhuần chúng ta: "Thầy ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong Thầy... Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy...".Phải, đâu có một con người là Giêsu Nagiarét, sống cách nay hai ngàn năm trong một tổng nhỏ ít người biết đến của Đế quốc La Mã, một con người bằng xương bằng thịt đã đứng trên đôi chân của mình và trên một miền đất xác định, đất Israel, một con người có những bạn hữu, một con người ăn uống như mọi người; một người sắp chết như mọi người; và con người này lúc này đây hiệp thông với Thiên Chúa và đồng nhất với Thiên Chúa và hoàn toàn không là một kẻ điên. Một con người quân bình tột bậc, khiêm tốn, không tham vọng và kiêu ngạo: một con người vừa mới quỳ gối trước các bạn hữu để rửa chân cho họ như một tôi tớ bình thường vào thời đó... đồng thời giao nộp thân thể tan nát, và đã đổ máu ra vì họ.Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.Thiên đàng không phải là môt sự chạy trốn vào một giấc mơ của tương lai hoang tưởng. Thiên đàng không phải một miếng đường được hứa ban cho sau này để bỏ qua chua cay hiện tại. Thiên Chúa không phải là một thứ thuốc phiện dùng để ru ngủ những đau khổ cho một cuộc đời.Một thiên đàng đã bắt đầu và được cảm nghiệm bởi những người "làm những việc Đức Giêsu làm": Có một cách nào đó để suy nghĩ, để chọn lựa, để gặp gỡ Thiên Chúa và con người, một cách sống nào đó công chính là cách sống của Đức Giêsu.
Nguồn: http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm