Trang chủ

Samstag, Februar 04, 2017

Chúa Nhật V thường niên - Năm A

MUỐI & ÁNH SÁNG

Chú giải của Noel Quession
Bài giảng trên Núi đã bắt đầu từ Chúa nhật vừa qua bởi các mối Phúc thật sẽ được tiếp tục trong năm Chúa nhật. Matthêu đã tập họp ở đây những lời dạy của Đức Giêsu mà Maccô và Luca đã đặt vào những bối cảnh khác. Đó là dấu chỉ người ta có thể đưa ra những lời giải thích khác nhau. Những lời dạy của Đức Giêsu thường khá mở rộng để đón nhận nhiều ý nghĩa khác nhau.

“Chính anh em là muối cho đời”


Đức Giêsu nói với những người sống theo các mối phúc Người nghèo khó, người hiền lành, người xây dựng Hoà bình, người bị bách hại.. “chính anh em là muối cho Đời. Hình ảnh này gợi cảm và rất cởi mở, có thể đón nhận nhiều ý nghĩa bổ sung. Vào thời của Đức Giêsu, muối dùng để làm cho đất màu mỡ, dĩ nhiên có trộn với phân bón... Như một loại phân bón để mùa màng được tươi tốt. Ngày hôm nay, muối luôn luôn dùng để bảo quản thực phẩm… nó ngăn cản hoặc làm chậm lại sự phân hủy. Nhưng vai trò thông thường nhất của muối là đem lại hương vị: có muối, ngon đấy... không có muối, tất cả thành nhạt nhẽo.

Đức tin dùng để làm gì? Liệu tin vào Đức Giêsu và sống các mối Phúc thật có thay đổi gì không? Đức Giêsu trả lời: “Đem lại hương vị cho đời?”

Con người hiện đại, còn hơn cả con người của các thời đại trước đây bị chìm ngập trong sự tầm thường và buồn chán mỗi ngày: những cử chỉ máy móc và vô vị của công nhân làm việc theo dây chuyền... những khuôn mặt nhợt nhạt dưới ánh sáng đèn những… những đồ vật được tiêu chuẩn hóa 'bằng nhựa dẻo...” sự nhạt nhẽo trong rất nhiều câu chuyện trao đổi thường ngày... sự cào bằng trước những ý thức hệ... Đời sống có còn thú vị gì không? Nếu người ta nói nhiều về “chất lượng đời sống” thì một cách chính xác chẳng phải người ta đã đánh mất chất lượng ấy hay sao?

Chính trong bối cảnh hiện tại này mà NGÀY HÔM NAY Đức Giêsu lại nói với chúng ta: chính anh em là muối cho đời! Anh em hãy đem niềm vui, sự táo bạo, nhiệt tình vào cái tầm thường mỗi ngày. Anh em hãy đem ý nghĩa đến cho những thực tế, thông thường có nguy cơ trở thành nhạt nhẽo. Anh em hãy đặt Nước Thiên Chúa vào trong các thực tế ấy. Anh em hãy thách đố mọi chủ nghĩa vô thần hiện đại đã bắt đầu loại bỏ đi “khả đăng siêu việt”, tức là muối, của nhân loại... để rồi sau đó không ngừng tuyên bố rằng đời sống là “phi lý” và không có ý nghĩa. Với Đức Giêsu mọi sự đâu có thể mang một ý nghĩa, một “hương vị”; dù là sự đau khổ, sự bách hại, cả cái già và cái chết, sự thất bại cũng xây dựng. Một nhà hiền triết đã viết như thế. Rên rỉ để làm gì? Ai sẽ nói giá trị mầu nhiệm và huyền diệu của thử thách đời sống trong sự hiệp thông với Đức Giêsu?

“Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy cái gì muối cho nó mặn lại? nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi”.

Đức Giêsu đòi hỏi các môn đệ của Người phải “chính thống” không trở thành nhạt nhẽo. Một Kitô hữu đã đánh mất “mùi vị Thiên Chúa”, mùi vị đích thực duy nhất sẽ trở thành vô dụng “Tin Mừng chính là muối, và các bạn sẽ làm ra đường từ muối đó”. Paul Claudel đã cao rao như thế.

Đức Giêsu mạnh mẽ cảnh báo chúng ta: sau một thời gian sống quảng đại và ác liệt, đức tin của chúng ta có thể bị biến chất. Động từ mà chúng ta dịch là “nhạt đi” hay biến chất cũng có nghĩa “trở nên mất trí”... đánh mất lương tri trở thành điên đại! Theo nghĩa của Kinh Thánh…nghĩa là đánh mất. sự khôn ngoan mà đức tin vào Thiên Chúa ban cho (Is 19,11). Thánh Phaolô cũng đồng hóa “muối” với “sự khôn ngoan”: “Anh em hãy ăn ở khôn ngoan. Lời nói của anh em phải luôn luôn mặn mà dễ thương” (Cl 4, 5-6).

Nếu chúng ta trở nên quá vô vị, đó là vì chúng ta đã để cho sức mạnh ăn mòn của muối trong Tin Mừng yếu đi trong đời sống chúng ta. Nếu muối nhạt đi.. Tôi phải đối với giả thiết ấy cho tôi và đời sống của riêng tôi. Nếu mọi Kitô hữu không còn là muối nữa thì người ấy trở nên vô dụng, Người Kitô hữu “con tắc kè” chấp nhận mọi phương thức và mọi tâm thức của thế gian, mặc lấy màu sắc của môi trường người ấy sống, và trở nên vô dụng. “Tôi làm như vậy, bởi vì mọi người đều nghĩ như thế... bởi vì khắp mọi nơi, người ta làm như thế”; chúng ta có đánh mất tất cả nhân cách để theo lối sống tiêu thụ và duy vật không kìm chế không? Chúng ta có thủ lợi từ những bất công xã hội không? chúng ta có để cho mình rơi vào thái độ không hành đạo hoặc chủ nghĩa vô thần viện cớ rằng nhiều người làm như thế xung quanh chúng ta?

Đối với những người trở nên vô vị, với những Kitô hữu đang trở thành một chất thải màu sắc, không mùi vị, Đức Giêsu nói: “Anh em phải khác với thế gian, nếu anh em muốn là muối cho thế gian”..

Một yêu sách, đúng vậy. Nhưng trong một sự khiêm nhường cao cả. Không phải vì người ta là Kitô hữu mà người ta tự động là một con người cao siêu. Mỗi người chúng ta điều biết những giới hạn và những tội lỗi của mình. Nhưng thứ muối mà chúng ta phải đem lại cho thế gian không phải là lòng kiêu ngạo của các nhân đức cũng không phải sự cao siêu của chúng ta mà chính là “điều ' Thiên Chúa đã làm trong chúng ta”.

Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.Cách nói bóng bẩy thứ hai này có cùng một hình thức và ý nghĩa như cách nói đầu, nhưng còn cao cả hơn nữa! Phải là “mặt trời” cho thế gian! Không có ánh sáng, sẽ không có màu sắc, vẻ đẹp và sự sống nào cả. Đức Giêsu đã sống trong một xã hội tiền khoa học không biết được nhiều điều, nhưng xã hội ấy gần gũi thiên nhiên hơn chúng ta và cũng hiểu được nhiều điều hơn chúng ta về các thực tại sống. Giờ đây chúng ta, nhờ khoa học mà biết rằng không có ánh sáng, không thể có sự sống. Thật vậy; mặt trời là nguồn gốc duy nhất và cần thiết cho mọi năng lượng tồn tại trên hành tinh chúng ta.Không có sự quang hợp các chất diệp lục trong cây cỏ thì cũng không thể có bất cứ đời sống sinh vật hoặc con người nào. Không có mặt trời, sẽ không có than đá, dầu hỏa và điện năng... bởi vì không có rừng và thủy triều, mặt trời là một hình ảnh đẹp nhất về Thiên Chúa: suối nguồn của mọi sự sống! Từ khi thế giới được tạo dựng, một ánh sángtràn trề chiếu soi mọi vật. “Hãy có ánh sáng!” (St 1,2)Đức Chúa là ánh sáng và là sự cứu chuộc của tôi” (Tv 27,1) “Tôi là ánh sáng của thế gian, Đức Giêsu đã nói: “Anh em phải chiếu sáng, như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15). Trở thành ánh sáng của thế gian quả là một trách nhiệm to lớn.Bản thân chúng ta rất ít tỏa sáng. Chớ lấy đó mà sinh lòng kiêu ngạo.Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng của Chúa. Trong đạo Do Thái, chỉ có Luật của Môsê và Đền Giê-ru-sa-lem mới được gọi là “ánh sáng”. Chúng ta nhận thấy cuộc cách mạng phi thường mà Đức Giêsu định thực hiện? Trước mặt Người là những con người hèn mọn, tật nguyền, bệnh hoạn, những con người đau khổ bởi mọi thứ giày vò (Mt 4,23). Đó không phải là những người đàn ông và đàn bà xuất chúng, nhưng là những, người nghèo khổ, không có văn hóa và cũng không có ảnh hưởng. Những con người không sùng đạo hơn những người khác, với đám đông đó, Đức Giêsu nói: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian!”. Chính họ không phải là “ánh sáng” nhưng họ chỉ để ánh sáng xuyên qua và tỏa sáng qua họ đức tin mà họ có trong Đức Giêsu. Đức Giêsu tạo ra cho Người ý tưởng kỳ diệu về nhân phẩm con người khi người để cho Thiên Chúa phong chức cho mình!Một thành xây trên núi khống tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lại đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ”Từ bờ Hồ Ti-bê-ri-a, người ta thấy thành Safed, ở trên cao với cao độ hơn một ngàn mét, thành được xây trên những núi nằm ngang của dãy núi Ga-li-lê, chiếu ánh sáng của nó ra xung quanh. Đức Giêsu đã thoáng thấy những căn nhà màu trắng của thành được mặt trời chiếu sáng. Trong căn nhà nhỏ của gia đình, Đức Giêsu cũng thường nhìn thấy Mẹ Người. Đức Maria đốt đèn trong ngày Sa-bát. Một cái đèn khiêm tốn bằng đất nung nhưng đủ để soi sáng “cả nhà” trong gian nhà duy nhất của những nhà người nghèo ở Phương Đông. Hãy soi Sáng Đức Giêsu nói chúng ta hãy soi sáng.Vấn đề ở đây không phải là sự phô trương của chủ nghĩa đắc thắng, như ngày nay người ta nói. Vì sau đó, Đức Giêsu sẽ khuyên chúng ta: “Khi làm việc lành phúc đức anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy” (Mt 6,1). Không phải chính chúng ta tự tôn giá trị của mình như những cách phô trương của những người Pha-ri-sêu mà Đức Giêsu từng đả kích (Mt 6, 1.6). Chỉ ánh sáng của Thiên Chúa mới có thể soi sáng anh em chúng ta. Nhưng ánh sáng ấy muốn soi sáng thông qua chúng ta. “Quả thật, xưa Thiên Chúa đã phán: ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm! Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa sáng ngời trên gương mặt Đức Kitô. Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi”. (2 Cr 4, 6-7).“Ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”.Đây là lần đầu tiên trong Tin Mừng của Matthêu. Chúng ta nghe Đức Giêsu nói về “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”. Đức Giêsu ở đây mạc khải một định hướng và trách nhiệm to lớn của các Kitô hữu trong thế gian là phải trở thành “muối cho thế gian, mặt trời của hoàn vũ… không không phải vì vinh quang của riêng mình. Vinh quang ấy dùng để tôn vinh Thiên Chúa.Đức Giêsu đã là một người hoàn toàn tách ra khỏi trung tâm của bản thân mình và hoàn toàn hướng về Chúa Cha. “Tôi không cần người đời tôn vinh”, Đức Giêsu đã nói như thế (Ga 5,41)Về phần chúng ta là những người tội lỗi, rõ ràng nếu chúng ta có chút gì là “muối” và “ánh sáng”, điều đó chỉ do Chúa Cha mà đến. Nếu bạn mạnh khỏe, vui vẻ, quảng đại và tự nhiên thanh khiết, đó là vinh quang của bạn và càng tốt cho bạn. Nhưng nếu bạn là một người yếu đuối mà Thiên Chúa làm cho mạnh mẽ, một kẻ tội lỗi mà Thiên Chúa cứu độ, một người. Ô uế mà Thiên Chúa không ngừng thanh huyện, một người hay thù oán mà Chúa Cha đã dạy sự tha thứ, một người quan tật sâu xa đến tiền bạc mà Thiên Chúa đã giải thoát khỏi mọi thứ của “cải của mình. Nếu bạn là một trong số những người nghèo, khó ấy, đã thất bại nhiều trong mọi thứ công việc mà vẫn hạnh phúc” bởi niềm vui của các mối phúc thật... lúc đó, trường hợp của bạn có thể làm anh em của bạn quan tâm, bởi vì sự khốn khổ của bạn cũng là của anh em bạn và chính họ, họ cũng có thể hy vọng được cứu chữa. Khi nhìn thấy điều tốt lành mà bạn, một người rất yếu đuối đã làm, họ có thể tôn vinh Cha của bạn, Đấng ngự trên trời.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm