Chúa Nhật II thường niên - Năm A
Ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình...
Như ba Tin Mừng nhất lãm, Tin Mừng của Gioan mở đầu sứ vụ của Đức Giêsu bằng sứ vụ của Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Giođan. Những, như những Thánh sử khác, và còn hơn thế, Gioan khởi đi từ sự kiện lịch sử này (xảy ra khoảng năm 27) để cho chúng ta một suy tư thần học (mà ngài có thời gian nghiền ngẫm đến chín muồi đến khoảng năm 95 lúc biên soạn).
Gioan không mô tả "phép rửa" của Đức Giêsu, ngài chỉ dùng một từ để gợi ra ý đó." Gioan không nói rộng việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả kêu gọi hoán cải. Sau phần lời tựa (Ga 1,1-18) là một thứ thi ca về Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, Gioan "xây dựng" một thứ "tuần lễ đầu tiên" của Đức Giêsu, nhắc lại tuần lễ cao trọng đầu tiên của việc Sáng Thế: ngày đầu tiên (Ga 1,19): chứng từ tiêu cực của Gioan Tẩy Giả: tôi không Phải là Đấng Kitô... nhưng kìa người đến ở giữa các ông". ngày thứ hai (Ga 1,29): chứng từ tích cực của Gioan Tẩy Giả đây là một đoạn Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay. Ngày thứ ba (Ga 1,35): theo sự chỉ dần của Gioan Tẩy Giả, bốn môn đệ của ông đi theo Đức Giêsu. Ngày thứ tư (Ga 1,43): ơn gọi của Philípphê. Và của Na-tha-na-en. Ngày thứ bảy (Ga 2,1): "Ba ngày sau những cảnh diễn ra ở bờ ông Giođan gần với Gioan Tẩy Giả, có tiệc cưới ở Cana miền Galilê và Mẹ Đức Giêsu cũng ở đó, và Đức Giêsu cũng được mời các môn đệ" "Dấu chỉ" đầu tiên!
Trong suốt tuần lễ khai mạc này, và chắc chắn không phải bởi sự ngẫu nhiên, Gioan tích lũy những "tước hiệu” thần học mà những Tin Mừng khác tiết lộ tuần tự sau này.
Qua lởi tựa, Gioan đã tức khắc kéo chúng ta lên đỉnh cao. Đức Giêsu là "Ngôi Lời đã trở thành người phàm" (Ga 1,1-2-14) "Ánh sáng của thế gian” (Ga 1,4-9) "Con Một của Thiên Chúa Cha mà không một ai đã thấy bao giờ” (Ga 1,14-18) "Chiên Thiên Chúa" (Ga 1,29-36) “Đấng có trước" (Ga 1,15-30) "Con của Thiên Chúa có Thần Khí từ trời xuống và ngự trên Người" (Ga 1, 32.33.34) “Thầy hay Rápbi” (Gioan 1,38-49) "Đấng Mêsia hay Kitô" (Ga 1,41) "Đức Giêsu Nagiarét con ông Giuse" (Ga 1,45) "Đấng mà Luật pháp vàcác Ngôn sứ đã nói" (Ga 1,45) "Con Thiên Chúa và Vua Israel" (Ga 1,49); và sau hết là Con Người (Ga 1,51). Bản văn rữc rỡ này, hoàn toàn đốt mọi giai đoạn mà các môn đệ phải từ từ khám phá ra căn tính của Đức Giêsu; nó báo cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể giữ mãi một cách đọc và lý giải nông cạn và có tính giai thoại.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con vượt qua những vẻ bề ngoài. Biết bao lần, chúng ta không biết nhìn những người sống với chúng ta, và khư khư với những sự đánh giá mặt ngoài.
Rất nhiều người vào thời Đức Giêsu. đã không hiểu Người là ai. Vậy chúng ta hãy lắng nghe những chứng từ của Gioan Tẩy Giả kèm theo một loại "phát xạ" bổ sung mà Gioan nhà thần học và là chứng nhân đã đưa vào bằng sự suy niệm lâu dài của ngài. Bởi vì lúc đó, Gioan Thánh sử cũng có mặt trên bờ sông Giođan ấy.
Ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”.
"Đây là" không chỉ là môt tiếng bình thường, một từ dùng để chỉ. Từ gốc Do Thái " in neh" hoặc "zeh" là một từ ngữ Kinh Thánh rất thường gặp để chỉ "một mặc khải", bắt người ta phải tin: Chúng ta không trông mong gì, nhưng rồi đây là "Này (Đây là) trinh nữ sẽ thụ thai" (Is 7,14). "Đây là Môsê, chúng ta không biết điều đã xảy đến với ông" (Xh 32,1). "Đây là người sẽ nắm quyền trên dân Ta" (1 Sm 9,17).
“Chiên Thiên Chúa" "Đấng xóa bỏ tội trần gian"
"Chiên"! "Tội"! Hai tiếng ấy không đi vào trong những phạm trù trí tuệ của con người hiện đại hậu công nghiệp. Những từ mà chúng ta lặp lại và ca hát nhiều lần ở mỗi thánh lễ. Tuy nhiên, đó là những từ "phát xạ" nếu như chúng ta biết nhận ra sự tỏa sáng của chúng. Những từ dùng để tuyên xưng đức tin của các cộng đoàn đầu tiên.
Những từ chứa đựng cả một nền thần học cả một quan điểm về lịch sử và về con người. Những từ mà người ta không thể chỉ lấy ý nghĩa ngây thơ của chúng: sự hiền lành, yếu đuối và âu yếm của con chiên nhỏ. Những từ ấy chỉ có thể hiểu được trong sự sâu sắc của Kinh Thánh, bằng việc chấp nhận nền văn hóa mà những từ ấy chuyển chở. Chúng ta hãy thử để cho mình được "chiếu xạ" bởi sức chứa nóng bỏng của chúng, nhưng vẫn luôn ở trong hiện tại.
Đối với các thính giả Do Thái, sự ám chỉ về "chiên” xuất hiện rõ ràng ở đền thờ Giêrusalem, mỗi ngày, người ta hiến sinh một con chiên để thanh tẩy tội lỗi của dân. Với máu của một con chiên vượt qua bị cắt cổ vào mùa xuân khi sự sống hồi sinh sau mùa đông, người ta bôi máu đó lên cửa nhà; để nhớ lại kỷ niệm bồn chồn của ngày giải phóng khỏi sự áp bức của Ai Cập (Xh 12). Theo sau Giêrêmi, các ngôn sứ đã so sánh Israel bị lưu đầy với chiên con vô tội để người ta đem đi sát tế mà không mở miệng nói một lời nào (Is 53,7; Gr 11,19). Các giáo trưởng đã giới thiệu Đấng Mêsia sẽ đến như một con cừu đực vinh quang, với cặp sừng mạnh mẽ, sẽ quật ngã những kẻ thù của Thiên Chúa. Phải chăng chúng ta không còn có những chuồng chiên dịu dàng. Chúng ta bị chìm ngập trong tính thời sự khắp nơi. Bạo lực, đàn áp đủ loại. Mọi thời đại và thời đại của chúng ta cũng thế, niềm hy vọng giải phóng luôn chỗi dậy: NGÀY HÔM NAY. Khoa học tiến bộ kỹ thuật, những cuộc đấu tranh xã hội và chính trị được đẩy tới mức huyền thoại hóa những lãnh tụ đấu tranh thành những người cứu độ. Than ôi! Những cuộc cách mạng, khi đã hoàn thành thường chỉ là đổi chỗ những bất công và những sự chuyên chế áp bức. Và con người vẫn còn mãi đói khát một sự giải phóng, một sự cứu độ triệt để.“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian". Cơ cấu áp bức bên ngoài chỉ là sự biểu hiện một sức mạnh khác ở nội tâm: cái xấu, ác ở bên trong; trong tôi, trong bạn, trong họ. Tôi ở đây là danh từ dùng ở số ít, không phải là chuyện nhỏ mà phải hiểu là toàn thể! Đức Giêsu sẽ gánh lấy, và làm biến mất toàn thể tội lỗi của thế gian trong một cuộc chiến đấu đẫm máu, Người sẽ đổ hết máu mình làm vật hiến tế trước những tay đao phủ. Đức Giêsu, Cứu Chúa của chúng ta! Đấng cất bỏ tội lỗi. Ơ đây Thánh Gioan dùng một từ ngữ Hy Lạp có nghĩa kép mà thánh sử thích dùng cả hai: “airein”, vừa có nghĩa “gánh vác, lãnh nhận” vừa có nghĩa “cất đi, lấy đi làm biến mất” Đức Giêsu không phát triển công cuộc giải phóng bằng cuộc chiến đấu bên ngoài theo kiểu “đội đặc công” trả đũa áp bức bằng bạo lực; nhưng bằng cách lãnh nhận trên chính người, bằng cách chịu đựng trong sự liên đới với mọi người bị áp bức của thế giới.Bạn hỡi! khi bạn hát đến những lời này trong thánh lễ, bạn hãy để cho những lời ấy làm bạn tỏa sáng, mà chớ dừng lại ở bề mặt các từ ngữ và cử chỉ. Đồng thời, nếu bạn làm một cử chỉ chúc bình an hãy nghĩ đến sự súc tích của cử chỉ ấy: Sự hòa giải chân thật, tình huynh đệ chân thật tình yêu thương chân thật với người đối diện. Mọi nỗ lực hiểu biết người khác không ở trong tầm tay của bạn, dù khi bạn luôn giơ tay mình ra. Đó là một ơn mà bạn phải nhận từ Thiên Chúa và mọi nỗ lực của bạn tuy cần thiết cũng không thể kiến tạo sự hiểu biết ấy. Bạn hãy mở bàn tay bạn ra. Bạn hãy nhận lấy Mình Chúa bi nộp vì bạn. Bạn hãy tiếp nhận Golgotha vào lòng bạn.Chính Người là Đấng mà tôi đã nói tới khi bảo rằng: "Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người. Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel. tôi đến để làm phép rửa trong nước".Về mặt lịch sử và con người, Gioan Tẩy Giả đã được thụ thai và sinh ra trước Đức Giêsu. Nhưng phải vượt qua những vẻ bề ngoài, những sự hiển nhiên duy lý. Đức Giêsu đến từ nơi khác. Nếu Người có thể “cứu chúng ta một cách triệt để, bởi vì Người hơn một con người. Lấy lại sự suy niệm của lời tựa, Gioan nói lại với chúng ta sự có trước của Ngôi Lời. "Nhờ Người, vạn vật được tạo thành", được Chúa Cha sinh ra từ thuở đời đời. Đức Giêsu thực hiện lại hành động Sáng Thế. Vũ trụ, bị tội lỗi làm hư hỏng, bị bao lực làm tổn thương, bị sự không có tình yêu làm cho nhiễm độc; sẽ được "tái tạo" toàn bộ, từ đầu đến cuối: Đó là “tuần lễ đầu tiên" của sự canh tân. "Tôi đã không biết Người" Gioan Tẩy Giả nói. Tuy nhiên đó là em họ của ông. Chúng ta không biết Đức Giêsu chừng nào chúng ta vẫn còn ở lại trên bình diện con người.Ông Gioan còn làm chứng: tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuồng và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần".Đàng sau vẻ bề ngoài tầm thường của con người Nagiarét, Cả một mầu nhiệm được che giấu. Người được xức dầu, thánh hiến, được thấm nhuần. Thần Khí của Thiên Chúa xuống trên Người và ở lại trong Người! Sự hiện diện không ai biết. được che giấu. Tôi đã không biết Người. "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng đón nhận" (Ga 1,5-10). Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng mình biết Đức Giêsu, thật ra chúng ta không bao giờ hết chấm phá ra Người. Chúng ta phải hoàn toàn nhỏ bé, nghèo khó, hoàn toàn mở ra cho sự mạc khải.Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.Một vài thủ bản cho bản văn mà các nhà chú giải thấy đúng hơn và bản dịch tiếng Việt theo bản văn đó: “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" thay vì "Con Thiên Chúa". Cách diễn tả này tương đương với "Người yêu dấu” "Con yêu dấu” "Con Một"; ám chỉ đến các bài thơ của Người Tôi Tớ mà chúng ta đọc hôm nay và Chúa nhật vừa qua trong bài đọc một (Is 42,1 - 49,5).Bạn hỡi, vào lúc mà con yêu dấu bắt tay thực hiện một sự sáng thế mới, giải thoát mọi người khỏi tội lỗi đã bắt sự sáng thế đầu tiên phải hàng phục, lúc ấy bạn sẽ để cho mình được tái tạo. Phải chăng bạn sẽ chấp nhận Đức Kitô tái tạo bạn. Bạn sẽ chấp nhận phép rửa và sự nhúng chìm mình trong Chúa Thánh Thần, bạn sẽ để mình đổi mới từ bên trong; bạn sẽ để mình được nhân bản hóa đến cùng trong sự "tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4). Ngày nay, hai thanh niên gặp nhau đó là Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu. Một thế giới mới bắt đầu; một thế giới của tình yêu thương.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX
ĐẤNG THIÊN CHÚA TUYỂN CHỌN
Chú giải của Noel QuessionÔng Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình...
Như ba Tin Mừng nhất lãm, Tin Mừng của Gioan mở đầu sứ vụ của Đức Giêsu bằng sứ vụ của Gioan Tẩy Giả trên bờ sông Giođan. Những, như những Thánh sử khác, và còn hơn thế, Gioan khởi đi từ sự kiện lịch sử này (xảy ra khoảng năm 27) để cho chúng ta một suy tư thần học (mà ngài có thời gian nghiền ngẫm đến chín muồi đến khoảng năm 95 lúc biên soạn).
Gioan không mô tả "phép rửa" của Đức Giêsu, ngài chỉ dùng một từ để gợi ra ý đó." Gioan không nói rộng việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả kêu gọi hoán cải. Sau phần lời tựa (Ga 1,1-18) là một thứ thi ca về Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, Gioan "xây dựng" một thứ "tuần lễ đầu tiên" của Đức Giêsu, nhắc lại tuần lễ cao trọng đầu tiên của việc Sáng Thế: ngày đầu tiên (Ga 1,19): chứng từ tiêu cực của Gioan Tẩy Giả: tôi không Phải là Đấng Kitô... nhưng kìa người đến ở giữa các ông". ngày thứ hai (Ga 1,29): chứng từ tích cực của Gioan Tẩy Giả đây là một đoạn Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay. Ngày thứ ba (Ga 1,35): theo sự chỉ dần của Gioan Tẩy Giả, bốn môn đệ của ông đi theo Đức Giêsu. Ngày thứ tư (Ga 1,43): ơn gọi của Philípphê. Và của Na-tha-na-en. Ngày thứ bảy (Ga 2,1): "Ba ngày sau những cảnh diễn ra ở bờ ông Giođan gần với Gioan Tẩy Giả, có tiệc cưới ở Cana miền Galilê và Mẹ Đức Giêsu cũng ở đó, và Đức Giêsu cũng được mời các môn đệ" "Dấu chỉ" đầu tiên!
Trong suốt tuần lễ khai mạc này, và chắc chắn không phải bởi sự ngẫu nhiên, Gioan tích lũy những "tước hiệu” thần học mà những Tin Mừng khác tiết lộ tuần tự sau này.
Qua lởi tựa, Gioan đã tức khắc kéo chúng ta lên đỉnh cao. Đức Giêsu là "Ngôi Lời đã trở thành người phàm" (Ga 1,1-2-14) "Ánh sáng của thế gian” (Ga 1,4-9) "Con Một của Thiên Chúa Cha mà không một ai đã thấy bao giờ” (Ga 1,14-18) "Chiên Thiên Chúa" (Ga 1,29-36) “Đấng có trước" (Ga 1,15-30) "Con của Thiên Chúa có Thần Khí từ trời xuống và ngự trên Người" (Ga 1, 32.33.34) “Thầy hay Rápbi” (Gioan 1,38-49) "Đấng Mêsia hay Kitô" (Ga 1,41) "Đức Giêsu Nagiarét con ông Giuse" (Ga 1,45) "Đấng mà Luật pháp vàcác Ngôn sứ đã nói" (Ga 1,45) "Con Thiên Chúa và Vua Israel" (Ga 1,49); và sau hết là Con Người (Ga 1,51). Bản văn rữc rỡ này, hoàn toàn đốt mọi giai đoạn mà các môn đệ phải từ từ khám phá ra căn tính của Đức Giêsu; nó báo cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể giữ mãi một cách đọc và lý giải nông cạn và có tính giai thoại.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con vượt qua những vẻ bề ngoài. Biết bao lần, chúng ta không biết nhìn những người sống với chúng ta, và khư khư với những sự đánh giá mặt ngoài.
Rất nhiều người vào thời Đức Giêsu. đã không hiểu Người là ai. Vậy chúng ta hãy lắng nghe những chứng từ của Gioan Tẩy Giả kèm theo một loại "phát xạ" bổ sung mà Gioan nhà thần học và là chứng nhân đã đưa vào bằng sự suy niệm lâu dài của ngài. Bởi vì lúc đó, Gioan Thánh sử cũng có mặt trên bờ sông Giođan ấy.
Ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”.
"Đây là" không chỉ là môt tiếng bình thường, một từ dùng để chỉ. Từ gốc Do Thái " in neh" hoặc "zeh" là một từ ngữ Kinh Thánh rất thường gặp để chỉ "một mặc khải", bắt người ta phải tin: Chúng ta không trông mong gì, nhưng rồi đây là "Này (Đây là) trinh nữ sẽ thụ thai" (Is 7,14). "Đây là Môsê, chúng ta không biết điều đã xảy đến với ông" (Xh 32,1). "Đây là người sẽ nắm quyền trên dân Ta" (1 Sm 9,17).
“Chiên Thiên Chúa" "Đấng xóa bỏ tội trần gian"
"Chiên"! "Tội"! Hai tiếng ấy không đi vào trong những phạm trù trí tuệ của con người hiện đại hậu công nghiệp. Những từ mà chúng ta lặp lại và ca hát nhiều lần ở mỗi thánh lễ. Tuy nhiên, đó là những từ "phát xạ" nếu như chúng ta biết nhận ra sự tỏa sáng của chúng. Những từ dùng để tuyên xưng đức tin của các cộng đoàn đầu tiên.
Những từ chứa đựng cả một nền thần học cả một quan điểm về lịch sử và về con người. Những từ mà người ta không thể chỉ lấy ý nghĩa ngây thơ của chúng: sự hiền lành, yếu đuối và âu yếm của con chiên nhỏ. Những từ ấy chỉ có thể hiểu được trong sự sâu sắc của Kinh Thánh, bằng việc chấp nhận nền văn hóa mà những từ ấy chuyển chở. Chúng ta hãy thử để cho mình được "chiếu xạ" bởi sức chứa nóng bỏng của chúng, nhưng vẫn luôn ở trong hiện tại.
Đối với các thính giả Do Thái, sự ám chỉ về "chiên” xuất hiện rõ ràng ở đền thờ Giêrusalem, mỗi ngày, người ta hiến sinh một con chiên để thanh tẩy tội lỗi của dân. Với máu của một con chiên vượt qua bị cắt cổ vào mùa xuân khi sự sống hồi sinh sau mùa đông, người ta bôi máu đó lên cửa nhà; để nhớ lại kỷ niệm bồn chồn của ngày giải phóng khỏi sự áp bức của Ai Cập (Xh 12). Theo sau Giêrêmi, các ngôn sứ đã so sánh Israel bị lưu đầy với chiên con vô tội để người ta đem đi sát tế mà không mở miệng nói một lời nào (Is 53,7; Gr 11,19). Các giáo trưởng đã giới thiệu Đấng Mêsia sẽ đến như một con cừu đực vinh quang, với cặp sừng mạnh mẽ, sẽ quật ngã những kẻ thù của Thiên Chúa. Phải chăng chúng ta không còn có những chuồng chiên dịu dàng. Chúng ta bị chìm ngập trong tính thời sự khắp nơi. Bạo lực, đàn áp đủ loại. Mọi thời đại và thời đại của chúng ta cũng thế, niềm hy vọng giải phóng luôn chỗi dậy: NGÀY HÔM NAY. Khoa học tiến bộ kỹ thuật, những cuộc đấu tranh xã hội và chính trị được đẩy tới mức huyền thoại hóa những lãnh tụ đấu tranh thành những người cứu độ. Than ôi! Những cuộc cách mạng, khi đã hoàn thành thường chỉ là đổi chỗ những bất công và những sự chuyên chế áp bức. Và con người vẫn còn mãi đói khát một sự giải phóng, một sự cứu độ triệt để.“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian". Cơ cấu áp bức bên ngoài chỉ là sự biểu hiện một sức mạnh khác ở nội tâm: cái xấu, ác ở bên trong; trong tôi, trong bạn, trong họ. Tôi ở đây là danh từ dùng ở số ít, không phải là chuyện nhỏ mà phải hiểu là toàn thể! Đức Giêsu sẽ gánh lấy, và làm biến mất toàn thể tội lỗi của thế gian trong một cuộc chiến đấu đẫm máu, Người sẽ đổ hết máu mình làm vật hiến tế trước những tay đao phủ. Đức Giêsu, Cứu Chúa của chúng ta! Đấng cất bỏ tội lỗi. Ơ đây Thánh Gioan dùng một từ ngữ Hy Lạp có nghĩa kép mà thánh sử thích dùng cả hai: “airein”, vừa có nghĩa “gánh vác, lãnh nhận” vừa có nghĩa “cất đi, lấy đi làm biến mất” Đức Giêsu không phát triển công cuộc giải phóng bằng cuộc chiến đấu bên ngoài theo kiểu “đội đặc công” trả đũa áp bức bằng bạo lực; nhưng bằng cách lãnh nhận trên chính người, bằng cách chịu đựng trong sự liên đới với mọi người bị áp bức của thế giới.Bạn hỡi! khi bạn hát đến những lời này trong thánh lễ, bạn hãy để cho những lời ấy làm bạn tỏa sáng, mà chớ dừng lại ở bề mặt các từ ngữ và cử chỉ. Đồng thời, nếu bạn làm một cử chỉ chúc bình an hãy nghĩ đến sự súc tích của cử chỉ ấy: Sự hòa giải chân thật, tình huynh đệ chân thật tình yêu thương chân thật với người đối diện. Mọi nỗ lực hiểu biết người khác không ở trong tầm tay của bạn, dù khi bạn luôn giơ tay mình ra. Đó là một ơn mà bạn phải nhận từ Thiên Chúa và mọi nỗ lực của bạn tuy cần thiết cũng không thể kiến tạo sự hiểu biết ấy. Bạn hãy mở bàn tay bạn ra. Bạn hãy nhận lấy Mình Chúa bi nộp vì bạn. Bạn hãy tiếp nhận Golgotha vào lòng bạn.Chính Người là Đấng mà tôi đã nói tới khi bảo rằng: "Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người. Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel. tôi đến để làm phép rửa trong nước".Về mặt lịch sử và con người, Gioan Tẩy Giả đã được thụ thai và sinh ra trước Đức Giêsu. Nhưng phải vượt qua những vẻ bề ngoài, những sự hiển nhiên duy lý. Đức Giêsu đến từ nơi khác. Nếu Người có thể “cứu chúng ta một cách triệt để, bởi vì Người hơn một con người. Lấy lại sự suy niệm của lời tựa, Gioan nói lại với chúng ta sự có trước của Ngôi Lời. "Nhờ Người, vạn vật được tạo thành", được Chúa Cha sinh ra từ thuở đời đời. Đức Giêsu thực hiện lại hành động Sáng Thế. Vũ trụ, bị tội lỗi làm hư hỏng, bị bao lực làm tổn thương, bị sự không có tình yêu làm cho nhiễm độc; sẽ được "tái tạo" toàn bộ, từ đầu đến cuối: Đó là “tuần lễ đầu tiên" của sự canh tân. "Tôi đã không biết Người" Gioan Tẩy Giả nói. Tuy nhiên đó là em họ của ông. Chúng ta không biết Đức Giêsu chừng nào chúng ta vẫn còn ở lại trên bình diện con người.Ông Gioan còn làm chứng: tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuồng và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần".Đàng sau vẻ bề ngoài tầm thường của con người Nagiarét, Cả một mầu nhiệm được che giấu. Người được xức dầu, thánh hiến, được thấm nhuần. Thần Khí của Thiên Chúa xuống trên Người và ở lại trong Người! Sự hiện diện không ai biết. được che giấu. Tôi đã không biết Người. "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng đón nhận" (Ga 1,5-10). Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng mình biết Đức Giêsu, thật ra chúng ta không bao giờ hết chấm phá ra Người. Chúng ta phải hoàn toàn nhỏ bé, nghèo khó, hoàn toàn mở ra cho sự mạc khải.Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.Một vài thủ bản cho bản văn mà các nhà chú giải thấy đúng hơn và bản dịch tiếng Việt theo bản văn đó: “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" thay vì "Con Thiên Chúa". Cách diễn tả này tương đương với "Người yêu dấu” "Con yêu dấu” "Con Một"; ám chỉ đến các bài thơ của Người Tôi Tớ mà chúng ta đọc hôm nay và Chúa nhật vừa qua trong bài đọc một (Is 42,1 - 49,5).Bạn hỡi, vào lúc mà con yêu dấu bắt tay thực hiện một sự sáng thế mới, giải thoát mọi người khỏi tội lỗi đã bắt sự sáng thế đầu tiên phải hàng phục, lúc ấy bạn sẽ để cho mình được tái tạo. Phải chăng bạn sẽ chấp nhận Đức Kitô tái tạo bạn. Bạn sẽ chấp nhận phép rửa và sự nhúng chìm mình trong Chúa Thánh Thần, bạn sẽ để mình đổi mới từ bên trong; bạn sẽ để mình được nhân bản hóa đến cùng trong sự "tham dự vào bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4). Ngày nay, hai thanh niên gặp nhau đó là Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu. Một thế giới mới bắt đầu; một thế giới của tình yêu thương.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX